Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

ĐỀ CƯƠNG PHÂN HÓA VÀ BÌNH ĐẲNG TRONG GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.08 KB, 50 trang )

ĐỀ CƯƠNG PHÂN HÓA VÀ BÌNH ĐẲNG TRONG GIÁO DỤC
Câu 1. Phân tích khái niệm phân hóa xã hội. Phân hóa xã hội và phân tầng xã
hội ?
1. Phân hóa xã hội
- Phân hóa xã hội là quá trình hình thành các nhóm xã hội khác nhau về một
hoặc một số đặc điểm, tính chất xã hội nhất định
- Sự phân hóa xã hội có thể dẫn đến sự hình thành các nhóm xã hội khác
nhau, mâu thuẫn nhau thậm chí đối lập nhau. Khi sự phân hóa xã hội tạo thành
hai nhóm xã hội đối lập nhau thì được gọi là sự phân cực xã hội
Ví dụ:
Về kinh tế: Sự phân hóa xã hội tạo ra 2 nhóm đối lập nhau là nhóm giàu và
nhóm nghèo, tương ứng là nhóm học sinh con nhà giàu và nhóm học sinh con nhà
nghèo.
Về giáo dục: sự phân hóa xã hội tạo thành nhóm học sinh giỏi và nhóm học
sinh kém.
- có những sự phân hóa xã hội tạo ra sự phong phú, đa dạng của các nhóm xã
hội. ví dụ như: sự phân hóa về nghề nghiệp.
- có sự phân hóa xã hội tạo ra sự phân tầng xã hội và thậm chí là sự bất bình
đẳng xẫ hội sâu sắc. ví dụ như: sự phân hóa về giai cấp (tư sản và vô sản), sự
phân hóa về tầng lớp (giàu, nghèo)
* cơ chế và các yếu tố tác động tới sự phân hóa xã hội
Cơ chế:
- sự phân hóa xã hội diễn ra trong những điều kiện xã hội cụ thể. Vd: trong
xã hội nông nghiệp thì mới xuất hiện giai tầng nông dân, địa chủ. Trong xã hội
hiện nay thì mới xuất hiện những người làm nghề về máy tính
- Sự phân hóa xã hội diễn ra theo quy luật: quy luật tự nhiên và quy luật xã
hội.
1
VD: theo quy luật tự nhiên, con người lớn lên và tham gia vào các nhóm xã
hội khác nhau tùy theo đặc điểm về lứa tuổi, tâm sinh lí. (hội người cao tuổi, đoàn
thanh niên )


Theo quy luật xã hội: trẻ em đến 6 tuổi thì đi học lớp 1 và mỗi năm lên một
lớp. đủ điều kiện sẽ chuyển sang học cấp học mới. người lao động thất nghiệp
thường khó tránh khỏi tình trạng nghèo.
Các yếu tố:
Có nhiều yếu tố khác nhau tác động tới sự phân hóa xã hội như: gia đình,
năng lực cá nhân, cơ may xã hội trong đó sự phân công lao động trong xã hội và
Giáo dục (trình độ học vấn) là hai yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất nhưng không
làm mất tác dụng của các yếu tố khác.
2. Phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội là sự phân hóa xã hội tạo thành các tầng xã hội khác nhau
về vị thế xã hội trong cấu trúc xã hội.
- là quá trình phân hóa xã hội với đặc trưng là tạo ra các nhóm xã hội có vị
thế trên dưới, cao thấp khác nhau về mổ hoặc một số đặc điểm, tính chất cơ bản,
trong đó quan trọng nhất là về kinh tế, quyền lực và uy tín xã hội
- tạo nên cấu trúc phân tầng xã hội gồm các nhóm người có vị thế xác định
trong một trật tự xã hội.
- sự phân tầng xã hội luôn chưa đựng yếu tố bất bình đẳng xã hội bởi ở đó
luôn có những tầng lớp trên và tầng lớp dưới.
* Cơ chế và các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội
Cơ chế:
- Quy luật tự nhiên: VD: về lứa tuổi, trong xã hội có thế hệ trước và thế hệ
sau, tầng lớp trên (nhóm người cao tuổi) và tầng lớp dưới (nhóm thanh niên, trẻ
em)
- Quy luật xã hội: VD. Người càng học lên cao càng có khả năng gia nhập
những giai tầng trên của xã hội
Yếu tố
2
- gia đình: gia đình giàu có điều kiện cho con cái ăn học tốt hơn, điều kiện
sống sung túc hơn các gia đình nghèo, con cái theo nghề nghiệp của cha mẹ …
- Phẩm chất, năng lực cá nhân: tùy theo những phẩm chất và năng lực cá

nhân mà người đó có cơ hội thăng tiến nhiều hay ít…
- giáo dục và đào tạo: giúp cá nhân hình thành và phát triển những phẩm
chất, năng lực cần thiết. đây là con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất để mỗi cá
nhân lĩnh hội được các kinh nghiệm và tri thức nghề nghiệp để thăng tiến
- cơ may xã hội: VD: Sinh viên tốt nghiệp đúng ngành nghề mà xã hội đang
cần thì cơ hội việc làm rất cao.
Câu 2: Phân hoá XH trong GD là gì ?
Trả lời:
Phân hoá XH trong GD là: quá trình hình thành các nhóm học sinh (sinh
viên, học viên…), các nhóm nghề nghiệp, trình độ khác nhau trong giáo dục.
Ví dụ như: phân hoá XH trong GD tạo thành các nhóm học sinh:
- Nhóm học sinh con nhà giàu và nhóm học sinh con nhà nghèo.
- Nhóm học sinh học giỏi, học khá và nhóm học sinh học yếu.
- Nhóm học sinh có sở trường, năng khiếu về các môn khoa học TN, XH,
VH, VN - TD - TT
- Nhóm học sinh theo độ tuổi.
- Nhóm học sinh học nghề và nhóm học sinh học văn hoá….
Hay phân hoá XH trong GD còn tạo ra các nhóm nghề nghiệp khác nhau như:
- Các nhà thơ, nhà văn.
- Các nhà khoa học (TN hoặc XH)
- Gíáo viên, bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân…
Rồi sự phân hoá này còn hình thành các nhóm với trình độ học vân khác nhau
như trung cấp, cao đẳng, đại học…
Sự phân hoá XH trong giáo dục vừa là hệ quả của sự phân hoá giàu nghèo
trong XH song đồng thời nó cũng là tiền đề, là một trong 2 nguyên nhân (cùng
với phân công lao động) tác động tới phân hoá xã hội.
3
Giáo dục là một trog những phương thức phân hóa XH sâu sắc.Những
người học ở trường ĐH Bách Khoa thường tham gia vào các nhóm khoa học công
nghệ, người tham gia vào trường ĐH xây dựng sẽ tham gia vào các nhóm nghề

xây dựng. Trình độ học vấn khác nhau tạo những vị thế XH khác nhau như: học
trường ĐH Y sẽ trở thành bác sĩ… Học sinh (HS) trong cùng độ tuổi vừa có sự
giống nhau lại vừa có sự khác nhau về khả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh
gia đình, nề nếp gia đình, khả năng kinh tế, nhận thức của cha mẹ về giáo dục, ).
Sự phân công lao động và giáo dục – đào tạo là hai trong số nhứng yếu tố có tác
động mạnh mẽ tới sự phân hóa xã hội. Những yếu tố này có thể lấn át nhưng
không làm mất tác dụng của những yếu tố tự nhiên như tuổi, giới tính…
Liên hệ thực tế: (đọc tham khảo)
1. Dạy học phân hóa trong các giờ học chính khóa.
2. Hoạt động ngoại khóa.
3. Bồi dưỡng HS giỏi.
4. Giúp đỡ HS yếu kém.
Câu 3. Bình đẳng xã hội là gì? Bình đẳng xã hội trong giáo dục là gì?
1. Khái niệm
- Công bằng xã hội: Là sự tiếp cận và xử lý đúng đắn, không thiên vị các mối
quan hệ cơ bản giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
- Bình đẳng xã hội: Nói tới bình đẳng xã hội là nói tới sự thừa nhận và sự thiết
lập các điều kiện, các cơ hội và các quyền lợi ngang nhau cho sự tồn tại và phát
triển của các cá nhân, các nhóm xã hội.
→ Công bằng, bình đẳng và tự do gắn liền với quyền cơ bản của của con người.
- Bình đẳng giáo dục: Là sự bình đẳng giữa các cá nhân, các nhóm người về
điều kiện, cơ hội và quyền lợi trong giáo dục.
- Bình đẳng xã hội trong giáo dục được hiểu một cách cụ thể, rõ ràng là sự bình
đẳng giáo dục, bình đẳng về cơ hội giáo dục, bình đẳng về cơ hội học tập, bình
đẳng về cơ hội đến trường.
2. Yêu cầu về bình đẳng xã hội trong giáo dục
4
- Một là, cơ hội đầu vào giáo dục: bình đẳng về cơ hội đến trường, bình đẳng về
cơ hội đầu tư cho giáo dục. Cần tạo ra sự bình đẳng về cơ hội đến trường cho mọi
nhóm xã hội từ miền xuôi đến miền ngược, từ trẻ em bình thường đến trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn.
- Hai là, bình đẳng về cơ hội đầu ra của giáo dục: bình đẳng về cơ hội sử dụng
bằng cấp, bình đẳng về cơ hội tìm việc làm phù hợp với trình độ đào tạo.
- Ba là, cần thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội để từng bước tiến tới bình
đẳng xã hội trong giáo dục (phải hành động trên nền tảng công lý, pháp luật).
3. Từ góc độ xã hội học, vấn đề về bình dẳng xã hội trong giáo dục được nhìn
nhận:
- Thứ nhất, vấn đề công bằng, bình đẳng và hiệu quả giáo dục không phải là vấn
đề nội bộ của ngành giáo dục mà là của xã hội.
- Thứ hai, sự công bằng và bình đẳng trong giáo dục phụ thuộc vào cách phân bổ
ngân sách của nhà nước và quy mô, cơ cấu phát triển giáo dục tiểu học, trung học
và đại học.
- Thứ ba, là trình độ phát triển kinh tế xã hội: cần thực hiện công bằng ngay cả
khi kinh tế chậm phát triển. Bởi vì bình đẳng xã hội trong giáo dục vừa là mục
tiêu vừa là con đường phát triển con người , phát triển xã hội.
→ Nếu muốn trình bày cụ thể hơn, các bạn đọc tại Tài liệu Xã hội học giáo dục –
Trang 185 đến 218
Câu 4: Công bằng xã hội là gì? Cần hiểu công bằng xã hội trong giáo
dục như thế nào?
Trả lời:
. Công bằng xã hội là sự tiếp cận và xử lí đúng đắn, không thiên vị các mối
quan hệ cơ bản giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Công bằng xã hội theo pháp luật không phải là mục đích tự thân mà là
phương thức, là cơ chế để thực hiện bình đẳng xã hội thực chất.
. Công bằng xã hội trong giáo dục:
5
Mọi công dân đều có quyền tiếp cận các cơ hội học tập theo quy định của
Luật giáo dục.
Công bằng giáo dục mà mục tiêu cuối cùng là thực hiện nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn sự đa dạng của nền văn hóa

các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng xã hội: Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
Lấy thêm các ví dụ
Tham khảo để trả lời cho sinh động phần hỏi thêm của Thầy
Hồ Chủ tịch đã nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…” . Ham muốn vô bờ đó của
Người thực sự đã chứng minh cho những quan tâm hết sức lớn lao của Hồ Chủ
tịch đối với vấn đề quốc kế dân sinh.
(Phát triển giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo
là cơ sở để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội và bảo
tồn vốn văn hoá cho đồng bào các dân tộc để họ có điều kiện vươn lên hoà nhập
và thực hiện quyền bình đẳng của mình là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết
nhưng cũng rất khó khăn ở nước ta hiện nay. Chỉ khi nào đồng bào dân tộc thiểu
số có được một trình độ học vấn cao thì khi ấy họ mới có điều kiện thay đổi tập
quán canh tác lạc hậu, tiếp thu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất và
đời sống vượt qua nghèo nàn, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất,
tức là mới có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình, và chỉ khi đó các dân tộc
thiểu số mới thực sự bình đẳng trong một quốc gia đa dân tộc.
Read more: />name=Content&op=details&mid=944#ixzz2iPMwd3OZ
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn
gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
6
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai
cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học
tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia
đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được
hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính
sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.)( Điều 10 Luật

GD2005)
Câu 5:
Phân tích mối quan hệ giữa công bằng xã hội và bình đẳng xã hội trong giáo
dục.
Công bằng xã hội (Tr.194-195)
− là sự tiếp cận và xử lý đúng đắn ,
không thiên vị các mối quan hệ cơ
bản (nhu cầu & hưởng thụ, nghĩa vụ
& quyền lợi, chi phí & lợi ích, đóng
góp & phần thưởng) giữa các cá
nhân, tổ chức trong xã hội.
− được cụ thể hóa thành các nguyên
tắc ứng xử và được thể chế hóa
thành các quy định pháp luật hoặc
thành quy tắc bất thành văn.
− Công bằng xã hội theo pháp luật là
phương thức, là cơ chế để thực hiện
bình đẳng xã hội thực chất.
Bình đẳng xã hội (Tr. 195 - 196)
− là sự thừa nhận và thiết lập các điều
kiện, các cơ hội và các quyền lợi ngang
nhau cho sự tồn tại và phát triển của các
cá nhân, các nhóm xã hội.
− nói tới hành vi ứng xử cụ thể giữa người
với người trên từng phương diện của
cuộc sống.
Bình đẳng giáo dục (Tr.199-200, 267-268)
Công bằng xã hội trong giáo dục
(Tr.199-200)
- là tạo ra sự bình đẳng về cơ hội học

tập của mọi công dân không phân biệt
Bình đẳng xã hội trong giáo dục
− là sự bình đẳng giữa các cá nhân, các
nhóm người về điều kiện, cơ hội và
quyền lợi trong giáo dục
7
tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính v.v
được nhà nước quy định trong Điều 10,
Luật Giáo dục 2005
− được hiểu một cách cụ thể, rõ ràng là sự
bình đẳng giáo dục, bình đẳng về cơ hội
giáo dục, bình đẳng về cơ hội học tập,
binh đẳng về cơ hội đến trường
Công bằng xã hội va bình đẳng xã hội là một quá trình xã hội:
- Công bằng xã hội là một trong nhựng nguyên tắc phát triển có ý nghĩa trọng đại
của mỗi quốc gia. Trong đó phải nhấn mạnh sự công bằng về quyền được học
hành, quyền được hưởng thụ một nền giáo dục hiện đại, quyền được tham gia
phát triển giáo dục. Thực hiện công bằng trong giáo dục trước hết là tạo cơ hội
như nhau trong học tập là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng
trong giáo dục. Khi nền công nghiệp dần nhường chỗ cho kinh tế tri thức thì giáo
dục không những là quyền của mọi công dân, mà còn mang sứ mạng vĩ đại là tạo
mọi cơ hội để con người được học tập suốt đời, nghĩa là phải làm cho quốc gia
thành một xã hội học tập.
- Khi tạo cơ hội giáo dục tính đến từng con người, không loại trừ một ai thì chính
đó là sự công bằng về giáo dục được giải quyết cơ bản . Sự công bằng về giáo
dục là sự công bằng về cơ hội để con người phát triển bền vững trên cơ sở họ
thực hiện được quyền lợi và nghĩa vụ học tập suốt đời . Thực hiện nguyên tắc
công bằng xã hội để từng bước tiến tới bình đẳng xã hội trong giáo dục: bình
dẳng về đầu vào giáo dục, bình đẳng về đầu ra của giáo dục.
- Giáo dục là phương tiện tạo ra bình đẳng bằng cách mang lại cơ hội công bằng

cho mọi người. Thông qua cơ hội công bằng, giáo dục kích thích nỗ lực vươn lên
của mọi cá nhân, thúc đẩy sự ưu tú, tài năng, sự sáng tạo, nhờ đó tạo ra tiến bộ và
phát triển xã hội.
Ví dụ sự bình đẳng về cơ hội đến trường: trẻ em ở miền núi, miền xuôi khi đủ 6
tuổi đều có thể đi học tiểu học. Công bằng về giáo dục luôn đòi hỏi sự công bằng
về điều kiện học tập. Một phường trong thành phố lớn có ít nhất một trường tiểu
học; một xã vùng cao hiện nay cũng có trường tiểu học. Nếu nhìn vào con số
thống kê này, người ta có thể cho rằng, giữa miền núi với vùng đô thị đã có sự
8
công bằng về giáo dục tiểu học. Thực ra vẫn rất bất công bằng khi trường tiểu học
ở thành phố được xây dựng kiên cố, có đủ điện chiếu sáng trong từng lớp học, có
bàn ghế học sinh đóng đúng quy cách, có máy tính cho học sinh sử dụng ngay khi
vào lớp 1, v.v. còn trường ở vùng cao được bao bọc bằng những tấm phên đan
bằng tre hoặc nứa, ghế học sinh ghép bằng những cây tre, mùa đông đến gió rừng
làm cho lũ trẻ co ro trong lớp học, trời mưa hoặc lúc chiều tà, lớp học tối om.
Cũng là học tiểu học, nhưng chất lượng trường lớp như thế làm sao mà bảo đảm
việc học tập ở hai nơi là công bằng?
Câu hỏi 6: Căn cứ vào “tỉ lệ đi học đúng tuổi” tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông, cao đẳng, đại học của Việt Nam trong thời gian vừa qua, hãy phân
tích thực trạng phân hóa xã hội và bất bình đẳng xã hội trong giáo dục?
Bài làm:
Phân hóa xã hội: Phân hóa xã hội là quá trình hình thành các nhóm xã hội khác
nhau về một hoặc một số đặc điểm, tính chất xã hội nhất định.
Thực trạng phân hóa xã hội
Ở Việt Nam thời gian qua “tỉ lệ đi học đúng tuổi” tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, cao đẳng, đại học đã hình thành các nhóm xã hội khác nhau,
mâu thuẫn nhau, thậm chí đối lập nhau. Từ đó có thể tạo ra những nhóm xã hội
khác nhau về trình độ, về nghề nghiệp. Với các trình độ và khả năng khác nhau sẽ
có hàng trăm ngành nghề khác nhau, trong trường hợp này sự phân hóa xã hội
dẫn đến sự phong phú, đa dạng của các nhóm xã hội, các cộng đồng xã hội.

Điều nổi cộm nhất trong trường hợp này là sự phân hóa xã hội bởi “tỉ lệ đi
học đúng tuổi” tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học
của nước ta hiện nay đã dẫn đến sự phân tầng xã hội và sự bất bình đẳng xã hội
sâu sắc.
Ví dụ như trong bảng thống kê một số tỉ lệ liên quan:
Tỉ lệ biết chữ % Tỉ lệ đi học % Trình độ ≥ trung học
Tiểu học Trung học Đại học nữ nam
92,8 104,1 66,9 9,7 24,7 28,0
(Nguồn: Báo cáo phát triển Con người (HDR) năm 2011)
9
Bất bình đẳng XH trong giáo dục (Bất bình đẳng giới, bất bình đẳng giữa
thành thị và nông thôn, bất bình đẳng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, bất bình
đẳng giữa các dân tộc).
Sự bất bình đẳng xã hội trong giáo dục có ảnh hưởng lớn tới việc trẻ em đi
học và không đi học.
- Sự bất bình đẳng giới trong giáo dục
+ Thể hiện ở tỷ lệ nam đi học nhiều hơn nữ. Ví dụ: năm 2011, trong báo
cáo phát triển con người tỷ lệ nữ đi học là 24,7% ; nam là 28,0% (trình độ trung
học, trên trung học). Và càng lên cấp cao hơn thì bất bình đẳng giáo dục càng lớn.
Với tỷ lệ chênh lệch như vậy thì việc bất bình đẳng giới của Việt Nam vẫn phải là
một vấn đề cần đề cập tới trong những năm tiếp theo.
+ Một trong những nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong giáo dục là
định kiến của cha mẹ biểu hiện ở quan niệm cho rằng các em nữ không cần học
nhiều mà cần phải làm việc nội trợ giúp gia đình, là sự đói nghèo, trình độ học
vấn thấp của cha mẹ.
- Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn
+ Số liệu cho thấy có sự khác biệt giữa các vùng kinh tế - xã hội về tinh
trạng biết đọc biết viết và các chỉ số về giáo dục cơ bản khác. Đồng bằng sông
Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng tiến bộ hơn so với các vùng còn lại, đặc biệt
là so với hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Giữa các vùng

kinh tế - xã hội và thành thị/nông thôn vẫn còn khoảng cách kha lớn giữa nam và
nữ, đặc biệt ở hai vung Trung du và miền núi pháa Bắc và Tây Nguyên, tỷ lệ nữ
giới từ 15 tuổi trở lên chưa biết đọc biết viết của nông thôn năm 2009 còn tương
đương (thậm chí còn cao hơn) so với tỷ lệ này ở nam giới nông thôn 20 năm
trước. Các tỉnh phía Nam có tỷ lệ dân số bỏ học trong độ tuổi 5-18 cao hơn nhiều
so với các tỉnh phía Bắc, cao nhất là ở các tỉnh Bình Dương (30,8%), Bạc Liêu
(26,2%), An Giang (25,9%) và Sóc Trăng (25,8%). Bên cạnh đó, Đồng bằng sông
Cửu Long là nơi có các tỷ lệ như: tỷ lệ tốt nghiệp THPT trở lên, tỷ lệ được đào
10
tạo nghề, tỷ lệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng trở lên ở mức thấp nhất cả nước. (Tổng
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009).
- Bất bình đẳng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo
Tỉ lệ đi học ở trẻ em xuất thân từ nhóm gia đình nhà nghèo luôn thấp hơn tỉ
lệ đi học ở trẻ em xuất thân từ nhóm gia đình nhà giàu, thể hiện rõ nhất ở giáo
dục đại học.
- Bất bình đẳng giữa các dân tộc
+ Tỷ lệ đi học của người Kinh luôn cao hơn các dân tộc thiểu số.
+ Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 13% tổng dân số Việt Nam nhưng sinh
viên người dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng số hơn một triệu
sinh viên đại học. [3. Tr.205]
+ Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với tình trạng học vấn của các dân tộc ít
người vẫn còn ở mức thấp. Các chương trình can thiệp ưu tien cao cho nhóm dân
số này sẽ giúp cải thiện được tình hình. Trước mắt, những nỗ lực giáo dục cần
hướng tới việc tăng tỷ lệ nhập học đúng tuổi va phổ cập tiểu học cho các nhóm
dân tộc ít người, đặc biệt chú trọng đến nhóm dân tộc Thái, Khmer va Mông là
những nhóm có tỷ lệ nhập học bậc tiểu học ở mức thấp
11
Bảng Tỉ lệ đi học đúng tuổi
Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp (%)
Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp (%) năm 2008 theo vùng

Cấp học phổ thông đúng tuổi
Tiểu
học: 6-
10 tuổi
Trung
học cơ
sở: 11-
14 tuổi
Trung
học
phổ
thông:
15-17
tuổi
Cấp học phổ thông đúng
tuổi 2006 2008 2009
Tiểu học: 6-10 tuổi 89.3 88.3 94.7
Trung học cơ sở: 11-14 tuổi 78.9 78.4 78.3
Trung học phổ thông: 15-17
tuổi 54 54.2 53.5
12
Dân số từ 7-18 tuổi đang đi học chia theo bậc học phổ thông cao nhất
đạt được của các vùng kinh tế - xã hội năm 2009
Đơn vị: người

Tiểu học THCS THPT
Dân số
từ
7-11
tuổi

Năm
sinh
1998-
2004
Dân số
từ
12-15
tuổi
Năm
sinh
1994-
1997
Dân số
từ
16-18
tuổi
Năm
sinh
1991-
1993
Cả nước 6626642
627545
5
634383
1
496751
9
543688
0 2909938
1. Trung du miền núi phía

Bắc 923213 854980 883850 655951 743575 353694
2. Đồng bằng sông Hồng
133180
4 1310969
126308
6
111530
7
116740
7 804585
3. Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
156647
8 1478959
167055
4 1366621
134075
2 832517
4. Tây Nguyên 551518 502547 49 222 362421 353523
1725615. Đông Nam Bộ 922183 891518 836802 655005 826604 371889
6. Đồng bằng sông Cửu Long 1331446
123648
2 1194317 812214
100501
9 374692
13
Tỷ lệ đi học đúng tuổi chia theo giới tính
Tỷ lệ đi học đúng tuổi chia theo thành thị - nông thôn
2006 2008
Cấp học phổ thông

đúng tuổi
Thành
thị
Nông
thôn
Thành
thị
Nông
thôn
Tiểu học: 6-10 tuổi 89.7 89.1 89.2 88.1
Trung học cơ sở: 11-14
tuổi 82.9 77.8 82.6 77.1
Trung học phổ thông:
15-17 tuổi 66.5 50.6 66.4 50.6
2006 2008
Cấp học phổ thông
đúng tuổi Nam Nữ Nam Nữ
Tiểu học: 6-10 tuổi 89.3 89.2 88.7 87.9
Trung học cơ sở: 11-
14 tuổi 78.4 79.3 77.3 79.5
Trung học phổ
thông: 15-17 tuổi 51.6 56.6 50.3
58.
5
Dân số trong độ tuổi 15 - 21 đang đi học của các vùng kinh tế - xã hội
chia theo bậc học dạy nghề/chuyên nghiệp cao nhất đạt được năm 2009 Đơn vị: người
14
Dân số 15-21 tuổi Trình độ
Tổng số Đang đi học Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học
Cả nước 12378716 1628930 14087 375466 501023 738354

1. Trung du miền núi phía Bắc 1670720 132916 1791 47589 46460 37076
2. Đồng bằng sông Hồng 2692649 587546 3639 122438 196879 264590
3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung 2804613 294491 3156 81493 99030 110812
4. Tây Nguyên 760003 43899 730 12575 7913 22681
5. Đông Nam Bộ 2119622 404401 2443 71899 107810 222249
6. Đồng bằng sông Cửu Long 2331109 165677 2328 39472 42931 80946
15
16
Số sinh viên đại học và cao đẳng trên 1 vạn dân
chia theo các vùng kinh tế - xã hội năm 2011

Tổng
dân số
Tổng số sinh
viên
ĐH&CĐ
Số SV/vạn
dân
Cả nước
8784000
0 2208062 251.4
1. Trung du miền núi phía Bắc
1129050
0 156056 138.2
2. Đồng bằng sông Hồng 19999300 897087 448.6
3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung
1904650
0 354187 186.0

4. Tây Nguyên 5282000 49929 94.5
5. Đông Nam Bộ
1489080
0 606786 407.5
6. Đồng bằng sông Cửu Long
1733090
0 144017 83.1
17
18
Câu 7
PHÂN HÓA XÃ HỘI VÀ BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
1. Phân biệt tỉ lệ bỏ học của học sinh với tỉ lệ không đến trường đúng độ tuổi.
Phân tích tầm quan trọng của việc phải làm rõ hai khái niệm này?
1.1. Phân biệt các khái niệm
• Tỷ lệ bỏ học của học sinh là tỷ số giữa : số lượng học sinh được đi học
nhưng vì lý do nào đó không đi học nữa trên tổng số học sinh đang đi học
• Tỷ lệ học sinh không đến trường đúng độ tuổi là tỷ số giữa: số học sinh
đúng độ tuổi không được đến trường trên tổng số học sinh đúng độ tuổi
được đến trường
1.2. Phải làm rõ hai khái niệm nhằm:
- Tìm ra các nguyên nhân gây ra tỷ lệ bỏ học của học sinh và Tỷ lệ học sinh
không đến trường đúng độ tuổi .
+Bất bình đẳng giới trong giáo dục: Với định kiến của cha mẹ cho
rằng các em nữ không cần phải học nhiều mà cần học nội trợ trong gia đình là
đủ. Điều này dẫn đến các em gái đúng độ tuổi đi học phải ở nhà không được đi
học.Gắn liền với nguyên nhân này là tình trạng đói nghèo của gia đình và trình
độ học vấn thấp của cha mẹ ( phổ biến ở các vùng dân tộc)
+Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn
` +Bất bình đẳng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo
+ Bất bình đẳng giữa các dân tộc.)

Từ đó tìm hiểu nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng
trên
- So sánh giũa hai tỷ lệ này ( tỷ lệ học sinh bỏ học bao giờ cũng nhỏ hơn tỷ lệ
học sinh không đến trường đúng độ tuổi. Vì học sinh bỏ học chỉ là số học sinh
đã tham gia đi học nhưng do một nguyên nhân: hoàn cảnh gia đình mà em
phải bỏ học. Trong khi đó học sinh không đi học đúng độ tuổi do nhiều
nguyên nhân khách quan như đã kể trên)
19
- Tìm ra các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học và học sinh không
được đến trường đúng độ tuổi
+Lồng ghép giới trong giáo dục nhằm nâng cao bình đẳng giới
+Đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp tại các vùng nông thôn, vùng cao,
vùng dân tộc ít người.Đồng thời tuyên truyền, vận động để mọi gia đình
đều cho con em đến trường đúng độ tuổi
+Có chính sách hỗ trợ cho con em gia đình nghèo, con em dân tộc thiểu
số có điều kiện tham gia học tập
1.3.Số liệu về tỷ lệ học sinh không đi học đúng độ tuổi:
- Tiểu học : 4%; THCS : 17%; THPT : 43% ; Đại học : 83,7%
Câu 8: Phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến phân hoá xã hội, bình đẳng
xã hội trong giáo dục Việt Nam hiện nay.
Trả lời: (Tóm tắt còn chi tiết xin xem trong chương 6 – xã hội học giáo dục.)
1.Phân hoá xã hội
1.1Khái niệm
Phân hoá xã hội là quá trình hình thành các nhóm xã hội khác nhau về một hoặc
một số đặc điểm, tính chất xã hội nhất định.
1.2 Các yếu tố tác động đến sự phân hoá xã hội
Sự phân hoá xã hội diễn ra một cách tất yếu theo các quy luật tự nhiên và quy luật
khách quan. Sự phân hoá xã hội diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố,nhưng có
hai yếu tố quan trọng nhất là sự phân công lao động và giáo dục và đào tạo. Hai
yếu tố kể trên có thể lấn át nhưng không làm mất tác dụng của các yếu tố tự nhiên

như tuổi, giới tính, dân tộc.
2.Bình đẳng xã hội
2.1Khái niệm bình đẳng xã hội
Bình đẳng xã hội là nói tới sự thừa nhận và sự thiết lập các điều kiện, các cơ hội
và các quyền lợi ngang nhaucho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân các nhóm
xã hội.
2.1Khái niệm bình đẳng xã hội trong giáo dục
20
Bình đẳng giáo dục là sự bình đẳng giữa các cá nhân, các nhóm người về điều
kiện, cơ hội và quyền lợi trong giáo dục.
2.3 Một số hình thức bất bình đẳng xã hội trong giáo dục và nguyên nhân.
2.3.1 Một số hình thức bất bình đẳng xã hội trong giáo dục
* Bất bình đẳng giới trong giáo dục.
Nguyên nhân:- Định kiến của cha mẹ biểu hiện ở quan niệm cho rằng các em gái
không cần phải đi học nhiều.( Tư tưởng trọng nam khinh nữ)
- Tình trạng đói nghèo
- Trình độ học vấn của cha mẹ thấp.
* Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn
* Bất bình đẳng giữa nhóm giàu và nhóm nghèo
* Bất bình đẳng giữa các dân tộc
2.3.2 Nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội trong giáo dục
- Điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lý)và cơ sở hạ tầng
- Bất bình đẳng về kinh tế và nhận thức không đồng đều giữa các nhóm xã hội.
- Bất bình đẳng giữa các vùng miền, giữa các gia đình và môi trường sinh
sống
- Sự phân bổ giữa các nguồn đầu tư cho giáo dục.
Câu 9. Chức năng sàng lọc của giáo dục là gì? Liên hệ với vấn đề bất bình đẳng
giáo dục? Liên hệ với phân ban, phân luồng trong giáo dục?
Trả lời
1.Chức năng sàng lọc của giáo dục

Chức năng đánh giá, phân loại trình độ học vấn của học sinh, từ đó tuyển chọn
học sinh vào những trường, những lớp khác nhau về năng lực học tập và trình độ
phát triển của cá nhân, được gọi là chức năng sàng lọc của giáo dục.
2.Liên hệ với vấn đề bất bình đẳng giáo dục
a. Quan điểm thứ nhất: Chức năng sàng lọc của giáo dục đảm bảo công bằng
và bình đẳng xã hội.
21
- Nhờ cơ chế tuyển sinh thông qua việc kiểm tra, thi các trường (phổ thông,
cao đẳng, đại học…) sẽ tuyển chọn và phân loại được trình độ học sinh, từ đó có
thể xếp các em vào các lớp có phương pháp dạy học phù hợp, giúp cho các em có
thể phát huy hết năng lực của bản thân.
- Cũng nhờ có cơ chế thi tuyển sinh mà các em học sinh năng lực cao, đạt
điểm cao hơn có thể đỗ vào các trường đại học danh tiếng, các em học sinh năng
lực thấp, đạt điểm thấp chỉ có thể đỗ và theo học ở các trường đại học bình
thường.
Với cơ chế thi cử trên, nếu làm khách quan, chính xác, thì việc sắp xếp các
em học sinh vào các lớp học khác nhau trong một trường hoặc vào các trường
khác nhau, không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa vị xã hội của gia đình
các em, từ đó đảm bảo công bằng, bình đẳng xã hội trong giáo dục.
2.Quan điểm thứ 2: Giáo dục là công cụ sàng lọc của xã hội nên nó góp phần
củng cố, duy trì cấu trúc phân tầng bất bình đẳng trong xã hội.
- Thông qua thi tuyển sinh, các trường phân loại trình độ học sinh và
thường xếp các em có kết quả cao vào các lớp có nội dung và phương pháp dạy
học tốt hơn so với các em học sinh còn lại, việc làm này tạo nên sự bất bình đẳng
xã hội ngay trong quá trình các em học tại trường; sự sàng lọc, phân biệt đối xử
này theo đuổi suốt quá trình giáo dục từ tiểu học lên đến đại học, sau đại học và
nó dẫn tới sự phân tầng bất bình đẳng xã hội về nghề nghiệp, thu nhập, vị thế xã
hội của học sinh sau khi ra trường.
- Với chức năng sàng lọc của giáo dục, tạo ra các trường chất lượng cao,
các lớp chất lượng cao trong các nhà trường, học sinh trong các trường này, các

lớp này được hết sức quan tâm và được tạo điều kiện học tập tốt nhất có thể; do
đó nhiều gia đình giàu có hoặc có địa vị xã hội đã tìm mọi cách cho con cái họ
được vào học trong các trường này, lớp này, gây nên các tiêu cực và sự bất bình
đẳng xã hội trong giáo dục.
22
3.Liên hệ tới vấn đề Phân ban, Phân luồng trong giáo dục của nước ta hiện
nay.
- Nước ta trong giai đoạn vừa qua đã tiến hành thí điểm và thực hiện mô hình
Phân ban trung học phổ thông:
+ Năm 1992 đến 1998 tiến hành thí điểm Phân ban THPT với 3 ban: Ban
Khoa học tự nhiên (ban A), Ban Khoa học tự nhiên – kỹ thuật (ban B), Ban Khoa
học xã hội (ban C) (Năm 1998 Thủ Tướng CP ra chỉ số 30 thị dừng CTTĐPB,
quay lại CTCCGD)
+ Năm 2003 – 2004 tiến hành thí điểm Phân ban THPT mới với 2 ban:
KHTN(ban A), KHXH (ban C). Năm 2005 Bộ GD&ĐT đề nghị điều chỉnh mô
hình PB, bổ sung thêm ban cơ bản.
+ Từ năm 2006 đến nay tiếp tục thực hiện mô hình THPT Phân ban với 3
ban: ban cơ bản, ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội và nhân văn (thực tế
hiện nay đa số học sinh chọn học ban cơ bản).
- Sự phân ban, phân luồng trong giáo dục sẽ không tạo ra sự bất bình đẳng
xã hội nếu như nền giáo dục đại học đã được phổ cập, ai có nhu cầu được đi học
đại học đều được đáp ứng và có nhiều hình thức học đại học khác nhau để mọi
người lựa chọn phù hợp với điều kiện từng người, đồng thời việc tuyển chọn nhân
lực lao động trong xã hội không chỉ dựa trên bằng cấp mà còn căn cứ chủ yếu vào
kết quả khảo sát năng lực nghề nghiệp thực tế của từng người. Khi đó sự phân
ban, phân luồng trong giáo dục sẽ giúp cho các cá nhân lựa chọn được những
môn học, ngành học phù hợp với năng lực – sở trường của bản thân, từ đó phát
huy hết được năng lực bản thân, đồng thời có nhiều cơ hội thành công hơn trong
nghề nghiệp sau này.
- Tuy nhiên với đặc điểm xã hội nước ta hiện nay với hệ thống giáo dục có

tính chất tinh hoa (người giỏi hơn mới được đi học theo cơ chế tuyển sinh đại
học) và tuyển chọn nhân lực chủ yếu dựa vào bằng cấp thì phân ban, phân luồng
trong giáo dục còn gây nên sự bất bình đẳng xã hội. Thực tế ở các trường THPT
hiện nay cho thấy học sinh học ban cơ bản có lợi thế hơn hẳn các ban còn lại vì
23
thứ nhất chương trình học nhẹ hơn, thứ hai học sinh có nhiều cơ hội hơn khi chọn
ngành nghề để học, chọn trường đại học để thi. Học sinh học ban khoa học tự
nhiên phải học chương trình nặng nề hơn, tuy nhiên cơ hội chọn ngành nghề,
chọn trường thi không hơn gì đối với học sinh ban cơ bản. Học sinh ban
KHXH&NV có ít cơ hội chọn ngành nghề hơn, chọn trường đại học để thi hơn
hai ban còn lại, nên học sinh học ban này cũng thiệt thòi hơn. Các trường THPT
hiện nay hầu hết học sinh đăng ký học ban cơ bản; nếu các trường buộc phải có
đủ các lớp học cho đủ các ban thì ban KHXH&NV thường chỉ chọn được các học
sinh kém nhất trong tổng số các em học sinh dự tuyển vào trường và luôn là
những lớp, những học sinh yếu nhất trường trong quá trình học tập.
Câu 10: Thiết chế xã hội là gì? Phân tích một số loại thiết chế xã hội (giáo dục,
kinh tế, pháp luật, văn hóa) và mối quan hệ của nó với vấn đề bất bình đẳng xã
hội trong giáo dục? Đối với từng thiết chế hãy chỉ ra những yếu tố thúc đẩy và
yếu tố kìm hãm bình đẳng xã hội trong giáo dục.
- Khái niệm: Thiết chế XH là một hệ thống các cách thức, các quy tắc
chính thức và phi chính thức được con người tạo ra để điều chỉnh
hành vi, hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các tổ chức nhằm đáp
ứng những nhu cầu nhất định của XH.
1. Các thiết chế xã hội cơ bản
1.1. Thiết chế giáo dục
- Khái niệm: Giáo dục là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức
và kinh nghiệm xã hội, và thế hệ sau đã lĩnh hội và phát huy những kinh nghiệm
xã hội đó để tham gia vào đời sống xã hội của mình như lao động sản xuất và các
hoạt động khác.
- Chức năng của thiết chế giáo dục thể hiện các mặt sau:

+ Chức năng cung cấp tri thức và hình thành nhân cách con người.
+ Chức năng kinh tế - sản xuất (rèn luyện kỹ năng kỹ xảo về nghề nghiệp).
24
+ Chức năng chính trị, tư tưởng và văn hoá.
- Quan hệ:
+ Thúc đẩy:
- Thiết chế giáo dục quy định mọi trẻ em từ 6 tuổi đều có quyền được đến
trường.
- Quy định về phổ cập tiểu học, phổ cập THSC.
- Một số quy tắc ứng xử trong giáo dục : Tôn sư trọng đạo…
+ Kìm hãm:
- Quy định chưa nhất quán, khó thực thi.
- Hành lang pháp lý chưa đồng bộ
- Từ sự khác biệt kinh tế vùng miền dẫn đến bất bình đẳng trong gd
- Mắc bệnh thành tích  áp lực học hành, thi cử, tình trạng dạy thêm học
thêm…
1.2. Thiết chế kinh tế
- Khái niệm: Kinh tế là TCXH liên quan tới sự quản lý sản xuất và phân phối sản
phẩm.
- Chức năng của thiết chế kinh tế thể hiện trong việc tổ chức sản xuất và kiểm
soát, điều hoà các mối quan hệ sau đây:
+ Quan hệ với tư liệu sản xuất
+ Quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất
+ Quan hệ trong phân phối lợi ích
- Quan hệ:
+ Thúc đẩy:
- Xóa đói giảm nghèo tạo cơ hội cho giáo dục
- Chính sách cho tổ chức, cá nhân phát triển, đầu tư vào gd
- Nhà nước đầu tư vốn cho gd
- Doanh nghiệp đầu tư đào tạo nghề cho chính doanh nghiệp

+ Kìm hãm:
- Người nghèo ko đủ chi cho các chi phí học tập
25

×