Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa tt[151740]151740151740.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.57 KB, 29 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN XUÂN KIÊN





NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH THANH HÓA



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính sách Khoa học và Công nghệ













Hà Nội - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN XUÂN KIÊN





NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH THANH HÓA



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chính sách Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.70






Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Trần Xuân Định








Hà Nội - 2011
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN LỰC KH&CN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN
LỰC KH&CN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 7
1.1. Nhân lực KH&CN và đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN 7
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực 7
1.1.2. Khái niệm nhân lực KH&CN 8
1.1.3. Đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN 11
1.2. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhân lực KH&CN 12
1.2.1. Năng lực tinh thần của nhân lực KH&CN (trí lực) 12
1.2.2. Năng lực thể chất của nhân lực KH&CN 13
1.2.3. Chỉ số phát triển con người (HDI) 13
1.2.4. Phẩm chất đạo đức và trình độ văn hóa của nhân lực KH&CN 14
1.3. Chức năng của nhân lực KH&CN 14
1.3.1. Chức năng nghiên cứu sáng tạo 14

1.3.2. Chức năng giảng dạy 14
1.3.3. Chức năng quản lý 15
1.3.4. Chức năng khai thác, sử dụng 15
1.4. Vai trò của nhân lực KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội 15
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN 17
1.5.1. Nhóm nhân tố về quy mô, cơ cấu dân số, tốc độ tăng dân số. 17
1.5.2. Nhóm nhân tố về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia đóng vai
trò quyết định đến trình độ phát triển nhân lực KH&CN của nước đó 18
1.5.3. Nhóm nhân tố về giáo dục và đào tạo giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc
nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN 20
1.5.4. Nhóm nhân tố thuộc về chính sách 21
1.6. Kinh nghiệm về chính sách đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN của một số
nước ASEAN 23
1.6.1. Kinh nghiệm của Singapore 23
1.6.2. Kinh nghiệm của Thailand 28
1.6.3. Kinh nghiệm của Indonesia 30
1.6.4. Kinh nghiệm của Philippines 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHÂN LỰC KH&CN, ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KH&CN
VÀ HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KH&CN CỦA TỈNH
THANH HOÁ 35
2.1. Những đặc điểm ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực KH&CN tỉnh Thanh Hóa 35
2.1.1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội 35
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 35
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 36
2.1.1.3. Quy mô của nền kinh tế 37
2.1.2. Đặc điểm phát triển nhân lực 38
2.1.2.1. Dân số và cơ cấu nhân lực 38
2.1.2.2. Đặc điểm nhân lực của tỉnh 39
2.2. Thực trạng nhân lực KH&CN và đào tạo nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hóa
40

2.2.1. Thực trạng nhân lực KH&CN 40
2.2.1.1. Nhân lực KH&CN trong tổ chức hoạt động KH&CN 42
2.2.1.2. Nhân lực KH&CN trong các cơ quan nhà nước của tỉnh 47
2.2.1.3. Nhân lực KH&CN trong một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh 48
2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo nhân lực KH&CN 50
2.2.2.1. Hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo nhân lực 50
2.2.2.2. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo 52
2.3. Những bất cập của hệ thống chính sách hiện hành về đào tạo, phát triển nhân lực
KH&CN 58
2.3.1. Một số văn bản quy định về đào tạo nhân lực KH&CN chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn về nhân lực KH&CN để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 58
2.3.1.1. Chính sách đối với người học 59
2.3.1.2. Chính sách đối với giảng viên, giáo viên 62
2.3.1.3. Chính sách đối với các cơ sở đào tạo 63
2.3.2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực KH&CN chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. 65
2.3.3. Chưa gắn kết giữa đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp SX, tuyển dụng, sử dụng với
cơ sở đào tạo nhân lực KH&CN 65
2.4. Đánh giá tổng quan hiệu quả của các chính sách đào tạo, phát triển nhân lực
KH&CN giai đoạn 2006-2010 67
2.4.1. Những thành tựu 67
2.4.2. Những hạn chế, yếu kém 69
2.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém 71
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
KH&CN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ 73
3.1. Những nhân tố tác động đến sự phát triển nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hoá
73
3.1.1. Những nhân tố bên ngoài 73
3.1.1.1. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá 73
3.1.1.2. Phát triển KH&CN và hình thành nền kinh tế tri thức 74

3.1.2. Những nhân tố trong nước, trong tỉnh 74
3.1.2.1. Nhân tố trong nước 74
3.1.2.2. Nhân tố trong tỉnh 75
3.2. Dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN đến năm 2020 76
3.2.1. Phương pháp dự báo 76
3.2.2. Dự báo tổng cầu lao động (cầu việc làm) giai đoạn 2011-2020 77
3.2.3. Kết quả dự báo tổng cầu nhân lực KH&CN giai đoạn 2011-2020 79
3.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực KH&CN giai đoạn 2011-2020 81
3.3.1. Định hướng hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2020 81
3.3.2. Quan điểm phát triển nhân lực KH&CN 82
3.3.3. Mục tiêu phát triển nhân lực KH&CN 82
3.4. Những giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá 83
3.4.1. Đổi mới công tác Quy hoạch nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội trong thời kỳ mới 84
3.4.1.1. Xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN giai đoạn 2011 - 2020 84
3.4.1.2. Tổ chức rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đại học,
cao đẳng trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực KH&CN và gắn kết
chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, giải quyết việc làm 84
3.4.1.3. Quy hoạch phát triển các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng
yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng và gắn kết với đào tạo, sử dụng nhân lực KH&CN 85
3.4.2. Đổi mới các chính sách đào tạo nhân lực KH&CN theo hướng đáp ứng yêu cầu về
nhân lực KH&CN để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 86
3.4.2.1. Đổi mới chính sách bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên 86
3.4.2.2. Xây dựng chính sách khuyến khích đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng
gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần phải đạt được. 87
3.4.2.3. Đổi mới chính sách đào tạo và đào tạo lại nhân lực KH&CN 87
3.4.3. Huy động và hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành cho các cơ sở
đào tạo, đơn vị nghiên cứu 89
3.4.3.1. Xây dựng chính sách huy động vốn đầu tư cho GD&ĐT để phát triển nhân

lực KH&CN 89
3.4.3.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho đào tạo, phát triển
nhân lực KH&CN 90
3.4.3.3. Hoàn thiện chính sách về đất đai để phát triển GD&ĐT 90
3.4.4. Xây dựng việc gắn kết giữa nghiên cứu, doanh nghiệp SX, tuyển dụng, sử dụng
với cơ sở đào tạo nhân lực KH&CN 90
3.4.4.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế 90
3.4.4.2. Xây dựng chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài 91
3.4.4.3. Xây dựng chính sách trao giải thưởng KH&CN tôn vinh nhân tài 92
3.4.4.4. Xây dựng chính sách hợp tác quốc tế giúp nâng cao chất lượng đào tạo nhân
lực KH&CN 92
KẾT LUẬN 94
KHUYẾN NGHỊ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
Việt Nam đang thúc đẩy quá trình CNH-HĐH làm xương sống cho chiến lược phát
triển KT-XH nhanh và bền vững. Để thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH đòi hỏi
phải có hai yếu tố cơ bản gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là:
- Công nghệ hiện đại
- Nguồn nhân lực tiên tiến.
Công nghệ hiện đại có thể huy động vốn nhập về từ nước ngoài, nhưng để có được
nguồn nhân lực tiên tiến, có thể vận hành tốt những dây chuyền và thiết bị CNH-HĐH, tiến
tới sáng tạo công nghệ là bài toán hóc búa đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà giáo dục và
đào tạo.
Thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo và phát triển
nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH. Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều

chương trình hành động, nhiều chính sách quan tâm đến đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN.
Tuy nhiên, nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hoá vẫn tồn tại những bất cập:
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân lực KH&CN chưa ngang tầm với yêu cầu,
nhiệm vụ mới;
- Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu vẫn còn tồn tại ở các cơ quan, đơn vị;
- Chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề v.v
Bên cạnh đó:
- Công tác giáo dục, đào tạo chưa gắn với kế hoạch sử dụng, quá trình đào tạo lại, đào
tạo theo chức vụ, đào tạo tại chỗ chưa được quan tâm đúng mức;
- Chưa tập trung đào tạo một số ngành mũi nhọn; công tác triển khai, đào tạo CBCC,
VC ở nước ngoài tiến hành còn chậm;
- Cơ chế quản lý, sử dụng, chính sách đào tạo, đãi ngộ đối với nhân lực KH&CN còn
nhiều bất hợp lý, chưa thực sự tạo động lực để đội ngũ này có đóng góp hiệu quả cho phát
triển KT-XH của tỉnh.
Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, để thực hiện tốt mục tiêu phát triển nhân lực
KH&CN của tỉnh cũng cần được hỗ trợ nhiều hơn từ hệ thống các chính sách đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực KH&CN. Vì thế, việc đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN nghệ
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hoá là vấn đề hết sức bức thiết và có ý
nghĩa thực tiễn cao.
2. Lịch sử nghiên cứu
Tại Việt Nam, đào tạo nhân lực KH&CN được Nhà nước rất quan tâm, có nhiều công
trình nghiên cứu liên quan về vấn đề này như: Cơ chế chính sách đối với hoạt động
KH&CN (Thạc sĩ Trần Chí Đức); Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hóa đến năm 2010
theo hướng CNH-HĐH (Bùi Sĩ Lợi, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002). Các
công trình đó đã đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với nguồn nhân lực KH&CN
trên phạm vi cả nước, hoặc nguồn nhân lực nói chung của tỉnh Thanh Hóa. Từ trước đến
nay chưa có một công trình nào nghiên cứu độc lập về “Các giải pháp đổi mới chính sách
đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa”. Vì vậy đề tài
này là rất cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn trong chủ trương phát triển KT-XH giai
đoạn hiện nay của tỉnh Thanh Hoá.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Làm rõ các vấn đề lý luận về nhân lực KH&CN, đào tạo nhân lực KH&CN và sự cần
thiết của việc nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN để phục vụ phát triển KT-XH.
- Phân tích, đánh giá nhu cầu nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hóa hiện nay, thực
trạng hệ thống chính sách hiện hành liên quan về đào tạo nhân lực KH&CN. Tìm ra những
bất cập và nguyên nhân dẫn đến những bất cập của hệ thống các quy định hiện hành về đào
tạo nhân lực KH&CN.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.
4. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các quan hệ kinh tế-xã hội liên quan đến đào tạo nhân lực KH&CN để
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu hệ thống chính sách đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN;
thực trạng và nhu cầu về nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hóa; nghiên cứu các giải pháp đổi
mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa.
- Về thời gian: Từ năm 2006 đến 2010.
6. Vấn đề nghiên cứu
- Nhu cầu nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hóa hiện nay được thể hiện qua các yếu tố nào?
- Hệ thống chính sách hiện hành về đào tạo nhân lực KH&CN có những bất cập gì?
- Cần có những giải pháp gì để đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhu cầu nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hóa hiện nay được thể hiện qua các yếu

tố: số lượng; chất lượng; cơ cấu ngành nghề;
- Hệ thống chính sách hiện hành về đào tạo nhân lực KH&CN có những bất cập sau:
+ Một số văn bản quy định về đào tạo nhân lực KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn về nhân lực KH&CN để phục vụ phát triển KT-XH.
+ Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển KT-XH trong thời kỳ mới.
+ Chưa gắn kết giữa đơn vị NC, doanh nghiệp SX, tuyển dụng, sử dụng với cơ sở đào
tạo nhân lực KH&CN.
- Cần có những giải pháp sau đây để đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN
phục vụ phát triển KT-XH tỉnh Thanh Hóa:
+ Sửa đổi các chính sách đào tạo nhân lực KH&CN theo hướng đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn về nhân lực KH&CN để phục vụ phát triển KT-XH.
+ Có chính sách quy hoạch nhân lực KH&CN đúng đắn để đáp ứng yêu cầu phát triển
KT-XH trong thời kỳ mới.
+ Xây dựng việc gắn kết giữa đơn vị NC, doanh nghiệp SX, tuyển dụng, sử dụng với
cơ sở đào tạo nhân lực KH&CN.
+ Có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực
hành cho các cơ sở đào tạo, đơn vị nghiên cứu khoa học để nâng cao năng lực đào tạo nhân
lực KH&CN có chất lượng.
8. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu kết hợp cơ sở lý luận với thực tiễn; Thống kê, phân tích các tài
liệu liên quan về chính sách phát triển nhân lực hiện hành trong việc đào tạo, sử dụng, đãi ngộ đối với
nhân lực KH&CN; Phương pháp chuyên gia, tư vấn
3
9. Luận cứ nghiên cứu
9.1. Luận cứ lý thuyết
- Khái niệm khái niệm nhân lực KH&CN; Đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN; Chỉ
tiêu đánh giá chất lượng nhân lực KH&CN; Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo nhân lực KH&CN; Chức năng của nhân lực KH&CN; Vai trò của nhân lực KH&CN
trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Khảo cứu kinh nghiệm của một số nước ASEAN về chính sách đào tạo, phát triển
nhân lực KH&CN.
9.2. Luận cứ thực tế
- Các báo cáo phân tích chính sách KH&CN, chính sách đào tạo nhân lực KH&CN.
- Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 2 (khoá VIII) về
KH&CN của tỉnh Thanh Hóa.
- Đề án phát triển KH&CN tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2005-2010; Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về KH&CN giai đoạn 2010-2015.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nhân lực KH&CN, đào tạo nhân lực KH&CN và vai trò
của nhân lực KH&CN trong phát triển kinh tế-xã hội.
- Chương 2: Thực trạng nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hóa và hệ thống các chính
sách về đào tạo nhân lực KH&CN.
- Chương 3: Những giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN LỰC KH&CN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN LỰC
KH&CN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Nhân lực KH&CN và đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực
Nhân lực KH&CN được phát triển trên nền tảng của nguồn nhân lực. Để cắt nghĩa điều
đó, trước khi đi sâu nghiên cứu nhân lực KH&CN, chúng ta cần xem xét những định nghĩa hoặc
khái niệm chung nhất về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nói chung.
- Khái niệm nguồn nhân lực:
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức
và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển

KT-XH trong một cộng đồng.
- Khái niệm phát triển nguồn nhân lực:
Liên hiệp quốc định nghĩa “Phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ kỹ năng, trí lực và khả
năng của con người được sử dụng thực tế hoặc dưới dạng tiềm năng vì sự phát triển KT-XH
trong một cộng đồng”.
1.1.2. Khái niệm nhân lực KH&CN
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Nhân lực KH&CN bao gồm những người
đáp ứng được một trong những điều kiện sau đây:
1) Đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về một lĩnh vực KH&CN;
2) Tuy chưa đạt được điều kiện trên nhưng làm việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi
hỏi phải có trình độ tương đương.
Theo định nghĩa trên, nhân lực KH&CN được diễn giải gồm những người:
1) Đã tốt nghiệp ĐH-CĐ và làm việc trong một ngành KH&CN;
2) Đã tốt nghiệp ĐH-CĐ, nhưng không làm việc trong một ngành KH&CN nào;
3) Chưa tốt nghiệp ĐH-CĐ, nhưng làm một công việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi
hỏi trình độ tương đương.
Hệ thống số liệu về nhân lực KH&CN chính thức của nước ta hiện nay gồm những
người có trình độ ĐH-CĐ trở lên
1.1.3. Đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH&CN là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực KH&CN, biểu hiện qua các mặt cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cần thiết
cho nhân lực KH&CN, qua đó mà tạo việc làm ổn định, nâng cao địa vị KT-XH của họ.
Ở tầm vĩ mô, phát triển nhân lực KH&CN là các hoạt động nhằm tạo ra nguồn nhân lực có
quy mô, cơ cấu số lượng và chất lượng ngày càng phù hợp với nhu cầu về nhân lực KH&CN
phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của một quốc gia, địa phương hay của một vùng lãnh thổ.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực KH&CN chính là quá trình biến đổi nhằm phát huy,
khơi dậy những tiềm lực KH&CN; là phát triển cả năng lực NC, ứng dụng KH&CN và năng
lực tinh thần, cả về đạo đức nghề nghiệp của nhân lực KH&CN.
1.2. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhân lực KH&CN
Chất lượng nhân lực KH&CN bao hàm nhiều yếu tố và được đánh giá trên các tiêu trí:

trí lực, thể lực, chỉ số HDI, phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa.
1.2.1. Năng lực tinh thần của nhân lực KH&CN (trí lực)
Trí lực của nhân lực KH&CN biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ
thuật, kỹ năng nghề nghiệp.
Trí lực của nhân lực KH&CN còn thể hiện ở khả năng biến tri thức thành công nghệ,
kỹ năng nghề nghiệp và lựa chọn các giải pháp hợp lý để phát triển KT-XH.
1.2.2. Năng lực thể chất của nhân lực KH&CN
Bao gồm nhiều yếu tố cả về thể lực lẫn tinh thần. Trong quá trình phát triển KT-XH với
trình độ ngày càng cao, đòi hỏi ngày càng lớn về thể lực, bởi nếu không có thể lực và tinh thần
tốt sẽ khó có thể chịu đựng áp lực căng thẳng của công việc, của nhịp độ cuộc sống, và cũng
không thể tìm tòi, sáng tạo ra các tri thức mới và vật hóa nó thành công nghệ có ích cho xã hội.
5
1.2.3. Chỉ số phát triển con người (HDI)
Liên hợp quốc đã đưa ra chỉ số HDI nhằm đánh giá trình độ phát triển con người của các nước.
HDI là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường
cũng như sự công bằng trong thụ hưởng các phúc lợi xã hội.
Chỉ số HDI được tính căn cứ vào ba chỉ tiêu: thu nhập bình quân trên đầu người
(GDP/người); trình độ dân trí; tuổi thọ bình quân. Việt Nam năm 2006 có chỉ số HDI xếp
thứ 100/174 nước, trong khi GDP/đầu người xếp thứ 154/174.
1.2.4. Phẩm chất đạo đức và trình độ văn hóa của nhân lực KH&CN
Là yếu tố rất quan trọng quy định bản tính của nhân lực KH&CN và đóng vai trò quyết
định sự phát triển bền vững của một quốc gia.
Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, những yếu
tố tích cực của phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa sẽ kích thích nhân lực KH&CN tham
gia quá trình đào tạo và tự đào tạo để vừa có trình độ, kỹ năng R&D giỏi, vừa có tâm hồn
trong sáng lành mạnh là những nội dung cơ bản nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN
trong quá trình phát triển KT-XH đất nước.
1.3. Chức năng của nhân lực KH&CN
1.3.1. Chức năng nghiên cứu sáng tạo
Nhân lực KH&CN họ thường làm ở các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ (Viện, Trung tâm, Labô, Liên hiệp KH&CN, ).
1.3.2. Chức năng giảng dạy
Nhân lực KH&CN ở đây chỉ đề cập đến những giảng viên thực hiện chức năng tham
gia giáo dục và đào tạo những con người biết sử dụng KH&CN trong phát triển.
1.3.3. Chức năng quản lý
Nhân lực KH&CN thực hiện chức năng quản lý về hoạt động KH&CN như: tổ chức tuyển
chọn, xét chọn, đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ KH&CN và thẩm định nội dung KH&CN các
quy hoạch phát triển KT-XH nhằm đẩy mạnh hoạt động NC-ƯD KH&CN.
1.3.4. Chức năng khai thác, sử dụng
Nhân lực KH&CN phải họ tham gia vào quá trình công nghệ với tư cách là người tác
nghiệp, thừa hành công việc được giao như vận hành máy móc, bảo trì, sửa chữa thiết bị.
1.4. Vai trò của nhân lực KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay, sự cạnh tranh gay gắt diễn ra giữa các quốc gia để giành những lợi thế so
sánh trong phát triển, thực chất là cuộc đua tranh về tri thức, KH&CN. Sự phát triển mạnh mẽ
đó đã làm biến đổi sâu sắc nền KT-XH của nhiều quốc gia, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội cho
các quốc gia chậm phát triển rút ngắn khoảng cách phát triển của mình thông qua con đường
nhập khẩu và chuyển giao công nghệ. Bước chuyển từ nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất
mà vật chất đóng vai trò quan trọng nhất, sang nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất mà
nhân lực KH&CN (tri trức), thông tin đóng vai trò chủ đạo. Nhân lực KH&CN với tư cách là
chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn
lực chính quyết định quá trình phát triển KT-XH.
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN
Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN bao gồm các yếu tố:
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách ở mỗi giai đoạn phát triển.
1.5.1. Nhóm nhân tố về quy mô, cơ cấu dân số, tốc độ tăng dân số.
Tăng trưởng dân số tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng nhân lực KH&CN,
mức tăng dân số nhanh, liên quan vấn đề giải quyết việc làm tăng, giảm tốc độ tăng thu
nhập GDP bình quân/đầu người.
Do đó, tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong
đó phù hợp với tăng chất lượng của nhân lực KH&CN sẽ giúp cho KT-XH phát triển ổn

định. Nói cách khác, phát triển dân số có kế hoạch sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng nhân lực KH&CN.
6
1.5.2. Nhóm nhân tố về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia đóng
vai trò quyết định đến trình độ phát triển nhân lực KH&CN
Trình độ phát triển kinh tế góp phần quan trọng vào việc nâng cao mức sống, cải thiện
tình hình sức khỏe và dinh dưỡng của con người. Sự phát triển KT-XH bao giờ cũng kéo
theo quá trình đô thị hóa, thường thì các nước công nghiệp, dân số sống ở thành thị chiếm tỷ
lệ cao. Tỷ lệ dân thành thị cao sẽ tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển
sự nghiệp GD-ĐT, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN, nâng
cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho lực lượng này.
1.5.3. Giáo dục và đào tạo giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc nâng cao chất
lượng nhân lực KH&CN
Ngày nay, khi KH&CN, tri thức đang trở thành lực lượng lao động trực tiếp, là yếu tố
quyết định sự tăng trưởng của kinh tế và phát triển bền vững, vai trò của nhân lực KH&CN
càng trở nên quan trọng. Trí tuệ và sự sáng tạo, yếu tố chủ yếu của chất lượng nhân lực
KH&CN là kết quả trực tiếp của GD&ĐT, do đó GD&ĐT đóng vai trò quyết định tới chất
lượng nhân lực KH&CN.
1.5.4. Nhóm nhân tố thuộc về chính sách
Các chính sách của nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH sẽ tạo điều kiện
thúc đẩy nâng cao chất lượng nhân lực nói chung và nhân lực KH&CN nói riêng, ngược lại
nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển cũng như hạn chế việc nâng cao chất lượng
nhân lực. Bên cạnh đó, các chính sách của quốc gia phải luôn thay đổi theo hướng ngày
càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn mới thích ứng được sự phát triển của quốc gia đó.
Tóm lại, những tác động của các yếu tố trên tới chất lượng nhân lực KH&CN là rất lớn
dẫn đến những thay đổi căn bản và nhiều chiều của nguồn nhân lực KH&CN. Các thay đổi
đa dạng trên đang đặt ra những thách thức lớn cho mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia nhất là
các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển. Do đó, cần phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về
vai trò của nhân lực, đặc biệt là nhân lực KH&CN trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế
giới mới tránh được nguy cơ tụt hậu trên mọi phương diện.

1.6. Kinh nghiệm về chính sách đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN của một số nước ASEAN
Việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của Singapore, Thailand, Indonesia, Philippines
trong lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng.
Các nước ASEAN kể trên, đều nhận thức được vai trò quan trọng của KH&CN trong phát
triển đất nước, đặc biệt là xây dựng đội ngũ nhân lực KH&CN hùng hậu, có đủ năng lực để tiếp thu
những kiến thức tiên tiến của thế giới và giải quyết được những vấn đề đặt ra cho sự nghiệp CNH-
HĐH đất nước. Một trong những bí quyết giành thắng lợi của những nước có tốc độ phát triển
kinh tế cao là tầm nhìn chiến lược trong đường lối, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân
lực KH&CN và trọng dụng nhân tài. Nhìn chung, các nước ASEAN đều tập trung vào việc tăng
cường nhân lực KH&CN của mình thông qua một số chính sách đào tạo cơ bản như:
1. Chính sách cấp học bổng trong các ngành KH&CN từ cấp đại học trở lên cho các tài
năng theo học tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở các nước phát triển.
2. Đào tạo tài năng KH&CN ở đại học để kích thích các ngành công nghệ cao.
3. Chính sách khuyến khích học sinh theo học các ngành KH&CN cũng như đổi mới
và tăng cường các chương trình giảng dạy KH&CN trong nhà trường.
4. Chính sách kêu gọi các kiều dân là chuyên gia KH&CN trở về phục vụ phát triển
đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo nhân lực KH&CN.
5. Tăng số lượng và chất lượng giáo viên các ngành KH&CN thông qua các ưu đãi
khuyến khích các tài năng KH&CN theo đuổi nghề sư phạm, đồng thời đổi mới các phương
pháp giảng dạy KH&CN.
6. Hợp tác song phương và đa phương với các viện nghiên cứu, các tổ chức KH&CN
hàng đầu trên thế giới. Các hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN tập trung vào R&D, ứng
dụng và chuyển giao công nghệ.

7
Chương 2: THỰC TRẠNG NHÂN LỰC KH&CN, ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KH&CN
VÀ HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KH&CN CỦA
TỈNH THANH HOÁ

2.1. Những đặc điểm ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực KH&CN tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung. Do đó, chịu ảnh hưởng của
những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm
kinh tế Trung bộ.
- Địa hình: Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3
vùng rõ rệt (vùng núi và trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển) có những vùng đất đai
rộng lớn thuận lợi cho nông nghiệp và phát triển các khu công nghiệp.
- Khí hậu: Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ
rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300
mm
, độ ẩm tương đối từ 85% đến
87%, nhiệt độ trung bình 23
0
C - 24
0
C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên có địa hình phức tạp, chia cắt, sông núi dốc nhiều, khí
hậu phức tạp và khắc nghiệt. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh gặp
nhiều khó khăn.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất
nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157
ha; các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp.
- Tài nguyên rừng: Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện
tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m
3
gỗ. Rừng Thanh Hoá chủ
yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài.
- Tài nguyên biển: Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km

2
,
với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu
thuyền đánh cá ra vào và có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm
- Tài nguyên khoáng sản: Thanh Hoá có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và
đa dạng; có 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn
so với cả nước như: đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn),
crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn), ngoài ra còn có
vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác.
2.1.1.3. Quy mô của nền kinh tế
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và
tương đối ổn định, tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 2,6% năm,
lương thực hàng năm đạt trên 1,5 triệu tấn; thuỷ sản phát triển cả về đánh bắt, nuôi trồng và
dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân
giai đoạn 2006-2010 đạt 16,7% năm. KKT Nghi Sơn, KCN tập trung, cùng hàng chục cụm
công nghiệp được hình thành và phát triển.
- Ngành xây dựng có bước phát triển nhanh, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng trung
của cả tỉnh, tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 20,1% năm.
- Ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng,
tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 12,3% năm. Đã hình thành
các loại dịch vụ mới như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thông
Nhìn chung kinh tế luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, dân số đông nên GDP bình quân đầu người đạt 810USD, rất thấp so với bình quân
chung của cả nước (1.200USD). Cả tỉnh có 6.200 doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ bình quân thấp (đạt
18/10.000dân), và so với các tỉnh doanh nghiệp Thanh Hoá có quy mô nhỏ, trang thiết bị và
công nghệ lạc hậu, vốn ít, chất lượng lao động thấp, nên lợi nhuận không cao.
8
2.1.2. Đặc điểm phát triển nhân lực
2.1.2.1. Dân số và cơ cấu nhân lực

Thanh Hoá là tỉnh có quy mô dân số lớn (đứng thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh); tháp dân số vào loại trẻ, năm 2010 dân số trung bình là 3.412 nghìn
người, trong đó dân số thành thị là 359 nghìn người, chiếm 10,5%, dân số nông thôn gần
3.053 nghìn người, chiếm 89,5%. Lực lượng lao động của tỉnh phân bố không đều, chủ yếu
ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 90%, còn thành thị có 10%.
2.1.2.2. Đặc điểm nhân lực của tỉnh
Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh có nhiều chuyển biến, năm 2010 đạt tỷ lệ lao động
qua đào tạo là 36,7%, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trên ĐH, ĐH-CĐ, THCN đạt 8,1%,
tăng 1,9% so với năm 2006, nhưng vẫn đang còn ở mức thấp so với trung bình của cả nước
(Bảng 2.2).
Nhân lực Thanh Hoá vẫn còn bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu,
chất lượng nhân lực thấp, cơ cấu nhân lực qua đào tạo phân bố không đều giữa các vùng,
miền, thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao trong các lĩnh vực, trách
nhiệm nghề nghiệp, tác phong, kỷ luật của người lao động chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
CNH-HĐH. Đây là một trong những vấn đề thách thức đối với tỉnh Thanh Hoá trong việc
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực để thực hiện chuyển dịch cơ cấu các ngành
kinh tế theo hướng tăng năng suất ngành công nghiệp và dịch vụ.

2.2. Thực trạng nhân lực KH&CN và đào tạo nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Thực trạng nhân lực KH&CN
Dân số của tỉnh Thanh Hoá đứng thứ 3 trong cả nước, lực lượng lao động trong độ tuổi
có 1.938,8 nghìn người (chiếm 56,8% dân số), trong đó có 711,8 nghìn lao động đã qua đào
tạo. Trong những năm qua Thanh Hoá đã đào tạo và thu hút được khoảng 71.260 nhân lực
KH&CN (đạt mức 209người/10.000dân) và chiếm 10% lao động đã qua đào tạo, trong đó 1.335
người có trình độ trên đại học, đạt tỷ lệ gần 4người/10.000dân và chiếm 1,87% (Tiến sĩ 82
người, chiếm 0,11%; thạc sĩ và tương đương 1.253 người, chiếm 1,76%); đại học 40.744
người, chiếm 57,18%; cao đẳng 29.181 người, chiếm 40,95%. Đây là nguồn nhân lực quan
trọng cho hoạt động KH&CN của tỉnh trong phát triển KT-XH. Tuy nhiên, đội ngũ có trình
độ trên đại học trong các có sở đào tạo quá ít, cơ cấu phân bố cán bộ KH&CN giữa các vùng
không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng là 57.636 người, chiếm 80,9%; vùng miền

núi có 13.625 người, chiếm 19,1%. Trong các lĩnh vực kinh tế: nông - lâm - ngư nghiệp có
4.911 người, chiếm 6,89%; công nghiệp - xây dựng có 7.875 người, chiếm 11,05% và các
ngành dịch vụ có 58.474 người, chiếm 82,05%.
- Nhân lực KH&CN trong các tổ chức R&D:
Trong số 218 cán bộ KH&CN đang làm việc tại 13 tổ chức R&D, cán bộ có trình độ
trên đại học có 32 người (3 tiến sĩ và 29 thạc sĩ), chiếm 14,7% tổng số; cán bộ đại học 181
người, chiếm 83,0% tổng số; cán bộ có trình độ cao đẳng 5 người, chiếm 2,3% tổng số
(Bảng 2.3).
- Nhân lực KH&CN trong các tổ chức dịch vụ KH&CN và các đơn vị có hoạt
động dịch vụ KH&CN:
Đội ngũ cán bộ KH&CN làm việc ở các đơn vị này có 2.174 người, chiếm 3,05% tổng
số cán bộ KH&CN trong toàn tỉnh; cán bộ trình độ trên đại học có 540 người. Đây là nguồn
nhân lực KH&CN chủ yếu cho các hoạt động dịch vụ KH&CN, đặc biệt là hoạt động tư vấn,
ứng dụng các kỹ thuật thiết bị và chuyển giao công nghệ vào sản xuất trên phạm vi toàn tỉnh (Bảng
2.5 và Bảng 2.6).
- Nhân lực KH&CN trong các trường đại học, cao đẳng
Trong số 1.236 cán bộ KH&CN đang làm việc tại 2 trường đại học và 5 trường cao
đẳng có: 505 cán bộ trình độ trên đại học (58 tiến sĩ và 447 thạc sĩ), chiếm 40,8%; 705 cán
bộ trình độ đại học, chiếm 57,0%; 28 cán bộ có trình độ cao đẳng, chiếm 2,2% tổng số. Với
9
cơ cấu trình độ này cho thấy giảng viên có trình độ đạt chuẩn ở các cơ sở đào tạo, nhất là 2
trường đại học còn ở mức rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ phục vụ cho công tác đào tạo hiện nay (Bảng 2.7).
- Nhân lực KH&CN trong một số doanh nghiệp
Trong số 862 cán bộ KH&CN đang làm việc tại 16 doanh nghiệp có: 09 cán bộ trình độ
trên đại học (1 tiến sĩ và 8 thạc sĩ), chiếm 1,0%; 671 cán bộ trình độ đại học, chiếm 77,8%;
182 cán bộ có trình độ cao đẳng, chiếm 21,2% tổng số. Điều này, chứng tỏ cán bộ KH&CN
trong các doanh nghiệp chủ yếu là trình độ đại học và cao đẳng, các doanh nghiệp chưa chú trọng
đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN, có rất ít nhà khoa học (Bảng 2.8).
- Nhân lực KH&CN trong các cơ quan nhà nước của tỉnh

Thanh Hoá có 27 huyện, thị xã, thành phố với 637 xã, phường, thị trấn với đội ngũ
CBCC,VC khá lớn gồm có 68.705 người.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: số người có trình độ tiến sĩ là 80 người chiếm 0,15%;
trình độ thạc sĩ 1.454 người, chiếm 2,11%; trình độ đại học là 24.411 người, chiếm 35,5%;
trình độ cao đẳng 14.636 người, chiếm 21,3%; trình độ trung cấp và khác là 24.172 người,
chiếm 35,2%; chưa qua đào tạo 3.950 người, chiếm 5,7% (chủ yếu ở cấp xã).
Trình độ đội ngũ này còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước; một số CBCC năng
lực quản lý, điều hành chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu chủ động, sáng tạo; vận dụng
chủ trương, chính sách còn chậm, thụ động, dập khuôn Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
còn nhiều bất cập; số người chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo ở trình độ trung, sơ cấp còn
khá cao.
Nguyên nhân của những vấn đề nêu trên là do công tác quy hoạch và quản lý
CBCC,VC ở các địa phương chậm đổi mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng thay thế chưa theo
quy hoạch và năng lực thực tế của cán bộ chưa đảm bảo đồng bộ giữa số lượng, chất lượng
và cơ cấu; nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa lý luận chính trị và kỹ năng
chuyên môn, đào tạo chưa đồng bộ với yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ. Công tác đánh giá chưa
thường xuyên, thiếu biện pháp hiệu quả khắc phục yếu kém.
- Nhân lực KH&CN trong một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh
+ Ngành xi măng
Xi măng là ngành công nghiệp sản xuất phát triển khá sớm ở Thanh Hoá; nhà máy xi
măng Bỉm Sơn được xây dựng vào những năm 80 và khi đó là một trong những nhà máy có
công suất lớn nhất và hiện đại nhất của cả nước. Đến nay, toàn tỉnh có 03 nhà máy xi măng
đang hoạt động với tổng công suất là 9 triệu tấn/năm. Tổng số lao động trong ngành là 3.074
người, trong đó trình độ chuyên môn kỹ thuật 753 người có trình độ đại học, cao đẳng
chiếm 24,5%; 37 người có trình độ cao đẳng nghề, chiếm 1,2%.
+ Ngành tài chính, ngân hàng
Tổng số lao động trong toàn ngành khoảng 21.750 người, tăng gần gấp 1,3 lần so với
năm 2006. Số lao động có trình độ đại học, trên đại học là 12.727 người, chiếm 62,7%; tăng
28,1%; trình độ cao đẳng giảm 4,7%; trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 31%, giảm 18,9%
so với năm 2006.

Trước yêu cầu nền kinh tế thị trường, tính chuyên nghiệp của đội ngũ trong ngành Tài
chính – Ngân hàng còn chưa cao, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, tư vấn, phân
tích tín dụng; quản lý rủi ro; marketing và tiếp cận các dịch vụ tài chính mới.
+ Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp
Tổng số lao động trong KKT và các KCN là 24.375 người. Trình độ chuyên môn kỹ
thuật lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 955 người chiếm 3,9%; còn lại 96,1%
là trung cấp nghề và chưa qua đào tạo.
Lao động trong KKT Nghi Sơn và các KCN chủ yếu thuộc các ngành dệt may, da
giầy, sản xuất vật liệu xây dựng; các ngành nghề có hàm lượng KH&CN cao còn thấp. Do
đó, năng suất và thu nhập của người lao động chưa cao; thu nhập bình quân của lao động
trong KKT Nghi Sơn và các KCN khoảng 1,8 triệu đồng/tháng.
10
Nhân lực KH&CN của tỉnh tuy đông về số lượng, đa dạng về ngành nghề đào tạo, có đầy
đủ cấp bậc trình độ, nhưng cũng còn nhiều hạn chế và bất cập đó là: chủ yếu làm việc ở các
ngành dịch vụ như: giáo dục, y tế và tài chính, ngân hàng nhưng chưa có Giáo sư, Phó giáo sư
và bác sĩ chuyên khoa đầu ngành; năng lực đội ngũ cán bộ KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh, thiếu cán bộ đầu đàn có trình độ cao về KH&CN, thiếu nhân
lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở các ngành sản xuất công nghiệp cơ khí, xây dựng,
điện tử, tin học, công nghệ chế biến, thương mại quốc tế Đây là một trong những thách thức
lớn của tỉnh trong thời gian tới, nhất là khi các dự án lớn như lọc hoá dầu, nhiệt điện, sản xuất
thép ở khu kinh tế Nghi Sơn hoàn thành và đi vào sản xuất.
2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo nhân lực KH&CN
2.2.2.1. Hệ thống cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề có bước phát triển về số lượng
trường, lớp và quy mô đào tạo. Cơ cấu ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng theo nhu cầu
xã hội; nhiều trường có ngành nghề đào tạo tăng cao so với năm 2006 là trường Đại học kỹ
thuật công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở Thanh Hóa), trường Đại học Hồng Đức,
trường cao đẳng nghề công nghiệp Đến năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh có 02 trường Đại
học; 05 trường cao đẳng; 09 trường trung cấp chuyên nghiệp và 92 trường trung cấp nghề,
trung tâm dạy nghề; năng lực đào tạo đại học, cao đẳng trên 22 nghìn sinh viên, nhưng hàng

năm các cơ sở đào tạo trong tỉnh tuyển mới đào tạo hệ đại học, cao đẳng khoảng 5.500 sinh
viên (Bảng 2.9).
Hiện nay, trường Đại học Hồng Đức chủ yếu đào tạo bậc đại học ở các ngành nông
nghiệp, sư phạm, kinh tế; đào tạo thạc sỹ ở một số ngành trồng trọt, toán giải tích và ngữ
văn. Thiếu các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở các ngành kỹ thuật như: lọc hoá dầu, nhiệt
điện, cơ khí đóng tầu, xây dựng, giao thông vận tải, hoá chất, điện tử, y học
2.2.2.2. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Hệ thống các phòng học lý thuyết cơ bản đã được kiên cố; các xưởng thực hành, phòng
thí nghiệm và trang thiết bị bước đầu được trang bị. Đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho
một số trường trọng điểm như: Đại học Hồng Đức; trường Cao đẳng Thể dục thể thao, trường
Cao đẳng Y tế; trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật, các trung tâm dạy nghề.
Đến năm 2010, các trường đại học, cao đẳng thuộc tỉnh quản lý có tổng diện tích các
phòng học là 46.380m
2
(485 phòng) diện tích phòng thực hành, thí nghiệm là 5.508m
2;
diện
tích nhà ở cho sinh viên là 19.990

m
2
(596 phòng); có 51 phòng tin học với 5.157 máy vi
tính, trong đó có 1.260 máy kết nối mạng internet.
Riêng trường Đại học Hồng Đức có diện tích đảm bảo theo yêu cầu; các cơ sở đào tạo
còn lại đều trong tình trạng thiếu diện tích; các trang thiết bị phục vụ đào tạo, phòng thí
nghiệm, xưởng thực hành đều thiếu và lạc hậu; nhất là các trang thiết bị cho các ngành nghề
mới có yêu cầu khoa học và công nghệ, kỹ thuật cao. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu, mở rộng
quy mô đào tạo trong thời gian tới cần phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật,
thiết bị thí nghiệm của các trường mới có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng

đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
- Thực trạng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý:
Năm 2010, tổng số giáo viên của các trường Đại học, cao đẳng là 1.236 người, tăng
33,9% so với năm 2006; trong đó trình độ trên ĐH đạt tỷ lệ quá thấp, tiến sĩ có 58 người (56
tiến sĩ và 02 PGS) chiếm 4,7%, thạc sĩ có 447 người chiếm 36,2% tổng số giáo viên (Trường
ĐH Hồng Đức có 51% cán bộ, giảng viên đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên). Đội ngũ giáo viên của
các trường hiện vừa thừa, vừa thiếu; thừa là do một số giáo viên lớn tuổi, năng lực trình độ
chuyên môn yếu được đào tạo từ những năm 80 không còn phù hợp với công việc giảng dạy,
đồng thời cũng không còn khả năng để tiếp tục học tập nâng cao trình độ hoặc chuyển đổi để
đáp ứng yêu cầu ngành đào tạo mới. Thiếu đội ngũ giảng viên, giáo viên giỏi, đầu đàn, đặc biệt
là giảng viên, giáo viên các ngành công nghệ cao (lọc hoá dầu, điện tử, cơ khí chế tạo máy ).
11
- Nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo
Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo được chú trọng và đổi mới, nhưng tốc
độ còn chậm, chưa tạo được sự liên thông và gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng của thị
trường lao động trong và ngoài nước. Chưa có sự liên kết, phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ
sở đào tạo với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo lao động tại
chỗ, mặc dù UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo theo mô hình này.
Nội dung, chương trình đào tạo đã từng bước tiếp cận với thực tế nhưng so với trình độ
quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn còn yếu. Hệ thống giáo trình
chuẩn vẫn còn thiếu và chậm đổi mới về nội dung cho thích ứng với đổi mới công nghệ và
thực tế sản xuất.
Phương pháp giảng dạy còn lạc hậu, nặng về truyền thụ lý thuyết, chưa có đủ cơ cở vật
chất phòng thí nghiệm. Chủ yếu vẫn theo phương pháp «đọc, chép», chưa phát huy được
khả năng sáng tạo của người dạy và người học. Việc huấn luyện, đào tạo kỹ năng nghề
nghiệp chưa được quan tâm đúng mức như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng
thuyết trình do đó, khi ra trường các sinh viên đều lúng túng và mất nhiều thời gian để tiếp
cận với công việc thực tế.
2.2.2.3. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
Về số lượng: Trong 5 năm (2006-2010) đã đào tạo được 243.000 người, bình quân mỗi

năm đào tạo trên 48,6 nghìn người, trong đó:
+ Đào tạo nghề là 191 nghìn (bao gồm cả dạy nghề thường xuyên); trong đó: cao
đẳng nghề 3,7 nghìn người chiếm 1,9%; trung cấp nghề 34 nghìn người chiếm 17,7%; sơ
cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 153,3 nghìn chiếm 80,4%.
+ Đại học, cao đẳng và sau đại học 52 nghìn người; bình quân mỗi năm đào tạo 10,4
nghìn người (trong đó có khoảng 50% học ngoài tỉnh).
+ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 86 nghìn lượt người
+ Bồi dưỡng tin học cho 16,5 nghìn lượt người
+ Đào tạo trình độ tiếng Anh nâng cao cho 176 người
Về chất lượng giáo dục, đào tạo: có chuyển biến tích cực. Cơ cấu ngành nghề đào tạo
ngày càng đa dạng; nhiều trường có ngành nghề đào tạo chất lượng được nâng cao so với
năm 2006 là trường Đại học kỹ thuật công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở Thanh
Hóa), trường Đại học Hồng Đức. Tuy nhiên, do còn nhiều bất cấp về hệ thống cơ sở vật
chất; đội ngũ giáo viên, giảng viên; nội dung chương trình, phương pháp đào tạo cho nên
chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH-HĐH, sinh viên tốt nghiệp ra
trường ít có cơ hội đi tìm kiếm việc làm, nhất là ở các thành phố lớn vì có trình độ chuyên
môn và ngoại ngữ hạn chế.
2.3. Những bất cập của hệ thống chính sách hiện hành về đào tạo, phát triển nhân
lực KH&CN
2.3.1. Một số văn bản quy định về đào tạo nhân lực KH&CN chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn về nhân lực KH&CN để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức ở nhiều đơn vị
còn mang tính hình thức, chưa sát với tình hình thực tế, chưa gắn kết công tác đào tạo, bồi
dưỡng với công tác tuyển dụng, bố trí, sắp xếp sau khi đào tạo, dẫn đến tình trạng một số
người được đào tạo nhưng không được bố trí sử dụng theo chuyên môn đã được học.
Sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước được giao chỉ tiêu đào tạo với các cơ
sở đào tạo trong tỉnh chưa chặt chẽ, thiếu cơ sở khoa học trong việc xác định chỉ tiêu của
từng ngành nghề đào tạo hàng năm, nhất là chưa quan tâm và làm tốt công tác dự báo nhu
cầu đào tạo và xác định năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo trong tỉnh dẫn đến việc giao
chỉ tiêu không sát với nhu cầu thực tiễn, tiến độ triển khai chậm và số lượng tuyển sinh một

số ngành đạt thấp so với chỉ tiêu.
Một số chính sách đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN của tỉnh hiện hành không còn
đáp ứng yêu cầu thực tiễn về nhân lực KH&CN như:
12
2.3.2.1. Chính sách đối với người học
- Quyết định số 746/2006/QĐ-UBND ngày 20/3/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá về
quy định về chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo tiến sĩ,
thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, dược sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II được hưởng chế
độ trợ cấp, đối với Tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II: 700.000đồng/tháng và thạc sĩ, bác
sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I: 560.000đồng/tháng.
Ngoài ra, chính sách này còn hỗ trợ kinh phí bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, bác sĩ,
dược sĩ chuyên khoa cấp II: 10 triệu đồng và luận văn thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa
cấp I: 5 triệu đồng; hỗ trợ khi Nhà nước phong hàm giáo sư: 15 triệu đồng, phó giáo sư: 10
triệu đồng. Mức hỗ trợ này được xây dựng theo đơn giá tiền lương tối thiểu từ năm 2006,
hiện nay đơn giá tiền lương tối thiểu đã tăng gấp 2,5 lần. Vì vậy, mức hỗ trợ trên không còn
đủ sức khuyến khích CBCC, VC tham gia đào tạo, tỉnh Thanh Hoá cần nghiên cứu điều
chỉnh mức hỗ trợ để đủ sức khuyến khích CBCC, VC tích cực tham gia đào tạo nâng cao
trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Quyết định số 1677/2006/QĐ-UBND ngày 15/6/2006 về phê duyệt đề án „„Liên kết
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước
ngoài‟‟. Đề án này đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đào tạo 50 tiến sĩ, 100 thạc sĩ và 350 đại
học ở nước ngoài cho CBCC,VC, sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá/giỏi, sinh viên có
điểm thi vào Trường đại học Hồng Đức đạt từ 21 điểm trở lên bằng kinh phí từ nguồn ngân
sách tỉnh. Sau 5 năm, nay đã có 99 người được đào tạo ở 51 trường đại học uy tín trên thế
giới: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, New Zealand, Bỉ, Thuỵ Điển, Thái Lan (trong đó đào tạo
tiến sĩ 15 người, thạc sĩ 63 người, đại học 21 người), có 53 người đã trở về công tác tại các
sở, ngành, làm giảng viên các trường đại học, cao đẳng của tỉnh và đều có trình độ chuyên
môn cao, thông thạo ngoại ngữ, tin học, đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,
giảng viên của tỉnh.
Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, nguyên nhân trong quá tình thực hiện Đề án như là:

+ Nguồn tuyển sinh hạn chế, trong 5 năm chỉ có 28 người tham gia đào tạo tiếng Anh để
đào tạo Tiến sĩ (15 người đạt yêu cầu), 151 người tham gia đào tạo tiếng Anh để đào tạo Thạc
sĩ (63 người đạt yêu) và 23 người đủ 21 điểm thi đại học vào trường Hồng Đức tham gia đào
tạo tiếng Anh để đào tạo Đại học, những người này chủ yếu là CBCC các sở, ban ngành,
giảng viên Trường đại học Hồng Đức và thí sinh tự do, không có đối tượng do các cơ sở sản
xuất kinh doanh cử tham gia, (72/99 người là giảng viên Trường đại học Hồng Đức).
+ Về mức kinh phí quá thấp, khi xây dựng đề án áp dụng mức chi cho đi học ở Thái
Lan, trong khi thực tế sinh viên đi học ở các trường uy tín thuộc các nước phát triển có mức
thu học phí cao và chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Riêng đào tạo đại học theo quy định của Đề án chỉ
hỗ trợ được 45% tổng chi phí đào tạo.
2.3.2.2. Chính sách đối với giảng viên, giáo viên
Ngoài những cơ chế, chính sách của TW, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số
2210/QĐ-UB ngày 13/10/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về chính sách ưu đãi
đối với giảng viên dạy hệ đại học ở trường đại học Hồng Đức. Chính sách này hỗ trợ đối với
Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, Phó tiến sỹ về nhà ở, hợp lý hoá gia đình, trợ cấp thêm ngoài
lương và hỗ trợ đi đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, mức hỗ trợ áp dụng đã hơn 10 năm, đến
nay quá thấp và không còn phù hợp, vì vậy cần được xem xét điều chỉnh hợp lý để có thể
tiếp tục thu hút nhân tài về tỉnh giảng dạy.
2.3.2.3. Chính sách đối với các cơ sở đào tạo
UBND tỉnh Thanh Hoá đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành
chính; đặc biệt là các thủ tục hành chính và chính sách liên quan đến khuyến khích cơ sở
đào tạo, doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất.
Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng: UBND tỉnh ban hành Quyết định số
2343/2006/QĐ-UBND ngày 28/8/2006 của UBND tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích
phát triển các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT, y tế, văn hoá, thể dục
13
thể thao. Trong đó nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu gồm: hệ
thống điện, đường giao thông, nước sinh hoạt đến hàng rào các cơ sở ngoài công lập; ngân
sách nhà nước hỗ trợ một phần lãi xuất vốn vay đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ kinh phí thường
xuyên (bao gồm quỹ tiền lương, BHXH, BHYT) trong 4 năm kể từ khi các cơ sở đào tạo công

lập, bán công chuyển thành cơ sở đào tạo ngoài công lập. Dù vậy, từ năm 2006 đến nay trong
tỉnh chưa có một cơ sở đào tạo công lập, bán công chuyển thành cơ sở đào tạo ngoài công lập.
Điều này cho thấy rằng, cơ sở đào tạo còn mang nặng tính bao cấp, năng lực hoạt động đào
tạo còn thấp, nên chưa mạnh dạn tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự đảm bảo toàn phần kinh
phí hoạt động của các cơ sở đó.
Chính sách về đất đai: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được tỉnh phê duyệt,
trong đó đã quy hoạch diện tích cho các trường đại học, cao đẳng của tỉnh đủ điều kiện mở
rộng quy mô xây dựng cơ sở vật chất hiện đại. Riêng trường đại học Hồng Đức cơ sở 2 đã
bố trí diện tích 320ha giáp trung tâm Thành phố Thanh Hoá. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ
tiền thuê đất (miễn, giảm tiền thuê) cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập chưa được ban
hành; cơ sở hạ tầng các khu quy hoạch nghèo nàn, không đồng bộ là nguyên nhân chưa hấp
dẫn thu hút các nhà đầu tư.
2.3.2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực KH&CN chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.
Đến năm 2010, cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh có 02 trường đại học; 05 trường cao
đẳng; 92 cơ sở dạy nghề. Hệ thống cơ sở đào tạo hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động về cấp trình độ đào tạo và quy mô đào tạo: Mạng lưới cơ sở đào tạo tuy
tăng về số lượng nhưng phân bố chưa hợp lý, chưa gắn kết với các cơ sở sản xuất, chủ yếu
tập trung ở Thành phố Thanh Hoá (36 cơ sở), thị xã Bỉm Sơn (5 cơ sở), thị xã Sầm Sơn (5
cơ sở), các huyện còn lại có 1 đến 2 cơ sở; các cơ sở đào tạo nghề chủ yếu là có quy mô nhỏ
và ngành nghề đào tạo thuộc lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản.
Đến nay, nền kinh tế của Thanh Hoá đã và đang có nhiều chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng cao, cùng với sự hình thành KKT
Nghi Sơn và các KCN nảy sinh tăng nhu cầu cả về ngành nghề, số lượng và chất lượng nhân
lực KH&CN. Vì vậy cần phải tổ chức rà soát điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển mạng lưới
các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực
KH&CN và theo hướng chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, nâng cao trình độ chuyên môn của
nhân lực R&D, hiện đại hoá về cơ sở vật chất trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề
để gắn kết chặt chẽ đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm.
2.3.3. Chưa gắn kết giữa đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp SX, tuyển dụng, sử

dụng với cơ sở đào tạo nhân lực KH&CN
Trong những năm qua, nhân lực KH&CN tăng nhanh về số lượng, còn về chất lượng
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, nhưng chưa có cơ chế sao cho các doanh
nghiệp phải tìm đến và dựa vào các trường đại học, trung tâm R&D để có thể phát triển các
công nghệ mới, nâng cao sức cạnh tranh. Ðồng thời, cũng chưa có cơ chế để buộc các
trường đại học, trung tâm R&D trực tiếp tham gia sản xuất, thúc đẩy phát triển KT-XH.
Chưa có các nhà khoa học đầu đàn, không đủ trình độ để chủ động trong việc nghiên cứu,
thiết kế, thi công các công trình lớn tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Trong cơ quan nhà nước, số lượng cán bộ có trình độ cao gắn bó với hoạt động
KH&CN ngày càng suy giảm. Do chế độ chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập là nguyên
nhân làm cho sự phát triển nguồn nhân lực KH&CN bị hạn chế. Tỉnh Thanh Hoá chưa có
chính sách thật sự ưu đãi và trọng dụng những người làm khoa học, đặc biệt là những người
có tài năng và những người được coi là nhà khoa học đầu đàn trong hoạt động R&D; chưa
có chính sách ưu đãi tương xứng trọng dụng cán bộ KH&CN trẻ nên vẫn còn hiện tượng
“chảy máu chất xám” từ các cơ quan nhà nước sang các khu vực doanh nghiệp, chủ yếu là
sang các doanh nghiệp lớn ở các thành phố khác và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
14
2.4. Đánh giá tổng quan hiệu quả của các chính sách đào tạo, phát triển nhân lực
KH&CN giai đoạn 2006-2010
2.4.1. Những thành tựu
Cùng với quá trình phát triển của ngành KH&CN cả nước, ngành KH&CN tỉnh Thanh
Hoá đã có bước phát triển nhanh, khẳng định vai trò, vị trí với những đóng góp quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội. Những chính sách của tỉnh đã khuyến khích công tác đào
tạo bồi dưỡng nhân lực KH&CN có bước chuyển biến mới về cả năng lực và chất lượng đào
tạo. Đến năm 2010, Thanh Hoá đã đào tạo và thu hút được 71.260 nhân lực KH&CN, với
1.335 người có trình độ trên đại học, chiếm 1,87% (Tiến sỹ 82 người, chiếm 0,11%; thạc sỹ
và tương đương 1.253 người, chiếm 1,76%); đại học 40.744 người, chiếm 57,17%; cao đẳng
29.181 người, chiếm 40,95%. Đội ngũ cán bộ KH&CN trong các tổ chức R&D và các
trường đại học, cao đẳng đã từng bước đổi mới công tác giảng dạy nâng cao chất lượng đào
tạo nhân lực, tổng số cán bộ, giảng viên có khoảng 1.454 người (chiếm 2,04 %); số lượng và

chất lượng đội ngũ cán bộ KH&CN trong các tổ chức và đơn vị hoạt động dịch vụ KH&CN
có khoảng 2.174 người (chiếm 3,05%). Đây là nguồn nhân lực quan trọng cho hoạt động
KH&CN của tỉnh trong phát triển KT-XH.
Những đóng góp của đội ngũ cán bộ KH&CN đã góp phần ổn định và phát triển nền
kinh tế của tỉnh, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp
- xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm- ngư nghiệp trong tổng GDP: Tỷ trọng
nông - lâm- ngư nghiệp trong tổng GDP năm 2006 là 34%, đến năm 2010 giảm còn 29,9 %;
tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 2006 là 33,2 % đến năm 2010 tăng lên 36,1%; tỷ trọng
dịch vụ năm 2006 là 32,8 % đến năm 2010 tăng lên 34,0% (trung bình giai đoạn 2006 -
2010, tỷ trọng nông - lâm- ngư nghiệp là 30,9%; công nghiệp - xây dựng là 35,2 %; dịch vụ
là 33,9 %).
Có thể khẳng định, tuy đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh còn nhiều hạn chế và bất
cập nhưng đã có những đóng góp đáng kể cho hoạt động KH&CN, ứng dụng kỹ thuật tiến
bộ và chuyển giao công nghệ vào phát triển KT-XH của tỉnh. Đây là lực lượng nòng cốt
trong các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, trực tiếp
triển khai và hướng dẫn kỹ thuật cho đội ngũ công nhân kỹ thuật và đông đảo nông dân ứng
dụng thành công các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, góp phần giữ
gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
2.4.2. Những hạn chế, yếu kém
- Đội ngũ nhân lực KH&CN chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành kinh
tế-xã hội, nhất là ngành công nghệ cao, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; chưa có chuyên
gia giỏi, các "tổng công trình sư", đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, thiếu cán bộ
KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực KH&CN theo ngành nghề và vùng
miền còn nhiều bất hợp lý.
- Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhiều trung tâm nghiên cứu, các phòng thí
nghiệm, các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện chưa được tăng cường và nâng cấp, không
đồng bộ, lạc hậu.
- Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN
chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

- Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công
nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và
năng lực cung cấp dịch vụ chưa đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
- Chương trình đào tạo chưa thực sự đổi mới và chuẩn hoá, thiếu sự liên kết hữu cơ
giữa nghiên cứu KH&CN, GD&ĐT và SX-KD; thiếu sự hợp tác
chặt chẽ giữa các tổ chức R&D, các trường đại học và doanh nghiệp.
- So với các tỉnh và các nước trong khu vực, Thanh Hoá còn có khoảng cách rất lớn về
tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và
15
mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển
theo chuẩn mực quốc tế chưa có.
Nhìn chung, đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hoá còn tồn tại những bất cập:
trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhân lực KH&CN chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới;
tình trạng vừa thừa, vừa thiếu vẫn còn tồn tại ở các cơ quan, đơn vị; số CBCC,VC có trình độ
sau đại học còn ít; chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề .v.v Bên cạnh đó, công tác giáo dục, đào
tạo chưa gắn với kế hoạch sử dụng, quá trình đào tạo lại, đào tạo theo chức vụ, đào tạo tại chỗ
chưa được quan tâm đúng mức; chưa tập trung đào tạo một số ngành mũi nhọn; công tác triển
khai, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài tiến hành còn chậm, chậm đổi mới,
chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.
2.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của KH&CN chưa được các cấp,
các ngành, các tổ chức và cá nhân quan tâm đúng mức.
- Nhiều chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương về phát triển KH&CN
chưa được quán triệt đầy đủ, chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật;
việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách thiếu kiên quyết nên kết quả còn hạn chế.
- Chưa có Quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN giai đoạn 2001-2010, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ KH&CN trình độ cao ở các lĩnh vực KH&CN ưu tiên.
- Chưa có chính sách khuyến khích đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với chuẩn
đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần phải đạt được.
- Trách nhiệm của Nhà nước đối với những hoạt động KH&CN mà Nhà nước cần đầu

tư phát triển còn thấp như: các lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển; nghiên
cứu cơ bản v.v ; cũng như chưa có chính sách phù hợp đối với các hoạt động nghiên cứu
ứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN.
- Quản lý nhà nước đối với khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống
KH&CN chưa được tách biệt rõ ràng, làm cho công tác quản lý các tổ chức KH&CN còn
mang nặng tính hành chính. Chậm tổng kết thực tiễn để nhân rộng các điển hình tiên tiến về
gắn kết giữa nghiên cứu KH&CN với GD&ĐT và SX-KD.
- Đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN còn hạn chế, chưa được chú trọng đúng mức,
thiếu tập trung vào lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, dẫn đến cơ sở hạ tầng KH&CN của các tổ
chức KH&CN và các cơ sở GD&ĐT lạc hậu, chưa được đầu tư đáp ứng yêu cầu.
- Chính sách quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KH&CN:
chưa quan tâm đến ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN và đổi mới công nghệ. Thiếu
chính sách hữu hiệu để gắn kết giữa KH&CN với SX-KD và khuyến khích doanh nghiệp ứng
dụng kết quả nghiên cứu KH&CN.
- Các ngành các cấp chưa thực sự xem việc xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN là
một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của ngành mình, nên phát triển công
nghệ hạn chế về số lượng và trình độ chuyên sâu, thiếu cán bộ khoa học đầu ngành.
- Chính sách chưa đủ hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu
hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ
KH&CN toàn tâm với sự nghiệp KH&CN.
- Chính sách không đủ mạnh để huy động tối đa nguồn tài lực của các doanh nghiệp,
các tổ chức cá nhân, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp chậm được thành lập; hợp
tác quốc tế tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nhân
lực KH&CN chưa được đẩy mạnh.

16
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KH&CN
PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ

3.1. Những nhân tố tác động đến sự phát triển nhân lực KH&CN của tỉnh Thanh Hoá

3.1.1. Những nhân tố bên ngoài
3.1.1.1. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá
Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá trong quan
hệ kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển KT-XH của cả nước nói chung và từng địa
phương nói riêng, trong đó có Thanh Hoá; cụ thể là:
- Xu hướng hợp tác quốc tế, đặc biệt với các nước công nghiệp phát triển trên các
lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng thuận lợi thu hút các
nguồn vốn đầu tư và chuyển giao KH&CN, phát triển nhân lực KH&CN.
- Thị trường quốc tế ngày càng mở rộng. Tạo điều kiện thuận cho việc di chuyển
nhân lực KH&CN. Đối với Thanh Hóa là tỉnh có điều kiện KT-XH ở mức thấp, KH&CN
chậm phát triển sẽ phải đối mặt với tình trạng “chảy máu” chất xám, nhất là đối với bộ phận
nhân lực KH&CN.
- Do tác động của hội nhập quốc tế các sản phẩm của tỉnh sẽ phải cạnh tranh gay gắt
với hàng hóa nhập ngoại; cạnh tranh gay gắt hơn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư.
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi tác động tích cực nhưng
đồng thời cũng sẽ xuất hiện một số khó khăn, thách thức cần được tháo gỡ nhằm tạo đà cho phát
triển kinh tế trong các năm tới, trong đó chất lượng nhân lực KH&CN là một yếu tố quan trọng
quyết định thành công quá trình hội nhập.
3.1.1.2. Phát triển KH&CN và hình thành nền kinh tế tri thức
Sự bùng nổ thông tin, tri thức diễn ra ngày càng mạnh và được ứng dụng vào mọi khâu,
mọi quy trình, mọi phương tiện sản xuất. Phát triển KH&CN và hình thành nền kinh tế tri thức
trong thời gian tới đòi hỏi nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN nhanh hơn; có những hoạt
động KH&CN cũ mất đi song cũng có nhiều hoạt động KH&CN mới hình thành với những tiêu
chuẩn mới cao hơn. Vấn đề này đặt ra cho người làm KH&CN luôn có sự đổi mới và sáng tạo
hơn. Do đó, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực KH&CN phải
cập nhật thường xuyên hơn thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của hội nhập. Đây là nhiệm vụ
hết sức nặng nề, đòi hỏi sự nổ lực cố gắng rất cao của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.
3.1.2. Những nhân tố trong nước, trong tỉnh
3.1.2.1. Nhân tố trong nước
Năm 2010, tổng thu nhập trong nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD, cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng tích cực. Phát huy những kết quả đạt được của giai đoạn 2006 –
2010, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của cả nước trong giai đoạn 2011 – 2020, phấn
đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt
khoảng 3.000 - 3.200 USD. Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Đây là những nhân tố bên trong có tác động thúc đẩy đến phát triển nhân
lực KH&CN và phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hoá.
3.1.2.2. Nhân tố trong tỉnh
Giai đoạn 2011-2020 là giai đoạn tiếp tục duy trì “cơ cấu lao động vàng”. Vì thế, nếu
khai thác tốt thời cơ này sẽ góp phần tạo ra khối lượng của cải vật chất và tích luỹ lớn trong
tương lai của tỉnh Thanh Hoá.
Quy mô phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hoá tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch kinh tế theo hướng CN-DV-NN, trong đó lĩnh vực công nghiệp sẽ ưu tiên phát triển
những ngành công nghệ cao như lọc hoá dầu, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông , lĩnh
vực dịch vụ ưu tiên phát triển những ngành tài chính, ngân hàng , lĩnh nông nghiệp sẽ phát
triển ngành tỉnh có lợi thế như thủy sản, chăn nuôi
17
Tuy nhiên, những yếu điểm của nhân lực KH&CN Thanh Hoá đó là hạn chế về trình độ
chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm, tin học, ngoại ngữ cản trở rất lớn cho hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng KH&CN và tiếp tục là thách thức đối với công tác phát triển nhân lực KH&CN.
3.2. Dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN đến năm 2020
Để đảm bảo việc xây dựng các kế hoạch đào tạo nhân lực KH&CN cho phù hợp với
tình hình thực tế phát triển KT-XH của địa phương và có tính khả thi cao, đòi hỏi dự báo
nhu cầu nhân lực KH&CN một cách khoa học là hết sức cần thiết.
3.2.1. Phương pháp dự báo
Nhân lực KH&CN tăng hay giảm phụ thuộc vào tổng cầu lao động của các ngành kinh tế, tỷ
trọng lao động phải đào tạo trong tổng số lao động, cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn. Do đó,
phương pháp dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN dựa trên tính toán theo các bước như sau:
Bước 1: Dự báo tổng cầu lao động của các ngành kinh tế (căn cứ kết quả dự báo tổng
cầu lao động của Sở KH&ĐT)
Bước 2: Dự báo tỷ trọng lao động phải đào tạo trong tổng số lao động. Tỷ lệ lao động

qua đào tạo của Thanh Hoá năm 2011 là 40%. Giả định nhân lực qua đào tạo của tỉnh Thanh
Hoá đạt mục tiêu là 50% tổng cầu lao động vào năm 2015 và 60% tổng cầu lao động vào
năm 2020.
Bước 3: Hiện nay, cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của tỉnh Thanh Hoá
trong thời gian qua là 1 - 0,7 - 3,7 (ĐH, CĐ - TCCN - CNKT). Dự kiến cơ cấu này của
Thanh Hoá đến năm 2015 là 1 - 0,6 - 4,2 và đến năm 2020 là 1 - 0,6 - 4,5.
Bước 4: Trên cơ sở định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, dự kiến nhân lực
KH&CN theo ngành kinh tế đến năm 2020.
3.2.2. Kết quả dự báo tổng cầu nhân lực KH&CN giai đoạn 2011-2020

Bảng 3.4. Nhu cầu nhân lực KH&CN giai đoạn 2011-2020
Năm
Cầu lao động
qua đào tạo
Lao động theo trình độ
Tỷ lệ
ĐH,CĐ- TCCN -
CNKT
Tổng cầu nhân
lực KH&CN

TCCN

CNKT
2011
816.477
153.871
100.710
554.896
1 - 0,7 - 3,7

2015
1.121.250
191.675
115.005
814.570
1 - 0,6 - 4,2
2020
1.453.380
234.253
138.169
1.078.575
1 - 0,6 - 4,6

Qua số liệu dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN, cho chúng ta thấy: tổng số nhân lực
KH&CN hiện nay của tỉnh Thanh Hoá mới đáp ứng được 46,3% tổng nhu cầu sử dụng; nhu
cầu đào tạo, thu hút nhân lực KH&CN của 2015 (thiếu 120người); nhu cầu nhân lực KH&CN
của ngành công nghiệp, ngành dịch vụ ngày càng tăng nhanh hơn ngành nông nghiệp.
3.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực KH&CN giai đoạn 2011-2020
3.3.1. Quan điểm phát triển nhân lực KH&CN
Để KH&CN nhanh chóng phát huy được vai trò là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH-
HĐH cho sự phát triển KT-XH, tỉnh Thanh Hoá cần có chính sách quan tâm đặc biệt đến đào
tạo KH&CN đó là: Quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực KH&CN trên các
lĩnh vực và theo kịp với trình độ chung của cả nước và từng bước đáp ứng yêu cầu của khu vực;
coi đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện
đại cho các cơ sở đào tạo; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nhân lực
KH&CN; tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho cá nhân hoạt động KH&CN, trọng
dụng và tôn vinh nhân tài. Nhằm phát triển nhân lực KH&CN là yếu tố then chốt, có ý nghĩa
quyết định; vừa là yêu cầu, vừa là động lực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh.
3.3.2. Mục tiêu phát triển nhân lực KH&CN
Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhân lực KH&CN bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ
chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, đạo đức, năng lực nghề nghiệp. Các cơ sở đào
18
tạo phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao theo hướng tăng cường kiến thức
thực tế, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ, tin học đáp ứng tiếp cận với KH&CN
mới, nhằm đưa nhân lực KH&CN trở thành nền tảng, lợi thế quan trọng nhất để phát triển
bền vững kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
- Phát triển mạng lưới các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề đến năm 2020
cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo cho tỉnh. Đầu tư xây dựng phát triển trường Đại học Hồng Đức
theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; thành lập trường Đại học Văn Hóa – Du lịch.
- Đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến,
hiện đại, gắn lý thuyết với nghiên cứu, ứng dụng.
- Ưu tiên các nguồn lực để phát triển các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực
KH&CN của các ngành công nghệ cao như: lọc hóa dầu, CNTT, công nghệ sinh học, tự
động hóa, vật liệu mới; các ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng
- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong đào tạo nhân lực KH&CN ở các
trường đại học, cao đẳng và các cơ sở dạy nghề đạt trình độ và chất lượng tiên tiến. Phấn đấu
đạt 120 sinh viên ĐH,CĐ/10.000 dân vào năm 2015 và 200 sinh viên/10.000 dân vào năm
2020; trong đó số theo học tại các trường trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 50%.
- Phấn đấu đến năm 2015, tổng số nhân lực KH&CN trong toàn tỉnh đạt 104 nghìn
người, đạt tỷ lệ 260người/10.000dân (bằng tỷ lệ bình quân chung của cả nước hiện nay); đến
năm 2020 là 139 nghìn người. Đến năm 2015, số nhân lực KH&CN có trình độ trên đại học
khoảng 4 nghìn người, đạt tỷ lệ 10người/10.000dân (gấp 2,8 lần hiện nay), trong đó có 120 -
150 tiến sĩ (tăng gấp 1,5 đến 2 lần hiện nay).
3.4. Những giải pháp đổi mới chính sách đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá
Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh Thanh Hoá cần phải có chính sách đào tạo, thu hút,
tuyển dụng, sử dụng nhân lực KH&CN một cách đồng bộ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân
lực KH&CN có trình độ cao, cán bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực KH&CN trọng điểm của tỉnh.

Chính sách chưa phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH cần phải sửa đổi theo hướng ngày
càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao chất lượng nhân lực
KH&CN để góp phần phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hoá.
3.4.1. Đổi mới công tác Quy hoạch nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới
3.4.1.1. Xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN giai đoạn 2011 - 2020
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-
2020 chỉ đề cập đến nội dung cơ bản của phát triển nhân lực nói chung. Vì vậy, xây dựng
Quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN là rất cần thiết để thực hiện tốt mục tiêu về phát
triển nhân lực của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá giai đoạn
2011-2020. Quy hoạch phát triển nhân lực KH&CN có liên quan chặt chẽ đến Quy hoạch
phát triển GD-ĐT vì GD-ĐT thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực KH&CN, bồi
dưỡng nhân tài một cách toàn diện cho CNH - HĐH của tỉnh. Do vậy, Quy hoạch phát triển
nhân lực KH&CN phải được thể hiện rõ số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực KH&CN,
chú trọng phát triển tiềm lực KH&CN ngành công nghệ cao (công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hóa ) bảo đảm cho việc thực hiện định hướng phát
triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
3.4.1.2. Tổ chức rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường
ĐH-CĐ trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực KH&CN và gắn kết
chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, giải quyết việc làm
Trên cơ sở thực trạng năng lực đào tạo của các trường ĐH-CĐ trên địa bàn tỉnh hiện
nay; dự báo nhu cầu đào tạo giai đoạn 2011-2020 thì việc xây dựng và phát triển mạng lưới
các trường đại học, cao đẳng theo hướng chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, hiện đại hoá về cơ
19
sở vật chất trường ĐH-CĐ để gắn kết chặt chẽ đào tạo với sử dụng, giải quyết việc làm (gắn
chất lượng đào tạo với mục tiêu sử dụng); hình thành các viện nghiên cứu liên kết với các
trường đại học. Phát triển và mở rộng trường đại học Hồng Đức theo hướng nghiên cứu đào
tạo đa cấp, đa lĩnh vực với nhiều trường thành viên và các phân hiệu của trường ở các vùng
miền. Đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin kiến thức, học tập bồi dưỡng nghiên cứu thường
xuyên cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên trong tỉnh.

Ngoài ra, cũng cần phải rà soát, quy hoạch lại mạng lưới trường PTTH theo hướng đáp ứng
đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, đồng bộ về cơ cấu; đầu tư cơ sở
vật chất phòng thực hành bộ môn, trang thiết bị hiện đại. Vì nơi đó là những nôi quyết định cung
cấp nguồn nhân lực có chất lượng đạt chuẩn đầu vào của các trường ĐH-CĐ trên địa bàn tỉnh.
3.4.1.3. Quy hoạch phát triển các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng
yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng và gắn kết với đào tạo, sử dụng nhân lực KH&CN
Việc xây dựng và phát triển các tổ chức KH&CN theo hướng chuẩn hoá đội ngũ cán
bộ, hiện đại hoá về cơ sở vật chất để gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực
KH&CN góp phần phát triển KT-XH là hết sức cần thiết. Quy hoạch hoạch phát triển các tổ
chức KH&CN trên địa bàn tỉnh cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Tăng cường năng lực của các tổ chức KH&CN công lập chuyển đổi sang cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ.
- Hình thành các doanh nghiệp hoạt động KH&CN theo Nghị định số 80/2007/NĐ-CP
ngày 19/5/2007 của Chính phủ.
- Thành lập mới các Trung tâm sản xuất thử nghiệm công nghệ và thiết bị mới, đẩy
mạnh chuyển giao công nghệ đạt hiệu quả.
Trong mỗi lĩnh vực KH&CN cần quan tâm đầu tư, lựa chọn các tổ chức KH&CN
(không phân biệt thành phần kinh tế) có năng lực và đang hoạt động có hiệu quả để hỗ trợ
đầu tư có chiều sâu về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo nhân KH&CN để nâng
năng lực hoạt động KH&CN lên ngang tầm trình độ khá của cả nước.
3.4.2. Đổi mới các chính sách đào tạo nhân lực KH&CN theo hướng đáp ứng yêu cầu
về nhân lực KH&CN để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
3.4.2.1. Đổi mới chính sách bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên
Có chính sách thu hút, sử dụng nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật bậc cao đang công tác
trong và ngoài nước tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng. Mở rộng các hình
thức hợp đồng với chuyên gia, cán bộ kỹ thuật bậc cao của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước tham gia thỉnh giảng.
Ưu tiên tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá giỏi đi đào tạo, bồi
dưỡng sau đại học trong nước và nước ngoài; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Liên kết
đào tạo trình độ đại học, sau đại học với các trường đại học nước ngoài”; mở rộng liên kết

với trường đại học trong nước, đặc biệt là tăng cường liên kết giữa trường ĐH Hồng Đức
với trường ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân, các trường ĐH thuộc ĐH quốc gia Hà Nội
3.4.2.2. Xây dựng chính sách khuyến khích đổi mới chương trình đào tạo, bồi
dưỡng gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần phải đạt được
Phát triển hệ thống giáo dục cần chú trọng nhiều hơn vào KH&CN thể hiện qua sự
phát triển mở rộng các khóa đào tạo và chương trình giảng dạy mới ở các trường đại học,
cao đẳng và một số trường khác. Để đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với chuẩn
đầu ra cần có chính sách:
- Hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại
hoá; tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những
chương trình đào tạo của các nước phát triển về KH&CN, phù hợp với yêu cầu của đất
nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung và của từng ngành, lĩnh
vực, vùng. Định kỳ, tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo và các môn học để kịp thời
điều chỉnh phù hợp với phát triển KH-XH và hội nhập quốc tế.
20
- Hỗ trợ hiện đại hoá và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm R&D, hình
thành hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sử dụng
lao động với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, từng bước mở rộng phạm vi kết nối với các
cơ sở đào tạo trên toàn quốc và thế giới.
3.4.2.3. Đổi mới chính sách đào tạo và đào tạo lại nhân lực KH&CN
Để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, cán bộ KH&CN trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề
phục vụ cho các ngành kinh tế trọng điểm và các lĩnh vực công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu
CNH-HĐH của tỉnh và thu hút đầu tư nước ngoài. Cần điều chỉnh một số chính sách sau:
- Ban hành quy định mới về mức trợ cấp, hỗ trợ đối với CBCC,VC được cử đi đào
tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế, tăng cường sự khuyến khích người học để thay
thế Quyết số 746/2006/QĐ-UBND ngày 20/3/2006 của UBND tỉnh về việc Quy định chế
trợ cấp đối với CBCC,VC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Ban hành sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1677/2006/QĐ-UBND ngày 15/6/2006 về
phê duyệt đề án „„Liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học với các
trường đại học nước ngoài‟‟ về:

+ Chỉ tiêu đào tạo: Giảm chi tiêu đào tạo đại học ở nước ngoài, vì số lượng học sinh
thi đại học vào trường Hồng Đức đạt từ 21 điểm trở lên rất ít. Tăng chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ,
thạc sĩ, vì số lượng tham gia khá đông, tuy nhiên cũng cần tăng cường nâng cao chất lượng
đào tạo tiếng Anh hơn nữa.
+ Mức kinh phí hỗ trợ: tăng mức hỗ trợ phù hợp cho sinh viên, vì thực tế sinh viên đi
học ở các trường đại học uy tín thuộc các nước phát triển có mức thu học phí cao và chi phí
sinh hoạt đắt đỏ.
- Có các chương trình học bổng đại học KH&CN định hướng đào tạo tài năng
KH&CN để kích thích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Các học bổng và tài
trợ nghiên cứu ở bậc đại học sẽ nhằm xây dựng liên tục năng lực ở các cấp đào tạo cao hơn
(thạc sĩ, tiến sĩ).
- Có chính sách liên kết giữa các doanh nghiệp và tổ chức giáo dục sẽ mang lại những
lợi ích cụ thể và thiết thực như phía tổ chức giáo dục sẽ biết được chính xác nhu cầu nhân
lực KH&CN để có kế hoạch đào tạo phù hợp, sát yêu cầu thực tiễn.
3.4.3. Huy động và hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành cho các
cơ sở đào tạo, đơn vị nghiên cứu
3.4.3.1. Xây dựng chính sách huy động vốn đầu tư cho GD&ĐT để phát triển nhân
lực KH&CN
Có chính sách và biện pháp huy động sự đóng góp Quỹ phát triển KH&CN của doanh
nghiệp, Quỹ hỗ trợ đào tạo do các tổ chức, cá nhân, DN nghiệp đóng góp. Chính sách cần
tập trung vào những vấn đề sau:
- Tạo điều kiện đề các cơ sở đào tạo chủ động hợp tác với các doanh nghiệp nhằm huy
động vốn đầu tư vào cơ sở vật chất của nhà trường.
- Thực hiện thí điểm và từng bước mở rộng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẽ kinh
phí đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua gắn kết việc chuyển giao công nghệ
và sử dụng lao động.
- Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ KH&CN chất lượng cao theo nhu cầu xã hội nhằm
tăng nguồn thu cho nhà trường.
- Tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách tỉnh hàng năm cho GD&ĐT và hoạt động KH&CN (đủ mức

2% tổng chi ngân sách hàng năm cho hoạt động nghiên cứu KH&CN) nhằm nâng cao chất
lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường theo xu hướng phát triển KH&CN tiên tiến.
- Khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các trường vay vốn, sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
đổi mới trang thiết bị dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo.

×