Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phương pháp phân loại học sinh dựa vào trí tuệ cảm xúc trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 22 trang )

Nguyễn Thị Hồng Chung
A Mở đầu.
I. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, khi nền kinh tế thị trờng đang biến đổi mạnh mẽ cùng với quy
luật phát triển của nó, thì ngời giáo viên, đặc biệt là ngời giáo viên chủ nhiệm lại
ngày càng có một trọng trách to lớn, quan trọng. Vừa phải tham gia vào quá trình
trang bị kiến thức cho học sinh để đảm bảo yêu cầu của mục tiêu và nhiệm vụ
giáo dục, vừa phải quan tâm tới mọi mặt của từng học sinh lớp chủ nhiệm, giúp
đỡ các em rèn luyện ý hức, thái độ, hình thành những phẩm chất, tình cảm trong
sáng, đúng đắn. Xây dựng cho các em hoài bão, lí tởng sống cao đẹp, có bản lĩnh
đề kháng với những cám dỗ, những ảnh hởng tiêu cực đang diễn ra xung quanh.
Vậy làm thế nào để cùng một lúc vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn
lại vừa làm tốt công tác chủ nhiệm? Tôi thiết nghĩ, để trở thành một ngời giáo
viên giỏi về chuyên môn đã khó, còn để trở thành một ngời giáo viên chủ nhiêm
giỏi, lại khó khăn hơn rất nhiều. Bởi ta chỉ có thể trở thành một ngời giáo viên chủ
nhiệm tốt khi ta thực sự là một tấm gơng mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt
các mối quan hệ không chỉ đối với học sinh lớp chủ nhiệm mà còn đối với gia
đình, đồng nghiệp, với mọi ngời ở cộng đồng nơi ở và toàn xã hội Không chỉ
thế, ngời giáo viên chủ nhiệm giỏi cũng rất cần giỏi về chuyên môn, vì trong con
mắt học sinh, thờng giáo viên chủ nhiệm lớp phải là một ngời toàn diện.
Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi không bàn về lĩnh vực chuyên môn, tôi
chỉ xin bàn về việc làm thế nào để ngời giáo viên chúng ta có thể làm tốt công tác
chủ nhiệm.
Để giải quyết vấn để đặt ra ở trên, ngời giáo viên chủ nhiệm ngoài việc
nắm vững các kiến thức, phơng pháp chủ nhiệm ta còn cần hiểu biết về trí tuệ cảm
xúc, và có thể sử dụng trí tuệ cảm xúc để làm tốt công tác chủ nhiệm. Vì thế cho
nên, tôi đã nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, về hiệu quả của nó để áp dụng vào công
tác chủ nhiệm của mình. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi xin trình bày về đề
tài kinh nghiệm của tôi: Phng phỏp phõn loi hc sinh da vo trớ tu cm
xỳc trong cụng tỏc ch nhim trng THPT.
II. Mục đích nghiên cứu:


2
Nguyễn Thị Hồng Chung
Trong quá trình tham gia vào công tác chủ nhiệm lớp ở trờng THPT Yên
Thủy B năm năm qua, tôi nhận thấy rằng, công tác chủ nhiệm lớp trong trờng
THPT có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nhà trờng nói
riêng và của xã hội nói chung. Bởi chúng ta không chỉ đơn giản là đào tạo một
học sinh mà là đào tạo một công dân tơng lai cho đất nớc.
Thực tế cho thấy, tham gia vào công tác chủ nhiệm mỗi giáo viên có một
thái độ khác nhau. Có ngời cha thực sự quan tâm đến công tác này, thậm chí có
ngời còn đánh giá thấp vai trò của công tác này. Cũng có ngời rất nhiệt tình, năng
nổ nhng kết quả lại không cao, thờng cảm thấy bực bội có khi phát khóc và bó
tay với học sinh
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy rằng, bản chất của vấn đề chính là
ở chỗ, ngời giáo viên làm công tác chủ nhiệm hoặc không nắm vững yêu cầu và
phơng pháp của công tác chủ nhiệm, hoặc có thể nắm chắc về lí thuyết nhng cha
biết phân loại học sinh để thúc đẩy các em. Vì thế tôi đã nghiên cứu về trí tuệ
cảm xúc (Emotional quotient EQ) để áp dụng vào công tác chủ nhiệm. Và
tôi thấy nó rất có hiệu quả. Nó có thể nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm
một cách bất ngờ, từ đó thúc đẩy đợc qúa trình học tập của học sinh, đặc biệt, có
thể giúp các em vững vàng hơn, có bản lĩnh hơn trong cuộc sống.
III. Khách thể và đối t ợng nghiên cứu:
1.Khách thể nghiên cứu:
Tôi đã nghiên cứu về quá trình làm công tác chủ nhiệm của một số giáo viên ở
một số trờng THPT, các giáo viên trong trờng THPT Yên Thủy B và quá trình làm
công tác chủ nhiệm của tôi trong 5 năm, thực nghiệm 2 năm tại trờng.
2. Đối tợng nghiên cứu:
Qua nghiên cứu tôi thấy, để làm tốt công tác chủ nhiệm, ngời giáo viên cần
nắm vững và thực hiện tốt 6 nội dung quan trọng trong công tác chủ nhiệm (Công
tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trờng THPT). Trong 6 nội dung đó, nội dung tìm
hiểu phân loại học sinh lớp chủ nhiệm là nội dung đầu tiên, thiết yếu, quan

trọng vì nó ảnh hởng tới tất cả quá trình làm công tác chủ nhiệm . Muốn làm công
3
Nguyễn Thị Hồng Chung
tác chủ nhiệm tốt chắc chắn là phải phân loại học sinh tốt. Vậy làm thế nào để
phân loại học sinh tốt? Để phân loại học sinh một cách có hiệu quả có thể có
nhiều cách nhng theo tôi, một trong những cách tốt nhất là phải dựa vào trí tuệ
cảm xúc để phân loại học sinh.
IV. Giả thuyết khoa học:
Nếu tất cả các giáo viên làm công tác chủ nhiệm biết dựa vào chỉ số EQ để
phân loại học sinh và quan tâm giáo dục học sinh về chỉ số EQ thì chắc chắn sẽ
thu đợc hiệu quả cao và các học sinh đợc giáo dục nâng cao chỉ số EQ sẽ bản
lĩnh, vững vàng và thành đạt trong cuộc sống hơn rất nhiều.
V. Ph ơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phơng pháp sau:
1. Điều tra s phạm.
2. So sánh.
3. Tổng hợp đánh giá.
VI . Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu:
Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này trong 5 năm (2003 - 2008) và tiến
hành thực nghiệm trong 2 năm (2006 - 2008) ở lớp 11A1 tại trờng THPT Yên
Thủy B.
4
Nguyễn Thị Hồng Chung
B Quá trình nghiên cứu.
Ch ơng I. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
I.Sơ lợc lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Thế giới biết đến thuật ngữ trí tuệ cảm xúc lần đầu tiên nhờ vào hai nhà
tâm lí học ngời Mĩ là Piter Salovey và John D.Mayer. Vào năm 1993 hai nhà khoa
học này cho xuất bản cuốn The intelligence of emotional intelligence trong
đó đề cập và làm rõ vấn đề trí tuệ cảm xúc .Vấn đề chính mà cuốn sách trên

muốn khẳng định là: Mặc dù chúng ta thờng quan niệm rằng cảm xúc và trí tuệ
là hai thành tố tơng khắc nhau, trên thực tế chúng có quan hệ qua lại, gắn bó
chặt chẽ và tác động trực tiếp lẫn nhau. Sự hòa hợp và tác động qua lại của
hai thành tố trí tuệ cảm xúc quyết định thành công của con ngời trong
nhiều lĩnh vực cuộc sống.
5
Nguyễn Thị Hồng Chung
Vài năm sau đó, Daniel Goleman, một nhà tâm lí học ngời Mĩ khác phát
triển và diễn giải ý tởng của hai tác giả trên trong cuốn Emotional
Intelligence xuất bản năm 1996 dới một hình thức dễ hiểu hơn. Goleman cho
rằng: có nhiều loại trí tuệ, một trong số đó là trí tuệ cảm xúc, loại trí tuệ
giúp ích một cách đắc lực cho con ngời trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
trí tuệ cảm xúc - đó là một con đờng khác để trở nên thông minh, một kiểu
thôngminh khác.
Hiện nay, loại trí tuệ này trở thành một vấn đề đợc các giới chuyên môn
khác nhau quan tâm nghiên cứu, ứng dụng khá rộng rãi ở nhiều nớc khác nhau.
Có nhiều nhà nghiên cứu cho ra dời những cuốn sách bàn về trí tuệ cảm xúc nh:
R.Busk (1991), E.L Yakovleva (1997), G.G Gorskova (1999), R.Bar-on (2000) và
nhiều nhà nghiên cứu khác
ở Việt Nam, trí tuệ cảm xúc không chỉ đợc nghiên cứu dới góc độ tâm
lí học mà cả dới góc độ khoa học về con ngời; Tâm thần học và Khoa học tổ chức
quản lí nhân sự; Giáo dục họcRiêng trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, gần
đây cũng có nhiều ngời quan tâm tới vấn đề này.
PGS.TS Nguyễn Công Khanh- Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã có một công
trình nghiên cứu về Trí tuệ cảm xúc ở học sinh THPT. Ông đa ra các phơng
pháp đo lờng trí tuệ cảm xúc, trình bày các mẫu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
ở 1177 học sinh từ 8 trờng THPT đại diện cho các khu vực thành phố, nông thôn,
đồng bằng, trung du, miền núi ( chia thành 3 miền Bắc, Trung, Nam). Trong đó có
trờng THPT Kim Bôi- Hòa Bình là một trong ba trờng đại diện cho Miền Bắc.
Qua nghiên cứu, tác giả khẳng định, chỉ số trí tuệ cả xúc có liên quan mật thiết

với chỉ số IQ và CQ, ba chỉ số này đều có liên quan đáng kể tới quá trình học tập
của các em học sinh. Đặc biệt nó có một vai trò quan trọng trong cuộc sống, sự
thành công trong cuộc đời của các em.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Dung trờng Cao đẳng S Phạm Tây Ninh nghiên cứu về
vấn đề trí tuệ cảm xúc và công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trờng tiểu học.Tác
giả khẳng định: Trí tuệ cảm xúc quan trọng hơn trí thông minh (IQ) đối với
sự thành công của công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trờng tiểu học.Kết
luận đo nghiệm này phù hợp với những kết luận khoa học của các nhà tâm lí
học Mĩ đ ra vào năm 1997.
6
Nguyễn Thị Hồng Chung
Dựa vào những nghiên cứu trên đây của các tác giả, tôi nghiên cứu và áp
dụng trí tuệ cảm xúc vào công tác chủ nhiệm ở trờng THPT và thu đợc những
kết quả đáng kể.Trong khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ xin trình bày về phơng
pháp phân loại học sinh dựa vào trí tuệ cảm xúc trong công tác chủ nhiệm ở trờng
THPT.
II. Cơ sở lí luận của ván đề nghiên cứu:
Qua các công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của các tác giả đã trình
bày ở trên, khái niệm về trí tuệ cảm xúc đợc đa ra và đợc hiểu khá đồng nhất.
Theo Peter Salovey và John D.Mayer trong cuốn The inter lligence of
emotional intelligence , Trí tuệ cảm xúc (EQ) là một dạng trí tuệ xã hội
cung cấp cho con ngời khả năng kiểm định, phân loại cảm xúc của mình và
của ngời khác, trên cơ sở đó điều chỉnh t duy và điều tiết hành vi của mình.
Theo họ: Những ngời có chỉ số cảm xúc (Emotional quotient ) cao là ngời có khả
năng phát triển nhanh trong những lĩnh vực nhất định và biết cách sử dụng những
khả năng sẵn có của mình,
Còn Gioleman nhà tâm lý học ngời Mỹ cũng cho rằng: EQ là cách
chúng ta nhận thức bản thân và những mối quan hệ cũng nh tác động qua lại
của chúng ta với những ngời khác. Ông đa ra cấu trúc của trí tuệ cảm xúc bao
gồm 4 thành phần chủ yếu: Sự tự nhận thức ( Self awareness), Sự tự chủ

( Self management), sự thấu cảm ( em pathy), và các kỹ năng xã hội (Social
re lationship skills) .
Hai cách định nghĩa trên dù tơng đồng về bản chất nhng xem ra cha đợc
hoàn thiện. Sau bảy năm nghiên cứu và ứng dụng, Chính Peter Salovey và John
D.Mayer cùng đồng nghiệp của mình là David Caruso đã nhận ra những thiếu sót
của mình và bổ sung hoàn thiện các công trình nghiên cứu của họ trớc đó. Họ cho
ra đời một quan niệm mới về trí tuệ cảm xúc vào năm 1997 thể hiện ở mô hình
El97 Quy trình phát triển trí tuệ cảm xúc, theo đó họ định nghĩa: Trí tuệ
cảm xúc là năng lực nhận thức đích xác, đánh giá và bộc lộ xúc cảm; năng
lực tiếp cận và phát triển hoặc tạo ra cảm xúc khi những xúc cảm này tạo điều
kiện thúc đẩy t duy; năng lực điều chỉnh những xúc cảm để đẩy nhanh sự
phát triển về xúc cảm và trí tuệ.
7
Nguyễn Thị Hồng Chung
Theo định nghĩa này ta thấy có 4 năng lực xúc cảm :
1. Nhận thức chính xác xúc cảm của bản thân, ngời khác và
môi trờng nhận thức.
2. Sử dụng xúc cảm để đẩy mạnh t duy và để tạo ra một sự
chia sẻ xúc cảm tơng ứng.
3. Hiểu đợc nguyên nhân của xúc cảm và chúng biến đổi
qua thời gian nh thế nào.
4. Kiểm soát sự kết hợp của lập luận và dữ kiện về những
xúc cảm để ra những quyết định chiến lợc.
Dựa vào 4 năng lực xúc cảm trên đây, nghiên cứu về công tác chủ nhiệm ở
trờng THPT, ta thấy ngời GVCN cũng cần phải có đầy đủ 4 năng lực xúc cảm này.
Thứ nhất: Biết nhận thức chính xác xúc cảm của bản thân, của học
sinh và của tập thể lớp chủ nhiệm.
Thứ hai: Biết sử dụng xúc cảm để đẩy mạnh t duy và biết chia sẻ xúc
cảm với từng học sinh và tập thể lớp chủ nhiệm.
Thứ ba: Hiểu đợc nguyên nhân xúc cảm của mình, của học sinh và sự

biến đổi xúc cảm qua thời gian.
Thứ t : Sử dụng xúc cảm đúng đắn để ra những quyết định chiến lợc.
Theo 4 năng lực xúc cảm trên của ngời giáo viên chủ nhiệm ta lại thấy việc
sử dụng xúc cảm có hai quá trình. Quá trình ngời GVCN sử dụng xúc cảm của
mình để làm công tác chủ nhiệm và quá trình giáo dục xúc cảm cho các em học
sinh ở đây tôi chỉ xin bàn về quá trình ngời giáo viên sử dụng xúc cảm của
mình để làm công tác chủ nhiệm.
III. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Trên Tạp chí Giáo dục số 163 kì 2 tháng 5/2007 có bài viết Trí tuệ cảm
xúc và công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trờng tiểu học của Th.S Nguyễn
Thị Dung CĐSP Tây Ninh. Tác giả bài viết cho rằng: Cuộc sống thờng nhật
cho thấy bằng cấp, chỉ số IQ và các kì thi truyền thống không cho phép chúng
ta tiên đoán một cách chắc chắn ai sã là ngời thành công hơn trong cuộc đời.
Không phải ngời có chỉ số thông minh thấp hơn bao giờ cũng ít thành đạt hơn
8
Nguyễn Thị Hồng Chung
ngời có IQ cao hơn Các trắc nghiệm IQ truyền thống cho phép tiên đoán sự
thành công ở nhà trờng, thì những kết quả này lại càng ít quan trọng khi
những con đờng của cuộc đời rời khỏi lĩnh vực học đờng hạn hẹp.
Với nhận định này của tác giả, tôi cho rằng tác giả đã đúng nhng cha hoàn
toàn chính xác. Khi nhìn nhận vai trò của IQ và EQ ta không nên đối lập chúng
với nhau. Cái quyết định sự thành công của con ngời thực ra phải là cả hai yếu tố
IQ và EQ.
Xã hội mà chúng ta đang sống là xã hội của nền kinh tế tri thức. Ngời có
chỉ số EQ thấp mà IQ cao có thể gải quyết đợc những công việc cần đến rình độ
chuyên môn cao nhng cha chắc dã giải quyêt đợc những áp lực công việc liên
quan đến khả năng điều hòa các mối quan hệ trong công việc và ngoài xã hội, và
ngợc lại. Vì thế tôi cho rằng dù cuộc đời học sinh đang ở trờng phổ thông hay ở
ngoài xã hội thì các em cũng cần có cả hai yếu tố IQ và EQ. Daniel Goleman
khẳng định: trong những yếu tố quyết định thành công của đời ngời thì IQ

chỉ chiếm nhiều nhất là 20%. Trong khi đó chỉ số IQ không thể thay đổi còn
chỉ số EQ lại có thể thay đổi theo thời gian.
Trong các trờng THPT, chúng ta thờng quan tâm nhiều tới chỉ số IQ của
học sinh, gáo dục kiến thức đạo đức cho các em nhng chúng ta cha quan tâm dạy
các em cách điều hòa các mồi quan hệ lớp học, nhà trờng, gia đình và xã hội, cha
tìm cách nâng cao chỉ số EQ cho các em. Trong khi ngời có chỉ số EQ cao sẽ có
thể chớp đợc những cơ may tốt nhất để thành công và hạnh phúc. Ngợc lại, những
ngời không kiểm soát đợc xúc cảm của mình thì thờng phải chịu những xung đột
nội tâm, mất năng lực tập trung và suy nghĩ của mình, thờng chịu thất bại trong
cuộc đời. Có một vấn đề quan trọng hơn nữa là có những giáo viên làm công tác
chủ nhiệm lại cha quan tâm tới chỉ số EQ của mình, không biết tận dụng chúng
một cách có hiệu quả để nâng cao chất lợng giáo dục học sinh.
Bàn về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trờng phổ thông, PGS.TS Hà Nhật
Thăng đã đa ra 6 nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp. Trong 6 nội dung
cơ bản này, nội dung tìm hiểu phân loại hoc sinh lớp chủ nhiệm là nội dung đầu
tiên, thiết yếu và quan trọng nhất. Bởi học sinh tồn tại với t cách là đối tợng giáo
dục đồng thời cũng là chủ thể giáo dục. Để giáo dục học sinh có hiệu quả tốt giáo
viên phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể, từ đó lựa chon những
tác động s phạm thích hợp. Ngợc lại, nếu không hiểu rõ và phân loại đúng học
9
Nguyễn Thị Hồng Chung
sinh thì sẽ có những tác động s phạm không phù hợp, do đó không có kết quả nh
mong muốn thậm chí sẽ thất bại. Cũng bàn về nội dung này, PGS. TS đã đa ra 4
vấn đề quan trọng mà giáo viên phải nắm chắc khi phân loại học sinh đó là:
1. Hoàn cảnh sống của từng học sinh.
2. Những đặc điểm về thể chất, sinh lí của từng học sinh.
3. Những đặc điểm về tâm lí của mỗi học sinh.
4. Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh.
Cả 4 vấn đề trên đây để thực hiện đợc, giáo viên đều phải sử dụng hiểu biết về
trí tuệ cảm xúc của mình. Vậy sử dụng trí tuệ cảm xúc để phân loại học sinh nh

thế nào? Tôi đã nghiên cứu và đa ra 4 phơng pháp phân loại học sinh dựa vào trí
tuệ cảm xúc nh sau:
1. Phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ của giới tính.
2. Phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ của các học sinh ở những khu vực
khác nhau.
3. Phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ liên quan đến nhóm nghề của bố mẹ
4. Phân loại học sinh dựa vào sự tơng quan giữa EQ với điểm học.
10
Nguyễn Thị Hồng Chung
Ch ơng II. Các biện pháp thực hiện
I. Phơng pháp phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ của
giới tính
Đây là phơng pháp dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của giới tính nam và nữ để
phân loại các em. Qua nghiên cứu cho thấy, điểm số EQ trung bình của nhóm học
sinh nữ luôn cao hơn điểm số EQ trung bình của nhóm học sinh nam. Điều này
đúng với thực tế. Các em nữ dậy thì sớm hơn, Khả năng nhận biết cảm xúc của
các em nữ nhạy cảm hơn, tinh tế hơn các em nam cùng tuổi. Các em nữ thờng
quan tâm nhiều đến ngoại hình của mình, thờng dành nhiều thời gian để chăm sóc
bản thân hơn các em nam, những yếu tố từ ngoại hình tác động nhiểu đến trí tuệ
cảm xúc của các em, nó có thể giúp các em tự tin hơn để học tập tốt hơn, nhng nó
cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn các em đến việc mải mê vui chơi, làm
đỏm, không quan tâm tới việc học hành. Lúc này, ngời giáo viên chủ nhiệm cần
phải biết quan tâm đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tợng để hớng các em đến những
hành vi, suy nghĩ đúng đắn hơn.
11
Nguyễn Thị Hồng Chung
Nhóm học sinh nữ còn là những em dễ rung động, dễ chia sẻ, rất tinh tế và
nhạy cảm, vì thế, bạn không nên quá cứng nhắc, cũng không nên xa rời các em
mà cần quan tâm chia sẻ, tâm sự với các em nh ngời thân. ở độ tuổi học đờng các
em thờng phải trải qua những biến đổi về tâm lí nên bạn phải thờng xuyên qua

tâm, giúp đỡ các em vợt qua những khó khăn thử thách. Khi các em mắc lỗi bạn
không nên khiển trách quá nặng lời vì làm nh vậy các em sẽ xấu hổ với bạn bè,
sinh ra lòng tự ái lên cao sẽ dẫn đến xa xút học tập, thậm trí thù ghét thầy cô
Làm nh vậy không có nghĩa là bao che, qua loa cho những lỗi lầm của các em mà
bạn phải tìm ra phơng pháp phù hợp cho từng học sinh khác nhau để
giải quyết các vấn đề mà các em mắc phải?
II. phơng pháp Phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ của
các học sinh ở những khu vực khác nhau.

Đây là phơng pháp dễ làm và rất cần thiết. Các em sống ở những khu vực
khác nhau thì có chỉ số EQ khác nhau. Nhóm học sinh thành phố có điểm số EQ
trung bình cao hơn các em học sinh nông thôn. Khả năng nhận thức xúc cảm của
học sinh thành phố đã dợc nhiều công trình chứng minh là tốt hơn học sinh nông
thôn. Nguyên nhân là do cơ hội tiếp cận thông tin giao tiếp của học sinh thành
phố nhiều hơn, môi trờng văn hóa xã hội phức tạp hơn. Vì thế, các học sinh này
thờng rất nhanh nhẹn và khéo léo trong quan hệ giao tiếp với thầy cô và bạn bè.
Là giáo viên chủ nhiệm, bạn nên khuyến khích những xử lí tốt về trí tuệ cảm xúc
của các em. Biến đó thành động cơ tác động tới học tập của các em. Bạn cũng cần
phải thận trọng, biết điều chỉnh trí tuệ cảm xúc của mình, biết giấu kín trí tuệ cảm
xúc của mình vì rất có thể các em trong nhóm này sẽ điều chỉnh cảm xúc của bạn
theo chiều hớng có lợi cho bản thân mà không tốt cho ngời khác. Còn đối với học
sinh vùng nông thôn bạn chớ nên bỏ qua với đối tợng này bạn càng cần phải quan
tâm giáo dục các em kịp thời uốn nắn, định hớng và giáo dục trí tuệ cảm xúc cho
các em. Nên chỉ cho các em biết những điều nên làm và không nên làm trong
những tình huống cảm xúc cụ thể. Động viên các em biết quan tâm chia sẻ cảm
xúc với những ngời xung quanh.
12
Nguyễn Thị Hồng Chung
III.Phơng pháp phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ liên
quan đến nhóm nghề của bố mẹ .


Lâu nay ngời giáo viên làm công tác chủ nhiệm thờng ít quan tâm đến
nhóm nghề của cha mẹ của các em học sinh, mà điều này lại vô cùng quan trọng
trong công tác giáo dục học sinh. Thực chất nghề nghiệp của bố mẹ là một nhân
tố tổng hòa, phản ánh trực tiếp hay gián tiếp môi trờng gia đình, đặc thù của mỗi
gia đình, kinh tế, văn hóa xã hội. Qua nghiên cứu về nhóm nghề của cha mẹ học
sinh, ngời ta đa ra 8 nhóm nghề khác nhau nh: Công nhân, nông dân, trí thức, cán
bộ viên chức lực lợng vũ trang, doanh nhân, nội chợ, nghề tự do. Qua khảo xát
PGS.TS Nguyễn Công Khanh chứng minh chỉ số EQ của học sinh theo nhóm
nghề của bố mẹ lần lợt đợc xếp từ cao suống thấp nh sau: Lực lợng vũ trang,
doanh nhân, công nhân, trí thức, nội trợ, cán bộ viên chức, nghề tự do, nông dân
Nh vậy, những học sinh có bố mẹ làm nghề nông, có điểm số EQ trung bình thấp
hơn so với các em có bố, mẹ làm nghề khác
Dựa vào đặc điểm này, ngời làm công tác chủ nhiệm cần hiểu rõ những học
sinh có bố mẹ trong nhóm nghề lực lợng vũ trang, doanh nhân, công nhân, trí
thức là những học sinh có chỉ số EQ cao, có khả năng tự đánh giá về bản thân cao
hơn những học sinh có bố mẹ trong nhóm nghề còn lại. Tuy nhiên ta cũng cần
nhìn nhận chính xác sự tự đánh giá về bản thân của các em để đa các em về với
kết quả đúng hoạc gần đúng của xử lí trí tuệ cảm xúc. Còn với nhóm học sinh có
bố mẹ trong nhóm nghề còn lại, giáo viên chủ nhiệm cần định hớng cho các em
năng lực tự nhân biết mình, năng lực tự khẳng định, quyết đoán và năng lực đánh
giá mình một cách lạc quan. Đôi khi các em có sự tự ti về nghề nghiệp của bố mẹ
mình lúc này ngời giáo viên chủ nhiệm cần chỉnh sửa những suy nghĩ sai lệch của
các em, xóa nhòa danh giới giữa hai nhóm học sinh trên để các em có một tập thể
lớp đoàn kết, mạnh mẽ và phát triển .
V. Phơng pháp phân loại học sinh dựa vào sự tơng quan
giữa chỉ số EQ với điểm học lực các môn.

13
Nguyễn Thị Hồng Chung

Chỉ số EQ có quan hệ với điểm học lực trung bình các môn học. Điều này
chứng tỏ các môn học đều góp phần hình thành các năng lực t duy, năng lực sáng
tạo và năng lực cảm xúc và ngợc lại, các năng lực này giúp học sinh thành công
trong học đờng .
Nghiên cứu về mối tơng quan giữa các môn học ở trờng phổ thông, ta có
thể thấy trong các môn học, nếu môn Toán có tơng quan chặt chẽ với chỉ số IQ và
CQ, thì môn Ngữ Văn lại có mối tơng quan chặt hơn với với chỉ số EQ. Thế có
nghĩa là, những học sinh học giỏi môn Ngữ văn sẽ là những học sinh có chỉ số EQ
cao, biết nhận thức và đánh giá chính xác xúc cảm của bản thân cao hơn những
học sinh giỏi toán. Biết biểu lộ tình cảm xúc cảm với những ngời khác một cách
đúng đắn, phù hợp hơn : Nhận biết tốt về xúc cảm của ngời khác tốt hơn và từ
đó có những hành vi xã hội phù hợp ; có khả năng cao hơn trong việc điều
chỉnh xúc cảm của bản thân và ngời khác một cách có hiệu quả để đạt đến
mục đích hành động cụ thể
Nếu đem so sánh hai lớp chọn văn và chọn toán , bạn sẽ dễ dàng thấy đợc
điều nói ở trên. Khi bớc vào lớp chọn văn phần đa các giáo viên có cảm giác thoải
mái và dễ chịu hơn so với lớp chọn toán. Điều đó một phần là do chỉ số EQ của
các em. Các lớp toán thờng trầm tính, ít nói, khép mình, không gần gũi giáo
viên. Điều này cũng ảnh hởng tới quá trình giảng dạy của giáo viên bộ môn ở
các lớp đó. Không chỉ thế các học sinh trong cùng một lớp cũng không thờng
xuyên chia sẻ những khó khăn, những tâm t tình cảm với nhau Nh vậy sẽ khó
lòng xây dựng đợc những tập thể đoàn kết vững mạnh. Tuy cảm xúc của tiết dạy
không hoàn toàn cố định ở lớp học nào nhng nó chịu ảnh hởng lớn bởi sự điều
chỉnh cảm xúc của cả ngời dạy và ngời học. Mà theo GS. TS Hà Nhật Thăng,
những học sinh học tốt văn có khả năng điều chỉnh cảm xúc của ngời khác tốt hơn
các học sinh khác.
Khi làm công tác chủ nhiệm, bạn nên chú ý đến điều này, cần quan tâm tới
lực học trung bình của các môn, từ đó tìm hiểu về trí tuệ cảm xúc của các em để
lu ý các em điều hòa các mối quan hệ xung quanh và tự điều chỉnh quá trình học
tập của mình và của tập thể lớp.

14
Nguyễn Thị Hồng Chung
Ch ơng III. Thực nghiệm s phạm
Tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm bốn phơng pháp trên đối với
lớp 11A1 (trờng THPT Yên Thủy B) ở 2 giai đoạn: giai đoạn 1: từ tháng 9
2007 đến tháng 1 2008; giai đoạn 2: từ tháng 2 2008 đến tháng 5 2008.
ở giai đoạn thứ nhất, tôi hoàn toàn không sử dụng trí tuệ cảm xúc để làm
công tác chủ nhiệm, không quan tâm tới những xúc cảm của các học sinh, chỉ áp
dụng những phơng pháp chủ nhiệm thông thờng, đó là đa ra những khuôn hình cụ
thể về chỉ tiêu, ý thức, trách nhiệm mà yêu cầu các em phải thực hiện, đa ra
những khung hình phạt nếu các em vi phạmKhông quan tâm tới trí tuệ cảm xúc
của các em, không gần gũi chia sẻ những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn với các
emKết quả thu đợc qua giai đoạn 1 so với năm học trớc có khác biệt nhiều. Tôi
đã tiến hành tổng hợp so sánh và thu đợc những kết quả sau:
Năm 2006 2007: Tổng số học sinh: 45
Về học lực:
Gỏi: 2,2%
Khá: 15,6%
Tb: 71,1%
Yếu: 11,1%
Kém: 0,0%
Về hạnh kiểm:
Tốt: 22,2%
Khá: 66,7%
Tb: 11,1%
Yếu: 0,0%
Kì I năm 2007 2008:
Về học lực:
Giỏi:0.0%
Khá: 8.9%

15
NguyÔn ThÞ Hång Chung
TB: 57.8%
YÕu: 33.3%
KÐm: 0.0%
VÒ h¹nh kiÓm:
Tèt: 11.1%
Kh¸: 55.6%
Tb: 33.3%
YÕu: 0.0%
Ta cã b¶ng so s¸nh sau:
B¶ng so s¸nh vÒ häc lùc
16
Nguyễn Thị Hồng Chung
Bảng so sánh về hạnh kiểm
ở giai đoạn thứ hai, tôi đã sử dụng 4 phơng pháp trên vào quá trình phân loại học
sinh trong công tác chủ nhiệm để thúc đẩy quá trình giáo dục các em tốt hơn.
Sau 4 tháng thử nghiệm kết quả đã đợc nâng lên rõ rệt:
Kết quả học kỳ II (2007-2008)
Về học lực:
Giỏi: 4,4%
Khá: 31,1%
Trung bình: 55,6%
Y: 8,9%
Về hạnh kiểm:
Tốt: 48,9%
Khá: 42,2%
Tb: 8,9%
Ta có bảng so sánh nh sau:
17

NguyÔn ThÞ Hång Chung
B¶ng so s¸nh vÒ häc lùc
18
Nguyễn Thị Hồng Chung
Bảng so sánh về hạnh kiểm
Qua thực nghiệm tôi nhận thấy rằng : Khi sử dụng trí tuệ cảm xúc vào
công tác chủ nhiệm không những có thể nâng cao đợc chất lợng giáo dục học sinh
mà còn tạo ra một không khí thoải mái cho lớp học, giúp tập thể có sự gắn bó
đoàn kết, vững mạnh, giúp các em yêu trờng yêu lớp hơn, đặc biệt các giáo viên
bộ môn vốn tâm huyết nay lại càng hứng thú giảng dạy, giáo dục đối với lớp hơn.
Khi tâm sự với các học sinh phần lớn các em đều cảm thấy vui mừng vì sự
đoàn kết của tập thể, đợc các thầy cô giaó tin yêu và điều đặc biệt quan trọng là
các em đợc chia sẻ với những cảm xúc thờng ngày của các thầy cô giáo, điều mà
lâu nay các em thờng mong muốn.
Còn đối với các thầy cô giáo, họ đều bày tỏ cảm xúc vui mừng, tinh thần
phấn trấn khi bớc vào lớp. Nhiều khi các thầy cô vì thơng yêu, gắn bó mà không
quản khó khăn, không kể giờ giấc mà giảng dạy, giáo dục thêm cho các em. Và
điều quan trọng là các thầy cô có thể tâm sự, giao lu, chia sẻ niềm vui nỗi buồn
của mình với các em, luôn mong đến tiết để bớc vào lớp của các em.
19
Nguyễn Thị Hồng Chung
Nh vậy, cả phía giáo viên và phía học sinh nếu đợc quan tâm tới trí tuệ cảm
xúc và phát triển nó một cách đúng đắn thì chắc chắn công tác giáo dục học sinh
trong các trờng phổ thông sẽ ngày càng đợc nâng cao hơn.
C. Kết luận chung và kiến nghị

I kết luận chung
Nói tóm lại, qua phân tích ở trên tôi xin rút ra 1 số kết luận sau:
Thứ nhất: Trong quá trình phân loại học sinh, ngời làm công tác chủ
nhiệm nên áp dụng 4 phơng pháp phân loại đã trình bày ở trên để phân loại học

sinh một cách đúng đắn. Vì nếu không dựa vào trí tuệ cảm xúc để phân loại, ngời
giáo viên khó lòng có thể phân loại chính xác đợc các đối tợng học sinh, và sẽ
khó có thể xây dựng đợc một tập thể lớp vững mạnh.
Thứ hai: Khi sử dụng trí tuệ cảm xúc để phân loại học sinh, ngời giáo
viên cần linh hoạt, không nhất thiết chỉ sử dụng 1 phơng pháp, hoặc cả 4 phơng
pháp mà cần kết hợp các phơng pháp hợp lí để làm tốt công tác chủ nhiệm.
Thứ ba: Tùy đặc điểm từng giai đoạn phát triển của tập thể để thay đổi
chiến lợc cũng nh cách phân loại học sinh cho phù hợp.
II. ý kiến đề xuất

Để góp phần nâng cao chất lợng giáo dục học sinh trong các trờng phổ thông
và để giúp trí tuệ cảm xúc của các giáo viên ngày càng có hiệu quả cao hơn trong
công tác chủ nhiệm, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
1.Phía đồng nghiệp trong nhà trờng cần có sự nghiên cứu về trí tuệ cảm
xúc, ủng hộ, quan tâm đóng góp ý kiến để những ngời làm công tác chủ nhiệm
có thể hoàn thành tốt công tác của mình. Bản thân những ngời làm công tác chủ
nhiệm cũng cần giao lu, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để việc giáo dục học sinh
có hiệu quả hơn.
2. Đối với phía nhà trờng : Xin đề nghị thờng xuyên tổ chức các buổi hoat
động chuyên đề về công tác chủ nhiệm, trong đó có nội dung bàn về trí tuệ cảm
xúc để các giáo viên có điều kiện tìm hiểu thêm về vấn đề mới mẻ này.
20
Nguyễn Thị Hồng Chung
3. Đối với phía Sở ban ngành: Cho đến nay, trong các trờng phổ thông có rất
ít những cuốn sách nói về phơng pháp làm công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là
các tài liệu nói về tâm lí, trí tuệ cảm xúc. Hơn nữa các giáo viên không thờng
xuyên đợc dự các hội thảo, các chuyên đề bàn về công tác chủ nhiệm lớp Vì
vậy xin kính đề nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành hãy quan tâm tạo
điều kiện hơn nữa, cung cấp tài liệu cũng nh tổ chức các buổi chuyên đề về phơng
pháp chủ nhiệm lớp để nâng cao hơn nữa chất lợng giáo dục ở các trờng phổ

thông hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trờng THPT PGS.TS
Hà Nhật Thăng NXB Giáo Dục.
2. Tạp chí Giáo Dục các số: 142 kì 2 tháng 07/ 2006
163 kì 2 tháng 05/ 2007
184 - kì 2 tháng 02/ 2008.
21
Nguyễn Thị Hồng Chung
Mục lục
Mục Tên mục Trang
A
Mở đầu 2
I Lí do chọn đề tài 2
II Mục đích nghiên cứu 2
III Khách thể và đối tợng nghiên cứu 3
IV Giả thuyết khoa học 3
V Phơng pháp nghiên cứu 3
VI Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu 4
B
Quá trình nghiên cứu 5
Chơng I Cơ sở lí luận và thực tiễn 5
I Sơ lợc lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
II Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 6
III Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 7
Chơng II Các biện pháp thực hiện 10
I Phơng pháp phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ
của giới tính
10
II Phơng pháp phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ

của các học sinh ở những khu vực khác nhau
10
22
Nguyễn Thị Hồng Chung
III Phơng pháp phân loại học sinh dựa vào chỉ số EQ
liên quan đến nhóm nghề của bố mẹ
11
IV Phơng pháp phân loại học sinh dựa vào sự tơng
quan giữa chỉ số EQ với điểm học lực các môn
12
Chơng III Thực nghiệm s phạm 13
C
Kết luận chung và kiến nghị 17
Tài liệu tham khảo 18
23

×