Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Cơ sở lý luận về hợp đồng xuất khẩu và quản trị hợp đồng xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.09 KB, 84 trang )

Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
Lời mở đầu
Xuất nhập khẩu là một hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển
của một quốc gia cũng như từng doanh nghiệp. Hoạt động xuất nhập khẩu ở
Việt Nam đã xuất hiện từ lâu, song mỗi giai đoạn phát triển của đất nước
hoạt động này có những thay đổi khác nhau. Hoạt động xuất khẩu góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo vốn chủ yếu cho nhập
khẩu, phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá _ hiện đại hoá đất nước, mở
rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước. Do đó việc đẩy mạnh
xuất khẩu là điều hết sức cần thiết.
Hiện nay Việt Nam đang từng bước hội nhập với các nền kinh tế khu vực
và quốc tế, là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) thì hoạt
động kinh doanh xuất khẩu càng trở nên sôi động đa dạng và phức tạp. Điều
này đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo, có trình độ, năng lực
và nắm vững nghiệp vụ thương mại quốc tế thì mới đáp ứng được yêu cầu
của hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt hàng gốm sứ là một trong những mặt
hàng xuất khẩu, chiếm một vị trí khá quan trọng trong hoạt động kinh doanh
đối ngoại. Do đó đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng gốm sứ không chỉ
mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa trong việc quảng bá văn hoá và
hình ảnh của đất nước.
Với tầm quan trọng, tiềm năng của VN trong việc sản xuất và xuất khẩu
mặt hàng này, cùng với sự yêu thích của bản thân đối với đồ gốm sứ của đất
nước, vì vậy em đă quyết định xin đươc thực tập tại công ty. Măc dù trong
thời gian thực tập em đã nhân được sự góp ý, hướng dẫn nhiệt tình của các
anh chị nhân viên trong công ty cùng với sự góp ý bổ sung của thầy giáo
hướng dẫn. Tuy vậy, do kinh nghiệm tiếp xúc thưc tế, phương pháp thu thập
thông tin còn những hạn chế nhất định nên chắc chắn bài chuyên đề thực tập
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b


này sẽ mắc những sai sót nhất định, vì vậy em mong nhận được ý kiến đóng
góp, sự giúp đỡ của mọi người để em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
Chương I
Cơ sở lý luận về hợp đồng xuất khẩu và quản trị hợp đồng xuất khẩu
1.1 Hợp đồng xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại quốc tế
Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là hoạt động kinh doanh, buôn bán
trên phạm vi quốc tế. Về thực chất, xuất khẩu không chỉ là hành vi buôn
bán riêng lẻ mà còn là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong
thương mại quốc tế có mục đích khai thác lợi thế so sánh của các quốc
gia để mang lại lợi ích cho các quốc gia. Khi hoạt động trao đổi hàng hóa
giữa các quốc gia có lời thì mỗi quốc gia đều tích cực tham gia hoạt động
này.
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất và phân loại của hợp đồng
a, Khái niệm
 Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận gữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng.
 Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận của các đương sự
có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là
bên bán ( bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên
khác gọi là bên mua ( bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng
hóa. Bên mua có nhiệm vụ nhận hàng và trả tiền.
 Như vậy chủ thể của hợp đồng là bên bán ( bên xuất khẩu) và bên
mua ( bên nhập khẩu). Các bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác
nhau. Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa và dịch vụ (service). Bên bán
phải giao hàng cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán một đối

giá cân xứng với giá trị hàng hóa đã được giao.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b

b, Bản chất của hợp đồng
Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa
các bên kí kết hợp đồng. Điều cơ bản là hợp đồng thể hiện ý chí thực sự
thỏa thuận không được cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhầm
lẫn không thể chấp nhận được. Hợp đồng thương mại quốc tế giữ vị trí
quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc tế, có xác nhận những nội
dung giao nhận mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội
dung đó. Như vậy hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện các nghĩa vụ
của họ. Hợp đồng là cơ sở để đánh giá mức độ thực hiện các nghĩa vụ của
các bên và là cơ sở phát lí quan trọng để khứu nại khi bên đối tác không
thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trong
hợp đồng. Hợp đồng càng quy định chi tiết, rõ ràng và dể hiểu càng dể
thực hiện và ít xãy ra tranh chấp.
c, Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế có thể được phân loại như sau:
 Căn cứ theo thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại hợp đồng:
 Hợp đồng ngắn hạn: Thường được kí kết trong một tương
đối thời gian ngắn và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình
thì quan hệ pháp lí giữa các bên về hợp đồng đó kết thúc.
 Hợp đồng dài hạn : Có thời gian thực hiện tương đối dài
mà trong thời gian đó việc giao nhận hàng được thực hiện làm nhiều lần.
 Căn cứ theo nội dung quan hệ kinh doanh thì có hai loại hợp đồng:
 Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng cho thương
nhân nước ngoài, thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
sang cho thương nhân nước ngoài và và nhân tiền hàng.

GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
 Hợp đồng nhập khẩu: là hơpi đồng mua hàng của thương
nhân nước ngoài, thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
và thanh toán tiền hàng.
 Căn cứ vào hình thức của hình thức của hợp đồng:
 Hình thức văn bản: Ở Việt Nam hình thức văn bản của
hợp đồng là bắt buộc đối với các hợp đồng thương mại quốc tế. Chỉ có
các hợp đồng thương mại quốc tế có hình thức văn bảnmới có hiệu lực
pháp lý, mọi bổ sung và sửa đổi của hợp đồng thương mại quốc tế cũng
làm thành văn bản, thư từ và điện báo và telex cũng được coi là hình thức
của văn bản.
 Hình thức miệng: Công ước Viên 980 ( CISG) cho phép
thành viên sử dụng cả hình thức miệng và văn bản.
 Căn cứ theo cách hình thức thành lập hợp đồng bao gồm:
 Hợp đồng một văn bản: là hợp đồng trong
đó ghi rõ nội dung mua bán, các điều kiện giao dịch đã thỏa thuận và có
chữ kí của các bên.
 Hợp đồng gồm nhiều văn bản: đơn chào
hàng cố định của người bán và người chấp nhận của người mua; đơn đặt
hàng của người mua và chấp nhận của người bán; đơn chào hàng tự do
của người bán, chấp nhận của người mua và xác nhận của người bán; hỏi
giá của người mua, chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của
người mua.
1.1.1.2 Các loại hình xuất khẩu
a, Xuất khẩu trực tiếp
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b

Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ do chính
doanh nghiệp sản xuất ra hay mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới
khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình
Trong trường hợp doanh nghiệp không tự sản xuất ra sản phẩm
thì việc xuất khẩu gồm hai công đoạn:
 Kí hợp đồng nội: mua hàng và trả tiền hàng cho các đơn
vị sản xuất trong nước.
 Kí hợp đồng ngoại: giao hàng và thanh toán với bên
nước ngoài.
 Ưu điểm:
 Giảm được chi phí trung gian, lợi nhuận thu được tăng.
 Tiếp cận trực tiếp với thị trường, nắm bắt các thông tin về thị
trường nhanh nhạy nên có thể đưa ra các ứng xử linh hoạt đáp ứng nhu cầu
của thị trường.
 Củng cố mối quan hệ với bạn hàng, có cơ hội mở rộng thị
trường, nâng cao uy tín của mình.
 Nhược điểm: Phương thức xuất khẩu phức tạp có
tính rủi ro cao, đòi hỏi sự chủ động lớn hơn, có tiềm lực về tài chính, kinh
nghiệm, trình độ chuyênn môn cao, khả năng am hiểu thị trường, không hiệu
quả đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ lần đầu tiên tham gia thị trường.
b, Xuất khẩu uỷ thác
Là hoạt động xuất khẩu mà đơn vị kinh doanh ngoại thương
đóng vai trò trung gian xuất khẩu, làm thay cho đơn vị sản xuất( bên ủy
thác) có hàng những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hóa theo yêu cầu
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
của bên ủy thác và được hưởng phần trăm phí ủy thác( tiền hoa hồng) theo
giá trị xuất khẩu.
 Các bước của xuất khẩu ủy thác:

 Kí hợp đồng ủy thác với đơn vị trong nước.
 Kí hợp đồng xuất khuất khẩu giao hàng và thanh toán tiền
hàng với nước ngoài.
 Nhận phí ủy thác ủy thác từ đơn vị trong nước.
 Ưu điểm: Đây là phương thức xuất khẩu khá đơn giản bên cạnh
ủy thác không phải bỏ vốn kinh doanh, không phải chụi trách nhiệm cuối
cùng mà vẫn thu được lợi nhuận, giảm rủi ro trách nhiệm ít.
 Nhược điểm: Không đảm được tính tự chủ trong kinh doanh tìm
kiếm bạn hàng. Lợi nhuận không cao do chỉ được hưởng phần trăm là phí
hoa hồng.
1.1.1.3 Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế
Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế thường có hai phần chính:
Phần trình bày chung gồm:
 Số hiệu của hợp đồng( contract no…)
 Địa điểm và ngày tháng kí kết hợp đồng
 Tên địa chỉ, điện thoại, fax(nếu có) của các bên tham gia kí
kết hợp đồng.
 Các định nghĩa dùng trong hợp đồng( Genenal Definition).
 Cơ sở pháp lí để kí kết hợp đồng: đây có thể là hiệp định
chính phủ kí kết, nghị định thư, sự thỏa thuận của các bên…
 Các điều khoản của hợp đồng:
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
 Điều khoản tên hàng ( commodity): điều khoản này ghi rõ của
đối tượng cần giao dịch, cần phải dùng các phương pháp quy định chính xác
tên hàng trong hợp đồng. Trong trường hợp hàng hóa gồm nhiều mặt hàng
thi chia thành nhiều bảng liệt kê (bảng phụ lục) và phải ghi rõ trong hợp
đồng để phụ lục trở thành một bộ phận của điều khoản tên hàng. Ngoài ra
phải ghi đúng tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa, đôi khi còn ghi rõ

công dụng của hàng hóa.
 Điều khoản về chất lượng( Quality): điều khoản này quy định
chất lượng của hàng hóa giao nhận và là cơ sở để giao nhận chất lượng hàng
hóa, đặc biệt là khi có tranh chấp chất lượng thì điều khoản này là cơ sở để
kiểm tra, đánh giá và so sánh và giải quyết tranh chấp nên tùy từng hàng hóa
mà có phương pháp quy định chất lượng cho chính xác và phù hợp, tối ưu.
Nếu dùng tiêu chuẩn hóa , tài liệu kĩ thuật, hàng mẫu…để quy định chất
lượng thì phải được xác nhận và trở thành bộ phận không thể tách rời khỏi
hợp đồng.
 Điều khoản về số lượng ( quantity) điều khoản nói lên về mặt
lượng của hàng hóa được giao dịch. Nó bao gồm các vấn đề đơn vị tính số
lượng hoặc trọng lượng của hàng hóa, phương pháp quy định về số lượng và
phương pháp xác định trong lượng.
 Đơn vị tính số lượng: thực tế có rất nhiều hệ đo lường, do
vậy các bên nên quy đổi về một hệ đo lường chung.
 Phương pháp quy định số lượng: trong thương mại quốc
tế người ta có thể quy định số lượng bằng hai cách: qui định cụ
thể về số lượng hàng hóa giao dịch, qui định một cách phòng
chừng về số lượng hàng hóa giao dịch.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
 Phương pháp quy định trọng lượng: trong thương mại
quốc tế có rất nhiều hàng hóa được tính số lượng theo theo
trọng lượng. căn cứ theo tập quán buôn bán, thông thường để
xác định trọng lượng hàng hóa mua bán ngưới ta dùng các
phương pháp sau: trọng lượng cả bì( gross weight_ GW) trọng
lượng tịnh( net weight_ NW), trọng lượng thương mại, trọng
lương lí thuyết.
 Điều khoản bao bì, mã hiệu hàng hóa( Packing and Marking).

Điều khoản này gồm các vấn đề sau: phương pháp quy định chất lượng bao
bì, phương thức cung cấp bao bì, phương thức xác định giá cả bao bì và quy
định về kí mã hiệu.
 Chất lượng bao bì: phải phù hợp với phương tiện vận
chuyển, với đặc tính của hàng hóa, với quy định pháp luật của
một số nước liên quan và yêu cần của khách hàng…
 Phương pháp xác định giá cả bao bì hàng hóa: nếu bên
bán cung cấp bao bì và không thu laị thì hai bên phải thỏa thuận
việc xác định giá cả của bao bì.
 Quy định về kí mã hiệu: yêu cầu của mã hiệu là phải viết
bằng sơn hay mực không phai, không nhòe, dễ đọc dễ thấy.
 Phương thức cung cấp bao bì thường theo ba cách:
- Do bên bán cung ứng bao bì, bao bì cùng hàng hóa giao
cho bên mua. Đây là hình thức phổ biến nhất
- Bên bán cung ứng bao bì để đóng gói hàng hóa và sẽ thu
lại sau khi giao hàng.
- Do bên mua cung ứng bao bì hay vật liệu để đóng gói.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
 Điều khoản về giá cả (Price): trong hợp đồng thương mại quốc
tế điều khoản về giá cả bao gồm các nội dung như sau:
 Mức giá: giá cả trong hợp đồng thương mại quốc
tế là giá cả quốc tế. Để xác định chính xác mức giá cần phải
nắm chắc nguyên tắc xác định giá, xu thế thay đổi của giá cả
của thị trường thế giới, xem xét đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng
đến giá cả, hạch toán lỗ lãi, đồng thời định rõ điều kiện cơ sở
giao hàng liên quan đến giá cả.
 Đồng tiền tính giá: có thể là đồng tiền của người
bán, của nước mua hay là của một nước thứ ba. Trên thực tế

người ta dùng một số đồng tiền có khả năng chuyển đổi mạnh
như: Đôla Mỹ ( USD), đồng bảng Anh (GBP), đồng EURO…
 Phương pháp quy định giá: trong thương mại quốc
tế tùy theo từng trường hợp mà người ta áp dụng các phương
pháp quy định giá như sau: giá cố định, giá quy định sau, giá
tính linh hoạt và giá di động.
 Giảm giá ( chiết khấu): trong thương mại quốc tế,
giảm giá là phương pháp tăng cường cạnh tranh tiêu thụ trên thị
trường trên thế giới. tùy từng trường hợp mà có các loại giảm
giá sau:
- Giảm giá do trả tiền sớm.
- Phương thức trả tiền mặt: người mua trả bằng tiền mặt
cho người bán.
- Phương thức chuyển tiền: người mua yêu cầu ngân hàng
của mình chuyển một số tiền nhất định cho người bán ở
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do
người mua yêu cầu.
- Phương thức ghi sổ: là phương thức thanh toán trong đó
người bán mở một tài khoản( hay một quyển sổ) để ghi
nợ người mua. Sau khi người bán đã hoàn thành việc
giao hàng , đến thời hạn quy định người mau sẽ trả tiền
cho người bán .
- Phương thức tín dụng chứng từ( L/C): là sự thỏa thoận
bằng văn bản pháp lý mà một ngân hàng lập ra theo yêu
cầu của bên mua cam kết sẽ trã tiền cho bên bán hay bất
cứ người nào theo lệnh của bên bán, khi xuất trình đầy đủ
các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy

định trong một văn bản gọi là thư tín dụng( Letter of
Credit), viết tắt là L/C.
 Điều khoản về cơ sở giao hàng: là điều khoản không thể thiếu
của bất cứ một hợp đồng ngoại thương nào. Tùy từng điều kiện cơ sở giao
hàng được quy định trong hợp đồng mà nghĩa vụ của các bên trong quá trình
thực hiện hợp đồng là khác nhau. Incoterm 2000 đưa ra 13 điều kiện cơ sở
giao hàng mà chia được thành 4 nhóm: E,F,C,D trong đó:
 Nhóm E: gồm các điều kiện EXW( giao tại xưởng) người
bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua ngay tại
xưởng của mình.
 Nhóm F: gồm 3 điều kiện FCA ( giao cho người vận tải)
FAS( giao dọc mạn thuyền),FOB ( giao trên tàu)
 Nhóm C: bao gồm 4 điều kiện CFR( tiền hàng cộng tiền
cước),CIF( tiền hàng cộng tiền bảo hiểm và tiền
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
cước),CPT( cước trả tới đích),CPT( cước trả tới đích),
CIP( cước và bảo hiểm trả tới đích).
 Nhóm D: gồm 5 điều kiện DAF (giao hàng tại biên giới)
DES( giao tại tàu),DEF(giao tại cầu cảng), DDU(giao tại đích
chưa thuế),DDP(giao tại đích đã nộp thuế).
 Điều khoản giao hàng ( Shipment/ Delivery): quy định cụ thể
về thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông
báo giao hàng.
 Thời hạn giao hàng: là thời hạn mà người bán phải hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng. Nếu các bên không có giao dịch thỏa
thuận nào khác thì thì thời hạn này là lúc di chuyển rủi ro và tổn
thất về hàng hóa từ người bán sang người mua. Trong buôn bán
quốc tế có ba cánh qui định thời hạn giao hàng: thời hạn giao

hàng có định kì, không có định kì và giao hàng ngay.
 Địa điểm giao hàng: việc lựa chọn địa điểm giao hàng có ý
nghĩa liên quann chặt chẽ tới phương thức vận chuyển hàng hóa
và điều kiện cơ sở giao hàng.
 Phương thức giao hàng: có thể là giao nhận sơ bộ hay giao
nhận cuối cùng. Hay có thể là giao nhận về số lượng hàng hóa
hoặc giao nhận về chất lượng.
 Thông báo giao hàng: trước khi giao hàng thường có những
thông báo của người bán về việc hàng đã sản sàng để giao hay
đem ra cảng ( ga) để giao. Người mua thông báo cho người bán
những điều kiện cần thiết để gửi hàng hoặc về chi tiết tàu đến
nhận hàng. Sau khi giao hàng, người bán phải thông báo tình
hình hàng hóa giao và kết quả của việc giao đó.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
 Điều khoản về thanh toán( payment).gồm qui định đồng tiền
thanh toán, địa điểm thanh toán , bộ chứng từ làm căn cứ thanh toán . Đây là
điều khoản rất quan trọng được các bên rất quan tâm nếu lựa chon được các
điều kiện thanh toán thích hợp sẽ giảm được chi phí và rủi ro mỗi bên.
 Điều khoản về trường hợp bất khả kháng (force majeure): là
trường hơp nếu mà rủi ro xảy ra, bên đương sự được hoàn toàn hay chừng
mực nào đó được miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng.
Trong điều kiện này qui định: nguyên tắc xác định trường hợp miễn trách,
liệt kê các sự kiện được coi là trường hợp miễn trách và những sự kiện
không được coi là trường hợp miễn trách. Qui định trách nhiệm và quyền lợi
của mỗi bên khi mà xảy ra trường hợp miễn trách.
 Điều khoản khiếu nạu ( Claim): là việc một bên yêu cầu bên kia
giải quyết những tổn thất hay thiệt hại mà bên kia đã gây ra, hoặc về những
vi phạm điều đã cam kết giữa hai bên. Điều khoản khứu nại trong hợp đồng

qui định thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu nại, nghĩa vụ của các bên khiếu
nại.
 Điều khoản bảo hàng ( Warranty): là sự đảm bảo của người bán
về chất lượng hàng hóa trong một thời gian nhất định. Thời hạn này là thời
hạn bảo hành, nó được coi là thời gian dành cho người mua phát hiện những
khuyết tật của hàng hóa. Trong điều kiện bảo hành, người ta thường thỏa
thuận về phạt vi phạm bảo đảm của hàng hóa, thời hạn bảo hàng và trách
nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành.
 Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại (penalty): điều khoản
này qui định các trường hợp phạt hay bồi thường, các mức phạt hay bồi
thường, trị giá phạt hay bồi thường tùy theo từng hợp đồng có thể có riêng
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
điều khoản phạt và bồi thường hay được kết hợp với các điều khoản khác
như: giao hàng, thanh toán…
 Điều khoản trọng tài ( Arbitration): qui định các nội dung người
đứng ra phân xử, luật áp dụng, địa điểm tiến hành trọng tài cam kết chấp
hành tài quyết và phân định chi phí trọng tài.
Trên đây là những điều khoản chủ yếu và cơ bản nhất của hợp đồng.
Tuy nhiên trong thực tế tùy vào hợp đồng cụ thể có thể thêm một số điều
khoản khác như: điều khoản bảo hiểm, điều khoản vận tải, điều khoản cấm
chuyển bán và các điều khoản khác…
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế đất nước
Trong nền kinh tế nước ta vai trò của xuất khẩu thể hiện ở
những khía cạnh như sau:
 Xuất khẩu tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ sở vật
chất kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa- hiện đại hóa.

 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sang nền
kinh tế hướng ngoại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công
nghiệp hóa, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, một
sự tất yếu đối với nước ta.
 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại của nước ta.
 Xuất khẩu khắc phục sự mất cân đối trong nền kinh tế, đảm bảo
phát triển một cách cân đối và ổn định. Xuất khẩu tao nguồn vốn chủ yếu
cho nhập khẩu- phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
 Xuất khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập
khẩu và hàng hóa xuất khẩu, qua đó tạo ra động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp, các nhà sản xuất Việt Nam không ngừng vươn lên hoàn thiện
mình và cũng góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Xuất khẩu
phát huy tính năng động, tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp địa
phương.
1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp
 Xuất khẩu tao ra doanh thu và lợi nhuận đảm bảo quá trình tái
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại thương.
 Xuất khẩu hàng hóa tạo cơ hội liên doanh liên kết đối với nước
ngoài nhằm thu hút vốn, công nghệ và trình độ quản lí.
1.1.2.3 Đối với người tiêu dùng
 Xuất khẩu tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm
và nâng cao đời sống nhân dân.
1.1.3 Luật điều chỉnh hợp đồng xuất khẩu
Luật pháp là cơ sở và là yếu tố đầu tiên, đảm bảo cho các bên trong hợp
đồng có được môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi. Không một đối
tác nào không kí hợp đồng kinh tế, đặc biệt là hợp đồng ngoại thương lại

không chú ý đến yếu tố này. Một hợp đồng kí kết dưới bất cứ một dạng nào,
các bên có thỏa thuận một cách kỹ lưỡng các điều khoản chi tiết đến như thế
nào, cũng không thể dự kiến được các vấn đề, những tình huống phát sinh có
thể xảy ra. Luật điều chỉnh hợp đồng ngoại thương là một vấn đề các bên
quan tâm, bởi nó bảo vệ lợi ích của tất cả các bên liên quan trong hợp đồng,
là cơ sở pháp lý đầu tiên để giải quyết tranh chấp khi xảy ra.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
Do có yếu tố nước ngoài, luật điều chỉnh hợp đồng xuất khẩu cũng phức
tạp hơn, so với hợp đồng buôn bán trong nước. Luật điều chỉnh hợp đồng
xuất khẩu có thể là điều ước quốc tế , luật quốc gia hay tập quán thương mại
quốc tế.
1.1.3.1 Điều ước quốc tế
Đối với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí, thừa nhận thì chúng
có giá trị bắt buộc với hợp đồng xuất khẩu có liên quan. Từ đó, bên nào có
thể dẫn chiếu hay không, thì các điều ước về ngoại thương vẫn đương nhiên
được áp dụng.
Những điều ước quốc tế về ngoại thương mà Việt Nam không kí, chưa
kí hay không thừa nhận, thì không có giá trị bắt buộc với chủ thể Việt Nam
trong hợp đồng xuất khẩu. chúng chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp
đồng xuất khẩu, nếu các bên thỏa thuận dẫn chiếu tới chúng.
1.1.3.2 Luật quốc gia
Luật quốc gia, trở thành luật điều chỉnh hợp đồng xuất khẩu thì nó
được các chủ thể thỏa thuận chọn, khi luật quốc tế không quy định hoặc quy
định không rõ ràng, cụ thể, không đề cập các quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Luật quốc gia, của một nước sẽ
được chọn để áp dụng cho hợp đồng xuất khẩu khi:
 Các bên đã thỏa thuận áp dụng luật quốc gia trong hợp đồng.
 Các bên đã thỏa thuận, lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau

khi hợp đồng xuất khẩu đã được kí kết. Trường hợp này, thường được sử
dụng khi hợp đồng kí kết trước đó không có điều khoản luật áp dụng. Mặc
dù tranh chấp xảy ra, nhưng các bên vẫn có thể đàm phán với nhau để lựa
chọn luật nào đó để giải quyết.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
 Khi luật đã được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan
mà nước ta đã tham gia kí kết hoặc thừa nhận có quy định về điều khoản luật
áp dụng cho các hợp đồng xuất nhập khẩu thì các điều khoản đương nhiên
được áp dụng.
Trên thực tế lựa chọn nước nào phụ thuộc vào quá trình đàm phán, vị
thế của người đàm phán và đặc biệt là sự hiểu biết của mỗi bên về luật pháp
của nước mình và nước bạn.
1.1.3.3 Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế, là thói quen phổ biến được nhiều nước
áp dụng và công nhận.
Tập quán thương mại quốc tế sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp
đồng xuất khẩu khi:
 Chính hợp đồng có quy định.
 Các điều ước quốc tế liên quan quy định.
 Luật quốc gia đó các bên thỏa thuận lựa chọn không hoặc có
nhưng không đầy đủ, không điều chỉnh hết các vấn đề trong hợp đồng.
Do tập quán thương mại quốc tế có nhiều loại nên cần phải ghi rõ
tên khi sử dụng để tránh nhầm lẫn. Mọi vấn đề khác có liên quan đến quyền
hạn và nghĩa vụ cũng như tránh nhiệm của các bên sẽ được thỏa thuận trong
hợp đồng.
1.2 Quy trình tổ chức quản trị hợp đồng xuất khẩu
1.2.1 Nội dung của quản trị hợp đồng xuất khẩu
Quản trị hợp đồng xuất khẩu là quá trình nhà quản trị thường xuyên xem

xét, phân tích, tổ chức, lập kế hoạch và kiểm tra quá trình thực hiện một hợp
đồng xuất khẩu trước và sau khi kí kết. Đồng thời cũng tổng kết và đánh giá
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
để rút ra được kinh nghiệm để thực hiện hợp đồng tiếp theo thu được lợi ích
cao hơn cho công ty.
Xét một cách tổng quát thì quản trị hợp đồng xuất khẩu củng gồm 5 nội
dung của một nhà quản trị: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, điều
hành, chỉ huy và kiểm soát.
1.2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
1.2.2.1 Xin giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là tiền đề quan trọng về pháp lí, giúp cho các nhà
kinh doanh có thể thông quan hàng hóa xuất khẩu. Mỗi giấy phép, chỉ cấp
cho một chủ hàng xuất khẩu một số mặt hàng với một số nước nhất định.
Để được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp phải có
giấy phép kinh doanh xuất khẩu do bộ thương mại cấp. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc
phạm vi ngành hàng đã dăng kí trong giấy phép đăng kí kinh doanh khi
thành lập doanh nghiệp. Trừ một số mặt hàng quan trọng do nhà nước quản
lí được quy định trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có ban hành kèm
theo nghị định 12 của chính phụ về quản lí các mặt hàng được phép xuất
khẩu.
1.2.2.2 Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị theo đúng tên hàng, số lượng
phù hợp với chất lượng, bao bì, kí mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời
gian quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế. Như vậy, quá trình chuẩn
bị hàng xuất khẩu bao gồm các công việc sau:
 Tập trung hàng xuất khẩu: tập trung thành lô hàng đủ về số lượng
và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí. Đây là một hoạt động rất quan

trọng, của các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. Nguồn hàng xuất
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
khẩu, là nơi đã và có khả năng cung cấp các hàng hóa đủ điều kiện cho xuất
khẩu. Nguồn hàng xuất khẩu,là nơi đã có khả năng cung cấp các hàng hóa
đủ điều kiện cho xuất khẩu.
 Bao gói hàng hóa: trong thương mại quốc tế , không ít hàng hóa để
trần hay để rời nhưng đại bộ phận hàng hóa yêu cầu phải được đóng gói bao
bì trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy tổ chức đóng gói bao bì,
kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hóa. Khi lựa chọn
bao bì đóng gói cần căn cứ các cơ sở sau:
Căn cứ vào hợp đồng đã kí kết: đây là căn cứ quan trọng nhất,
để người xuất khẩu thực hiện đúng được hơp đồng, tránh được các tranh
chấp có thể xãy ra. Trong hợp đồng có thể quy định: loại bao bì, hình dáng
bao bì, kích thước bao bì, vật liệu làm bao bì…
Căn cứ vào loại hàng hóa cần đóng gói: khi lựa chọn bao bì
cần xem xét các tính chất, lí hóa, hình dạng, màu sắc, trạng thái của hàng
hóa, mức độ tác động của môi trường và các điều kiện khác làm ảnh hưởng
đến chất lượng của hàng hóa.
Căn cứ các điều kiện vận tải: như loại phương tiện vận tải và
chất lượng của phương tiện vận tải, thời gian vận tải, khả năng chuyển tải
dọc đường, điiều kiện bốc dỡ, sự chung đụng với hàng hóa khác trong quá
trình vận tải, điều kiện bảo quản hàng hóa trong quá trình chuyển tải, hoặc ở
ga, cảng…
 Đóng gói hàng hóa có thể áp dụng hai hình thức: đóng gói hở và
đóng gói kín. Đóng gói kín thường được áp dụng cho đa số trường hợp. Khi
đóng gói hàng hóa, yêu cầu phải đảm bảo đúng kĩ thuật. Hàng hóa phải xếp
gọn gàng trong bao bì, khi cần chèn lót, sử dụng tối đa khoảng không gian
bao bì, đảm bảo thuận lợi và tối ưu trong bốc xếp vận chuyển và bảo quản.

GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
 Kẻ mã hiệu
Ký mã hiệu ( Marking) là những kí hiệu bằng chữ, bằng số hoặc
bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm cung cấp các thông
tin cần thiết cho quá trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng
hóa. Kẻ kí mã hiệu là khâu cần thiết và là khâu cuối cùng trong quá trình
chuẩn bị hàng xuất khẩu. Mục đích của kẻ kí mã hiệu là đảm bảo thuận lợi
cho phương pháp giao nhận, hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bốc dỡ, vận
chuyển và bảo quản hàng hóa.
Kẻ lí mã hiệu trên bao bì ngoài cho hàng hóa xuất khẩu phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
 Nội dung thông tin của kí mã hiệu phải đáp ứng được mục đích
đề ra.
 Kí mã hiệu phải đơn giản và nhất quán về mọi chi tiết chủ yếu,
cố gắng sử dụng tối đa các kí hiệu đã được tiêu chuẩn hóa quốc
tế để mọi người dễ đọc, dễ hiểu.
 Phải kẻ kí mã hiệu ở vị trí dễ phát hiện và nhận ngay ra từ xa.
Phải dùng vật liệu và kĩ thuật kẻ kí mã hiệu đảm bảo được chất
lượng của các kí mã hiệu, nhưng không làm ảnh hưởng đến chất
lượng của hàng hóa.
1.2.2.3 Kiểm tra hàng xuất khẩu
Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa
về chất lượng, số lượng, trọng lượng bao bì…(tức là kiểm nghiệm). Nếu
hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật thì phải kiểm tra thêm khả năng lây
lan bệnh ( tức là kiểm dịch động vật, thực vật ),nếu là hàng thực phẩm thì
phải kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công

KDQT46b
Việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu thực hiện ở hai cấp:
 Cấp cơ sở: việc kiểm tra ở cơ sở giữ vai trò quan trọng quyết định
và có tác dụng triệt để nhất. Thường kiểm tra về chất lượng, số lượng và
trọng lượng…
 Ở các cửa khẩu: việc kiểm tra hàng ở cửa khẩu có tác dụng thẩm
tra lại kết quả cơ sở.
Trong nhiều trường hợp theo quy định của nhà nước hoặc theo yêu cầu
của người mua ( đã được quy định trong hợp đòng ) việc giám định hàng hóa
đòi hỏi phải được tiến hành bởi các tổ chức giám định độc lập như:
Vinacontrol, foodcontrol, Adil International Surveryors Co… thậm chí việc
giám định hàng xuất khẩu có thể được thực hiện bởi cơ quan giám định nước
ngoài.
1.2.2.4 Thuê phương tiện vận tải
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế việ thuê phương
tiện vận tải phải dựa vào các căn cứ sau:
 Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng thương mại
quốc tế. Nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là điều kiện CFR, CIF,
CPT, CIP, DES, DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê
phương tiện vận tải.Còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS,
FOB thì người nhập khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải.
 Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa: để tối ưu
hóa tải trọng phương tiện từ đó tối ưu hóa được chi phí đồng thời phải căn
cứ vào đặ điểm của hàng hóa để lựa chọn phượng tiện để đảm bảo an toàn
cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
 Căn cứ vào điều kiện vận tải: đó là hàng rời hay hàng đóng trong
container, là hàng hóa thông dụng hay hàng hóa đặc biệt. Vận chuyển trên
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b

tuyến đường bình thường hay đặc biệt, vận tải một chiều hay vận tải hai
chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở liên tục…
 Ngoài ra phải căn cứ vào các điều kiện khác trong hợp đồng
thương mại quốc tế như: quy định mức tải trọng tối đa của phương tiện, mức
bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ… Và một yếu tố quan trọng cần phải tính là đặc
điểm, nhược điểm của từng phương thức vận tải.
1.2.2.5 Mua bảo hiểm
Trong knh doannh thương mại quốc tế hàng hóa thường phải chuyển đi
xa, trong những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng,
mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy những người
kinh doanh thương mại quốc tế thường mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm
bớt các rủi ro có thể xẩy ra. Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa thì phải chọn
điều kiện bảo hiểm nào cho thích hợp, do đó khi mua bảo hiểm cho hàng hóa
cần dựa vào các căn cứ sau:
 Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng thương mại
quốc tế.
 Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: khối lượng của hàng hóa, giá trị
của hàng hóa và các đặc điểm của hàng hóa vận chuyển là các căn cứ quan
trọng.
 Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: loại phương tiện vận chuyển,
chất lượng của phương tiện, loại bao bì bốc dỡ…
Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa doanh nghiệp cần tiến hành
theo các bước:
 Xác định nhu cầu bảo hiểm: doanh nghiệp phải phân tích để xác
định nhu cầu bảo hiểm cho hàng hóa gồm gía trị bảo hiểm và điều kiện bảo.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
 Xác định loại hình bảo hiểm: các doanh nghiệp thường sử dụng
hai loại hình bảo hiểm chính: hợp đồng bảo hiểm chuyến ( là hợp đồng bảo

hiểm kí kết, cho từng chuyến hàng chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm
khác, được ghi trong hợp đồng bảo hiểm); và hợp đồng bảo hiểm bao( là hợp
đồng bảo hiểm cho một khối lượng hàng hóa vận chuyển trong nhiều chuyến
kế tiếp nhau thường thời hạn là một năm, còn từng chuyến hàng khi giao
hàng xuống tàu doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ gửi đến công ty bảo hiểm
một thông báo bằng văn bản).
 Lựa chọn công ty bảo hiểm: thường doanh nghiệp xuất nhập
khẩu lựa chọn các công ty bảo hiểm có uy tín và có quan hệ thường xuyên,
tỷ lệ phí bảo hiểm thấp, và thuận tiện trong quá trình giao dịch. Trong thực
tiễn kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam thường mua bảo hiểm tại Bảo
Việt hay là các công ty bảo hiểm hiện đang có mặt tại Việt Nam để tiện bồi
thường nếu có tổn thất.
 Đàm phán kí kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm,
nhận bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm.
1.2.2.6 Làm thủ tục hải quan
Quy định hàng hóa trước khi vượt qua biên giới quốc gia cần phải làm
thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan gồm 3 bước:
 Khai báo hải quan:
Đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trong thời hạn
30 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện chậm nhất 8h
trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai hải quan do
Tông cục Hải Quan quy định. Có hai hình thức khai hải quan là người khai
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
hải quan trực tiếp đến cơ quan hải quan để thực hiện khai hải quan, hoặc sử
dụng hình thức khai điện tử. Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai
hải quan, cùng với các chứng từ tạo thành hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan

bao gồm:
 Tờ khai hải quan.
 Hóa đơn thương mại.
 Hợp đồng mua bán hàng hóa.
 Các chứng từ khác đối với từng mặt hàng theo quy
định của pháp luật phải nộp hay xuất trình cho cơ
quan hải quan.
Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở
hải quan. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nộp một số chứng
từ chop đến trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa của hải quan.
 Xuất trình hàng hóa:
Xuất trình hàng hóa là đưa hàng hóa đến địa điểm quy định để kiểm
tra hàng hoá thực tế. kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập có 3 hình thức:
Miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của
chủ hàng có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan với các
trường hợp mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, hàng
nông sản, hải sản xuất khẩu…
Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng xuất khẩu,
nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu và gia công
xuất khẩu, hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng nhất…
Kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng
đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi
phạm pháp luật hải quan.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên đề thực tập Nguyễn bá Công
KDQT46b
Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải tạo mọi điều kiện để
cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa thực tế. trong quá trình kiểm tra thực tế
hàng hóa, nếu doanh nghiệp không nhất trí với các kết luận của cơ quan hải
quan, thì có thể yêu cầu trưng cầu giám định và dựa vào kết quả giám định

để xác định đúng mã số và chất lượng hàng hóa.
 Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan:
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có
quyết định sau:
Cho hàng qua biên giơí.
Cho hàng qua biên giới có điều kiện nhưng phải sữa chữa khắc
phục lại, phải nộp thuế xuất nhập khẩu.
Không được phép xuất nhập khẩu.
Trách nhiệm của chủ hàng là nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định
trên.
1.2.2.7 Giao hàng xuất khẩu
Trong kinh doanh thương mại quốc tế có nhiều phương thức vận tải. mỗi
phương thức vận tải có quy trình nhận hàng hóa khác nhau.
 Giao hàng với tàu biển: doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành các
bước sau:
 Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng kê khai hàng hóa
chuyên chở ( cargo list) cho người vận tải để đổi lấy cơ sở xếp
hàng( cargo plan).
 Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm những kế hoạch giao
hàng.
 Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyể hàng hóa vào cảng.
GVHD:TS.Mai Thế Cường ĐH. Kinh Tế Quốc Dân

×