Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quản trị khoa dược BV 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.3 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN QUẢN LÝ & KINH TẾ DƯỢC
Tiểu luận:
KỸ NĂNG, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Sinh viên: Nguyễn Đức Anh
Bùi Thị Thanh Hà
Lưu Thị Thúy Hằng
Tổ 3 – lớp A4K61
Hà Nội, tháng 11 năm 2009
Đặt vấn đề
Khoa Dược có vai trò hỗ trợ, là cầu nối giữa bệnh nhân và các bác sĩ tại các bệnh viện, giúp bệnh
nhân hiểu được tầm quan trọng của thuốc trong kế hoạch điều trị chung. Chúng tôi tin rằng khi đã hiểu
rõ công dụng của thuốc, bệnh nhân sẽ chủ động dùng thuốc đúng chỉ định và hợp tác với các bác sĩ
trong việc kiểm soát quá trình điều trị.
Khoa Dược còn có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng nhằm duy trì mối quan hệ hợp
tác và làm việc với các công ty dược phẩm, y tế, các nhà nhập khẩu và phân phối thuốc, thiết bị y khoa
cho bệnh viện. Theo yêu cầu điều trị, khoa sẽ tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép của Bộ Y tế để nhập
khẩu các loại thuốc ngoài danh mục lưu hành tại Việt Nam.
Khoa Dược cấp phát thuốc theo toa, tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên môn và quy định của nhà
nước, cung cấp các thông tin dược phẩm chính xác, giải đáp thắc mắc của bệnh nhân về các phản ứng,
tác dụng phụ, liều lượng, chỉ định dùng thuốc và cách bảo quản thuốc.
Để có thể phát huy hết vai trò của mình trong công tác điều trị cho các bệnh nhận, Khoa Dược
bệnh viện cần có bộ máy và hệ thống quản trị khoa học. Nhằm nghiên cứu hoạt động của khoa Dược,
chúng tôi xin trình bày những nội dung sau:
+ Phân loại và xác định 3 cấp nhà quản trị tại khoa dược bệnh viện
+ Vẽ sơ đồ,trình bày cụ thể về 3 kỹ năng của 3 cấp nhà quản trị tại khoa dược bệnh viện
+ 4 chức năng của trưởng khoa dược bệnh viện.

Phần 1
KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN


I. Tổng quan
A. Vị trị của khoa dược bệnh viện
1. Là 1 khoa chuyên môn trực thuộc BV, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc BV.
2. Là 1 tổ chức chuyên môn, kỹ thuật kinh tế, tham gia vào quá trình điều trị. Khoa Dược
thuộc khối Cận Lâm Sàng, thực thi các chính sách về thuốc.
B. Nhiệm vụ chung của khoa Dược bệnh viện
1. Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc
chuyên khoa, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao.
2. Pha chế 1 số thuốc dùng trong bệnh viện.
3. Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong toàn bệnh viện. Trưởng khoa
dược và dược sỹ được ủy nhiệm có quyền thay thế thuốc cùng chủng loại.
4. Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong phục vụ người
bệnh.
5. Là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược và các trường trung học y tế.
6. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc. Ngoài chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ chung nêu trên, trưởng khoa Dược còn tham gia trong một số hội đồng trong bệnh
viện như
 Phó chủ tịch hồi đồng thuốc và điều trị
 Ủy viên hội đồng khoa học của bệnh viện.
 1 dược sỹ đại học thuộc biê chế bệnh viện có thể được cử làm dược sỹ phụ trách
nhà thuốc bệnh viên, trực tiếp quản lý chất lượng thuốc, quản lý hoạt động kinh
doanh hàng ngày của nhà thuốc bệnh viện.
II. Khoa dược bệnh viện Bạch Mai
A. Sơ đồ tổ chức bệnh viện
B. Chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện Bạch Mai
1. Thực hiện cung ứng thuốc, hoá chất xét nghiệm.
2. Thực hiện pha chế những loai thuốc cần thiết do các khoa điều trị yêu cầu.
3. Hoạt động thông tin thuốc và dược lâm sàng nhằm kiểm tra, giám sát và hướng dẫn sử dụng
thuốc an toàn hợp lý.
4. Có nhiệm vụ quản lý kinh tế (thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc, tiết kiệm nhưng vẫn đạt

hiệu quả trong điều trị.
5. Là cơ sở thực hành của trường đại học Dược Hà Nội và tham gia đào tạo dược sĩ lâm sàng.
6. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
7. Quản lý Nhà thuốc nằm trong khuôn viên bệnh viện: Đảm bảo danh mục thuốc phục vụ cho
nội trú và bệnh nhân khi ra viện, kiểm tra về giá cả và chất lượng, nhắc nhở đôn đốc thực
hiện quy chế chuyên môn.
C. Tổ chức nhân sự
1. Tổng số: 46 nhân viên
2. Trong đó:
- Tiến sỹ Dược sỹ: 02
- Thạc sỹ Dược sỹ: 04
- Dược sỹ CKI: 01
- Dược sỹ Đại học: 09
- Dược sỹ TH và KTV: 20
- Công nhân: 07
- Kỹ sư và kế toán: 03
III. Ba cấp nhà quản trị tại khoa Dược bệnh viện
A. Phân loại và xác định 3 cấp nhà quản trị tại khoa dược bệnh viện
Trưởng khoa Dược
Tổ Dược chính Tổ cấp phát Tổ Dược lâm
sàng
Tổ pha chế và
kiểm nghiệm
Pha chế
Kiểm nghiệm
Thông tin thuốc
Dược lâm sàng
Phụ trách kho
Cấp phát thuốc
Nhà quản trị

cấp cao
Nhà quản trị
hạng giữa
Nhà quản
trị giáp
ranh
Phân loại các nhà quản trị theo 3 cấp
1. Nhà quản trị cấp cao: Trưởng khoa Dược
2. Nhà quản trị hạng giữa: tổ trưởng các tổ:
- Tổ dược chính
- Tổ cấp phát
- Tổ dược lâm sàng
- Tổ pha chế và kiểm nghiệm
3. Nhà quản trị cấp giáp ranh: nhóm trưởng các nhóm
- Phụ trách kho
- Cấp phát
- Dược lâm sàng
- Thông tin thuốc
- Pha chế
- Kiểm nghiệm
Phân tích kỹ năng 3 cấp quản trị tại khoa Dược bệnh viện.
Kỹ
năng
Nhà quản trị cấp cao Nhà quản trị hạng giữa Nhà quản trị cấp giáp ranh
Kĩ năng
tư duy
Là kĩ năng quan trọng nhất.
 Xác định hướng phát triển của
khoa dược bệnh viện.
VD: trong tương lai chú trọng

phát triển dược lâm sàng.
 Có khả năng quan sát và tư duy
nhậy bén để lập kế hoạch cung
ứng thuốc theo nhu cầu thuốc của
bệnh nhân và khả năng đáp ứng
của BV
VD: khi dịch cúm A H1N1 có nguy
cơ bùng phát, bệnh viện cần dự trù
đủ thuốc Tamiflu để đáp ứng nhu
cầu điều trị.
 Am hiểu tình hình diễn biến về sự
thay đổi của y học thế giới như:
• Thông tin về các loại thuốc
mới được đưa váo sử dụng
trên thế giới.
 Các tổ trưởng cần có tư duy
nhạy bén để triển khai kế
hoạch hoạt động của toàn
khoa.
 Phân công công việc hợp lý
cụ thể đúng chuyên môn
cho từng nhóm.
 Giám sát quy trình hoạt
động của từng nhóm
 Cụ thể
• Tổ trưởng tổ dược
chính:
- Quản lý trang thiết bị
máy móc.
- Duyệt dự trù thuốc, tìm

kiếm các nguồn thu
mua với chất lương và
giá cả hợp lý nhất, tổ
chức đấu thầu.
- Quản lý vấn đề hành
chính của khoa.
• Tổ trưởng tổ DLS
- Lập kế hoạch kê đơn
 Dựa vào phân công của cấp trên
để phân công từng công việc cụ
thể cho nhân viên sao cho đúng
chuyên môn và năng lực từng
người nhằm tạo hiệu quả công
việc tốt nhất có thể có.
• Nhóm trưởng nhóm DLS:
Chỉ đạo nhân viên kiểm tra,
giám sát việc sử dụng thuốc
an toàn hợp lý, và kiểm tra
quy chế chuyên môn.
• Nhóm trưởng nhóm thông tin
thuốc: Hướng dẫn chỉ đạo
nhân viên xây dựng bảng tin
tư vấn liều dùng, tác dụng
dược lý, thay thế thuốc, sinh
hoạt chuyên môn.
• Nhóm trưởng nhóm cấp phát:
phân công nhân viên cấp
phát thuốc đúng, đủ, kịp thời
tới các khoa, phòng.
• Phụ trách kho thuốc:

- Quản lý việc xuất, nhập
• Các vấn đề pháp lý, cơ hội và
thách thức của ngành Dược
sau khi gia nhập WTO.
Để:
• Lựa chọn thuốc cho bệnh viện.
• Bồi dưỡng con người
• Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng
dụng KHKT
VD: MabThera (Rituximab),
Orencia (Abatacept) và
Tocilizumab là 3 loại thuốc mới
đã được thử nghiệm thành công
trong điều trị viêm khớp mạn
tính và có ưu điểm vượt trội so
với các thuốc trước đây như có
thể giảm tới 50% triệu chứng
bệnh, có thể kết hợp hiệu quả
với nhiều loại thuốc truyền
thống khác. Đây có thể là 1
hướng điều trị mới cho bệnh
viêm khớp mạn tính.
và sử dụng thuốc hiệu
quả và hợp quy chế.
- Đẩy mạnh các công tác
nghiên cứu,kĩ thuật sử
dụng thuốc mới.
• Tổ trưởng tổ cấp phát:
có phuơng án cụ thể
quản lý kho,cấp phát

thuốc cho các khoa
phòng.
• Tổ trưởng tổ pha chế và
kiểm nghiệm: liên hệ
với các nguồn cung cấp
thuốc và đảm bảo pha
chế đạt tiêu chuẩn chất
lượng.
thuốc trong kho.
- Hướng dẫn bảo quản thuốc
đúng quy định.
• Nhóm trưởng nhóm pha chế:
Phân công pha chế thuốc hợp
lý, đảm bảo chất lượng.
• Nhóm trưởng nhóm kiểm
nghiệm: phân công, chỉ đạo
kiểm nghiệm các chế phẩm
đã pha chế.
Kỹ
năng
giao
tiếp
 Có tư cách đạo đức tốt, nghệ thuật
giao tiếp ứng xử linh hoạt.
 Với lãnh đạo BV: tạo sự tín
nhiệm với BGĐ BV và các cấp
quản lý khác nhằm tạo được uy
tín,thu hút đươc kinh phí cho hoạt
động của khoa dễ dàng.
 Với nhân viên cấp dưới:tạo được

uy tín, hòa đồng, tôn trọng mọi
người nhằm tạo động lực và môi
trường làm viêc thuận lợi, phát
huy khả năng sáng tạo của người
lao động, tạo ra hiệu quả cao
trong công việc.
 Với các khoa phòng khác cần tạo
mối quan hệ mật thiết. VD: Quan
hệ tốt với BS các khoa để nắm rõ
tình hình sử dụng thuốc hiện
trạng.
 Với các khoa Dược tại các BV
khác: tạo mối quan hệ mật thiết
để hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt
động của khoa. VD: khi dịch bệnh
bùng phát, khoa Dược tại các BV
có thể hỗ trợ lẫn nhau để đáp ứng
nhu cầu thuốc điều trị cho BN.
 Với các công ty Dược phẩm: tạo
được mối quan hệ lâu dài từ đó có
nguồn cung thuốc ổn định và hợp
kinh phí.
 Là cầu nối giữa trưởng
khoa, lãnh đạo BV với các
cấp dưới.
 Với cấp trên:
• Phản ánh đúng tình hình
của các phòng ban để
trưởng khoa có hướng
điều chỉnh thích hợp.

• Tiếp nhận đầy đủ sự chỉ
đạo để có kế hoach triển
khai hợp lý.
 Với cấp dưới:
• Truyền đạt nhiệm vụ
xuống các tổ 1 cách
chính xác rõ ràng.
• Luôn chia sẻ thông tin,
nắm bắt tình hình và có
hình thức khen thưởng
phân công công việc
hợp lý.
• Quan tâm tới đời sống
nhân viên.
 Nhận sự chỉ đạo từ trên xuống
và đôn đốc thực hiện hoàn thành
tốt các nhiệm vụ,
 Thu hút được sự quan tâm của
cấp trên với các nhân viên của
mình.
 Quan tâm sâu sát đến đời sống,
tinh thần nhân viên, tạo không
khí làm việc hoà đồng thoải mái.
 Tìm hiểu nguyện vọng của tổ
viên, tạo cơ hội cho họ có khả
năng nâng cao năng lực.
 Phát hiện những khó khăn của
từng nhân viên, từ đó có các
biện pháp giúp đỡ cụ thể.
Kĩ năng

chuyên
môn
 Có hiểu biết nhất định về tất cả
các lĩnh vực chuyên môn để có
cái nhìn bao quát như:
• Thông tin về thuốc (cách sử
dụng thuốc, chỉ định và tác
dụng không mong muốn, nhà
sản xuất…)
• Các kỹ thuật pha chế, bảo
quản, lưu trữ thuốc.
 Có kỹ năng kinh tế để chọn thuốc
có chất lương, giá thành hợp lý,
phù hợp với BN và tình hình cung
ứng của BV.
 Có kỹ năng về quản lý: tổ chức
nhân sự hợp lý để phát huy hết
năng lực của mỗi cá nhân.
 Chuyên môn sâu hơn và cụ
thể hơn cho phần công việc
mà mình phụ trách, giám
sát hoạt động của cấp dưới
về tính hợp lý và hiệu quả.
VD: Trưởng nhóm Dược
chính: tìm hiểu rõ thông tin
về các nhà sản xuất và phân
phối thuốc, nắm bắt tình
hình giá cả thị trường và tổ
chức các hoạt động đấu
thầu cung ứng thuốc cho

BV.
 Nghiên cứu thông tin để về
phổ biến cho cấp dưới, giúp
nâng cao trình độ công
nhân viên.
 Có chức năng chuyên sâu nhất,
để phân công nhiệm vụ, đôn đốc
NV, giải đáp về chuyên môn
• Trưởng nhóm pha chế: nắm
rõ quy trình pha chế, các
dạng bào chế, KT pha chế…
• Trưởng nhóm kiểm nghiệm:
nắm rõ các quy định, TCCL
của chế phẩm.
• Trưởng nhóm Dược lâm
sàng: kiến thức chuyên môn
sâu rộng về dược lý, DLS.
• Trưởng nhóm thông tin
thuốc: cập nhật những thông
tin mới, kết quả mới cho bác
sỹ về thuốc.
• Trưởng nhóm cấp phát: biết
chính xác nhu cầu sử dụng
của các khoa phòng để cấp
phát thuốc đúng, đủ, kịp thời.
• Phụ trách kho:
- Có kỹ năng thống kê tổng
hợp lượng thuốc cấp ra và
nhận vào trong ngày, trong
tuần, trong tháng.

- Có kiến thức về bảo quản
thuốc.
Phần 2
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
I. Các chức năng của nhà quản trị
• Chức năng hoạch định (Planning)
• Chức năng tổ chức (Organizing)
• Chức năng điều hành, lãnh đạo (Leading)
• Chức năng kiểm soát (Controlling)
II.Bốn chức năng của 1 trưởng khoa Dược bệnh viện đứng trên góc độ quản trị:
Chức năng Mô tả
Hoạch định
(planning)
Phân tích 3C, 4M, 7S, SWOT để
 Vạch ra hướng phát triển của khoa Dược
VD: trong tương lai, vai trò của Dược lâm sàng sẽ tăng lên do dó cần chú trọng hơn về mảng này
 Đề ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho từng bộ phận
• Mục tiêu ngắn hạn
- Cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời các thuốc thiết yếu và các vật tư y tế cần thiết
- Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn
- Thực hành tốt công tác kiểm nghiệm, pha chế
- Làm tốt công tác thống kê
- Dự trữ đủ các chủng loại thuốc, bảo quản tốt
• Mục tiêu dài hạn
- Đến năm 2015, 50% cán bộ công nhân viên của khoa có trình độ ĐH và trên đại học.
- Trong 5 năm tới, xây dựng được thư viện thông tin thuốc và phản ứng bất lợi của thuốc.
 Đề ra chiến lược cụ thể
- Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện hợp lý
- Giám sát việc kê đơn đảm bảo đúng quy chế 100%
- Tăng cường gửi nhân viên đi học nâng cao trình độ. Tuyển chọn nguồn nhân lực có trình

độ chuyên môn cao.
- Xây dựng phòng pha chế, kho thuốc đạt chất lượng cao, mạng lưới cấp phát hợp lý
Tổ chức
(Organizing)
 Tổ chức lao động 1 cách khoa học để tạo năng suất lao động cao
• Quy định chức năng và nhiệm vụ của từng tổ và từng nhóm 1 cách hợp lý và rõ ràng.
• Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng tổ, nhóm, kho, hiệu thuốc để đạt được hiệu quả công
việc tốt nhất.
VD: Thông tin về các loại thuốc mới do nhóm thông tin thuốc cập nhật thường xuyên. Tổ
dược chính xin kinh phí và nhập thuốc về. Thuốc được nhóm kiểm nghiệm kiểm tra chất
lượng, nhóm dược lâm sàng sẽ đánh giá kết quả trên người bệnh, sau đó nhập vào kho.
 Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ
• Lựa chọn người có năng lực cao, đạo đức tốt vào các vị trí thích hợp
• Đào tạo cán bộ đáp ứng với yêu cầu của công việc được giao
• Tuyển mới nhân sự có trình độ chuyên môn cao
Lãnh đạo
(Leading)
 Chỉ huy hướng dẫn, ra quyết định triển khai các nhiệm vụ
• Ra quyết định để điều hành, hướng dẫn, ủy quyền cho các tổ trưởng thực hiện các nhiệm
vụ của khoa.
VD: Mua những thuốc gì? Của công ty nào?
• Phân bố nguồn kinh phí của khoa 1 cách hợp lý tới các bộ phận.
VD: nâng cấp cơ sở hạ tầng của khoa, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ…
 Thường xuyên giám sát và điều chỉnh việc thực hiện công việc của các bộ phận.
VD: giám sát việc sử dụng thuốc Amikacin ở bệnh viện.
 Thúc đẩy thực hiện các kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra.
VD:
 Động viên khuyến khích cán bộ, công nhân viên kịp thời bằng các hình thức khen thưởng
những bộ phận hoạt động tốt, phê bình các bộ phận hoạt động chưa tốt.
Kiểm soát  Xác định các chỉ tiêu cần kiểm tra về:

(Controlling)
• Chất lượng thuốc.
• Bảo quản thuốc
• Kê đơn thuốc
• Quy trình pha chế.
 Thường xuyên kiểm tra đột xuất hoạt động của các tổ để nắm vững tình hình thực tế.
 Đưa ra nguyên nhân và giải pháp của sự chênh lệch giữa kết quả thực tế và các chỉ tiêu đặt ra.
 Có những điều chỉnh thích hợp và cụ thể để giải quyết những nguyên nhân đó.
VD: Việc bảo quản, kê đơn và sử dụng thuốc hướng thần cần tuân thủ nghiêm ngặt theo “Quy
chế quản lý thuốc hướng thần” do bộ y tế quy định, như:
Thuốc hướng thần phải được bảo quản ở khu vực riêng, do 1 dược sỹ đại học hoặc trung học
phụ trách. Việc sử dụng được giám sát nghiêm ngặt, chỉ được phát khi có đơn của bác sĩ.
Trưởng khoa dược phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các sai
sót, vi phạm.
Tài liệu tham khảo:
1. Quản lý và kinh tế dược Chủ biên : PGS. TS. Nguyễn Thị Thái Hằng
PGS. TS. Lê Viết Hùng
2.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×