Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đề tài tốt nghiệp KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VĨNH TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.99 KB, 44 trang )

GVHD: Vũ Thu Hằng
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền giang là tỉnh thuộc Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gồm có 08 huyện, một
Thành phố Mỹ tho, một Thị xã Gò công. Chợ Gạo là một trong 08 huyện của tỉnh, nằm về phía
đông cách trung tâm của tỉnh khoản 10km, có mạng lưới giao thông thuỷ bộ được mở rộng khắp
các xã trong huyện. Điều quan trọng nữa là có Quốc lộ 50 đi ngang qua trung tâm huyện. Đây
cũng là điều kiện thuận lợi cho nhân dân lưu thông đi lại dễ dàng.
Chợ Gạo:
- Về mặt hành chính:
Huyện Chợ gạo được ổn định từ trước 30/4/1975 cho đến nay là 18 xã và Thị trấn.
- Về vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Gò công Tây; Phía tây giáp Thành phố Mỹ Tho; Phía bắc giáp huyện
Châu thành( tỉnh Long An); Phía nam giáp sông Tiền
- Về đất đai:
Huyện Chợ Gạo có tổng diện tích đất tự nhiên: 23.535ha, trong đó đất sử dụng nông nghiệp
là: 18.360ha, đất khác là: 5.175ha.
- Về dân số:
Tổng dân số của huyện là: 193.053người, trong đó thành thị là 90.572người, nông thôn là
183.996người, nam giới là 93.534người, nữ giới là 99.519người ( theo số liệu thống kê đầu năm
2009).
- Về cơ cấu kinh tế:
Khu vực I : Nông, ngư nghiệp chiếm 63,53 %
Khu vực II : Công nghiệp, xây dựng chiếm 15,19 %
Khu vực III : Thương mại, dịch vụ chiếm: 21,28 %
Tất cả những yếu tố nêu trên là điều kiện thuận lợi giúp cho huyện Chợ Gạo có điều kiện
hội nhập, phát triển, mở rộng giao lưu hàng hoá. Đồng thời, huyện Chợ Gạo cũng như các địa
phương khác từng bước chuyển mình phát triển để thực hiện mục tiêu Chính trị - Kinh tế -Xã hội
đã đề ra. Đặc biệt là khi cơ chế nền kinh tế đổi mới, huyện Chợ gạo từng bước vươn lên và bước
đầu đạt được những thành tựu Kinh tế - Xã hội nhất định. Nhìn chung, các ngành kinh tế đều phát
triển toàn diện, cơ cấu từng bước được nâng dần lên của Khu vực II và Khu vực III, từng bước
giảm diện Khu vực


Nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển biến mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhất là khi
gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất
kinh doanh, tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật về hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì kinh doanh phải có hiệu quả, nghĩa là phải có lợi
nhuận. Năm 2009 là năm cả Thế giới nói chung đều gặp rất nhiều khó khăn nhất là cuộc Khủng
hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Ở Việt Nam nói riêng phần nào cũng chịu sự ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng nói trên, nhiều doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn về vấn đề môi
trường, lĩnh vực kinh doanh,…, nhưng với sự nổ lực và phấn đấu của các Doanh nghiệp nhằm
khắc phục mọi khó khăn, tạo môi trường kinh doanh để ổn định họat động kinh doanh có hiệu
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 1
GVHD: Vũ Thu Hằng
quả, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế ở Việt Nam và đặc biệt ở huyện Chợ Gạo có Doanh
nghiệp tư nhân Vĩnh Trường là một trong những doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong
vấn đề kinh doanh, nhưng với năng lực quản lý và chiến lược phát triển kinh doanh của mình mà
doanh nghiệp có qui mô kinh doanh ngày càng mở rộng, lợi nhuận tăng đều từng năm. Đây là một
trong những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu qủa nhất ở huyện Chợ Gạo, nên bản thân tôi quyết
định chọn Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Trường là đơn vị thực tập, để xem việc ghi chép, hạch toán
và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và với những kiến thức có được trong những năm học ở
trường, tôi đã mạnh dạng chọn Đề tài Chuyên đề tốt nghiệp là: “ Kế toán doanh thu, chi phí và
xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhânVĩnh Trường”.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm có 4 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Trường;
Chương II: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh;
Chương III: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư
nhân Vĩnh Trường;
Chương IV: Nhận xét và kiến nghị.
Ngoài ra, Chuyên đề tốt nghiệp còn có Lời mở đầu và Phần kết luận.
Với những kiến thức và khả năng của bản thân, thời gian nghiên cứu có hạn Chuyên đề tốt
nghiệp chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự nhận xét góp ý

chân thành của Thầy Cô, Giám đốc cùng toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp để Chuyên đề tốt
nghiệp được hoàn thiện hơn, đồng thời cũng giúp cho bản thân có được những nhận thức đúng
đắn trong quá trình công tác sau này.

SVTT: Văn Quốc Việt Trang 2
GVHD: Vũ Thu Hằng
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
VĨNH TRƯỜNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Trường vốn tiền thân là Cửa hàng kinh doanh xe gắn máy số 8,
tại Thị trấn Chợ Gạo, chuyên mua bán xe gắn máy đã qua sử dụng và một số xe gắn máy nhập
theo yêu cầu của khách hàng. Với thành công và uy tín của mình, Cửa hàng dần dần chiếm được
ưu thế kinh doanh trong lĩnh vực này trên địa bàn huyện Chợ Gạo và các huyện lân cận. Đến
ngày 12 tháng 9 năm 1996, được sự cho phép của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang, Cửa
hàng kinh doanh xe gắn máy Số 8 chính thức trở thành Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Trường.
Năm 1997, do thị trường xe gắn máy Trung Quốc được phép nhập vào Việt Nam và để đáp
ứng nhu cầu người dân trong một nước đang phát triển như Việt Nam. Nắm bắt được cơ hội này,
doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư cơ sở vật chất ,mở rộng mặt bằng gấp 10 lần cơ sở cũ. Với
phương châm: “ Lấy khách hàng làm hàng đầu, mục đích chủ yếu là phục vụ người dân, lấy chữ
tín làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động”.
Cứ thế doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, đến năm 2000, doanh số bán của doanh
nghiệp đứng hàng nhất nhì ở tỉnh Tiền giang và được Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền giang trao tặng
Bằng khen với thành tích thi đua đạt doanh số cao.
Năm 2006, doanh nghiệp đã thành lập thêm một Cơ sở II, tại số 162 Ô2 khu 2 Thị trấn Chợ
gạo, nhằm đa dạng hoá về hàng hoá ( chủng loại xe) để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Năm 2007, Bộ Giao thông vận tải cấm các loại xe ba bánh tự chế lưu thông. Nắm bắt được
cơ hội này và để đáp ứng nhu cầu cho việc vận chuyển hàng hoá của người dân, nên ngày 27
thánh 12 năm 2007, doanh nghiệp đã được Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Tiền giang cấp Giấy phép
cho hoạt đông mua bán xe mô tô ba bánh. Doanh nghiệp đã mạnh dạng đầu tư với qui mô lớn cả
về số lượng lẫn chất lượng, nâng mức vốn đầu tư từ 100.000.000đ lên 1.800.000.000đ.

Năm 2008, Trung tâm kinh doanh xe gắn máy chính hãng Vĩnh Trường đã được thành lập,
địa chỉ số 478 ô1 khu 2 Thị trấn Chợ gạo, cũng chính là Cơ sở thứ 3 của doanh nghiệp, chuyên
kinh doanh xe gắn máy chính hãng như: Honda, Suzuki, Yamaha, SYM,
Năm 2009, là năm đầy khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp ( Khủng hoảnh kinh tế tài
chính toàn cầu), nhưng Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Trường vẫn đứng vững, đứng vững trên thị
trường kinh doanh xe gắn máy các loại, lợi nhuận ngày càng tăng, qui mô kinh doanh ngày càng
mở rộng. Doanh nghiệp chuyển Cơ sở III thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Vĩnh
Trường, chuyên kinh doanh xe gắn máy chính hãng Yamaha, vốn đầu tư 3.000.000.000đ, với cơ
sở hạ tầng qui mô lớn, trang thiết bị đạt chuẩn Đại lý Cấp I theo qui định của Hãng Yamaha.
Đồng thời, tiếp tục hướng dẫn một số cửa hàng trực thuộc ở Trung tâm Thị xã Gò công và Thành
phố Mỹ Tho, nhằm mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh của mình.
1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động
1.2.1 Chức năng
Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Trường có chức năng là chuyên mua bán xe hai bánh gắn máy
và xe mô tô ba bánh các loại được sản xuất trong nước và nhập khẩu.
1.2.2.Lĩnh vực hoạt động
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 3
GVHD: Vũ Thu Hằng
Các cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp đều nằm cặp Quốc lộ 50, rất thuận tiện cho việc
lưu thông hàng hóa cũng như việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nên khách hàng của doanh
nghiệp cũng rất đa dạng, ở khắp mọi nơi, trong và ngoài tỉnh. Đa số doanh nghiệp bán trực tiếp
cho người tiêu dùng.
1.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Trường là Doanh nghiệp thuộc loại hình kinh tế tư nhân, hoạt
động kinh doanh tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29-11-2005 ( có hiệu
lực kể từ ngày 01-01-2006). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 007932 do Phòng Đăng ký
kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Tiền Giang ( Phụ lục 01), Mã số thuế:1200277057
(Phụ lục 02) do Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cấp, kinh doanh trên lĩnh vực mua bán xe hai bánh gắn
máy các loại, xe mô tô ba bánh. Doanh nghiệp có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch. Doanh
nghiệp có một trụ sở chính và hai cơ sở kinh doanh trực thuộc, tất cả đều ở Thị trấn Chợ Gạo,

huyện Chợ gạo, tỉnh Tiền Giang.
Chủ doanh nghiệp (Giám đốc) vừa là người Đại diện theo Pháp luật, vừa là người tự chủ
kinh doanh, tự lựa chọn địa điểm mở rộng qui mô kinh doanh, tuyển dụng lao động, tổ chức lao
động và bố trí sắp xếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đề ra chiến lược và phương
hướng phát triển.
Tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương mọi lúc, mọi nơi mà chủ doanh nghiệp đề ra
chiến lược và phương hướng phát triển kinh doanh thích hợp nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
1.4 Tổ chức quản lý
1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Ghi chú:
: Chỉ đạo điều hành;
: Báo cáo
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 4
Giám đốc
(Chủ DN)
Cơ sở 3Cở sở 2Trụ sở chính
Bộ phận bán hàng Bộ phận kế toán
GVHD: Vũ Thu Hằng
1.4.2. Chức năng, quyền hạn của từng bộ phận
- Giám đốc: Hàng Văn Vĩnh, sinh năm 1958, là người Đại diện doanh nghiệp và chịu
trách nhiệm theo Qui định của Pháp luật, là người phụ trách chung, quyết định mọi vấn đề trong
doanh nghiệp, xây dựng và tổ chức điều hành toàn doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch kinh
doanh. Hoạch định chiến lược và phương hướng kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh
doanh ở các cơ sở và các bộ phận.
- Trụ sở chính
Trụ sở chính là địa điểm liên lạc, giao dịch, là trung tâm kinh doanh chính, nơi cất giữ con
dấu, hoá đơn, gồm có hai bộ phận:
+ Bộ phận bán hàng: Bán hàng, bảo hành hàng hoá, lập Giấy thoả thuận.
+ Bộ phận kế toán: Phụ trách kế toán bán hàng, mua hàng, lương, kế toán ghi sổ - báo cáo
và thủ quỹ.

- Cơ sở 2, Cơ sở 3
Bán hàng và bảo hành hàng hoá, ghi nhật ký bán hàng, lập Giấy thoả thuận, thu tiền bán
hàng và cuối mỗi ngày nộp về trụ sở chính. Cửa hàng trưởng kiêm thủ kho ở cơ sở, có nhiệm vụ
báo cáo số lượng xuất tồn về trụ sở chính.
1.5 Tổ chức công tác kế toán:
1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
: Chỉ đạo điều hành
: Báo cáo
1.5.2 Chức năng các phần hành kế toán
- Kế toán
Vừa là kế toán bán hàng, vừa là kế toán ghi chép- hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, lập các báo cáo của doanh nghiệp, theo dõi công nợ.
- Thư ký
Thư ký vừa là thư ký riêng cho Giám đốc ( Chủ Doanh nghiệp), phụ trách tài chính, kiểm
tra, giám sát, điều hành các hoạt động ở bộ phận kế toán, vừa là kế toán mua hàng, vừa là kế toán
thanh toán.
- Thủ quỹ
Nhận tiền bán hàng từ các cơ sở chuyển về, bảo quản và nộp vào tài khoản tiền gửi. Cuối
ngày, đối chiếu tiền mặt với sổ quỹ tiền mặt, theo dõi bảo quản hoá đơn, giấy nộp tiền chưa sử
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 5
THƯ KÝ
KẾ TOÁN THỦ QUỶ
GVHD: Vũ Thu Hằng
dụng. Ngoài ra thu quỹ còn kiệm nhiệm thủ kho, theo dõi nhập xuất tồn hàng hoá toàn doanh
nghiệp báo cáo cho kế toán mua hàng biết để lên kế hoạch mua hàng.
1.5.3 Hình thức kế toán
Hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký - Sổ cái.
1.5.4. Sổ sách chứng từ
- Nhật ký - Sổ cái
- Sổ và thẻ kế toán chi tiết

- Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL
- Phiếu thu - Phiếu chi
- Giấy thoả thuận
- Phiếu bảo hành sản phẩm
- Phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho
1.5.5. Nguyên tắc hạch toán
Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Trường hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, sử dụng
Hệ thống tài khoản, ghi chép và hạch toán kế toán theo hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp
do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03
năm 2006.
Trình tự ghi chép kế toán ở Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Trường
Việc thực hiện ghi chép và hạch toán kế toán doanh nghiệp thực hiện thủ công có sự hổ trợ
một phần từ máy vi tính.
Hàng ngày, mỗi khi nhận được chứng từ gốc phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh, kế toán kiểm tra chứng từ về mọi mặt, căn cứ vào nội dung nghiệp vụ trên chứng từ xác
định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có và ghi các nội dung cần thiết của chứng từ vào Nhật ký -
Sổ cái. Cuối tháng, sau khi phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng
vào Nhật ký - Sổ cái, kế toán tiến hành khoá sổ, tính tổng số tiền ở phần Nhật ký, tính tổng số
phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản ở phần Nhật ký - Sổ Cái, đồng
thời tiến hành đối chiếu, kiểm tra trên Nhật ký - Sổ cái.
Chứng từ gốc sau khi ghi vào Nhật ký - Sổ cái và được ghi tiếp vào sổ hoặc thẻ kế toán chi
tiết theo từng tài khoản. Cuối tháng, kế toán cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết của từng tài
khoản để đối chiếu với Nhật ký - Sổ cái.
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 6
GVHD: Vũ Thu Hằng
Sơ đồ 1.1 Trình tự ghi chép theo hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái
Ghi chú :
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu, kiểm tra

: Ghi vào cuối tháng
1.6 Chiến lược và phương hướng phát triển
Tổ chức công tác kế toán
Doanh nghiệp sẽ thuê Công ty kế toán hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp
trên máy vi tính để đảm bảo ghi chép và hạch toán chính xác, tổng hợp số liệu tình hình hoạt
động của doanh nghiệp trong mỗi ngày, mỗi tháng nhằm cung cấp số liệu kịp thời cho chủ doanh
nghiệp có cái nhìn cụ thể để chỉ đạo, điều hành mang tính chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán xe gắn máy các loại, đây là mặt hàng rất nhại
cảm với giá cả thị trường, xe thì của rất nhiều hãng, mẫu mã, kiểu dáng thay đổi liên tục, dẫn đến
xe dễ bị lỗi thời, giảm giá làm giảm lợi nhuận doanh nghiêp. Chính vì lý do đó hướng tới doanh
nghiệp sẽ chuyển một Cơ sở bán hàng sang làm Công ty trách nhiệm hữu hạn, chuyên kinh
doanh xe gắn máy chính hãng Yamaha. Tăng cường công tác khuyến mãi rút thăm trúng thưởng,
thưởng cho cơ sở bán hàng có số lượng tiêu thụ cao hơn số lượng tiêu thụ theo kế hoạch nhằm
kích thích tiêu thụ.
Đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn
Doanh nghiệp sẽ đưa ra chính sách tài trợ học phí cho các nhân viên bộ phận kế toán tham
gia học các lớp Đại học kế toán tài chính và Đại học công nghệ thông tin nhằm để đáp ứng nhu
cầu ngày càng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 7
Chứng từ gốc
Sổ chi tiếtSổ quỹ
Nhật ký sổ cái
Báo cáo kế toán
GVHD: Vũ Thu Hằng
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
2.1 Kế toán doanh thu bán hàng:
2.2.1 Xác định doanh thu:

Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi
trừ đi các khoản giảm trừ: các khoản thuế không hoàn lại, khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một
cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá (Chuẩn mực số 14).
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay mà sẽ nhận trong
tương lai thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị các khoản sẽ nhận trong tương lai
về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo lãi suất hiện hành.
2.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp phản ánh qui mô kinh doanh, khả năng tạo ra tiền
của doanh nghiệp, đồng thời có liên quan mật thiết đến việc xác định lợi nhuận doanh nghiệp, cho
nên việc xác định doanh thu cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán sau:
- Cơ sở dồn tích: Doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không phân biệt
đã thu hay chưa thu tiền.
- Phù hợp: Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù hợp.
- Thận trọng: Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả
năng thu được lợi ích kinh tế.
2.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sỡ hữu sản
phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sỡ hữu hàng hoá
hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng;
2.1.4 Các phương thức bán hàng – Phương pháp hạch toán
- Bán hàng qua kho giao hàng tại kho: Bên mua nhận hàng tại kho bên bán. Khi bán hàng,
kế toán ghi nhận 2 bút toán đồng thời, căn cứ vào hoá đơn ghi bút toán ghi nhận doanh thu bán
hàng, căn cứ vào phiếu xuất kho ghi bút toán ghi nhận giá vốn hàng bán tương ứng. Kế toán phải

ghi nhận doanh thu theo giá trị hợp lý : Trường hợp doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp
trực tiếp thì giá trị hợp lý là tổng số tiền người mua phải thanh toán khi mua hàng ( bao gồm cả
thuế giá trị gia tăng); Trường hợp doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì giá trị
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 8
GVHD: Vũ Thu Hằng
hợp lý là tổng số tiền người mua phải thanh toán khi mua hàng ( không bao gồm thuế giá trị gia
tăng).
- Bán hàng qua kho theo phương thức chuyển hàng: Là phương thức bên bán xuất kho hàng
chuyển gởi đi bán, chưa được ghi nhận doanh thu. Khi nào bên mua nhận được hàng và chấp
nhận thanh toán thì kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán tương ứng.
- Bán hàng vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Là giao dịch vừa là bên mua hàng,
vừa là bên bán hàng, vì chịu trách nhiệm toàn bộ rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với hàng bán.
Hàng về không nhập kho mà bán ngay tại chỗ, kế toán không ghi tăng giá trị hàng nhập kho mà
phải ghi nhận trị giá hàng mua vào giá vốn, đồng thời ghi nhận doanh thu hàng bán tương ứng.
- Bán hàng vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Là giao dịch được hưởng hoa
hồng từ việc môi giới thương mại, nên kế toán chỉ ghi nhận bút toán ghi nhận doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ khi nhận được tiền hoa hồng môi giới.
2.1.5 Các chứng từ sử dụng
- Hoá đơn Giá trị gia tăng: Mẫu số 01 GTKT-3LL;
- Hoá đơn Bán hàng thông thường: Mẫu số 02 GTTT-3LL
- Phiếu nhập kho: Mẫu số 01-VT
- Phiếu xuất kho: Mẫu số 02-VT
- Phiếu thu: Mẫu số 01- TT
- Phiếu chi: Mẫu số 02-TT
- Lệnh bán hàng
- Giấy nhận nợ
- Giấy báo Ngân hàng
2.1.6 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Dùng để phản ánh doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh

doanh. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
2.1.7 Hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng
- Kế toán doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thông thường
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 9
GVHD: Vũ Thu Hằng
Sơ đồ 2.1.7: Kế toán doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ đối với DN chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ

911 511 112,131 521,531,532
(4) (1a) (2)
33311
(1b)
(3b)
(3a)
(1a) Doanh thu bán hàng
(1b) Thuế GTGT đầu ra
(2) Doanh thu bán hàng bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại
(3a) Kết chuyển doanh thu bán hàng bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại
(3b) Giảm thuế GTGT đầu ra đối với doanh thu bán hàng bị trả lại, giảm giá hàng bán,
chiết khấu thương mại
(4) Kết chuyển doanh thu thuần
- Kế toán doanh thu bán hàng trả góp
Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp thì DN ghi nhận doanh thu bán hàng theo
giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải
trả góp phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận.
Sơ đồ 2.1.7: Kế toán doanh thu bán hàng trả góp
911 511 111,112,131
(3) (1a)
33311
(1b)

515 3387

(3) (2) (1c)
(1a) Doanh thu bán hàng trả góp
(1b) Thuế GTGT đầu ra
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 10
GVHD: Vũ Thu Hằng
(1c) Lãi bán hàng trả góp
(2) Định kỳ phân bổ lãi bán hàng trả góp vào doanh thu hoạt động tài chính
(3) Kết chuyển doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính vào TK 911
2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
2.2.1 Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu chủ yếu từ tiền lãi cho vay, lãi tiền gởi ngân
hàng, cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán, lãi chênh lệch tỉ giá
hối đoái, chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm, trả góp,
2.2.2 Chứng từ sử dụng
- Hoá đơn Giá trị gia tăng: Mẫu số 01 GTKT-3LL;
- Hoá đơn Bán hàng thông thường: Mẫu số 02 GTTT-3LL
- Phiếu thu: Mẫu số 01- TT
- Giấy nhận nợ
2.3.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính ”, tài khoản này dùng phản ánh doanh thu
tiền lãi, tiền bản quyền, chiết khấu thanh toán, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt
động tài chính khác của DN.
2.3.4 phương pháp hạch toán
Sơ đồ 2.2: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
911 515 111,112
(1)
331
(4) (2)

3387
(3)
(1) Thu lãi tiền gởi, cho vay, lãi cổ phiếu, trái phiếu.
(2) Chiết khấu thanh toán mua hàng được hưởng
(3) Phân bổ dần lãi bán hàng trả chậm, lãi nhận trước
(4) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính vào TK 911 “ Xác định kết quả kinh
doanh”
2.3 Kế toán chi phí
2.3.1 Giá vốn hàng bán
- Khái niệm
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 11
GVHD: Vũ Thu Hằng
Đối với DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì giá vốn hàng
bán là trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán trong kỳ, các khoản hao hụt, mất mát của hàng
tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, số trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho,
- Nguyên tắc kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán
- Nguyên tắc dồn tích, phù hợp: Ghi nhận giá vốn hàng bán vào thời điểm phát sinh theo
giá thực tế xuất kho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã xác định là tiêu thụ.
- Nguyên tắc nhất quán : Lựa chọn một hệ thống quản lý hàng tồn kho, một phương pháp
tính trị giá xuất kho hàng bán, một phương pháp tính khấu hao TSCĐ, nhất định trong một kỳ
kế toán.
- Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho
Để xác định trị giá vốn hàng bán cũng như trị giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ ta có thể sử
dụng một trong bốn phương pháp sau :
+ Phương pháp tính theo giá đích danh: Kế toán sử dụng giá gốc thật sự của từng đơn vị
hàng tồn kho để xác định giá trị của hàng tồn kho và hàng xuất kho.
+ Phương pháp Nhập trước - Xuất trước: Theo phương pháp này thì trị giá hàng xuất kho
được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho
được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

+ Phương pháp Nhập sau - Xuất trước: Giá trị hàng xuất kho tính theo giá lô hàng nhập sau
hoặc gần sau cùng , giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc
gần đầu kỳ còn tồn kho.
+ Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá
trị trung bình của hàng tồn kho hiện có lúc đầu kỳ và giá trị của lô hàng nhập kho trong kỳ.
- Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho, hoá đơn mua hàng, vận chuyển,
- Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”
- Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 2.3: Kế toán giá vốn hàng bán (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
156,157 632 156
(1) (3)
159
138,156 (4)
(2) 911
(6)
(5)
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 12
GVHD: Vũ Thu Hằng
(1) Trị giá vốn hàng hoá xuất bán
(2) Phần hao hụt mất mát của hàng hoá được tính vào giá vốn hàng bán
(3) Hàng bán bị trả lại nhập kho
(4) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(5) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(6) Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán
2.3.2 Chi phí bán hàng
- Khái niệm
Chi phí bán hàng là chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động vật hoá và lao động sống trực
tiếp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ và dịch vụ.

- Chứng từ sử dụng
Phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng lương, bảng tính khấu hao, giấy báo ngân hàng, giấy nhận
nợ,….
- Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng”: Phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình
bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí. Tài
khoản này không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 2.3.3: Kế toán chi phí bán hàng
111,112 641 911
(1)
(7)
214
334,338 (2)
(3) 352
(6)
142,242,335
(4)
(5)
(1) Chi tiền cho hoạt động bán hàng
(2) Trích khấu hao TSCĐ
(3) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương
(4) Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 13
GVHD: Vũ Thu Hằng
(5) Dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa
(6) Hoàn nhập dự phòng phải trả về chi phí bảo hành
(7) Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng
2.3.3 Chi phí quản lí doanh nghiệp
- Khái niệm

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động vật hoá và lao
động sống dùng cho quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác liên
quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.
- Chứng từ sử dụng
Phiếu chi, giấy báo nợ, bảng lương, bảng tính khấu hao,hoá đơn, giấy thoả thuận,….
- Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”: Phản ảnh các chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp, được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí. Tài khoản này không có số dư cuối
kỳ.
- Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 2.3.4: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
111,112 642 911
(1)
(7)
214
(2)
334,338 139
(3)
(5)
142,242,335
(4)
(6)
(1) Chi tiền cho hoạt động quản lý chung
(2) Trích khấu hao TSCĐ
(3) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương
(4) Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước
(5) Dự phòng phải thu về nợ phải thu khó đòi
(6) Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
(7) Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 14

GVHD: Vũ Thu Hằng
2.3.4 Chi phí tài chính
- Khái niệm
Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động
đầu tư tài chính, chi phí đi vay và cho vay vốn, khoản lỗ phát sinh do bán ngoại tệ, chiết khấu
thanh toán cho người mua,
- Chứng từ sử dụng
Phiếu thu ngân hàng, khuế ước trả nợ.
- Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng 635 “Chi phí tài chính”, tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán
Kế toán phản ánh các khoản chi phi tài chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
vào các tài khoản có liên quan.
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang tài khoản xác định kết
quả kinh doanh.
2.3.5 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Khái niệm
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Chứng từ sử dụng
Tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, mẩu sô3/TNDN ( phụ lục)
- Tài khoản sử dụng
Tài khoản 8211“Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”, tài khoản này không có số
dư cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 2.3.7: Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
3334 8211 911
(1) (3)
(2)
(1) Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phải nộp trong kỳ do doanh nghiệp tự xác

định.
(2) Số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp lớn hơn số phải nộp.
(3) Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 15
GVHD: Vũ Thu Hằng
2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.4.1 Khái niệm
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi
phí hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa thu nhập của các khoản thu nhập khác và
chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.4.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”, tài khoản này không có số dư
cuối kỳ.
2.4.3 Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 2.4: Kế toán xác định kết quả kinh doanh
632,635 511,512
641,641,811 911 515,711
(1) (2)
821 8212
(3) (4)
421 421
(5) (6)
(1) Kết chuyển chi phí
(2) Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác
(3) Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
(4) Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

(5) Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ
(6) Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 16
GVHD: Vũ Thu Hằng
CHƯƠNG III: KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VĨNH TRƯỜNG
3.1 Kế toán doanh thu bán hàng
Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Trường là doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán xe gắn
máy các loại.
Lĩnh vực kinh doanh: Khách hàng của doanh nghiệp rất đa dạng, đủ mọi tầng lớp, mọi
thành phần trong và ngoài tỉnh. Đa số doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng ; Một số
doanh nghiệp, cửa hàng khác. Doanh nghiệp bán hàng theo hình thức bán sỉ và bán lẻ.
3.1.1 Xác định doanh thu
Doanh nghiệp đăng ký tính thuế theo phương pháp khấu trừ, sử dụng hoá đơn Giá trị gia
tăng, mẫu số 01 GTKT-3LL.
Doanh thu bán hàng tại Doanh nghiệp được tính là doanh thu chưa có thuế Giá trị gia tăng.
3.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu được xác định sau khi khách hàng đồng ý chấp nhận thanh toán hàng hoá đã
mua, kế toán lập phiếu xuất kho và báo cho nhân viên bán hàng thu tiền ( bán thu tiền ngay), nếu
bán trả góp, bán chịu thì kế toán phải lập Giấy thoả thuận (02 bản) ký tên, đóng dấu, rồi gởi lại
cho khách hàng về chính quyền địa phương xác nhận, gởi lại doanh nghiệp thì lúc này doanh
nghiệp mới giao xe, 01 Giấy thỏa thuận cho khách hàng.
Khi nhận được phiếu xuất kho kế toán bán hàng lập hoá đơn bán hàng. Liên 2 (liên đỏ) của
hoá đơn bán hàng kèm theo hồ sơ của khách hàng ( khách hàng giao cho doanh nghiệp làm giấy
tờ xe) gởi cho nhân viên bán hàng đi làm thủ tục giấy tờ xe hoặc gởi cho khách hàng ( khách
hàng tự làm giấy tờ xe). Liên 1 gởi cho thư ký theo dõi công nợ hay báo thủ quỹ thu tiền, sau đó
gởi lại cho kế toán, cùng với phiếu xuất kho kế toán Ghi chép - Hạch toán và lưu trữ.
3.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu
- Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thông thường: ghi nhận doanh thu khi người mua nhận xe
và thanh toán tiền mua xe một lần.

- Bán hàng trả trả góp: doanh thu được ghi nhận theo giá bán trả ngay tại thời điểm bán xe.
3.1.4 Các phương thức bán hàng – Phương pháp hạch toán
Phương thức bán hàng của doanh nghiệp là bán hàng qua kho giao hàng tại kho, các trường
hợp bán hàng của doanh nghiệp là:
- Bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thông thường: là khi khách hàng chấp nhận mua xe và
thanh toán tiền mua xe 01 lần khi nhận xe tại doanh nghiệp.
- Bán hàng trả trả góp: Khi khách hàng mua và nhận xe thì được xác định là tiêu thụ. Khi
đó khách hàng sẽ thanh toán một phần tiền mua xe, phần còn lại sẽ thanh toán dần theo thoả
thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng và chịu lãi trả chậm lãi suất cố định là 2%/tháng tính trên
số tiền gốc giảm dần. Thời gian trả góp tuỳ theo khách hàng có tiền bao nhiêu trả bấy nhiêu,
nhưng phải được sự chấp thuận của doanh nghiệp.
3.1.5 Các chứng từ sử dụng
Hoá đơn Giá trị gia tăng: Mẫu số 01 GTKT-3LL
Phiếu thu : Mẫu số 01 –TT
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 17
GVHD: Vũ Thu Hằng
Giấy thoả thuận: là văn bản thoả thuận giửa Doanh nghiệp và khách hàng về khoản nợ và
tiền lãi trả góp hàng tháng, thời hạn thanh toán mà khách hàng có trách nhiệm phải trả theo giấy
thoả thuận.
3.1.6 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng chung TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để ghi nhận
doanh thu của doanh nghiệp. Tài khoản này không có mở chi tiết.
3.1.7 Hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng
- Kế toán doanh bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thông thường
Sơ đồ xác định doanh thu bán hàng tại doanh nghiệp
911 511 111,131
K/C Doanh thu Doanh thu
3331



Thuế GTGT đầu ra
Kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu thu kế toán ghi bút toán ghi nhận doanh thu
bán hàng và thuế Giá trị gia tăng hàng bán.
Ví dụ 1: Ngày 05/12/2009 doanh nghiệp bán cho khách hàng Nguyễn Công Bình một chiếc
xe Honda hiệu SuFat, giá bán chưa có thuế là 6.363.636 đồng, thuế Giá trị gia tăng 10% là
636.364 đồng, khách hàng trả bằng tiền mặt. Kế toán lập hoá đơn GTGT như sau:
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 18
Lãi
P/b lãi
K/C
GVHD: Vũ Thu Hằng
Đơn vị bán hàng: DNTN VĨNH TRƯỜNG
Địa chỉ: 15 Ô 4 – Khu III-TT.Chợ Gạo-TG
Số tài khoản:
Điện thoại: MS: 1200277057
Họ tên người mua: Nguyễn Công Bình
Tên đơn vị:
Địa chỉ: Tân Tỉnh A, Tân Mỹ Chánh, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt ; MS:
STT Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
01 Xe SuFat
SK: 180687
SM: 180687
Chiếc 01 6.363.636
Cộng tiền hàng: 6.363.636

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 636.364
Tổng cộng tiền thanh toán: 7.000.000
Số tiền viết bằng chữ: (Bảy triệu đồng)
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Công Bình Lê Thuỳ Hoàng Văn Vĩnh

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)
- Kế toán doanh thu bán hàng trả góp
Sơ đồ xác định doanh thu bán hàng trả góp
911 511 111,131
K/C doanh thu DT bán hàng trả góp
3331

GTGT
515 3387

Cũng như kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thông thường, căn cứ vào hoá
đơn, phiếu thu, giấy thỏa thuận kế toán ghi vào sổ Nhật ký - Sổ cái, theo giá trả ngay tại thời
điểm bán. Lãi trả chậm chỉ được ghi nhận khi khách hàng thực tế trả lãi. Theo Giấy thoả thuận,
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 19
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu
Ngày 05 tháng 12 năm 2009
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
MQ/2009N
0045573
GVHD: Vũ Thu Hằng
lãi suất cố định là 2%/tháng tính trên số tiền gốc giảm dần. Thời gian trả góp tuỳ theo khách hàng

có tiền bao nhiêu trả bấy nhiêu, nhưng phải được sự chấp thuận của doanh nghiệp.
Ví dụ 2: Ngày 10/12/2009 doanh nghiệp bán cho khách hàng Nguyễn Thị Bạch Huệ một
chiếc xe hiệu Favour, giá bán trả ngay chưa có thuế là 5.454.545 đồng, giá bán trả góp là
5.900.000 đồng, thuế Giá trị gia tăng 10% là 545.455 đồng, khách hàng trả góp trong 06 tháng
bắt đầu tính lãi từ tháng sau, lãi suất cố định là 2%/tháng tính trên số tiền gốc giảm dần.
Các nghiệp vụ trên được phản ảnh vào nhật ký sổ cái như sau :
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 20
GVHD: Vũ Thu Hằng
NHẬT KÝ - SỔ CÁI
ST
T
Ngày
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK Số tiền TK 511 TK 911 TK
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
N

Có Nợ Có
Số dư đầu kỳ

5/12
10/12

31/12


45573
45581


5/12
10/12

31/12

Doanh thu bán
xe
Thuế GTGT đầu
ra
Doanh thu trả
ngay bán xe
Thuế GTGT đầu
ra
Doanh thu chưa
thực hiện

Kết chuyển
doanh thu
Cộng Phát sinh
tháng
Luỹ kế tháng

111
111
131

131
131

511

511
3331
511
3331
3387

911

6.363.636
636.364
5.454.545
545.455
445.455

22.182.253.079
22.182.253.079

6.363.636
636.364
5.454.545
545.455
445.455

22.182.253.079
22.182.253.079


22.182.253.079
22.182.253.079
22.182.253.079

6.363.636
5.454.545

1.520.000.000
22.182.253.079
.

22.182.253.079




Số dư cuối kỳ
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 21
GVHD: Vũ Thu Hằng
3.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
3.2.1 Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính ở doanh nghiệp gồm có lãi bán hàng trả góp. Hàng tháng
khách hàng trả một phần tiền nợ gốc và lãi tương ứng
3.2.2 Chứng từ sử dụng
Phiếu thu, Giấy thỏa thuận, Hoá đơn Giá trị gia tăng.
3.2.3 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
3.2.4 Phương pháp hạch toán
Doanh thu hoạt động tài chính chỉ được ghi nhận khi khách hàng thực tế trả lãi.

Căn cứ vào phiếu thu tiền lãi, kế toán lập hoá đơn, căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi tiếp vào
Nhật ký - Sổ cái và các sổ chi tiết cho từng tài khoản có liên quan.
911 515 111
Doanh thu tài chính

K/C Doanh thu tài chính

P/b lãi 3387
Ví dụ: lấy nội dụng ví dụ 2 doanh thu bán hàng trả góp.
Các nghiệp vụ trên được phản ảnh vào nhật ký sổ cái như sau:
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 22
GVHD: Vũ Thu Hằng
ST
T
Ngày
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK Số tiền TK 515 TK 3387 TK 911
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Số dư đầu kỳ

10/12

31/12


31/12

45581



10/12



Thu lãi trả góp

Kết chuyển
doanh thu
Cộng Phát sinh
tháng
Luỹ kế tháng

3387

515

515

911

74.242

368.866.859
368.866.859


74.242

368.866.859
368.866.859

368.866.859
368.866.859

74.242
50.231.000
368.866.859

74.242

368.866.859
Số dư cuối kỳ
NHẬT KÝ - SỔ CÁI
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 23
GVHD: Vũ Thu Hằng
3.3 Kế toán chi phí
3.3.1 Giá vốn hàng bán
- Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá vốn từ hoạt động mua bán xe của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc ghi nhận giá vốn hàng bán
Kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán khi doanh thu được ghi nhận một cách chắc chắn, giá
vốn ghi nhận tương ứng với doanh thu bán hàng.
- Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho
Doanh nghiệp chọn hệ thống quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, tính trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh: kế toán sử dụng

giá gốc thật sự của từng chiếc xe để xác định gía trị của hàng xuất kho và hàng tồn kho.
- Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho; Hoá đơn mua hàng, vận chuyển,
- Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán” dùng chung cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Phương pháp hạch toán
Căn cứ vào hoá đơn mua hàng kế toán ghi sổ và chi tiết 1561, tính tri giá hàng xuất kho
cũng như hàng tồn kho cho từng chiếc xe ( Doanh nghiệp sử dụng máy vi tính Ứng dụng Excel
trong việc quản lý Nhập - Xuất - Tồn theo trị giá mua của từng chiếc xe). Khi bán hàng, kế toán
căn cứ vào đây xác định trị giá vốn hàng xuất, lập phiếu xuất kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho kế
toán ghi chép - hạch toán vào sổ. Trong kỳ kế toán tập hợp tất cả các chi phí vận chuyển và chi
phí mua hàng vào tài khoản chi tiết 1562, cuối kỳ kết chuyển hết vào tài khoản 632.
1561 632 911
Trị giá vốn K/C giá vốn
1562

Trị giá vốn

Ví dụ: Lấy nội dụng ví dụ 1 doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ bình thường.
Các nghiệp vụ trên được phản ánh vào nhật ký sổ cái như sau:
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 24
GVHD: Vũ Thu Hằng
NHẬT KÝ - SỔ CÁI
ST
T
Ngày
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải

TK Số tiền TK 1561 TK 632 TK 911
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Số dư đầu kỳ 15.350.000.000

5/12

31/12

31/12

45573



5/12


31/12

Giá vốn bán xe

Kết chuyển doanh
thu
Cộng Phát sinh tháng
Luỹ kế tháng


632

911

1561

632

5.000.000

21.035.710.852

5.000.000

21.035.710.852


20.561.000.000
20.561.000.000

5.000.000

1.231.000.000
21.035.710.852

5.000.000

1.231.000.000
21.035.710.852


21.035.710.852
21.035.710.852
21.035.710.852

21.035.710.852

Số dư cuối kỳ 14.875.289.148
SVTT: Văn Quốc Việt Trang 25

×