Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN Giao duc ki nang song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.51 KB, 9 trang )

1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục trong nhà trờng tiểu học có vai trò nền tảng. Nhà trờng tiểu học có
nhiệm vụ đào tạo ra lớp thế hệ học sinh phát triển toàn diện .
Trong cuộc sống đổi mới hiện nay, thực hiện theo chủ trơng đờng lối chính sách
của Đảng và pháp luật của nhà nớc. Đa giáo dục lên hàng đầu nhằm đào tạo thế hệ
mới thay đổi về tri thức. Đó là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất
giúp các em có đủ điều kiện để học lên lớp trên.
Trong những năm gần đây giáo dục của nớc ta đã bắt đầu thay đổi, đẩy mạnh
phong trào chống mù chữ- phổ cập giáo dục tiểu học. Mục tiêu của việc đổi mới ch-
ơng trình là Xây dựng nội dung, chơng trình giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp
ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nớc, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo
dục phổ thông ở các nớc phát triển trong khu vực và thế giới. Đây là một vấn đề
rất mới, rất khó và đợc toàn quốc quan tâm.
Việc đổi mới giáo dục phổ thông lần này có ý nghĩa sâu sắc và toàn diện nhất
từ trớc đến nay và nó thực sự là một cuộc cách mạng về việc Đổi mới phơng pháp
dạy, phơng pháp học. Trong những năm học trớc việc đổi mới phơng pháp dạy
học ở bậc tiểu học cũng đợc triển khai một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Để
nâng cao chất lợng toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu
phát triển của ngời học, giáo dục phổ thông đã và đang đợc đổi mới mạnh mẽ theo
bốn trụ cột của Giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó
là: Học để biết, Học để làm, Học để khẳng định mình và học để cùng chung sống.
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hớng từ chủ yếu là trang bị kiến
thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phơng pháp giáo
dục phổ thông cũng đã và đang đợc đổi mới theo hớng phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của ngời học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng
cờng khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đặc
biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đợc xác định là một trong những nội
dung cơ bản của Phong trào thi đua Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh


tích cực trong các trờng phổ thông. Kiểu dạy học thầy giảng giải, trò ghi nhớ máy
móc truyền thống đã không phù hợp với yêu cầu đặt ra hạn chế nâng cao chất lợng
dạy học. Vì vậy việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thầy giáo chỉ là ngời tổ
chức điều khiển, định hớng, học sinh chủ động tiếp thu, tìm tòi kiến thức riêng cho
mình đã đợc áp dụng tất cả các môn học đều nhằm vào mục tiêu chất lợng và hiệu
quả. Nhất thiết mỗi giáo viên phải đổi mới phơng pháp dạy học, phát huy tính tích
cực của mỗi học sinh trong mỗi giờ học, làm sao cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng tự
nhiên và có hiệu quả nhất trong từng bài dạy, từng môn học. Góp một phần quan
trọng để hoàn thành nhiệm vụ đó là việc dạy và học tốt. Ngời giáo viên tiểu học cần
1
giúp trẻ thích nghi dần với cuộc sống mới bằng sự nhạy cảm, nghệ thuật s phạm và
những phơng pháp dạy học thích hợp để Mỗi ngày đến trờng của trẻ là một
ngày vui, Trao cho trẻ sự hứng thú với mỗi bài học, mỗi hoạt động học tập và cảm
giác mong đợi từng tiết học. Khổng tử đã từng dạy học trò rằng: Biết mà học
không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học. Vì vậy, một
trong những giải pháp đảm bảo sự thành công trong dạy học là tạo sự hứng thú nhận
thức cho các em. Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực,
giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trớc các nhu cầu và thách thức của cuộc
sống hàng ngày. Còn thân thiện với môi trờng là tạo mối quan hệ hài hòa giữa môi
trờng và con ngời, không tàn phá môi trờng, không khai thác kiệt quệ môi trờng,
không làm ô nhiễm môi trờng. Thân thiện với môi trờng còn có nghĩa là thân thiện
giữa con ngời với con ngời, con ngời với thế giới xung quanh nói chung. Bắt đầu từ
năm học 2008 2013, ngành giáo dục và đào tạo phát động phong trào thi đua
Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực. Năm học 2010 2011, Bộ
GD- ĐT đa nội dung gióa dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu
học. Đây là một chủ trơng cần thiết và đúng đắn. Chính vì lí do đó nên tôi chọn đề
tài: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trờng tiểu học Tả Phời

* Mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:

+ Nhằm nâng cao chất lợng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
toàn diện.
+Tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh trờng Tiểu học Tả Phời.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống làm cơ sở góp phần nâng cao chất lợng dạy
học.
+Hệ thống hóa những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
+Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
- Phạm vi nghiên cứu.
+ Phạm vi của đề tài: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trờng tiểu học Tả
Phời thành phố Lào Cai.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2010- 2011.
2.Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề
* Kĩ năng sống là gì?
2
Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân
có thể ứng xử hiệu quả trớc các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
* Tầm quan trọng của kĩ năng sống cho học sinh trong trờng tiểu học.
Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con ngời, có
nhận thức đúng cha chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: ngời làm công an có hiểu biết
về pháp luật nhng vẫn vi phạm pháp luật Đó chính là họ thiếu kĩ năng sống. Có thể
nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con ngời biết kiến thức thành thái
độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Ngời có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn
vững vàng trớc những khó khăn, thách thức; biết cách ứng xử giải quyết vấn đề một
cách tích cực và phù hợp; họ thờng thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời
và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngợc lại, ngời thiếu kĩ năng sống dễ bị thất
bại trong cuộc sống. Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn
góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo
vệ quyền con ngời. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làm

nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nh: ma túy, mại dâm Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ
thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lợng cuộc
sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống còn giải quyết một
cách tích cực nhu cầu và quyền con ngời, quyền công dân.
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì: Các em chính
là những chủ nhân tơng lai của đất nớc, là những ngời quyết định sự phát triển của
đất nớc trong những năm tới. nếu không có kĩ năng sống, các em không thể thực
hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nớc. Lứa tuổi học
sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ớc mơ, ham hiểu biết,
thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh
nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế
và cơ chế thị trờng hiện nay, thế hệ trẻ thờng xuyên chịu tác động đan xen của
những yếu tố tích cực và tiêu cực luôn đợc đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những
giá trị, phải đơng đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu
không đợc giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào
các hành vi tiêu cực, bạo lực vào lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc
về nhân cách. một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tợng tiêu cực của một
bộ phận HS phổ thông thời gian qua: Bạo lực học đờng, đua xe máy chính là do
các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết nh: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ
chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thơng lợng, kĩ năng
giao tiếp, Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em
3
rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc;
giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trớc các tình huống của cuộc sống, xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi ngời, sống tích cực, chủ động,
an toàn, hài hòa và lành mạnh.
Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Đảng ta đã xác định con ngời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã
hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc, cần
phải có những ngời lao động mới phát triển toàn diện. Do vậy, cần đổi mới giáo dục

nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng.Giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân,
khả năng ứng xử phù hợp với những ngời khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích
cực trớc các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ
thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Phơng pháp giáo dục kĩ năng sống, với
các phơng pháp và kĩ thuật tích cực nh: hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên
cứu trờng hợp điển hình, đóng vai, trò chơi cũng là phù hợp với định hớng về đổi
mới phơng pháp dạy học ở phổ thông. Tóm lại, việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh trong nhà trờng phổ thông là rất cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
phổ thông.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trờng phổ thông là xu thế
chung của nhiều nớc trên thế giới. Hiện nay trên thế giới đã quan tâm đến việc đa kĩ
năng sống vào nhà trờng và vào chơng trình chính khóa. Hình thức xây dựng Trờng
học thân thiện nhằm thúc đẩy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà
trờng.
Từ những lí do trên có thể khẳng định, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trong các trờng phổ thông là rất cần thiết và có phần quan trọng đặc biệt. Trong quá
trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng nh quá trình dạy học các môn học và
tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi đã sử dụng các phơng pháp dạy
học:
- Phơng pháp dạy thco nhóm;
- Phơng pháp nghiên cứu trờng hợp điển hình;
- Phơng pháp giải quyết vấn đề;
- Phơng pháp đóng vai;
- Phơng pháp trò chơi
- Phơng pháp dự án.
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
4
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là
chủ yếu sang hình thành và phát triển nhng năng lực cần thiết ở ngời học để đáp

ứng sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nớc. Thể hiện mục tiêu giáo dục
của thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung
sống. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm trang bị cho học sinh những kiến
thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh
những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu
cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. tạo cơ hội thuận
lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể
chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Trên thực tế cuộc sống hàng ngày đang diễn ra thì học sinh trờng tiểu học Tả
Phời nói riêng và các trờng học trong thành phố nói chung với học sinh kĩ năng
sống còn thiếu, cách tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế. Chính vì thế mà bản thân
mỗi giáo viên phải có sự cố gắng rất nhiều để thay đổi PPDH theo hớng tích cực
hơn nhằm thu hút sự quan tâm tin tởng của phụ huynh mà giáo dục kĩ năng sống chỉ
đợc hình thành khi ngời học đợc trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Học sinh
chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không phải nói về việc đó. Kinh
nghiệm có đợc khi học sinh đợc hành động trong các tình huống đa dạng giúp các
em dễ dàng sử dụng và sử dụng các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế.
Mục đích của giáo dục kĩ năng sống là giúp ngời học thay đổi hành vi theo hớng
tích cực. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy ngời học thay đổi hay định hớng lại các
giá trị, thái độ và hành động của mình. Do đó các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi
và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và thói quen mới;
tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi
trớc đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Kĩ năng sống không thể đợc hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu
mà phải thông qua các hoạt động tơng tác với ngời khác. Việc nghe giảng và tự đọc
tài liệu chỉ giúp học sinh thay đổi nhận thức về một số vấn đề nào đó. Nhiều kĩ năng
sống đợc hình thành trong quá trình học sinh tơng tác với bạn cùng học và những
ngời xung quanh. Thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà
trờng. trong khi tham gia cac hoạt động tơng tác học sinh có dịp thể hiện các y tởng

của mình, xem xét ý tởng của ngời khác, đợc đánh giá và xem xét lại những kinh
nghiệm sống của mình trớc đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, tôi tổ chức
5
các hoạt động có tính chất tơng tác cao trong nhà trờng tạo cơ hội quan trọng để
giáo dục kĩ năng sống hiệu quả.
Giáo dục kĩ năng sống không thể hình thành ngay mà đòi hỏi phải có quá trình:
nhận thức hình thành thái độ thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi
yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới.
Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm
càng tốt đối với trẻ. Môi trờng giáo dục đợc tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh
áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống thực trong cuộc sống. Giáo dục kĩ
năng sống đợc thực hiện trong gia đình, trong nhà trờng và cộng đồng. Ngời tổ chức
giáo dục kĩ năng sống có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùng học hay các thành
viên cộng đồng. Trong nhà trờng giáo dục kĩ năng sống đợc thực hiện trên các giờ
học, trong các hoạt động lao động, hoạt động tập thể xã hội, hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đợc thực hiện thông qua dạy học các
môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhng không phải là lồng ghép, tích hợp
thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo cách
tiếp cận mới, đó là sử dụng các phơng pháp kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều
kiện, cơ hội cho học sinh đợc thực hành, trải nghiệm cho kĩ năng sống trong quá
trình học tập. với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung
các môn học và hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn
đối với học sinh.
Hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh có tác dụng giáo dục kĩ năng
sống học sinh trong trờng tiểu học.
Hoạt động của Đội TNTP là con đờng giáo dục không thể thiếu trong quá trình
giáo dục và phát triển trí tuệ, phẩm chất năng lực đều bằng nhiều con đờng giáo dục
gia đình và xã hội. Đối với Đội TNTP phơng pháp giáo dục là thông qua các hoạt
động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện, thực hành những điều đã học trong thực

tiễn, các em đợc hoàn thiện hơn về phát triển nhân cách. Các hoạt động Đội có tác
dụng giáo dục cao nhất là giáo dục chính trị, t tởng và đạo đức cho học sinh.
Làm cho học sinh hiểu đợc truyền thống dựng nớc và giữ nớc của dân tộc, truyền
thống của Đảng, Đội, Đoàn. Hiểu trách nhiệm của bản thân trớc tập thể, có lối sống
chuẩn mực .Từ đó các em xác định đợc trách nhiệm của bản thân đối với gia đình,
nhà trờng và xã hội.
Trong những năm qua Đội đã phát động phong trào nh áo ấm tặng bạn, áo lụa
tặng bà, Đền ơn đáp nghĩa, hũ gạo tình thơng, Phong trào kế hoạch nhỏđợc thiếu
6
nhi các em và hội phụ huynh đông tình hăng hái tham gia và ủng hộ.Đã trở thành
xuyên suốt hoạt động của Đội để thực hiện mục tiêu giáo dục của Đội, của nhà tr-
ờng, gia đình và xã hội. Qua đó các em thể hiện đợc khả năng của mình. Các hoạt
động Đội các em đợc giáo dục ý thức trách nhiệm trong học tập, văn hoá, khoa học
kỹ thuật.
Mục đích, động cơ, thái độ học tập là xây dựng cho các em biết vận dụng
những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống và học tập theo cách chủ động nhận
thức, tích cực hoá hoạt động học tập. Giáo dục mục đích, động cơ, thái độ học tập
của Đội giúp các em hiểu rõ: Học để làm gì? Học bằng cách nào? Hình thức giáo
dục của Đội: Phát động phong trào thi đua, các buổi sinh hoạt chủ đề, chủ điểm.
Hoạt động Đội còn giúp các em lao động góp phần thực hiện hoá mục tiêu giáo dục
của nhà trờng. Trớc hết giáo dục các em lòng yêu lao động, tôn trọng ngời lao động
biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ, luôn giữ vở sạch chữ đẹpCác em đợc làm việc vừa
sức, đợc thi đua, đợc động viên kịp thời khiến các em rất tích cực. Các em có ý thức
kỷ luật, tự giác, sáng tạo, tham gia thi vẽ đã đạt giải cao cấp huyện tỉnh, và gửi bài
thi về trung ơng Đoàn từ đó học sinh biết quý trọng và tiết kiệm thời gian hớng tới
năng suất, chất lợng, hiệu quả.
Chơng trình giáo dục môn Đạo đức có một số nội dung trùng hợp với nội dung
của môn giáo dục kĩ năng sống. Tuy nhiên, mục đích và phơng pháp dạy môn này
không giống nhau hoàn toàn. Trong chơng trình môn Đạo đức lớp 1 có bài Lễ
phép, vâng lời thầy cô giáo. Trong chơng trình dạy kĩ năng sống, không có khái

niệm vâng lời, chỉ có khái niệm lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ. Mục tiêu
của giáo dục kĩ năng sống là rèn luyện cách t duy tích cực, hình thành thói quen tốt
thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích rèn nếp
hay nghe lời. Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kĩ năng sống với các
môn học truyền thống.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một nội dung đợc đông đảo phụ huynh và
d luận quan tâm, bởi đây là một chơng trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học
sinh. Để rèn luyện kĩ năng sống nên cho học sinh chơi những trò chơi tơng tác,
những trò chơi dân gian để các em ren luyện tính tập thể, khả năng làm việc nhóm;
cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử; tham gia các trò chơi vân độngđể từ
đó xây dựng tinh thần chia sẻ, y thức trách nhiệm. Kĩ năng sống sẽ đợc hình thành
một cách tự nhiên và hiệu quả trong chính những môi trờng hoạt động cụ thể nh vậy
chứ không phải từ những bài giảng trên lớp. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
phải đảm bảo các yếu tố giúp học sinh y thức đợc giá trị bản thân trong mối quan
7
hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành
vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luậttuy nhiên giáo
dục kĩ năng sống để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải từ các bài
giảng trên lớp. Nếu chỉ từ những bài giảng, các em không thể tự hình thành kĩ năng
sống cho mình mà chỉ có thể hình dung chung về nó.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến
Qua thực tế giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trờng tiểu Tả Phời đã cho thấy sự
chuyển biến rõ rệt nh: Biết lao động phù hợp với sức của mình, tự tin, tự lập, bạo
dạn trớc đông ngời.
Thực nghiệm trên khối lớp 3
Tổng số học sinh: 31 em
Thực hiện tốt kĩ năng sống 31/31 em= 100%
3. Kết luận
Giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi ngời thầy có tâm huyết, sự kiên
nhẫn và nhất là phải có thời gian. Giáo dục kĩ năng sống không phải chỉ là công

việc của giáo viên, nhà trờng mà của cả xã hội, cộng đồng. Phải kết hợp cả gia đình,
nhà trờng và xã hội mới mong đào tạo đợc những học sinh phát triển toàn diện. Mặt
khác, vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong định hớng, giáo dục, động viên
giúp học sinh tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Vì
vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trờng, chính quyền địa phơng
trong quản lí, giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trờng. KNS của mỗi ngời đợc
hình thành qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Nên cùng với những kiến thức có đợc
từ các lớp học, rất cần cha mẹ đồng hành cùng con để hỗ trợ KNS cho con phù hợp
với lứa tuổi và thực tế cuộc sống.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh. Mặc dù cha hoàn hảo song tôi rất mong nhận đợc y kiến đóng góp của bạn
bè đồng nghiệp để tôi thực hiện thành công đề tài này góp phần đào tạo con ngời
mới với đầy đủ các mặt đức, trí, thể, mĩ, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.
Ngời viết đề tài
Hoàng Thị Kim Liên

8
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×