Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.84 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Bảo vệ quyền sở hữu là một chế định pháp luật quan trọng trong hệ
thống pháp luật Việt Nam. Hiến pháp 1992 đã quy định rõ, Điều 58:
“Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành,
nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh
nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao
sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18.
“Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công
dân.”
Bộ luật dân sự 2005 đã giành 1 phần, với 6 chương, cùng 167 điều luật
để quy định những vấn đề xung quanh quyền sở hữu. Trong đó, bảo vệ quyền
sở hữu được quy định tại chương XV, với 7 điều luật. Là một chế định quan
trọng trong pháp luật Việt Nam, bảo vệ quyền sở hữu đồng thời là một vấn đề
rất bức thiết ở nước ta hiện tại, đó là vấn đề thực tiễn, khi nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển cao, xã hội phát triển nhanh,
các vấn đề mới nảy sinh thì các nhân tố đe dọa đến quyền sở hữu ngày càng
nhiều và đa dạng. Nhu cầu được bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ
thể pháp luật từ các quy định của pháp luật dân sự là rất lớn. Do đó, cần bàn
luận về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu, qua đó tìm ra được những phương hướng
và giải pháp nhằm hoàn thiện chế định về bảo vệ quyền sở hữu nói riêng và
BLDS nói chung.
NỘI DUNG
I. Quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu
1. Về quyền sở hữu
Quyền sở hữu là một chế định pháp luật quan trọng được Nhà nước quy
định nhằm xác định nội dung về sở hữu.Theo Điều 164 Bộ luật Dân sự
(BLDS) của Việt Nam:
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”.
Bộ luật dân sự đã đưa ra định nghĩa của quyền sở hữu bằng cách nêu ra
những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu và chủ thể của quyền này, quyền sở


hữu bao gồm ba quyền năng cơ bản: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt.
“Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”.(Điều 182)
Theo cách hiểu thông thường nhất thì chiếm hữu là sự nắm giữ, chi
phối vật về mặt thực tế.
“Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản”.(Điều 192)
Nói một cách dễ hiểu thì quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi
ích mang lại từ tài sản.
« Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ
bỏ quyền sở hữu đó « .(Điều 195)
Quyền định đoạt có thể thực hiện bằng hai cách: quyết định số phận về
mặt thực tế hoặc quyết định số phận về mặt pháp lý của tài sản
Bất cứ chủ thể nào có quyền sở hữu đối với thì đều có thể thực hiện
được ba quyền năng trên. Tuy nhiên, có được quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng hay quyền định đoạt chưa chắc đã được thực hiện quyền sở hữu.
2. Về bảo vệ quyền sở hữu
Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công
dân, nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để
bảo vệ quyền sở hữu.
Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được
hiểu là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử
sự của con người, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến
quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Phương
thức bảo vệ quyền sở hữu là cách thức mà Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng
phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Quyền sở hữu được bảo vệ
bằng các biện pháp hình sự, hành chính hay dân sự, tương ứng với các ngành
luật.
Ngành luật hành chính bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những
thể lệ và quản lí và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân.

Trong một số trường hợp Nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế bằng bạo
lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức
nhất định về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức
phải thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể khác, hoặc người đó phải phục
tùng một số hạn chế nhất định đối với tài sản của mình hoặc tự do thân thể
nhằm bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể khác.
Ngành luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định một số
hành vi nhất định xâm phạm đến quyền sở hữu là tội phạm và quy định mức
hình phạt tương xứng với mỗi loại hành vi phạm tội đó. Việc bảo vệ bằng biện
pháp hình sự mang tính chất trừng trị và răn đe. Người nào có hành vi xâm
phạm đến sở hữu XHCN (Điều 129 đến Điều 142 trong BLHS), sở hữu của
công dân (theo Điều 151 đến Điều 163 BLHS), thì phải chịu trách nhiệm pháp
lý tùy theo mức độ phạm tội.
Khác với các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu do luật hành chính và luật
hình sự, chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu do Nhà nước thực
hiện thì thông qua biện pháp dân sự, cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền sở
hữu có thể dùng các phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu của mình:
• Tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu;
• Bảo vệ quyền sở hữu thông qua các phương thức kiện dân sự.
Thực tế cho thấy, chủ sở hữu chủ yếu sử dụng các phương thức dân sự
để bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Bài viết này
của em chỉ đề cập đến bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể thông qua các
phương thức dân sự.
II. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu
1. Tự bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp
1.1. Khái niệm chung về biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu
Điều 255 BLDS ghi nhận:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản
thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện

pháp theo quy định của pháp luật”
Tự bảo vệ quyền sở hữu là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
tài sản tự mình tiền hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo
vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình.
Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
được áp dụng các biện pháp nhất định để ngăn cản bất kỳ người nào có hành
vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, truy tìm, đòi lại tài
sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật, bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của họ. Hành vi xâm phạm trước tiên làm phát sinh quan
hệ giữa chủ thể quyền và người xâm phạm. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp hơn ai hết là người biết rõ mức độ và hậu quả của hành vi xâm phạm.
Việc tự bảo vệ gắn liền với quyền lợi thiết thân của chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp. Vì vậy, tự bảo vệ cũng chính là việc thực hiện hành vi bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp.
Biện pháp tự bảo vệ cũng xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể
khi tham gia quan hệ dân sự và nguyên tắc hòa giải. Quan hệ tài sản dựa trên
cơ sở bình đẳng, độc lập giữa các chủ thể tham gia. Vì vậy, chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu các chủ thể khác tôn trọng quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Khi nảy sinh tranh chấp, pháp luật
luôn khuyến khích các bên chủ thể chủ động thương lượng, hoà giải. Hòa giải
là cách thức chủ yếu để chủ thể của quyền sở hữu tự bảo vệ quyền sở hữu của
mình.
Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp được áp dụng rất phổ biến trong đời sống.
Lý do chính là quan niệm truyền thống của nhân dân ta là duy tình hơn duy
lý. Người dân rất ngại phải liên quan đến việc kiện tụng. Chỉ trong những
trường hợp bất đắc dĩ, không có cách giải quyết nào khác họ mới đưa nhau ra
tòa.
1.2. Các hình thức tự bảo vệ quyền sở hữu
• Truy tìm và đòi lạ tài sản
Thông thường, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp là người có

quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp
pháp của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp tài sản rời khỏi sự
nắm giữ, quản lý của họ đến tay người khác hoàn toàn ngoài sự kiểm soát của
họ. Để bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu tài sản của mình, chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp có quyền truy tìm tài sản của mình. Truy tìm tài
sản là hình thức đầu tiên để tự bảo vệ quyền sở hữu, cũng là cơ sở để chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện được việc tự đòi lại tài sản hoặc
kiện đòi lại tài sản.
Khi phát hiện tài sản của mình đang nằm trong sự chiếm hữu, sử dụng
bất hợp pháp của người khác, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể
thực hiện quyền đòi lại tài sản. Điều 256 BLDS quy định “Chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài
sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó”.
Dù tự đòi lại tài sản hay yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu
hợp pháp phải trả lại tài sản, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp vẫn có
vai trò trung tâm, quyết định trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ.
Họ phải tự chứng minh quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của
mình; chứng minh tài sản đang do người khác chiếm hữu trái pháp luật.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải xác định tài sản đang
nằm trong sự chiếm hữu không có căn cứ pháp của ai.
Tự yêu cầu người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài
sản hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người này phải trả lại
tài sản
• Yêu cầu ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật đối với
việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền chiếm hữu, sử dụng
tài sản để thoả mãn nhu cầu của mình trong đời sống sinh hoạt cũng như hoạt
động sản xuất kinh doanh. Mọi chủ thể được thực hiện các hành vi theo ý chí

của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy,
trong trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nhận thấy chủ thể
khác có hành vi cản trở, xâm phạm hoặc có khả năng xâm phạm đến việc thực
hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, họ có quyền thông báo, nhắc
nhở, yêu cầu chủ thể này phải chấm dứt các hành vi đó. Biện pháp tự bảo vệ
trong trường hợp này tạo khả năng bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu
một cách nhanh chóng, kịp thời, nhiều trường hợp có thể tránh được thiệt hại
xảy ra. Ví dụ:
Ông A xây nhà, vật liệu xây dựng nhà của ông A thường xuyên rơi
xuống lóc nhà ông B gây hư hỏng mái nhà. Ông B có quyền yêu cầu ông A
bằng các biện pháp của ông A không được để tình trạng như vậy xảy ra nữa.
• Yêu cầu bồi thường thiệt hại
Đây là biện pháp bảo vệ được áp dụng khi hành vi xâm phạm quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu gây ra thiệt hại về tài sản. Yêu cầu bồi thường thiệt hại
có thể là yêu cầu độc lập hoặc kết hợp với yêu cầu đòi lại tài sản. Thiệt hại có
thể là do tài sản bị hư hỏng một phần hoặc toàn bộ, tài sản bị huỷ hoại, tiêu
huỷ… Trong trường hợp chủ sở hữu không thể đòi lại tài sản, chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp có thể yêu cầu người có lỗi gây ra thiệt hại về tài
sản phải bồi thường. Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức
yêu cầu bồi thường và phải có các chứng từ, giấy biên nhận hợp lệ về các
khoản chi phí đã bỏ ra để khắc phục thiệt hại.
Ở ví dụ trên, ông A đã gây thiệt hại về tài sản đối với ông B. Ông B có
quyền yêu cầu ông A bồi thường đối với phần tài sản bị hư hỏng và ông A có
nghĩa vụ phải trả khoản tiền bồi thường đó.
Trong việc bảo vệ quyền sở hữu, vai trò tự bảo vệ của chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp rất quan trọng. Tự bảo vệ vừa là quyền, trong
nhiều trường hợp còn là trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc bảo vệ quyền
sở hữu. Biện pháp tự bảo vệ góp phần giảm thiểu các tranh chấp tại Tòa án và

các cơ quan có thẩm quyền, giúp giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, kịp
thời, tiết kiệm thời gian và chi phí.
1.3. Ưu điểm và hạn chế của phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu
• Ưu điểm
Thứ nhất, biện pháp tự bảo vệ là biện pháp mang tính định đoạt cao độ
của chủ thể: Khi phát hiện ra những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của
mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể chủ động linh hoạt lựa
chọn cách thức bảo vệ phù hợp như: yêu cầu người xâm phạm chấm dứt hành
vi xâm phạm, yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản hoặc
bồi thường thiệt hại. Chủ thể có quyền thương lượng hòa giải bất cứ lúc nào
trong quá trình giải quyết tranh chấp.

×