Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Chính sách phát triển công nghệ theo hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 116 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





VŨ NGỌC DƯƠNG




CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG KÉO NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH HẢI DƯƠNG)




LUẬN VĂN THẠC SĨ



Hà Nội, 2012


2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ NGỌC DƯƠNG



CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THEO HƯỚNG THỊ TRƯỜNG KÉO NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH HẢI DƯƠNG)

Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60.34.72


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Hải


Hà Nội, 2012



1
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
3. Mục tiêu nghiên cứu 7
4. Phạm vi nghiên cứu 8
5. Câu hỏi nghiên cứu 8
6. Giả thuyết nghiên cứu 8
7. Mẫu khảo sát 8
8. Phương pháp nghiên cứu 9
9. Kết cấu của Luận văn 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 10
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách 10
1.1.1. Khái niệm chính sách 10
1.1.2. Chính sách khoa học và công nghệ 13
1.2. Triển khai công nghệ và phát triển công nghệ 14
1.2.1. Khái niệm triển khai công nghệ 14
1.2.2. Khái niệm phát triển công nghệ 15
1.2.3. Mối quan hệ giữa “triển khai công nghệ” với “phát triển công nghệ” 16
1.3. Chính sách “khoa học và công nghệ đẩy”, chính sách “thị trường kéo” 17
1.3.1. Khái niệm chính sách “khoa học và công nghệ đẩy” 17
1.3.2. Khái niệm chính sách “thị trường kéo” 19
1.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 20
1.4.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 20
1.4.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 23
1.5. Năng lực cạnh tranh và năng lực công nghệ 25

1.5.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 25
1.5.2. Khái niệm năng lực công nghệ 27
1.5.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa 30
* Kết luận chương 1 34
CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG “KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ ĐẨY” TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH HẢI DƯƠNG 35
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải
Dương 35
2.1.1. Đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương 35
2.1.2. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương 37
2.2. Đề tài áp dụng công nghệ sấy và xử lý gỗ bán thành phẩm để khử độ co ngót,
cong vênh và nấm mốc 40
2.2.1. Khái quát về đề tài công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm 40
2.2.2. Kết quả nghiên cứu công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm 41
2.2.3. Triển khai thực nghiệm công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm 43
2.2.4. Phát triển công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm 45
2.2.5. Phân tích đề tài công nghệ xử lý gỗ bán thành phẩm 46
2.2.6. Đánh giá chính sách “KH&CN đẩy” qua đề tài công nghệ xử lý gỗ bán
thành phẩm 48


2
2.3. Dự án nghiên cứu, hoàn thiện lò sấy cải tiến gián tiếp và xây dựng mô hình chế
biến bảo quản tiêu thụ nông sản 49
2.3.1. Khái quát về dự án 49
2.3.2. Kết quả nghiên cứu công nghệ lò sấy 50
2.3.3. Triển khai thực nghiệm công nghệ lò sấy 54
2.3.4. Phát triển công nghệ lò sấy 56
2.3.5. Phân tích dự án công nghệ lò sấy 57

2.3.6. Đánh giá chính sách “KH&CN đẩy” qua dự án công nghệ lò sấy 60
2.4. Đánh giá tác động của chính sách “KH&CN đẩy” qua khảo sát thực tiễn tại Hải
Dương 61
2.4.1. Đánh giá tác động dương tính của chính sách “KH&CN đẩy” 61
2.4.2. Đánh giá tác động âm tính của chính sách “KH&CN đẩy” 62
* Kết luận chương 2 62
CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG “THỊ TRƯỜNG KÉO”
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TỈNH HẢI DƯƠNG 64
3.1. Phát triển công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp . 64
3.1.1. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp 64
3.1.2. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp 65
3.2. Phân tích năng lực công nghệ của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và
vừa 67
3.2.1. Phân tích SWOT về năng lực doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp nhỏ và vừa 67
3.2.2. Tác động của chính sách đến năng lực công nghệ của doanh nghiệp 70
3.2.3. Điểm yếu về tỷ lệ thiết bị hiện đại của doanh nghiệp 71
3.2.4. Điểm yếu về tỷ lệ lao động làm việc trên công nghệ hiện đại 72
3.2.5. Điểm yếu về chi phí năng lượng và nguyên liệu/đơn vị sản phẩm 72
3.2.6. Điểm yếu về mức độ phụ thuộc vào nước ngoài 73
3.2.7. Các tiêu chí khác 74
3.3. Giải pháp phát triển công nghệ theo “thị trường kéo” để nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa 77
3.3.1. Đánh giá tác động từ đối thủ cạnh tranh đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp 77
3.3.2. Giải pháp phát triển công nghệ theo chiều rộng (Extensive Development of
Technology) 79
3.3.3. Giải pháp phát triển công nghệ theo chiều sâu (Intensive Development of
Technology) 83

3.3.4. Các giải pháp khác để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp nhỏ và vừa 88
3.4. Đánh giá tác động của chính sách “thị trường kéo” qua khảo sát thực tiễn tại Hải
Dương 96
3.4.1. Đánh giá tác động dương tính của chính sách “thị trường kéo” 96
3.4.2. Đánh giá tác động âm tính của chính sách “thị trường kéo” 97
* Kết luận chương 3 98
KẾT LUẬN ……………………………………………………… ………………100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 1 ………………. 103
PHỤ LỤC 2 . 108


3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ihđ: Tỷ lệ thiết bị hiện đại
Kck: Tỷ lệ lao động làm việc trên công nghệ hiện đại
KH&CN: Khoa học và công nghệ
Pnl: Mức độ phụ thuộc vào nguyên liệu nhập ngoại
R&D: Nghiên cứu và triển khai
SME: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND: Ủy ban Nhân dân
VLXD: Vật liệu xây dựng
NSTP: Nông sản thực phẩm
DMDG: Dệt may, da giầy





4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Trang
Bảng 1.1. Sơ đồ tổng quát về “công nghệ đẩy” và “thị trường kéo” 20
Bảng 1.2. Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực 23
Bảng 1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong diện khảo sát của Luận văn 23
Bảng 2.1. Phân bổ cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương qua các năm 38
Bảng 2.2. Chế độ sấy của 4 lần sấy thử hành thái lát 53
Bảng 2.3. Chi phí nhiên liệu 53
Bảng 2.4. Năng suất và thu hồi 54
Biểu đồ 3.1. Tác động của chính sách đến năng lực công nghệ của doanh
nghiệp (%) 70
Bảng 3.2. Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp Hải Dương .78
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính 88
Bảng 3.4. Khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp 90
Bảng 3.5. Trình độ chuyên môn của nhà quản lý trong các doanh nghiệp . 91
Bảng 3.6. Số người trực tiếp nghiên cứu KH&CN vào sản xuất của 1 doanh
nghiệp 91
Bảng 3.7. Chi phí đầu tư, nghiên cứu và phát triển công nghệ trung bình trong
1 doanh nghiệp (triệu đồng) 92







5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế
giới WTO từ tháng 01 năm 2007, với sự kiện này các doanh nghiệp nhỏ và
vừa đứng trước nhiều cơ hội và thách thức rất lớn. Khi nước ta thực hiện các
hiệp định thương mại với các nước trên thế giới, bỏ hàng rào thuế quan thì sự
bảo hộ truyền thống của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong cạnh tranh bị
xóa bỏ và hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước phải đối mặt với sức cạnh
tranh của hàng hóa, và dịch vụ đến từ các nước có công nghệ sản xuất tiên
tiến và hiện đại. Vai trò của công nghệ sẽ được thể hiện như là vũ khí cạnh
tranh của các nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề phát triển công
nghệ là một trong những yếu tố quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của
các doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, sức cạnh tranh
và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Phát triển công nghệ là
chìa khoá để các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nâng cao chất lượng, hạ
giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Trình độ và năng lực công nghệ của đa số các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp nhỏ và vừa hiện nay được đánh giá là còn thấp và có nhu cầu
phát triển công nghệ là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động phát triển công nghệ của
các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về vốn, về nhân lực, về thị trường
trong khi đó hoạt động nghiên cứu và triển khai chưa phát huy được hiệu quả
đối với các doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển công nghệ của các doanh nghiệp; hoạt động nghiên cứu và triển
khai trong các doanh nghiệp cũng không phát triển được. Có những kết quả
nghiên cứu trong thực tế xuất phát từ yêu cầu “đặt hàng”, từ phía các doanh
nghiệp đã phát huy được hiệu quả trong phát triển công nghệ của các doanh
nghiệp. Tại Hải Dương hoạt động nghiên cứu triển khai nhằm phát triển công
nghệ cho các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa có chính sách khuyến



6
kích hoạt động này phát triển, trong khi thị trường công nghệ chưa phát triển
do vậy rất khó khăn cho hoạt động phát triển công nghệ tại các doanh nghiệp
nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa.
Bởi vậy, tác giả chọn đề tài Chính sách phát triển công nghệ theo
hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương) làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý KH&CN.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhà nước đã ban hành Luật chuyển giao công nghệ và một số chính
sách khuyến khích cho hoạt động phát triển công nghệ. Tuy nhiên, trong thực
tế, hoạt động phát triển công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
nhỏ và vừa ở mỗi địa phương được thực hiện có những kết quả khác nhau, vì
mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng, có những chính sách riêng. Đối
với từng doanh nghiệp lại có những điều kiện về nguồn lực khác nhau, do vậy
doanh nghiệp tìm đến phát triển công nghệ sản xuất bằng nhiều còn đường
khác nhau. Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về
hoạt động phát triển công nghệ như:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và
biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu triển khai
trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam, Trần Ngọc Ca, tháng 6 năm 2003.
- Các biện pháp, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công
nghệ, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ,
tháng 10 năm 1999.
- Nâng cao hiệu quả một số chính sách thuế và tín dụng khuyến khích
các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Viện nghiên cứu chiến lược và chính
sách khoa học và công nghệ, tháng 3 năm 2001.

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách KH&CN khuyến khích đổi mới công
nghệ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có vốn Nhà nước
(năm 2003). Chủ nhiệm đề tài Ths.Nguyễn Võ Hưng;


7
Tại Hải Dương có 2 đề tài nghiên cứu:
- Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của các lĩnh vực sản xuất
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Viện nghiên cứu chiến lược và
chính sách khoa học và công nghệ, năm 2005.
- Điều tra hiện trạng và đề xuất các giải pháp để tăng cường năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương khi gia nhập
WTO, Trung tâm KHCN phát triển đô thị và nông thôn Hà Nội, năm 2009.
Những nghiên cứu này đã đưa ra sự cần thiết phải có các giải pháp
chính sách để giúp các doanh nghiệp trong hoạt động phát triển công nghệ.
Một vấn đề đặt ra hiện nay là “cầu” công nghệ của các doanh nghiệp có
nhưng “cung” công nghệ hiện nay không đáp ứng phù hợp thực tế đối với các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa, phải chăng do hoạt động
nghiên cứu và triển khai chưa mạng lại hiệu quả thiết thực cho các doanh
nghiệp. Ở Hải Dương các công trình nghiên cứu về chính sách thị trường kéo
trong hoạt động phát triển công nghệ ở điều kiện của nước ta còn hạn chế. Vì
vậy luận văn định hướng nghiên cứu về giải pháp chính sách để các doanh
nghiệp thấy rõ động cơ thúc đẩy, quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc
phát triển công nghệ, đặc biệt là phát triển công nghệ theo hướng thị trường
kéo từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong giai đoạn
hiện nay, đây chính là vấn đề cơ bản trong nghiên cứu của đề tài luận văn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề ra giải pháp về chính sách phát triển công nghệ theo hướng thị
trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất

công nghiệp nhỏ và vừa của Hải Dương.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung đã nêu, Luận văn đặt ra các mục tiêu cụ
thể như sau:
- Hệ thống hóa các khái niệm có liên quan, bao gồm chính sách, chính
sách KH&CN, triển khai công nghệ, phát triển công nghệ, chính sách


8
“KH&CN đẩy”, chính sách “thị trường kéo”, doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng
lực công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Khảo sát thực tế để chứng minh sự không thành công của chính sách
“KH&CN đẩy” trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa của
Hải Dương.
- Khảo sát thực tế để chứng minh chỉ có thể nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa của Hải Dương,
khi thực hiện chính sách phát triển công nghệ theo hướng “thị trường kéo”.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Hải Dương
- Phạm vi thời gian: 2002-2011
5. Câu hỏi nghiên cứu
5.1. Chính sách “KH&CN đẩy” tác động như thế nào đến năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương?
5.2. Cần có giải pháp về chính sách phát triển công nghệ như thế nào để
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ
và vừa tỉnh Hải Dương?
6. Giả thuyết nghiên cứu
6.1. Chính sách “KH&CN đẩy” đã làm giảm năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương.
6.2. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất

công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương cần thực hiện giải pháp chính sách
phát triển công nghệ theo hướng “thị trường kéo”.
7. Mẫu khảo sát
Luận văn dự kiến khảo sát 50 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhưng trong quá trình khảo sát thì có 5
doanh nghiệp không cung cấp thông tin, như vậy mẫu khảo sát mà Luận văn
tiến hành là 45/50 đạt tỷ lệ 90% so với dự kiến. Các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp nhỏ và vừa trong diện khảo sát có các đặc điểm như sau:
- Quy mô nhân lực: ít nhất là 14, nhiều nhất là 300


9
- Loại hình doanh nghiệp: cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, tư nhân
- Lĩnh vực hoạt động: sản xuất công nghiệp, bao gồm: cơ khí, điện tử,
vật liệu xây dựng, may mặc, giầy da, chế biến nông sản, thực phẩm.
- Xuất xứ công nghệ: Việt Nam: 17; Trung Quốc: 15; Hàn Quốc: 5; Đài
Loan: 2; Đức: 2; Nhật Bản: 2 và còn lại có xuất xứ từ các quốc gia khác.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định lượng: tác giả Luận văn phát ra 50 phiếu thu thập
thông tin, nhưng chỉ thu về được 45/50 phiếu, đạt tỷ lệ 90%.
- Phương pháp định tính: tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu
(bằng cách gửi trước câu hỏi, trực tiếp nghe trả lời) các đối tượng:
+ Chủ hộ gia đình: đối tượng tiếp nhận công nghệ được chuyển giao;
+ Nhà nghiên cứu công nghệ, nhà quản lý công nghệ;
+ Nhà quản lý doanh nghiệp;
- Phương pháp quan sát: tác giả Luận văn trực tiếp quan sát, thống kê
các thông số phục vụ đề tài Luận văn;
- Phương pháp phân tích:
+ Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trước và phân tích sau khi
tiến hành dự án/đề tài công nghệ;

+ Luận văn sử dụng phương pháp phân tích SWOT để tìm ra thế mạnh,
điểm yếu, thời cơ, thách thức của doanh nghiệp.
- Kế thừa các nghiên cứu đã công bố: Luận văn sử dụng số liệu từ 1 dự
án, 3 đề tài được thực hiện theo kế hoạch KH&CN của tỉnh Hải Dương.
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của Luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận của Luận văn
- Chương 2. Phát triển công nghệ theo hướng “KH&CN đẩy” trong các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương
- Chương 3. Phát triển công nghệ theo hướng “thị trường kéo” trong
các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương.


10
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.1. Cơ sở lý luận về chính sách
1.1.1. Khái niệm chính sách
Trong mục này, Luận văn sử dụng tài liệu của Vũ Cao Đàm [4]. Có
nhiều cách tiếp cận để xem xét khái niệm chính sách, trong đó có: tiếp cận
chính trị học, tiếp cận nhân học và nhân học xã hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp
cận kinh tế học, tiếp cận đạo đức học, tiếp cận hệ thống, tiếp cận khoa học
pháp lý, tiếp cận tổng hợp.
Từ các cách tiếp cận trên đây, khi nói đến một chính sách, là nói đến
những yếu tố sau đây:
- Chính sách là tập hợp những biện pháp mà chủ thể quyền lực hoặc
chủ thể quản lý đưa ra, được thể chế hoá thành những quy định có giá trị
pháp lý, nhằm thực hiện chiến lược phát triển của hệ thống theo mục đích mà

chủ thể quyền lực mong đợi.
- Chính sách bao giờ cũng tạo ra một sự phân biệt đối xử của chủ thể
quyền lực hoặc chủ thể quản lý đối với các nhóm xã hội khác nhau. Trong sự
phân biệt đối xử đó, chủ thể quyền lực có sự ưu đãi đối với một (hoặc một số)
nhóm xã hội nào đó.
- Các biện pháp ưu đãi phải có tác dụng kích thích động cơ hoạt động
của nhóm được ưu đãi, là nhóm có vai trò then chốt trong việc thực hiện các
mục tiêu phát triển hệ thống, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của hệ thống
theo chiến lược mà nhóm chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra.
- Chính sách luôn tạo ra một bất bình đẳng xã hội, rất có thể, đồng thời
khắc phục một bất bình đẳng xã hội đang tồn tại, rất có thể khoét sâu thêm
những bất bình đẳng vốn có, nhưng cuối cùng phải nhằm mục đích tối
thượng, là thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mục tiêu phát triển toàn hệ
thống (hệ thống xã hội).


11
- Toàn bộ những biện pháp đó phải đạt đến một kết quả là tạo ra một
đòn ứng phó với một tình huống của cuộc chơi, có khi là rất bất lợi cho chủ
thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý.
Tổng hợp từ trên tất cả các cách tiếp cận trên, có thể đưa ra định nghĩa:
Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền
lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số
nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động
của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát
triển của một hệ thống xã hội” . “Hệ thống xã hội” ở đây được hiểu theo một
ý nghĩa khái quát, đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một
doanh nghiệp, một nhà trường,
Như vậy, nói về một quyết định chính sách, người quản lý có thể hiểu
theo những khía cạnh như sau:

- Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp kích
thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành
chính hoặc một biện pháp ưu đãi đối với các cá nhân hoặc các nhóm xã hội.
- Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dưới dạng các
đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dưới luật, như nghị định, chỉ thị của
chính phủ; thông tư hướng dẫn của các bộ, hoặc các văn bản quy định nội bộ
của các tổ chức (doanh nghiệp, trường học, ).
- Chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và
nhóm xã hội. Đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong việc thực hiện
một mục tiêu nào đó. Ví dụ, nhóm quân đội trong chính sách bảo vệ Tổ quốc,
nhóm giáo viên trong chính sách giáo dục, nhóm khoa học gia trong chính
sách khoa học, nhóm các nhà kinh doanh trong chính sách kinh tế, Mỗi
nhóm được đặc trưng bởi những thang bậc giá trị khác nhau về nhu cầu. Đó là
cơ sở tâm lý học giúp chúng ta vận dụng các bậc thang nhu cầu trong việc tạo
động cơ cho đối tượng chính sách.
- Chính sách phải hướng động cơ của các cá nhân và nhóm xã hội nói
trên vào một mục tiêu nào đó của hệ thống xã hội. Chẳng hạn, mục tiêu kinh


12
doanh của doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo của nhà trường, mục tiêu phát triển
của một địa phương, mục tiêu bảo vệ Tổ quốc của một quốc gia,
Trong quá trình chuẩn bị một quyết định chính sách, người quản lý cần
xác định rõ các đặc điểm sau:
- Cho ra đời một chính sách chính là tung ra một giải pháp ứng phó
trong một cuộc chơi. Giải pháp đó phải lựa chọn sao cho chủ thể quản lý luôn
thắng trong cuộc chơi, nhưng với chú ý rằng luôn thắng trong điều kiện mà
đối tác cảm thấy được chia sẻ lợi ích thoả đáng (cân bằng Nash), không dồn
đối tác vào đường cùng để đón lấy những mối hoạ tiềm ẩn trong các vòng
chơi tiếp sau.

- Cuối cùng, một chính sách đưa ra chính nhằm khắc phục một yếu tố bất
đồng bộ nào đó trong hệ thống, nhưng đến lượt mình, chính sách lại làm xuất
hiện những yếu tố bất đồng bộ mới. Như vậy, quá trình làm chính sách thực
chất là tạo ra những bước phát triển hệ thống, từ những bất đồng bộ này tới
những bất đồng bộ khác. Trong quá trình phát triển hệ thống, không bao giờ ảo
tưởng sự đồng bộ ổn định tuyệt đối ổn định, có nghĩa là không còn phát triển.
- Kết quả cuối cùng cái mà chính sách phải đạt được là tạo ra những
biến đổi xã hội phù hợp mục tiêu mà chủ thể chính sách vạch ra. Khái niệm
“Mục tiêu biến đổi xã hội” ở đây được sử dụng với một nghĩa hoàn toàn trung
lập, có thể là một biến đổi “tốt đẹp” theo một nghĩa nào đó, nhưng lại là “tồi
tệ” theo một nghĩa nào đó.
Tất nhiên, khi nói sử dụng tiếp cận tổng hợp để xem xét một chính
sách, không nhất thiết phải xem xét đủ mọi hướng tiếp cận như trên, mà chỉ
có thể một vài cách tiếp cận trong đó.
Định nghĩa của Luận văn:
Từ những phân tích trên đây, Luận văn sử dụng định nghĩa Chính sách
là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc
chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội,
kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm
thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ
thống xã hội. [4; tr.29]


13
1.1.2. Chính sách khoa học và công nghệ
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật của Liên Hợp Quốc
(UNESCO): "Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp lập pháp và hành
pháp được thực hiện để nâng cao, tổ chức và sử dụng tiềm lực KH&CN với
mục tiêu đạt được mục đích quốc gia". Như vậy, theo định nghĩa này thì
chính sách KH&CN trước hết là tập hợp các biện pháp thuộc lĩnh vực lập

pháp và lĩnh vực hành pháp, có nghĩa là chính sách KH&CN không những chỉ
thể hiện ở khâu hoạch định, ban hành các biện pháp về KH&CN, mà còn phải
thể hiện ở khâu hành pháp: thực thi các biện pháp về KH&CN.
Theo thông lệ chung chính sách KH&CN là những phương châm, điều
lệ, qui định. Đó là những nguyên tắc và qui tắc do một Nhà nước, một ngành,
một cơ sở trong một thời kỳ nhất định và với một mục tiêu chiến lược nhất
định, đặt ra nhằm phát triển KH&CN.
Định nghĩa của Luận văn:
Trên cơ sở chính sách mà Vũ Cao Đàm đã định nghĩa [4;31], Luận văn
xin đưa ra định nghĩa về chính sách KH&CN như sau:
Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa thông
qua vật mang chính sách là các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan
quyền lực nhà nước hoặc cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhằm thực
hiện mục tiêu về KH&CN trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong định nghĩa trên bao gồm:
Quốc hội và HĐND các cấp.
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong định nghĩa trên bao gồm:
Chính phủ và UBND các cấp.
Như vậy, chính sách KH&CN được thể hiện theo những khía cạnh:
- Chính sách KH&CN là một tập hợp biện pháp về KH&CN.
- Chính sách KH&CN là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dưới
dạng các đạo luật, pháp lệnh; các văn bản dưới luật, như nghị định, chỉ thị của
chính phủ; thông tư hướng dẫn của các bộ, hoặc các văn bản quy định về hoạt
động KH&CN.


14
- Chính sách KH&CN phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá
nhân và nhóm xã hội trong lĩnh vực KH&CN.
- Chính sách KH&CN phải hướng động cơ của các cá nhân và nhóm xã

hội nói trên vào mục tiêu phát triển KH&CN, trên cơ sở đó phát triển kinh tế -
xã hội nói chung.
1.2. Triển khai công nghệ và phát triển công nghệ
1.2.1. Khái niệm triển khai công nghệ
Tên của đề tài có cụm từ “phát triển công nghệ”, do đó cần phải phân
biệt thuật ngữ này với thuật ngữ “triển khai công nghệ”, vì trên diễn đàn
KH&CN hiện đang có tranh luận về vấn đề này.
Khoản 4 điều 3 Dự thảo Luật KH&CN viết: Nghiên cứu khoa học bao
gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu cơ bản định hướng
ứng dụng. Để hiểu về quy định này, trước hết phải xem xét cách tiếp cận để
phân loại nghiên cứu khoa học, như phân loại theo chức năng nghiên cứu, phân
loại theo phương thức thu thập thông tin, phân loại theo các giai đoạn của
nghiên cứu… Trong đó phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu, bao gồm:
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm, gọi chung
là nghiên cứu và triển khai, tiếng Anh viết là Research and Development (viết
tắt là R&D). Từ Development trong cụm từ vừa nêu không dịch là phát triển,
bởi vì thuật ngữ này có tên đầy đủ là Technical Exprimental Development, sau
này cũng được gọi là Technological Exprimental Development. Năm 1959, GS
Tạ Quang Bửu đặt thuật ngữ tiếng Việt là “triển khai kỹ thuật”, gọi tắt là “triển
khai”. Nghĩa của triển khai là “thực nghiệm một lý thuyết khoa học cho nó
thành công nghệ”, sản phẩm của nó gồm 3 loại: tạo mẫu (prototype), tạo quy
trình, làm thí điểm loại nhỏ (còn gọi là làm “Série 0”). [3; 39]
Qua tìm hiểu thuật ngữ Development trong các tài liệu nước ngoài
[7;29], Luận văn nhận thấy, ví dụ:
- Frascati Manual trong nghiên cứu do OECD công bố viết là “triển
khai thực nghiệm” [20;30].


15
- Điều 2 Luật khoa học và chính sách khoa học - kỹ thuật Cộng hòa

Liên bang Nga do Duma quốc gia Nga thông qua ngày 12.7.1996 không dùng
từ “phát triển” (Развитие) mà dùng từ “triển khai” (Разработка): “Triển khai
thực nghiệm là hoạt động dựa trên tri thức thu được trong quá trình thực hiện
các nghiên cứu khoa học…”
1

Trong cuốn Tuyển chọn văn bản Luật KH&CN của một số nước trên
thế giới do Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN dịch [17] Research and
Development trong Luật tiến bộ KH&CN của Trung Quốc
2
là “nghiên cứu và
triển khai”.
Như vậy, qua các nghiên cứu trong nước và nước ngoài được công bố,
qua văn bản pháp luật về KH&CN của một số quốc gia cho thấy:
- Việc sử dụng cụm từ “nghiên cứu và triển khai” là hợp lý, triển khai
công nghệ được hiểu theo nghĩa vừa phân tích ở trên;
- Không thể đồng nhất thuật ngữ “triển khai công nghệ” với thuật ngữ
“phát triển công nghệ”, vì lý do hai thuật ngữ rất khác nhau.
Luận văn sẽ phân tích ngay sau đây.
1.2.2. Khái niệm phát triển công nghệ
Thuật ngữ “phát triển công nghệ” (Technology Development) mang
nghĩa hoàn toàn khác với “Triển khai công nghệ” (Technological Exprimental
Development), đây là hoạt động sau nghiên cứu, là quá trình chuyển giao kết
quả nghiên cứu vào sản xuất, bao gồm:
- Phát triển công nghệ theo chiều rộng (Extensive Development of
Technology), còn gọi là “nhân rộng công nghệ” (Diffusion of Technology).
- Phát triển công nghệ theo chiều sâu (Intensive Development of
Technology), còn gọi là “nâng cấp công nghệ” (Upgrading of Technology).
Về chính sách tài chính đối với “triển khai” và “phát triển” cũng khác
nhau, trong khi “triển khai” được cấp vốn theo nguồn “nghiên cứu và triển


1
“Экспериментальные разработки - деятельность, которая основана на знаниях, приобретенных в
результате проведения научных…”
2
Xin tham khảo thêm chương 5 của Law of the People's Republic of China on Science and Technology
Progress (Adopted at the Second Meeting of the Standing Committee of the Eighth National People's
Congress on July 2, 1993).



16
khai” (R&D), bán sản phẩm “triển khai” được miễn thuế, thì bán sản phẩm
“phát triển” lại phải chịu thuế. [3; 41]
Tóm lại, qua tham khảo quan điểm của các nhà nghiên cứu, Luận văn
đưa ra nhận định:
- Triển khai công nghệ là khâu được tiến hành trước khi đưa công nghệ
ra thị trường;
- Phát triển công nghệ là khâu được tiến hành khi đã đưa công nghệ ra
thị trường;
1.2.3. Mối quan hệ giữa “triển khai công nghệ” với “phát triển công nghệ”
Triển khai công nghệ và phát triển công nghệ thuộc hai công đoạn khác
nhau, thuộc hai thời điểm khác nhau như đã phân tích ở trên, nhưng chúng lại
có mối quan hệ với nhau.
Phát triển công nghệ theo chiều rộng còn gọi là “nhân rộng công nghệ”
từ khu vực R&D ra thị trường, từ khu vực này của thị trường sang khu vực
khác của thị trường, chuyển giao công nghệ thuộc quá trình này. Chuyển giao
công nghệ có thể diễn ra trong phạm vi thị trường quốc gia và trên phạm vi thị
trường liên quốc gia, khu vực.
Phát triển công nghệ theo chiều sâu còn gọi là “nâng cấp công nghệ”,

việc nâng cấp công nghệ có thể diễn ra ở khâu nghiên cứu (tác giả công nghệ
tiếp tục nghiên cứu để nâng cấp công nghệ), nhưng cũng có thể diễn ra khi
công nghệ đã được chuyển giao ra thị trường (người sử dụng công nghệ được
chuyển giao có quyền cải tiến, nâng cấp công nghệ). Luật chuyển giao công
nghệ đã khẳng định vấn đề này tại điều 17.2.d. Quyền được cải tiến công
nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ.
Như vậy, bên nhận công nghệ có quyền cải tiến công nghệ (việc này
diễn ra tại thị trường) và có quyền nhận thông tin cải tiến công nghệ (việc cải
tiến này do bên giao, là tác giả công nghệ thực hiện, diễn ra ở khâu R&D).
Qua đó, cho thấy việc phát triển công nghệ có liên quan đến triển khai
công nghệ, hay nói cách khác khâu R&D có mối quan hệ với thị trường. Khi
nhu cầu thị trường đòi hỏi thì có sự đáp ứng của nghiên cứu, đó là nội dung
của chính sách “thị trường kéo”.
Luận văn sẽ phân tích trong mục dưới đây.


17
1.3. Chính sách “khoa học và công nghệ đẩy”, chính sách “thị trường kéo”
3

1.3.1. Khái niệm chính sách “khoa học và công nghệ đẩy”
Thuật ngữ KH&CN đẩy (Science and Technology Push) được hiểu là
kết quả nghiên cứu, công nghệ đưa vào sản xuất và tiêu thụ trên thị trường mà
không cần tính đến mục đích tồn tại của doanh nghiệp và nhu cầu của người
tiêu dùng. [19;43]
Để làm rõ hơn khái niệm KH&CN đẩy, trước hết cần khảo sát các triết
lý tồn tại quản lý KH&CN, theo Vũ Cao Đàm thì trong lịch sử khoa học của
thế giới có 3 triết lý tồn tại của nền khoa học:
- Triết lý 1: Hoạt động KH&CN xuất hiện thuần túy do nhu cầu nội tại
của các cá nhân hoặc các nhóm tư nhân. Nhà nước không có bất kỳ mối quan

tâm nào đối với hoạt động KH&CN.
- Triết lý 2: Hoạt động KH&CN bắt đầu được các nhà nước quan tâm.
Có hai hình thức quan tâm: (1) Nhà nước công bố các chính sách vĩ mô tạo
thuận lợi cho hoạt động KH&CN, định hướng ưu tiên thông qua các chính
sách vĩ mô; (2) Nhà nước tài trợ một cách không vị lợi cho các hoạt động
KH&CN của bất kỳ tổ chức nào trong xã hội. Trong cả hai hình thức này, nhà
nước không can dự dưới bất kỳ hình thức nào vào các hướng nghiên cứu, trừ
trường hợp Nhà nước muốn đặt hàng nghiên cứu để giải quyết một vấn đề nào
đó mà Nhà nước quan tâm. Người ta gọi đó là mô hình của một “Thiết chế tự
trị trong khoa học” (Autonomous institution of Science). Đây là triết lý tổ chức
KH&CN phổ biến hiện nay trên thế giới.
- Triết lý 3: Nhà nước chỉ huy hoạt động KH&CN thông qua các
chương trình, đề tài các cấp của Nhà nước; Nhà nước thành lập các tổ chức
KH&CN “của” Nhà nước; Nhà nước đào tạo “đội ngũ” “cán bộ” KH&CN
“của” Nhà nước; Nhà nước phân bổ ngân sách của Nhà nước cho các tổ chức
KH&CN “của” Nhà nước để thực hiện các chương trình/đề tài “của” Nhà
nước. Đây là triết lý tổ chức KH&CN trong tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.

3
Khi biên soạn mục này, tác giả Luận văn đã sử dụng bài viết của Vũ Cao Đàm (6.2012): Các giải pháp đột
phá về đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động KH&CN, đưa KH&CN thực sự trở thành động lực
then chốt của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


18
KH&CN đẩy là chính sách chủ động “đẩy” KH&CN vào sản xuất và
đời sống. Chính sách này có giá trị nổi bật trong chiến tranh, khi các chính
phủ muốn tận dụng mọi thành tựu KH&CN để tạo ra những vũ khí phục vụ
chiến tranh. Triết lý này kéo dài từ cách mạng công nghiệp (thế kỷ XVII-
XVIII), và nổi bật nhất trong thập niên 1950-1960, nhất là trong thời gian

phục hồi kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Vẫn theo khảo sát của Vũ Cao Đàm, thì:
- Việt Nam hiện vẫn đang đi theo “Chính sách KH&CN đẩy”, với
những chương trình/đề tài do Nhà nước chủ trì và do Nhà nước đặt kế hoạch
áp dụng. Đó là một chính sách thịnh hành vào những thập niên thuộc nửa đầu
thế kỷ XX, nghĩa là về triết lý chính sách KH&CN, Việt Nam đã lạc hậu so
với thế giới trên nửa thế kỷ.
- Hệ thống KH&CN nước ta là một hệ thống KH&CN do Nhà nước chỉ
huy theo triết lý “KH&CN đẩy” trong một hệ thống kinh tế đang chuyển
hướng theo thị trường, nhưng lại thêm “định hướng xã hội chỉ nghĩa”, với
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nghĩa là vẫn giữ quyền Nhà nước chỉ
huy nghiêm ngặt.
Sau khi tham khảo từ tài liệu của Martin, Michael J.C. (1994) và Vũ
Cao Đàm (6.2012) về chính sách KH&CN đẩy, Luận văn đưa ra nhận định:
- Việc nghiên cứu và triển khai được thực hiện theo “kế hoạch” mà
không căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của thị trường;
- Đa số kết quả nghiên cứu và triển khai trong trường hợp này không
đạt hiệu quả kinh tế, một số trong đó không thể đưa vào áp dụng trong đời
sống, sản xuất, mà buộc phải “cất vào ngăn kéo”;
- Việc chủ động “đẩy” KH&CN vào đời sống, sản xuất khi kết quả
nghiên cứu và triển khai được thực hiện theo “kế hoạch” có thể dẫn đến tình
trạng sản phẩm không được thị trường chấp nhận vì không đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng.
- Khi tuân theo chính sách KH&CN đẩy có thể dẫn đến nguồn kinh phí
để tái đầu tư cho hoạt động KH&CN bị ảnh hưởng, vòng lẩn quẩn lại tác động
đến kết quả thấp cho hoạt động KH&CN.


19
Tóm lại, chính sách KH&CN đẩy là chính sách chỉ có tác dụng trong

một số trường hợp nhất định, đổi mới có thể khởi đầu bằng “lực đẩy” của
KH&CN nhưng điều đó chỉ thành công khi nó đáp ứng được nhu cầu rõ ràng
của thị trường hoặc giải quyết một số vấn đề kỹ thuật quan trọng.
1.3.2. Khái niệm chính sách “thị trường kéo”
Trong quá trình đổi mới, sức kéo của thị trường có tầm quan trọng đặc
biệt. Có thể đầu tư nhiều thời gian và tiền của cho công tác nghiên cứu và
triển khai để phát triển sản phẩm, nhưng nếu như không nhìn rõ nhu cầu của
thị trường thì ngay cả những sáng chế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cũng sẽ
chỉ nằm trong “ngăn kéo”.
Để khảo sát thuật ngữ chính sách thị trường kéo, Luận văn tham khảo
nghiên cứu của Vũ Cao Đàm (6.2012) về các thuật ngữ sau đây:
- Công nghệ kéo (Technology Pull/Driven), một chính sách xuất phát từ
nhu cầu công nghệ của sản xuất, và công nghệ sẽ “kéo” khoa học đi theo. Chính
sách này xuất hiện khi các nhà sản xuất đề xướng triết lý lấy công nghệ để giành
thế mạnh cạnh tranh. Triết lý này kéo dài suốt nửa cuối thập niên 1960.
- Sản phẩm kéo (Product Pull/Driven), triết lý này là sự kế tiếp triết lý
“Công nghệ kéo”. Các nhà kinh doanh cho rằng, cái họ cần chính là sản
phẩm, chứ không phải là công nghệ. Chính từ sản phẩm sẽ kéo công nghệ
theo, và đến lượt mình, công nghệ lại kéo khoa học theo. Triết lý này diễn ra
vào đầu thập niên 1970, và kéo dài đến thập niên 1980.
- Thị trường kéo (Market Pull/Driven), là chính sách phát triển trong
điều kiện hệ thống kinh tế thế giới thành một thị trường mở. Và thị trường sẽ
cuốn hút KH&CN đi theo nó, phục vụ cho các mục tiêu hợp tác và cạnh tranh.
Chính sách này bắt đầu từ những thập niên 1980-1990 và kéo dài cho đến
ngày nay.
- Nhu cầu kéo (Demand Pull/Driven), là sự mở rộng của chính sách thị
trường kéo trên quy mô không chỉ trên thị trường, mà trên toàn xã hội.
Để khái quát mục chính sách KH&CN đẩy, chính sách thị trường kéo,
Luận văn lấy sơ đồ do Martin, Michael J.C. [19;44] đưa ra:



20
Bảng 1.1. Sơ đồ tổng quát về “công nghệ đẩy” và “thị trường kéo”

Qua sơ đồ này, Luận văn đưa ra nhận định:
- Ở mô hình công nghệ đẩy: khâu R&D được thực hiện trước tiên, đưa
ra sản phẩm và “đẩy” vào thị trường;
- Ở mô hình “thị trường kéo”: khâu khảo sát nhu cầu của thị trường
được thực hiện trước tiên, sau đó mới tiến hành R&D
Tóm lại, sau khi khảo sát quan niệm của Martin, Michael J.C. (1994)
và Vũ Cao Đàm (6.2012) về chính sách thị trường kéo, Luận văn đưa ra các
nhận định sau đây về chính sách thị trường kéo:
- Đặt nhu cầu của người tiêu dùng, đòi hỏi của thị trường lên trên hết,
căn cứ vào đó để “đặt hàng” cho khâu R&D;
- Khâu R&D được tiến hành theo “đơn đặt hàng” của thị trường, bởi
vậy sản phẩm của nó có nơi tiêu thụ, không diễn ra tình trạng kết quả nghiên
cứu phải “cất vào ngăn kéo”;
- Thị trường tiêu thụ kết quả của khâu R&D, dẫn đến việc mở rộng
nguồn kinh phí chi cho tái đầu tư R&D, tác động đến hiệu quả cao cho hoạt
động KH&CN.
1.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.4.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tiêu chí nhận biết doanh nghiệp nhỏ và vừa là trung tâm của nhiều
cuộc tranh luận về sự phát triển của khu vực này trong những năm qua. Định


21
nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa phải dựa trước tiên vào quy mô doanh
nghiệp. Thông thường đó là tiêu chí về số nhân công, vốn đăng kí, doanh
thu , các tiêu chí này thay đổi theo từng quốc gia, từng chương trình phát

triển khác nhau.
Công văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó doanh
nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn
kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa
VND và USD tại thời điểm ban hành công văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây
dựng một bức tranh chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục
vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho phép
phân biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số
90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như
sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đó
đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ
đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Về tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thế giới, định
nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa được hiểu và quy định khác nhau tuỳ theo
từng nơi. Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm: tiêu chí định
tính và tiêu chí định lượng.
Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh
nghiệp như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của
quản lý thấp Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề
nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó chúng thường được dùng làm
cơ sở để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế.
Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động,
giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó:
- Số lao động: có thể lao động trung bình trong danh sách, lao động
thường xuyên, lao động thực tế;
- Tài sản hay vốn: có thể là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (vốn)
cố định, giá trị tài sản cũ;


22

- Doanh thu: có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm
(hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số này).
Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao
động. Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉ mang
tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Trình độ phát triển kinh tế của một nước;
- Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng
nhiều lao động như dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn
như hoá chất, điện Do đó cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối
chứng trong phân loại các doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa các ngành với nhau.
Trong thực tế, ở nhiều nước, người ta thường phân chia thành hai đến ba
nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau.
- Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lượng và quy
mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó cần tính đến cả hệ số vùng để đảm
bảo tính tương thích trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng
khác nhau.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại điều 3 Nghị định
56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Doanh
nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định
pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng
nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm
(tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Cụ thể như sau:


23
Bảng 1.2. Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa theo lĩnh vực
Quy mô



Lĩnh vực
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Tổng nguồn
vốn
Số lao động
Tổng
nguồn vốn
Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp và
thủy sản
20 tỷ đồng trở
xuống
Từ trên 10
người đến 200
người
Từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
Từ trên 200
người đến 300
người
II. Công nghiệp và xây
dựng
20 tỷ đồng trở
xuống
Từ trên 10
người đến 200
người
Từ trên 20 tỷ

đồng đến 100
tỷ đồng
Từ trên 200
người đến 300
người
III. Thương mại và dịch
vụ
10 tỷ đồng trở
xuống
Từ trên 10
người đến 50
người
Từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng
Từ trên 50
người đến 100
người

Luận văn sử dụng một phần của điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP về
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó chỉ khảo sát doanh
nghiệp thuộc nhóm II trong bảng 2 vừa nêu. Cụ thể:
Bảng 1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong diện khảo sát của Luận văn
Quy mô


Lĩnh vực
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Tổng nguồn

vốn
Số lao động
Tổng
nguồn vốn
Số lao động
Sản xuất công nghiệp
20 tỷ đồng trở
xuống
Từ trên 10
người đến 200
người
Từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
Từ trên 200
người đến 300
người

1.4.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số
vai trò tương đồng như sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở
Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì
thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể;
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn.
Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có
được sự ổn định.

×