Một số biện pháp xây dựng tổ chuyên môn ở trường tiểu học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Vị trí, tầm quan trọng của giáo viên tiểu học và tổ chuyên
môn ở tiểu học
- Từ trước đến nay người giáo viên luôn giữ vai trò quyết định
trong việc làm cho mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực, bảo đảm
hiệu quả và chất lượng giáo dục. Đối với giáo dục tiểu học điều này
càng quan trọng khi tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học đảm bảo
quyền lợi cơ bản của trẻ là được học thành công.
- Người giáo viên có một chức năng cực kì quan trọng:đó là
chức năng truyền đạt thông tin, kiến thức. Trong bối cảnh cách
mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ khối lượng kiến thức con
người ngày một gia tăng, các phương tiện thông tin đại chúng được
phát triển mạnh mẽ,người giáo viên cần biết tổ chức hướng dẫn để
học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phân tích lựa chọn tri thức thông
tin để nâng cao hiểu biết.
Chính vì vậy người giáo viên tiểu học là người giáo viên tổng
thể. Mặt khác cũng có thể nói rằng người giáo viên tiểu học là người
đại diện cho nhà trường tiểu học, cho xã hội tổ chức quá trình phát
triển của trẻ.
- Tập thể tổ chuyên môn là tổ hợp các cá thể trong môi trường
giáo dục.
- Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà
trường trực tiếp quản lí giáo viên về mặt tư tưởng, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, kế hoạch giáo dục và giảng dạy, kết quả đào tạo
học sinh.
- Tổ chuyên môn là nơi tổ chức thực hiện chương trình theo
nội dung, phương pháp và biên chế đã qui định; nơi triển khai toàn
bộ các hoạt động giáo dục tới học sinh.
2. Tình hình về tổ chuyên môn hiện nay
- Hiện nay ở các trường tiểu học việc phân tổ khối rất rõ ràng.
Mồi trường đề có 5 tổ khối chuyên môn từ khối 1 đến khối 5.
Thực tế ở nhiều trường hiện nay số thành viên trong mỗi tổ
khối không đồng đều: có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành viên do
phụ thuộc vào số lượng học sinh của trường đó.
- Các thành viên trong tổ khối thường không cố định mà thay
đổi hàng năm do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần
hạn chế.
+ Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình, phương
pháp.
+ Một số giáo viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy
ở khối lớp đó.
2
Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến
tập thể tổ chuyên môn và ngược lại.
Xuất phát từ những lí do trên; sau khi học xong môn học Lý
luận quản lý và quản lý giáo dục, em đã chọn bài tập: "Một số biện
pháp xây dựng tổ chuyên môn ở trường tiểu học".
Trong bài tập này, em xin nêu ra một số biện pháp xây dựng
tập thể tổ khối chuyên môn vững mạnh góp phần thúc đẩy chất
lượng giáo dục đạt kết quả cao.
PHẦN NỘI DUNG
1. Người giáo viên và tập thể tổ chuyên môn:
- Tuy mỗi thành viên trong một tổ đều có những đặc điểm
riêng khác nhau ( phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trình độ
chuyên ) nhưng họ đều có chung một mục tiêu giáo dục, nhiệm
vụ kế hoạch năm học . Cái chung đó chính là cơ sở của các mối
quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá
nhân với tập thể và ngược lại.
- Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi
đên tập thể tổ chuyên môn và ngược lại. Đồng thời mỗi học sinh đều
trực tiếp nhận sự giáo dục tập thể của giáo viên; chính vì vậy chât
lượng học sinh không những tuỳ thuộc tinh thần trách nhiệm và
3
năng lực của từng giáo viên mà còn tuỳ thuộc vào sự phối hợp giáo
dục của các giáo viên.
Quan hệ giữa cá nhân và tập thể đặc biệt quan trọng, nhiều
thành viên trong tổ tốt sẽ tạo ra một tập thể vững mạnh ngược lại
một tập thể vững mạnh sẽ tạo điều kiện tiến bộ của từng cá nhân.
Sinh hoạt trong tập thể tổ chuyên môn là điều kiện để giáo viên phối
hợp giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, qua đó để thống nhất với nhau về
nhận thức và hành động
Khi đã nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với tập
thể, người giáo viên sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ
chuyên môn, trước hết là hoạt động tổ chuyên môn công tác chủ
nhiệm.
2. Những tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm vững mạnh.
- Đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau trong công tác và sinh hoạt,
xây dựng được không khí ấm cúng, dư luận lành mạnh trong tập thể.
4
- Nắm vững và thực hiện tốt, quan điểm giáo dục của Đảng,
hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Có tổ chức chặt chẽ, ý thức tổ chức kỉ luật cao, nghiêm chỉnh
chấp hành chính sách của nhà nước, nội qui của nhà trường.
- Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, đảm bảo trình độ đồng
đều và ngày càng cao của đội ngũ phấn đấu trở thành những con
người mới, những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
3. Thực trạng của tổ khối chuyên môn.
- Các thành viên chưa thực sự tâm huyết với nghề.
- Chưa có ý thức cao trong việc xây dựng tập thể tổ vững
mạnh.
- Ý thức phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
chưa tốt.
- Một số thành viên coi trọng hoạt động của tổ khối chuyên
môn thể hiện ở hoạt động sinh hoạt chuyên môn.
4. Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh
4.1. Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt.
- Nắm hoàn cảnh toàn diện của giáo viên:
Lịch sử, quá trình đào tạo, khả năng công tác trình độ chuyên
môn, hoàn cảnh gia đình, sơ trường nguyện vọng
- Biện pháp tìm hiểu:
+ Xem hồ sơ công tác, lý lịch giáo viên.
5
+ Qua trao đổi trực tiếp, gián tiếp.
+ Qua lắng nghe và phân tích dư luận.
+ Qua chất lượng công việc.
4.2. Sắp xếp phân công việc trong tổ
- Đây la khâu hết sức quan trọng trong công tác phân công
việc hơ lí sẽ tạo đieưù kiện cho moi người phát huy được tài năng,
nâng cao hiệu xuắt, chất lượng giáo dục.
- Qua phân công công việc người tổ trưởng CM nắm được mặt
mạnh, mặt yếu của mỗi giáo viên từ đó phân công hợp lí và kết hợp
bồi dưỡng sử dụng lâu dài.
- Một số nguyên tắc cần chú ý phân công:
+ Quán triệt quan điểm sử dụng theo đào tạo.
+ Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo vì lợi ích
của học sinh (bố trí giáo viên cũ xen giáo viên mới, giáo viên giỏi
kèm giáo viên còn hạn chế để hỗ trợ khi soạn giảng và trao đổi kinh
nghiệm).
+ Đảm bảo khối lượng công việc vừa phải đối với mỗi giáo
viên.
+ Quan tâm đúng mức tới nguyện vọng, sức khoẻ của mỗi
thành viên.
- Tổ trưởng dự kiến phân công có sự trao đổi, tham khảo ý
kiến của ban giám hiệu.
6
4.3. Đề xuất bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
4.3.1. Ý nghĩa của công tác bồi dưỡng
Quá trình đào tạo ở trong trường sư phạm dù hoàn hảo đến
đâu cũng chỉ mới đem lại cho người giáo viên một cái vốn tối thiểu
để dạy học và giáo dục. Trình độ tài năng sư phạm chỉ có thể đạt
được khi tiến hành hoạt động sư phạm một cách tự giác, độc lập, khi
thường xuyên rút kinh nghiệm về hoạt động sư phạm của bản thân
và đồng nghiệp, khi không ngừng học tập.
Những sự thay đổi không ngừng diễn ra trong đời sống kinh tế
- xã hội của đất nước, những tiến bộ to lớn về khoa học và công
nghệ -tất cả những điều đó đòi hỏi con người phải học,học nữa,học
mãi.Điều này lại càng đúng với người giáo viên khi đối tượng của
lao động sư phạm tiểu học - trẻ em với tất cả tiềm năng vô tận-đang
phát triển rất nhanh về mọi mặt. Không phải ngẫu nhiên mà K.D.U-
sin-xki đã từng nhận xét rằng: "Người giáo viên còn sống chừng nào
còn học; khi nào ngừng học tập thì lúc đó con người giáo viên chết
trong anh ta". Tương tự như vậy có thể nói rằng khi một con người
đã tự cho mình là hoàn chỉnh về đạo đức thì đạo đức của người đó
cũng bắt đầu xuống cấp.
4.3.2. Nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn người
giáo viên
- Nâng cao cập nhật hoá.
7
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện những phương pháp mới trong
dạy học.
- Tham dự các chuyên đề trường, quận, thành phố.
4.3.3. Những biện pháp:
- Toàn thể giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ tham gia học
tập, nghiên cứu các chuyên đề bồi dưỡng được ghi trong kế hoạch,
chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
- Coi bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng tổ chuyên
môn thành đơn vị tự học, tự bồi dưỡng.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ chuyên môn.
4.4. Coi trọng sinh hoạt tổ khối chuyên môn
Đảm bảo 3 nội dung chính:
4.4.1. Rút kinh nghiệm:
- Thực hiện chương trình: Tiến độ, thuận lợi, khó khăn.
- Việc dự giờ, thăm lớp, tổ chức chuyên đề đã thực hiện
(lưu ý việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết, đổi mới phương
pháp dạy học ở tiểu học)
- Ưu điểm, nhược điểm, hướng khắc phục.
4.4.2. Thống nhất soạn giảng:
- Soạn tất cả các môn học (trừ một số môn chuyên biệt )
- Thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng hiệu quả đồ dùng
dạy học.
8
- Thông qua trọng tâm kiểm tra về kiến thức kỹ năng.
- Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong soạn giảng.
- Thông nhất bài khó trong tuần.
4.4.3. Bồi dưỡng chuyên môn:
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp,
bàn biện pháp thực hiện.
- Thảo luận các vấn đề nổi bật về chuyên môn.
4.5. Xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình đồng chí chân thành
giữa các thành viên trong tổ:
- Tăng cường việc xây dựng các mối quan hệ giữa các thành
viên trong tập thể từ nhân cách của mỗi người: lòng yêu nước, yêu
mến tôn trọng đồng nghiệp - học sinh, quan tâm hợp tác giáo dục, lo
lắng công việc chung của tổ, của trường, trách nhiệm với xã hội, ý
thức tổ chức, tôn trọng lãnh đạo.
- Dân chủ hoá hoạt động của tổ. Tạo điều kiện cho mọi người
tham gia vào những công việc chung tích cực đóng góp xây dựng
tập thể vững mạnh.
- Dư luận quần chúng: Biết lắng nghe, phân tích dư luận quần
chúng, giải quyết kịp thời mâu thuẫn, thắc mắc, tạo sự hoà hợp
thống nhất, gắn bó các thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng và giáo viên trong tổ thực sự đoàn kết, đấu tranh
phê bình và tự phê bình. Thực hiện vô tư, công bằng trong xử sự,
tạo sự tin yêu của tập thể.
9
4.6. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm của mọi thành
viên
- Chăm lo cho đồng nghiệp, phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình
đời sống giáo viên với tổ chức công đoàn.
- Phối hợp chặt chẽ với công đoàn cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của giáo viên.
4.7. Người tổ trưởng chuyên môn
- Phải luôn là người nhiệt tình, kiên quyết, giám quyết đoán,
chịu trách nhiệm với công việc, am hiểu công việc.
- Là người bạn, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ mọi
người, đống góp tích cực xây dựng tập thể vững mạnh.
10
PHẦN KẾT LUẬN
Xây dựng tập thể tổ chuyên môn vững mạnh là hết sức cần
thiết. K.D.U-sin-xki đã nói: "Không còn nghi ngờ gì, kỉ cương trong
nhà trường có vai trò to lớn. Nhưng điều chủ yếu vẫn là nhân cách
của người giáo viên đang trực tiếp với học sinh. Nhân cách của nhà
giáo dục có sức mạnh to lớn đối với học sinh đến mức không thể
thay thế bằng sách giáo khoa, bằng những lời khuyên bảo về đạo
đức, bằng hệ thống khen thưởng, kỉ luật nào cả." (K.D.U-sin-xki:
Ích lợi của sách báo sư phạm - tuyển tập bằng tiếng Nga - tập 2)
Nhân cách người giáo viên thực sự quyết định chất lượng
giảng dạy và giáo dục.
Một tập thể tốt khi các thành viên đều tốt. Nhiều thành viên tốt
sẽ xây dựng được tập thể vững mạnh.
Trên đây là một số suy nghĩ của em nhằm xây dựng tập thể tổ
chuyên môn vững mạnh. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô.
Em xin trân trọng cảm ơn cô!
11