Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản tri doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại Thành Công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.56 KB, 22 trang )

Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp

I.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI
THÀNH CÔNG 1
1.Giới thiệu khái quát về công ty 1
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
1.2.Chức năng ,nhiệm vụ của công ty 1
1.3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2
1.4.Ngành nghề kinh doanh của công ty 3
2.Tình hình sử dụng lao động của công ty 3
2.1.Số lượng, chất lượng lao động của công ty 3
2.2.Cơ cấu lao động của công ty 4
3.Quy mô vốn kinh doanh của công ty 5
3.1.Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty 5
3.2.Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty 5
4.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (năm 2010 - 2012). 7
II.PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ
CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY 7
2.1.Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của công ty 8
2.2.Công tác quản trị chiến lược của công ty 10
2.2.1. Tình thế môi trường chiến lược 10
2.2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và phát triển thị trường 11
2.2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty 11
3.Công tác quản trị tác nghiệp của công ty 12
3.1.1. Công tác mua hàng 12
3.1.2. Công tác bán hàng 12
3.1.3. Công tác dự trữ và bảo quản hàng hoá 13
4.Công tác quản trị nhân lực của công ty 13
4.1 Phân jch công việc 13
4.2. Công tác tuyển dụng nhân lực 13
4.3. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14


4.4. Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực 14
4.6. Công tác đãi ngộ nhân lực 14
5. Công tác quản trị dự án ,quản trị rủi ro của công ty 14
5.1 Công tác quản trị dự án 14
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
5.2.Công tác quản trị rủi ro 15
III.ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 15
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp

Qua thời gian học tập tại Trường Đại học Thương Mại, bản thân em đã được
thầy, cô giáo truyền thụ nhiều kiến thức về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Để chuẩn
bị một hành trang vững vàng trước khi vào cuộc sống và công tác theo đúng ngành
nghề mình đã được đào tạo, em đăng ký đến thực tập tại Công ty TNHH Dược phẩm
và Thương mại Thành Công với mong muốn trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm,
định hình tương lai công việc và hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại Thành Công là đơn vị chuyên
nghiên cứu sản xuất và kinh doanh thuốc chữa bệnh phục vụ cho các cơ cở y tế và cho
nhân dân trong cộng đồng. Nhận thấy được vai trò đó, lãnh đạo công ty đã rất quan
tâm đến vấn đề quản lý sản phẩm, quản lý các hoạt động khác trong quá trình sản xuất
- kinh doanh để tạo ra các sản phẩm thuốc đúng chất lượng.
Được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các phòng chuyên môn của công ty TNHH
Dược phẩm và Thương mại Thành Công và sự hướng dẫn tận tình của 
 - Giảng viên Trường Đại học Thương Mại, em đã tiến hành tìm hiểu
để có được những hiểu biết đúng đắn về tổ chức và hoạt động của công ty.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu và sự nhận thức còn
hạn chế nên bản báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Em mong đón nhận được sự góp ý chân thành từ phía cô .
Em xin trân trọng cảm ơn !

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
 !
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty 2
Bảng 01: Số lượng,chất lượng lao động của công ty (năm 2012) 3
Bảng 02: Cơ cấu lao động của công ty(năm 2012) 4
Bảng 03 :Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây(2010 – 2012) 5
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây(2010 –2012) 6

Bảng 5:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.(Năm 2010 – 2012) 7
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
"#$%
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT
DSĐH Dược sỹ đại học
DSTH Dược sỹ trung học
CD+TC Cao đẳng + Trung cấp
SKH&ĐT Sở kế hoạch và đầu tư
TSCĐ Tài sản cố định
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CNN Công nhân nghề
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
&'()
1.Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực ,trường Đại học Thương Mại.
2.ThS.Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS .Nguyễn Ngọc Quân - Quản trị nhân lực
(2004) .NXB Lao động – Xã Hội .
3.Giáo trình Quản trị chiến lược của Nguyễn Hữu Lam ,trường ĐH Kinh tế
HCM.
4.Giáo trình Quản trị học,trường ĐH Thương Mại .

5.Tài liệu Quản trị Dự án , khoa quản trị doanh nghiệp, ĐH Thương Mại
6.Giáo trình Quản trị rủi ro ,NXB Thống kê.
7.Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010,2011 và năm 2012 của Công ty TNHH
Dược phẩm và Thương mại Thành Công.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
($*
Công ty TNHH Dược phẩm và Thương Mại Thành Công từ khi thành lập đến
nay đã từng bước vượt qua các khó khăn, thử thách và tạo dựng được "tên tuổi" trong
lĩnh vực sản xuất - kinh doanh sản phẩm thuốc .Một trong những yếu tố quan trọng
góp phần tạo nên thành công này là công ty đã có cơ chế quản lý tốt. Điều thuận lợi là
lãnh đạo công ty nhận thức đúng vai trò hoạt động quản lý trong việc tham gia thực
hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích của người lao động và của nhà
đầu tư. Vì vậy, Ban giám đốc công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức
đoàn thể phát huy hết khả năng, tư duy sáng tạo để có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho
công ty. Với dây chuyền máy móc hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-GLP-GSP…cùng với
đội ngũ nhân viên giàu năng lực và kinh nghiệm, công ty đã sản xuất ra rất nhiều các
loại thuốc hữu hiệu và đúng chất lượng và được khách hàng tin dùng. Ở vị trí là người
thực tập tại công ty, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu kĩ lưỡng công ty, em nhận
thấy trong tương lai Thành Công không chỉ trở thành một công ty sản xuất thuốc hàng
đầu trong nước mà sẽ trở thành công ty có thương hiệu trên toàn thế giới.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
(+  ,+  #-  ).  /  (  )  0  1  2  
3456#&3 .&1 
7 898:8;<=8>=:?@AB:
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên gọi : Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại Thành Công
Tên giao dịch quốc tế : TC Pharma.
Địa chỉ : Km 6 + 200, quốc lộ 38, Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Điện thoại : 04.38560 948Fax : 04.35146 344
Email : WebsiteC www.tcpharma.vn
Mã số thuế : 0100234851-005
Được thành lập năm 1993, tiền thân là công ty TNHH Dược phẩm Thành Công
chuyên kinh doanh các mặt hàng dược phẩm chữa bệnh cho người, DEF đã có
một vị trí uy tín nhất định trên thị trường với các dòng sản phẩm đến từ các quốc gia
có ngành công nghiệp sản xuất Dược phẩm nổi tiếng trên thể giới: Pháp, Hà Lan, Mỹ,
Thuỵ Điển, Hàn quốc, Thái Lan và Ấn Độ.
Từ năm 1999, song song với việc kinh doanh hàng Dược phẩm nhập khẩu, công
ty tiến hành tham gia nghiên cứu một lĩnh vực mới: Sản xuất dược liệu, dược phẩm,
Thực phẩm chức năng. Các dòng sản phẩm được đưa ra thị trường đã thu về kết quả
khả quan, đặt nền móng cho việc phát triển quy mô, bài bản một mô hình sản xuất tiên
tiến, hiện đại.
Năm 2003, công ty chính thức đi vào hoạt động.
1.2.Chức năng ,nhiệm vụ của công ty.
+ Chức năng:
Công ty sản xuất các sản phẩm thuốc đông và tây y: Good man New, Q-
thymodulin, khang linh đơn, Meraginp, Calci floode Calci Plus, Samin M50, Zinc Glu…
Sản xuất thuốc hóa dược, dược liệu, dược phẩm , thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
Sản xuất trang thiết bị Y tế
Kinh doanh và phân phối dược phẩm, dược liệu và nguyên liệu làm thuốc và các
sản phẩm thuốc tây y nhập khẩu.
+ Nhiệm vụ:
Thu mua dược liệu ,nguyên phụ liệu ,hóa chất phục vụ cho việc sản xuất của
công ty .
Tham gia vào mạng lưới phân phối các loại dược phẩm ,hàng hóa y tế với các công
ty trong nước tuân thủ theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi và theo quy chế hiện hành
Phối hợp với trạm kiểm nghiệm sở y tế trong việc chỉ đạo,kiểm tra ,quản lý
thuốc trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh.
Quản lý chặt chẽ và có hiệu quả lực lượng lao động trong doanh nghiệp đúng

pháp luật .
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
1
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về các khoản thuế.
Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường mà nhà nước đề ra.
1.3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức .
Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức của công ty.
Trong đó:
Ban giám đốc Công ty gồm có 3 người :1 giám đốc và 2 phó giám đốc .
+ Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty trước pháp luật .Là người
đứng đầu bộ máy quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
của công ty và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc sản xuất là cộng sự đắc lực cho
giám đốc công ty, trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ, các bộ phận hoạt động trong
phạm vi trách nhiệm của mình .
- Bên cạnh đó công ty có các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho
giám đốc công ty trong công tác quản lý ,điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
theo những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra .
+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự của công ty .Lập và
triển khai các kế hoạch đào tạo ,tuyển chọn cán bộ và công nhân viên có tay nghề
cao ,tổ chức đội ngũ nhân sự ,xây dựng các quy chế của công ty .
+Phòng kinh doanh: có chức năng tìm kiếm các khách hàng mới cho công ty,
đồng thời chăm sóc khách hàng đã có và tìm hiểu nghiên cứu thị trường.
+Phòng kế toán tài chính: có chức năng tính toán sổ sách về tài chính của công
ty, đồng thời tính toán trả lương cho nhân viên.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
2
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh

Phó giám đốc sản xuất
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế
toán
tài
chính
Phòng
điều
hành
sản
xuất
Bộ phận
sản xuất
Phòng
kiểm tra
chất
lượng
Phòng cơ
điện
Phân xưởng bào
chế tổng
hợp(xưởng GMP)
Phân

xưởng
đông dược
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
+Phòng điều hành sản xuất : Có chức năng lập kế hoạch sản xuất ,lập kế hoạch
và tổ chức cung cấp các loại nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất của công ty ,giám
sát việc mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất .
+Phòng kiểm tra chất lượng: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất ,lập kế hoạch
và tổ chức cung cấp các loại nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất của công ty ,giám sát
việc mua sắm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất .
+Phòng cơ điện: Có nhiệm vụ sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị ,cung cấp điện
cho hoạt động của công ty .
1.4.Ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Sản xuất các sản phẩm thuốc đông và tây y : Good man New, Q- thymodulin,
khang linh đơn, Meraginp, Calci floode Calci Plus, Samin M50, Zinc Glu…
- Nuôi trồng dược liệu phục vụ sản xuất sản phẩm.
- Sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu, dược liệu , thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
- Sản xuất trang thiết bị Y tế
- Kinh doanh và phân phối dược phẩm, dược liệu và nguyên liệu làm thuốc:
hiện công ty sản xuất và phân phối hơn 200 sản phẩm với hệ thống phân phối rộng
khắp cả nước.
GHHIJKLMNOPAQAB:
2.1.Số lượng, chất lượng lao động của công ty.
Bảng 01: Số lượng,chất lượng lao động của công ty (năm 2012).
Đơn vị tính: Người
Phòng ban
Tổng
số
DSĐH
ĐH
khác

DSTH
CĐ+
TC #
CN
nghề
Dược
tá+ Sơ
cấp
Trình
độ #
Ban giám đốc RS 02 01 - - - - -
Phòng tổ chức
hành chính
T 2 - 1 1 - - -
Phòng kinh doanh G7 - 3 3 2 - - 13
Phòng kế toán tài
chính
U - 5 - - - - -
Phòng điều hành
sản xuất
V 3 3 2 - - 1 -
Phòng kiểm tra
chất lượng
V 3 - 5 1 - - -
Phòng cơ điện 7W - 3 - 4 5 4 2
Bộ phận sản xuất 7SU 4 3 52 16 2 43 15
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính
+ Về số lượng :Tính đến thời điểm hiện tại(31/12/2012) thì số lao động của toàn
công ty là 204 người.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế

3
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
+Về chất lượng lao động (trình độ chuyên môn): Các thành viên trong ban
giám đốc công ty có kỹ năng hoạch định và lãnh đạo rất tốt thể hiện qua việc dẫn dắt
và điều hành công việc của công ty một cách nhịp nhàng, trôi chảy, ngày càng phát
triển đi lên.Bên cạnh đó họ còn sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo như người bản
địa ,do đó giúp cho công việc đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài
được diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Cán bộ lãnh đạo các phòng ban 100% đều có
trình độ đại học, hầu hết được đào tạo chính quy từ các trường đại học khối ngành
dược và kinh tế trong cả nước. Họ ngày càng được trưởng thành hơn qua thực tế trong
công tác điều hành và quản lý công ty.Đội ngũ lao động trực tiếp của công ty được đào
tạo chuyên sâu về nghiệp vụ trong các trường đại học ,cao đẳng và trung cấp. Bên cạnh đó
khi làm việc tại công ty còn được bổ sung kiến thức và kỹ năng làm việc ngay tại chính
công ty, điều đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công việc. Với kỹ năng chuyên
môn đã được trang bị và kinh nghiệm đã được tích lũy qua thực tế, cán bộ công nhân viên
của công ty về cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc sản xuất kinh doanh hiện nay.
2.2.Cơ cấu lao động của công ty.
Bảng 02: Cơ cấu lao động của công ty(năm 2012).
Năm 2012
Chỉ tiêu Tuyệt đối (người) Tỷ trọng (%)
Tổng số lao động 204 100
Theo trình độ chuyên môn
- DSĐH
- ĐH #
- DSTH
- CĐ + TC #
-Công nhân nghề
-Dược tá + Sơ cấp
-Trình độ khác
14

18
63
24
07
48
30
6,86
8,82
30,89
11,77
3,43
23,53
14,7
Theo độ tuổi :
<30
30 – 40
41 – 50
>50
68
82
35
19
33,33
40,20
17,16
9,31
Theo giới tính:
- Nam
- Nữ
96

108
47,06
52,94
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
4
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Nhận xét: + Theo bảng 02, ta thấy số nhân viên nam của công ty chiếm
47,06%,trong khi đó nhân viên nữ chiếm 52,94%. Như vậy ta thấy công ty có xu
hướng sử dụng lao động nữ nhiều hơn nam bởi các lý do :
-Tiền lương phải trả cho lao động nữ sẽ ít hơn lao động là nam. Do đó tiết kiệm
được đáng kể chi phí cho công ty.
-Ngày nay công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nên việc sản xuất kinh doanh
cũng không cần sử dụng quá nhiều sức lực từ lao động chân tay.Thay vào đó là việc sử
dụng máy móc tự động trong việc sản xuất,đóng gói sản phẩm.Như vậy công ty cũng
không quá chú trọng vào việc tuyển dụng nam giới .Điều này hoàn toàn phù hợp đối
với công việc sản xuất và kinh doanh của công ty.
+ Đội ngũ công nhân viên của công ty trẻ, chủ yếu có độ tuổi dưới 30 đến 40
tuổi chiếm tỷ lệ cao.Những người trẻ với tinh thần nhiệt huyết làm việc và muốn được
cống hiến và khẳng định bản thân sẽ là một nguồn lực lớn mạnh giúp công ty ngày
càng phát triển và lớn mạnh.
S,FB?X<8KNAQAB:
3.1.Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty.
Bảng 03 :Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
(2010 – 2012).
Đơn vị :Nghìn đồng
Y:8Z
[FGR7R [FGR77 [FGR7G
Nghìn đồng % Nghìn đồng % Nghìn đồng %
1.VLĐ 127.431.265 41,09 156.247.083 47,15 187.021.450 49,79

2.VCĐ 182.658.282 58,91 175.138.141 52,85 188.574.312 50,21
\?X
<8KN
S7RRWVUT] 100 SS7SWUGGT 100 S]UUVU]^G 100
Nguồn:Phòng kế toán – tài chính.
Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy vốn kinh doanh của Thành Công thay đổi
qua các năm, năm 2012 tổng vốn kinh doanh của công ty là lớn nhất với 375.595.762
nghìnđồng trong đó vốn lưu động chiếm 49,79% , vốn cố định chiếm 50,21% trong
tổng số vốn kinh doanh .Bởi đây là năm công ty tổ chức sản xuất và kinh doanh sản
phẩm mới nên nhu cầu về vốn lớn.
3.2.Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty bao gồm 2 bộ phận cấu thành nên : nguồn
vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay .Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
5
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
(2010 –2012).
Đơn vị: nghìn đồng
Y:8Z [FGR7R [FGR77 [FGR7G
1.Vốn vay 62.658.282 130.138.141 118.574.312
Vay ngắn hạn 39.371.547 82.035.716 75.964.281
Vay dài hạn 23.286.735 48.102.425 42.610.031
2.Vốn chủ sở hữu 247.431.265 201.247.083 257.021.450
\  _  ?X
<8KN
S7RRWVUT] SS7SWUGGT S]UUVU]^G
Nguồn:Phòng kế toán – tài chính.
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Thành Công

chủ yếu là là vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn vay của công ty chủ yếu là vay ngắn hạn để
đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nguồn vốn kinh doanh của
công ty chủ yếu đầu tư cho việc kinh doanh các sản phẩm dược phẩm và thực phẩm
chức năng của công ty.Trong đó,các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty là dược
phẩm, dược liệu ,nguyên liệu làm thuốc và các sản phẩm thuốc tây y nhập khẩu chiếm
60%, còn lại 40% là đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm
thuốc đông và tây y .
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
6
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
T(`:>aNb:OP<8KNAQAB:c[FGR7RdGR7Ge
Bảng 5:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
(Năm 2010 – 2012).
Đơn vị tính:nghìn đồng
Y:8Z [FGR7R [FGR77 S7fVfGR7G
1. Doanh thu 99.368.000 94.686.750 80.903.966
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 126.000 369.000 153.972
3. Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh VVGTGRRR VTS7]]UR WR]TVVVT
4.Giá vốn hàng bán 52.996.781 52.933.833 54.446.078
5. Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh 46.245.219 41.383.917 26.303.916
6. Doanh thu hoạt động tài chính 31.439 28.060 20.432
7. Chi phí tài chính 41.035 56.869 23.581
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.402.050 9.576.599 6.532.600
9.Chi phí bán hàng 7.539.699 7.056.000 4.552.632
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 28.293.874 24.722.509 15.215.535
11. Thu nhập khác 33.758 25.649 23.583
12. Chi phí khác 28.534 36.593 19.655
13. Lợi nhuận khác 5.224 (10.944) 3.928
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế GWGVVRVW GT]77U^U 7UG7VT^S
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 7.074.774,5 6.177.891,25 3.804.865,75

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - -
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN G7GGTSGSgU 7WUSS^]Sg]U 77T7TUV]gGU
Nguồn:Phòng kế toán – tài chính.
Nhận xét : Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy r’ng kết quả kinh
doanh của công ty có sự biến động rõ rệt qua các năm. Tổng lợi nhuận trước thuế của
công ty giảm dần qua các năm nguyên nhân là do:
-Một phần là do công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp từ suy giảm kinh tế toàn cầu .
-Do bộ máy hoạt động của công ty hoạt động không hiệu quả ,các khâu chuẩn bị
trong quá trình sản xuất bị gián đoạn và đặc biệt là có những khâu bị lặp lại những động
tác thừa gây lãng phí thời gian ,dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giảm.
Xong bên cạnh đó ,trong bối cảnh nền kinh tế năm qua nhiều biến động ,việc
hàng loạt các công ty lần lượt bị giải thể hoặc phá sản thì việc công ty đạt được kết quả
kinh doanh như vậy cũng là một việc đáng khen ngợi.Vấn đề đặt ra cho công ty trong
những năm tiếp theo là chú trọng vào công tác sản xuất ,nhìn nhận tình hình kinh tế
thế giới để có bước đi chắc chắn trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh ,mở rộng
quy mô thị trường.
5hi#&+ +j .i ,2$
k) +l#m,kn02$.1 2
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
7
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
G7HH:oA8;A=AApA[>a:EAQAB:
 Tình hình thực hiện chức năng hoạch định của công ty.
Ban giám đốc giữ vai trò hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho công
ty. Trong đó, giám đốc giữ vai trò hoạch định chiến lược dài hạn cho công ty, phó
giám đốc sản xuất và phó giám đốc kinh doanh giữ vai trò hoạch định chiến lược ngắn
hạn cho công ty. Trong dài hạn, công ty có chiến lược phát triển kinh doanh trong
nước và nước ngoài.
• Sứ mạng của công ty: “Dược Thành Công luôn luôn cung cấp sản phẩm và
dịch vụ chất lượng cao, thỏa mãn ước vọng của mọi khách hàng”.

• Tầm nhìn của công ty : “Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”.
• Giá trị cốt lõi: Lấy chất lượng, an toàn hiệu quả làm cam kết cao nhất
• Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển
• Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành động
• Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh
• Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động.
• Công ty đưa ra những chính sách:
• + Chính sách nhân sự: Tại thời điểm 31/12/2012, tổng số lao động tại công ty
là 204 người. Nhưng số lao động của công ty sẽ phải tăng dần trong năm tiếp theo.
• Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, năng lực cao và luôn tâm huyết
với công ty
• Dược Thành Công xác định con người là nguồn vốn quý nhất để tạo ra giá trị
cho doanh nghiệp và cho xã hội. Vì vậy, công ty luôn chú trọng xây dựng chính sách
chăm sóc và thu hút lao động; trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
+ Chính sách lương thưởng:
Ngoài các đợt khen thưởng trong các dịp lễ, tết của quốc gia và kỷ niệm thành
lập công ty, TC Pharma còn có những chính sách thưởng đột xuất đối với các cá nhân
và tập thể có những đóng góp nổi bật hoặc có những thành tích nổi bật trong việc triển
khai thực hiện các chủ trương, chính sách của công ty; có những ý tưởng và giải pháp
sáng tạo mang lại hiệu quả trong việc phát triển công ty.Tất cả nhân viên của công ty
đều được hưởng các trợ cấp xã hội phù hợp với luật lao động. Ngoài ra, các chế độ ăn
trưa, phụ cấp độc hại đều được thực hiện tốt tại công ty.
• Vị thế công ty:
• Thị phần: TC Pharma đứng thứ 5 trong các Công ty Dược dẫn đầu và đứng
thứ 4 trong các nhà sản xuất Dược Phẩm tại Việt Nam (Theo IMS 2010). Hệ thống
phân phối trải rộng khắp cả nước .
Các nhân viên kinh doanh của công ty là người giữ vai trò tìm hiểu nghiên cứu
thị trường rồi báo cáo với phó giám đốc kinh doanh, từ đó phó giám đốc sẽ đưa ra các
chiến lược kinh doanh hàng năm cho công ty. Hiện tại thị trường kinh doanh chủ yếu
của công ty là thị trường trong nước. Hàng năm, công ty luôn dành khoảng 2,5%

doanh thu cho việc nghiên cứu thị trường .
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
8
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
 Tình hình thực hiện chức năng tổ chức của công ty.
Các nhà lãnh đạo trong ban giám đốc công ty đã tổ chức phân công ty thành các
bộ phận chủ chốt khác nhau để thuận tiện cho việc quản lý và mỗi bộ phận có các chức
năng khác nhau.
+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự của công ty .Lập và
triển khai các kế hoạch đào tạo ,tuyển chọn cán bộ và công nhân viên có tay nghề
cao ,tổ chức đội ngũ nhân sự ,xây dựng các quy chế của công ty .
+Phòng kinh doanh: có chức năng tìm kiếm các khách hàng mới cho công ty,
đồng thời chăm sóc khách hàng đã có và tìm hiểu nghiên cứu thị trường.
+Phòng kế toán tài chính: có chức năng tính toán sổ sách về tài chính của công
ty, đồng thời tính toán trả lương cho nhân viên.
+Phòng điều hành sản xuất : Có chức năng lập kế hoạch sản xuất ,lập kế hoạch
và tổ chức cung cấp các loại nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất của công ty ,giám
sát việc mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất .
+Phòng kiểm tra chất lượng: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất ,lập kế hoạch
và tổ chức cung cấp các loại nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất của công ty ,giám sát
việc mua sắm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất .
+Phòng cơ điện: Có nhiệm vụ sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị ,cung cấp điện
cho hoạt động của công ty .
Ta thấy các bộ phận của công ty được chia ra và thực hiện các chức năng khác
nhau, từ đó ban giám đốc dễ dàng quản lý từng bộ phận. Từng bộ phận có những
nhiệm vụ và chức năng riêng biệt, được tổ chức và sắp xếp một cách hợp lý, phát huy
hết khả năng của mình.
 Tình hình thực hiện chức năng lãnh đạo.
Công tác lãnh đạo của công ty khá hoàn chỉnh nhưng vẫn còn những thiếu xót
nhất định.Cụ thể, Ban giám đốc chủ yếu dựa vào ý kiến của cá nhân của mình để lãnh

đạo nhân viên. Mặc dù cũng có khi ban giám đốc lắng nghe ý kiến của nhân viên
nhưng chủ yếu trong các vấn đề về thị trường còn các vấn đề khác thì ban giám đốc
phần lớn tự mình quyết định. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của công ty thường để cho các
nhân viên của mình có những quyền tự quyết nhỏ trong công việc, chẳng hạn như
trong các công việc thuộc về chuyên môn nghiệp vụ. Với những vấn đề nhân viên
không nắm rõ ban lãnh đạo công ty cũng có những hướng dẫn và chỉ đạo cụ thể để
giúp nhân viên hoàn thành công việc của họ tốt hơn. Nói chung, các nhà lãnh đạo cấp
cao của công ty có những phong cách lãnh đạo khác nhau và họ đã đạt được hiệu quả
nhất định trong công tác quản trị.
 Tình hình thực hiện chức năng kiểm soát.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
9
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Hoạt động kiểm soát của công ty diễn ra thường xuyên, việc kiểm soát được các
trưởng bộ phận báo cáo trực tiếp cho ban giám đốc nên công ty có sự kiểm soát chặt
chẽ lực lượng nhân viên của công ty.
 Công tác thu thập thông tin và ra quyết định quản trị.
Các nhà quản trị trong ban giám đốc thường xuyên thu thập thông tin về chính
trị, pháp luật, tình hình kinh tế, công nghệ sản xuất sản phẩm và xu hướng phát triển
sản phẩm trên thị trường để đưa ra các quyết định về chiến lược phát triển cho công ty
mình. Ngoài ra, các nhà quản trị cũng tìm kiếm thông tin và các cơ hội đồng thời có
các chiến lược mở rộng kinh doanh cho công ty như quyết định mở rộng thị trường
kinh doanh sang một số nước như: Mỹ,Campuchia…
 Kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp trong công ty.
Các nhà quản trị của công ty đều có kỹ năng quản trị khá tốt. Ban giám đốc thể
hiện rõ ràng hơn các kĩ năng hoạch định của mình còn các trưởng bộ phận chủ yếu
thực hiện chức năng tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Tuỳ và mỗi cấp bậc quản trị mà kĩ
năng quản trị của nhà quản trị trong công ty thể hiện khác nhau
Giám đốc có kỹ năng tư duy khá tốt thể hiện ở việc đưa ra các chiến lược kinh
doanh cho công ty một cách hợp lý ,từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công

ty.Tuy nhiên,vì tất cả mọi quyết định đều phải trình nên giám đốc và giám đốc là
người điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty vì thế giám đốc đã
phải gánh vác rất nhiều nhiệm vụ và phải am hiểu nhiều chuyên môn cả về nhân sự và
sản xuất.
Các trưởng bộ phận chủ yếu tập trung vào kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ, họ là
người hướng dẫn và chỉ đạo nhân viên thực hiện công việc của mình. Các trưởng bộ
phận là những người giám sát và đánh giá nhân viên dưới quyền từ đó giúp nhân viên
làm việc đồng thời giúp ban giám đốc lãnh đạo nhân viên tốt hơn. Tuy nhiên, việc
đánh giá nhân viên của các trưởng bộ phận cũng như ban giám đốc vẫn chưa tạo ra sự
công b’ng giữa các nhân viên trong công ty.
GGB:=A>a:EA8`MqrAAQAB:
2.2.1. Tình thế môi trường chiến lược.
• Môi trường bên ngoài của công ty:
- Cơ hội: Mặc dù tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều bất ổn
và luôn biến động. Tuy nhiên, công ty vẫn có những cơ hội phát triển không nhỏ. Việt
Nam là nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 là
6,78% và năm 2011 tốc độ tăng trưởng là 6%, năm 2012 tốc độ tăng trưởng đạt 6,5%. Nền
chính trị pháp luật ổn định cũng là yếu tố tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước và thu hút
đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 là điều kiện tốt cho công ty
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
10
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
thuận lợi hơn trong quá trình nhập khẩu nguyên liêu sản xuất, đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi cho công ty mở rộng kinh doanh phát triển ra thị trường thế giới.
Không những thế, thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn, với sự
phát triển của công nghệ kỹ thuật cùng với sự ưu tiên của nhà nước cho ngành Dược
là cơ hội lớn cho công ty phát triển và mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh
các sản phẩm của mình.
- Thách thức: Việt Nam gia nhập WTO cũng tạo ra sự cạnh tranh lớn cho công
ty khi phải cạnh tranh với các công ty lớn của nước ngoài. Ngoài ra, công ty chịu sự

cạnh tranh từ các công ty lớn trong nước về kinh doanh các sản phẩm dược như :Nam
dược, Phương đông …Như vậy, công ty cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để tạo ra vị
thế cao hơn cho công ty trên thị trường.
• Môi trường bên trong của công ty:
- Điểm mạnh: công ty có nguồn lực tài chính mạnh với khối lượng vốn kinh
doanh lớn đạt 396.247.083 nghìn đồng là vốn chủ sở hữu và 16.212.849 nghìn đồng là
vốn vay. Như vậy khả năng cạnh tranh về mặt tài chính của công ty là khá mạnh .
- Điểm yếu: đội ngũ nhân viên có trình độ đại học thấp chiếm 15,68% .Như vậy
khả năng cạnh tranh về mặt nhân lực của công ty là không mạnh.
2.2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và phát triển thị trường.
Công ty đưa ra chiến lược phát triển thị trường trong vòng 3 năm tới là đưa
công ty trở thành “Đại diện tiêu biểu cho thuốc Đông y”có sức cạnh tranh với các
công ty lớn như Dược Phương Đông, Dược Bảo Châu, Dược Hưng Việt …. Slogan
của công ty: “Thành Công - thương hiệu hàng đầu của người Việt”. Đồng thời công ty
cũng đưa ra các chiến lược cạnh tranh ngắn hạn như sau:
Chiến lược sản phẩm : Phát triển tối thiểu 25 sản phẩm dẫn đầu thị trường có
chất lượng cao, mẫu mã đẹp tiện dùng, có mặt ở mọi gia đình Việt nam, được người
dân Việt nam biết đến sử dụng, tin cậy
Ngày càng mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho sức khỏe cộng đồng và xã hội
Chiến lược nhân sự : Cán bộ công nhân viên công ty có: Đức dày, tâm sáng, tầm
cao, chuyên nghiệp; Có sứ mệnh và lý tưởng sống cao đẹp, có giá trị và lối sống đạo đức
đẹp ,Không ngừng trau dồi tầm cao nhận thức và tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
Chiến lược xúc tiến: tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trường
Các nhân viên của công ty có nhiệm vụ phải thực hiện theo các chiến lược của
công ty, đồng thời cũng phải xây dựng kế hoạch làm việc cho bản thân nhưng phải
đảm bảo theo mục tiêu phát triển chiến lược của công ty.
2.2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty.
Từ việc phân tích các tình thế chiến lược của công ty, chúng ta có thể thấy được
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế

11
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Công ty là nhà nhập khẩu và phân phối lớn các sản phẩm thuốc nhập khẩu
mang thương hiệu lớn và tin cậy trên thế giới nên có lợi thế cạnh tranh về cả bên nhà
cung cấp và thị trường.
+ Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và nhiệt tình trong công việc.
SB:=A>a:E:=A8;DAQAB:
3.1.1. Công tác mua hàng.
Công tác mua hàng là việc rất quan trọng với các công ty kinh doanh đặc biệt
với công ty dược Thành Công với việc thường xuyên phải nhập khẩu các sản phẩm
dược từ nước ngoài để bán và mua các nguyên liệu dược phục vụ quá trình sản xuất
sản phẩm thuốc của công ty. Việc mua hàng của công ty chủ yếu thực hiện theo quý để
giảm thiểu chi phí trong quá trình nhập hàng công ty thường nhập theo lô lớn, đợt
nhập hàng đầu tiên của năm thường vào cuối tháng 1. Tùy vào tình hình kinh doanh
của công ty và nhu cầu của thị trường mà công ty xác định số lượng, mẫu mã, chủng
loại, chất lượng…sản phẩm dược cần thiết để nhập hàng. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp nhu cầu thị trường tăng đột biến ,công ty lại không có những đợt nhập
hàng đột xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và từ đó làm giảm hiệu quả kinh
doanh của mình.
3.1.2. Công tác bán hàng.
Công ty TNHH Dược phẩm và Thương mại Thành Công là công ty chuyên sản
xuất các sản phẩm dược liệu ,dược phẩm và thực phẩm chức năng … và kinh doanh
các sản phẩm dược nhập khẩu từ nước ngoài nên các khách hàng chủ yếu của công ty
là các Đại lý- công ty thương mại, cửa hàng , đại lý phân phối độc quyền về các sản
phẩm của công ty. .Các đối tác của công ty chủ yếu n’m dải rác ở khu vực miền Bắc
và một số tỉnh thuộc khu vực miền Trung ,miền Nam. Chính vì vậy, việc bán hàng của
công ty phụ thuộc nhiều vào kế hoạch sản xuất của công ty và kế hoạch nhập khẩu sản
phẩm . Khi các đại lý và cửa hàng có nhu cầu nhập hàng ,công ty sẽ thực hiện kế
hoạch xuất hàng cho bên có nhu cầu theo thỏa thuận của 2 bên.
+ Công ty tự tổ chức thiết lập mạng lưới phân phối: Tự xây dựng đội ngũ nhân

viên thị trường, làm các hoạt động PR, quảng cáo, thúc đẩy bán hàng. Hoạt động tự
phân phối giúp Công ty thu được lợi nhuận cao hơn.Tuy nhiên hệ thống kênh phân
phối hoạt động chưa được nhịp nhàng, thiếu tính đồng bộ nên kết quả chưa được cao.
+ Công ty tiến hành lựa chọn một số nhà phân phối thực hiện bao tiêu sản phẩm
một cách cẩn thận, kỹ lưỡng.Trong đó đề ra các quy định nhất định như:
Các nhà phân phối tổ chức các hoạt động truyền thông và xây dựng hệ thống
bán hàng riêng.
Mỗi đơn vị phân phối có thể phân phối một nhóm sản phẩm hoặc nhiều nhóm
sản phẩm của Công ty tùy thuộc vào khả năng tài chính của họ.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
12
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
=>Việc lựa chọn các nhà phân phối là một trong những cách để Công ty đẩy
nhanh sản phẩm vào thị trường và góp phần tăng hiệu quả hoạt động truyền thông
.Qua đó làm cho thương hiệu của Công ty ngày càng mạnh hơn
3.1.3. Công tác dự trữ và bảo quản hàng hoá.
Công ty có hệ thống kho lớn để bảo quản và lưu giữ hàng hóa. Trong kho được
trang bị các loại máy móc, thiết bị giúp cho việc bảo quản các sản phẩm được tốt hơn
như: giá để hàng, máy hút ẩm, …Việc kiểm tra và bảo quản hàng hóa được nhân viên
kho thực hiện và được thực hiện 1 tuần 1 lần vào cuối tuần. Công ty nhập hàng với số
lượng lớn nên việc bảo quản tốn thêm nhiều chi phí. Đặc biệt một số mặt hàng nhập
khẩu tiêu thụ mạnh được khách hàng tin dùng thì đôi khi vẫn còn tình trạng hết hàng
không có hàng để bán, hoặc hàng hoá nhập về không đáp ứng nhu cầu của khách hàng
nên không bán được .
- Xây dựng được các tiêu chuẩn bảo quản cho toàn bộ các loại bán thành phẩm và
thành phẩm để mọi người có thể tự kiểm tra được trong phạm vi hoạt động của mình.
TB:=A>a:EsMoAAQAB:
4.1 Phân tích công việc.
Phân tích công việc ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm, sản phẩm của
phân tích công việc đó là bàn mô tả công việc và bản yêu cầu công việc. Việc phân

tích công việc hiệu quả sẽ làm cho quá trình tuyển dụng diễn ra thuận lợi. Hiện tại
công ty đã thực hiện công việc này khá tốt ,nên việc tuyển dụng không tốn nhiều thời
gian vì người đến ứng tuyển hiểu được mình đã đáp ứng được gì và chưa đáp ứng
được gì.
4.2. Công tác tuyển dụng nhân lực.
Việc tuyển dụng nhân viên được công ty thực hiện khi có nhân viên nghỉ việc
hoặc khi có sự thay đổi cơ cấu nhân sự công ty.
Việc tuyển dụng của công ty thường rất khắt khe và chặt chẽ. Khi công ty có
nhu cầu tuyển dụng sẽ đưa ra thông báo tuyển dụng và thông báo với các nhân viên
trong công ty. Sau đó phòng tổ chức lao động- hành chính thu nhận và xử lý hồ sơ.
Cuối cùng giám đốc hoặc phó giám đốc sẽ hẹn gặp phỏng vấn và đưa ra quyết định
tuyển dụng.
Việc tuyển dụng nhân viên của công ty thường dựa vào mối quan hệ quen biết
với nhân viên trong công ty hay ban giám đốc. Các vị trí chủ chốt trong công ty hầu
hết là người nhà hoặc người quen của ban quản trị, không những thế người nhà hoặc
người quen của ban quản trị cũng được ưu đãi hơn hẳn các nhân viên khác. Điều này
đã dẫn đến tâm lý chán nản cho nhân viên và khiến họ thường bỏ việc.a
Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công của công ty, chính vì vậy công ty
cần có chính sách tuyển dụng nhân lực tốt để tìm kiếm được nhân tài cho công ty.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
13
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
4.3. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Sau khi đã tuyển dụng được nhân viên, các nhân viên mới sẽ có hai tháng được
đào tạo và hướng dẫn, làm quen với môi trường làm việc của công ty. Sau đó các nhân
viên mới sẽ được học, đào tạo các nghiệp vụ liên quan đến công việc họ sắp phải làm.
Công ty đào tạo nhân viên mới ngay tại công ty, như vậy các nhân viên mới dễ dàng
có thể nắm bắt công việc của mình hơn, tiết kiệm được chi phí đào tạo. Việc đào tạo
nhân viên mới chủ yếu là dựa vào những nhân viên cũ đã làm việc có kinh nghiệm, tuy
nhiên làm như vậy nhân viên mới sẽ quen theo cách làm việc của những người trực

tiếp đào tạo họ, chỉ thực hiện công việc theo hình thức chỉ đâu làm đấy mà chưa có sự
định hướng rõ ràng về cách thức xử lý công việc theo nhận định của bản thân cá nhân
và không đưa ra được cách làm việc hiệu quả cho riêng mình. Điều này khiến cho
nhân viên không phát huy hết được khả năng của bản thân.
4.4. Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực.
Công tác bố trí và sử dụng nhân lực của công ty về cơ bản là đạt hiệu quả
cao.Tuỳ vào nhu cầu của các bộ phận cũng như nhu cầu sử dụng lao động của công ty
ở từng thời điểm khác nhau mà công ty có kế hoạch bố trí cũng như luân chuyển nhân
viên giữa các bộ phận với nhau.
4.5 Đánh giá nhân lực.
Việc đánh giá nhân viên được công ty dựa trên những thành tích thực sự mà cá
nhân đó đóng góp vào công ty. Sự đánh giá đó rất minh bạch,công khai thể hiện ở việc
bảng đánh giá nhân viên được ghi rõ và dán trên bảng tin trong công ty. Do đó toàn thể
cán bộ công nhân viên trong công ty hăng hái ,tích cực trong công việc của mình để có
thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao và có cơ hội thăng tiến .
4.6. Công tác đãi ngộ nhân lực.
Trong công tác quản trị nhân lực của công ty thì vấn đề lớn nhất là n’m ở việc
đãi ngộ nhân sự ,nó sẽ tác động trực tiếp đến thái độ làm việc và tinh thần muốn cống
hiến cho công ty của cán bộ công nhân viên. Bởi vì lẽ đó Công ty đã ngày càng chú ý
tới công tác đãi ngộ với cán bộ công nhân viên trong công ty của mình. Công ty tập
chung vào việc đãi ngộ tài chính như thưởng tiền cho nhân viên có thành tích tốt trong
công việc, mà quên đi việc đãi ngộ phi tài chính như:đãi ngộ về mặt tinh thần … Xong
bên cạnh đó công ty chưa thực sự quan tâm tới cuộc sống sinh hoạt của những người
lao động hay việc tổ chức các cuộc gặp mặt nói chuyện giữa lãnh đạo và người lao
động để họ có thể nói lên ý kiến của mình về những khó khăn họ thường gặp phải
trong khi làm việc.
UB:=A>a:EKo=g>a:EEQ8ENAQAB:
5.1 Công tác quản trị dự án.
Đây là một công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi công ty .Việc tổ chức
triển khai dự án phải thể hiện cụ thể trong kế hoạch quản trị dự án. Đối với công ty

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
14
Trường Đại học Thương mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Thành Công, đầu năm 2012 ban giám đốc công ty đã họp và đưa ra đề xuất thực hiện
triển khai dự án sản xuất sản phẩm mới vào tháng 3 năm 2012. Tuy nhiên trong dự án
này không đưa ra thời gian cụ thể thực hiện từng công việc chuẩn bị cho quá trình sản
xuất sản phẩm này ,nên đã làm cho việc thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn, việc xác
định biểu đồ GANT rất khó, công việc nào cần làm trước và công việc nào cần làm
sau. Chính việc quản lý thời gian không tốt dẫn đến việc dự án sản xuất sản phẩm
không theo đúng như kế hoạch làm cho công ty giảm một lượng doanh thu đáng kể do
việc sản xuất sản phẩm bị chậm.
5.2.Công tác quản trị rủi ro.
Trong quá trình kinh doanh công ty cũng gặp một số rủi ro ,đặc biệt là một công
ty vừa sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu nên rủi ro về thay đổi tỷ giá
đồng ngoại tệ cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty.Ngoài ra,
công ty cũng có thể gặp rủi ro lớn về việc mất hợp đồng kinh doanh một số sản phẩm
nhập khẩu mà công ty đang phân phối …vv. Vấn đề nhân viên nghỉ việc mang theo
danh sách khách hàng của công ty đã từng xảy ra tại doanh nghiệp.
Mặc dù công ty đã có những biện pháp để né tránh và khắc phục những rủi ro
gặp phải. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro của công ty chưa thực sự hiệu quả và cần
được hoàn thiện hơn nữa.
-tu3v -&(*
Trước thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm
và thương mại Thành Công đã được nhận xét ở phần II .Ta có thể thấy bên cạnh những
mặt đạt được của công ty trong thời gian qua thì còn rất nhiều hạn chế mà công ty cần
phải khắc phục để hiệu quả kinh doanh đạt kết quả tốt hơn. Nhận thấy những hạn chế
tồn tại của công ty, trong thời gian thực tập tại công ty, em xin đề xuất một số đề tài
sau:
1 Một số giải pháp nh’m nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tại công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công.

2.Một số giải pháp nh’m hoàn thiện công tác dự trữ và bảo quản hàng hoá tại
công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công.
3. Một số giải pháp nh’m nâng cao công tác quản trị rủi ro trong hoạt động sản
xuất kinh doanh tại công ty TNHH Dược phẩm và thương mại Thành Công.

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn SVTH: Trần Thị Huế
15

×