Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÁO CÁO CHUYẾN CÔNG TÁC HỌC TẬP TẠI MALAYSIA PHỐI HỢP GIỮA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VÀ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.8 KB, 20 trang )

BÁO CÁO
CHUYẾN CÔNG TÁC HỌC TẬP TẠI MALAYSIA
PHỐI HỢP GIỮA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VÀ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Malaysia, ngày 18-22, tháng 9 năm 2012
I. GIỚI THIỆU
VVOB Việt Nam hợp tác cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT) và Hội
liên hiệp phụ nữ (Hội LHPN) từ 5 tỉnh chương trình cùng thực hiện mục tiêu chung là
“Các Sở GD&ĐT và Hội LHPN các tỉnh hỗ trợ dạy và học tích cực ở cấp tỉnh,
cấp huyện và cấp trường”. Để đạt được mục tiêu này chương trình hướng tới việc bồi
dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý và nhóm nòng cốt của Sở GD&ĐT và Hội LHPN.
VVOB Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc góp phần bồi dưỡng năng lực cho các
đối tác về quản lý giáo dục, phương pháp giảng dạy và sự tham gia của cộng đồng để
các đối tác có thể dẫn dắt và hỗ trợ quá trình thay đổi theo hướng dạy và học tích cực.
Trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, VVOB đã áp dụng một số cách
tiếp cận như tiếp cận từng bước (nhóm nòng cốt cần đạt được những kết quả cụ thể
trước khi đi bước tiếp), sử dụng nhóm nòng cốt để thực hiện tập huấn nhân rộng, phát
triển kế hoạch đổi mới giáo dục, phát triển các câu lạc bộ giáo dục và đời sống, v.v.
Công tác học tập tại nước ngoài là một cách tiếp cận với những điểm mạnh nhất định
như giúp "đưa đến sự đổi mới trong cách thực hiện, làm cho người tham gia dễ tiếp thu
những ý tưởng mới, tạo ra mối quan hệ tốt hơn giữa VVOB và các đối tác, mở rộng
mạng lưới, v.v" (Biên bản Hội thảo hiểu biết chung về phương pháp tiếp cận phát
triển năng lực - VVOB Việt Nam, ngày 06 tháng 5 năm 2011).
Hợp phần Quản lý giáo dục (Kết quả 1) và Hợp phần Sự tham gia cộng đồng
(Kết quả 3) VVOB Việt Nam đã tổ chức chuyến công tác học tập tại Malaysia vào tháng
9 năm 2012 cho cán bộ quản lý và nhóm nòng cốt của Sở GD&ĐT và Hội HLPN đến
thăm một số tổ chức giáo dục và cộng đồng tại đất nước này.
II. MỤC TIÊU CHUYẾN THAM QUAN HỌC TẬP
1. Thành viên từ các Sở GD&ĐT
– Tìm hiểu về các mô hình về Trường học thông minh nói chung, dạy và học
tích cực nói riêng, đặc biệt chú trọng vào phương pháp đánh giá kết quả học
tập của học sinh tại các trường học khác nhau ở Malaysia;


– Tìm hiểu mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng;
– Thăm quan những mô hình điển hình liên quan đến các nội dung trong
chương trình giáo dục VVOB Việt Nam trong bối cảnh một nước Châu Á
phát triển hơn Việt Nam;
– Tăng cường mối hợp tác giữa Sở GD&ĐT và Hội phụ nữ ở 5 tỉnh để thúc đẩy
phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” (THTT-HSTC).
Report_Joint Study to Malaysia _Education sector and WU
1
2. Các thành viên của Hội LHPN
– Tìm hiểu sâu về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình;
– Trao đổi kinh nghiệm liên quan đến sự tham gia cộng đồng trong giáo dục tại
nước Châu Á phát triển hơn Việt Nam;
– Học hỏi về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên;
– Tuyên truyền về bình đẳng giới trong giáo dục;
– Trao đổi kinh nghiệm về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người có
HIV/AIDS;
– Tăng cường sự phối hợp giữa Sở GD&ĐT và Hội LHPN ở 5 tỉnh để thúc đẩy
phong trào THTT-HSTC.
III. THÀNH PHẦN THAM DỰ, CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁCH TỔ CHỨC
1. Thành phần tham gia
a. Từ các Sở GD&ĐT.
Từ Sở GD&ĐT, có 10 người tham gia:
– 5 giáo viên giành giải đặc biệt trong cuộc thi Biên soạn giáo án ứng dụng
Công nghệ thông tin trong dạy và học tích cực năm 2011;
– 5 thành viên nhóm nòng cốt từ 5 Sở GD&ĐT, được lựa chọn dựa trên các
tiêu chí sau đây:
 Có động lực, năng động, có những đóng góp tích cực vào các hoạt
động của VVOB;
 Tham gia vào chủ đề Hiệu trưởng với việc đổi mới đánh giá kết quả
học tập của học sinh và sự tham gia của cộng đồng;

 Nhiệt tình và có khả năng chia sẻ/ phổ biến các bài học kinh nghiệm
với đồng nghiệp;
b. Từ Hội LHPN
Từ Hội phụ nữ các tỉnh có 10 thành viên tham gia, gồm phó chủ tịch và đơn vị
chương trình cấp tỉnh (PPU) các thành viên được lựa chọn dựa trên tiêu chí:
 Có động lực và năng động;
 Là thành viên tích cực của nhóm nòng cốt cấp tỉnh;
 Luôn sẵn sàng và có khả năng chia sẻ / phổ biến các bài học kinh
nghiệm với đồng nghiệp ;
Ngoài ra còn có 01 đại diện từ Cục nhà giáo và quản lý cán bộ và 01 đại diện từ
Hội LHPN Việt Nam và ba cán bộ VVOB (điều phối viên Hợp phần QLGD, điều phối
viên và cán bộ Hợp phần Tăng cường sự tham gia của cộng đồng).
Tổng số thành viên chuyến công tác học tập là 25 người (Danh sách người tham
gia xem Phụ lục 1).
2. Chương trình
Chuyến công tác học tập diễn ra từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 9 năm 2012, đến
thăm các tổ chức giáo dục khác nhau ở Malaysia, cụ thể:
Report_Joint Study to Malaysia _Education sector and WU
2
– Vụ Quản lý trường học (Bộ Giáo dục Malaysia);
– Vụ Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp và Nghệ thuật (Bộ Giáo dục
Malaysia);
– Trường trung học Putrajaya Presint 9 (2) (một trường trung học ở đô thị);
– Trường trung học Tiram Jaya (một trường trung học ở nông thôn);
– Trường trung học Sains Selangor (một trường nội trú ở đô thị)
Chi tiết chương trình xem Phụ lục 2.
3. Công tác chuẩn bị
Chuyến công tác học tập được chuẩn bị cẩn thận theo các bước trong đề xuất.
Trước khi khởi hành, một cuộc họp ngắn được tổ chức để những người tham gia nghe
giới thiệu và nhận tài liệu gồm có:

1. Tổng quan về chuyến tham quan học tập với tất cả các thông tin cần thiết
như: mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và các hoạt động sau đó, v.v;
2. Chi tiết chương trình;
3. Nội quy của chuyến tham quan học tập;
4. Những điều cần biết khi đến Malaysia;
5. Tổng quan về Malaysia và hệ thống giáo dục;
6. Danh sách người tham gia và chi tiết liên lạc;
7. Phiếu suy ngẫm cho mỗi ngày;
8. Phiếu suy ngẫm cho toàn bộ chuyến công tác học tập;
Malaysia là một đất nước Hồi giáo, vì thế vào trường học tham quan không phải
là việc dễ dàng. Do đó, đối tác của VVOB Việt Nam tại Malaysia đã tốn khá nhiều thời
gian chuẩn bị cho chuyến công tác học tập. Quá trình chuẩn bị đã có một số khó khăn
trong việc thỏa thuận, ký hợp đồng và chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ theo yêu cầu của
VVOB Việt Nam. Tuy nhiên, mọi việc đã được giải quyết và toàn đoàn có thể lên
đường theo kế hoạch.
4. Cách tổ chức
Chuyến công tác học tập được tổ chức theo hợp tác với Rexpo Central
SDN.BHD (RC) - một công ty tổ chức sự kiện, tư vấn, tiếp thị và truyền thông, nhằm
hỗ trợ các tổ chức giáo dục Malaysia có thể tiếp cận đến toàn cầu và mở rộng ra tầm
quốc tế, tìm kiếm các cơ hội hợp tác. Công ty RC đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ
chức những chuyến thăm quan tương tự. RC cũng đã hợp tác với một số cơ quan Việt
Nam trong việc tổ chức các chuyến công tác học tập tương tự.
Report_Joint Study to Malaysia _Education sector and WU
3
Chuyến công tác học tập được tổ
chức tốt. Mặc dù quá trình chuẩn bị khá
vất vả do Malaysia là một cộng đồng
khá khép kín, RC đã cố gắng tổ chức
chuyến công tác học tập một cách tốt
nhất. Việc lựa chọn các tổ chức giáo

dục đến tham quan đáp ứng các yêu cầu
của VVOB, tuy nhiên các hộ gia đình
mà đoàn Hội LHPN đến thăm nên được
lựa chọn kỹ càng hơn. Dù vậy, các
thành viên từ Hội LHPN đã cố gắng để
có được câu trả lời cho những câu hỏi
mà họ quan tâm. Nhìn chung, đoàn đại
biểu VVOB Việt Nam được chào đón
nồng nhiệt và nhận được nhiều thông
tin cần thiết.
Ảnh: Cuộc họp trước khi khởi hành
IV. QUÁ TRÌNH THAM QUAN HỌC TẬP VÀ KẾT QUẢ
1. Quá trình công tác học tập
Trong buổi sáng ngày đầu tiên, cả đoàn đến thăm Bộ Giáo dục Malaysia. Tại
đây, đoàn đã gặp gỡ với đại diện của Vụ Quản lý trường học và Vụ quản lý hoạt động
ngoài giờ lên lớp và Nghệ thuật. Bài trình bày của Vụ Quản lý trường học cung cấp rất
nhiều thông tin về hệ thống giáo dục của Malaysia nói chung và đánh giá kết quả học
tập của học sinh nói riêng. Các thành viên rất quan tâm đến những điểm mới trong cách
đánh giá học sinh của hệ thống giáo dục Malaysia. Tiếp theo đó, bài trình bày của Vụ
quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp và Nghệ thuật đã giúp đoàn hiểu cách giáo dục kỹ
năng sống với sự tham gia vô cùng quan trọng của cộng đồng.
Buổi chiều, toàn đoàn đến thăm trường trung học SMK Putrajaya Presint 9 (2),
một trường trung học lớn ở thành phố. Đoàn đã gặp hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên và
đại diện Hội cha mẹ học sinh. Bài trình bày cũng như phần hỏi-đáp một lần nữa nhấn
mạnh việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và sự tham gia của cộng đồng. Vấn đề
bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cũng đã được đề cập. Tại trường SMK Putrajaya
Presint 9 (2), đoàn dự giờ một tiết khoa học để hiểu rõ hơn việc dạy và học trong bối
cảnh cụ thể của Malaysia. Chuyến tham quan tại trường đã để lại những ấn tượng hết
sức tốt đẹp, truyền cảm hứng cho các cán bộ quản lý giáo dục với những ý tưởng về
quản lý trường học khi áp dụng cho Việt Nam cũng như giúp thành viên LHPN tăng

cường hỗ trợ, hợp tác với ngành giáo dục.
Report_Joint Study to Malaysia _Education sector and WU
4
Chuyến thăm trường trung học Tiram Jay và trường Sains Selangor giúp đoàn
cán bộ Việt Nam có cơ hội hiểu sâu hơn những chủ đề được đề cập ở trên trong những
bối cảnh khác nhau. Cả hai trường này đều là trường trung học, tuy nhiên, trường Tiram
Jay là một trường ở nông thôn, còn Sains Selangor là trường nội trú ở thành phố. Tại
mỗi trường, đoàn được nghe bài giới thiệu ngắn về nhà trường, tham dự phần hỏi-đáp,
dự giờ và tham quan trường học. Tại Tiram Jay, đoàn chia làm 2 nhóm nhỏ. Các thành
viên Hội LHPN đi thăm các hộ gia đình, phỏng vấn thành viên Hội cha me học sinh
trong khi đoàn cán bộ giáo dục dành nhiều thời gian ở trường hơn. Tại hai trường này,
đoàn đã được tìm hiểu sâu hơn dạy và học tích cực, quản lý trường học cũng như như sự
tham gia của cộng đồng.
Cuối mỗi ngày, đoàn dành thời gian suy ngẫm về các hoạt động trong ngày, chia
sẻ cảm xúc, kinh nghiệm và thảo luận về các hoạt động sắp tới. Mỗi thành viên tự ghi
chép lại suy ngẫm hàng ngày của mình.
Buổi họp tổng kết được tổ chức vào buổi chiều của ngày cuối cùng, tổng kết các
hoạt động của chuyến công tác học tập, suy ngẫm của mỗi cá nhân. Đồng thời, từng tỉnh
làm việc nhóm, đưa ra bài học kinh nghiệm và áp dụng tại địa phương về các vấn đề học
được trong chuyến công tác học tập. Kết quả buổi làm việc nhóm sau đây sẽ được chia
sẻ trong hội thảo nhân rộng, hội thảo tập huấn nhóm nòng cốt, các cuộc họp, v.v.
Ảnh: Buổi họp tổng kết
2. Những điểm tìm hiểu được
Do hạn chế về thời gian, một số vấn đề không thể được đề cập ở mức độ chi tiết
như mong muốn. Tuy nhiên, đoàn đã học được rất nhiều từ chuyến công tác học tập.
a. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Từ năm 2012, Malaysia chuyển sang áp dụng cách thức mới trong đánh giá kết
quả học tập của học sinh. Phương pháp này sẽ dẫn đến việc loại bỏ dần các kỳ thi vào
các năm cuối cấp ở bậc trung học cơ sở. Phương pháp mới này có rất nhiều điểm tương
Report_Joint Study to Malaysia _Education sector and WU

5
đồng với việc đánh giá học sinh dựa trên năng lực, cách tiếp cận mà Bộ GD&ĐT Việt
Nam đang hướng đến và hiện đang thí điểm thực hiện ở một số trường. Được giới thiệu
và quan sát thực tế cách thức thực hiện ở những trường học cụ thể, thành viên đoàn
công tác học tập từ các Sở GD&ĐT thực sự có thể học tập và áp dụng nhiều điều trong
thực tế quản lý trường học của mình.
b. Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên
Nhìn chung, việc bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở Malaysia
tương tự như ở Việt Nam, với các khóa đào tạo được tổ chức hàng năm ở các cấp độ
khác nhau, về cả chủ đề quản lý giáo dục và các chủ đề khác cho giáo viên. Ở cấp
trường, các trường học thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về những chủ đề khác
nhau cho giáo viên, cán bộ trong trường.
c. Sự tham gia của cộng đồng
Hội cha mẹ học sinh tại Malaysia điều phối mối liên kết chặt chẽ giữa gia đình,
nhà trường và cộng đồng. Ban quản lý Hội bao gồm cả cha mẹ học sinh và giáo viên
trong trường.
Phạm vi và chức năng của Hội cha mẹ học sinh được quy định trong Quy chế
Giáo dục năm 1998 chỉnh sửa từ Luật Giáo Dục năm 1996.
Mục đích của Hội cha mẹ học sinh là thúc đẩy giáo dục học sinh ở trường bằng
cách cung cấp và hỗ trợ về cơ sở vật chất cho trường học và tạo điều kiện thông tin liên
lạc giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. Để thực hiện mục đích này Hội cha mẹ học
sinh có thể:
– Tạo điều kiện thắt chặt liên lạc giữa cha mẹ, hiệu trưởng và giáo viên của
trường vì lợi ích của học sinh, tăng cường xã hội hoá giáo dục;
– Huy động nguồn lực và tham gia vào các hoạt động (bao gồm cả các sự kiện
cộng đồng) hỗ trợ các trường học và thúc đẩy lợi ích của học sinh;
– Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh thông qua các sự kiện tại cộng đồng và
chương trình ngoại khóa.
d. Kỹ năng sống
Giáo dục đặc biệt ở Malaysia mang đến cơ hội học tập cho học sinh có nhu cầu

đặc biệt như những người suy giảm thị giác, người khiếm thính, trẻ em khuyết tật nói
chung. Để đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt của từng cá nhân, Vụ Giáo dục đặc biệt
thuộc Bộ Giáo dục đã mang đến các cơ hội học tập thông qua Chương trình Giáo dục
đặc biệt tích hợp trong các trường học thông thường. Thông qua các chương trình được
liệt kê ở trên, học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt được học ở:
– Trường giáo dục đặc biệt (Tiểu học và Trung học) hoặc Tiểu học và Trung
thông thường;
– Trường khuyết tật
Trường học ở Malaysia có những bài học về phòng-chống lạm dụng ma túy và
lây nhiễm HIV/AIDS. Giáo viên trung học được đào tạo để dạy học sinh về vấn đề phát
triển cá nhân và cộng đồng. "Kỹ năng sống" cũng được giới thiệu vào các trường học
Report_Joint Study to Malaysia _Education sector and WU
6
trên toàn quốc theo dự án của UNICEF và Bộ Giáo dục. Với sự hỗ trợ của UNICEF, Bộ
Giáo dục đang tiến hành các bước để giới thiệu chương trình giáo dục kỹ năng sống về
HIV/AIDS vào hệ thống trường học ở Malaysia.
Ảnh: Thăm lớp học nấu ăn dành cho học sinh cần sự trợ giúp đặc biệt
e. Bình đẳng giới
Những cuộc thảo luận với cộng đồng về giới tính và tôn giáo đã chỉ ra rằng có sự
bình đẳng giữa hai giới nhưng mỗi giới có vai trò khác nhau, tức là người đàn ông có
trách nhiệm là trụ cột gia đình và người phụ nữ chịu trách nhiệm về các vấn đề trong gia
đình. Quan niệm này hiện vẫn rất phổ biến ở nông thôn.
Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vẫn còn hạn chế, chỉ là chăm sóc con cái
và việc nhà bởi họ coi đó là thiên chức của phụ nữ. Đàn ông có thể chia sẻ với phụ nữ
việc nhà và dạy dỗ con, trên thực tế cũng có một số người làm việc đó.
Việc rập khuôn vai trò của mỗi giới tạo ra những thông điệp mâu thuẫn với kinh
nghiệm cuộc sống hàng ngày. Nguy hiểm hơn là khi sách giáo khoa/ sách bài tập/ sách
tham khảo củng cố vai trò của mỗi giới theo kiểu rập khuôn (cha: nhà lãnh đạo, trụ cột
gia đình, người quyết định; mẹ: bà nội trợ, nuôi con), gia đình, giáo viên, bạn bè càng
khẳng định quan niệm như vậy thì những bé gái cũng sẽ nhầm lẫn tin rằng sự bất bình

đẳng đó là đương nhiên và chính đáng, và các bé trai tin rằng họ là ưu việt hơn. Điều
này vẫn tiếp tục phổ biến do đặc trưng tôn giáo và văn hoá dân tộc.
Chính phủ Malaysia đang cố gắng thúc đẩy bình đẳng giới và giảm bạo lực giới.
Malaysia đã tham gia diễn đàn về Bình đẳng giới tại Bắc Kinh cũng như phê chuẩn
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) vào năm
1995. Tuy vậy vẫn còn những hạn chế.
Tất cả những nỗ lực này đều quan trọng, nhưng mới chỉ dừng lại ở bề nổi ngoài
xã hội. Ở bối cảnh gia đình, những gì chính phủ cam kết đã loại bỏ (như thiên vị giới, sự
thống trị của nam giới, sự lệ thuộc của phụ nữ), vẫn tồn tại và lớn mạnh.
3. Bài học kinh nghiệm
Report_Joint Study to Malaysia _Education sector and WU
7

×