Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tại hai xã Đồng Quang và 145204

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TựNHIÊN
Báo cáo đề tài:
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỤNG
ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN Đ ổ i c ơ c â u s ử d ụ n g ĐÂT p h ụ c v ụ
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
TẠI HAI XÃ ĐỔNG QUANG VÀ PHÙ KHÊ, HUYỆN TỪ SƠN,
Mã sỏ: QT - 06 - 27
Chủ trì đề tài: TS. Trần Văn Tuấn
Những người tham gia: TS. Trần Quốc Bình
Th.s. Phạm Thị Phin
CN. Lê Thị Hồng
CN. Nguyễn Xuân Sơn
0A I h c c r~'r- HÀ NỘI
'TPỰNG '■
*r -
V : 'H Ự '/|Ệ N !
TỈNH BẲC NINH
Hà Nội - 2007
TÓM TẮT BÁO CÁO
1. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng định hướng chuyển đổi cơ
Cấu sử dụng đất phục vụ công nghiệp hoá, hỉện đạỉ hoá nông nghỉệp nông thôn
tại hai xã Đồng Quang và Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
MÃ SỐ: QT - 06 - 27
2. CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: TS. Trần Vãn Tuấn
3. CÁN BỘ PHỐI HỢP: TS. Trần Quốc Bình
Th.s. Phạm Thị Phin
CN. Lê Thị Hồng
CN. Nguyễn Xuân Sơn
4. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN c ú u
4.1. Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và đặc điểm công


nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của hai xã Đổng Quang và Phù
Khê xây dựng định hướng chuyển đổi hợp lý cơ cấu sử dụng đất của hai xã đến năm
2020.
4.2. Nội dung:
- Nghiên cứu, đánh giá các điểu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn của hai xã Đồng Quang và Phù Khê.
- Làm rõ hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất của hai xã năm 2006
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp
ứng yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn hai xã đến 2020.
- Đề xuất định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn hai xã đến 2020.
5. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐUỢC
- Đã làm rõ đặc điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của hai
xã Đổng Quang và Phù Khê là phát triển kinh tế - xã hội gắn với tiểu thủ công
nghiệp làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ
- Hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất của hai xã năm 2006 và biến động sử
dụng đất của hai xã trong giai đoạn 2000 - 2006 về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH giai đoạn này. Tuy nhiên
quỹ đất dành cho xây dựng các khu công nghiệp làng nghề còn rất hạn chế dần đến
các vấn đề về môi trường; đất dành cho các mục đích văn hóa, xã hội chưa đáp ứng
được nhu cầu của nhân dân; việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp
còn chậm.
- Đã dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội chủ
yếu trên địa bàn hai xã đến năm 2020. Diện tích đất chuyên dùng, đất ở sẽ tăng
mạnh, diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm đáng kể.
- Đã đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai
của hai xã Đồng Quang và Phù Khê đến 2020.
- Về đào tạo: đã hướng dẫn 1 sinh viên (Đinh Ngọc Phú) bảo vệ khóa luận tốt
nghiệp (bậc cử nhân) với đề tài “ Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chi
tiết xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2006 - 2015”.

- Đã công bố 01 bài báo trong Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị khoa học
Địa lý - Địa chính năm 2006: Xây dựng định hướng quy hoạch sử dụng đất phục vụ
phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề ở xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bấc
Ninh, tr 372 - 377.
6. TÌNH HÌNH KINH PHÍ CỦA ĐỀ TÀI:
Kinh phí: 15.000.000 đ, thực hiện trong 1 năm.
Đã quyết toán xong với tài vụ
XÁC NHẬN CỦA BCN KHOA
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
PGS.TS Nhữ Thị Xuân
TS. Trần Văn Tuấn
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG
S u m m a r ỵ a r e p o r t
(sort report)
1. Project title: Assessment of present conditions and suggestion of orientation
for land use structure’ change to support industrialization and modemization
of agriculture in Dong Quang and Phu Khe communes, Tu Son district, Bac
Ninh province.
2. Code number: QT-06-27
3. Project head: Dr. Tran Van Tuan
4. Research objectỉves and contents
4.1 Obịectives.
Assessment of present conditions and characteristics of industrialization and
modemization of agriculture for suggestion of orientation for land use structure’
rational change to 2020.
4.2Contents\
- Assessment of natural, socio-economic conditions, characteristics of
industrialization and modemization in Dong Quang and Phu Khe communes.
- Analysis of land use and land use structure in these communes in 2006.
- Prediction of land use needs for socio-economic development to meet the

demand of industrialization and modemization of agriculture in these communes
until 2020.
- Proposing orientation of transíòrming land use structure to support
industrialization and modemization of agriculture in Dong Quang and Phu Khe
communes.
5 Achieved results:
- Characteristics of industrialization and modemization in Dong Quang and
Phu Khe communes associated vvith vvooden handy craít village.
- Land use, land use structure in communes in 2006 and land use change in
2000-2006 met the demand of economic structure’ transformation in
industrialization and modemization process. Hovvever, the land fund for industrial
zones is limited leading environmental problems and lovv transíòrmation in
agriculture structure.
- Predicted land use demand for critical socio-economic objectives in Dong
Quang and Phu Khe communes until 2020. Specialized land area, resident land vvill
raise vigorously, cultivated land will decrease signiíĩcantly.
- Proposed the rational orientation of land use and land use structure’
transformation in Dong Quang and Phu Khe until 2020.
MỤC LỤC
Mở đầu 1
Chương 1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nồng nghiệp, nỏng thôn và yèu
cầu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
3
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn 3
1.2. Yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn 3
Chương 2. Đỉều kiện tự nhìẻn, kỉnh tế - xã hội và đặc điểm còng nghiệp
hóa, hiện đạỉ hóa nông nghỉệp, nông thôn khu vực nghỉẽn cứu


7
2.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
7
2.1.1. Vị trí địa lý 7
2.1.2. Địa hình 7
2.1.3 Khí hậu 7
2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên 8
2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 9
2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai xã Đồng Quang và Phù Khê. 9
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 9
2.2.2 Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 10
2.2.3 Sản xuất nông nghiệp
11
2.2.4 Dân số và lao động 13
2.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
14
2.3 Đặc điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn khu vực
nghiên cứu 17
Chương3. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của haỉ xã Đồng Quang và
Phù Khê 19
3.1. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất xã Đồng Quang năm 2006
19
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

21
3.1.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 21
3.1.3 Hiện trạng đất chưa sử dụng
23
3.1.4 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2006 23
3.2. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất xã Phù Khê năm 2006


25
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
27
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

27
3.2.3 Hiện trạng đất chưa sử dụng 28
3.2.4 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2006 28
3.3 Hiện trạng sử dụng đất cho mục đích tiểu thủ công nghiệp và những vấn
để môi trường làng nghề
30
Chương 4. Xây dựng định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hai xã
Đồng Quang và Phù Khê đến nảm 2020 34
4.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Đồng Quang và xã Phù Khê
đến 2020 34
4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã Đồng Quang 34
4.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội xã Phù Khê

35
4.2 Khái quát về tiềm năng đất đai của hai xã Đồng Quang và Phù Khê

37
4.2.1. Tiềm năng đất đai cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

37
4.2.2. Tiểm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp

37
4.3 Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội

phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn hai xã đến 2020 37
4.3.1 Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng chủ yếu trên địa
bàn xã Đồng Quang 37
4.3.2 Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng chủ yếu trên địa
bàn xã Phù Khê 42
4.4 Định hướng bố trí sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hai xã
Đồng Quang và Phù Khê đến 2020 47
4.4.1 Định hướng bố trí sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của xã
Đồng Quang 43
4.4.2 Định hướng bố trí sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất xã
Phù Khê 7 51
4.5 Một số giải pháp thực hiện 55
Kết luận 56
Tàì liệu tham khảo 57
Phụ lục 59
MỞ ĐẦU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐ H) nồng nghiệp, nông thôn là một
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thồn, tạo tiền đề để giải quyết các vấn
đề xã hội, đưa nồng thôn nước ta tiến lên văn minh, hiện đại. CNH, HĐH nồng
nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH,
HĐH đất nước.
Để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải tiến hành chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thồn, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ tại khu
vực nồng thôn; hiện đại hoá nồng nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã
hội. Cùng với quá trình này cần phải có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm đáp
ứng các nhu cầu sử dụng cho các mục đích kinh tế, xã hội trong quá trình CNH,
HĐH.
Xã Đồng Quang và xã Phù Phê là hai xã của huyện Từ Sơn có làng nghề mộc
truyền thống từ lâu đời và hiện nay đang phát triển mạnh sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ

phục vụ cho nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. Sự phát triển nghề tiểu thủ công
nghiệp nông thôn và các ngành kinh tế, xã hội khác trên địa bàn hai xã đòi hỏi nhu
cầu khá lớn về đất đai và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đai. Tuy nhiên, hiện
trạng sử dụng đất của cả hai xã vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các
ngành, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Mặt khác cần có những định hướng dài hạn
để quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đáp ứng đầy đủ cho việc thực hiện các
mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn hai xã. Xuất phát từ
vấn đề mang tính thời sự này, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: "Nghiên
cứu hiện trạng và định hướng chuyên đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn tại hai xã Đ ồng Q uang và Phù Khê, huyện Từ
Sơn, tỉnh Bấc Ninh".
Mục tiêu nghỉẻn cứu: Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và đặc điểm
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của hai xã Đồng Quang và Phù Khê xây dựng
định hướng chuyển đổi hợp lý cơ cấu sử dụng đất của hai xã đến năm 2020.
Nhiệm vụ nghỉên cứu: Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài đề ra các nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn của hai xã Đổng Quang và Phù Khê.
1
- Làm rõ hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất của hai xã.
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội
nhằm đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn hai xã
đến 2020.
- Đề xuất định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của hai xã đến năm
2020.
Phương pháp nghỉên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát: dùng để điều tra thu thập tài liệu, số liệu và
khảo sát hiện trạng sử dụng đất của hai xã Đồng Quang và Phù Khê.
- Phương pháp so sánh: nhằm làm rõ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và
biến động sử dụng đất.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để phân tích, đánh giá hiện trạng sử
dụng đất và tổng hợp nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn hai xã.
- Phương pháp bản đồ và GIS: ứng dụng để xây dựng các bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và định hướng sử dụng đất.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia của địa phương về
nhu cầu sử dụng đất và định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn hai
Cấu trúc đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài gồm 4 chương:
Chương ỉ: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nồng nghiệp, nông thôn và yêu cầu
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
Chương 2: Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn khu vực nghiên cứu.
Chương 3: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của hai xã Đồng Quang và Phù
Khê.
Chương 4: Đề xuất định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của hai xã
Đồng Quang và Phù Khê đến năm 2020.
2
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ
YÊU CẦU CHUYỂN Đ ổi c ơ CÂU sử DỤNG ĐẤT
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là
nhiệm vụ rất quan trọng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp vào nãm 2020. Năm 1996, Đại hội VIII của Đảng
quyết định chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quan điểm và nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp nồng thôn đã được thể hiện
trong Văn kiện của Đại hội [1]:
- Phát triển toàn diện nồng, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung
chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều
về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng
được yêu cầu của cồng nghiệp chế biến và của thị trường trong, ngoài nước.

- Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hóa,
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày
càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đồ thị.
- Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới
bao gồm tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp,
các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nông thôn
vãn minh mới, hiện đại.
Đại hội IX của Đảng và nhất là Nghị quyết Trung ương 5 Khoá IX về "Đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010"
đã làm rõ hơn những quan điểm của Đảng, nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn:
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế
biến và thị trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các
thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là cồng nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ
3
Chương 1
thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các
ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp;
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ
môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;
xây dựng nông thồn dân chủ, cồng bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn.
Đại hội X của Đảng đề ra chủ trương tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nồng nghiệp, nông thôn và nông

dân [4]:
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nồng thôn theo hướng tạo
ra giá trị gia tãng ngày càng cao, gắn với cồng nghiệp chế biến và thị trường; thực
hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh,
phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm
và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao
động nông nghiệp. Sớm khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác của các hộ
nông dân; phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn
nuôi tập trung, doanh nghiệp cồng nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành
nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu
quả kinh tế cao.
- Phát triển đổng bộ và có hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản. Coi trọng khâu sản xuất và cung cấp giống tốt, bảo vệ mồi
trường, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến
ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn.
Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học
vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng,
công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến.
- Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn. Thực hiện xây
dựng chương trình nông thôn mới. Xây dụng các làng, xã, ấp , bản có cuộc sống no
4
đủ, văn minh, môi trường lành manh. Hình thành các khu dân cư đô thị hoá với kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ như: thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm
công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ. Phát huy dân chủ ở nông thôn đi
đôi với xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ tệ nạn xã hội,
hủ tục, mê tín, dị đoan; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng
sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông,

các khu đồ thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao dộng ở nồng thôn theo hướng giảm
nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp
và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thồn có việc làm trong và ngoài khu vực
nồng thôn, kể cả nước ngoài. Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xoá đói giảm
nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
1.2 Yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ công nghiệp hoá, hiện đạỉ
hoá nông nghiệp, nông thôn
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nồng thôn sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu
sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng mặt bằng, không gian cho các mục đích
chuyển đổi kinh tế, xã hội.
Hình 1. Môi quan hệ của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất với CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn
Cùng với quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ cồng nghiệp, dịch vụ và
phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông, giáo dục
5
đào tạo, y tế, ) nông thồn thì diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng và tương ứng là
diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm trong quá trình CNH, HĐH.
Trong chặng đường đầu của thời kỳ CNH, HĐH, trong sử dụng đất đai ngoài
việc cần phải phân bổ đất cho các mục đích phi nồng nghiệp còn phải xử lý các vấn
đề môi trường, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, phát triển kinh tế trang trại
đồng thời vẫn đảm bảo người nông dân có đất sản xuất v.v
Như vậy, nhiệm vụ đạt ra cho định hướng và quy hoạch sử dụng đất khu vực
nông thôn là tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phù hợp với yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội đáp ứng các mục tiêu của CNH,
HĐH. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch này phải đảm bảo hài hoà được các lợi ích
kinh tế, xã hội và môi trường.
6
KHÁI QUÁT CÁC ĐIỂU KIỆN Tự NHIÊN, KINH TÊ - XÃ HỘI
VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP,

NÔNG THÔN KHU v ự c NGHIÊN cứ u
2.1 Đỉều kỉện tự nhỉên của khu vực nghỉên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu gồm hai xã Đồng Quang và Phù Khê tiếp giáp nhau,
nằm ở phía tây bắc huyện Từ Sơn, cách trung tâm huyện 2,5 km theo đường quốc lộ
1 A và tỉnh lộ 271. Khoảng cách từ khu vực nghiên cứu đến thị xã Bắc Ninh khoảng
13 km và đến Thủ đô Hà Nội khoảng 18 km theo đường quốc lộ 1 A. Khu vực
nghiên cứu có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp xã Hương Mạc.
- Phía Nam giáp xã Đình Bảng.
- Phía Đông giáp xã Tam Sơn và Đồng Nguyên.
- Phía Tây giáp xã Châu Khê và huỵện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Với vị trí địa lý gần trung tâm huyện và quốc lộ 1A thông qua tỉnh lộ 271,
gần Trung tâm của tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội, cả hai xã Đồng Quang và
Phù Khê có điều kiện thuận lợi trong giao lun kinh tế, khai thác lợi thế và nguồn
nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ
mỹ nghệ và sản xuất nông nghiệp. Xã Đồng Quang có vị trí thuận lợi hơn so với xã
Phù Khê do xã nằm ở gần đường quốc lộ 1A và thị trấn Từ Sơn hơn.
2.1.2. Địa hình
Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng, phần lớn diện tích đất
của cả hai xã đều có địa hình vàn, vàn thấp. Địa hình có xu thế nghiêng dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình khoảng 2,5 - 5 m so với mặt nước biển.
Nhìn chung địa hình của hai xã Đồng Quang và Phù Khê thuận lợi cho việc
xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo mặt bằng xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát
triển các khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thuận lợi cho
phát triển nồng nghiệp, nhất là lúa, rau màu.
2.1.3 Khí hậu
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên mang
đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình nâm 23,3°c, nhiệt độ
7

Chương 2
trung bình tháng cao nhất là 28,9°c (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là
15,8°c (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là
13,1° c. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.533 - 1.778 giờ.
Lượng mưa trung bình hàng nãm dao động trong khoảng 1.400-1.600 mm,
nhưng phân bố không đểu trong năm. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 80 % tổng lượng mưa cả năm.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Gió
mùa đông bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa đồng
nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9.
Nhìn chung khu vực nghiên cứu có khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh nên có thể
trồng thêm vụ đông với các loại cây rau màu ngắn ngày có giá trị cao.
Mặt hạn chế lớn nhất về khí hậu đối với cả Đồng Quang và Phù Khê trong
việc sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo mùa, thường gây úng ngập các khu vực
có địa hình thấp, trũng gây khó khăn cho thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích và
làm giảm năng suất cây trồng.
2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra khảo sát và đánh giá đất của huyện Từ Sơn cho thấy
khu vực xã Đồng Quang và Phù Khê có 2 loại đất chính sau [7]:
+ Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng: phân bố trên địa hình
vàn, vàn thấp, có diện tích chiếm khoảng 80% tổng diện tích đất canh tác của hai xã.
Loại đất này có thành phần cơ giới phổ biến là thịt trung bình, ít chua, hàm lượng
mùn khá (1,80 %). Đây là loại đất có thể bố trí cây trồng luân canh vài vụ trong
nãm, cho nãng suất khá cao và ổn định. Có một số ít diện tích ở chân thấp, trũng,
thường bị giây, thành phần cơ giới nặng và chua nhiều, phần diện tích này nên
chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng của hệ thống sông Hồng, chiếm
khoảng 15 % diện tích đất canh tác của hai xã, phân bố ở chân vàn cao, thành phần

cơ giới thịt nhẹ, do biến đổi của quá trình canh tác lúa nước nên đã có hiện tượng
bạc màu, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo.
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt: Sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa bàn hai xã với chiều
dài gần 2,8 km. Đây là nguồn nước mặt chủ yếu của khu vực nghiên cứu. Sồng Ngũ
Huyện Khê nối liền với sông Cầu rất thuận lợi cho việc tưới tiêu. Mùa khô các trạm
bơm lấy nước tưới cho đồng ruộng, mùa mưa khi úng lụt xuất hiện, nước được rút từ
trong đồng ruộng ra sông Ngũ Huyện Khê và tiêu ra sông Cầu. Ngoài ra trên địa bàn
hai xã còn có nhiều ao hồ. Nguồn nước mặt khá dồi dào đã tạo điều kiện cung cấp
nước cho sản xuất.
+ Nguồn nước ngầm tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể, nhưng qua thực
tế sử dụng của người dân cho thấy, mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2 - 5 m,
có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng tại các vườn gia đình trong
mùa khô.
2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
• Lợi thế:
- Khu vực nghiên cứu có vị trí địa lý khá thuận lợi: cách khồng xa trung tâm
huyện, thị xã Bắc Ninh và khu tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc: Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh sẽ là lợi thế cho cả hai xã trong quá trình phát triển. Vị trí địa
lý kết hợp với hệ thống đường giao thồng thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho Đồng Quang
và Phù Khê giao lưu kinh tế và nắm bắt được thị trường, kinh nghiệm, tiếp cận công
nghệ phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Với điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho
Đồng Quang và Phù Khê có thể phát triển nông nghiệp đa dạng, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
• Hạn chế:
- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, làm úng ngập, hạn hán cục bộ
vẫn còn xảy ra ở một số vùng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Đất đai tuy khá phì nhiêu nhưng do quá trình canh tác ở một vài khu vực
chưa khoa học dẫn đến có một số diện tích đất bị bạc màu. Phần lớn diện tích đất

chua, nghèo lân và kali, môi trường đất yếm khí làm hạn chế kết quả sản xuất nông
nghiệp.
2.2 Tinh hình phát triển kinh tê - xã hội của hai xã Đồng Quang và Phù Khẽ
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tẻ
9
Trong những năm gần đây, kinh tế của hai xã Đồng Quang và Phù Khê đã có
nhiẻu bước chuyển biến rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp, tãng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ (bảng 1).
Bảng 1. Cơ cấu kinh tế của haỉ xã Đồng Quang và Phù Khê
năm 2000 và 2005
Đơn vị: %
Năm 2000 Năm 2005
Đồng Quang Phù Khê
Đồng Quang
Phù Khê
Nông nghiệp 14,6 36,2 8,2
28,3
Công nghiệp -
tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ
85,4 63,8 91,8
71,7
Nguồn: Sô' liệu thống kê thực trạng kinh tế - xã hội huyện Từ Sơn i
ĩ 999 - 2004 và
báo cáo của Đảng bộ hai xã năm 2005.
Do có điều kiện thuận lợi hơn về vị trí địa lý, nguồn vốn và nhân lực trong
phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề nên lĩnh vực cồng nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ của xã Đồng Quang phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu kinh tế. Năm 2000, trong cơ cấu kinh tế của xã Đồng Quang nông nghiệp chiếm

14,6 %, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm 85,4 %, đến năm 2005,
tỷ lệ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã tăng đáng kể và chiếm 91,8 %.
Cũng trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế của Phù Khê cũng có sự chuyển dịch rõ
rệt, tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã tăng từ 63,8 % năm 2000 lên 71,8%
nầm 2005. Tuy nhiên tỷ trọng ngành nông nghiệp của Phù Khê còn lớn, năm 2005
chiếm 28,3%.
2.2.2. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Xã Đồng Quang và xã Phù Khê có nghề mộc truyền thống từ lâu đời. Hiện
nay, nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ là nghề tiểu thủ công nghiệp chính của người dân
trong cả hai xã. Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ như bàn, ghế, tủ, sập, được tiêu thụ ở
trong nước và cho xuất khẩu.
Ở xã Đổng Quang, ngoài sản xuất còn phát triển kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ
và có sự thu hút đầu tư của một số ngành công nghiệp khác như kim loại, nhựa, điện
10
tử. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của Đổng Quang
tăng mạnh mẽ, năm 2000 là 89.493 triệu đồng, năm 2005 lên đến 150.207 triệu
đồng. Số cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng đáng kể, năm 2000
có 1.036 cơ sở, nãm 2004 đã có 1.438 cơ sở. Số lao động sản xuất cồng nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp năm 2004 là 7.349 người. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ
cá thể tăng mạnh, năm 2000 là 91 cơ sở, năm 2004 lên đến 653 cơ sở. Số lao động
cá thể kinh doanh thương mại, dịch vụ cũng tăng rất mạnh, năm 2000 là 103 người,
năm 2004 đã lên đến 944 người [15]. Nhịp độ tăng trưởng bình quân công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong giai đoạn 2000 - 2005 là 7,34 %/nãm.
Tại xã Phù Khê, nghề chính của người dân trong xã cũng là sản xuất đồ gỗ
mỹ nghệ nhưng qui mô nhỏ hơn và manh mún hom so với Đồng Quang. Tổng giá trị
sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tăng từ 34,1 tỷ đồng năm 2000 lên
81,7 tỷ đồng năm 2005. Số cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ cồng nghiệp cá thể
năm 2004 là 1161 cơ sở, số lao động tham gia ngành này là 4273 người. Dịch vụ
còn ở quy mô nhỏ, chủ yếu các hộ buôn bán phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân
dân trong xã. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ cá thể là 120 cơ sở, thu hút

202 lao động. Nói chung thương mại, dịch vụ phát triển chưa mạnh. Đã có hình thức
dịch vụ làng nghề như cung cấp dịch vụ vận chuyển, cung cấp nguyên vật liệu (buôn
gỗ xẻ hoặc gỗ thô), tuy nhiên tính chuyên nghiệp chưa cao.
2.2.3 Sản xuất nông nghiệp
Mặc dù sản xuất nông nghiệp hiện nay không còn là ngành kinh tế chủ lực
của hai xã nhưng cũng có sự phát triển trong những năm gần đây.
Xã Đồng Quang: hiện có 288,97ha đất nông nghiệp, chiếm 48,9 % diện tích
tụ nhiên. Trong giai đoạn 2000 - 2005, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 63,62
tỷ đồng. Trong đó năm 2004 đạt 11,2 tỷ đồng, tăng 19 % so với năm 2000. Năm
2005 đạt 11,33 tỷ đồng, tăng 20 % so với năm 2000.
+ Trồng trọt: Trong những năm gần đây nhân dân đã đưa các loại giống lúa
mói có năng suất cao vào sản xuất, thực hiện cơ giới hoá đổng ruộng. Năng suất lúa
năm 2000 là 102,9 tạ/ha, nãm 2004 là 105,7 tạ/ha (tăng 2,64 %). Tuy nhiên do quá
trình công nghiệp hoá diễn ra trên địa bàn xã khá mạnh nên diện tích đất nông
nghiệp của xã ngày càng bị thu hẹp. Diện tích đất canh tác năm 2004 so với năm
2000 giảm 47,2 ha, tổng sản lượng lương thực giảm 289 tấn (năm 2000 là 3962 tấn,
11
năm 2004 là 3673 tấn). Phần lớn diện tích đất có khả năng trồng cây vụ đồng không
được đưa vào sử dụng. Một số loại cây rau màu, hoa, cây cảnh được đưa vào trồng
với quy mô nhỏ, đầu tư thấp chủ yếu do tự phát chưa có quy hoạch khoanh vùng cụ
thể.
+ Chăn nuôi: Nhìn chung ngành chăn nuôi của xã trong những năm gần đây
không được chú trọng đầu tư, chủ yếu phát triển ở quy mô hộ gia đình.
Trâu: Trong sản xuất nông nghiệp khâu làm đất chủ yếu bằng máy móc,
không còn sử dụng sức kéo bằng trâu nhiều. Vì vậy đàn trâu giảm mạnh, năm 2000
là 32 con, năm 2004 chỉ còn 3 con.
Bò: Số lượng bò lại có chiều hướng tăng, chủ yếu là để lấy thịt và sữa, năm
2000 có 11 con, năm 2004 đã có 54 con.
Lợn: Số lượng đầu lợn có xu hướng giảm dần do thu được lãi ít, người dân
đầu tư cho các nghề khác để có thu nhập cao hơn. Năm 2000 toàn xã có 5357 con,

năm 2004 chỉ còn 3369 con. Số lợn xuất chuồng bình quân hàng năm trong 5 năm
qua đạt 1,5 con/hộ.
Gia cầm: Đầu năm 2004 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đã gây thiệt hại
lớn cho các hộ chăn nuôi, tổng số gà phải huỷ là 7.500 con. Hiện nay chỉ còn một số
hộ nuôi lẻ tẻ trong qui mô gia đình.
Nuôi trồng thuỷ sản: Một số diện tích ao, hổ trong xã cho đấu thầu, ao trong
khuôn viên của các hộ gia đình, cá nhân đã được người dân sử dụng để thả cá, năm
2004 sản lượng đạt 18 tấn.
Xã Phù Khê: hiện có 233,32 ha đất nông nghiệp, chiếm 67,1 % tổng diện
tích tự nhiên. Trong ngành trồng trọt, cây lúa là cây chủ lực với diện tích 213, 56 ha,
chủ yếu là lúa 2 vụ. Trong những nãm gần đây do khắc phục được tình trạng úng
ngập, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất nên mặc dù diện tích gieo
trổng có giảm nhưng sản lượng vẫn khá ổn định:
- Năm 2002 diện tích lúa cả năm của Phù Khê là 434 ha, sản lượng lúa đạt
2203 tấn.
- Năm 2003 diện tích lúa cả nãm 429 ha, sản lượng đạt 2220 tấn.
- Năm 2004 diện tích lúa cả năm 429 ha, sản lượng đạt 2279 tấn.
Ngoài lúa còn một diện tích nhỏ cây màu hàng năm trồng vào vụ đông như
khoai lang, khoai tây.
12
Nhìn chung cơ cấu cây trồng của Phù Khê còn đơn điệu, chưa chú ý đến mở
rông diện tích cây vụ đông, rau màu, do vậy nồng nghiệp chưa khai thác hết tiềm
năng đất đai.
Trong chăn nuôi, năm 2004 toàn xã có 15 con trâu, 64 con bò, đàn lợn có
1826 con. Trong đó đàn lợn lái vẫn được duy trì, toàn xã có khoảng 100 -130 con
hàng năm cung cấp gần 2000 con lợn giống phục vụ phát triển chăn nuôi.
Đàn gà: Năm 2004 toàn xã có khoảng 2000 con tập trung trong 5 -7 hộ gia
đình, nuôi theo hướng công nghiệp lấy thịt và trứng. Sau đợt dịch cúm gia cầm năm
2004, hiện nay trong xã chỉ còn một số hộ nuôi lẻ tẻ.
Tính đến đầu năm 2005 cả xã có 17,66 ha đất nuôi trồng thủy sản, sản lượng

nuôi và đánh bắt khoảng 10 tấn.
2.2.4 Dân số và lao động
- Xã Đồng Quang:
+ Dân số: Theo số liệu thống kê của ủy ban dân số, gia đình và trẻ em huyện
Từ Sơn năm 2005, xã Đồng Quang có tổng số dân là 16.809 người, chiếm 13,57 %
dân sô' toàn huyện Từ Sơn, mật độ dân số là 2844 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là
1,74 %. Toàn xã có 3 thồn, số hộ và nhân khẩu cụ thể trong từng thồn như sau:
Thôn Đồng Kỵ có 12485 người, 2394 hộ.
Thôn Trang Liệt có 3523 người, 812 hộ.
Thôn Bính Hạ có 801 người, 187 hộ.
Những năm gần đây, do việc đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình nên
xã đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc giảm tốc độ phát triển dân
số. Tuy vậy do người dân hiểu không đầy đủ về Pháp lệnh dân số năm 2003 nên tốc
độ tăng dân số vẫn còn ở mức cao. Dân số tăng đã gây áp lực cho việc sử dụng đất,
làm tăng nhu cầu đất ở và đất chuyên dùng, giảm diện tích đất canh tác trên đầu
người.
+ Lao động, việc làm: Sự phát triển khá mạnh của nghề tiểu thủ công nghiệp
sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trong những năm gần đây đã tạo việc làm cho nhân dân,
hàng năm tăng thêm số người ỉao động có việc làm. Cơ cấu lao động chuyển dịch
theo hướng từ nông nghiệp sang cồng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Thu nhập và mức sống dân cư: Đời sống và các tầng lớp dân cư từng bước
được cải thiện và ổn định về nhiều mặt, thu nhập ngày càng tăng. Bình quân thu
13
nhập trên đầu người của xã Đồng Quang đã tăng mạnh từ 4,5 triệu đồng năm 2000
lên 8,5 triệu đồng năm 2004 và khoảng 9,0 triệu đồng nãm 2005.
- Xã Phù Khê:
+ Dân số: Theo số liệu thống kê nãm 2005, dân số toàn xã là 7899 người,
tổng số hộ là 1903 hộ, trung bình quy mô một hộ là 4,15 người/hộ. Toàn xã có 4
thôn, số hộ và nhân khẩu cụ thể trong từng thôn như sau:
Thôn Phù Khê Thượng: tổng số nhân khẩu là 1991, số hộ là 479 hộ.

Thôn Phù Khê Đông: tổng số nhân khẩu là 2393, số hộ là 577 hộ.
Thôn Tiến Bào: tổng số nhân khẩu là 1747, số hộ là 421.
Thôn Nghĩa Lập: tổng số nhân khẩu là 1768, số hộ là 426.
Mật độ dân số của xã Phù Khê tương đối cao: 2263 người/km2. Trong một số
năm gần đây tỷ lệ tăng dân số tự nhiên không ổn định: Năm 2002 tỷ lệ tăng dân số
là 1,78%, năm 2003 - 2,28%, năm 2004 - 1,76%, năm 2005 - 1,65%. Nguyên nhân
chủ yếu là do người dân chưa hiểu rõ Pháp lệnh dân số mới ban hành nên tỷ lệ sinh
con thứ ba tăng trong năm 2003, 2004. Trong những năm tới xã cần tiếp tục tăng
cường công tác truyền thồng dân số, kế hoạch hoá gia đình để đến năm 2010 tỷ lệ
tăng dân số là 1,25% theo kế hoạch phát triển của huyện và địa phương.
+ Lao động, việc làm và thu nhập
Hiện nay trong phạm vi toàn xã có khoảng 75% số hộ làm nghề mộc. Nghề
mộc sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thu hút một lực lượng lớn lao động, tận dụng cả ỉao
động ngoài độ tuổi có khả năng làm việc. Bên cạnh đó đa phần số hộ trong xã đều
có đất nông nghiệp để canh tác.
Thu nhập bình quân trên đầu người năm 2005 khoảng 7,5 triệu đồng/nãm.
Đời sống người dân tương đối ổn định, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng
cao. Tuy nhiên trong xã vẫn còn khoảng 100 - 130 hộ thuộc diện nghèo.
2.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
Đường tỉnh lộ 271 đi qua địa bàn hai xã Đồng Quang và Phù Khê dài 4,8 km,
là đường giao thông huyết mạch để địa phương tiếp cận với thị trường bên ngoài,
góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Đoạn tỉnh lộ 271
từ quốc lộ 1A đến đầu làng Đồng Kỵ, xã Đồng Quang đã được mở rộng từ 9 m
thành 33 m. Tuy nhiên đoạn còn lại qua làng Đồng Kỵ và xã Phù Khê đang bị
xuống cấp, bề rộng còn hẹp nên cần được mở rộng và nâng cấp.
14
Hệ thống đường liên thôn của hai xã được đầu tư nâng cấp. Ở xã Đồng
Quang, tuyến đường Đồng Kỵ đi Tam Sơn đã được dải cấp phối, xã đã tiến hành bê
tông hoá đường giao thông trong các thồn Đồng Kỵ, Trang Liệt, Bính Hạ.

Tại xã Phù Khê, trong giai đoạn 2000 - 2004 đã đầu tư nâng cấp, bê tông hoá
một số tuyến đường trong khu dân cư như đường T2 từ tỉnh lộ 271 vào thôn Phù Khê
Đông, đường trục giữa thôn Phù Khê Thượng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều đoạn đường
cần được cải tạo, nhất là ở thôn Nghĩa Lập.
- Thuỷ lợi:
Nhìn chung hệ thống kênh mương ở cả hai xã về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu
tưới tiêu nước phục vụ sản xuất.
Tại xã Đồng Quang: Kênh tưới chính trên địa bàn xã là kênh B2 cung cấp
nước tưới cho mạng lưới kênh nội đồng ở khu vực Đồng Kỵ và khu vực phía Tây
Nam.
Khu vực phía Đông, nước tưới do trạm bơm Bãi Bì đảm nhận.
Kênh tiêu Trịnh Xá đi qua Đồng Quang là đường tiêu nước chủ yếu của xã
thông qua hệ thống kênh tiêu nội đồng.
Hàng năm hệ thống kênh mương được nạo vét, tu bổ đảm bảo cho công tác
tưới tiêu nước phục vụ sản xuất. Xã đang thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh
mương. Tuy vậy, trong thời gian qua một số đoạn kênh mương được chuyển sang
đất khu công nghiệp nhưng chưa xây dựng mới, đã làm cho một số vùng bị ngập úng
do kênh tiêu không thông.
Tại xã Phù Khê: Trên địa bàn xã có kênh B4 chạy qua. Đây là kênh tưới cấp
huyện lấy nước từ kênh Bắc về cung cấp cho hệ thống kênh mương nội đồng.
Hệ thống kênh mương được phân bố tương đối đều, đảm bảo nhu cầu tưới
tiêu. Hàng năm hệ thống kênh mương đều được nạo vét, tu sửa (khoảng 3 km mương
hàng nãm). Chương trình kiên cố hoá kênh mương cũng đang được thực hiện. Trên
toàn xã đã xây dựng gần 6 km mương gạch với nguồn kinh phí Nhà nước và nhân
dân cùng làm. Bên cạnh đó tại một số khu vực các bờ vùng cũng được xây gạch để
phục vụ sản xuất.
Hiện xã đang sử dụng 2 trạm bơm:
+ Trạm Đồng Vét có 2 máy tưới tiêu cho toàn bộ khu đồng phía Nam của xã.
15
+ Trạm Đồng Bèo có 6 máy là trạm bơm cấp huyện đảm bảo tưới tiêu cho các

khu vực phía Bắc xã Phù Khê và các xã lân cận.
- Điện:
Trong thời gian qua, tại hai xã đã xây dựng mới một số trạm biến áp đảm
bảo nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
- Các công trình văn hoá, y tế, giáo dục:
+ Xã Đồng Quang: Quy mồ giáo dục phát triển mạnh và toàn diện ở cả 3 bậc
học, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Theo số liệu
thống kê của Phòng Giáo dục - đào tạo Từ Sơn năm 2005, xã Đổng Quang có 5
trường với 127 lớp và 4.165 học sinh [14]. Năm học 2004 - 2005 bậc học mầm non
có 44 lớp với 1.070 cháu, tăng 8 lớp, 235 cháu so với năm học 2000 - 2001; bậc tiểu
học có 2 trường gồm 52 lớp với 1.710 học sinh, tãng 4 lớp, 125 học sinh; bậc trung
học cơ sở gồm 31 lớp với 1.385 học sinh, tăng 3 lớp, 86 học sinh, so với năm học
2000-2001.
Văn hoá thông tin: Xã có nhà bưu điện và một trạm truyền thanh. Số máy
điện thoại cố định năm 2000 là 936 máy đến 2004 là 2759 máy [15]. Nhà văn hoá
của thôn Trang Liệt đã được xây dựng mới, còn các thôn Đồng Kỵ và Bính Hạ chưa
có nhà văn hoá, hiện tại các thôn này sử dụng các nhà kho cũ làm nơi sinh hoạt.
Y tế: Có trạm y tế xã, hàng năm thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y
tế ở cơ sở như tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh truyền nhiễm, không để dịch
bệnh xảy ra trên địa bàn. Trong 5 năm qua (2000 - 2005) đã tổ chức khám bệnh cho
63.871 ca, điều trị tại trạm 22.083 ca, trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm đủ vắc xin phòng
bệnh. Ngoài ra còn phối hợp với đài phát thanh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân.
Thể dục thể thao: Phong trào thể dục thể thao được quan tâm phát triển. Các
loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, đạt kết
quả cao trong các kỳ thi đấu do huyện và tỉnh tổ chức. Tuy vậy, để phong trào thể
dục thể thao phát triển mạnh hơn, chăm sóc sức khoẻ cho các tầng lớp thanh thiếu
niên được tốt hơn cần mở rộng và mở mới thêm sân tập thể dục, thể thao tại các
thôn.
+ Xã Phù Khê có 3 trường học: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở với tổng

số 1875 học sinh, trong đó:
16
Trường Tiểu học có 25 lớp vối 847 học sinh.
Trường Trung học cơ sở có 16 lớp với 593 học sinh
Mầm non: mẫu giáo có 14 lớp với tổng số 424 cháu, nhà trẻ có 227 cháu.
Tỷ lệ các cháu vào lớp 1 đạt 100% các cháu trong độ tuổi. Tỷ lệ học sinh lên
lớp hàng năm đạt 99,9%. Toàn xã đến năm 2003 đã đạt phổ cập giáo dục THCS.
Cơ sở vật chất của các trường học đã được quan tâm, tuy nhiên diện tích các
trường tiểu học, trung học cơ sở còn thiếu cần được mở rộng và xây mới. Diện tích
đất dành cho trường mầm non ở các thôn Phù Khê Thượng, Tiến Bào, Nghĩa Lập
còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của các cháu.
Y tế: Hiện xã có một trạm xá có bác sỹ, y tá đảm bảo thường xuyên khám
chữa bệnh cho nhân dân. Hàng năm thực hiện tốt các đợt tiêm chủng, tổ chức uống
vitamin cho trẻ, thực hiện các đợt phòng dịch. Trong vòng 5 năm qua khồng có đợt
dịch bệnh diện rộng nào xảy ra. Công tác phụ sản đã được trạm thực hiện tốt, các bà
mẹ khi sinh con đều đến trạm xá. Mạng lưới y tế thôn cũng được củng cố và hoạt
động có hiệu quả, góp phần đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân.
Vân hoá thông tin: Xã có nhà bưu điện và một trạm truyền thanh. Các thôn
đều hiện nay chủ yếu sử dụng các nhà kho trước đây làm nhà văn hóa, chưa đáp ứng
được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Số máy điện thoại cố định năm 2000 là 207
máy đến 2004 là 776 máy. Các phong trào văn nghệ đều được người dân nhiệt tình
tham gia hưởng ứng.
Thể dục thể thao: Phong trào thể dục thể thao tuy đã có nhưng chưa được
quan tâm phát triển. Xã chưa có sân vận động và các thồn hiện nay đều chưa có sân
tập thể dục thể thao. Vì vậy trong những năm tới cần quy hoạch và xây dựng sân
vận động và các sân tập thể dục thể thao cho các thôn.
2.3 Đặc điểm công nghiệp hoá, hỉện đạì hoá nông nghiệp, nông thôn khu vực
nghiên cứu.
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và từ các
số liệu điều tra của đề tài có thể khái quát một số đặc điểm chủ yếu của CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn của hai xã Đồng Quang và Phù Khê:
- Quá trình phát triển công nghiệp nông thôn ở hai xã gắn với việc phát triển
tiểu thủ công nghiệp làng nghề.
17
ĐAI HOC QUÒC G i* ► 4
TRUNG TÁM THỐNG Tin Thư Vitn
Phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề và cụ thể là sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ
là yếu tố chính của phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn hai xã. Theo số
liệu điều tra của đề tài năm 2005, trong tổng số 3343 hộ của xã Đồng Quang có tới
2667 hộ tham gia sản xuất đồ gố mỹ nghệ, chiếm 80% số hộ. Nghề này thu hút hầu
hết lực lượng lao động tại địa phương (khoảng 8000 lao động) và khoảng 4500 lao
động từ nơi khác. Quy mô sản xuất của các hộ gia đình trong xã Đồng Quang có sự
khác nhau: phần lớn là các hộ sản xuất nhỏ có doanh thu từ 20 - 30 triệu đồng/
tháng với thu nhập từ 2 - 4 triệu đồng/ tháng, chiếm khoảng 88%, số còn lại là các
hộ sản xuất lớn (thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp tác xã) với doanh
số có thể đạt tới 100 - 120 triệu đồng/ tháng.
Sự phát triển khá mạnh của sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ đã góp
phẩn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành cồng nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của xã, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp.
Tại xã Phù Khê, trong tổng số 1903 hộ của xã có khoảng 1400 hộ tham gia
sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Quy mồ sản xuất của các hộ trên địa bàn xã đều thuộc sản
xuất nhỏ và chủ yếu trong khuôn viên hộ gia đình. Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tuy kém
hơn so với Đổng Quang nhưng cũng là yếu tố quyết định cho việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn xã.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
lớn của hai xã còn chậm, ruộng đất manh mún. Năng suất cây trồng (cây lúa) tuy đã
có cao hơn một số năm trước đây nhưng so với các xã khác trong huyện mức tăng
còn thấp.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn hai xã từng bước đã được đầu tư xây
dựng, tuy nhiên vẫn còn nhiều tuyến đường giao thông và thuỷ lợi cần tiếp tục được

nâng cấp, cải tạo.
- Các công trình văn hoá, xã hội như nhà vãn hóa xã, thôn chưa đáp ứng được
nhu cầu sinh hoạt của người dân, các cồng trình thể dục thể thao chưa được bố trí
xây dựng.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong hai xã ngày càng được
cải thiện cùng với sự phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên sự phát
triển của nghề sản xuất đổ gỗ mỹ nghệ cũng ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ
của người dân trên địa bàn hai xã.
18

×