Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.45 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vò : Trường THPT Phú Ngọc
Mã số : ……
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI CÓ HIỆU QUẢ
Người thực hiện : Phạm Quang Đức
Lónh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục :
Phương pháp dạy học bộ môn :
Phương pháp giáo dục :
Lónh vực khác :…………………
Có đính kèm :
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác


Năm học : 2008 – 2009
Trang - 1 -
SƠ LƯC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :
1. Họ và tên : PHẠM QUANG ĐỨC
2. Ngày tháng năm sinh : 26/6/1968
3. Nam, nữ : Nam
4. Đòa chỉ : Trường THPT Phú Ngọc, Đònh Quán, Đồng Nai .
5. Điện thoại : ( CQ ) : 0613853361 ( NR ) : 0613632649
6. Fax : Email :
7. Chức vụ : Tổ trưởng
8. Đơn vò công tác : Trường THPT Phú Ngọc
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Học vò ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất : Cử nhân .
- Năm nhận bằng : 1991
- Chuyên ngành đào tạo : Đại học sư phạm Văn


III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
- Lónh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy
- Số năm kinh nghiệm : 11
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 05 năm gần đây :
+ Phương pháp khắc sâu kiến thức cho học sinh trong bài ôn tập văn học
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
+ Một vài suy nghó về kinh nghiệm tạo hứng thú và sức thuyết phục học sinh
trong giờ dạy giảng văn – đọc văn .
+ Một vài suy nghĩ về kinh nghiệm khai thác có hiệu quả tác phẩm văn học
trong giờ dạy giảng văn – đọc văn.
Trang - 2 -
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là
đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan
trọng là đào tạo ra những học sinh giỏi, những mầm mống tương lai của đất nước.
Nhưng một trong những niềm sung sướng vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời
người giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi. Để có được học
sinh giỏi thì ngòai năng lực, tố chất của học sinh còn cần có công lao bồi dưỡng của
người thầy là điều không thể phủ nhận được. Là một giáo viên văn đứng lớp giảng
dạy nhiều năm và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi qua một số năm học tôi
đã cảm nhận được điều đó. Mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy đều có đặc
thù riêng của nó. Môn văn cũng không nằm ngòai lệ đó. Phương pháp dạy và học văn
đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? dạy như
thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy
môn văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kỹ
lưỡng mới có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả được. Nhưng một tiết dạy bồi
dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều . Công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia
bồi dưỡng. Câu hỏi mà bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt
ra là làm thế nào cho thật sự đạt kết quả tốt nhất trong khỏang thời gian hơn 2 tháng

ngắn ngủi? Làm sao để các em phát huy hết năng lực của mình trên một thời gian làm
bài trong mấy giờ ấn định ? Làm thế nàơ để công lao vất vả của thầy và trò không bị
uổng phí ? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân của các em và thành tích
của nhà trường ? Mối băn khoăn đó luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi trong
những năm qua.
Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với
các đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp khác trong ngành giáo dục cùng với
Trang - 3 -
việc cọ xát thực sự trong thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở
khối 12 qua một số năm học, tôi mạnh dạn chia sẻ một số ý kiến, suy nghĩ của mình.
Bởi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là khá quan trọng và rất nặng trong thực tiễn
giảng dạy. Mỗi giáo viên có một phương pháp, cách thức riêng của mình. Bản thân tôi
cũng đã lắng nghe ,suy gẫm và trao đổi với một số thầy cô về công tác này. Nhưng
đây là cái nhìn có những điểm giống và chưa giống với ý kiến của một số đồng
nghiệp khác. Và thực tế đây chính là vấn đề cũng quan trọng nhưng chưa nhiều
những sáng kiến kinh nghiệm đề cập tới. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày ý kiến về
chuyên đề của mình với mong ước và hy vọng là chia sẻ cùng nhau để góp phần trao
đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Bằng những trải nghiệm của bản thân qua thực
tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn đề nghị sáng kiến kinh nghiệm: Một vài suy nghĩ về
kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả.
Trang - 4 -
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
CHUYÊN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
- Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới đề tài:
+ Là tổ trưởng và giáo viên đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên
cứu giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy gẫm về
chuyên môn, về tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy bồi dưỡng học sinh
giỏi.
+ Bản thân chịu khó tìm tòi, đọc tham khảo nhiều tài liệu, các tác phẩm văn

học, các sách nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các sách báo khác. Tiếp cận với
các đề thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh
khác.v.v có ghi chép, tích lũy,cập nhật thường xuyên.
+ Bản thân tích cực chịu khó trao đổi với đồng nghiệp trong và ngòai trường để
học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào quá trình bồi dưỡng.
- Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan đến đề tài:
+ Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên sâu sắc đúng
mức đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Khó khăn:
- Trường ở địa bàn miền núi xa xôi, tài liệu sách báo tham khảo ở thư viện còn
hạn chế. Chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách
thoải mái, dễ dàng.
- Tinh thần học tập và sự quan tâm của học sinh chưa cao về môn văn. Học sinh
sôi nổi tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi văn ít so với các đội tuyển khác. Nhiều
học sinh giỏi một lúc nhiều bộ môn có ý thức coi nhẹ môn văn, có học sinh không
được chọn vào đội tuyển các môn tự nhiên, môn anh văn mới chịu vào đội tuyển văn.
3. Số liệu thống kê:
Trang - 5 -
Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi
qua một số năm học như sau:
Từ 1999 – 2000 đội tuyển là 5 em nhưng không đạt một giải nào.
Từ 2000 – 2001 đội tuyển 6 em thì có một em đạt giải khuyến khích.
Nhưng sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn bồi dưỡng học
sinh giỏi từ 2002 đến nay thì kết quả thay đổi rõ rệt. Học sinh chủ động và lạc quan
khi tham gia vào đội tuyển ,học tập sôi nổi có hứng thú và tin tưởng vào kết quả khi
làm bài. Chủ động tích cực trong việc học tập, nghiên cứu trong sự giúp đỡ hướng dẫn
của giáo viên bồi dưỡng. Hàng năm có từ 5 – 6 em tham gia vào đội tuyển đều đạt kết
quả rất khả quan. Số lượng học sinh giỏi tỉnh tăng rất nhiều so với trước đây. Liên
tiếp trong nhiều năm đều có 4- 5 em đạt giải và đặc biệt có rất nhiều giải ba ở một
ngôi trường còn non trẻ và chất lượng đầu vào lớp 10 còn rất thấp. Đó là một điều

đáng phấn khởi và khích lệ.
Trang - 6 -
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó
khăn nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc biệt khác
các học sinh khác về kiến thức, khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả
năng viết. Như vậy tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự
chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp ,thậm chí phải có quá
trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học
sinh ,làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. Đó là yêu cầu của ban giám
hiệu ,lãnh đạo nhà trường và cũng là mục tiêu của người bồi dưỡng.Giáo viên tham
gia bồi dưỡng phải có sự học tập và trao dồi rất nhiều cùng với lòng nhiệt huyết,
quyết tâm cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.Bỡi vì đặc thù của học
sinh giỏi là có những điểm rất khác so với một học sinh bình thường từ kiến thức, tư
duy cho đến việc cảm nhận tác phẩm,kĩ năng viết v.v Nghĩa là yêu cầu rất cao và
khó khi thực hiện nhiệm vụ này để làm sao đạt kết quả tốt .Với bề dày thời gian công
tác giảng dạy và qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 tôi nhận thấy có một
vài suy nghĩ về kinh nghiệm là làm sao trong vài tháng ít ỏi mà có thể có được những
thành công nhất định. Từ các đồng nghiệp và qua trao đổi một số trường, tôi cũng
lắng nghe được ý kiến này, ý kiến khác song chưa thấy có chuyên đề cụ thể nào trình
bày về công tác bồi dưõng học sinh giỏi, hoặc có trình bày ở những chuyên đề có sự
liên quan nhưng chưa được phân tích đúng mức. Vậy nên với chuyên đề này tôi mạnh
dạn đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao đổi kinh nghiệm,
chia xẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới
của sáng kiến kinh nghiệm .
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của chuyên đề:
Biết rằng kiến thức, phương pháp để tiếp nhận và tìm hiểu văn học vô cùng
phong phú , khó có thể nói hết được. Mỗi giáo viên bồi dưỡng và người tìm hiểu văn
Trang - 7 -

học đều có góc nhìn và cảm nhận riêng. Song trong khuôn khổ chuyên đề này người
viết chỉ đưa ra một số nội dung vấn đề mình tự nhận thấy và rút ra được qua thực tiễn
bồi dưỡng học sinh giỏi. Nội dung của chuyên đề cụ thể như sau:
- Giáo viên cung cấp cho học sinh những tên sách, danh mục sách, lọai sách và
yêu cầu học sinh tìm đọc ở thư viện và các nguồn khác.
- Giáo viên bồi dưỡng phải có kế họach, phương pháp yêu cầu học sinh phải có
tinh thần tự học, tự vận động là vấn đề quan trọng trong thời gian bồi dưỡng. Giáo
viên phải có biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của học sinh.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh và yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép vào
một cuốn vở riêng những lời nhận định, đánh giá sắc nét, độc đáo của các nhà văn,
nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học và những câu thơ, đọan thơ hay của
nhiều tác giả văn học qua các giai đọan văn học gắn với các chuyên đề mà giáo viên
bồi dưỡng.
- Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng gắn với chương trình thi để
giúp học sinh đi vào nắm bắt kiến thức của các chuyên đề đó có chiều sâu và rộng.
- Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, có thể đề thi tòan
quốc qua một số năm để hướng dẫn học sinh cách tiếp cận đề, hiểu đề nắm yêu cầu đề
ra, định hướng ,lập ý và tìm ý cho một bài văn nghị luận.
- Ra đề và làm trên lớp, kể cả bài viết ở nhà để học sinh viết theo thời gian ấn
định. Giáo viên chấm, phát hiện những ưu và nhược điểm của mỗi học sinh. Chữa lỗi
bài làm của học sinh cẩn thận, đầy đủ. Giúp học sinh thấy và phát huy những mặt tốt
và khắc phục được những điểm còn hạn chế.
a. Giáo viên cung cấp cho học sinh những tên sách, danh mục sách, lọai sách
và yêu cầu học sinh tìm đọc ở thư viện và các nguồn khác.
Sau khi đã tuyển chọn, lập đội tuyển học sinh giỏi, thời gian bồi dưỡng còn hơn
2 tháng là đến ngày thi. Nhưng nếu xác định trước những học sinh sẽ vào đội tuyển
lớp 12 từ cuối năm 11, từ khi nghỉ hè thì giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh các lọai
sách, tên sách để học sinh tìm đọc hoặc cho học sinh muợn đọc một số sách cần thiết
Trang - 8 -
mà giáo viên có hoặc là mượn và trao đổi cùng các đồng nghiệp. Đối với một học sinh

giỏi thì yêu cầu kiến thức phải thực sự phong phú và sâu rộng thì các em mới chủ
động ,mạnh dạn và phóng túng trong làm bài. Kiến thức mỏng và nghèo nàn thì không
thể tránh khỏi những lúng túng,ngập ngượng trong bài viết. Các sách này có thể là các
tác phẩm văn học của các tác giả lớn mà các em đã được học chính khóa nhưng cần
phải đọc nhiều ,biết rộng hơn rất nhiều so với nộ dung học ở sách giáo khoa. Chẳng
hạn như khi học Nam Cao, một học sinh giỏi văn không chỉ biết tác phẩm Chí Phèo,
Đời Thừa, Lão Hạc mà cần phải đọc rộng và am hiểu thêm nhiều truyện ngắn của
Nam Cao trước cách mạng tháng tám và cả sau cách mạng tháng tám. Ngòai việc nắm
và cảm thụ tác phẩm văn học học sinh còn cần phải đọc các sách nghiên cứu lý luận
phê bình về văn học mới thực sự có điều kiện thâm nhập một cách đầy đủ về tác phẩm
đó. Ví dụ khi học thơ mới với các bài thơ Vội vàng, Đây mùa thu tới, Thơ duyên của
Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mạc Tử giáo viên
không thể không hướng dẫn học sinh đọc thêm các tập thơ của Xuân Diệu trước cách
mạng tháng tám, tập thơ Lửa Thiêng của Huy Cận,các tập thơ của Hàn Mặc Tử và cần
đọc kỹ cuốn Thi nhân Việt Nam của Hòai Thanh – Hòai Chân để học tập, cảm nhận
những lời bình giảng độc đáo, súc tích. Và còn nhiều những tài liệu nghiên cứu phê
bình của các tác giả nổi tiếng khác về văn học rất giá trị mà học sinh cần phải đọc.
Nói tóm lại không đọc hay đọc ít là một hạn chế rất lớn không tránh khỏi đối với một
học sinh giỏi. Đọc nhiều, đọc rộng sẽ phát huy được nhiều mặt tích cực nhất là ở
những học sinh có ít nhiều năng khiếu văn chương .
Thao tác đọc tác phẩm văn học và các tài liệu nghiên cứu phê bình văn học là
một họat động cực kỳ quan trọng trong yêu cầu của công tác bồi dưỡng. Giáo viên
đặc biệt phải hết sức quan tâm đối với học sinh và phải có cách đôn đốc nhắc nhở,
kiểm tra học sinh để các em có được những kiến thức cần thiết trong quá trình làm
bài. Nếu học sinh chưa có ý thức đọc theo hướng dẫn thì giáo viên bồi dưỡng phải
kiên quyết yêu cầu học sinh đọc.Và giáo viên phải có cách kiểm tra để bắt buộc học
Trang - 9 -
sinh đọc và thấy được ích lợi của việc đọc . Vì kiến thức văn học phong phú, vững
vàng là cơ sở và nền tảng đầu tiên để học sinh viết một bài văn tốt.
b. Giáo viên bồi dưỡng phải có kế họach, phương pháp yêu cầu học sinh phải

có tinh thần tự học, tự vận động là vấn đề quan trọng trong thời gian bồi dưỡng.
Giáo viên phải có biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của học
sinh.
Tự ôn và nắm vững lại kiến thức đã học, đã đọc ở các lớp dưới, đặc biệt là học
sinh giỏi 12 phải nắm vững kiến thức về văn học hiện đại ,trung đại ở khối 11 và kể
cả khối 10 .Những kiến thức lớp dưới quan trọng như thơ mới, các tác giả như là Nam
Cao, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng. Kiến thức cơ bản là cái gốc cần thiết tối thiểu
cho học sinh giỏi trước khi muốn học và nghiên cứu những kiến thức có bề rộng và
chiều sâu. Vì thời lượng bồi dưỡng rất hạn chế, giáo viên bồi dưỡng không thể làm
việc được tất cả, nên phần ôn tập lại những kiến thức căn bản đã học những năm trước
thì yêu cầu học sinh phải tự thực hiện. Điều này không khó đối với một học sinh giỏi.
Khi giáo viên yêu cầu học sinh tự ôn tập, làm việc ở nhà thì giáo viên phải có sự kiểm
tra một cách chặt chẽ, thường xuyên xem học sinh đã có ý thức học tập tốt chưa ? đã
thực hiện và nắm các yêu cầu về kiến thức mà mình dặn dò chưa ? nếu có học sinh
chưa thực hiện đầy đủ, còn có những lỗ hổng kiến thức thì giáo viên phải đôn đốc,
nhắc nhở và có biện pháp cần thiết để học sinh làm việc.
c. Giáo viên cung cấp cho học sinh và yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép vào
một cuốn sổ riêng những lời nhận định, đánh giá sắc nét, độc đáo của các nhà văn,
nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học và những câu thơ, đọan thơ hay
của nhiều tác giả văn học qua các giai đọan văn học gắn với các chuyên đề mà giáo
viên bồi dưỡng.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép từ trong
sách vở, tài liệu những lời nhận định hay, những đánh giá độc đáo, đặc sắc của những
tác giả tên tuổi về tác phẩm văn học, về vấn đề mang tính lý luận văn học, hay những
câu thơ, đọan thơ, đọan văn hay của nhiều tác giả được góp nhặt, sưu tầm gắn với các
Trang - 10 -
chuyên đề mà giáo viên bồi dưỡng. Nội dung này giáo viên có thể yêu cầu học sinh
ghi vào một cuổn tập riêng để các em đọc lại nhiều lần vàghi nhớ. Những tư liệu này
thật quý giá đối với học sinh. Đôi khi các em có những ý tưởng, suy nghĩ nhưng chưa
biết cách diễn đạt nó một cách sắc nét, khúc chiết để tạo ấn tượng cho người đọc. Vì

vậy trích dẫn những tư liệu văn học như những câu thơ hay phù hợp với nội dung vấn
đề, những lời nhận định đánh giá hợp lý, đúng chỗ này sẽ góp phần làm cho bài viết
thêm khởi sắc và giàu sức thuyết phục.
Ví dụ như khi dạy chuyên đề về lý luận văn học, cụ thể là về vai trò của văn
học đối với cuộc sống, mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, vai trò của người
nghệ sĩ trong sáng tác văn chương, giáo viên bồi dưỡng yêu cầu học sinh sưu tầm và
chọn lọc những lời nhận định liên quan đến vấn đề này và tìm được những lời nhận
định có ý nghĩa và giá trị nhất. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số lời
nhận định sau:
- “ Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”
(Tố Hữu)
- “ Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn học”
( Tố Hữu)
- “ Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”
( PusKin)
- “ Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
( Biêlinxki)
Và các tuyên ngôn nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc trong các tác phẩm của Nam
Cao trước cách mạng tháng tám và của các tác giả khác. Ví dụ như:
- “ Nghệ thuật không thể là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối.
Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thóat ra từ những kiếp sống lầm than
vang dội lên mạnh mẽ”
( Trăng sáng - Nam Cao)
Trang - 11 -
- “ Các ông muốn tiểu thuyết cứ thật là tiểu thuyết, tôi và các nhà văn cùng chí
hướng với tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thật ở đời”
( Vũ Trọng Phụng)
- “ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.
Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của chặng đời sống con
người ta trên con đường dài dằng dặc đi tìm cõi hòan thiện”

( Nguyễn Minh Châu)
- “ Nghệ sĩ là con người biết khai thác ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm
thấy trong những ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó
có được hình thức riêng”
( Mácximgorki)
Và những câu thơ chứa đựng ý nghĩa biểu tượng sâu sắc:
- “ Nhà thơ như con ong kết trăm hoa thành một mật
Một mật ngọt thành, vạn chuyến ong bay”
( Chế Lan Viên)
- “ Bài thơ anh, anh làm một nửa
Còn một nửa để mùa thu tự làm lấy”
( Chế Lan Viên)
“Khi tình cảm tự tìm cho nó hình thức thể hiện ra bên ngòai chúng ta có thơ”.
(RabinthatTago)
Và rất nhiều những lời nhận định hay và giá trị khác về văn học, giáo viên giúp
học sinh sưu tầm, ghi chép. Tuy nhiên không phải những lời nhận định hay ý thơ nào
học sinh cũng đều hiểu. Nếu có những nhận định ý kiến nào mà học sinh chưa hiểu
hoặc hiểu chưa đầy đủ thì giáo viên phân tích, giảng giải cho học sinh rõ những nội
dung ý nghĩa của vấn đề.
Những bài làm của học sinh giỏi muốn đạt giải cao thì bài viết phải có nhiều
yêu cầu khác nhau nhưng nhìn chung phải có phong cách, nét độc đáo và tạo được ấn
tượng riêng, thể hiện được những điều mà học sinh bình thường không thể có được.
Trang - 12 -
Vì vậy những lời nhận định đánh giá hay những câu thơ, đọan thơ hay sẽ là những
dẫn chứng lý lẽ thuyết phục như một nốt nhấn, cũng có thể nó là một lời chốt lại vấn
đề hoặc đó là lời dẫn nhập giới thiệu vấn đề tạo không khí sinh động hấp dẫn hơn là
cách giới thiệu hay một lời kết bình thường không ấn tượng gì mà thường thấy ở học
sinh trung bình và yếu. Ví dụ trong chương trình trước đây khi bồi dưỡng học sinh
giỏi 12 về chuyên đề “ Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh học sinh sẽ được nắm bắt
về hình ảnh Bác qua Nhật ký trong tù nào là một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn, một

nhân cách lớn.v.v qua một số bài thơ đã học ở sách giáo khoa và một số bài thơ
khác trong tuyển tập được giáo viên chọn lọc giới thiệu để học sinh tiếp cận. Nhưng
những câu thơ có ý nghĩa khái quát, giàu hình ảnh và ý nghĩa tư tưởng mà giáo viên
có thể cung cấp, giảng bình để học sinh cảm nhận sâu sắc thêm về Bác - người tù vĩ
đại qua tập thơ để có thể vận dụng vào bài làm. Chẳng hạn những câu thơ sau:
- “ Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ Bác viết, vần thơ thép
Mà vẫn mêng mông bát ngát tình”
( Hòang Trung Thông)
- “ Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạc ung dung”
( Tố Hữu)
Những nốt nhấn của những ý thơ như vậy là rất cần thiết cho phong cách trong
bài làm của học sinh giỏi. Thiếu nó bài viết cũng dễ kém phần tươi mát và cũng dễ trở
nên khô khan hoặc đơn điệu nhàm chán trong cách diễn đạt đều đều, buồn tẻ của học
sinh trong biểu đạt suy nghĩ của mình. Đó chỉ là đơn cử một vài ví dụ, còn lại là kiến
thức mêng mông, rộng lớn mà người giáo viên bồi dưỡng hướng dẫn học sinh phải có
ý thức học tập vận dụng để mang lại một hiệu quả chất lượng, sinh động cho bài viết.
Trang - 13 -
d. Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng gắn với chương trình thi để
giúp học sinh đi vào nắm bắt kiến thức của các chuyên đề đó có chiều sâu và rộng.
Có giáo viên cho rằng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 thì rất khó đóan được nội
dung của đề ra vì chương trình rất rộng. Biết đề thi sẽ ra ở phần nào mà bồi dưỡng
cho học sinh. Đó chính là sự thật qua đề ra của một số năm, chẳng hạn như đề ra trong
kỳ thi học sinh giỏi vòng 1 của tỉnh Đồng Nai năm học 2008 – 2009 phần nghị luận
văn học với đề ra :
“ Sự gặp gỡ tuyệt đẹp của tâm hồn và khí phách Việt Nam giữa Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu) và bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)”.
Đề ra như vậy thì rất nhiều giáo viên và học sinh thật bất ngờ, bởi nhiều năm
liền trước đây ít khi nào thi học sinh giỏi tỉnh ở Đồng Nai và ở các tỉnh khác cũng như
thi học sinh giỏi tòan quốc bằng nội dung của văn học trung đại. Bởi vậy xác định nội
dung ôn tập cho học sinh cũng là điều rất khó khăn của người tham gia bồi dưỡng.
Điều lo ngại nhất là sợ nội dung ôn tập bồi dưỡng cho học sinh lại không đúng với đề
ra. Tuy vậy mỗi giáo viên bồi dưỡng đều phải có định hướng về kiến thức gắn với
những chuyên đề ôn tập cụ thể để giúp học sinh ôn tập có hiệu quả. Điều đó phụ thuộc
vào suy nghĩ của từng giáo viên. Có giáo viên chọn và xóay sâu vào chuyên đề này
mà khai thác chưa kỹ ở chuyên đề khác, hoặc cho rằng những chuyên đề kia là không
quan trọng nên không nhắc nhở học sinh chú ý. Tuy nhiên theo tôi dù bồi dưỡng như
thế nào giáo viên cũng phải chọn ra một số chuyên đề mà mình cho là quan trọng nhất
có thể quy tụ những nội dung kiến thức lớn và bao quát để học sinh nắm bắt. Kinh
nghiệm bồi dưỡng trong những năm qua theo tôi thấy là như vậy và đã áp dụng vào
trong thực tế bồi dưỡng. Cụ thể là một số chuyên đề mà tôi đã hướng dẫn học sinh
trong quá trình học tập như sau:
Ví dụ như chuyên đề về Nam Cao và những sáng tác của Nam Cao. Điều đầu
tiên như đã nói ở phần trên là học sinh phải đọc rộng, nắm bắt những kiến thức về tác
phẩm của Nam Cao, hiểu và cảm nhận về nó cùng với việc đọc những tài liệu nghiên
cứu phê bình về Nam Cao đó là bước thứ nhất. Sau đó giáo viên định hướng cho học
Trang - 14 -
sinh về hai mảng sáng tác lớn của Nam Cao trước cách mạng tháng tám đó là đề tài về
người trí thức tiểu tư sản và người nông dân gắn với những tác phẩm cụ thể. Người trí
thức thì sống mòn mỏi, tha hóa về nhân cách, người nông dân thì sống nghèo khổ,
lầm than và sa vào bần cùng hóa, lưu manh hóa. Trên cơ sở những nội dung đó giáo
viên có thể giúp học sinh khai thác phân tích những hình tượng nhân vật trong các
truyện ngắn của Nam Cao để học sinh hiểu và nắm bắt kỹ nội dung của vấn đề. Hoặc
giáo viên cũng có thể cho học sinh tiếp xúc với những đề ra gắn với Nam Cao để học
sinh vừa có điều kiện hiểu đề, phân tích đề và đi vào nắm bắt những kiến thức về
sáng tác của Nam Cao ứng với một đề văn cụ thể. Chẳng hạn như giáo viên có thể

dùng một số đề ra của những năm trước về Nam Cao để kích thích học sinh làm việc
một cách tòan diện. Ví dụ như đề văn sau:
Viết về Nam Cao, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hòang Khung viết:
“ Một điểm đặc sắc của ngòi bút Nam Cao là từ những sự việc rất tầm thường,
quen thuộc trong đời sống hàng ngày đã đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa to
lớn”.
Bằng những hiểu biết về tác phẩm Nam Cao, anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
Hay một đề văn khác xóay sâu vào nội dung ý nghĩa của tác phẩm Chí Phèo
của Nam Cao:
“ Bình luận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nhà văn Nam
Cao, có nhà phê bình cho rằng: Chí Phèo vừa là một gã mất trí, vừa là đầu óc sáng sủa
nhất của làng Vũ Đại”.Ý kiến của anh chị như thế nào ? Từ truyện ngắn này của Nam
Cao hãy làm sáng tỏ ý kiến của mình.
Với các đề ra như vậy hướng vào chuyên đề sẽ kích thích học sinh làm việc và
tư duy một cách tòan diện và đặc biệt là động não rất nhiều vào các tác phẩm của
Nam Cao. Đó cũng là cách củng cố, khắc sâu kiến thức về chuyên đề quan trọng mà
giáo viên có ý định hướng cho học sinh học tập.
Trang - 15 -
Hay một chuyên đề khác không thể bỏ qua trong quá trình bồi dưỡng học sinh
giỏi lớp 12 đó là chuyên đề về thơ mới. Với chuyên đề này giáo viên yêu cầu học sinh
đọc trước các tác giả, tác phẩm thơ mới và đặc biệt chú ý các tác giả lón như Xuân
Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư. Sau đó giáo
viên có thể từng bước đi vào định hướng cho học sinh tìm hiểu các khía cạnh quan
trọng của thơ mới như cái tôi cá nhân, cái buồn vạn thuở, tình yêu đôi lứa say đắm
mãnh liệt, cuống quýt vội vàng, nghệ thuật dùng từ, viết câu, âm điệu trong thơ mới
.v.v Những nội dung đó được giáo viên phân tích khai thác qua một số tác phẩm thơ
đã được học trong nhà trường phổ thông và những tác phẩm học sinh chưa được học.
Cũng tương tự như chuyên đề về Nam Cao giáo viên có thể chọn lọc một số đề về
Xuân Diệu – tác giả lớn nhất trong thơ mới và các tác giả khác để học sinh tìm hiểu

và có điều kiện thâm nhập sâu vào sáng tác của tác giả. Giáo viên có thể gợi một số
đề sau:
Ngay từ năm 1941 tác giả thi nhân Việt Nam đã đánh giá: “ Xuân Diệu mới
nhất trong các nhà thơ mới”. Ý kiến của anh (chị) về nhận định trên. Phân tích một số
đọan thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám để làm rõ ý kiến của anh (chị).
Hay cũng một đề khác về Xuân Diệu: “ Nhưng chỉ với Xuân Diệu, thời gian
mới trở thành nỗi ám ảnh. Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc,là thi hứng
mà còn là nhân tố kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói Xuân Diệu nhìn đời
bằng con mắt của thời gian. Chất Xuân Diệu phong cách thơ ông là ở đó” ( Đỗ Lai
Thúy - Con mắt thơ, nhà xuất bản giáo dục 1997)
Anh ( chị) hãy làm rõ ý kiến trên qua việc phân tích một số bài thơ của Xuân
Diệu trước cách mạng tháng tám.
Hay một đề nữa về sáng tác của Xuân Diệu:
“ Xuân Diệu cung cấp nhiều vật liệu mới để xây dựng nên nền thơ ca Việt
Nam”
Anh (chị) hãy phân tích ba bài thơ: Thơ Duyên, Đây mùa thu tới, Vội vàng để
làm sáng tỏ nhận định trên.
Trang - 16 -
Hoặc một ví dụ khác về tác giả Huy Cận:
Hãy phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy
Cận.
Nêu những đề như vậy sẽ giúp học sinh định hướng, phân tích đề, đặc biệt là
tìm ý, lập dàn ý cho một đề ra. Như thế là học sinh đã đi vào tìm hiểu khai thác có
chiều sâu sáng tác của tác giả Xuân Diệu và các tác giả khác. Trên cơ sở nắm bắt và
hiểu của học sinh giáo viên sẽ đi vào giảng giải, phân tích những điểm nội dung mà
học sinh không hiểu hoặc hiểu chưa sâu sắc đúng mức. Làm như vậy sẽ giúp các em
thâm nhập, nắm bắt và củng cố kiến thức một cách tự nhiên thỏai mái và rất có hiệu
quả.
Một chuyên đề nữa mà người viết muốn nói ở đây đó là chuyên đề Nhật ký
trong tù theo chương trình cũ trước đây. Với nội dung chuyên đề này giáo viên đề

nghị học sinh phải đọc qua tập Nhật ký trong tù với một trăm mấy chục bài thơ và xác
định nội dung chính, trọng tâm trong tác phẩm. Với sự hiểu, tìm tòi và phát hiện của
học sinh, giáo viên có thể chốt lại những nội dung trọng tâm và yêu cầu học sinh lưu ý
như sau:
Nhật ký trong tù thể hiện một tâm hồn, tình cảm lớn, một trí tuệ lớn, một nhân
cách lớn, một phương pháp sáng tác mới .v.v Cụ thể hóa những nội dung này giáo
viên có thể cho học sinh chọn một số những bài thơ tiêu biểu, cảm nhận và phân tích.
Giáo viên trên cơ sở đó phân tích bổ sung để học sinh hiểu và hướng vào những nội
dung trọng tâm mà giáo viên đã định hướng.
Ví dụ như các bài thơ: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù tập leo núi là những
bài thơ được học ở sách giáo khoa chứa đựng một nội dung sâu sắc, giàu ý nghĩa làm
nội bật được chân dung của một người tù vĩ đại. Giáo viên cần giảng bình kỹ và sâu
cùng chọn lọc với một số bài thơ khác như Vãn Cảnh, Ngắm Trăng, Lai Tân, Không
ngủ được để minh họa thêm cho học sinh và yêu cầu học sinh học thuộc và hiểu một
số bài thơ quan trọng khác trong tập thơ. Ngòai ra giáo viên còn gợi mở cho học sinh
Trang - 17 -
một số đề làm văn xoay quanh tác phẩm Nhật ký trong tù để học sinh rèn luyện và
khắc sâu kiến thức.
Còn rất nhiều những chuyên đề khác mà không thể nói hết ở đây. Chẳng hạn
như chuyên đề về lý luận văn học cũng có thể chia thành nhiều chuyên đề nhỏ mà
giáo viên cần có phương pháp phù hợp giúp các em học tập. Chỉ đơn cử một vài ví dụ
như vậy. Các chuyên đề khác cách thức tiến hành có thể có nhiều điểm là tương tự
như các chuyên đề trên.
e. Chọn lọc một số đề thi qua các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, có thể đề thi tòan
quốc qua một số năm để hướng dẫn học sinh cách tiếp cận đề, hiểu đề nắm yêu cầu
đề ra, định hướng lập ý và tìm ý cho một bài văn nghị luận.
Có kiến thức văn học và kỹ năng viết là cần thiết trong một bài văn nghị luận,
nhưng điều đó chưa đủ những yếu tố để đảm bảo thành công trong một bài viết. Điều
quan trọng trong một bài văn nghị luận là học sinh phải xác định được yêu cầu của đề
ra, định hướng, tìm ý và lập được dàn ý. Có những học sinh tuy có kiến thức văn học

rất phong phú nhưng khả năng phân tích và hiểu đề chưa tốt cũng rất dễ dẫn đến việc
lạc đề, viết tản mạn, lan man không hướng vào yêu cầu của đề ra. Đây là vấn đề
thường thấy trong việc làm văn của học sinh nói chung và của học sinh giỏi nói riêng.
Vậy để rèn luyện cho học sinh giỏi trong công tác bồi dưỡng về kỹ năng này,
giáo viên có thể chọn một số đề thi học sinh giỏi trước đây để giúp học sinh luyện tập.
Ví dụ đây là một đề về lý luận văn học:
“ Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là nơi đi đến của văn học”
Anh ( chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên.
Đứng trước một đề ra như vậy, giáo viên cho học sinh khỏang 30 phút để tìm ý,
lập dàn ý. Sau đó giáo viên yêu cầu vài em trong đội tuyển trình bày cách hiểu đề và
dàn ý của mình, rồi từ đó yêu cầu các em còn lại có ý kiến bổ sung, cuối cùng giáo
viên khẳng định những ý đúng và cần thiết đối với yâu cầu đề trên và có thể định
hướng cho các em một dàn ý sơ lược.
Trang - 18 -
- Giải thích từ ngữ, khái niệm: Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi đến
của văn học.
+ “Cuộc đời”: Là hiện thực cuộc sống, xã hội, con người.
“Nơi xuất phát”: Nguồn gốc của văn học.
Như vậy hiện thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cung cấp đề tài, cảm hứng
cho nhà văn.
Chứng minh các điều đó qua một số ý kiến của những nhà thơ, nhà văn lớn như
Nguyễn Du: “Tôi học ở những người hái dâu, chăn tằm, trồng gai, dệt vải ”( Thôn ca
sơ học ma tang ngữ). Còn GorKi thì nói: “ Trong lĩnh vực sáng tạo thi ca không có
nhà thơ nào lớn hơn nghệ sĩ dân gian”, “ Ngôn ngữ nhân dân là tiếng nói nguyên liệu
còn ngôn ngữ văn học được bàn tay người thợ nhào luyện”.
+ Cuộc đời là đích đến của văn học:
Văn học bắt nguồn từ cuộc sống nhưng cũng phải quay lại phục vụ cuộc sống,
phục vụ con người. Văn học sẽ không là gì nếu nó không vì con người mà có -> Văn
học phải vì nhân sinh. Cái đích cuối cùng của văn học là làm cho cuộc sống đẹp hơn,
và văn học phải đấu tranh vì cuộc sống.

- Giải thích tại sao ?
+ Văn học do con người sinh ra, vì con người phục vụ. Con người luôn sống
trong hiện thực cuộc sống sinh động, phong phú với đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống.
+ Văn học phải có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Muốn phản ánh được cuộc
sống thì nhà văn không thể thóat ly mà phải đi vào cuộc sống để khám phá, tìm tòi,
sáng tạo. Phản ánh chân thực cuộc sống thì nhà văn mới sáng tạo được những tác
phẩm là tấm gương phản chiếu cuộc đời.( Thơ trước hết là đời sau đó mới là nghệ
thuật)
- Bình luận:
+ Khẳng định cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi đến của văn học. Đó
là một chân lý có tính chất phổ quát trong lịch sử văn học từ xưa đến nay.
Trang - 19 -
+ Phê phán khuynh hướng văn học thóat ly hiện thực, xa rời hiện thực, nghệ
thuật vị nghệ thuật, thứ văn chương làm xiết ngôn từ, chỉ chú trọng về câu chữ không
phục vụ nhân sinh, dẫn con người vào bế tắc.
- Chứng minh:
+ Nguyễn Trãi nếu không có những năm tháng sống ở “ Góc thành nam lều một
gian” và 10 năm cùng Lê Lợi nếm mật nằm gai ở rừng núi Lam Sơn trong những
ngày gian khổ chống quân Minh thì không thể có án thiên cổ hùng văn Bình ngô đại
cáo.
+ Nguyễn Du nếu không có 15 năm gió bụi cùng với những câu ca dao nuôi
dưỡng tâm hồn từ thuở thiếu thời thì không thể có một truyện Kiều tuyệt tác.
+ Các nhà văn, nhà thơ hiện đại Việt Nam đều chủ trương: sống đã rồi hãy viết
hoặc sống và viết ( Nam Cao, Nguyễn Tuân, Hồ Chí Minh). Nhà văn phải sống với
nhân dân, lấy cảm hứng cho đời từ nhân dân. Điều đó đã chứng minh qua thực tế văn
học là các nhà văn hiện đại Việt Nam đã một thời cùng nhân dân đi vào thực tiễn cuộc
đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Lập một dàn ý như thế là tập cho học sinh có ý thức khi tiếp cận và phân tích
một đề ra. Từ việc hiểu nội dung ý nghĩa yêu cầu của đề, đến các thao tác lập luận cần
sử dụng cho từng đề văn, các ý cần phải có trong từng trường hợp đề bài cụ thể. Từ đó

học sinh có thể linh họat sáng tạo áp dụng khi tiếp xúc với một đề văn cụ thể nào đó.
Lấy ví dụ về một đề văn khác:
“ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.
Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của những chặng đời sống
con người ta trên con đường dài dằng dặc đi tìm cõi hòan thiện” ( Nguyễn Minh
Châu)
Anh ( chị ) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên.
Cũng từ sự làm việc của học sinh, giáo viên trên cơ sở đó bổ sung và định
hướng cho học sinh về hướng xác định yêu cầu, nội dung của đề ra.
* Về yêu cầu đề: thao tác giải thích + bình luận là chính.
Trang - 20 -
Những ý chính cần xác định là:
- Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là cuộc sống con
người có nghĩa là như thế nào ?
+ Có nghĩa là văn học và cuộc sống không tách rời nhau mà xuất phát từ một
tâm điểm.
+ Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm nhưng không trùng nhau về
đường nét -> có thể nói văn học là vòng tròn nhỏ hơn nằm trong lòng cuộc sống ( Vạt
áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi) -> Cuộc sống cung cấp nguồn
nhựa sống cho văn học, văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống.
+ Tâm điểm của văn học là con người -> Văn học do con người sáng tạo ra
cũng phải vì con người mà phục vụ. Vì con người là trung tâm của vũ trụ ,của cuộc
đời ( Tất cả ở trong con người ,tất cả vì con người .Con người hai tiếng ấy vang lên
kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao ! ) -( Gorki ), con người là nét tinh túy nhất của
cuộc sống -> nên con người là trung tâm của tác phẩm văn học trên những trang thơ,
truyện ngắn, kịch hay là những tác phẩm đồ sộ, những tiểu thuyết.
+ Dùng những dẫn chứng văn học để chứng minh văn học xuất phát từ cuộc
sống và tâm điểm của văn học là con người ( qua một số những tác phẩm truyện, tiểu
thuyết, kịch trong văn học Việt Nam và văn học nước ngoài để làm sáng tỏ các luận
điểm đó.

- Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời
sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hòan thiện nghĩa là như thế
nào ?
+ Hầu hết những nhà văn trên thế giới đều khai thác một mảng nhỏ của đời
sống.( Nam Cao với cái đói, cái rét và sự bần cùng hóa, lưu manh hóa của người nông
dân)
+ Có những nhà văn cá biệt -> ngòi bút của họ có thể phản ảnh cuộc sống với
tầm vóc sâu rộng của nó trên trang viết ( Ban zăc với bộ tấn trò đời, Lỗ Tấn với AQ
Trang - 21 -
chính truyện, VichtohuyGo với Những người khốn khổ). Còn lại đa số là các tác
phẩm là những lát cắt từ hai vòng tròn đồng tâm khổng lồ là văn học và đời sống.
+ Tất cả những “lát cắt” của văn học ấy cuối cùng đều dẫn đến người ta đến cõi
hòan thiện -> như vậy tác phẩm văn học mới thật sự là chân chính , nó sẽ tồn tại qua
thời gian ( chức năng giáo dục của văn học). Con người sẽ soi lại mình qua tác phẩm
văn học, nhận ra lẽ đúng sai, thật giả và sẽ sống tốt hơn. Văn học sẽ đưa con người
đến chân, thiện, mỹ.
+ Dùng một số tác phẩm văn học để chứng minh “ Văn học chân chính có khả
năng nhân đạo hóa con người” chẳng hạn như Truyện Kiều, các truyện ngắn của Nam
Cao, truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô Hòai ,văn học nước
ngoài .v.v Phân tích ý nghĩa nhân đạo của các tác phẩm trên có thể tác động vào tình
cảm, đạo đức của con người là hành trình đi tìm cõi hòan thiện của con người .
Trong những năm gần đây đề thi học sinh giỏi tỉnh có thêm một câu nghị luận
xã hội. Vì vậy giáo viên bồi dưỡng cũng cần phải chọn lọc những đề nghị luận xã hội
hay và có ý nghĩa sâu sắc để giúp học sinh học tập. Ví dụ như đề sau:
Thông qua đọan trích trong tác phẩm “ Mẹ yêu con” trong tập (Trái tim người
mẹ - NXB trẻ). Anh ( chị ) suy nghĩ gì về tình mẫu tử trên cõi đời này:
“ Mẹ yêu con nên mẹ nói không trước những đòi hỏi vô lý của con, dù mẹ biết
con sẽ ghét mẹ về điều này. Đó là cuộc đấu tranh gian khổ nhất trong chặng đường
làm mẹ của mẹ. Nhưng mẹ hạnh phúc khi thấy con thành đạt trong cuộc sống”
Hay một đề khác về nghị luận xã hội:

“ Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
( Nguyễn Duy)
Anh ( chị) suy nghĩ như thế nào về tình mẫu tử qua mấy câu thơ trên.
Những đề văn như vậy giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm ý ,lập ý cùng với sự
định hướng của giáo viên sẽ kích thích các em động não,tư duy để hiểu ý nghĩa nội
Trang - 22 -
dung yêu cầu đề ,có cách trình bày ý và các thao tác lập luận sao cho đầy đủ và thuyết
phục nhất.
Đề ra để học sinh luyện tập rất nhiều nhưng khuôn khổ ở chuyên đề này không
cho phép người viết trình bày dài. Chỉ đơn cử vài ví dụ làm minh họa. Hướng dẫn và
định hướng cho học sinh theo những cách thức như trên sẽ có ý nghĩa góp phần khơi
gợi, tạo khả năng chủ động cho các em biết tư duy, phân tích, xác định đề và tìm ý
một cách nhanh chóng khi đứng trước một đề văn. Các em sẽ biết cách đi đúng
hướng, chặt chẽ, khai thác khá đầy đủ các ý lớn , nhỏ cần thiết khi làm bài và vận
dụng hợp lý các thao tác lập luận trong một bài văn nghị luận.
g. Ra đề làm bài văn trên lớp, kể cả bài viết ở nhà để học sinh viết theo thời
gian ấn định. Giáo viên chấm, phát hiện những ưu và nhược điểm của mỗi học sinh.
Chữa lỗi bài làm của học sinh cẩn thận, đầy đủ. Giúp học sinh thấy và phát huy
những mặt tốt và khắc phục được những điểm còn hạn chế.
Giáo viên có thể dành một số buổi học ra đề bài để các em trong đội tuyển làm
từ 150-180 phút.
Đây là cơ sở để giáo viên nắm bắt khả năng của học sinh trên nhiều phương
diện, từ cách hiểu đề, xác định yêu cầu của đề ra, tìm ý và lập ý đến cách hành văn
trong một bài làm cụ thể. Năng lực viết và cảm thụ văn học của học sinh cũng bộc lộ
rõ từ đây. Kết quả cuối cùng trong một quá trình học tập vất vả, gian khổ được thể
hiện tất cả trên mấy trang viết qua ba tiếng đồng hồ. Vì thế từ những bài làm đó giáo
viên sẽ chấm và chữa lỗi thật kỹ, nhận xét thật đầy đủ và thấu đáo bài làm của học
sinh từ góc độ về ý có đầy đủ, phong phú hay nghèo nàn hoặc thiếu ý. Từ cách diễn
đạt của học sinh cũng được thể hiện rõ ràng như viết câu, dùng từ, có trong sáng gãy

gọn chưa? Văn viết có trong sáng hình ảnh và cảm xúc chưa ? đến cách trình bày, chữ
viết có đúng và đạt yêu cầu thẩm mỹ không ? đến lỗi chính tả cũng phải rất hạn chế
trong bài làm. Thói quen viết tắt và viết chưa đúng qui tắc của tiếng việt là điều rất
nhỏ mà giáo viên đọc bài cũng phải hết sức lưu tâm và nhắc nhở học sinh. Giáo viên
phải nhận xét cụ thể từ ưu điểm đến khuyết điểm của mỗi bài làm của các em để các
Trang - 23 -
em phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm hạn chế trong tòan bộ bài
viết của mình.
Theo tôi điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi kết quả cuối cùng trong kỳ
bồi dưỡng chỉ gói gọn trong một bài thi 180 phút. Tất cả là thể hiện ở đó và kết quả
cũng ở đó. Vì vậy việc cho học sinh làm bài như vậy có ý nghĩa quan trọng rất lớn.
Tuy nhiên thời gian lên lớp giữa thầy và trò không nhiều, nên giáo viên không thể cho
học sinh làm được nhiều bài trên lớp khi bồi dưỡng vì rất mất thời gian. Để khắc phục
điều này giáo viên có thể tranh thủ sau vài buổi học có thể cho các em một đề văn và
yêu cầu các em về nhà viết và đề nghị các em tự giác độc lập làm bài và tự giới hạn
bài viết của mình trong một thời gian cho phép nhất định. Điều đó sẽ rèn luyện cho
các em rất nhiều về tư duy viết, tốc độ viết. Vì tốc độ viết rất quan trọng, nếu viết hay,
viết chắc và viết còn chậm cũng sẽ không đáp ứng tốt được yêu cầu của một bài thi
học sinh giỏi với một nội dung yêu cầu rất lớn trong khuôn khổ thời gian nhất định.
Cho nên việc rèn luyện cho các em viết bài làm văn ở trường và cả ở nhà trong công
việc bồi dưỡng học sinh giỏi là có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các em
thấy được điểm mạnh, mặt yếu của mình ở nhiều phương diện mà khắc phục và phát
huy. Và như thế là đã giúp các em rèn luyện được rất nhiều trong quá trình học tập
bồi dưỡng.
IV. KẾT QUẢ:
Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm thì học sinh tích cực, chủ động học
tập, sôi nổi hăng hái gia nhập vào đội tuyển có nhiều hứng thú trong học tập, tin
tưởng lạc quan vào kết quả khi làm bài. Kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2002 – 2003: 4 giải trong đó có 1 giải ba.
Từ 2004 -> 2006: mỗi năm cũng có từ 4 giải trở lên và cũng đạt những giải ba.

Năm học 2007– 2008: có 4 giải trong đó có 1 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Năm học 2008- 2009: có 4 giải trong đó 1 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Kết quả thi vòng hai của học sinh mặc dù chưa được chọn vào đội tuyển quốc
gia nhưng đều đạt điểm khá cao.
Trang - 24 -
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Về thực tiễn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong nhà trường đã mang lại
một kết quả khả quan rõ rệt. Phía giáo viên tham gia bồi dưỡng có được sự chủ động
mạnh dạn , ít gặp những lúng túng và vướng mắc như trước đây khi chưa áp dụng
chuyên đề. Chuyên đề đã tiết kiệm và rút ngắn được nhiều thời gian trong một thời
lượng cho phép bồi dưỡng là quá ngắn mà vẫn đảm bảo được những kiến thức và kỹ
năng cần thiết cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi. Riêng phần các em học sinh
thì có hứng thú, tích cực học tập trong những giờ lên lớp với thầy và cũng như việc
chủ động, tìm tòi học tập, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên với niềm lạc quan
say mê. Và kết quả chứng minh cuối cùng đều rất mỹ mãn qua nhiều năm học liên
tiếp.
VI. KẾT LUẬN:
Dạy học là một nghệ thuật. Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là phải
có tâm yêu nghề , đặc biệt là mục tiêu hướng tới và là niềm hạnh phúc nhất trong cuộc
đời của người thầy là đào tạo bồi dưỡng được thật nhiều học trò giỏi. Đó là tâm
nguyện của tôi cũng như bao nhiêu đồng nghiệp khác. Tuy nhiên để có được kết quả
thành công tốt đẹp thì mỗi người giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo, trăn trở và nổ lực
không ngừng với nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất theo mình để giảng dạy,
bồi dưỡng cho các em.
Phương pháp giảng dạy thì phong phú, kiến thức văn chương thì mênh mông
rộng lớn vô cùng, nhất là kiến thức gắn với yêu cầu đề thi của học sinh giỏi. Vì vậy
trong giới hạn của chuyên đề này, người viết chỉ khiêm tốn đưa ra một vài suy nghĩ về
kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả. Đó là những điều mà người viết suy
tư, cọ xát và trải nghiệm qua thực tế giảng dạy nhiều năm, đặc biệt là những suy nghĩ
trăn trở rất nhiều trong thực tiễn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm học.

Hy vọng rằng những nội dung trong chuyên đề này sẽ là những thông tin để được các
đồng nghiệp trao đổi, thảo luận để mong rút tỉa được những kinh nghiệm thực sự quý
Trang - 25 -

×