Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Mở rộng thị trường cơ điện tử tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.4 KB, 35 trang )

THÔNG TIN THỰC TẬP
Đơn vị: Viện máy và dụng cụ công nghiệp- Công ty cổ phần 3B
Địa chỉ: 46 Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội
Thời gian thực tập: 1/7/2011 – 7/8/2011
Người hướng dẫn tại nơi thực tập: Ms. Chí Mai Hương- Trưởng phòng
Kinh doanh
Lí do chọn đề tài “ Mở rộng thị trường cơ điện tử tại Việt Nam”
Cơ điện tử “ Cơ hội vàng” cho nền công nghiệp của những nước chậm
phát triển và đang phát triển
Để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang phải tìm lời giải
cho bài toán cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng sản phẩm trên thị trường
trong nước và nước ngoài. Theo các chuyên gia kinh tế một trong những điểm
yếu mà sản phẩm của Việt Nam khó có thể cạnh tranh, thâm chí thua ngay
trên sân nhà là những sản phẩm có tính “ thông minh”. Ví dụ trong hoàn cảnh
hang hóa cơ khí xuất khẩu của Việt Nam hiện nay mới chủ yếu là phần cứng
thô sơ, phi tiêu chuẩn có hàm lượng “ thông minh” thấp, giá cả thường tính
trên khối lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nền chông nghiệp Việt Nam còn tụt
hậu đòi hỏi phải đầu tư nhiều nên đã làm tăng giá thành sản phẩm, do đó khó
có khả năng cạnh tranh ngay tại Việt Nam cũng như trong khu vực. Để có khả
năng tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới, từng bước có thể tự thiết kế,
chế tạo các thiết bị, máy móc điều khiển thông minh trong những năm đầu thế
kỷ 21, Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII và kết luận của Hội nghị Trung
ương 6 khóa IX khẳng định: Việc ứng dụng và phát triển Cơ điện tử là một
bước đi rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Cơ điện tử cho
phép những nước nghèo, chậm phát triển không nhất thiết phải đi theo trình tự
phát triển của những nước công nghiệp đã đi qua- phương pháp cổ điển và
cách thức tiếp cận truyền thống- nữa mà có thể “ đi tắt đón đầu”. Đó là các
nước chậm phát triển có thể tạo ra những đột phá trong tư duy CÔNG NGHỆ
TỔNG HỢP tạo ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh trên thế giới. Việt
Nam cũng không nằm ngoài quy luật này, nếu chúng ta biết tận dụng truyền
thống Thông minh- sáng tạo- cần cù của dân tộc. Điều này sẽ giúp cho hang


hóa của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế trong bối cảnh toàn cầu
hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Để làm được việc này, theo tôi Việt Nam cần có
đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có tính sáng tạo cao, có chiến lược phát
triển đúng hướng kèm với chiến lược kinh doanh thích hợp tạo tiền đề phát
2
triển cho nhiều ngành nghề khác. Mặt khác, với Cơ điện tử Việt Nam có thể
bỏ qua một số giai đoạn đầu tư tốn kém trong phát triển công nghệ, để đi
thẳng vào ứng dụng công nghệ cao tạo ra giá trị mới. Trong những năm vừa
qua sự hội nhập và gia tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đi kèm với việc
thâm nhập ồ ạt của các trang thiết bị nước ngoài, điều này đặt ra gánh nặng về
kinh tế cho các doanh nghiệp cũng như đất nước. Nhất là với sản phầm từ
nước ngoài, ta phải trả cho giá trị phần trí tuệ rất cao. Vì vậy, với khả năng
sáng tạo , tiếp thu của người Việt Nam, tôi tin rằng chúng ta hoàn toàn có sức
phát triển và cạnh tranh trong lĩnh vực này với nền tẳng cơ sở là nguồn nhân
công giá rẻ, sự tiếp thu kỹ thuật có chọn lọc, tính sáng tạo đổi mới . Đây chính
là “ cơ hội vàng” cho các nước chậm phát triển như Việt Nam có thể tìm được
vị thế cho mình trong quá trình hội nhập toàn cầu sang hành cùng mục tiêu
phấn đấu cho đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Sau một thời gian tìm hiểu,
tôi thấy rằng Viện máy và dụng cụ công nghiệp nói chung và Công ty cổ phần
3B nói riêng là những đơn vị mũi nhọn trong xu hướng này, bằng chứng là sự
mở rộng không ngừng trong nhiều lĩnh vực của công ty cổ phần 3B, doanh
thu tăng liên tục theo các năm, đồng thời hàng năm công ty đã đạo tạo ra
lượng lớn các cán bộ kỹ sư lành nghề trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó Công
ty cổ phần 3B còn có thế mạnh trong gia công quốc tế và liên kết, liên doanh
với các tập đoàn lớn về công nghiệp như tập đoàn oto Ford, Toyota, Tập đoàn
thiết bị điện lực ABB của Thụy Sỹ, Tập đoàn thiết bị Hanaka… Điều này cho
thấy triển vọng phát triển không ngừng trong tương lai của công ty cổ phần
3B.
3
CHƯƠNG I

Giới thiệu về Viện máy và dụng cụ Công nghiệp- Công ty cổ phần
3B- Lí do chọn đề tài “ Mở rộng thị trường cơ điện tử tại Việt Nam”
1. Viện máy và dụng cụ Công nghiệp
Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (IMI - Holding) - Công ty mẹ Nhà
nước, Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ đầu ngành của Bộ Công Thương
được thành lập ngày 23/05/1973. Hiện nay làm việc tại IMI Holding có
khoảng 2000 Cán bộ Khoa học và Công nhân viên, có trụ sở chính tại số 46
Láng Hạ, Đống Đa - Hà nội, chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, và có các Công
ty thành viên, đại diện tại nhiều thành phố lớn trên cả nước và ở nước ngoài.
Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp được tổ chức và hoạt động theo mô
hình Công ty Mẹ - Công ty Con, trong đó Công ty Mẹ là là Doanh nghiệp
Khoa học công nghệ. Nhằm mục đích gắn nghiên cứu khoa học với Đào tạo
và Sản xuất, theo định hướng phát triển thành tập đoàn Khoa học công nghệ,
hoạt động của Viện IMI gồm 03 lính vực chủ yếu:
1.1. R&D
- Nghiên cứu phát triển các ứng dụng khoa học công nghệ cơ điện tử
trong các ngành công nghiệp, dân dụng, y tế và môi trường.
- Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm công nghệ cao mang tính đột phá
và nghiên cứu phát triển các công nghệ đặc biệt.
- Nghiên cứu phát triển công nghệ thiết kế và thử nghiệm CHIP công
nghiệp, các phần mềm kỹ thuật và quản lý.
- Tư vấn khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp và môi trường.
1. 2. Đào tạo
- Đào tạo tiến sỹ kỹ thuật trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo máy và Cơ điện
tử.
4
- Đào tạo kỹ sư ngành Cơ điện tử trên cơ sở phối hợp với Trường Đạo
học Công nghệ.
1.3.Sản xuất kinh doanh
- Chuyển giao nhanh và đưa vào sản xuất công nghiệp các sản phẩm

khoa học để tạo ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn.
- Sản xuất kinh doanh và lắp đặt các loại máy và thiết vị công nghệ
trong lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, y tế và môi trương.
- Cung cấp các hệ thống tự động hóa, các bộ tích hợp chip công nghệ,
các phần mềm quản lý và kỹ thuật
- Tư vấn đầu tư, kinh doanh du lịch, dịch vụ thuê văn phòng, nhà
xưởng
Bên cạnh đó, Viện máy và dụng cụ Công nghiệp đã nhận được các giải
thưởng, khen tặng cho những nỗ lực không ngừng. Các sản phẩm đã đạt giải
thưởng Hồ Chí Minh gồm:
- Nhóm sản phẩm Cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường Công
nghiệp
- Nhóm sản phẩm Cơ điện tử phục vụ ngành kỹ thuật điện và
bảo vệ môi trường
- Nhóm sản phẩm Cơ điện tử trong lĩnh vực máy công cụ
- Nhóm sản phẩm cơ điện tử phục cụ ngành chế biến nông
sản
- Nhóm sản phẩm Cơ điện tử phục vụ ngành xây dựng
Có thể nói, Viện máy và dụng cụ công nghiệp đã đóng góp lượng chất
xám không nhỏ góp phần cho xây dựng đất nước thời kỳ xây dựng và đổi mới
nói chung và cho sự nghiệp phát triển triển ngành Cơ điện tử của Việt Nam
nói riêng.
5
2. Công ty cổ phần 3B
Công ty cổ phần 3B là một trong những công ty con của Viện Máy và
dụng cụ Công nghiệp thuộc Bộ Công Thương được thành lập ngày 7/12/2007
dựa trên cơ sở hợp nhất 3 trung tâm nghiên cứu của Viện bao gồm:
Trung tâm thiết bị công nghiệp
Trung tâm kỹ thuật cao
Trung tâm gia công áp lưc

Công ty cổ phần 3B chuyên hoạt động và sản xuất kinh doanh trên các
lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, chuyển giao các thiết bị, công nghệ trong các
lĩnh vực
Máy công cụ CNC
Dây chuyền thiết bị đồng bộ điều khiển tự động
Thiết bị phục vị ngành lâm nghiệp, nông nghiệp
Các sản phẩm cơ điện tử kỹ thuật cao
Thiết bị phục vụ nhiều ngành nghề khác
Với những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao và phát triển công
nghệ, công ty cổ phần 3B đã chiếm lĩnh thế mạnh trong các ngành:
Chế tạo gá hàn, lắp ráp oto
Dây chuyền sản xuất cáp, thiết bị điện
Hệ thống thông gió nhà xưởng
Thiết bị công nghiệp, vỏ máy biến thế công suất lớn
Khung vỏ thang máy, vỏ bơm xăng
Ngày 8/7/2010 Công ty cổ phần 3B đã chính thức nhận chứng chỉ ISO
9001:2000 như một phần thưởng lớn cho những phấn đấu cho những thành
tựu trong sản xuất kinh doanh của mình.
Ngày nay, Công ty cổ phần 3B đang nỗ lực hướng đến mở rộng thị
trường Cơ điện tử cả chiều sâu lẫn chiều rộng bằng cách nâng cao sản xuất
kết hợp chiến lược kinh doanh thích hợp để vươn đến những thị trường xa
hơn.
6
CHƯƠNG II
Cơ điện tử của Việt Nam trong quá trình hội nhập nói chung và
của Công ty cổ phần 3B nói riêng
1. Xu thế phát triển cơ điện tử của thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng những năm gần đây.
Sự phát triển của CĐT đang chuyển dần từ các sản phẩm CĐT cao cấp
(máy bay, tên lửa, rô bốt vũ trụ…) sang các sản phẩm CĐT công nghiệp

(ô tô, camera, đầu DVD, rôbốt gia đình…). CĐT công nghiệp phải đối mặt
với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường sản phẩm chế tạo hàng loạt, như chu
kỳ đổi mới sản phẩm ngắn, giá cả phải có sức cạnh tranh và thời gian đưa ra
thị trường phải nhanh. Do vậy, CĐT công nghiệp không chỉ đơn thuần có tư
duy thiết kế hệ thống mà phải có cả tư duy thiết kế hướng sản phẩm.
Mặt khác, chúng ta cũng thấy sự chuyển dịch thay thế các chức năng, nguyên
lý và thiết kế cơ khí sang các giải pháp phần mềm. Tỷ lệ phần mềm sẽ
ngày càng lớn trong các sản phẩm CĐT. Phần lớn phần mềm được thể hiện
trong các chíp phần cứng, do vậy ta hiểu thiết kế phần mềm ở đây là sự
thiết kế phối hợp cứng/mềm (hardware/software co-design). Ngoài các sản
phẩm và hệ thống CĐT thông thường, đã xuất hiện nhiều sản phẩm hệ thống
vi cơ điện (MEMS - Micro Electro-mechanical Systems) và hiện nay chúng
ta đang được nghe nhiều về hệ thống nano cơ điện tử (NEMS - Nano
Electro-mechanical Systems). Trong khi CĐT thông thường và MEMS dựa
trên cơ sở khoa học của cơ học và lý thuyết điện từ trường, thì NEMS dựa
trên cơ sở khoa học của cơ lượng tử và đi sâu vào thế giới vi mô cấp nguyên
tử. Công nghệ nano hứa hẹn nhiều kết quả và ứng dụng phi thường nhưng
cũng còn rất nhiều thách thức, đòi hỏi thời gian và đầu tư lâu dài.
Với bản chất gắn kết nhiều công nghệ cao trong một sản phẩm, CĐT ngày
càng tích hợp trong nó những công nghệ mới. Trước tiên, phải nói đến lĩnh
7
vực trí tuệ nhân tạo, bao gồm cả lĩnh vực xử lý tiếng nói và hình ảnh, sẽ
mang lại linh hồn và cảm xúc cho các sản phẩm CĐT trong tương lai. Việc
tích hợp với công nghệ sinh học tạo nên các hệ thống bio-mechatronics
đang mở ra những chân trời mới cho sự sáng tạo của loài người.
Xu thế phát triển của cơ điện tử trên thế giới là tích hợp ngày càng
nhiều công nghệ cao, sản phẩm ngày càng “thông minh” hơn và kích thước
ngày càng nhỏ hơn. Một số công nghệ mới đóng vai trò quan trọng trong các
sản phẩm và hệ cơ điện tử trong thời gian tới là: Công nghệ mạng máy tính
nhúng và công nghệ vật liệu mới. Với công nghệ mạng máy tính nhúng,

các sản phẩm cơ điện tử sẽ có chức năng hội thoại và phối hợp thực hiện
được nhiều nhiệm vụ có độ phức tạp cao hoặc đồng thời ở nhiều địa điểm trên
diện rộng. Công nghệ vật liệu mới cho ta những vật liệu có đặc tính như điều
khiển được hoặc có khả năng biến dạng để chế tạo các cơ cấu chấp hành hoặc
cấu trúc cơ khí không gian 3 chiều cho sản phẩm cơ điện tử. Công nghệ
micro/nano nhằm thu nhỏ các thiết bị máy móc xuống kích thước của
phân tử cho các sản phẩm công nghệ trong tương lai. Với việc điều khiển
chính xác các nguyên tử và phân tử, con người có thể chế tạo ra các cảm
biến mới, các vật liệu nhân tạo “thông minh”, bộ nhớ có dung lượng
terabyte (1012 byte), các rôbốt/máy kích thước micro, các hệ thống
“thông minh” cực nhỏ... Tuy nhiên, công nghệ nano còn nhiều thách thức mà
hiện nay con người chưa giải quyết được. Sự hiểu biết cơ chế hoạt động, điều
khiển ở kích thước nano còn chưa hoàn hảo. Các nghiên cứu về vi/nano cơ
điện tử mới đang ở giai đoạn đầu. Xu thế thông minh hoá các sản phẩm cơ
điện tử được thể hiện ở việc phát triển “trí thông minh” cho các sản phẩm.
Các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, mạng nơron, hệ chuyên gia, giải thuật
gen, các phương pháp xử lý song song... đang là hướng nghiên cứu thời
sự cho các hệ điều khiển thông minh áp dụng cho các sản phẩm cơ điện tử
trong tương lai. Và với việc xử lý trong thời gian thực các tín hiệu của
cảm biến âm thanh, hình ảnh, tiếng nói, các cảm biến tiếp xúc như lực,
8
mômen... sẽ tạo ra các sản phẩm cơ điện tử có khả năng đối thoại và tự suy
diễn, ra quyết định, tự thích nghi với môi trường như những sinh vật sống
Trong thời gian qua, lĩnh vực CĐT của nước ta đã có những chuyển
biến vượt bậc. Hợp tác quốc tế về CĐT đã được thúc đẩy ở cả ba miền: Hội
nghị Nhật - Mỹ - Việt Nam RESSCE ‘98 ở Hà Nội, RESSCE ’00 ở thành
phố Hồ Chí Minh, trường hè về CĐT ở Đà Nẵng năm 2002 và Hội nghị quốc
tế lần thứ 9 về công nghệ CĐT ICMT 2004 tại Hà Nội. Lĩnh vực đào tạo
CĐT đã được hình thành tại nhiều trường đại học ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng. Các cuộc thi sáng tạo robot đã mang lại nhiều cơ hội cho

giới trẻ trong việc tiếp cận các phương pháp và kỹ năng thiết kế, tích hợp các
sản phẩm CĐT. Việc nghiên cứu về CĐT đang được triển khai tốt tại các
viện nghiên cứu, trường đại học và nhiều cơ sở sản xuất. Chúng ta cũng đã
tổ chức Hội nghị CĐT toàn quốc lần thứ nhất tại Khu công nghệ cao
Hòa Lạc năm 2002 và lần thứ 2 tại Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí
Minh năm 2004. Những gì mà các nhà khoa học đề cập tại các hội nghị đã
chứng tỏ tiềm năng nghiên cứu sáng tạo của chúng ta trong lĩnh vực mới mẻ
này. Mặc dù chưa có nền công nghiệp CĐT, song một số sản phẩm CĐT đã
được nhiều cơ sở trong nước và các liên doanh tổ chức sản xuất tại Việt Nam
như: Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp, Nhà máy sản xuất robot ở Khu
công nghiệp Nomura Hải Phòng. Trong chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ Việt Nam đến năm 2010, CĐT đã được xác định là một trong
những lĩnh vực công nghệ trọng điểm. Tuy nhiên sự phát triển của lĩnh vực
này ở nước ta gặp không ít khó khăn do bản thân CĐT là một ngành
khoa học công nghệ mới nên việc thâm nhập vào đời sống sản suất đòi hỏi
phải có một quá trình thay đổi nhận thức và chính sách vĩ mô. Sự phát triển có
được trong thời gian qua chủ yếu là tự phát, tuân theo quy luật cung cầu của
thị trường, sự nỗ lực của các chuyên gia tâm huyết và sự phát triển do
Internet mang lại. Có thể nói, CĐT ở Việt Nam đang đứng trước cả cơ hội và
thách thức.
9
Về mặt cơ hội, thị trường CĐT là thị trường mới không chỉ ở Việt Nam
mà cả ở các nước đang phát triển và phát triển trên toàn cầu. Đây là thị trường
chưa bị bão hoà nên mức độ cạnh tranh chưa khốc liệt. Mặt khác, nhu cầu sử
dụng các sản phẩm CĐT ngày càng nhiều và chủng loại sản phẩm có thể nói
là vô tận. Các sản phẩm CĐT được hình thành từ các ý tưởng thông minh
hoá, bổ sung các chức năng mới cho các sản phẩm hiện hành và tạo ra các sản
phẩm mới bằng sự tích hợp liên kết nhiều công nghệ cao trong sản phẩm từ
đơn giản đến phức tạp. Như vậy ta có thể thông minh hoá, tạo linh hồn và
cảm xúc cho các đồ dùng, thiết bị, máy móc xung quanh ta, sáng tạo nên

các sản phẩm mới với các chức năng vượt trội. Với sức tưởng tượng phong
phú của người Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả năng
sáng tạo các sản phẩm mới kiểu này.
Thị trường rộng lớn của CĐT sẽ tạo nên nhiều cơ hội việc làm mới
cho các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất với nhiều ứng dụng trong mọi
ngành nghề, từ nông nghiệp, y tế, năng lượng, giao thông vận tải… tới các
ngành dịch vụ giải trí, bưu chính viễn thông, an ninh quốc phòng... Ví dụ thị
trường ô tô đang phát triển với tốc độ chóng mặt do tác động của công nghệ
CĐT. Có đến 90% các cải tiến đổi mới ở ô tô nằm trong phần mềm và phần
điện tử. CĐT cũng đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong giáo dục và đào
tạo. Các kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện ở các nhà máy hiện nay cần được đào tạo, bổ
túc các kiến thức và cách làm việc phối hợp của CĐT. Đây là một nhu cầu vô
cùng lớn. Mặt khác, nhu cầu kỹ sư CĐT được đào tạo bài bản sẽ là một nhu
cầu luôn tăng trưởng.
Bên cạnh những cơ hội, ta cũng còn phải đối mặt với nhiều thách
thức trong quá trình phát triển CĐT như: Về đào tạo nguồn nhân lực: CĐT là
một lĩnh vực liên ngành nên việc đào tạo ở các trường cũng rất đa dạng. Một
giáo trình chuẩn về CĐT của các trường đại học lớn ở các nước còn chưa
hình thành. Điều này cũng khó có thể có do tính đa dạng sản phẩm của lĩnh
vực CĐT. Mặt khác, sự phối hợp giữa đào tạo và sản xuất trong lĩnh vực CĐT
10
cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc kết hợp bài giảng với việc thực
hành CĐT ở các nhà máy. Sự phát triển của CĐT đòi hỏi phải cập nhật thông
tin của nhiều ngành công nghệ, trong đó, công nghệ vi điện tử và công nghệ
thông tin có tốc độ phát triển rất nhanh. Do vậy, yêu cầu về các giảng viên
cũng phải cập nhật được các kiến thức mới. Điều này không phải là dễ dàng
đối với các nước nghèo như Việt Nam. CĐT là lĩnh vực có tính ứng dụng cao
và đòi hỏi kỹ năng thực hành của nhiều công nghệ cao, nhất là công nghệ
điều khiển thời gian thực, các hệ nhúng, vì vậy vấn đề thực hành cũng là một
thách thức không nhỏ. Ngoài ra, các phòng thí nghiệm CĐT cũng đòi hỏi

không ít kinh phí và trí tuệ. Về nghiên cứu khoa học: CĐT, một mặt là công
nghệ tạo nên sản phẩm mới, mặt khác lại là một lĩnh vực khoa học hóc búa,
cần nhiều nghiên cứu tập trung vào các tác động tương hỗ giữa các lĩnh vực
công nghệ khi chúng được tích hợp với nhau một cách hữu cơ. Thế nhưng
chúng ta còn biết quá ít về các ảnh hưởng, về tác động qua lại này trong khi
đây lại là bản chất của CĐT. Có nắm bắt được cơ sở khoa học của các tác
động tương hỗ này thì mới phát huy được những tính năng vượt trội mà chỉ sự
liên kết các công nghệ mới có được. Đây lại là một thách thức lớn cho nghiên
cứu vì phải đối mặt với những vấn đề của hệ thống lớn, mang tính phi tuyến,
nhiều bất định và thay đổi theo thời gian.
Về thiết kế sản phẩm: việc thiết kế các sản phẩm CĐT theo phương
pháp liên kết các hệ thống nhỏ đi từ dưới lên (bottom-up) như hiện nay sẽ
dần dần không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, giá thành, thời gian.
Việc thiết kế theo hệ thống lớn là một thách thức đối với CĐT. Điều này đòi
hỏi các chương trình thiết kế CAD cho các sản phẩm CĐT phải được mở
rộng ra nhiều lĩnh vực (CAD cho cơ + CAD cho điện tử + CAD cho điều
khiển…) và xử lý được độ phức tạp của chương trình thiết kế tổng hợp, khả
năng mô hình hoá và mô phỏng hệ thống lớn. Mặt khác, các chương
trình thiết kế này còn phải đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các ứng
dụng CĐT.
11
Về độ tin cậy của sản phẩm: việc tích hợp nhiều công nghệ trong
một sản phẩm đương nhiên sẽ làm giảm độ tin cậy của sản phẩm do độ
phức tạp của hệ thống tăng. Việc đưa vào hàng trăm hệ vi điều khiển được
kết nối thành mạng trong một ô tô liệu có làm hoạt động của ô tô kém tin
cậy hơn so với ô tô cơ khí truyền thống? Thực tế là độ tin cậy của sản phẩm
CĐT lại là một vấn đề ít được mổ xẻ tại các cơ sở sản xuất. Điều này sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển của CĐT trong tương lai.
Thách thức đối với sản xuất: sản xuất các sản phẩm CĐT đòi hỏi những năng
lực thiết kế và chế tạo, kể cả các điều kiện lắp ráp mà không phải luôn có

trong một cơ sở sản xuất. Đối với những cơ sở vừa và nhỏ, việc có đủ các
điều kiện này không phải dễ dàng. Mức độ hợp tác giữa các chuyên gia CĐT,
tự động hoá đòi hỏi có sự gắn kết cao. Cách làm việc chuyển dịch từ các
chuyên gia độc lập sang làm việc theo nhóm chuyên gia phối hợp đa ngành
cũng không phải dễ vì phải thay đổi nếp làm việc đã hình thành từ lâu ở
Việt Nam. Ngay cả khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng đòi hỏi nhiều
trang thiết bị hơn để có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm ở từng công
nghệ khác nhau.
Trong thời gian qua, lĩnh vực CÐT của nước ta đã có những chuyển
biến vượt bậc. Hợp tác quốc tế về CÐT đã được thúc đẩy ở cả ba miền. Việc
nghiên cứu về CÐT đang được triển khai tốt tại các viện nghiên cứu, trường
đại học và nhiều cơ sở sản xuất. Chúng ta cũng đã tổ chức Hội nghị CÐT toàn
quốc lần thứ nhất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc năm 2002 và lần thứ hai tại
Ðại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh năm 2004. Những gì mà các nhà
khoa học đề cập tại các hội nghị đã chứng tỏ tiềm năng nghiên cứu sáng tạo
của chúng ta trong lĩnh vực mới mẻ này.
Mặc dù chưa có nền công nghiệp CÐT, song một số sản phẩm CÐT đã
được nhiều cơ sở trong nước và các liên doanh tổ chức sản xuất tại Việt Nam
như: Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp, Nhà máy sản xuất robot ở Khu công
nghiệp Nomura Hải Phòng.
12
Trong chiến lược phát triển KH và CN Việt Nam đến năm 2010, CÐT
đã được xác định là một trong những lĩnh vực công nghệ trọng điểm. Tuy
nhiên sự phát triển của lĩnh vực này ở nước ta gặp không ít khó khăn do bản
thân CÐT là một ngành khoa học - công nghệ mới, cho nên việc thâm nhập
vào đời sống sản xuất đòi hỏi phải có một quá trình thay đổi nhận thức và
chính sách vĩ mô. Sự phát triển có được trong thời gian qua chủ yếu là tự
phát, tuân theo quy luật cung - cầu của thị trường, sự nỗ lực của các chuyên
gia tâm huyết và sự phát triển do internet mang lại. Có thể nói, CÐT ở Việt
Nam đang đứng trước cả cơ hội và thách thức.

Về mặt cơ hội, thị trường CÐT là thị trường mới không chỉ ở Việt Nam
mà cả ở các nước đang phát triển và phát triển trên toàn cầu. Ðây là thị trường
chưa bị bão hòa, cho nên mức độ cạnh tranh chưa khốc liệt. Mặt khác, nhu
cầu sử dụng các sản phẩm CÐT ngày càng nhiều và chủng loại sản phẩm có
thể nói là vô tận. Các sản phẩm CÐT được hình thành từ các ý tưởng thông
minh hóa, bổ sung các chức năng mới cho các sản phẩm hiện hành và tạo ra
các sản phẩm mới bằng sự tích hợp liên kết nhiều công nghệ cao trong sản
phẩm từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy, ta có thể thông minh hóa, tạo linh
hồn và cảm xúc cho các đồ dùng, thiết bị máy móc chung quanh ta, sáng tạo
nên các sản phẩm mới với các chức năng vượt trội. Với sức tưởng tượng
phong phú của người Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào khả
năng sáng tạo các sản phẩm mới kiểu này.
Bên cạnh những cơ hội, ta cũng còn phải đối mặt với nhiều thách thức
trong quá trình phát triển CÐT. Về đào tạo nguồn nhân lực: CÐT là một lĩnh
vực liên ngành, việc đào tạo ở các trường cũng rất đa dạng. Chưa có một giáo
trình chuẩn về CÐT, do tính đa dạng sản phẩm của lĩnh vực CÐT.
Mặt khác, sự phối hợp giữa đào tạo và sản xuất trong lĩnh vực CÐT
cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc kết hợp bài giảng với việc thực
hành CÐT ở các nhà máy. CÐT là lĩnh vực có tính ứng dụng cao và đòi hỏi
kỹ năng thực hành của nhiều công nghệ cao, nhất là công nghệ điều khiển
13
thời gian thực, các hệ thống nhúng, vì vậy vấn đề thực hành cũng là một thách
thức không nhỏ.
Về nghiên cứu khoa học: CÐT một mặt là công nghệ tạo nên sản phẩm
mới, mặt khác lại là một lĩnh vực khoa học hóc búa, cần nhiều nghiên cứu tập
trung vào các tác động tương hỗ giữa các lĩnh vực công nghệ khi chúng được
tích hợp với nhau một cách hữu cơ.
Về thiết kế sản phẩm: việc thiết kế các sản phẩm CÐT theo phương
pháp liên kết các hệ thống nhỏ đi từ dưới lên như hiện nay sẽ dần dần không
đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, giá thành, thời gian. Việc thiết kế

theo hệ thống lớn là một thách thức đối với CÐT. Ðiều này đòi hỏi các
chương trình thiết kế CAD cho các sản phẩm CÐT phải được mở rộng ra
nhiều lĩnh vực (CAD cho cơ + CAD cho điện tử + CAD cho điều khiển...) và
xử lý được độ phức tạp của chương trình thiết kế tổng hợp, khả năng mô hình
hóa và mô phỏng hệ thống lớn. Mặt khác, các chương trình thiết kế này còn
phải đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các ứng dụng CÐT.
Thách thức đối với sản xuất: sản xuất các sản phẩm CÐT đòi hỏi những
năng lực thiết kế và chế tạo, kể cả các điều kiện lắp ráp mà không phải luôn
có trong một cơ sở sản xuất. Ðối với những cơ sở vừa và nhỏ, việc có đủ các
điều kiện này không phải dễ dàng. Ngay cả khâu kiểm tra chất lượng sản
phẩm cũng đòi hỏi nhiều trang thiết bị hơn để có thể đánh giá được chất
lượng sản phẩm ở từng công nghệ khác nhau.
Nước ta nằm trong khu vực châu Á, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Với thị trường to lớn và các cơ hội riêng, CÐT sẽ đóng góp một phần không
nhỏ trong sự phát triển và tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Do vậy, chúng
ta cần có một chính sách vĩ mô, khuyến khích đầu tư cho đào tạo, nghiên cứu
và sản xuất các sản phẩm CÐT.
Trong sự phát triển ngành công nghiệp CÐT, theo chúng tôi các cơ
quan chức năng tập trung đầu tư để trong một thời gian ngắn có được một số
sản phẩm chủ chốt trong một số lĩnh vực như thiết bị gia dụng, thiết bị y tế,
14

×