Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số vấn đề về vai trò, mục đích, ý nghĩa của thuế môi trường và bình luận về Dự thảo Luật Thuế môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.17 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………...…………………1
I. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của Thuế môi trường……………..2
1. Thu thuế môi trường là để thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước……………………………………………...…2
2. Thuế môi trường là công cụ kinh tế trong quản lý môi trường…2
3. Thuế môi trường làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng theo
hướng có lợi cho môi trường……………………………...…3
4. Thuế môi trường giúp thúc đẩy nhà sản xuất phải đổi mới công
nghệ……………………………………………………………..…4
II. Bình luận về Dự thảo Luật Thuế môi trường…………………..4
1. Bố cục và nội dung chính của Dự thảo Luật Thuế môi trường...4
1.1. Bố cục của Dự thảo Luật……………………………….…….4
1.2.Nội dung chính của Dự thảo Luật…………………………….4
2. Những ưu điểm và hạn chế của Dự thảo Luật Thuế môi trường.6
2.1. Ưu điểm của Dự thảo Luật……………………………………6
2.2.Nhược điểm của Dự thảo Luật……………………………...…7
Kết luận……………………………………………………………9
Danh sách tài liệu tham khảo………………………………….…10
1
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh
con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của
con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người. Môi
trường có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người. Ô nhiễm môi
trường tác động xấu đến đời sống vật chất tinh thần của con người và cản trở
sự phát triển kinh tế.
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế và đô thị
hoá, mức độ ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng tăng. Trong quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và duy trì tăng trưởng bền vững, việc
giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ


đối với nước ta mà đã trở thành vấn đề toàn cầu.
Do xuất phát điểm từ nền kinh tế thấp chúng ta đã chú trọng nhiều
hơn đến tăng trưởng kinh tế, chưa có điều kiện để đầu tư cải tạo môi trường.
Vì vậy, ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng đã đến mức báo động.
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để bảo vệ môi trường như:
Miễn giảm thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với
môi trường; tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ môi trường;
thực hiện các Chương trình quốc gia và quốc tế về bảo vệ môi trường, bố trí
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thoả đáng để xử lý vấn đề môi trường. Bên
cạnh những chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường thì Nhà nước cũng
có các chính sách để hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường như:
Xử phạt các vi phạm về ô nhiễm môi trường; thu phí bảo vệ môi trường (phí
xăng dầu, phí vệ sinh, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn...). Tuy đã có nhiều chính sách nhằm bảo vệ
môi trường nhưng vẫn chưa làm giảm đáng kể mức độ ô nhiễm môi trường.
Do đó, Nhà nước cần có thêm những công cụ hữu hiệu hơn, trong đó, có
thuế môi trường.
Chính vì vậy, trong bài tập lớn học kỳ của môn Luật Môi trường này,
em đã quyết định chọn đề bài: “Một số vấn đề về vai trò, mục đích, ý nghĩa
của thuế môi trường và bình luận về Dự thảo Luật Thuế môi trường”.
2
I. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của thuế môi trường .
1. Thu thuế môi trường là để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước.
Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, Chiến
lược Quốc gia về Bảo vệ môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 về phê duyệt chương
trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, với mục tiêu tổng quát: Xây
dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hoá công tác

quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm
bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội
nhập kinh tế quốc tế.
Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “Tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu
dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp Thuế môi trường”.
Như vậy, Luật thuế môi trường khi được ban hành cùng các Luật thuế khác
như: Luật Quản lý thuế, Luật thuế giá trị giá tăng, Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp... sẽ đảm bảo mục tiêu: Xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp
với các quy định của Hiến pháp, tính thống nhất và đồng bộ với các văn bản
pháp luật khác có liên quan.
Chính sách thuế đồng bộ sẽ tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công
bằng. Áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành
phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư ổn định, thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước cho quá trình phát triển kinh tế đất nước.
2. Thuế môi trường là công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
Hiện nay ở nước ta chưa có một sắc thuế riêng về bảo vệ môi trường
để thu vào hàng hoá khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường, tuy Chính phủ đã
ban hành và thực thi nhiều biện pháp tài chính nhằm khuyến khích nhà đầu
tư tham gia trực tiếp các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết
kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên và huy động một phần đóng góp
3
của đối tượng xả thải vào việc khôi phục môi trường. Các biện pháp này
được thực hiện thông qua một số loại thuế như Thuế Đất, Thuế Sử dụng đất
nông nghiệp, Thuế Tài nguyên, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Thu nhập
doanh nghiệp và các khoản phí, lệ phí thu đối với các hoạt động liên quan tới
môi trường như: phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khai thác khoáng
sản, chất thải rắn.

Tuy nhiên, các chính sách thuế, phí hiện hành cũng có những hạn chế.
Chẳng hạn, trong chính sách thuế hiện hành, mục tiêu bảo vệ môi trường
không phải là mục tiêu chính, vì vậy chưa tác động trực tiếp đến hành vi tiêu
dùng và hoạt động sản xuất các sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường.
Vì thế, việc nghiên cứu và ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường là rất cần
thiết, phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại của Việt Nam và xu
hướng phát triển kinh tế của thế giới.
Trong Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường, Uỷ
ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, việc ban hành Luật
Thuế bảo vệ môi trường là cần thiết, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ,
ổn định điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường;
bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững; đồng thời
đáp ứng việc thực hiện cam kết quốc tế, phù hợp với xu thế phát triển của
thế giới. Mà về bản chất thuế bảo vệ môi trường được xem là công cụ kinh
tế trong quản lý môi trường, thực hiện theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm
phải trả tiền” (The Polluter Pays Principle).
3. Thuế môi trường làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng theo
hướng có lợi cho môi trường.
Thuế môi trường làm tăng giá sản phẩm, hàng hoá. Từ đó, có thể sử
dụng thuế để kích thích và điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bảo
vệ môi trường. Đối với cả người tiêu dùng (muốn mua với giá thấp hơn) và
nhà sản xuất (bán được nhiều sản phẩm hơn, lợi nhuận cao hơn) thì thuế môi
trường sẽ có nhiều tác dụng khuyến khích, điều chỉnh định hướng sản xuất
và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường hơn.Với mục đích như
vậy sẽ góp phần tiết kiệm cá nhân, tiết kiệm xã hội, giảm ô nhiễm và suy
thoái môi trường, giảm chi phí xử lý ô nhiễm.
4
4. Thuế môi trường giúp thúc đẩy nhà sản xuất phải đổi mới công nghệ.
Nếu đánh thuế môi trường mà giá nhiên liệu tăng thì điều này sẽ thúc
đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới nhằm đáp ứng nhu

cầu ngày càng tăng của con người. Điều đó có thể dẫn tới việc ra đời của các
công nghệ, chu trình và sản phẩm mới.
Rõ ràng thuế môi trường có thể giúp chuyển dịch nền kinh tế theo
hướng sử dụng có hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực bằng
việc tăng giá sản phẩm tự nhiên. Thuế môi trường có tác động làm thay đổi
cả quy mô và cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt, khi các dấu hiệu về
giá được dự báo dần dần vượt qua mức giá dự kiến trong kế hoạch dài hạn
của nền công nghiệp.
II. Bình luận về Dự thảo Luật Thuế môi trường .
1. Bố cục và nội dung chính của Dự thảo Luật Thuế môi trường.
1.1. Bố cục của Dự thảo Luật .
Dự thảo Luật thuế môi trường gồm 5 Chương, 16 Điều, cụ thể:
- Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 6).Chương
này xác định phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu thuế, đối tượng không
thuộc diện chịu thuế, người nộp thuế môi trường.
- Chương II: Căn cứ tính thuế (từ Điều 7 đến Điều 9). Chương này
quy định các căn cứ tính thuế, xác định số thuế, Biểu khung thuế môi
trường.
- Chương III: Kê khai, tính, nộp thuế môi trường (Điều 10 và Điều
11). Chương này thời điểm tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế.
- Chương IV: Hoàn thuế, giảm thuế (Điều 12 và Điều 13).
- Chương V: Điều khoản thi hành (Điều 14, Điều 15 và Điều 16).
1.2. Nội dung chính của Dự thảo Luật .
Phần này em sẽ chỉ trình bày những nội dung chính, quan trọng nhất
trong Dự thảo Luật.
Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 6).
1. Đối tượng chịu thuế:
Dự kiến các hàng hoá sau đây thuộc diện chịu thuế môi trường:
+ Xăng dầu (Xăng, nhiên liệu bay, diesel, dầu hoả, dầu mazut).
5

×