Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo của phòng GD-ĐT Cẩm Xuyên để
nâng cao chất lượng dạy và học cấp THCS
(Phòng GD&ĐT Cẩm Xuyên)
I. Thực trạng chất lượng dạy và học cấp THCS
1. Chất lượng giảng dạy của giáo viên:
- Nhiều tiết dạy của giáo viên (GV) phụ thuộc hoàn toàn sách giáo khoa một
cách rập khuôn máy móc, cứng nhắc từ mục bài đến hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập,
hệ thống ví dụ đến cách diễn đạt
- Hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS (HS) thiếu lô gích, vụn vặt, trùng lặp hoặc quá
ôm đồm, khó hiểu. Câu hỏi chỉ dừng lại ở câu hỏi phát hiện, tái hiện hầu như rất ít hoặc
không có câu hỏi sáng tạo nêu vấn đề, lật ngược vấn đề tạo tình huống để khơi dậy tư
duy của HS. Thậm chí có một số GV đặt câu hỏi quá buồn cười. (VD: dạy bài thơ
"Viếng lăng Bác" Ngữ văn 9, có 1 GV CX khi phân tích câu thơ:
"Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim."
đặt câu hỏi: "Không chỉ đau nhói ở trong tim, nhà thơ Viễn Phương còn đau ở nơi nào
nữa không?" Hoặc khi dạy bài "Dầu mỏ và khí thiên nhiên" - Hóa 9, có GV hỏi HS:
"Em nào thử cho cô biết lương công nhân dầu khí trung bình một tháng bao nhiêu?")
; có GV quá thiếu cẩn thận, ghi không đầy đủ đề mục bài dạy đã trở thành giai thoại
(mục bài được ghi lên bảng: Những ngôi sao xa - Ngữ văn9. HS ngồi dưới lớp nhắc
"Cô ơi "xôi", cô nghiêm mặt nhắc: "các em chỉ biết đến tâm hồn ăn uống, lúc nào cũng
xôi với thịt”. Sau đó mới phát hiện mình viết thiếu mất chữ "xôi" trong tác phẩm
"Những ngôi sao xa xôi”.
- Nhiều tiết dạy không xác định được kiến thức trọng tâm. Bài dạy thiếu sự đào
sâu, mở rộng, liên hệ với kiến thức khác, không liên hệ thực tế, chỉ dừng lại ở việc cung
cấp kiến thức cơ bản SGK Ngoài môn giảng dạy chính, các hiểu biết về các môn khác,
các lĩnh vực cũng như kiến thức về cuộc sống còn quá bó hẹp nên GV không vận dụng,
tích hợp tốt vào bài dạy vv Đặc biệt nhiều tiết dạy sai kiến thức trầm trọng; có
những cách dẫn dắt vào bài đầy quá là hài hước (GV toán dạy thực tập bài tam giác -
Toán 6 đã hùng hồn vào bài: "Các em đã từng biết đến các ban nhạc có chữ tam như
ban nhạc Tam ca áo trắng, ban nhạc tam ca 3 A Và hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các
em một chữ tam trong lĩnh vực toán học đó là bài tam giác." Khi các GV khác góp ý thì
GV đó vẫn khẳng định: "Đó mới là cách dẫn dắt theo PP mới để khơi dậy hứng thú học
tập của HS").
- Phần bài tập, luyện tập thiếu sáng tạo, thiếu sự vận dụng thích hợp.
1
- Chưa chú trọng việc rèn luyện kĩ năng làm bài cho HS Công tác chấm chữa
bài kiểm tra HS chưa chu đáo do sai kiến thức hoặc do thiếu trách nhiệm (vụ việc đáng
buồn về bài văn: "Canh gà Thọ Xương" ở trường THCS Lômônôxôp Hà Nội vừa rồi là
một minh chứng) Hoặc lời phê của giáo viên thiếu thân thiện, thiếu vị tha (VD:“Có tiền
mua kẹo mà không có tiền mua thước à?”) thiếu sự động viên, khích lệ học trò làm cho
HS nản chí “Làm bài như thế thì chắc chắn cuối năm em sẽ ở lại lớp.” hoặc qua quýt
nhận xét không tương ứng với điểm (“Bài tạm được” nhưng cho 8 điểm )
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin thiếu hiệu quả, rườm rà, cồng kềnh, chưa
xác định đúng vai trò của máy chiếu. Ghi bảng thiếu chắt lọc, không đọng lại được kiến
thức cơ bản của một tiết học
- Phương pháp mới vận dụng thiếu linh hoạt như: còn nói nhiều, áp đặt theo cách
hiểu của GV; học nhóm hình thức thiếu hiệu quả; chưa quan tâm hết các đối tượng HS,
đặc biệt là HS yếu kém
- GV chưa biết cách hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ kênh hình, bản đồ,
bảng số liệu (các môn Lịch sử, Địa lý, Sinh học ) chưa theo hướng quy nạp.
- Các tiết dạy thực hành (Hóa, Sinh, Lý, Công nghệ) còn lúng túng.
- Dạy ôn tập, phụ đạo, bồi dưỡng buổi chiều còn bê nguyên tên bài dạy chính
khóa, thiếu sự khái quát, xâu chuỗi kiến thức, không dạy theo chuyên đề, chủ đề, có khi
dạy những kiến thức thiếu trọng tâm
2. Chất lượng HS:
- Chất lượng HS đại trà đáng báo động, tỷ lệ HS yếu kém cao:
+ HS bị hổng kiến thức trầm trọng. Nhiều em lớp 6 nhưng đọc, viết chưa thành
thạo. Việc nắm bắt kiến thức còn mù mờ. Thậm chí nhiều em hiểu một cách sai lệch,
méo mó về các kiến thức (VD: HS lớp 9 không thuộc bảng cửu chương; không biết làm
phép cộng trừ phân số mà lấy mẫu cộng với mẫu, tử cộng với tử; không giải được
phương trình đơn giản như x - 1 = 5). Thậm chí nhiều em hiểu một cách sai lệch, méo
mó về các kiến thức (VD: đề Ngữ văn "Tưởng tượng đóng vai con trai lão Hạc trong
truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao bộc lộ tâm trạng của mình khi trở về quê
sau bao năm biệt xứ." Có HS viết: " Trước đây vì nghèo không đủ tiền cưới vợ tôi phải
bỏ đi biệt xứ. Thế rồi sau mấy năm đi làm ăn xa, tôi kiếm được nhiều tiền về quê và
nhanh chóng tìm được người yêu mới. Thế là chỉ mấy tháng sau, trong cô ấy đã có mầm
sống của tôi cựa quậy.")
+ Kiến thức, sự hiểu biết của HS về cuộc sống còn hạn chế. Đặc biệt kĩ năng
sống đang là vấn đề còn đáng lo ngại hiện nay vv
+ Kĩ năng làm bài nhiều em còn quá yếu
+ Chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều
2
+ Chất lượng học sinh giỏi (HSG) thiếu ổn định, không đồng đều giữa các
trường; thiếu vắng các HS xuất sắc toàn diện vv
II. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy và học cấp THCS thấp:
1. Về phía giáo viên:
- Những năm gần đây chất lượng đầu vào thấp, ngày càng vắng bóng HSG thi
vào sư phạm khi GD-ĐT chưa thực sự là "quốc sách hàng đầu". Nhiều GV do năng lực
hạn chế nên dù cố gắng, nhiệt tình cũng không tiến triển, chỉ xem SGV như một thứ cẩm
nang, cứu cánh.
- Một bộ phận GV đặc biệt GV trẻ thiếu đam mê, tâm huyết, không chịu tự học,
tự bồi dưỡng, không học hỏi đồng nghiệp để phấn đấu vươn lên Trước một tiết dạy
thiếu trăn trở, tìm tòi, mày mò. Thậm chí, từ khi có phong trào ứng dụng CNTT, nhiều
GV copy nguyên bài soạn của đồng nghiệp, bài trên mạng.
- Đời sống của GV nhìn chung còn nhiều khó khăn do đồng lương eo hẹp;
nhiều GV dạy quá xa nhà, hoàn cảnh khó khăn: con nhỏ, bản thân hoặc người thân đau
ốm, hoạn nạn nên không có thời gian, điều kiện để toàn tâm toàn ý cho chuyên môn.
- Các hoạt động chuyên môn ở nhà trường trong đó có hoạt động tổ chuyên môn
còn mờ nhạt, nặng hình thức hành chính; thiếu vắng giáo viên giỏi (GVG) thực sự làm
nòng cốt , không có tác dụng tư vấn, giúp đỡ GV.
- Ngoài ra sự bất cập, quá tải về chương trình giảng dạy, sách giáo khoa (SGK);
những thay đổi liên tục thiếu ổn định của các quy chế chuyên môn do Bộ GDĐT ban
hành đã gây khó khăn, xáo trộn.
- GD chưa có những giải pháp xử lý đối với những GV không đủ điều kiện lên
lớp do năng lực yếu.
- Quy mô lớp manh mún, GV dạy chéo môn, ảnh hưởng chất lượng; việc sáp
nhập một số trường THCS cũng ảnh hưởng đến tâm lý của đội ngũ.
- Riêng đối với Cẩm Xuyên, GV phân bố không cân đối giữa các vùng miền:
các trường phía Nam, do tỷ lệ GV sống trên địa bàn quá ít (20% - 40%) nên đội ngũ
thường xuyên bị xáo trộn.
2. Về phía HS:
- HS vùng sâu vùng xa, hoặc nhiều em hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không
có điều kiện đầu tư cho học tập.
- Nhiều gia đình thiếu sự quan tâm của phụ huynh do bố mẹ theo buôn bán, làm
ăn xa, đi làm thuê ở nước ngoài phó thác con cho người thân, nhà trường nên việc học
hành của con quá chểnh mảng
3
- Tình trạng phụ huynh ép buộc, nhồi nhét cho con em học thêm quá tải, làm
căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, chán nản, loạn kiến thức, lúng túng về cách học, biến HS
thành những cỗ máy. Nghỉ ngơi, thư giãn thành thứ xa xỉ đối với một bộ phận HS.
- Tính thực dụng của phụ huynh đầu tư không đồng đều, thậm chí quá lệch lạc
giữa các môn.
- Việc bùng nổ khoa học công nghệ, thông tin như máy tính, mạng Interrnet; các
tệ nạn xã hội đã làm cho một bộ phận không ít HS sa đà vào các trò chơi vô bổ, từ đó
lơ là học tập
- Sự đầu tư cho con em về công tác bồi dưỡng HSG của phụ huynh không còn
quyết liệt như trước đây.
3.Về phía phòng GD-ĐT:
- Lực lượng chuyên viên mỏng, công việc quá tải, ôm đồm. Đặc biệt việc hành
chính như hội họp, báo cáo, thống kê số liệu chiếm quá nhiều thời gian, không có điều
kiện đầu tư chuyên môn.
- Kinh phí đầu tư cho các hoạt động chuyên môn của ngành còn khó khăn do
ngân sách giáo dục eo hẹp.
- Các văn bản chỉ đạo liên quan đến quy chế chuyên môn thay đổi thường xuyên
III. Các giải pháp nâng chất lượng dạy và học cấpTHCS
1. Chỉ đạo các trường THCS thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn:
- Quán triệt đầy đủ, kịp thời quy chế nền nếp chuyên môn, các văn bản quy
định: Chương trình, sổ đầu bài, lịch báo giảng, sổ điểm, quy chế xếp loại HS, học bạ
(trên cơ sở chương trình của Sở GD-ĐT ban hành năm học 2009-2010 và hướng dẫn
giảm tải của Bộ GD, năm qua, phòng GD-ĐT và Ban nghiệp vụ Cẩm Xuyên đã soạn
chương trình giảm tải để thống nhất thực hiện trong toàn huyện )
- Kiểm tra chặt chẽ, tư vấn kịp thời việc bố trí phân công chuyên môn phù hợp
năng lực, trình độ của GV… Đặc biệt đi sâu kiểm tra chỉ đạo các trường sắp xếp thời
khoá biểu phù hợp xem đây cũng là một giải pháp nâng chất lượng dạy học. Tránh tình
trạng phân bố các môn không đều trong tuần, có buổi quá nhiều môn chủ công, có buổi
toàn các môn nhạc, hoạ, công nghệ…ảnh hưởng chất lượng HS; hoặc phân bố số tiết
không đều trong tuần đối với 1 GV, nhiều buổi 1 tiết, 2 tiết trong khi đó có buổi 5 tiết
ảnh hưởng đến chất lượng dạy của GV; hoặc trong 1 tổ bố trí GV nghỉ quá nhiều người
ở một buổi, gây khó khăn trong việc bố trí dạy thay nếu có việc đột xuất.) vv
- Đi sâu kiểm tra chỉ đạo các trường sắp xếp thời khoá biểu phù hợp xem đây
cũng là một giải pháp nâng chất lượng dạy học vv
2. Chỉ đạo đổi mới công tác quản lý của BGH, hoạt động tổ chuyên môn, phát
huy tốt vai trò của Ban nghiệp vụ:
4
a. Công tác quản lý của BGH:
- Phòng chú trọng kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn cụ
thể, chi tiết, có tính khả thi của BGH.
- Kiểm tra việc bố trí đội ngũ, ưu tiên các mảng chủ công; đánh giá xếp loại chặt
chẽ theo hiệu quả công tác, chất lượng giảng dạy.
- Chỉ đạo CBQL đẩy mạnh công tác kiểm tra, tăng cường dự giờ giáo viên để tư
vấn nghiệp vụ sư phạm cho họ.
- Đặc biệt, phòng chỉ đạo Hiệu trưởng đầu tư mạnh các hoạt động chuyên môn
về thời gian, kinh phí như: làm chuyên đề chuyên sâu, chi trả bồi dưỡng HSG, dạy ôn
tập, phụ đạo
- Quản lý, theo dõi chặt chẽ ý thức, kết quả quả học tập của HS, phối hợp với
phụ huynh để phụ huynh vào cuộc cùng nhà trường tìm giải pháp nâng chất lượng.
- Có chế độ khen thưởng, động viên khích lệ GV, HS kịp thời vv
b. Hoạt động tổ chuyên môn:
- Sinh hoạt tránh hình thức hành chính, hội họp mà đi sâu vào chuyên môn.
- Nghiên cứu làm chuyên đề chuyên sâu cấp trường, cấp cụm, xuất phát từ thực
tiễn giảng dạy, từ yêu cầu nâng cao kiến thức, giúp GV đổi mới phương pháp giảng dạy
và HS đổi mới cách học. Triển khai dạy thể nghiệm theo các chuyên đề phòng GD-ĐT
đã tổ chức để rút kinh nghiệm, đánh giá tính hiệu quả, tính thực tiễn của chuyên đề.
- Đổi mới thao giảng theo chuyên đề: về những khúc mắc trong quá trình giảng
dạy để cả tổ cùng nhau tháo gỡ. (VD: môn toán có thể thao giảng theo chuyên đề: "Dạy
tiết luyện tập"; "Dạy tiết ôn tập chương"…; Môn Ngữ văn: "Cách dạy tiết ôn tập tác
phẩm văn học"; "Dạy tiết Tiếng Việt", "Cách dạy tác phẩm truyện, đoạn trích"…).
Phòng chỉ đạo các tổ CM đánh giá xếp loại giờ dạy chặt chẽ, tránh dĩ hoà vi quý.
- Có thể cho GV trong tổ làm các đề thi HSG, GVG để cọ xát
- Các GV trong tổ lên chương trình dạy ôn tập, phụ đạo, bồi dưỡng cho HS dưới
sự kiểm duyệt, tư vấn góp ý của tổ chuyên môn, nhà trường và của phòng GD-ĐT để
giúp GV định hướng cần dạy những kiến thức nào, rèn luyện kĩ năng làm bài ra sao cho
phù hợp với đối tượng HS.
- Chỉ đạo các tổ CM theo dõi, xét thi đua các thành viên trong tổ gắn với chất
lượng HS như KSCL đầu năm, cuối kì, cuối năm; chất lượng HSG tỉnh, giỏi huyện…
xem đây là thước đo chất lượng giảng dạy đối với GV.
- Chú trọng kiểm tra việc chấm chữa bài kiểm tra HS của GV, xem đây cũng là
một giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng HS.
c. Phát huy tốt vai trò của Ban nghiệp vụ:
5
- Xác định tầm quan trọng của Ban nghiệp vụ trong các hoạt động chuyên môn,
hàng năm phòng kiện toàn Ban nghiệp vụ (BNV); tổ chức Hội nghị để đánh giá hoạt
động của Ban trong năm qua và triển khai nhiệm vụ trong năm học mới.
- Phòng đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đ/c chuyên viên với các đ/c BNV
trong việc ra đề thi, chấm thi GVG, HSG, làm chuyên đề chuyên sâu, thống nhất chương
trình, thanh tra, kiểm tra
- Có sự ưu tiên đối với các đ/c trong ban nghiệp vụ như: miễn thi KSCL, thi GVG
cấp cơ sở, hỗ trợ kinh phí
3. Đẩy mạnh việc triển khai các chuyên đề chuyên sâu:
a. Chuyên đề cấp phòng:
Ngoài các chuyên đề chung do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT triển khai, ngay từ năm
học 2005-2006, sau khi xong một vòng thay SGK từ lớp 6 đến lớp 9, phòng GD&ĐT CX
đã triển khai nhiều chuyên đề chuyên sâu có chất lượng ở nhiều môn. Các chuyên đề
chủ yếu do chuyên viên phòng và ban nghiệp vụ phòng tự tìm tòi, nghiên cứu xuất phát
từ thực trạng giảng dạy, nguyện vọng của của GV. Hầu hết các chuyên đề được CB-GV
đánh giá cao, áp dụng tốt vào giảng dạy, trong đó nhiều chuyên đề đã được đăng trong
tập san của Sở GDĐT, và các tập san khác.
Ví dụ: Môn Ngữ văn: có 10 chuyên đề
- “Khơi dậy hứng thú của HS khi dạy môn Ngữ văn” (năm học 2005-2006)
- “Chương trình, SGK Ngữ văn mới và định hướng GV cách tiếp cận, giảng dạy”
(2005-2006)
- “Tích hợp một cách hiệu quả trong dạy Ngữ văn” (2006-2007)
- “Câu hỏi nêu vấn đề, tạo tình huống trong dạy tác phẩm văn học.” (2006-2007)
- “Cách ra đề kiểm tra môn Ngữ văn” (2007-2008)
- “Định hướng cách dạy một tiết ôn tập tác phẩm văn học”(2007-2008)
- “Giúp GV hướng dẫn HS cách làm các dạng đề thường gặp về thi HSG, thi
tuyển sinh vào THPT” (2008-2009)
- “Giúp GV định hướng cách tiếp cận tác phẩm văn học phù hợp” (2009-2010)
- “Xác định chương trình trọng tâm ôn thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn”
cho GV dạy lớp 9 (2009-2010)
- “Định hướng cách làm đề văn nghị luận xã hội theo hướng mở” (2010-2011)
Phòng GD đang dự kiến trong thời gian tới sẽ làm các chuyên đề như: “Định
hướng cách dạy các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7”; “Cách dạy tác
phẩm truyện, đoạn trích”; “Cách làm một bài văn cảm nhận thơ”; “Cách làm một bài
văn biểu cảm”…
Môn Toán: gồm 9 chuyên đề:
6
- “Đánh giá thực trạng sau 4 năm thực hiện đổi mới chương trình nội dung, SGK
môn Toán” (năm học 2005-2006)
- “Một số bài toán quen thuộc về bất đẳng thức trong hình học” (2006-2007)
- “Một số bài toán xung quanh trực tâm của tam giác” (2006-2007)
- “Hướng dẫn HS khai thác và mở rộng các bài toán quen thuộc” (2006-2007)
- “Bồi dưỡng năng lực của HS thông qua các hoạt động khai thác và mở rộng các
bài toán quen thuộc” (2006-2007)
- “Dạy Bất đẳng thức như thế nào cho HS THCS” (2007-2008)
- “Xác định chương trình trọng tâm ôn thi tuyển sinh vào THPT môn Toán”
(2010-2011)
- “Bồi dưỡng giải toán trên máy tính Casio” (năm học 2010-2011)
- “Phương trình bậc 2” (2010-2011)
Môn Tiếng Anh: gồm 5 chuyên đề:
- “Phương pháp, nội dung dạy ôn tập tuyển sinh lớp 9 môn Tiếng Anh”
- “Phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh của HS qua các hoạt động trò chơi.”
- “Câu hỏi gợi mở tạo hứng thú học tập Tiếng Anh”
- “Xác định trọng tâm kiến thức các lớp để ôn tập nâng cao chất lượng đại trà.”
- “Bồi dưỡng HS giỏi Tiếng anh cấp THCS”
Môn Vật lý: gồm các chuyên đề:
- “Giúp hiểu sâu hơn bản chất vật lý phần cơ học”
- “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lớp học đối với bộ
môn Vật lí THCS” (năm học 2008-2009)
- “Xác định chương trình trọng tâm ôn thi tuyển sinh vào THPT môn Vật lý” (2009-
2010)
Môn Hoá học: gồm các chuyên đề:
- "Các dạng bài tập áp dụng kiến thức trọng tâm Hóa học lớp 9"
- "Biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện bài tập môn Hóa"
Môn Sinh học: gồm các chuyên đề:
-“Bồi dưỡng nâng cao kiến thức Sinh học lớp 9”
- Kinh nghiệm dạy bài thực hành, thí nghiệm môn Sinh học”
Môn Lịch sử: chuyên đề:
- "Kiểm tra đánh giá HS môn Lịch sử” (năm học 2006 – 2007)
Môn Địa lí: gồm các chuyên đề:
- “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong Dạy - học Địa lí ở trường
THCS” (tháng 10 năm 2005).
7
- “Tổ chức hoạt động học nhóm - hình thức dạy học có hiệu quả trong dạy - học Địa lí ở
trường THCS” (tháng 4 năm 2006)
- “Kinh nghiệm sử dụng SGK Địa lí” (tháng 3 năm 2007)
- “Ứng dụng CNTT vào dạy học Địa lí cấp THCS” (tháng 3 năm 2008)
- - “Phương pháp hướng dẫn HS khai thác kê hình trong dạy học Địa lí” (tháng
10/2010)
- “Phương pháp dạy bài Thực hành môn Địa lí” (tháng 12 năm 2011)
Để minh họa cho chuyên đề, phòng đã tổ chức các tiết dạy thể nghiệm xem tính ứng
dụng vào thực tiễn giảng dạy của chuyên đề .
Có thể khẳng định: nhiều chuyên đề của phòng GD tổ chức và chuyên đề các
trường cấp cụm đã trở thành cẩm nang giúp giáo viên bồi đắp kiến thức, đổi mới phương
pháp giảng dạy từ đó góp phần nâng cao chất lượng HS.
Trong năm học này, phòng dự kiến sẽ tăng cường đi sâu kiểm tra việc GV các
trường thực hiện các chuyên đề phòng đã triển khai. Đồng thời mời những giáo sư đầu
ngành về làm chuyên đề phần lý luận tổng quát môn học cho GV toàn huyện. Ngày
15/11 này đã mời 2 giáo sư của trường ĐHSP Vinh trao đổi chuyên đề 2 môn Ngữ văn,
Toán.
b. Chuyên đề cấp trường, cụm:
Môn Toán có các chuyên đề:
- “Ôn tập, nâng cao, tiếp cận kiến thức môn Hình học lớp 8” (THCS Cẩm Bình)
- “Chuyên đề Hình học” (THCS Thị trấn CX) gồm:
+ “Đường trung bình của tam giác, của hình thang”
+ “Đường trung tuyến của tam giác vuông”
+ “Định lý Talét và hệ quả”
+ “Tam giác đồng dạng”
+ “Hệ thức lượng trong tam giác vuông”
Môn Ngữ văn có các chuyên đề, Câu lạc bộ:
-“Câu lạc bộ văn học” (THCS Cẩm Thành)
-“Câu lạc bộ văn học dân gian” (THCS Cẩm Dương) (chiếu hình ảnh)
-“Dạy văn bản nhật dụng” ( THCS Thị trấn CX)
-“Phương pháp đọc sáng tạo” (THCS Đại Thành)
-“Từ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài nhân (Trung Quốc) đến “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du. (THCS Huy Nam Yên)
-“Cách dạy ôn tập lớp 9 thi tuyển sinh vào THPT: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
trong văn học Trung đại” (Cẩm Hà)
8
-“Cách dạy ôn tập lớp 9 thi tuyển sinh vào THPT: Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong thơ
ca kháng chiến” (Cẩm Mĩ) vv…
Môn Tiếng Anh có các chuyên đề, Câu lạc bộ:
-“Câu lạc bộ nói Tiếng Anh” - THCS TT Cẩm Xuyên (chiếu hình ảnh)
- “Dạy Tiếng anh theo phân loại đối tượng” – THCS Cẩm Trung
-“Phương pháp dạy kiểu bài “Listening and speaking” – THCS Hà Huy Tập
- “Rèn luyện kỷ năng Nghe qua các bài hát Tiếng Anh” – THCS TT Cẩm Xuyên
- “Dạy kiểu bài trả bài kiểm tra và xây dựng ma trận đề kiểm tra” – THCS Nguyễn Hữu
Thái
Môn Hóa học có các chuyên đề:
- "Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố trong giải toán hóa học" (THCS Huy Nam
Yên)
- "Phân loại và phương pháp giải toán liên quan đến phản ứng giữa ô xít, a xít tác dụng
với dung dịch kiềm" (Cẩm Trung)
- "Phương pháp nhận biết các chất trong môn Hóa học ở trường THCS" (Hà Huy Tập)
Môn Sinh học: gồm các chuyên đề: cụm tại THCS Thị trấn CX
- “Lập kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học trong môn Sinh học”
- “Phát huy tính tích cực của HS trong học nhóm”
- “Phương pháp giải các bài tập của Men đen”
-“Tế bào, nhiễm sắc thể, hệ sinh thái ”
- “Sinh lý thực vật, sinh lý động vật”
4. Đổi mới công tác ôn thi tuyển sinh vào 10 THPT; chú trọng công tác khen
thưởng
a. Đổi mới công tác ôn thi tuyển sinh vào 10 THPT
- Ngay từ đầu năm học, phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ôn thi tuyển
sinh năm trước mời HT, HP và tất cả GV dạy lớp 9 các môn thi TS để đánh giá những
mặt mạnh, những tồn tại hạn chế. Định hướng nhiệm vụ ôn thi tuyển sinh trong năm
học. Đồng thời khen thưởng cho những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.
- Phòng xác định chương trình dạy ôn trọng tâm và cùng Ban nghiệp vụ duyệt
chương trình dạy ôn tập cho các trường cụ thể từng buổi. Trường nào chưa phù hợp
phòng chỉ đạo làm lại chương trình.
- Lãnh đạo, chuyên viên phòng làm việc trực tiếp với những trường có kết quả TS
thấp để tìm hiểu nguyên nhân, tìm giải pháp tháo gỡ.
- Đối với những đơn vị do khó khăn về chất lượng GV dạy TS, với sự đề nghị của
nhà trường, phòng đã điều động GVG ở các trường trung tâm dạy tăng cường cho các đơn
9
vị. Ví dụ: GV Văn THCS Thị trấn: đ.c Thạch Nga, Ng.Thủy, Hồ phương dạy Cẩm Yên,
đ/c Hồ Phương dạy Cẩm Minh, Cẩm Nhượng; GV Toán Thị trấn: đ/c Quyết dạy tại Cẩm
Hòa; GV Tiếng Anh Cẩm Dương: đ/c Phương dạy Cẩm Yên; GV Tiếng Anh Hà Huy
Tập: đ/c Cẩm Hương dạy Cẩm Minh Những GV dạy tăng cường không chỉ được
phòng quán triệt, giáo nhiệm vụ chu đáo mà còn có sự động viên, khích lệ về mặt tinh
thần, vật chất của phòng và các trường được phòng tăng cường. Việc làm này đem lại
hiệu quả rõ rệt. Ví dụ trường THCS Cẩm Yên năm học 2007-2008 xếp thứ 24 huyện,
126 tỉnh; năm 2008-2009 thứ 18 huyện, thứ 80 tỉnh; năm học 2009-2010 thứ 24 huyện
thứ 108 tỉnh. Thế nhưng năm học 2010-2011 phòng điều GV dạy tăng cường 2 môn đã
có sự bứt phá ngoạn mục vươn lên thứ 4 huyện thứ 16 tỉnh từ tốp yếu lên tốp tốt vượt
gần 100 thứ. Trong đó môn văn năm học 2009-2010 thứ 25 huyện thứ 137 tỉnh, năm học
2010-2011 sau khi có GV dạy tăng cường vươn lên thứ 3 huyện, thứ 9 tỉnh. Môn tiếng
Anh thứ 5 huyện, thứ 15 tỉnh.
- Chỉ đạo các trường phân đối tượng HS lớp 9 để dạy ôn tập, phụ đạo phù hợp. Tổ
chức dạy ôn tập, phụ đạo dưới hình thức này ở các lớp 6, 7, 8 để tạo nền tảng cho chất
lượng lớp 9.
- Phòng chỉ đạo các trường tổ chức thi thử nhiều lần, GV kiểm tra chấm chữa bài
HS nhiều lần để rèn luyện kĩ năng làm bài, giúp các em có sự cọ xát với nhiều dạng đề.
Phòng thường thi thử 3 lần, đổi mới đề kiểm tra từ 2 đề trở lên tránh HS nhìn bài nhau,
Sau mối đợt thi, phòng kịp thời thống kê số liệu và làm việc trực tiếp với những trường
có kết quả thấp để kịp thời điều chỉnh cách dạy, cách quản lí.
Điều đang trân trọng ở chỗ Phòng GD&ĐT CX đã khơi dậy được niềm đam mê,
nhiệt tình, trách nhiệm của các trường từ BGH, tổ chuyên môn đến GV trực tiếp dạy ôn.
Hầu hết các đ/c trăn trở tìm tòi trên mỗi bài giảng, lo lắng, hồi hộp khi đọc đề (Khi
điểm HS được thông báo ở các trường THPT, từ BGH đến GV đều trực tiếp mượn danh
sách tại các trường THPT, nếu chưa có thì ghi danh sách từng em về cùng nhau ngồi
cộng, đem chia điểm bình quân không chỉ của trường mình mà còn chia điểm của các
trường bạn để đối chiếu mặt bằng chung toàn huyện, thậm chí gọi điện tìm hiểu các
trường ở các phòng GD khác. Để rồi niềm vui đã vỡ òa trên gương mặt của các đ/c
CBQL, GV ở những trường đạt kết quả cao. Và cũng không ít những giọt nước mắt
ngậm ngùi nuối tiếc ở một vài trường kết quả còn thấp
Chính nhờ những giải pháp trên, nên 4 năm liên tục phòng GD&ĐT Cẩm Xuyên
liên tục xếp thứ 3 tỉnh, trong đó môn Ngữ văn xếp thứ nhất, môn Lý xếp nhì, Môn Toán,
Tiếng Anh xếp thứ 3 - thứ 5.
b. Chú trọng công tác khen thưởng
Hàng năm theo thông lệ, phòng GD&ĐT tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng HS
vào dịp 01/6, khen thưởng GV có thành tích xuất sắc trong công tác BD HSG; các cuộc
10
thi GVG tỉnh, GVG cấp cơ sở để biểu dương khen thưởng tạo sự phấn chấn, động
viên phong trào dạy và học. Hè 2012, Phòng tổ chức chuyến tham quan "Báo công dâng
Bác" dành cho CBQL, GVG
5. Đối mới việc ra đề thi, đề kiểm tra
- Đề thi đại trà: Nhằm tránh việc HS có thể làm bài theo kiểu đọc thuộc, học vẹt,
nhớ kiến thức một cách máy móc không phát huy được khả năng tư duy của các em.
Đồng thời rèn luyện kĩ năng làm bài cho HS, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo chuyên viên,
ban nghiệp vụ, GV các trường chú trọng việc đổi mới ra đề kiểm tra, đề thi KSCL không
theo kiểu trình bày khái niệm mà ra theo kiểu từ ví dụ, bài tập cụ thể để HS nhận biết
khái niệm và khắc sâu kiến thức…
- Năm học 2008-2009, Phòng GD-ĐT đã triển khai tổ chức Hội thảo đối với các
môn khoa học xã hội và nhân văn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân, về
việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế ghi
nhớ máy móc, không yêu cầu làm bài theo mẫu.
Ví dụ:
+ Đề thi KSCL lớp 7 môn Ngữ có câu: Tìm câu đặc biệt trong ví dụ sau và chỉ rõ
tác dụng của nó:“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao
cự lại được với thế nước !” ( Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn).
+ Đề thi KSCL học kỳ I (2005 -2006) môn Địa lý lớp 8, có câu: Từ kênh hình,
trình bày địa lý tự nhiên khu vực Nam Á, những đặc điểm đó ảnh hưởng đến khí hậu,
sông ngòi, cảnh quan của Nam Á như thế nào?
- Đề thi HSG: Phòng chú trọng việc ra đề bám sát kiến thức trên cơ bản, khơi dậy
tư duy, sự sáng tạo của HS. Đặc biệt ra đề "mở" ở các môn xã hội.
Ngay từ năm học 2007-2008, phòng đã ra đề "mở" thi chọn HSG huyện để tạo
"đất viết" cho các em tránh kiểu viết văn theo học thuộc, sự áp đặt một chiều, kiểu văn
mẫu mà tạo ĐK cho HS được bộc lộ chính kiến riêng của mình, phát huy năng lực
cảm thụ văn học, cảm nhận tác phẩm, cảm nhận về cuộc sống, gắn văn học với đời
sống. Hoặc đề Lịch sử hướng dẫn giáo viên dựa vào đặc trưng bộ môn để kiểm tra HS
tránh ra đề theo kiểu đọc thuộc lòng, đọc vẹt các sự kiện lịch sử mà ra đề dưới dạng bài
tập như đưa ra các số liệu, các cột mốc thời gian… để đánh giá, nhận định, so sánh các
sự kiện lịch sử… hoặc ra đề dưới dạng vận dụng kiến thức tổng hợp để giải thích theo
kiểu câu hỏi tại sao? hoặc đề chứng minh một nhận định.
Ví dụ:
+ Đề thi HSG huyện lớp 8 năm học 2007-2008 có câu: Trong bức thư nổi tiếng
của cựu tổng thống Mỹ Abraham Lincorl gửi thầy hiệu trưởng, nơi ngôi trường con trai
ông theo học, có viết:
11
…“Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đô la kiếm được do công sức
lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè
phố…
… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá
cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình…”
Em có suy nghĩ gì về lời đề nghị trên.
+ Đề thi HSG huyện lớp 8 năm học 2009-2010 có câu: Giôn xy đứng lặng trước
nấm mồ của cụ Bơ-men ("Chiếc lá cuối cùng" - O -Hen-ri).
+ Đề thi HSG huyện lớp 9 năm học 2007-2008 có câu: Suy nghĩ của em về câu
danh ngôn: "Hãy vươn tới bầu trời dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra
bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn vì sao tinh tú để thắp sáng ước mơ"
+ Đề thi HS giỏi huyện lớp 9 (2008 - 2009) môn Lịch sử trong đó có các câu:
C©u 1: Điểm khác nhau giữa phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX với đầu thế kỷ XX?
C©u2: Vì sao người thanh niên Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước?
+ Đề thi HS giỏi huyện lớp 9 môn địa lý năm học 2006 – 2007 có câu:
“Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước, đem
lại nguồn thu nhập lớn, góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế
giới và cải thiện đời sống nhân dân” (SGK Địa lý 9, trang 59- NXBGD năm 2005), với
những kiến thức đã học và vốn hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Chính việc ra đề các môn Văn, Sử, Địa theo hướng trên đã khơi dậy được hứng
thú, háo hức đam mê học văn và các môn xã hội của HS. Những môn học hiện nay đang
bị xem nhẹ trong nhà trường và xã hội.
6. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa
Để tạo ra sân chơi bổ ích, lý thú, mới mẻ cho GV và HS ngoài những giờ chính khóa.
Trong những năm lại đây, phòng GD&ĐT đã tự tìm tòi, sáng tạo tổ chức được nhiều hoạt
động ngoại khóa có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, chất lượng HS. Từ đó
phát động được phong trào hoạt động ngoại khóa sôi nổi, thường xuyên trong toàn ngành.
a. Ngoại khóa cho Học sinh
- Câu lạc bộ "Người gieo hạt" (chào mừng ngày 20/11) phòng tổ chức vào năm
học 2002-2003. Từ đó, hàng năm các trường đều tổ chức CLB "Người gieo hạt" vào dịp
20/11. Ngoài ra một số trường còn tổ chức đêm thơ giao lưu nhân dịp 20/11 Các câu lạc
bộ thơ văn: “Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong thơ ca” nhân dịp 22/12, “Hình ảnh
người phụ nữ Việt Nam trong thơ ca”, vv
- Hội thi "Hành trang cho em" được tổ chức thi từ cấp trường đến cấp cụm và
chung kết toàn huyện vào năm học 2011-2012. Hội thi khá phong phú dưới nhiều nội
dung từ "màn chào hỏi" đầy ấn tượng đến các phần thi hiểu biết về kiến thức sách vở,
12
hiểu biết xã hội và đặc biệt chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho HS. Hội thi nhằm mục
đích trang bị hành trang cho HS để các em tự tin hơn trên những chặng đường học tập,
hành trình tiếp theo của mình. Hội thi đã phát động được phong trào học tập sôi nổi của
HS các trường, tạo ra sân chơi lí thú để cho HS thể hiện mình và đọng lại dư âm khó
quên trong CB-GV-HS toàn ngành
- Năm học này, phòng chỉ đạo các trường tiếp tục “Hành trang cho em” cấp
trường và chú trọng ngoại khoá “Giáo dục kĩ năng sống”, các hoạt động dã ngoại tham
quan, thực tế các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
b. Ngoại khóa cho Giáo viên:
Hội thi: "Nét đẹp nhà giáo" được tổ chức vào năm học 2011-2012 cho GV cấp
THCS nhằm khơi dậy ý thức tự học tự bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nâng cao kiến
thức, phương pháp giảng dạy, giáo dục cho giáo viên; đồng thời tạo mối đoàn kết, gắn
bó, thân thiện trong mỗi đơn vị, trong toàn cấp học. Hội thi được tổ chức với quy mô từ
cấp cụm (chia 5 cụm) đến bán kết (2 trận) và chung kết toàn huyện. 100% các trường đã
dấy lên phong trào thi đua sôi nổi, rầm rộ đầu tư quyết liệt, có hiệu quả, đặc biệt là
phong trào GV tự học, tự nghiên cứu.
Hội thi có nhiều nội dung với các phần:
Phần 1: "Nét đẹp công sở"
Các trường trình diễn trang phục công sở riêng của trường mình trên nền nhạc
kèm theo lời giới thiệu truyền thống về nhà trường, nét đẹp công sở. Phần thi này đã để
lại những màn trình diễn ấn tượng vừa thanh lịch, vừa trang nhã, nền nã, mang tính mô
phạm với sự trình diễn duyên dáng của GV.
Phần 2: "Nét đẹp tri thức"
- Để kiểm tra kiến thức và hiểu biết XH của GV dành cho cả đội chính trên sân
khấu và đội tiếp sức.
- Tiếp đến là phần thi dành cho đội chính bằng cách bấm chuông giành quyền trả
lời các câu hỏi về hiểu biết xã hội.
- Phần thi dưới dạng trắc nghiệm những câu hỏi khó, giơ bảng trả lời và các đội có
quyền chọn ngôi sao hy vọng là phần thi gay cấn, hấp dẫn, hồi hộp nhất, kịch tính nhất.
Phần 3: "Ứng xử các tình huống sư phạm":
Ban tổ chức đưa ra các tình huống sư phạm mà giáo viên thường gặp trong giảng
dạy, trong giáo dục HS để các đội đưa ra cách xử lý phù hợp.
Phần 4: "Tài năng" gồm thi năng khiếu tuỳ chọn như: múa, hát, đánh đàn, ảo thuật,
vẽ và hùng biện về những vấn đề giáo dục, liên quan đến giáo dục.
Điều thành công nhất của Hội thi chính là dấy lên một phong trào thi đua sôi nổi,
rầm rộ trong toàn ngành. Công tác bồi dưỡng đội ngũ được đặt lên hàng đầu. Nhiều GV
13
trăn trở, lo lắng, tự học tự mày mò nghiên cứu tài liệu, kiến thức sách vở, hiểu biết cuộc
sống, nghiệp vụ sư phạm Nhiều trường thành lập ban nghiệp vụ tự soạn câu hỏi, đáp
án để giúp GV học. Có khi cả hội trường vỡ òa reo hò trước những câu trả lời xuất sắc
của các đội, có lúc trầm xuống trong xuýt xoa nuối tiếc khi đội mình lỡ để mất điểm 1
câu hỏi. Tất cả GV đều tự giác, háo hức tham gia hội thi vì muốn cọ xát, vì danh dự
người thầy và màu cờ sắc áo của nhà trường.
Hội thi được dư luận CB-GV-NV, HS, Phụ huynh, nhân dân đồng tình cao,
đánh giá đây là hoạt động chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học hết sức bổ ích,
thiết thực, toàn diện, có ý nghĩa sâu sắc; để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả và
những kỉ niệm, dư âm khó phai mờ trong giáo viên.
Thẳng thắn nhìn vào thực trạng, không ngại tìm ra nguyên nhân, Phòng GD-ĐT
Cẩm Xuyên đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp với nhiều hoạt động chuyên môn nổi bật
nêu trên đã đưa chất lượng dạy và học cấp THCS huyện nhà luôn ổn định, là tốp đầu
toàn tỉnh trong những năm qua. Hy vọng, qua cuộc Hội thảo này, ngành GD-ĐT huyện
Cẩm Xuyên nói riêng, GD-ĐT Hà Tĩnh nói chung tìm ra được các giải pháp nâng cao
chất lượng Dạy - Học THCS thật đổi mới, thiết thực, sáng tạo và hiệu quả.
14