MỞ ĐẦU
Trong thực tế hiện nay tình trạng xâm phạm quyền sở hữu xảy ra rất đa
dạng và phong phú. Có rất nhiều vụ việc bảy sinh gây bức xúc cho nhiều
chủ sở hữu và việc bảo vệ quyền sở hữu đang là vấn đề được nhiều người
quan tâm. Do đó, việc tìm hiểu về các phương thức bảo vệ quyền sở hữu có
ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết những vấn đề nêu trên. Mục đích nghiên
cứu đề tài: “Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu” là nhằm làm rõ thế nào
là bảo vệ quyền sở hữu, các phương thức bảo vệ quyền sở hữu theo Bộ luật
Dân sự hiện nay, những ưu điểm của các phương thức đó, hạn chế của các
phương thức bảo vệ quyền sở hữu và một số phương hướng hoàn thiện.
Nhận thấy tầm quan trọng của đề tài này nên em đã quyết nghiên cứu và làm
rõ đề tài trên. Mong thầy, cô nhận xét và giúp đỡ để bài viết của em thêm
hoàn chỉnh.
1
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề về quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu
1. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong
một chế độ sở hữu nhất định, quyền sở hữu có thể được hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau:
Theo nghĩa khách quan: quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật
do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, trong đó ghi nhận và đảm bảo cho
chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu
đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình. Nếu hiểu theo
nghĩa này thì hệ thống pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam bao gồm
nhiều ngành luật khác nhau, mỗi ngành luật sẽ có vai trò riêng trong việc bảo
vệ quyền sở hữu của các chủ thể.
Theo nghĩa chủ quan, chủ thể của quyền sở hữu có các quyền do pháp luật
quy định. Điều 164, BLDS 2005 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy
định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba
quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.”
Điều 182, BLDS 2005 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ,
quản lý tài sản.”
Điều 192, BLDS 2005 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.”
Điều 195, BLDS 2005 quy định: “Quyền định đoạt tài sản là quyền
chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.”
2. Bảo vệ quyền sở hữu
2
Pháp luật được coi là công cụ sắc bén và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ
quyền sở hữu, bảo đảm cho chủ sở hữu thực hiện có hiệu quả và hợp lý các
quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách bình thường nhất.
Bảo vệ quyền sở hữu chính là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với
hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành vi xâm hại đến chủ sở
hữu khi người này hành xử quyền của mình.
Bằng các quy phạm pháp luật, Nhà nước ta đã xác nhận và quy định phạm
vi những quyền năng của một chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Mặt khác,
Nhà nước dùng pháp luật như một công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền đã
được pháp luật công nhận và ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến quyền
của các chủ sở hữu. Mọi hành vi xâm phạm của con người không phải chủ sở
hữu đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Người nào có hành vi xâm phạm
đến quyền sở hữu của của một chủ thể xác định phải chịu những hậu quả pháp
lý do BLDS quy định.
Nhà nước ta sử dụng nhiều ngành luật khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu.
Tuy nhiên, mỗi ngành luật bảo vệ quyền sở hữu theo những phương pháp và
cách thức phù hợp với chức năng vốn có của nó.
Luật hành chính bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những thể lệ
nhằm quản lí và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân.
Trong một số trường hợp Nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế bằng bạo
lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức
nhất định về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức
phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định đẻ bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác; hoặc người đó phải phục tùng
những hạn chế nhất định đối với tài sản của mình hoặc tự do thân thể nhằm
đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khác.
Luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định một số hành vi nhất
định xâm phạm đến quyền sở hữu là tội phạm và quy định mức hình phạt
tương xứng với những loại hành vi phạm tội đó.
3
Luật dân sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những phương thức
kiên dân sự trước tòa án để chủ sở hữu có thể thông qua đó mà đòi lại tài sản
của mình đang bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp; yêu cầu người khác
chấm dứt hành vi cản trở hoặc yêu cầu ngăn chặn khi chủ sở hữu thực hiện
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản; đòi người khác bồi
thường thiệt hại.
Như vậy, mỗi ngành luật đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền
sở hữu nhưng mỗi ngành luật không bảo vệ quyền sở hữu một cách tách biệt
mà bổ sung, phối hợp lẫn nhau.
II. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự
Trong thực tế sự xâm phạm quyền sở hữu rất đa dạng và phong phú. Vì
vậy Điều 255 BLDS 2005 đã ghi nhận các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu.
Một trong những phương thức bảo vệ quyền sở hữu đó là việc pháp luật
quy định và công nhân: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự
bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm giữ hợp pháp bằng
những biện pháp theo quy định của pháp luật” (Điều 255 BLDS 2005).
Quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu còn gắn liền với việc ngăn cản bất kì người
nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình. Chủ sở hữu còn được
quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
không co căn cứ pháp luật.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể tự mình bảo vệ
quyền sở hữu nếu có sự xâm hại thì họ “… có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật
việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt
hại” (Điều 255 BLDS).
BLDS ghi nhận và phân biệt nhiều phương thức kiện dân sự khác nhau để
bảo vệ quyền sở hữu. Sự đa dạng của cuộc sống cho chúng ta thấy rằng, sự
xâm phạm đến quyền sở hữu khác nhau cùng với những tình tiết khác nhau.
4
Vì vậy vấn đề là phải chọn phương thức nào cho phù hợp với mức độ và
những tình tiết cụ thể của vụ việc.
1. Kiện đòi lại tài sản (hay kiện vật quyền)
Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp yêu
cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu trái pháp luật phải trả lại tài sản
cho mình. Mục đích của người khởi kiện khi thực hiện phương thức này là
nhằm lấy lại tài sản của mình đang bị người khác chiếm hữu trái pháp luật.
Theo Điều 256, BLDS 2005 quy định:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm
hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của
mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của
Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người
chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.”
• Khi áp dụng phương thức kiện này phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, đối với nguyên đơn: Người kiện đòi lại tài sản phải là chủ sở
hữu của vật và phải chứng minh quyền sở hữu của mình đối với vật đang bị bị
đơn chiếm giữ bất hợp pháp. Nếu nguyên đơn là người chiếm hữu hợp pháp
thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng phù hợp ý chí của chủ sở hữu
thì người đó phải chứng minh mình là người có quyền chiếm hữu, sử dụng tài
sản đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp. Về nguyên tắc chung: vật đang bị
bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp đã rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp ngoài ý chí của những người này thì có quyền đòi lại tài sản từ người
chiếm hữu bất hợp pháp.
Thứ hai, đối với bị đơn: Phải là người đang chiếm hữu bất hợp pháp đối
với tài sản. Điều kiện này rất quan trọng vì có nhiều khi chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra người chiếm hữu tài sản của mình lúc trước
nhưng lúc này người chiếm hữu tài sản đó đã trở thành chủ sở hữu của tài sản
do được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu:
5
Khoản 1 Điều 247 BLDS 2005 quy định: “Người chiếm hữu, người được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai
trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản
thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Thư ba, tài sản phải còn trong sự chiếm hữu của chủ thể chiếm hữu bất
hợp pháp. Nếu tài sản không còn tồn tại do đã bị mất hoặc bị tiêu hủy thì lúc
này không thể áp dụng được phương thức kiện đòi alij tài sản. Vật hiện còn
được hiểu là còn nguyên trạng thái ban đầu hoặc về cơ bản vẫn còn nhưng đã
bị giảm sút giá trị hoặc đã được làm tăng giá trị.
Thứ tư, không rơi vào các trường hợp pháp luật quy định không phải trả lại
tài sản tại Điều 257 và 258 BLDS 2005.
Điều 257 BLDS 2005 quy định: “ Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản
không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình có được động
sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định
đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở
hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường
hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”. Theo đó, nếu người ngay
tình có được tài sản thông qua giao dịch có đền bù và tài sản đó không phải bị
mất cắp, bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu thì nguyên đơn không thể
khởi kiện đòi lại tài sản.
Điều 258 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải
đăng kí quyền sở hữu và bất động sản , trừ trường hợp người thứ ba chiếm
hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với
người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ
sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do
bản án, quyết định bị hủy, sửa.”. Trường hợp một người có được tài sản thông
qua việc mua đấu giá hoặc giao dịch với người đã được cơ quan nhà nước
6