Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

cơ chế ba bên ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.48 KB, 4 trang )

Cơ chế ba bên là một vấn đề khoa học – pháp lý về lao động còn tương đối mới
mẻ ở Việt Nam. Dưới góc độ chung nhất, cơ chế ba bên là cơ cấu/ hình thức và biện
pháp được sử dụng với sự tham gia của bên người lao động, người sử dụng lao động
và Nhà nước nhằm xây dụng và thực thi chính sách pháp luật và các tiêu chuẩn lao
động, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động với mục đích xây dựng mối
quan hệ hài hòa, ổn định và đảm bảo hòa bình công nghiệp. Với sự phát triển ngày
càng phức tạp của quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu và tìm hiểu
vấn đề cơ chế ba bên là một điều hết sức quan trọng và cần thiết.
1. Lịch sử phát triển.
Có thể khẳng định một điều là chỉ trong xã hội có giai cấp, có nhà nước tồn tại và
quan trọng hơn hết là có sự tồn tại và phát triển của quan hệ lao động (quan hệ công
nghiệp) thì mới có thể xuất hiện cơ chế ba bên. Ở Việt Nam, mặc dù quan hệ lao động
đã tồn tại và phát triển từ thời Pháp thuộc, nhưng do không có môi trường kinh tế,
chính trị và xã hội thuận lợi, nên đến tận cuối thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung
cơ chế ba bên ở Việt vẫn chưa có điều kiện hình thành và phát triển. Cơ chế ba bên ở
Việt Nam chỉ thực sự được quan tâm khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
có điều tiết của Nhà nước, đây được coi là tiền đề khách quan cho sự hình thành và
phát triển của cơ chế ba bên ở Việt Nam.
Trong quá trình điều chỉnh quan hệ lao động, Nhà nước ta đã có những sự điều
chỉnh nhất định về vấn đề phối hợp hoạt động giữa các bên đại diện người lao động và
người sử dụng lao động trong việc đề ra và thực hiện các chính sách cũng như quy
định của pháp luật để giải quyết các vấn đề lao động. Quan trọng hơn, Nhà nước ta đã
ban hành Nghị định số 145/2004/NĐ- của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ
luật Lao động về việc tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử
dụng lao động tham gia với cơ quan Nhà nước về chính sách pháp luật và những vấn
đề liên quan đến quan hệ lao động. Đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự
phát triển của cơ chế ba bên ở Việt Nam.
2. Khái quát về cơ chế ba bên ở Việt Nam.
Trong cơ chế ba bên ở Việt Nam, thành phần của cơ chế ban bên gồm Nhà nước
(Chính phủ), đại diện của người lao động (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), đại
diện của người sử dụng lao động (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hội


đồng liên minh hợp tác xã Việt Nam). Tư cách đại diện của các bên do Nhà nước ghi
nhận.
Ở nước ta, tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động
được tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước về chủ trương, đường lối, chính sách về
lao động; sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về lĩnh vực lao động theo quy định
của Bộ luật Lao động; cải cách thủ tục hành chính trong quản lý lao động; đề xuất các
biện pháp giải quyết các cuộc đình công liên quan đến nhiều người lao động; tham
gia, báo cáo thực hiện các Công ước của Tổ chức lao động quốc tế; những vấn đề
khác theo yêu cầu của Chính phủ và các bên theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan thường trực ba bên thực hiện chức năng và nhiệm vụ cụ thể của
mình tùy theo các quy định của pháp luật. Trong đó Ủy ban quan hệ lao động có
nhiệm vụ chính là tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính
sách liên quan đến quan hệ lao động; những biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện
chủ trương, chính sách về quan hệ lao động; phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành,
các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện quan hệ lao động lành mạnh, minh
bạch và việc thành lập tổ chức liên ngành về quan hệ lao động ở cấp tỉnh.
Cơ chế ba bên ở Việt Nam hoạt động chủ yếu dưới hình thức Nhà nước tham
khảo ý kiến hai bên và các cơ quan thường trực ba bên trước khi quyết định các vấn
đề có liên quan đến lao động. Việc lấy ý kiến ba bên ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là
thông qua đối thoại xã hội và trao đổi ý kiến. Trong việc lấy lý kiến này, dù việc lấy ý
kiến này đạt được sự đồng thuận giữa các bên, thì Chính phủ vẫn sẽ là người quyết
định cuối cùng. Các diễn đàn trao đổi ý kiến cũng thường xuyên được tổ chức nhằm
chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm giữa các bên. Qua điều 3 của Nghị định
145/2004/NĐ-CP và điều 2 Quyết định 68/2007/QĐ-TTg ta có thể thấy nội dung hoạt
động của cơ chế ba bên ở Việt Nam cũng đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực thuộc quan
hệ lao động.
3. Những hạn chế trong việc thực hiện cơ chế ba bên ở Việt Nam.
Pháp luật hiện hành còn một số bất cập, gây ảnh hưởng đến việc xác lập và vận
hành cơ chế ba bên ở Việt Nam. Cụ thể là chưa có những quy định rõ ràng về cơ chế
ba bên, thiếu những quy định về giá trị pháp lý của việc tham khảo ý kiến cũng như

thiết chế thường trực thực hiện việc tham khảo ý kiến ba bên. Có rất ít quy định đề
cập đến sự tham gia của đại diện người lao động và sử dụng lao động trong việc tham
khảo ý kiến ba bên ở cấp địa phương. Trong hoạt động thực tế chúng ta cũng chưa tổ
chức được Hội nghị ba bên ở cả cấp trung ương và địa phương.
Tính đại diện và năng lực tham gia của các đối tác xã hội nhìn chung chưa đáp
ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, việc xác định tổ chức đại diện của người
sử dụng lao động chưa hợp lý, đặc biệt là ở cấp địa phương và ngành nghề. Pháp luật
hiện hành không có các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện cũng như cách xác
định một tổ chức là đại diện của người sử dụng lao động. Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, Liên minh HTX Việt Nam hiện được coi là những tổ chức đại diện
của người sử dụng lao động, song tính đại diện còn chưa cao, năng lực chuyên môn của
các tổ chức đó trong lĩnh vực lao động còn nhiều hạn chế. Thực tế hoạt động cho thấy
có sự không thống nhất trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức đại diện cho người
sử dụng lao động ở Việt Nam. Thêm vào đó, các tổ chức này hoạt động chủ yếu trên
lĩnh vực kinh tế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đại diện lao động cho người
sử dụng lao động.
Về phía tổ chức đại diện của người lao động, tổ chức Công đoàn trong quá trình
tham gia cơ chế đối thoại xã hội và hợp tác ba bên cũng có những hạn chế nhất định
như: Công đoàn mới phát triển và hoạt động tốt ở khu vực cơ quan hành chính sự
nghiệp và doanh nghiệp có vốn nhà nước.. Việc thành lập và hoạt động của Công
đoàn ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất
lượng, ảnh hưởng tới vai trò đại diện cho người lao động của công đoàn trong việc
tham khảo ý kiến ba bên.
Mức độ can thiệp của cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay đối với các chính sách
là tương đối nhỏ so với các quốc gia khác. Việc tham gia các cuộc đối thoại và lấy ý
kiến ba bên của các tổ chức đại diện còn mang tính hình thức, ý kiến ba bên chỉ có giá
trị tham khảo chứ không có giá trị bắt buộc.
Do thiếu những chuyên gia giỏi, am hiểu về lĩnh vực lao động, tập quán lao động
quốc tế và các công ước của ILO nên khi tham gia cơ chế ba bên, hoạt động của các tổ
chức đại diện còn nhiều hạn chế.

4. Những kết quả ban đầu trong việc thực hiện cơ chế ba bên ở Việt Nam.
Trước hết, chúng ta đã xây dựng được cơ sở pháp lý cho việc vận hành và thực
hiện cơ chế ba bên ở nước ta. Chúng ta đã thiết lập được một số cơ quan hoặc cơ cấu
khác về lao động nhằm mục đích thực hiện một số hoạt động có tính chất ba bên như
các hội đồng trọng tài lao động, các phái đoàn tham dự các kỳ họp của ILO, các cơ
cấu lâm thời với sự kết hợp của các cơ quan chức năng của nhà nước và hai giới. Các
quy định liên quan đến cơ chế ba bên được thể hiện rải rác ở khá nhiều văn bản pháp
lý, trong đó đặc biệt quan trọng là Nghị định số 145/2004/NĐ-CP. Nghị định số
145/2004/NĐ-CP đã đề cập đến những vấn đề cơ bản đó là nguyên tắc tham khảo cơ
chế ba bên, các hình thức tham gia ý kiến và trách nhiệm của các bên. Việc tham gia ý
kiến được thực hiện dưới hai hình thức là tham gia ý kiến bằng văn bản và tổ chức hội
nghị các bên.
Thực tiễn áp dụng cơ chế ba bên cũng đã đạt được một số thành công nhất định,
ví dụ như trước khi quyết định các chính sách, pháp luật về lao động, các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền soạn thảo vản bản đều tổ chức lấy ý kiến chính thức của các bên
đại diện người lao động và sử dụng lao động. Ngoài ra, trong một số trường hợp, đại
diện người lao động và sử dụng lao động còn được mời tham dự các phiên họp thường
kỳ của Chính phủ bàn về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực lao động.
Nhìn chung, cơ chế tham khảo ý kiến ba bên ở Việt Nam mới được hình thành
chủ yếu ở cấp quốc gia và đang trong quá trình hoàn thiện tuy nhiên đã có một số tác
dụng thiết thực. Nó đã góp phần quan trọng vào việc phát huy tính dân chủ trong
quan hệ lao động và giúp cho Nhà nước ban hành các quyết sách về lao động, ổn
định quan hệ lao động, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nước
ta đang trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nơi mà
quan hệ công nghiệp còn chưa định hình rõ nét, các đối tác xã hội còn thiếu kinh
nghiệm về đối thoại xã hội, việc nghiên cứu tổ chức và vận hành cơ chế ba bên cho
phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay là hết sức quan trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật lao động Việt Nam.
Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb CAND.

2. Cơ chế ba bên và khả năng thực thi trong pháp luật lao động Việt Nam.
TS. Đào Thị Hằng. Tạp chí Nhà nước và pháp luật - Số 01/2005.
3. Cơ chế ba bên ở Việt Nam:những ghi nhận về mặt pháp lý.
Phạm Công Trứ. Nghiên cứu lập pháp - Số9(269)/2010.
4. Một số vấn đề lí luận, pháp lí và điều kiện phát triển cơ chế ba bên ở Việt
Nam. TS. Lưu Bình Nhưỡng. Tạp chí Luật học - Số 12/2006.
5. Cơ chế ba bên và vai trò của Công đoàn.
Lê Thị Hoài Thu. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Số 7/2010.
6. Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam.
Nguyễn Xuân Thu. Luận án tiến sĩ Luật học, 2008.
7. Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (đã sửa
đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007).
8. Nghị định số 145/2004/NĐ- của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật
Lao động về việc tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử
dụng lao động tham gia với cơ quan Nhà nước về chính sách pháp luật và
những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động.
9. Quyết định số 40/2005/QĐ-TTg về thành lập Hội đồng quốc gia về bảo hộ lao
động.
10.Quyết định số 68/2007/QĐ-TTg về thành lập Ủy ban quan hệ lao động

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×