ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đức Chính
Học viên: Nguyễn Lê An
Cao học QLGD
HÀ NỘI - 2014
Nhận xét của giảng viên chấm bài:
Điểm: Giảng viên (kí tên):
2
ĐỀ BÀI:
Xây dựng hệ tham chiếu cho một tiêu chuẩn (Hoặc ít nhất 3 tiêu chí)
trong bộ chuẩn: Nghề nghiệp/chuẩn nhà trường và viết hướng dẫn thực
hiện hệ tham chiếu đó.
Lời mở đầu
Xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển của công nghệ cao, đặc biệt công nghệ
thông tin, kinh tế tri thức, xã hội thông tin, xã hội học tập… đang tạo ra những thời
cơ và thách thức có tính thời đại cho giáo dục Việt Nam. Những xu thế đó đặt giáo
dục Việt nam trong bức tranh chung của giáo dục các nước trên thế giới. Muốn
vươn lên và khẳng định được vị thế của mình trong bức tranh đó, một trong những
hướng đi đột phá của giáo dục Việt Nam là phấn đấu vươn tới các chuẩn quốc tế
về chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Để làm được điều đó,
đã đến lúc phải đổi mới phương thức quản lý, thực hiện đúng nghĩa và thực chất
phương thức quản lý chất lượng tức là quản lý theo chuẩn, thay vì mới chỉ đánh
giá theo chuẩn như hiện nay.
Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng không chỉ là thành quả của khoa học đánh giá mà còn là tiêu
chuẩn để các trường đại học phấn đấu đạt chuẩn về chất lượng. Muốn thực hiện
tốt công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ giáo dục, mỗi
nhà trường cần phải có những hiểu biết cơ bản về nó và thực hiện tốt việc xây
dựng hệ tham chiếu cho mỗi tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
1. Những vấn đề chung về Chất lượng và Quản lý chất lượng
1.1. Khái niệm chất lượng; Chất lượng giáo dục và Chất lượng giáo dục
đại học
Chất lượng
Có nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng vì khái niệm này có thể được
dùng với những nội hàm khác nhau, nhưng tiêu biểu có thể nhắc đên 3 khái niệm
dưới đây:
3
Chất lượng là tổng hòa những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ tạo
cho nó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn (Viện chất
lượng Anh-BSI-1991)
Chất lượng là “mức độ trùng khớp với mục tiêu và chức năng”
(Oakland, 1988)
Chất lượng bao gồm tất cả các đặc trưng của sự vật ngoại trừ những
đặc trưng về số lượng (Theo Từ điển Tiếng Anh Oxford English
Dictionary)
4
Chất lượng giáo dục
Giáo dục là một hoạt động hướng đích, vì vậy khái niệm chất lượng giáo dục
thường được tiếp cận theo mục đích. Petes and Waterman, 1982 cho rằng đó là “Sự
xuất sắc trong giáo dục”; Theo Feigenbaum (1983) đó là “Giá trị gia tăng trong
giáo dục”; Còn Crosby thì đó là “Trùng khớp của kết quả đầu ra của giáo dục với
các mục tiêu; yêu cầu đã hoạch định” hay “Không có sai sót trong quá trình giáo
dục” (1979)…
Theo Jeymour (1992), đáp ứng hoặc vượt quá nhu cầu của khách hàng, cải
tiến liên tục, sự lãnh đạo, sự phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống, hạn chế sự e
dè, thừa nhận và tưởng thưởng, làm việc theo đội, giải quyết vấn đề một cách hệ
thống là những nguyên tắc chất lượng trong giáo dục.
Mukhopadhyay 1999 – người Ấn Độ đã phân loại các cấp độ của chất lượng
giáo dục thành 4 mức: Được thông tin (Informed); Có văn hoá (Cultured); Sự giải
phóng (Emancipation); Tự khẳng định (Self-actualization).
Chất lượng trong giáo dục đại học
Chất lượng trong giáo dục đại học có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau:
“Chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh, tự nó là cái tốt nhất”
Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn
Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng
Chất lượng với tư cánh là hiệu quả của việc đạt mục đích của trường
đại học.
Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người sử dụng lao
động được đào tạo).
5
Informed
Self-actualization
Emancipation
Cultured
Ngoài ra, tác giả phương Tây còn đưa ra các quan điêm khác nhau về chất
lượng giáo dục đại học như:
• Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”.
• Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”
• Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”
• Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”
• Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức riêng”
• Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán”
1.2. Quản lý chất lượng và các tầng bậc của Quản lý chất lượng
1.2.1. Khái niệm quản lý chất lượng
Có hàng loạt định nghĩa khác nhau về quản lí chất lượng. Song, cho dù đề
cập đến khái niệm “quản lí chất lượng” từ góc độ nào, các nhà nghiên cứu cũng
thống nhất ở một điểm chung nhất, đó là:
Thiết lập chuẩn
Đối chiếu thực trạng so với chuẩn
Có các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn.
Trong số các khái niệm về quản lý chất lượng, định nghĩa của
A.G.Robertson, một chuyên gia về chất lượng người Anh được xem là một định
nghĩa khá rõ ràng: “Quản lí chất lượng sản phẩm được xác định như là một hệ
thống quản trị nhằm xây dựng chương trình phối hợp các cố gắng của những đơn
vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản
xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thoả mãn
đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng”.
1.2.2. Các cấp độ của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng được chia thành 3 cấp độ với điểm chung là đều quản lý
bằng chuẩn, nhưng các cấp độ này được phân biệt với nhau ở mục đích, thời gian
và người trực tiếp thực hiện.
“Kiểm soát chất lượng” là thuật ngữ lâu đời nhất về mặt lịch sử của khoa học
quản lí. Nó bao gồm việc kiểm tra và loại bỏ các thành phẩm hay sản phẩm cuối
cùng không thoả mãn các tiêu chuẩn đã đề ra trước đó. Đây là công đoạn xảy ra sau
cùng khi sản phẩm đã được làm xong, có liên quan tới việc loại bỏ hoặc từ chối
những hạng mục hay sản phẩm có lỗi. Thanh tra nội bộ và thử nghiệm sản phẩm là
những phương pháp phổ biến nhất. Hệ thống chất lượng dựa chủ yếu trên giấy tờ,
sổ sách ghi nhận kết quả từng ca sản xuất. Các tiêu chí chất lượng hạn chế, chỉ căn
cứ vào số lượng sản phẩm được chấp thuận. Vì thế, cách làm này kéo theo sự lãng
phí nhiều khi khá lớn do phải loại bỏ hoặc làm lại các sản phẩm không đạt yêu cầu.
6
Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance-QA)
Thuật ngữ “đảm bảo chất lượng” ra đời vào thập niên 20 của thế kỷ XX. Đó
là “toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được tiến hành trong hệ thống quản
lí đã được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng rằng thực thể (đối
tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng” (TCVN 5814). QA mang
những đặc trưng sau: Kiểm soát quá trình bằng thống kê; Chú trọng can thiệp;
Đánh giá ngoài; Sự tham gia có uỷ quyền; Kiểm toán các hệ thống chất lượng;
Phân tích nhân quả.
QA quan tâm đến Kiểm soát hệ thống chất lượng, Kiểm soát quá trình bằng
thống kê (Statistical Quality Control – SQC), phân tích nhân quả để có biện pháp
khắc phục và ngăn ngừa sai phạm hoặc sự không trùng hợp. Để đánh giá và duy trì
hệ thống QA, sự can thiệp của bên ngoài được chú trọng thông qua các hình thức
phổ biến như Thanh tra chất lượng (Quality Inspection) và Kiểm định chất lượng
(Quality Accreditation).
Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management)
Thuật ngữ “Kiểm soát chất lượng toàn diện” (Total Quality Control - TQM)
được sử dụng từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX. TQM mang những đặc trưng:
Sự tham gia của người cung ứng và khách hàng; Cải tiến liên tục; Quan tâm vào
sản phẩm và quá trình; Trách nhiệm của tất cả mọi người; Làm việc theo đội
TQM đồng nghĩa với đảm bảo chất lượng, nhưng mở rộng và phát triển
thêm. TQM tạo ra văn hoá chất lượng, mà ở đó, mục tiêu của từng nhân viên, của
toàn bộ nhân viên là làm hài lòng khách hàng của họ, nơi mà cơ cấu tổ chức của cơ
sở cho phép họ làm điều này. Trong quan niệm về chất lượng toàn diện, khách
hàng là thượng đẳng. Điều này có nghĩa là công việc của mỗi thành viên trong tổ
chức phải hướng đến phục vụ khách hàng ở mức độ tốt nhất có thể. Đó là cung ứng
cho khách hàng những thứ họ cần, đúng lúc họ cần và theo cách thức họ cần, thoả
mãn và vượt cả những mong đợi của họ.
Các cấp độ của quản lý chất lượng được mô hình hóa bằng sơ đồ dưới đây:
7
Kiểm soát chất lượng
Đảm bảo chất lượng
Quản lý chất lượng toàn diện
Loại bỏ sản phẩm không
đạt chất lượng
P. chống không đạt chất
lượng
Nâng cao liên tục chất
lượng
2. Mô tả quá trình quản lý chất lượng
Quá trình quản lý chất lượng trải qua 3 bước dưới đây:
• Thiết lập chuẩn
Xây dựng hệ tham chiếu cho từng tiêu chí, tiêu chuẩn
Thảo luận trình tự công việc, các tiêu chí cần đạt của sản phẩm, cam
kết thực hiện
Tổ chức thực hiện phần đã cam kết
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc, theo 3 mức:
Mức 1: Hoàn thành hết các công việc, có đủ các sản phẩm và các sản
phẩm đạt được các tiêu chí
Mức 2: Hoàn thành hết các công việc, song chưa đủ sản phẩm
Mức 3: Chưa hoàn thành hết các công việc
• Đối chiếu thực trạng so với chuẩn;
Viết báo cáo tự đánh giá trên phạm vi toàn trường theo 3 mức trên
Xây dựng kế hoạch khắc phục những điểm yếu
• Có các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn.
Xây dựng đánh giá ngoài (kiểm định) nhằm thẩm định khách quan
Được cấp chứng chỉ công nhận đã được kiểm định
8
3. Xây dựng hệ tham chiếu cho Tiêu chí 6.5; Tiêu chí 6.7 và Tiêu chí 6.9 (Thuộc Tiêu chuẩn 6: Người
học)
3.1. Xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chí
Tiêu chí Công việc cần thực hiện Sản phẩm Yêu cầu Người thực
hiện
T iêu chí 6.5.
Có các biện
pháp cụ thể, có
tác dụng tích
cực để hỗ trợ
việc học tập và
sinh hoạt của
người học.
1. Nghiên cứu và xác định
nhu cầu của sinh viên
Bảng tổng hợp kết
quả khảo sát nhu
cầu hỗ trợ học tập
và sinh hoạt của
sinh viên
Ghi rõ nhu cầu hỗ trợ học tập và sinh
hoạt của các nhóm sinh viên (trong
KTX, ngoài KTX; theo khoa…)
P. CT HSSV; P.
Đào tạo
2. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ
học tập, NCKH và sinh hoạt
dựa trên kết quả khảo sát nhu
cầu của sinh viên
Kế hoạch hỗ trợ
học tập và sinh
hoạt cho sinh viên
Theo đúng biểu mẫu 06.01-BM
Bản kế hoạch phải chi tiết, cụ thể về
các mảng cần hỗ trợ của sinh viên đã
xác định trong Kế hoạch CT HSSV
hàng năm/kỳ
P. CT HSSV; P.
Đào tạo;
3. Ký phê duyệt và ban hành
kế hoạch hỗ trợ học tập và
sinh hoạt cho sinh viên
Quyết định phê
duyệt Kế hoạch hỗ
trợ học tập và sinh
hoạt cho sinh viên
Quyết định phê duyệt có đầy đủ chữ
ký của người có thẩm quyền, con dấu
của nhà trường
Hiệu trưởng
4. Triển khai kế hoạch hỗ trợ
học tập, NCKH, sinh hoạt cho
sinh viên
File theo dõi hoạt
động hỗ trợ sinh
viên học tập,
NCKH, sinh hoạt
Có file theo dõi cụ thể từng lớp, từng
môn, từng sinh viên
P. CT HSSV, P.
Đào tạo,
5. Báo cáo tổng kết hoạt động
hỗ trợ sinh viên
Bản Báo cáo tổng
kết hoạt động hỗ
trợ sinh viên
Có đủ 2 báo cáo tổng kết vào cuối 2
học kỳ
Theo đúng biểu mẫu 06.02-BM
P. CT HSSV; P.
Đào tạo
9
Tiêu chí Công việc cần thực hiện Sản phẩm Yêu cầu Người thực
hiện
Tiêu chí 6.7 .
Có các hoạt
động hỗ trợ
hiệu quả nhằm
tăng tỷ lệ
1. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ
việc làm cho sinh viên
Kế hoạch hỗ trợ
việc làm cho sinh
viên
Theo đúng biểu mẫu 06.01-BM
Trưởng P. CT HSSV lập kế hoạch hỗ
trợ việc làm cho sinh viên 03 tuần
trước khi học kỳ mới bắt đầu
Trưởng P.CT
HSSV
2. Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ
việc làm cho sinh viên
Quyết định phê
duyệt Kế hoạch hỗ
trợ việc làm cho
sinh viên
Có đủ chữ ký của Hiệu trưởng và
con dấu của nhà trường
Kế hoạch phải được phê duyệt 02
tuần trước khi học kỳ mới bắt đầu
Hiệu trưởng
3. Triển khai các hoạt động
hỗ trợ việc làm cho sinh viên
- Tổ chức hội chợ việc làm
- Tổ chức các khóa học về kỹ
năng tìm kiếm việc làm cho
sinh viên: kỹ năng trả lời
phỏng vấn, kỹ năng viết CV,
kỹ năng tìm kiếm việc làm…
- Mở các seminar để gặp gỡ,
trao đổi với các nhà tuyển
dụng/doanh nghiệp về nhu
cầu việc làm
- Kế hoạch, Báo
cáo tổ chức hội chợ
việc làm
- Kế hoạch tổ chức,
Báo cáo của các
khóa học về kỹ
năng tìm kiếm việc
làm cho sinh viên
- Kế hoạch, báo
cáo tổ chức
seminar với các
nhà tuyển
dụng/doanh
nghiệp…
Kế hoạch tổ chức sự kiện phải theo
biểu mẫu 06.03-BM
Báo cáo tổ chức sự kiện phải theo
biểu mẫu 06.04-BM
P. CT HSSV, P.
Đào tạo
4. Khảo sát các nhà tuyển
dụng
- Xây dựng kế hoạch khảo sát
- Phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát nhà tuyển dụng phải
10
Tiêu chí Công việc cần thực hiện Sản phẩm Yêu cầu Người thực
hiện
người tốt
nghiệp có việc
làm phù hợp
với ngành
nghề đào tạo
nhà tuyển dụng
- Tiến hành khảo sát nhà
tuyển dụng
- Báo cáo kết quả khảo sát
nhà tuyển dụng
nhà tuyển dụng
- Danh sách nhà
tuyển dụng tham
gia khảo sát
- Báo cáo kết quả
khảo sát nhà tuyển
dụng
đúng theo biểu mẫu 06.05-BM. Danh
sách nhà tuyển dụng phải có đầy đủ
các thông tin: Tên đơn vị, địa chỉ,
điện thoại, email, các thông tin cá
nhân về người đại diện đơn vị tham
gia khảo sát (nếu có)
P. CT HSSV
5. Tổng kết hoạt động hỗ trợ
việc làm cho sinh viên
Bản báo cáo tổng
kết hoạt động hỗ
trợ việc làm cho
sinh viên
Báo cáo đẩy đủ các hoạt động hỗ trợ
việc làm cho sinh viên.
Báo cáo theo biểu mẫu 06.06-BM
P. CT HSSV
Tiêu chí 6.9
Người học
được tham gia
đánh giá chất
lượng giảng
dạy của giảng
viên khi kết
thúc môn học,
được tham gia
đánh giá chất
lượng đào tạo
của trường đại
học trước khi
tốt nghiệp
1. Lập kế hoạch lấy ý kiến
đánh giá của sinh viên về chất
lượng giảng dạy các môn học
sẽ triển khai trong học kỳ của
giảng viên (Gọi tắt là đánh
giá của sinh viên) và kế
hoạch lấy ý kiến đánh giá của
sinh viên về chất lượng đào
tạo của nhà trường trước khi
tốt nghiệp (Gọi tắt là Kế
hoạch đánh giá chất lượng
đào tạo)
Kế hoạch lấy đánh
giá của sinh viên và
Kế hoạch đánh giá
chất lượng đào tạo
Kế hoạch lấy đánh giá của sinh viên
phải được lập chậm nhất 02 tuần
trước khi học kỳ mới bắt đầu.
Kế hoạch đánh giá chất lượng đào
tạo phải được lập chậm nhất 01 tháng
trước đợt tốt nghiệp
Cán bộ
P. Đào tạo
11
Tiêu chí Công việc cần thực hiện Sản phẩm Yêu cầu Người thực
hiện
2. Ký phê duyệt và ban hành
kế hoạch lấy đánh giá của
sinh viên và kế hoạch đánh
giá chất lượng đào tạo
Kế hoạch lấy đánh
giá của sinh viên và
Kế hoạch đánh giá
chất lượng đào tạo
Bản kế hoạch có chữ ký của Trưởng
Khoa
Trưởng Khoa
3. Tiến hành lấy đánh giá của
sinh viên và Đánh giá chất
lượng đào tạo
Phiếu lấy ý kiến
sinh viên
Phiếu đánh giá chất
lượng đào tạo
đánh giá của sinh viên theo biểu mẫu
6.07-BM
Phiếu đánh giá chất lượng đào tạo
theo biểu mẫu 06.08-BM
4. Tổng hợp số liệu
- Tổng hợp số liệu đánh giá
của sinh viên và số liệu đánh
giá chất lượng đào tạo
- Gửi kết quả và các ý kiến
phản hồi liên quan tới Trưởng
Khoa
Bảng tổng hợp kết
quả lấy đánh giá
của sinh viên và
Bảng tổng hợp kết
quả đánh giá chất
lượng đào tạo
Số liệu đầy đủ, cụ thể, chính xác
Phải gửi tới Trưởng Khoa chậm nhất
là 02 ngày sau khi có kết quả khảo
sát
Phiểu tổng hợp kết quả đánh giá phải
chính xác dữ liệu, ghi rõ các ý kiến
phản hồi của sinh viên
Cán bộ Đào tạo
5. Gửi báo cáo kết quả khảo
sát đánh giá của sinh viên và
đánh giá chất lượng đào tạo
tới Ban giám hiệu và các P.
ban liên quan để họp xử lý
Bảng kết quả đánh
giá của sinh viên
của giảng viên và
khảo sát đánh giá
chất lượng đào tạo
Bảng kết quả đánh giá của sinh viên
của giảng viên phải chi tiết, ghi nhận
đầy đủ các ý kiến đóng góp của sinh
viên
Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng
đào tạo phải chi tiết, ghi nhận đầy đủ
các ý kiến đóng góp của sinh viên
Trưởng Khoa
12
3.2. Xây dựng Hướng dẫn công việc (HDCV) và Biểu mẫu
3.2.1. Hướng dẫn công việc
Tiêu chí 6.5
1. Nghiên cứu và xác định nhu cầu của sinh viên
02 tháng trước khi học kỳ mới bắt đầu, Trưởng P. CT HSSV phối hợp với
Trưởng P. Đào tạo xây dựng lập kế hoạch khảo sát nhu cầu hỗ trợ học tập và sinh
hoạt của sinh viên.
01 tháng trước ngày học kỳ mới bắt đầu, Cán bộ CT HSSV phối hợp với Cán
bộ Đào tạo phối hợp thực hiện khảo sát nhu cầu hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của
sinh viên. Kết quả khảo sát phải được phân chia theo từng nhóm sinh viên trong và
ngoài KTX, theo từng khoa và khóa đào tạo.
2. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ học tập, NCKH và sinh hoạt cho sinh viên
02 tuần trước khi học kỳ mới bắt đầu, Trưởng P. CT HSSV và Trưởng P.
Đào tạo phối hợp xây dựng Kế hoạch hỗ trợ học tập và sinh hoạt cho sinh viên theo
biểu mẫu 06.01-BM trình Hiệu trưởng phê duyệt.
3. Ký phê duyệt và ban hành Kế hoạch hỗ trợ học tập và sinh hoạt cho sinh
viên
Chậm nhất 01 tuần trước khi học kỳ mới bắt đầu, Hiệu trưởng xem xét, ký phê
duyệt và ban hành Kế hoạch hỗ trợ học tập và NCKH và sinh hoạt cho sinh viên.
4. Triển khai kế hoạch hỗ trợ học tập, NCKH, sinh hoạt cho sinh viên
Trưởng P. Đào tạo và trưởng P. CT HSSV chịu trách nhiệm kiểm soát, phân
công, theo dõi việc thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Cán bộ CT HSSV và Cán bộ Đào tạo được phân công chịu trách nhiệm theo
dõi hoạt động hỗ trợ sinh viên phân chia thành các khoa, các khóa, ngoại trú và
KTX.
5. Báo cáo tổng kết hoạt động hỗ trợ sinh viên
01 tuần trước khi học kỳ kết thúc, trưởng P. Đào tạo và trưởng P. CT HSSV
lập báo cáo tổng kết hoạt động hỗ trợ sinh viên theo biểu mẫu 06.02-BM trình Hiệu
trưởng phê duyệt.
Tiêu chí 6.7
1. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ sinh viên nhằm tăng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp
có việc làm phù hợp với ngành đào tạo (Gọi tắt là kế hoạch hỗ trợ việc
làm cho sinh viên)
03 tuần trước khi học kỳ mới bắt đầu, Trưởng P. CT HSSV lập kế hoạch hỗ
trợ việc làm cho sinh viên theo đúng biểu mẫu 06.01-BM trình Hiệu trưởng phê
duyệt.
13
2. Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ việc làm cho sinh viên
02 tuần trước khi học kỳ mới bắt đầu, kế hoạch phải được Hiệu trưởng phê
duyệt.
3. Triển khai các hoạt động hỗ trợ việc làm cho sinh viên
Cán bộ P. CT HSSV chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động hỗ trợ việc làm
cho sinh viên. Các hoạt động hỗ trợ bao gồm (nhưng không giới hạn) các hoạt động
sau đây:
- Tổ chức hội chợ việc làm
- Tổ chức các khóa học về kỹ năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên: kỹ năng
trả lời phỏng vấn, kỹ năng viết CV, kỹ năng tìm kiếm việc làm…
- Mở các seminar để gặp gỡ, trao đổi với các nhà tuyển dụng/doanh nghiệp về
nhu cầu việc làm
Mỗi sự kiện cần có đầy đủ Kế hoạch tổ chức và Báo cáo tổ chức sự kiện. Kế
hoạch tổ chức mỗi sự kiện cần được xây dựng theo biểu mẫu 06.03-BM và trình
Trưởng P. CT HSSV trước mỗi sự kiện chậm nhất 01 ngày diễn ra sự kiện. Chậm
nhất 03 ngày sau khi sự kiện diễn ra, cán bộ CT HSSV cần lập báo cáo tổ chức biểu
mẫu 06.04-BM và gửi lên trưởng P. CT HSSV.
4. Khảo sát các nhà tuyển dụng về nhu cầu tuyển dụng
- Cuối tháng 7 hàng năm, Trưởng P. CT HSSV lập kế hoạch tổ chức khảo sát
Nhà tuyển dụng trình Hiệu trưởng phê duyệt.
- Cán bộ CT HSSV thực hiện các công việc khảo sát theo kế hoạch đã được
phê duyệt
- Chậm nhất 01 tuần sau khi kết thúc đợt khảo sát, cán bộ CT HSSV tổng hợp
kết quả khảo sát chuyển tới, Ban giám hiệu, Trưởng P. CT HSSV và trưởng P. Đào
tạo để xem xét và phân tích, sử dụng kết quả khảo sát.
5. Tổng kết hoạt động hỗ trợ việc làm cho sinh viên
01 tuần trước khi học kỳ kết thúc, trưởng P. CT HSSV lập báo cáo tổng kết
hoạt động CT HSSV nói chung, trong đó có kế hoạch hỗ trợ việc làm cho sinh viên
theo biểu mẫu 06.07-BM và gửi tới Ban giám hiệu.
14
Tiêu chí 6.9
1. Lập kế hoạch lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về chất lượng giảng dạy
các môn học sẽ triển khai trong học kỳ của giảng viên (Gọi tắt là Đánh giá của
sinh viên) và kế hoạch lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về chất lượng đào tạo
của nhà trường trước khi tốt nghiệp (Gọi tắt là Kế hoạch đánh giá chất lượng
đào tạo)
- Để theo dõi việc giảng dạy của giảng viên, Cán bộ P. Đào tạo lập kế hoạch
lấy ý kiến sinh viên của các môn học sẽ triển khai trong học kỳ 02 tuần trước khi
học kỳ mới bắt đầu.
- Để thu thập phản hồi của sinh viên về chất lượng đào tạo, cán bộ P. Đào tạo
lập kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo của sinh viên 01 tháng trước đợt tốt
nghiệp.
2. Ký phê duyệt kế hoạch lấy đánh giá của sinh viên và kế hoạch đánh giá
chất lượng đào tạo
01 tuần trước khi học kỳ mới bắt đầu, Trưởng Khoa ký phê duyệt kế hoạch lấy
đánh giá của sinh viên.
02 tuần trước đợt tốt nghiệp, Trưởng Khoa phê duyệt kế hoạch đánh giá chất
lượng đào tạo của sinh viên.
3. Tiến hành lấy đánh giá của sinh viên và Đánh giá chất lượng đào tạo
- Cán bộ P. Đào tạo thực hiện các bước lấy đánh giá của sinh viên theo kế
hoạch đã được phê duyệt
- Nếu có giáo viên có điểm đánh giá của sinh viên nhỏ hơn so với quy định
trong quy định đào tạo hoặc số đông sinh viên có ghi nhận ý kiến gì khác, Trưởng
môn trao đổi với giáo viên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra hành động xử lý thích
hợp.
- Các ý kiến liên quan khác thì Trưởng P. Đào tạo có trách nhiệm tổng hợp
lại, gửi tới Trưởng Khoa xem xét và thực hiện rồi chuyển cho các bộ phận liên
quan.
4. Tổng hợp số liệu và gửi kết quả tới Trưởng Khoa
Chậm nhất 02 ngày sau khi thu nhận đầy đủ các ý kiến của sinh viên về giảng
viên, Cán bộ P. Đào tạo tổng hợp số liệu đánh giá của sinh viên và tổng hợp kết quả
khảo sát chất lượng đào tạo, sau đó gửi kết quả và các ý kiến phản hổi liên quan
khác tới Trưởng Khoa và Cán bộ quản lý chất lượng.
15
5. Gửi báo cáo kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên và đánh giá chất lượng
đào tạo tới Ban giám hiệu và các P. ban liên quan để họp xử lý
- Kết quả đánh giá của sinh viên:
01 ngày sau khi nhận được kết quả từ Cán bộ Đào tạo, Trưởng Khoa chịu
trách nhiệm chuyển kết quả và các ý kiến phản hồi khác của từng giảng viên tới
từng Trưởng môn tương ứng để Trưởng môn chuyển đến Giảng viên.
16
Danh sách biểu mẫu được sử dụng
Tiêu
chí
Mã biểu
mẫu
Tên biểu mẫu
06.01-BM Kế hoạch hỗ trợ học tập và sinh hoạt cho sinh viên
06.02-BM Báo cáo tổng kết hoạt động hỗ trợ học tập và sinh hoạt
cho sinh viên
06.03-BM Kế hoạch tổ chức các sự kiện CT HSSV
06.04-BM Báo cáo tổ chức các sự kiện CT HSSV
06.05-BM Phiếu khảo sát nhà tuyển dụng
06.06-BM Báo cáo tổng kết hoạt động hỗ trợ việc làm cho sinh
viên
6.9
06.07-BM Phiếu đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy
của giảng viên
06.08-BM Phiếu đánh giá chất lượng đào tạo
17