Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 23 trang )

Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
A: PHẦN MỞ ĐẦU
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2
II. MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỂ TÀI
3
B: PHẦN NỘI DUNG
4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
4
II.CƠ SỞ THỰC TẾ
5
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
6
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
20
C: KẾT LUẬN
22
I. KẾT LUẬN &BÀI HỌC KINH NGHIỆM
22
II. Ý NGHĨA
22
III. KHUYẾN NGHỊ
23
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 1
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sự phát triển có tính đột phá và vượt bậc của kỹ thuật khoa học, công
nghệ và cả kinh tế - xã hội đã đưa con người lên một vị trí văn minh cao nhất
trong lịch sử hình thành và tồn tại của nhân loại. Song sự phát triển của
nguồn lực con người mới là yếu tố cốt lõi không thể thiếu trong quá trình bắt
kịp với nhịp sống, thời đại. Để trở thành chủ nhân của xã hội hiện đại đòi hỏi
mỗi người đều phải được phát triển toàn diện, sự phát triển đó phải được đặt
nền móng từ rất sớm, từ khi còn nhỏ.
Đất nước Việt Nam ta nổi tiếng với truyền thống đào tạo hiền tài. Người
Việt Nam từ xa xưa đã tôi luyện cho mình một ý chí sắt đá, một tinh thần
ham học hỏi, một nghị lực quật cường vượt lên hoàn cảnh.
Nhưng… những giá trị ấy mới chỉ là điều kiện cần cho chúng ta. Để tồn
tại và đi lên được trong xã hội hiện tại, điều kiện đủ trong hoàn cảnh này yêu
cầu chúng ta phải có sự năng động, nhạy bén, phải có một tầm nhìn xa hơn về
sự phát triển trong tương lai. Chúng ta phải có đầy đủ những kĩ năng sống
cần thiết để có thể thích nghi với xã hội đang từng giờ, từng phút thay đổi
này.
Đáp ứng yêu cầu bức thiết đó của xã hội, đã có rất nhiều trung tâm giáo
dục kĩ năng sống ra đời. Và trong những yêu cầu quan trọng mà Bộ Giáo
dục và Đào tạo đề ra trong năm học 2011-2012 và những năm học tiếp
theo là chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo
dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo
dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục. Đây là
một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh là việc làm của tất cả các giáo viên. Nhưng những giáo viên chủ nhiệm
lớp có vai trò quan trọng nhất.Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã
hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học
sinh.Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lí, điều hành lớp, trực tiếp giáo dục
đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa 3 môi trường giáo dục: gia

đình - nhà trường - xã hội. Họ có một vị trí cao trong việc hình thành cho học
sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học
Trung học cơ sở.
Tôi từng là một giáo viên Tổng phụ trách, là cán bộ Đoàn thanh niên,
nhiều năm liền phụ trách mảng thiếu niên nhi đồng của Đoàn xã Thụy Lâm,
tham gia quản lí phụ trách thiếu niên trên địa bàn xã, giờ lại trực tiếp được
làm công tác chủ nhiệm, phụ trách lớp 5. Không chỉ thường xuyên tiếp xúc
với học sinh trong nhà trường mà còn làm việc cùng các em tại địa bàn dân
cư, tôi tự nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho các em là vô cùng quan
trọng. Đó là việc làm mà tôi cho rằng những giao svieen chủ nhiệm lớp như
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 2
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
tôi không thể bỏ qua. Vì thế, tôi chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh
nghiệm của mình là:
”Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5”
II- MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và
đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân.
2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công
trong công tác chủ nhiệm lớp.
3.Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ
Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát
huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện
hơn.
4. Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố
gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
IV- GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Phạm trù kĩ năng sống rất rộng. Nhưng có thể tạm xếp nó vào các nhóm

cơ bản sau: nhóm kỹ năng nhận thức, nhóm kỹ năng xã hội, nhóm kỹ năng
quản lý bản thân, nhóm kỹ năng nghề nghiệp. Từng nhóm kĩ năng này lại bao
gồm nhiều kĩ năng khác nhau. Ở mỗi môi trường xã hội lại đòi hỏi con người
phải có kĩ năng này hay kĩ năng kia thì mới thích ứng được.Trong điều kiện
hạn hẹp về thời gian, không gian, đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ
hướng vào việc giáo dục một số kĩ năng sống mà tôi cho là vô cùng cần thiết
cho học sinh - đặc biệt là học sinh tiểu học. Đó là: kĩ năng làm việc theo
nhóm, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng
giao tiếp.
Tôi đã thực hiện đề tài này từ đầu năm học 2012- 2013 và đến nay đã đạt
được một số kết quả nhất định.
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 3
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
B- PHẦN NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.Kĩ năng sống là gì?
Theo tổ chức WHO: Đó là “Khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho
phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của
cuộc sống hàng ngày”.
Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO)
kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết (gồm các kỹ năng
tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn
đề, nhận thức được hậu quả ); Học làm người (gồm các kỹ năng cá nhân
như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, )
Học để sống chung với người khác (gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp
thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm
thông); Học để làm(gồm kỹ năng thực hiện nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục
tiêu,đảmnhậntráchnhiệm, )
Tóm lại: Kĩ năng sống là tập hợp các kỹ năng được rèn luyện hoặc kinh
nghiệm thực tế được sử dụng để xử lý những vấn đề trong cuộc sống. Nó bao

gồm hai phần là kỹ năng tư duy và kỹ năng ứng xử như: tư duy phê phán, tư
duy sáng tạo, ra quyết định và giải quyết vấn đề, ứng phó với các tình huống,
biết cảm thông, giao tiếp ứng xử hiệu quả, thuyết trình, thương thuyết.
2.Kỹ năng sống do đâu mà có?
Trước hết, khi con người sinh ra không phải ngẫu nhiên mà có thể thực
hiện các công việc khác nhau trong cuộc sống. Phải thông qua quá trình hoạt
động và tiếp thu các tri thức, kinh nghiệm của xã hội và những người đi trước
thì mỗi cá nhân mới dần dần hình thành được ngôn ngữ, hoạt động, tri thức…
Kỹ năng sống cũng vậy, trẻ em sinh ra không tự nhiên có được những kỹ
năng sống khác nhau như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ
năng ra quyết định… Muốn có được những kỹ năng đó phải qua quá trình
học hỏi, trải nghiệm của bản thân trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn. Nó là
kết quả của quá trình học tập và rèn luyện bản thân mỗi con người Nếu có
được các kỹ năng sống, trẻ sẽ dần hình thành được những thái độ tích cực và
có hành vi đúng đắn. Ngược lại, nếu thiếu những kỹ năng này trẻ sẽ có những
ứng xử không lành mạnh trước các tình huống gặp phải. Chẳng hạn: hút
thuốc, uống rượu bia, hay tụ tập với đám bạn xấu… Kết quả là trẻ em đã mất
đi cuộc sống an toàn khoẻ mạnh. Chính vì thế, ở tất cả các bậc học, việc giáo
dục kỹ năng sống đều phải được quan tâm, đặc biệt đối với học sinh tiểu học.
3.Vì sao lại cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học?
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 4
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
Lứa tuổi tiểu học, trẻ còn non nớt, mọi việc các em đều rất thụ động. Đặc
biệt, với học sinh lớp 5 - lớp cuối cấp ở tiểu học- lứa tuổi đã có nhiều thay
đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội.
Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ
dỗ, bị xâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự
bảo vệ mình. Việc giáo dục kỹ năng sống góp phần giải quyết tình trạng trẻ
thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết
cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, không biết cách tìm kiếm sự giúp

đỡ
Bên cạnh đó, các bài học về kỹ năng sống sẽ giúp trẻ hình thành những
kĩ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong
cuộc sống. Đó là những kỹ năng chúng ta phải biết để có được sự điều
chỉnh, ứng xử phù hợp với những thay đổi diễn ra hằng ngày, hàng giờ.
Qua học tập và rèn luyện các kỹ năng sống, các em sẽ cảm nhận, thấu hiểu
và trân trọng những giá trị căn bản của cuộc sống. Ví dục như: Khả năng
làm chủ bản thân của mỗi người; Khả năng ứng xử phù hợp với những
người khác và với xã hội; Khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sống.
Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để
tự tin trong học tập, trong cuộc sống. Nếu ngay từ tiểu học các em đã có được
những kỹ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Và ngược
lại, nếu kỹ năng không tốt, sau này các em sẽ khó vượt qua được nhiều trở
ngại trong cuộc sống.
II- CƠ SỞ THỰC TẾ
Trường Tiểu học Thụy Lâm A nằm trên địa bàn thôn Thụy Lôi - xã Thụy
Lâm, đây là khu vực dân cư tương đối phức tạp dù bản chất chung của người
dân là thật thà, chất phác.Thêm vào đó, người lớn luôn tất bật với chuyện
cơm áo gạo tiền. Nhiều bậc cha mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng đầy
đủ về mặt vật chất cho con khiến các em xuất hiện tư tưởng thoải mái hưởng
thụ. Chính vì vậy, các em ngày càng mất dần tính chủ động, lười lao động,
vụng về làm “hư bột, hư đường” mỗi khi phải đụng tay vào việc gì. Cha mẹ
bận bịu với công việc nên thiếu quan tâm, uốn nắn con mình, phó mặc hết
việc dạy dỗ con cho nhà trường hoặc cho rằng cứ mặc kệ, lớn lên tự con
mình sẽ hiểu. Các nhà tâm lý học, xã hội học khuyên rằng: không nên quá
nuông chiều mà phải hướng các em làm quen với công việc để hình thành các
kỹ năng lao động, kỹ năng xử lý công việc cũng như kỹ năng vượt qua những
khó khăn trong cuộc sống. Có như vậy khi các em lớn lên, các em sẽ không
cảm thấy lúng túng, bỡ ngỡ trong những việc tưởng như bình thường, các em

sẽ biết tự giải quyết công việc của mình, biết ứng phó với một xã hội phức
tạp và không lường trước được điều gì sẽ xảy ra như xã hội hiện nay. Thuận
lợi lớn của giáo viên hiện nay, đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát hành
tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Năm học này, Sở Giáo dục và
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 5
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
Đào tạo đã chỉ đạo các trường học tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh; Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi thầy cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn
trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Giáo viên các trường
học không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường
xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh.
Tiếp xúc nhiều với các em ở nhà và ở trường, tôi tự thấy: Hiện nay, đa số
học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: một là các em
được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia
đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình
với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái.
Năm học 2012-2013, lớp 5C của tôi có tổng số 36 học sinh. Trong số đó có
26 em có hoàn cảnh gia đình bình thường, bố mẹ chú ý đến con.10 em còn
lại: 4 em có hoàn cảnh đặc biệt (1 em bố mẹ li thân, 1 em mất bố, 1 em bố
vào trại giam, 1 em bố bỏ mặc hai mẹ con đi ở với người khác). Số còn lại
không nhận được sự quan tâm nào từ bố mẹ về học tập trừ việc tham gia
đóng góp các khoản thu. Những em được bố mẹ quan tâm thì hầu như thụ
động trước mọi việc. Khi được giao việc gì tôi phải chỉ tận nơi, thậm chí làm
mẫu Có em không biết tự tắm cho mình. Em thì tôi chứng kiến mẹ đưa đến
trường còn mang theo hộp sữa để dỗ dành con uống. Ngược lại, những em bố
mẹ không quan tâm thì lại rơi vào tình trạng luôn luôn quần áo, trang phục
lôi thôi, không sạch sẽ. Khi giao tiếp, nói năng với thầy cô và người lớn tuổi
thì tự do, không lễ phép…Trong học tập, các em còn thụ động hơn nữa.
Những lúc làm việc theo nhóm thì cãi nhau, không phối hợp được với

bạn làm ảnh hưởng rất nhiều tới giờ học.
Chính vì thế, tôi tự thấy mình cần phải làm gì đó cho các em. Tôi không
tham vọng có thể giúp các em trở thành những con người “xuất chúng” vì tôi
cũng chỉ là một người bình thường. Tôi chỉ mong các em bước đầu có thể
biết thực hiện các công việc lao động đơn giản, có các kỹ năng sáng tạo nghệ
thuật, biết các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong nhà
trường và trong xã hội, có kỹ năng tham gia hoạt động xã hội.
III- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Giáo dục kỹ năng là quá trình giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân
và xã hội nhằm giúp trẻ chuyển đổi những nhận thức, cảm nhận và quan tâm
của mình thành những năng lực thực thụ giúp trẻ biết mình phải làm gì và
làm như thế nào để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Hiểu đầy đủ bản chất của kỹ năng sống sẽ giúp cho bản thân các nhà giáo dục
cũng như các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về sự cần thiết của giáo
dục kỹ năng sống cũng như phương pháp để giáo dục kỹ năng cho trẻ. Đứng
trên quan điểm hiểu giáo dục kỹ năng sống trên, thì chúng ta có thể thấy
phương pháp giáo dục kỹ năng không phải là đọc - chép như xưa nay chúng
ta vẫn thường được học. Mà đó là sự thực hành, quan sát thực tế để trẻ được
trải nghiệm và hình thành kỹ năng một cách tự nhiên, không gò ép. Có như
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 6
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
vậy sẽ đem lại cho trẻ một tuổi thơ hồn nhiên, tạo dựng cho con trẻ một nền
tảng vững chắc giúp trẻ đủ mạnh để đương đầu với cuộc sống. Để làm rõ hơn
vấn đề này tôi sẽ đi vào cụ thể từng kĩ năng.
1.Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm:
1.1.Khái niệm:
Kĩ năng làm việc theo nhóm là khả năng hoạt động phối hợp cùng nhau
của các thành viên trong nhóm để đạt hiệu suất cao và có được không khí
tâm lí dễ chịu trong công việc.
Việc xây dựng một nhóm làm việc trên tinh thần đồng đội, nghĩa là tạo

một môi trường mà ở đó các thành viên luôn cảm thấy thoải mái, tự tin để
làm việc cùng nhau, hợp tác và hỗ trợ nhau để cùng làm tốt công việc của
mỗi người nhằm đạt được các kết quả, mục tiêu chung của nhóm. Có kĩ năng
làm việc theo nhóm sẽ giúp học sinh có khả năng phối hợp với người khác
trong công việc và cuộc sống. Làm việc theo nhóm thúc đẩy tinh thần hợp
tác, sự phối hợp, hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, tinh thần kỉ
luật
Kĩ năng làm việc theo nhóm đã được chương trình thay sách giáo khoa
năm 2000 chọn làm một trong những kĩ năng hàng đầu. Mặc dù vậy, trên
thực tế, chúng ta mới chỉ quan tâm tới hình thức của nó. Dường như các em
phối hợp với nhau là bị bắt buộc. Để thay đổi hiện trạng này, ở lớp tôi chủ
nhiệm, tôi đã làm như sau:
1.2 Giáo dục kĩ năng làm việc theo nhóm :
a. Giáo dục kĩ năng làm việc theo nhóm qua các giờ học :
Cách làm:
Trước hết, tôi nói với học sinh: người biết làm việc theo nhóm là người
biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết
chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất…
Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập
thể.
Khi truyền tải kiến thức cho học sinh, mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia
nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết
sau, các em lại chung nhóm với bạn khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi
chung nhóm nhưng có em lại quay mặt ra chỗ khác, hoặc ngồi im không
tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại cãi nhau, không ai chịu làm
nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu ghi kết quả thảo luận vào phiếu,
dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng đó, tôi tuyên bố sẽ
chấm điểm kết quả của từng nhóm và lấy kết quả đó chung cho tất cả các
thành viên của nhóm. Do đó, những em khá, giỏi buộc phải tích cực nếu
không sẽ bị điểm kém. Còn những em không tích cực hợp tác, tôi sẽ cho ngồi

riêng một mình và phải làm toàn bộ công việc của một nhóm, làm đến đâu thì
đạt điểm đến đó. Bị ngồi một mình nên không thể hoàn thành công việc và
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 7
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
phải nhận điểm kém, trong khi các bạn ở các nhóm đều được điểm cao. Các
em đó sẽ không dám hờ hững nữa. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học
sinh trong lớp đã được cải thiện.
Minh họa như trong giờ Tập làm văn bài “Tập viết đoạn đối thoại” (Tuần
26). Tiết học có 3 yêu cầu:
+Yêu cầu1: Đọc lại đoạn trích của bài Thái sư Trần Thủ Độ
+Yêu cầu2: Học sinh viết đoạn đối thoại dựa vào gợi ý cho sẵn.
+Yêu cầu 3: Phân vai đọc ( diễn thử) màn kịch trên.
Trích đoạn: Thái sư Trần Thủ Độ
Ngay từ bài tập 1 tôi đã yêu cầu các em chia nhóm theo số lượng nhân vật
trong bài. Mỗi em sẽ vào vai một nhân vật trong đoạn đối thoại để viết lời.
Một số em có năng khiếu viết thì không muốn làm cùng với các bạn học kém
nên có phần thờ ơ. Đương nhiên tôi sẽ chấm điểm phần thể hiện của các
nhóm. Điều đó khiến cho các em sẽ phải phối hợp với bạn, thậm chí muốn
được điểm cao phải gợi ý giúp đỡ khi bạn không biết thực hiện công việc.
Thực ra, có em viết kém nhưng khi đã có kịch bản thì lại diễn rất tốt, thậm
chí năng khiếu diễn xuất của các em còn hơn hẳn các bạn kia.Những nhóm
nào có sự phối hợp ăn ý sẽ nhanh chóng có bài làm, khi diễn xuất sẽ ăn ý với
nhau, đương nhiên điểm sẽ cao hơn. Đến tiết học lần sau, tôi lại phân các em
vào nhóm khác nhau.
b. Giáo dục kĩ năng làm việc theo nhóm qua các hoạt động tập thể, ngoại
khóa.
Ngoài việc chia nhóm để các em thực hiện các nhiệm vụ học tập, tôi còn
giáo dục các em kĩ năng làm việc theo nhóm qua các hoạt động tập thể của
lớp chủ nhiệm. Tôi biết rằng, thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi
bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu hết các học sinh tiểu học.Vì vậy, khi tổ

chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã
giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ
được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng
thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 8
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và
tài năng sáng tạo. Việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó,
kết nối, đoàn kết các em lại với nhau.Trong hoạt động tập thể thì nhóm có thể
là một tổ, có thể là cả lớp (Nhóm lớn).
Cách làm của tôi như sau:
+Số học sinh của lớp, tôi chia thành 3 tổ. Lớp phó lao động phân công
theo dõi các tổ làm trực nhật hàng ngày ( Mỗi tổ làm một tuần). Tổ trưởng
chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong tổ làm trực nhật. Tổ
nào không làm tốt, lớp phó lao động có quyền phạt tổ đó làm trực nhật thêm
một ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” -
tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học.
+Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia
đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu
các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với
nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học
yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà
không phải e ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học bạn). Vì thế để giúp các
em làm việc với nhau hiệu quả hơn tôi đi vào xây dựng mối quan hệ bạn bè
đoàn kết, gắn bó. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn
bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các
vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh và một số trò chơi đơn giản, gọn
nhẹ.Tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi
sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập
và làm báo tường, vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn.

Một giờ ngoại khóa tại công viên Mặt Trời
Lấy ví dụ tiết sinh hoạt tập thể Tuần 14 bài “Tìm hiểu di tích lịch sử quê
hương đất nước”. Mục tiêu của bài học là học sinh tìm hiểu về các di tích
lịch sử của địa phương hoặc của đất nước. Qua đó giáo dục học sinh tình yêu
quê hương đất nước.
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 9
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
Để chuẩn bị cho bài học này, tôi phân việc về cho các nhóm. Nhóm này là
các em gần nhà nhau để tiện làm việc. Mỗi nhóm tôi giao cho tìm hiểu về
một di tích. Tôi nói rõ là “sẽ có phần thưởng cho những nhóm có kết quả
tốt”. Khi thực hiện giờ hoạt động tập thể, tôi yêu cầu các nhóm tự lên trình
bày kết quả tìm hiểu của nhóm mình. Các em có thể trình bày bằng tranh ảnh,
bằng câu chuyện minh họa, bằng sách báo Các nhóm khác sẽ bổ sung cho
nhóm bạn. Kết quả, nhờ vào việc thi đua với nhóm bạn nên các em cùng
nhóm đều làm việc rất nghiêm túc, những gì các em thu thập được, được các
em minh họa và trình bày rất sinh động bằng sự sáng tạo của các em.Có
nhóm giới thiệu về đền Sái Sơn bằng câu chuyện về “ Sự tích Núi Sái Sơn”,
có nhóm giới thiệu về Thành Cổ Loa bằng màn kịch Mị Châu- Trọng Thủy,
làm cho đến cả tôi cũng bất ngờ.
Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao
việc - học trò làm; tôi hướng dẫn- học trò thực hiện. Kinh nghiệm khi giao
việc cho các con để tự làm theo nhóm là:
+ Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách
làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như
thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì
ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn.
+ Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi
những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra
những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi
khen, tôi cũng không quên nhấn mạnh kết quả các em có được không phải là

của một em nào mà đó là kết quả của sự phối hợp ăn ý, làm việc tích cực của
cả nhóm.
Có lẽ vì học sinh của tôi đã quen với việc tự chúng phải cùng nhau giải
quyết những công việc của nhóm, của tổ, của lớp nên nhờ vậy, các em làm
việc rất hiệu quả. Các tiết học trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia.
Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được cùng “làm”, “được trải
nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức
và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.
2.Rèn kĩ năng tự phục vụ
2.1.Khái niệm:
Tự phục vụ là biết thực hiện những thao tác cần thiết trong đời sống hàng
ngày để tự phục vụ mình.
Vai trò của kĩ năng tự phục vụ là thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một
cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và
trưởng thành trong cuộc sống. Không có kĩ năng này trẻ sẽ trở thành người
thụ động, thiếu kỹ năng làm việc và nguy hại hơn là để cho người khác phải
phục vụ cho mình nhất là khi bước vào tuổi trưởng thành. Thiếu kỹ năng tự
phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 10
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
vào các hoạt động của tập thể. Nếu có được tâm lý sẵn sàng tự phục vụ thì trẻ
dễ dàng nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống hơn và luôn biết làm chủ bản
thân mình. Chính vì thế hơn ai hết các bậc phụ huynh cần có ý thức và hiểu
biết trong vấn đề này. Không chỉ biết cách tự phục vụ, chúng ta phải dạy cho
trẻ biết cách phục vụ người khác mà trước hết là ông bà cha mẹ trong nhà.
Những việc làm này còn giúp trẻ có thêm niềm vui, mở rộng tình nhân ái
nhanh chóng đẩy lùi tính ích kỷ và nhỏ nhen khi nào cũng chỉ biết chăm lo
cho cá nhân mình mà thôi.
2.2.Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh
a.Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh qua giờ học lao động kĩ thuật.

Ở lớp 5, dạy môn lao động kĩ thuật chính là cơ hội tốt để chúng ta dạy
cho trẻ tự phục vụ. Chúng ta vẫn thường có tư tưởng “coi thường” môn lao
động kĩ thuật. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm.Thầy cô cần cho học sinh
thấy rằng việc khâu may, nấu cơm, luộc rau, lắp ráp mạch điện đơn giản…
hết sức cần thiết cho bản thân các em vì chẳng những có thể phụ giúp cha mẹ
khi bận hoặc bệnh mà còn là hành trang khi các em đi học xa nhà hay đi du
học sau này không có người chăm lo. Xác định rõ tầm quan trọng của môn
học này, tôi luôn luôn đảm bảo các giờ học lao động kĩ thuật theo đúng
chương trình.Yêu cầu các em tiến hành thực hành đầy đủ, có sự đánh giá rõ
ràng. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả của giờ dạy kĩ thuật Tôi tiến hành
cho học sinh trưng bày các sản phẩm mình làm ra, rồi tiến hành bình chọn và
trao thưởng cho các sản phẩm sáng tạo, đẹp. Phần thưởng có thể rất nhỏ,
nhưng đó là kết quả của sự thành công của một việc làm đơn giản mà các em
thực hiện được. Tôi khuyến khích các em sử dụng những kiến thức được học
về vận dụng tại gia đình, giúp đỡ bố mẹ.
Giờ lao động kĩ thuật
Ngoài bài kĩ thuật trong chương trình, tôi còn hướng dẫn các em làm bình
hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 11
Mt vi kinh nghim giỏo dc k nng sng cho hc sinh lp5
trng by hoc tng ngi thõn bn bố. Da trờn hng dn bỏo Chm
hc, tụi tp trung c lp li v hng dn cỏc em lm vic theo nhúm. Cỏc
em cựng lm, cựng gúp, giỳp nhau lm vic.
n c mt vớ d l tit Luc rau ( Tun 9)
*Mc tiờu ca bi l hc sinh cần phải:
- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bớc luộc rau
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn
- Rèn luyện tính cẩn thn, giỏo dc k nng sng cho hc sinh qua vic thc
hnh luc rau.
dy tit hc ny tụi yờu cu hc sinh chun b theo nhúm: Rau( muống,

cải, ). Giỏo viờn chun b rau, nồi soong, nớc sạch, đĩa bếp ga du lịch, đũa,
chậu .
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau
- GV đặt câu hỏi :
+ Nờu tờn nhng nguyờn liu v dng c nu n cn chun b luc rau?
+ Gia ỡnh em thng luc nhng loi rau no?
Sau khi hc sinh ó tr li cỏc cõu hi trờn. Giỏo viờn yờu cu hc sinh nờu
nhng cụng vic cn lm chun b luc rau? ( Chun b rau, xoong ni,
nc sch, s ch rau)
+ Rau c s ch nh th no?( Nht b lỏ gi, sõu, ly phn ngn)
+Vi nhng loi c, qu, khi s ch thỡ ta lm th no? ( gt v, ra sch ,ct
thỏi thnh ming nh)
minh ha cho vic s ch rau, giỏo viờn yờu cu hc sinh thc hin nht
rau thc hnh ( mi nhúm s t s ch rau ca nhúm mỡnh, giỏo viờn un
nn cho hc sinh)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau
Hng dn hc sinh đọc nội dung mục 2 kết hợp với quan sát hỡnh 3 và nhớ
lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau.
- Có thể cho hc sinh thảo luận nhóm để nêu cách luộc rau.
- Các nhóm trình bày xong giỏo viờn nhận xét, bổ sung
Giỏo viờn lm mu. Cú th gi 1 hc sinh lờn thao tỏc theo hng dn ca cụ.
Trong khi thao tỏc, t cõu hi:
+ Ti sao khi luc rau li un to la?
+ Rau luc chớn nh th no l t yờu cu? ( Chớn u, mm, gi c mu
sc ca rau)
Giỏo viờn gi hc sinh lờn trỡnh by sn phm.
Lờ Th Thanh Huyn Nm hc: 2012- 2013 Page 12
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
Thực ra với tiết học như thế này, tham vọng của tôi là mỗi nhóm sẽ có
một bộ đồ thực hành ( Bếp, xoong, đũa, rổ, nước , chậu ) để các em có thể

thực hành những thao tác đó ngay tại giờ học. Tuy nhiên do điều kiện thực tế,
tiết dạy chỉ có thể đừng lại ở những công việc như trên. Tôi đành dặn dò học
sinh thực hành những công việc đó tại gia đình, khi có cơ hội giúp đỡ bố mẹ.
Những giờ học như thế này, chẳng phải khi học sinh có cơ hội thực hành
sẽ giúp cho học sinh biết làm những việc mà hàng ngày mẹ chúng vẫn
thường làm. Đến một lúc nào đó, khi bố mẹ cần đến thì chúng có thể giúp
cho bố mẹ hoặc chí ít, khi lớn hơn một chút thì chúng có thể tự phục vụ chính
mình khi không có bố mẹ ở bên. Đơn giản vì chúng biết làm. Vui nhất và
cũng làm tôi nhớ nhất là ngày 8-3 vừa qua tôi được lớp tặng một bó hoa
hồng to bằng giấy nhún do các em tự làm rất đẹp.
b.Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh qua việc trao đổi, phối hợp với
phụ huynh học sinh ở nhà.
Học sinh tôi đa phần có bố mẹ là thợ thủ công.Vì đặc thù công việc, nhiều
khi họ ít có sự quan tâm đến con cái.Tôi nắm rõ đặc điểm này do ở cùng địa
bàn dân cư. Từ đầu năm học khi họp phụ huynh học sinh tôi đã thống nhất
với cha mẹ các em về một số những việc cần để các em làm tại gia đình như:
quét nhà, rửa ấm chén giúp cha mẹ, tự tắm rửa, giặt giũ đồ đạc của mình. Quả
thực lúc đầu, quần áo nhiều em còn nhem nhuốc, ăn mặc lôi thôi, đầu tóc
bẩn Thế là tôi phải dạy các con từ việc mặc quần áo hàng ngày, hướng dẫn
các em sau khi tắm rửa hàng ngày xong phải tự giặt quần áo đi học của mình.
Coi như việc đó là của mình để thành thói quen. Có khi học sinh tự giặt, đến
lớp cổ áo vẫn còn bẩn tôi lại hướng dẫn các em biết giặt cổ áo sao cho sạch
sẽ Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho
đẹp trường, lớp cũng được tôi quan tâm thường xuyên vì nó cần thiết giúp
các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Vệ sinh cổng ngõ theo chương
trình “ngày thứ 7 tình nguyện” của công tác Đội, tôi cũng nhắc nhở các em
thường xuyên thực hiện với mong muốn sau này dù có rơi vào hoàn cảnh
khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết
lao động.
Kết quả là: Học sinh lớp 5C của tôi ngày nào cũng đến lớp với trang

phục sạch sẽ. Hàng ngày, đa số các em đều tự tắm rửa, giặt giũ khiến bố mẹ
các em còn phải ngạc nhiên, thậm chí có bác phụ huynh còn gọi điện đến
cảm ơn vì “ không biết cô bảo gì mà cháu về nhà ngoan hơn hẳn. Biết giúp
mẹ nấu cơm, trông em, biết tự tắm giặt…”
c. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh qua một số trò chơi tập thể.
Trò chơi mãi mãi là một trong những phương pháp đem lại sự lôi cuốn tốt
nhất trong giáo dục. Mỗi trò chơi đều có một ý nghĩa giáo dục nào đó khi
được sử dụng, tùy vào dụng ý của người tổ chức trò chơi. Một số trò chơi
như “Giúp mẹ đi chợ”, “Đổ nước vào chai”, “Luồn chỉ, luồn kim”, “Thi nấu
cơm”…thường chúng ta vẫn sử dụng vào việc “cho vui”, hay trong giảng dạy
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 13
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
về ăn uống, dinh dưỡng. Nhưng nếu xét sâu xa, những trò chơi này rất có ích
trong việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ. Chẳng hạn với trò “Đi chợ giúp mẹ”
Mục đích:
- Tạo không khí vui tươi sôi nổi cho học sinh.
- Rèn sự nhanh nhẹn, năng động cho học sinh.
- Rèn kĩ năng đi chợ qua trò chơi, giúp học sinh biết những việc cần làm khi
đi chợ.
Chuẩn bị: Hàng hóa ghi trên các tờ bìa, vài chiếc rổ( làn).
Tổ chức chơi:
Học sinh đứng thành 2 đội. Giáo viên hô “Nấu cơm 2 món ăn” sau đó hô “Đi
chợ”. Các em ở 2 đội lần lượt đi chợ và mua đồ phù hợp với yêu cầu. Nhóm
nào mua đúng thì được điểm.
Rõ ràng, chúng ta tổ chức như trên thì học sinh khi tham gia phải nghĩ đến
việc đi chợ sao cho đúng yêu cầu để nấu được 2 món ăn. Đó chính là rèn cho
học sinh khi ra chợ biết mình sẽ mua gì? Để làm gì?
Những trò chơi khác như: “Thi nấu cơm”, “Đổ nước vào chai”… cũng
mang ý nghĩa giáo dục tương tự nếu chúng ta sử dụng nó theo mục đích của
chúng ta đặt ra.

Tóm lại, trong vai trò người giáo viên chủ nhiệm, tôi hướng học sinh tới
việc cố gắng làm được tất cả những việc mình có thể làm để phục vụ chính
mình, phục vụ người thân Tôi dạy các em làm trong giờ học kĩ thuật,
trong giờ ngoại khóa, trong trò chơi và trong cả việc lao động công ích.
3. Rèn kĩ năng ra quyết định.
3.1 Khái niệm:
Vậy kĩ năng ra quyết định là gì?
Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản
thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo
mong muốn của bản thân.
Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp các em:
+Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư.
+Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt.
Trong cuộc sống, chẳng ai có quyết định đúng đắn ở tất cả mọi lúc.
Nhưng nếu có các kỹ năng ra quyết định và biết cách phát triển các kỹ
năng đó, có thể cơ hội thành công trong cuộc sống của chúng ta sẽ tăng
lên.
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 14
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
3.2. Giáo dục kĩ năng ra quyết định cho học sinh.
a. Giáo dục kĩ năng ra quyết định cho học sinh ở giờ học chính khóa:
Trong bất kì môn học nào, khi học sinh thực hiện các yêu cầu học tập
thì các em đều được rèn kĩ năng ra quyết định. Nhưng trong các giờ Khoa
học, Đạo đức, giờ Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh kĩ năng này mới
có cơ hội được rèn luyện nhiều hơn cả. Việc chúng ta yêu cầu các em sắm vai
xử lí các tình huống phòng tránh bị xâm hại, từ chối các chất gây nghiện, bày
tỏ thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS, và đóng vai xử lí các tình
huống trong môn Đạo đức, giáo dục thanh lịch văn minh chính là chúng ta
rèn kĩ năng ra quyết định cho các em. Thông qua các hoạt động này, các em
còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết. Với mục tiêu

là để học sinh được trải nghiệm, được lựa chọn hành động cho mình. Tôi
không gò ép các em phải làm theo ý mình mà để cho các em tự quyết định, tự
biện luận cho hành động mà các em cho là đúng rồi mới gợi ýcách cư xử
đúng. Thậm chí có khi tôi còn để học sinh tự tranh luận, tự bảo vệ ý kiến của
mình trước lớp. Quan điểm của tôi trong việc này là các em được làm, được
nói, được bảo vệ ý kiến của chính mình rồi từ đó tiếp thu kiến thức.
Chẳng hạn với tiết Đạo đức tuần 13 bài “Kính già yêu trẻ” ( Tiết 2)
Mục tiêu: Sau khi học tiết học này học sinh biết:
+ Cần phải kính trọng người già vì người già có nhiều đóng góp cho cuộc
đời. Trẻ em cần được quan tâm vì đó là quyền mà các em được hưởng.
+ Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lễ phép, nhường nhịn với
người già, có thái độ nhẹ nhàng, thương yêu với em nhỏ.
+ Không đồng tình với những việc làm không tôn trọng người già, thương
yêu em nhỏ.
Hoạt động: Bài có 3 hoạt động chính đó là sắm vai để thể hiện cách cư xử
của mình ( bài tập 2), biểu thị đồng tình hay không đồng tình với một số
trường hợp ứng xử ( Bài tập 3, 4), tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của cha ông
về kính trọng người già, nhường nhịn em nhỏ.
Khi thực hiện hoạt động 1 và 2 học sinh phải thể hiện quan điểm của
mình. Việc các em thể hiện quan điểm chính là đưa ra quyết định của mình
về cách ứng xử phù hợp. Với mỗi lựa chọn của các em hoặc cách ứng xử của
một nhóm, tôi đều yêu cầu học sinh phải giải thích lí do lựa chọn của mình.
Đóng vai trong bài tập 2 là cơ hội cho các em trải nghiệm mình để từ đó
quyết định nên làm gì và không nên làm gì. Có đi vào thực tế trải nghiệm
mình như vậy các em mới có được sự vững vàng, bình tĩnh trong mọi tình
huống để có thể đưa ra những quyết định chính xác khi cần và biết rằng quyết
định nào là có lợi và quyết định nào sẽ không có lợi cho mình.

Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 15
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5

Học sinh bày tỏ ý kiến
b. Giáo dục kĩ năng ra quyết định qua hoạt động học mà chơi:
Cho trẻ tiếp cận với kỹ năng sống thông qua các hoạt động học mà chơi,
chơi mà học là một điều tôi cho là rất phù hợp.Trên ti vi, chúng ta vẫn
thường thấy các trò chơi như: rung chuông vàng, ai là triệu phú,…Ngoài
việc yêu cầu người chơi có một phần kiến thức nào đó thì các trò chơi còn
đòi hỏi người chơi có sự phán đoán và có những quyết định dứt khoát
nhưng chắc chắn thì mới mong đạt giải. Vận dụng các trò chơi trên ti vi, tôi
tiến hành thiết kế các giờ sinh hoạt tập thể với nhiều hình thức phong phú: tổ
chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông
vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông, Nội dung thi
được tôi soạn bằng chương trình PowerPoint nên gây được sự thích thú, hào
hứng cho học sinh mỗi lần tham gia.
Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi
cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan
trọng là tôi đã thực sự giúp cho học sinh tôi trở thành những học sinh có kĩ
năng ra quyết định dứt khoát, chắc chắn có cơ sở, dám làm, dám chịu
4. Rèn kĩ năng tự bảo vệ:
4.1.Khái niệm:
Giáo dục các em kĩ năng tự bảo vệ: là dạy các em biết cách nhận biết
nguy hiểm, biết phản kháng, biết cách xử lý trước các tình huống nguy hiểm,
nguy cơ bị lôi kéo vào các tệ nạn, bị lạm dụng thể xác, lạm dụng tình dục…
Mỗi đứa trẻ luôn có nhu cầu tự khẳng định bản thân khi bị áp đặt một cách
không công bằng. Dạy con trẻ khi nào và làm thế nào để tự bảo vệ mình là
một phần giúp trẻ đạt được một sự cân bằng lành mạnh giữa các quyền của
người khác và của chính mình. Dạy các em làm thế nào để nói lên chính kiến,
tự đứng dậy và ngay cả khi chạy trốn khỏi ai đó tức là trang bị cho trẻ những
công cụ để phản ứng bảo vệ chính mình khi cần thiết.
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 16
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5

4.2: Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh:
a. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh qua môn Khoa học :
Làm tốt nhất vai trò này ở lớp 5 chính là môn Khoa học. Trong chủ điểm
“con người và sức khỏe” ngoài những bài dạy về cơ thể người và các bệnh
thường gặp chúng ta còn dạy học sinh “ Thực hành nói không đối với các
chất gây nghiện “, “ Phòng tránh bị xâm hại”, “ Phòng tránh tai nạn giao
thông đường bộ”. Với mong muốn giáo dục học sinh kĩ năng tự bảo vệ bản
thân trước những nguy hiểm có thể xảy ra với các em khi bị dụ dỗ lôi kéo sử
dụng chất gây nghiện, bị lợi dụng và xâm hại, khi tham gia giao thông… Tôi
đã tuân thủ việc giảng dạy theo đúng quy định. Những bài tập thực hành
trong tiết dạy, không chỉ yêu cầu các em trả lời đơn thuần, tôi còn yêu cầu
các em xử lí tình huống bằng cách đóng kịch, xây dựng tiểu phẩm để giải
quyết tình huống. Qua đó, các em được trải nghiệm, các em được thực hành,
các em biết nói không khi không muốn, và thậm chí biết cách chạy trốn khi
cần thiết trước một số tình huống tôi đưa ra trong bài.
Chẳng hạn với bài “ Phòng tránh bị xâm hại”, một số tình huống đưa ra
như đi trên đường vắng có người lạ mời lên xe, bạn rủ đi đường tắt vắng vẻ,
Tôi yêu cầu học sinh tự sắm vai để xử lí các tình huống đặt ra. Khi các em
đưa ra cách giải quyết của mình, những nhóm giải quyết không hợp lí tôi sẽ
dùng biện pháp “hỏi “ để các em tự thấy hạn chế trong cách giải quyết của
mình sau đó sẽ yêu cầu nhóm khác lên để trình bày. Kết thúc, tôi sẽ cùng các
em chốt lại cách giải quyết phù hợp nhất.
b. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh qua những tình huống thực tế:
Xã hội là trường học rộng lớn nhất. Đôi khi có những tình huống chính
chúng ta chẳng bao giờ đọc thấy trong sách. Nên để giúp học sinh có thể rèn
kĩ năng tự bảo vệ tốt nhất, trong các giờ sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp,
trước một số tình huống xảy ra trong thực tế ở địa bàn dân cư, tôi cũng coi
đó là những cơ hội để nhắc nhở và đưa ra yêu cầu để các em thử đặt mình
vào tình huống đó và tự tìm cách giải quyết. Cần dạy các em tập thói quen
ứng phó linh hoạt trước những tình huống bất ngờ. Chẳng hạn khi ở nhà một

mình mà có khách lạ đến, không được tự ý mở cửa cho khách vào, mà hãy
ứng xử khéo và tế nhị để tìm cách gọi điện cho anh chị hoặc người lớn hơn,
hay gọi điện cho cha mẹ để thông báo. Khi bị lạc đường, nên bình tĩnh gọi
điện về cho gia đình hoặc đến các cơ quan công an, trường học nhờ giúp đỡ.
Tuyệt đối không được nhờ những người lạ gặp được trên đường. Tôi cũng
dạy cho các em nhớ số điện thoại, địa chỉ của gia đình hoặc ghi vào sổ tay,
sách vở của trẻ. Hãy bảo với các em, trong những trường hợp nguy hiểm,
phải biết la lên, đá, cắn, quẫy đạp để chạy thoát khỏi nơi đó.
Không chỉ tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm, đôi khi
trước một số tình huống bị đối xử không công bằng, trẻ cũng cần phải có kĩ
năng để chấm dứt những hiện tượng đó- Đó cũng là tự bảo vệ. Đa phần , vì
tâm lí, các em không dám lên tiếng khi bị đối xử bất công. Với tôi, tôi cho
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 17
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
phép các em được nói, được trình bày, được tự bảo vệ quyền lợi của mình
trong một số tình huống xảy ra. Tất nhiên, trước khi nói các em phải tự kiểm
tra lại những vấn để mà mình muốn phát biểu xem đã chính xác chưa? Phải
tìm cách nói sao cho phù hợp mà không mang đến cho người nghe tâm lí ức
chế, khó chịu, từ đó bình tĩnh để xem xét lại vấn đề… xem phản ánh đó đúng
hay sai.
5. Rèn kĩ năng giao tiếp
5.1 Khái niệm:
Kĩ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng
trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử,
đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người
giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được
nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ
năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng
giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng

vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.
5.2 Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
a. Giáo dục thông qua các môn học:
Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học là học sinh có các kĩ năng :
Nghe, nói, đọc, viết. Đây là những kĩ năng nhỏ làm nên một phần của kĩ năng
lớn mà chúng ta gọi là kĩ năng giao tiếp. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, giao
tiếp đòi hỏi chúng ta phải có cả nghệ thuật để biết lắng nghe, biết thể hiện,
biết cảm thông và chia sẻ với đối tác giao tiếp của mình. Môn Đạo đức, Giáo
dục nếp sống thanh lịch văn minh, sẽ giúp nâng cao kĩ năng giao tiếp.Ở môn
đạo đức lớp 5 dạy học sinh: kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô,
thương binh - liệt sĩ, những người lao động…bằng những hành vi, thái độ,
việc làm nho nhỏ hằng ngày. Các em biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ,
anh chị; biết giúp đỡ người già, em nhỏ, bạn bè; biết xác định các giá trị hành
vi đạo đức. Tùy từng bài học mà giáo dục các kĩ năng phù hợp cho các em.
Giáo trình giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh ở lớp 5, lấy trọng tâm là
các kĩ năng giao tiếp ứng xử cơ bản ngoài xã hội gồm có 8 bài:
Bài 1 – Kính trọng người lớn tuổi.
Bài 2 – Thân thiện với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ.
Bài 3 – Thương người như thể thương thân.
Bài 4 – Tôn trọng người lao động.
Bài 5 – Thăm khu di tích.
Bài 6 – Em yêu thiên nhiên.
Bài 7 – Tham gia giao thông.
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 18
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
Bài 8 – Đi mua đồ dùng.
Ví dụ với bài: Kính trọng người lớn tuổi .
* Hoạt động nhận xét hành vi chúng ta phải hướng các em đến việc kết luận
về mỗi cách ứng xử của bạn nhỏ trong tranh.
- Tranh 1: Bạn nhỏ có lời nói, cử chỉ lễ phép, đúng mực, nét mặt thân thiện,

cởi mở khi chỉ giúp đường cho bà cụ => Bạn nhỏ có thái độ ứng xử thể hiện
sự kính trọng đối với người lớn tuổi.
- Tranh 2 : Bạn Hùng có lời nói lễ phép khi chào người lớn tuổi nhưng khi
chào, bạn Hùng không nhìn vào người được chào mà vẫn đọc truyện => Bạn
Hùng có thái độ ứng xử chưa thể hiện sự kính trọng người lớn tuổi.
- Tranh 3 : Bạn nhỏ có lời nói, cử chỉ lễ phép, đúng mực, nét mặt thân thiện,
cởi mở khi nhặt giúp người lớn tuổi chiếc khăn > Bạn nhỏ có ý thức giúp đỡ
mọi người.
- Tranh 4 : Bạn nhỏ có lời nói, cử chỉ lễ phép, đúng mực, nét mặt thân thiện,
cởi mở khi chào hỏi, giúp đỡ người lớn tuổi > Bạn nhỏ có thái độ ứng xử thể
hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi.
Từ đó, chúng ta hướng học sinh đến việc bày tỏ ý kiến trước các hành vi,
nhận xét các hành vi đưa ra cách làm của mình. Có làm như vậy chúng ta
mới cho học sinh thấy rõ, từng cách nói, từng hành động đều phải phù hợp,
tuân thủ các quy tắc ứng xử trong xã hội. Cùng là một câu nói nhưng đôi khi
chỉ là cách ta nói cũng có thể đem lại những kết quả khác nhau.
b. Giáo dục thông qua giao tiếp thường ngày:
Học sinh tiểu học thường có những mối quan hệ với bạn bè, giáo viên, cha
mẹ và những người xung quanh trong cuộc sống của chúng. Vì thế,trong sinh
hoạt hằng ngày, tôi chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp- tự nhận thức cho các
em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi,
yêu cầu… Biết cả thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người. Tôi dạy các em
cách giữ khoảng cách cá nhân với người khác, cách giao tiếp phù hợp cũng
như thực hiện những nghi thức thích hợp khi giao tiếp.
Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc
làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp
chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết
ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay
trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nẵm rõ đúng
hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu

các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.
Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao
đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 19
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó
giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại.
Tuy rằng đó chỉ là những việc làm đơn giản mà ai cũng có thể làm nhưng
nếu chúng ta quan tâm tới thì hiệu quả lại thật không ngờ.Và cách làm của
chúng ta, vừa là dạy nhưng cũng là chúng ta làm gương cho các con. Phải
làm gương và phải có tấm gương sáng các con mới học theo. Vì lẽ thế từ lời
cô, dáng cô đi, cách cô ứng xử với học trò cũng đều là những bài học không
có lời giảng mà học trò sẽ vô cùng nhập tâm.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là to tát, những biện pháp tôi
đã làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ
ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến
bộ rõ rệt. Từ những học sinh thụ động “bảo gì làm đấy”, học sinh của tôi giờ
đây có thể tự điều hành lớp, các em có thể mạnh dạn đứng lên bảo vệ ý kiến
của mình, mạnh dạn trình bày suy nghĩ riêng của mình Các em ngày càng
chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc.
Tình cảm thầy - trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện .
Giờ tự quản của học sinh
- Không có học sinh bị trách phạt trước toàn trường; học sinh đến trường
luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây
gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao
thông, không có học sinh bị tai nạn thương tích, không có học sinh tham gia
các tệ nạn xã hội.
- Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp suốt năm qua luôn được bảo quản

tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát như những lớp khác.
- 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể.và
hầu như số cờ dẫn đầu nề nếp khối lớp 5 lớp tôi đều giành được.
- Các em ham học hơn, những em đầu năm còn lười học giờ rất có ý thức
học tập do được các bạn kèm cặp, phần vì đã xác định được sự quan trọng
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 20
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
của việc học, mạnh dạn trước lớp khiến các em tự tin hơn, muốn thể hiện
mình hơn nên cũng chăm chỉ hơn.
- Học sinh tôi rất mạnh dạn trước bạn bè, mạnh dạn phát biểu trước thầy
cô, nói năng chừng mực lễ phép.
Những kết quả ấy, với tôi chính là minh chứng cho thấy, con đường tôi đi
là đúng đắn.

Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 21
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
C- PHẦN KẾT LUẬN
I.KẾT LUẬN:
Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản
và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy,
người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng.
Lao động của một giáo viên Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự
sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức
các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong
các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì
vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu
học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tôi cũng nhận ra rằng: Muốn thành công trong việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh thì mỗi người giáo viên cần phải:
+ Hiểu rõ về phạm trù kĩ năng sống. Xác định rõ vai trò của kĩ năng sống với

các em trong tương lai.
+ Tìm hiểu rõ những kĩ năng nào là kĩ năng quan trọng với các em, sẽ phục
vụ cho các em trong tương lai, trong học tập.
+ Vận dụng linh hoạt các biện pháp giáo dục, đặc biêt lưu tâm đến việc làm
cho học sinh được thử làm, được trải nghiệm, trong giáo dục các kĩ năng
cho học sinh.
+ Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu
điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có
niềm tin và hứng thú học tập hơn.
+ Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy
đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người
thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh.
+ Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu
rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen, của
từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
+ Tạo mối liên hệ phối hợp ăn ý giữa các đoàn thể, tổ chức, giữa gia đình nhà
trường và xã hội trong khi giáo dục học sinh. Phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác
giáo dục học sinh. Hướng tới việc dạy cho các em những kĩ năng sống tối
thiểu, không phải chỉ ở lớp mà cả ở nhà, để các em có thể làm chủ chính
mình mọi lúc, mọi nơi.
II. Ý NGHĨA:
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết. Nó giúp trẻ rèn luyện
những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; giúp trẻ có khả
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 22
Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp5
năng bảo vệ, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi có nguy cơ gây hại cho
sức khoẻ, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Kỹ năng sống còn giúp
trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống, có cách thức tích cực để đối phó
với những thách thức trong cuộc sống. Cách bảo vệ trẻ tốt nhất là dạy trẻ tự

bảo vệ. Chỉ có biết tự bảo vệ mới có thể vủa bảo vệ trẻ, vùa giúp trẻ vũng
vàng trong cuộc sống, làm chủ cuộc sống của mình. Chúng ta không thể nào
mà luôn luôn ở bên cạnh chúng, lo lắng và cấm đoán các con trước những
nguy hiểm tiềm ẩn. trong khi trẻ em vốn hiếu kỷ, tò mò, muốn tự khám phá.
Vì thế trẻ không thể tự mình tránh khỏi rủi ro nếu chúng ta không dạy chúng.
III. KHUYẾN NGHỊ:
Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một
giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi
đạt được một phần do sự nỗ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng
luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, sự chia
sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn. Mặc dù vậy, để việc giáo
dục kĩ năng sống cho các em có hiệu quả hơn nữa, tôi đề nghị và mong mỏi
các cấp lãnh đạo, các ban nghành có liên quan, dành nhiều sự quan tâm chỉ
đạo hơn nữa tới việc giáo dục kĩ năng sống cho các em. Nên chăng có những
khóa đào tạo một cách bài bản nội dung này để giáo viên chúng tôi có cái
nhìn rõ ràng hơn, sâu sắc hơn. Từ đó giúp cho giáo viên có những phương
pháp cụ thể đúng đắn để giáo dục học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thụy Lâm ngày 10 tháng 4 năm 2013
Người viết
Lê Thị Thanh Huyền
Lê Thị Thanh Huyền Năm học: 2012- 2013 Page 23

×