Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Điều kiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ thủy lợi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Nghiên cứu tại Viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 109 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THỊ HỒNG LAN




Điều kiện chuyển đổi các tổ chức khoa học
và công nghệ thủy lợi sang cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm (Nghiên cứu tại Viện Khoa
học thuỷ lợi Việt Nam)




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Chính sách khoa học và công nghệ








HÀ NỘI, 2008





1
MC LC


Trang
LI NểI U
6
DANH MC CC T VIT TT

PHN M U
8
1. Lý do chn ti
8
2. Lch s nghiờn cu
10
3. Mc tiờu nghiờn cu
11
4. Phm vi nghiờn cu
11
5. Mu kho sỏt
12
6. Vn nghiờn cu
12
7. Gi thuyt nghiờn cu
12
8. Phng phỏp nghiờn cu
13

9. Kt cu lun vn
13
PHN NI DUNG
CHNG I. C S Lí LUN V IU KIN CHUYN I SANG C
CH T CH, T CHU TRCH NHIM CA CC N V VIN
KHOA HC THY LI VIT NAM
14
1.1. Cỏc khỏi nim c bn
15
1.1.1. T chc và hot ng KH&CN
15
1.1.2. T chc và hoạt động KH&CN thu li
15
1.1.3. Khỏi nim t ch v t chu trỏch nhim
20
1.1.4. V t ch" v "t chu trỏch nhim" i vi cỏc t chc KH&CN.
21
1.2. Vn chuyn i c ch t ch, t chu trỏch nhim ca cỏc t chc
KH&CN
24
1.2.1. Các loại hình của tổ chức KH&CN
25
1.2.2. Một số tiêu chí cơ bản để phân loại các tổ chức KH&CN
26
1.2.3. Chc nng chủ yếu của các tổ chức KH&CN
27
1.3. Nhng thay i cú s tỏc ng n t chc KH&CN trong quỏ trỡnh
chuyn i c ch t ch, t chu trỏch nhim ca B NN&PTNT
29
1.4. Vn d chuyn i c ch t ch, t chu trỏch nhim ca Vin KHTL

Vit nam.
30
1.5. Cỏc c ch chớnh sỏch h tr cn thit ca Nh nc trong quỏ trỡnh
chuyn i
31
Kt lun Chng I
32

2
Ch-ơng II. nhận dạng hoạt động của Viện Khoa học Thuỷ
lợi việt nam
35
2.1. Dẫn nhập
35
2.2. V trớ v c im ca t chc KH&CN Thy Li
36
2.3. Hin trng t chc v hot ng KH&CN ca Vin Khoa hc Thu li
Vit Nam
38
2.3.1. Chc nng ca Vin
38
2.3.2. Cỏc nhim v ch yu ca Vin
39
2.3.3. Tỡnh hỡnh ti chớnh v ti sn của Viện KHTLVN
40
2.3.4. Tỡnh hỡnh c s vt cht nghiờn cu của Viện
40
2.3.5. Tim lc ca Vin Khoa hc Thu li Vit Nam
40
2.3.6. Nhng hot ng KH&CN v sn phm chớnh ca Vin phục vụ yêu

cầu quản lý nhà n-ớc và phục vụ dịch vụ công ích
43
2.3.7. Nhng hot ng NCKH phỏt trin cụng ngh sn xut v dch v
46
2.4. ỏnh giỏ thc trng hot ng ca hai Vin
49
2.4.1. ỏnh giỏ chung
49
2.4.2. ỏnh giỏ v c ch hot ng ca Vin KHTL Vit nam trong thi gian
qua
51
2.4.3. ỏnh giỏ v kh nng t ch, t chu trỏch nhim trong hot ng
KH&CN ca Vin
52
2.4.4. Mt s khú khn hn ch khi thc hin chuyn i của Viện KHTLVN
55
Kt lun chng II
57
CHNG 3. IU KIN CHUYN I HOT NG SANG C CH
T CH, T CHU TRCH NHIM CA VIN KHOA HC THY LI
VIT NAM
60
3.1. Dn nhp
60
3.2. Quan im ca tỏc gi v t ch, t chu trỏch nhim
61
3.2.1. Vấn đề hiệu quả trong hoạt động KH&CN
62
3.2.2. Hot ng KH&CN
63

3.2.3. Chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm
64
3.2.4. Vấn đề thị tr-ờng cho sản phẩm KH&CN
67
3.2.5. Gn kt nghiờn cu khoa hc vi sn xut
69
3.2.6. i mi nguyờn tc v c ch u t ti chớnh cho KH&CN
72
3.3. Quan im ca Ngh nh 115/2005/CP-CP
72
3.3.1. Ngh nh 115/2005/N-CP chuyn i hot ng ca cỏc t chc
KH&CN sang c ch t ch, t chu trỏch nhim.
72
3.3.2. Hot ng KH&CN theo c ch t ch, t chu trỏch nhim
73

3
3.3.3. Một số vấn đề vÒ Tổ chức KH&CN khi thực hiện Nghị định
115/2005/NĐ-CP của Chính phủ
74
3.4. Kinh nghiÖm một số mô hình tổ chức hoạt động KH&CN trên thế giới
76
3.4.1. Mô hình tổ chức hoạt động của tổ chức KH dạng công lập
76
3.4.2. Mô hình tổ chức hoạt động của tổ chức khoa học độc lập
77
3.4.3. Kinh nghiÖm cña mét sè n-íc vÒ tæ chøc vµ ho¹t ®éng doanh nghiÖp
KH&CN
78

3.5. Kinh nghiệm của các tổ chức KH&CN ở Việt Nam
81
3.5.1. Vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN
81
3.5.2. Mô hình thích hợp vào điều kiện Việt Nam
84
3.6. Chuyển đổi tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngành thuỷ lợi Việt Nam
85
3.6.1. Nguyên tắc chung
85
3.6.3. Quan hệ giữa thương mại hóa sản phẩm R&D của ngành thủy lợi với
áp dụng 115 trong các Viện R&D ngành thủy lợi.
88
3.6.4. Những điều kiện cần và đủ để thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của Viện KHTLVN
89
3.7. Mục đích và yêu cầu sắp xếp lại tổ chức KH&CN thủy lợi thực hiện theo
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
93
3.7.1. Hệ thống cơ cấu tổ chức của Viện KHTL Việt nam
93
3.7.2. Phân loại các đơn vị của Viện KHTLVN khi thực hiện chuyển đổi cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
95
3.7.3. Xác định hoạt động ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh phục vụ cho
công tác chuyển đổi tự chủ, tự chịu trách nhiệm
98
3.8. Phƣơng hƣớng hoạt động của Viện KHTL Việt Nam theo Nghị định
115/2005/NĐ-CP
99

3.8.1. Về chiến lược phát triển thủy lợi
99
3.8.2. Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản
xuất và dịch vụ
100
Kết luận Chƣơng III
102
KẾT LUẬN
107
KHUYẾN NGHỊ
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
112





4
LỜI NÓI ĐẦU
Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam là 1 trong 2 Viện nghiên cứu đầu
ngành của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và là 1 trong hệ thống 43
Viện nghiên cứu quốc gia. Nhờ phát huy tính năng động tự chủ, từ nhiều
năm nay Viện đã có nhiều sản phẩm khoa học công nghệ đƣợc áp dụng vào
sản xuất hoặc cung cấp cơ sở khoa học cho Nhà nƣớc hoạch định chính sách
đầu tƣ, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, phòng chống bão lụt giảm nhẹ
thiên tai. Tuy nhiên, để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo
nghị định 115 của chính phủ, trƣớc hết cần phải xác định rõ điều kiện cần và
đủ để chuyển đổi các tổ chức KH&CN thuỷ lợi thuộc Viện KHTLVN một
cách có hiệu quả và phù hợp với cơ chế thị trƣờng trong giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu của đề tài là:
 Xác định những điều kiện cần thiết và phù hợp nhất khi thực hiện
chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách của các tổ chức KH&CN thuỷ
lợi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN của các tổ chức KH&CN
Thuỷ lợi phù hợp với cơ chế thị trƣờng hiện nay.
Đề tài này giới hạn trong phạm vi sau đây:
- Chỉ đánh giá hoạt động KH&CN của 2 Viện KHTL và KHTLMN
trƣớc khi sáp nhập.
- Từ phân tích đánh giá thực trạng đƣa ra một số điều kiện chuyển đổi
phù hợp theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm đề xuất ra mô hình tổ
chức phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay.
Để thực hiện đề tài, tác giả tìm hiểu các văn bản có liên quan, các mô
hình đến cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Từ đó, soi rọi vào thực tế hoạt
động KH&CNTL của Viện KHTLVN, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức
và hoạt động của Viện KHTLVN đề xuất các điều kiện chuyển đổi phù hợp
với cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Bố cục của luận văn gồm:
- Lời nói đầu
- Phần mở đầu;

5
- Chƣơng I. Cơ sở lý luận về điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN ngành thủy lợi.
- Chƣơng II. Nhận dạng hoạt động của Viện Khoa học Thủy lợi Việt
Nam.
- Chƣơng III. Điều kiện chuyển đổi hoạt động sang cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
- Kết luận.
- Khuyến nghị.
Nhân đây, tác giả xin cảm ơn các thầy cô giáo của Trƣờng đại học khoa

học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội; Viện chiến lƣợc và chính
sách khoa học và công nghệ – Bộ khoa học và công nghệ đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, đặc biệt là Giáo sƣ, tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh,
ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho luận văn này.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam và đồng
nghiệp Ban Kế hoạch Tổng hợp thuộc Viện đã động viên và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập vừa qua.















6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nƣớc ta trong nhiều thập niên gần đây cơ chế hoạt động của hầu hết
các tổ chức nghiên cứu khoa học là cơ chế tập trung bao cấp. Trong cơ chế
này, Nhà nƣớc là ngƣời cấp vốn đảm bảo sự hoạt động bình thƣờng cho đại
bộ phận các tổ chức nghiên cứu. Những ngƣời làm công tác quản lý và
nghiên cứu trong các tổ chức này là những ngƣời làm việc theo biên chế,

đƣợc hƣởng lƣơng, đƣợc đào tạo nâng cao, đƣợc cấp kinh phí thực hiện các
đề tài dự án khoa học theo nhiệm vụ đƣợc phân công hằng năm.
Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trƣờng, các tổ chức khoa học
cũng dần thay đổi cơ chế tổ chức của mình cho phù hợp hơn nhằm nắm bắt
kịp thời các thời cơ từ trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Chính phủ cũng đã
có những chỉ đạo cho sự phát triển này. Cụ thể là trong nghị quyết Hội nghị
lần thứ 9 đã định hƣớng sự chuyển đổi cơ chế hoạt động cho các đơn vị
nghiên cứu là: Đổi mới một cách cơ bản quản lý và tổ chức hoạt động
KH&CN, lấy sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước làm
mục tiêu chủ yếu của hoạt động KH&CN Khẩn trương khắc phục tình
trạng bao cấp, hành chính hóa hoạt động KH&CN Khẩn tr-¬ng chuyển ®æi
các tổ chức KH&CN nghiên cứu triển khai sang hoạt động theo cơ chế
doanh nghiệp”.
Mục tiêu của việc chuyển đổi này thực chất là tổ chức lại các đơn vị
nghiên cứu và triển khai kết quả khoa học thông qua việc cung cấp kết quả
nghiên cứu cho xã hội mà tự trang trải và phát triển. Đồng thời tạo điều kiện
để Nhà nƣớc có đầu tƣ thích đáng, có trọng tâm, trọng điểm cho một số công
nghệ cao có sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
Tổ chức khoa học và công nghệ nói chung là một loại hình đơn vị sự
nghiệp có những đặc trƣng riêng. Vì vậy, mô hình tổ chức khoa học và công
nghệ cũng cần có những đặc điểm riêng nhất là trong điều kiện hiện nay để
thực hiện chủ trƣơng tách quản lý nhà nƣớc với quản lý hoạt động sự nghiệp
và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KH&CN công lập.

7
Tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, kích thích sáng tạo, tăng hiệu quả hoạt
động KH&CN, giảm nguồn chi ngân sách. Sự cần thiết phải trao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp là rất cần thiết.
Viện Khoa học Thủy lợi Việt nam nằm trong hệ thống tổ chức
KH&CN chung của cả nƣớc, chịu ảnh hƣởng trực tiếp những yếu tố tích cực

và không tích cực đến mọi hoạt động KH&CN trong ngành KH&CN nói
chung, ngành nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Những thành tựu KH&CN
thủy lợi nổi bật trong thời gian qua đƣợc Nhà nƣớc công nhận là đề xuất
nhiệm vụ, chƣơng trình về quản lý, sử dụng nƣớc có hiệu quả cho nông
nghiệp, thủy sản, công nghiệp, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, lũ lụt, hạn
hán; phòng tránh và giảm thiểu sự ảnh hƣởng biến đổi khí hậu toàn cầu, đảm
bảo an ninh lƣơng thực, hạn chế thiệt hại về ngƣời và tài sản xã hội, giữ đƣợc
bình ổn biến động kinh tế đất nƣớc.
Viện khoa học thuỷ lợi Việt Nam là tổ chức nghiên cứu khoa học công
lập về chuyên ngành Thuỷ lợi, Viện có chức năng nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ, đào tạo sau đại học, tƣ vấn và xây dựng công trình
về lĩnh vực thủy lợi - thủy điện phục vụ quản lý Nhà nƣớc và phát triển nông
nghiệp, nông thôn và các ngành kinh tế quốc dân. Trƣớc yêu cầu hội nhập
kinh tế và sức ép cạnh tranh của cơ chế thị trƣờng cũng nhƣ việc yêu cầu các
đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo Nghị định 115/2005 NĐ-CP ngày 5/8/2005 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập.
Khoa học và công nghệ ngành thủy lợi có những đặc điểm riêng. Có
đến 70% nhiệm vụ hằng năm của tổ chức KH&CN thủy lợi phục vụ cho
chiến lƣợc phòng tránh thiên tai, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, an
toàn tính mạng con ngƣời, phục vụ công ích xã hội. Vì vậy việc thực hiện
chuyển các tổ chức KH&CN thủy lợi hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm theo nghị định 115-CP và nghị định 80/NĐ-CP cần đƣợc vận
dụng trên cơ sở nghiên cứu đánh giá phân loại theo tiêu chí (những điều kiện
cần thiết đảm bảo để thực hiện chuyển đổi) và đề xuất bƣớc đi thích hợp.

8
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là mô hình ―cơ chế‖ nào là phù hợp đối với
các tổ chức khoa học công nghệ hiện đang tồn tại ở nƣớc ta? Chuyển đổi nhƣ
thế nào để tránh những thay đổi đột ngột có thể kéo theo những ảnh hƣởng

lâu dài? Hay nên chăng cần có một thời gian nhất định để giảm dần bao cấp
và tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học tìm đƣợc hƣớng phát triển khoa
học và công nghệ theo cơ chế tự chủ về tài chính?
Việc chuyển đổi theo một cơ chế mới của các tổ chức KH&CN công
lập cũng không thể đồng loạt thực hiện một cách máy móc, mà phải phân
loại và đƣa ra các điều kiện cụ thể cho từng một mô hình tự chủ, tự chịu
trách nhiệm phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành và cơ chế thị trƣờng, để
từ đó phân tích, đánh giá các tổ chức KH&CNTL nào có thể chuyển đổi theo
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các tổ chức nào chƣa đủ điều kiện chuyển
đổi thì cần phải sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp với chủ trƣơng đổi
mới hoạt động KH&CN và phải có lộ trình chuyển đổi cho phự hợp.
Hiện tại, Viện khoa học thuỷ lợi Việt Nam (gồm Viện KHTL và Viện
KHTLMN) có 38 đơn vị trực thuộc là đơn vị sự nghiệp có thu, vừa có chức
năng phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc, vừa làm dịch vụ thì trƣớc hết phải
phân định rõ việc nào do cơ quan nhà nƣớc giao, việc nào Viện tự chủ động
và trang trải.
Từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Điều kiện chuyển đổi
sang cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học &
công nghệ thuỷ lợi (nghiên cứu trường hợp Viện khoa học thuỷ lợi Việt
Nam)” để xác định rõ các điều kiện cần thiết cho một tổ chức KH&CNTL
hoạt động có hiệu quả phù hợp với yêu cầu quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm theo cơ chế thị trƣờng là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học.

2. Lịch sử nghiên cứu
Chính phủ ban hành Nghị định 115/2005/NÐ-CP ngày 5-9-2005, quy
định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH-CN công lập.

9
Về cơ chế này từ trƣớc đến nay mới chỉ có các nhà soạn thảo chính
sách KH&CN đề xuất với chính phủ ban hành các quyết định có liên quan

đến cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học & công nghệ
công lập.
Trong các tổ chức KH&CNTL từ trƣớc đến nay chƣa có công trình, đề
tài nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu đi sâu lĩnh vực này. Vì vậy, việc tiến
hành nghiên cứu đề tài này là việc cần thiết và cấp bách để đƣa ra những điều
kiện cần thiết nhất khi chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trong giai đoạn hiện nay.

3. Mục tiêu nghiên cứu
 Điều kiện cần và đủ để thực hiện chuyển đổi các tổ chức KH&CN
thuỷ lợi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động KH&CN Thuỷ lợi phù hợp với cơ chế thị trƣờng trong giai đoạn
hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nội dung:
Nghị định 115/2005NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ, các quy
định, văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề chuyển đổi và cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm.
Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam, Chiến lƣợc
phát triển khoa học và công nghệ Thuỷ lợi đến năm 2015,…
Khảo sát các đơn vị khoa học thuộc Viện KHTLVN, chỉ ra các điều
kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các tổ chức KH&CN thuộc Viện KHTLVN.
4.2. Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại 38 đơn vị chƣa sáp nhập (17
đơn vị sau khi đã sáp nhập) thuộc Viện khoa học thuỷ lợi Việt Nam.
4.3. Phạm vi thời gian : 3 năm ( 8/2005-8/2007 )


10

5. Mẫu khảo sát
Đề tài chọn mẫu khảo sát là Viện Khoa học Thủy lợi Việt nam, đơn vị
đầu ngành về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thủy lợi của Việt nam.

6. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài luận văn tập trung giải quyết hai vấn đề sau:
1. Liệu tất cả các đơn vị KH&CN trực thuộc Viện Khoa học Thuỷ lợi
Việt Nam có thể chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đƣợc
không?
2. Điều kiện nào để các đơn vị KH&CN Thuỷ lợi trực thuộc Viện
KHTLVN áp dụng thực hiện chuyển sang cơ chế tự chủ và tự chịu trách
nhiệm?

7. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động của Viện, tác giả
luận văn đƣa ra những ý tƣởng khoa học của luận văn:
Không phải tất cả các tổ chức KH&CN đều có thể chuyển sang thực
hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mà chỉ có một số các tổ chức
KH&CN đủ điều kiện mới có thể chuyển đổi được.
Quan điểm của tác giả trong khi giải quyết 2 vấn đề trên là:
(1) Không phải bất kỳ các đơn vị KH&CN thuộc Viện khoa học thuỷ lợi
Việt Nam đều có thể chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trong giai đoạn hiện nay.
Một số các đơn vị KH&CN thuộc Viện KHTLVN chƣa đủ điều kiện để
có thể chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giai đoạn hiện
nay (tác giả sẽ phân tích cụ thể ở chương III).
(2) Những điều kiện cần và đủ để chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm:
Đây là điều kiện tiên quyết để khẳng định và công nhận tổ chức
KH&CN là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi có các sản phẩm có uy tín,


11
thƣơng hiệu tham gia thị trƣờng công nghệ để tổ chức KH&CN có thể sống
bằng sản phẩm khoa học của mình (tác giả sẽ phân tích cụ thể ở chƣơng III).

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính nhƣ sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu: Dựa vào các văn
bản pháp quy, các tài liệu liên quan, các văn bản hƣớng dẫn về chuyển đổi
các tổ chức KH&CN theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Tài liệu và số
liệu của một số tổ chức KH&CN các nƣớc trên thế giới.
Kế thừa các tài liệu nghiên cứu, tổng kết về quá trình chuyển đổi các
hỡnh thức tổ chức KH&CN trong nƣớc sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm.
8.2. Phương pháp điều tra thực tế
- Điều tra, thống kê, phân tích các tài liệu thực trạng hoạt động về
KH&CN của Viện KHTL và Viện KHTL Miền Nam.
- Khảo sát, thăm quan, bằng phiếu thăm dò
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, ý kiến các cơ quan, chuyên gia
trong lĩnh vực KH&CN; các nhà KH, các tổ chức KH&CN và các tổ chức
KH&CNTL

9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3
chƣơng. Cụ thể:
CHƢƠNG I. Cơ sở lý luận về điều kiện chuyển đổi của các tổ chức
KH&CN ngành thủy lợi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
CHƢƠNG II. Nhận dạng hoạt động của Viện Khoa học Thủy lợi Việt
Nam.
CHƢƠNG III. Điều kiện chuyển đổi hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.


12
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI SANG
CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã đƣợc thực hiện trên 20 năm
qua, đến nay đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhƣng cũng còn có nhiều
việc phải làm, nhiều vấn đề cần giải quyết. Chúng ta vẫn chƣa có nền kinh tế
thị trƣờng theo đúng nghĩa của nó , nền kinh tế chƣa phát triển ổn định và
đảm bảo tính bền vững. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trƣờng, nó đòi hỏi phải có sự
chuyển đổi đồng bộ tất cả các ngành, lĩnh vực khác sang hoạt động theo
phƣơng thức của nền kinh tế ―thị trường”. Theo xu hƣớng này, chúng ta đã
có chủ trƣơng chuyển các tổ chức sự nghiệp sang hoạt động theo hƣớng tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, từng bƣớc tách biệt công tác quản lý đơn vị sự
nghiệp với quản lý hành chính. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với
đơn vị sự nghiệp chính là phƣơng thức, cách thức hoạt động của đơn vị sự
nghiệp.
Việc chuyển đổi tổ chức KH&CN là một phần trong quá trình đổi mới
toàn diện đất nƣớc, nó cần có một khoảng thời gian nhất định và một sự hy
sinh không nhỏ.
Khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất
nƣớc, đặc biệt đối với nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì đầu tƣ cho
khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao (theo báo cáo
chung của chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới về đánh giá chi tiêu

công, công bố tháng 5/2005). Thủy lợi là ngành quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp, cấp nƣớc, tƣới tiêu nƣớc theo yêu cầu sinh trƣởng của cây
trồng đảm bảo năng suất cao và cấp nƣớc sinh hoạt và bảo vệ môi trƣờng
nông thôn, phòng chống lụt bão, sạt lở bờ sông bờ biển…. Trong điều kiện

13
hiện nay với những biến đổi của thời tiết khí hậu nhƣ hiệu ứng nhà kính, El
Nino, El Lina thì vai trò của thủy lợi, các nhà khoa học thủy lợi nói chung và
các nhà khoa học Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nói riêng ngày càng
tăng.
Xu hƣớng tăng nguồn lực nghiên cứu khoa học để hỗ trợ cho một nền
nông nghiệp hiện đại và đa dạng nhạy cảm nói chung và ngành thuỷ lợi nói
riêng, với thị trƣờng mở và thay đổi kỹ thuật nhanh chóng là tất yếu. Vì vậy,
Nghị quyết của Quốc hội (khoá XI) đã chuẩn y dành 2% tổng chi ngân sách
nhà nƣớc cho khoa học công nghệ, đây đƣợc coi là nỗ lực rất lớn của toàn xã
hội, mức tăng chi ngân sách nhà nƣớc năm sau so với năm trƣớc cho lĩnh vực
KH&CN tối thiểu là 10%. Do đó việc đầu tƣ cho KH&CN phải thực sự gắn
với kết quả đầu ra, bởi vì chi tiêu cho KH&CN vẫn chủ yếu từ ngân sách nhà
nƣớc và cần phải sắp xếp lại hệ thống tổ chức các cơ quan nghiên cứu khoa
học trong cả nƣớc một cách hợp lý nhất. Việc rà soát lại hệ thống tổ chức các
cơ quan nghiên cứu khoa học, nhằm tập trung nguồn lực và trao quyền tự chủ
cho các tổ chức nghiên cứu khoa học trong chi tiêu và tổ chức bộ máy, trao
quyền tự chủ cao hơn và cũng phải tự chịu trách nhiệm nhiều hơn trong các
hoạt động của đơn vị mình, đạt hiệu quả cao trong cơ chế thị trƣờng và hội
nhập quốc tế.

1.1. Tổ chức và cỏc loại hoạt động KH&CN:
1.1.1. Khái niệm Tổ chức KH&CN
 Tổ chức khoa học là một tập hợp hoạt động nhằm liên kết các yếu
tố của nguồn lực khoa học. Chẳng hạn, bố trí nhân lực, phân bổ tài chính,

đảm bảo vật tƣ, thiết kế các kênh thông tin
Tổ chức khoa học là một thực thể không gian, trong đó nhân lực đƣợc
sắp xếp theo một cấu trúc xác định, đƣợc phân chia chức năng và đƣợc liên
kết theo một trật tự của hoạt động khoa học chi phối.
 Tổ chức ViÖn KH&CN thuỷ lợi Việt Nam:

14
- Viện khoa học thuỷ lợi Việt Nam là tổ chức sự nghiệp khoa học công
lập có tƣ cách pháp nhân
1.1.2. Cỏc loại hoạt động KH&CN:
1.1.2.1: Hoat động KH&CN theo UNESCO:
Theo UNESCO, hoạt động KH&CN có thể tóm tắt nhƣ sau:
• R&D, bao gồm
Nghiên cứu cơ bản,
Nghiên cứu ứng dụng và
Triển khai (Experimental
Development). Trong
giai đoạn ―Triển khai‖, ngƣời ta làm 3 việc: Chế tác vật mẫu (prototype); làm
pilot để tạo dựng công nghệ; và sản xuất thử loạt ―0‖ để khẳng định độ tin
cậy của công nghệ. Về chính sách tài chính, giai đoạn này đƣợc sử dụng các
nguồn vốn ―cho không, biếu không‖ và đƣợc miễn thuế.
• Chuyển giao tri thức, bao gồm chuyển giao tri thức công nghệ (gọi tắt
là chuyển giao công nghệ).
• Phát triển công nghệ trong sản xuất (Technology Development), bao
gồm: (1) Nhân rộng công nghệ (Extensive Development) sau khi công nghệ
đã đƣợc làm chủ trong sản xuất, và (2) Nâng cấp công nghệ (Intensive
Development hay còn gọi là Upgrading of Technology). Về chính sách tài
chính, giai đoạn này phải sử dụng vốn vay hoặc vốn đầu tƣ mạo hiểm, và
phải chịu thuế.
• Dịch vụ KH&CN

Qua thực tế hoạt động KH&CN, chúng ta có thể hình dung trình tự các
hoạt động KH&CN theo trình bày trong bảng trên.
Từ hình dung về hoạt động KH&CN, chúng ta nhận dạng chức năng
các tổ chức trong hoạt động KH&CN nhƣ trình bày trong bảng 3.

15
thực tế đã cho thấy nhiều mô
hình tổ chức hoạt động KH&CN trên
thế giới, tóm tắt nhƣ sau:
• Mô hình I, là mô hình cổ điển
nhất, trong đó, các tổ chức R&D thực
hiện trọn vẹn các giai đoạn của quá
trình nghiên cứu và triển khai, còn các
doanh nghiệp chỉ làm nhiệm vụ sản xuất và tiếp tục phát triển công nghệ
trong sản xuất. Giữa tổ chức R&D và doanh nghiệp tồn tại các công ty tƣ vấn
đóng vai trò cầu nối từ R&D tới sản xuất.
• Mô hình II, là một nỗ lực của doanh nghiệp hƣớng tới làm chủ công
nghệ mới bằng cách tự mình làm triển khai, từ khâu chế tạo vật mẫu sản
phẩm mới (prototype), làm pilot để xây dựng công nghệ và sản xuất loạt ―0‖,
đƣa vào sản xuất công nghiệp và tiếp tục phát triển công nghệ trong sản xuất.
• Mô hình III, tổ chức R&D tạo ra các doanh nghiệp KH&CN (xí
nghiệp spin-off), chuyển toàn bộ khâu ―Triển khai‖ vào doanh nghiệp này,
đồng thời để doanh nghiệp này kiêm luôn cả chức năng của một công ty tƣ
vấn.
• Mô hình IV, doanh nghiệp KH&CN kéo dài chức năng về phía trƣớc,
bắt đầu từ nghiên cứu ứng dụng qua triển khai tới tƣ vấn.
Nhƣ vậy, doanh nghiệp KH&CN, tức xí nghiệp spin-off, luôn có chức
năng làm triển khai, có thể bắt đầu từ giai đoạn chế tác vật mẫu, làm pilot,
ƣơm tạo, và cuối cùng là ―sản xuất‖ ra các công nghệ và bán (chuyển giao)
các công nghệ đó cho các xí nghiệp công nghiệp.

1.1.2.2. C¸c lo¹i ho¹t ®éng KH&CN:
 Bao gồm nghiên cứu khoa học, phổ biến và chuyển giao kết quả
nghiên cứu khoa học, các loại dịch vụ khoa học, nhƣ dịch vụ thông tin, dịch
vụ đảm bảo các nguồn lực và cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu khoa học.
 Ho¹t ®éng KH&CN thuû lîi: Bao gồm:


16
1. Phát triển tài nguyên đất nƣớc và bảo vệ môi trƣờng; chỉnh trị sông,
bảo vệ bờ biển, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai; Thuỷ nông cải tạo
và cấp thoát nƣớc, ; Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, thuỷ
điện; Công nghệ xây dựng và bảo vệ công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản,
cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn; vật liệu xây dựng; Thiết bị cơ điện
chuyên dùng thuỷ lợi; Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; Kinh tế
thuỷ lợi; Công nghệ thôn tin và tự động hoá; Nghiên cứu phòng trừ mối và
sinh vật hại.
2. Chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản
xuất; Thiết kế, xây dựng mô hình thử nghiệm. Sản xuất, kinh doanh từ các
sản phẩm nghiên cứu khoa học; xuất nhập khẩu công nghệ, vật tƣ, thiết bị
thuỷ lợi, thuỷ điện, môi trƣờng.
3. Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.
4, Tƣ vấn xây dựng thẩm tra, tƣ vấn thẩm định các dự án thuỷ lợi, thuỷ
điện, thuỷ sản bảo vệ môi trƣờng , cơ sở hạ tầng nông thôn. Đầu tƣ và thi
công các công trình kết cầu hạ tầng; Thí nghiệm mô hình vật lý, hoá môi
trƣờng địa kỹ thuật và vật liệu xây dựng; Cung ứng các sản phẩm KH&CN;
Biên soạn quy trình, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật; Thông tin, tiếp
thị KH&CN trong các lĩnh vực nghiên cứu.
a. Nghiên cứu KH (R-D):
 Nghiên cứu cơ bản: Nghiên cứu cơ bản thuần tuý; Nghiên cứu

định hƣớng (nghiên cứu nền tảng (ĐTCB); Nghiên cứu chuyên đề.
 C¸c lo¹i ho¹t ®éng KH&CN thuû lîi:
Nhóm 1: Nghiên cứu cơ bản
- Về thuỷ lực sông biển: Nghiên cứu (NC) về chế độ thuỷ lực, diễn
biến, bồi lắng, xói lở, trỉnh trị bờ sông, bờ biển và cửa sông ven biển ; NC về
chế độ dòng chảy các sông, suối phục vụ khai thác tổng hợp nguồn nƣớc;
- Về phòng chống thiên tai: NC khoa học về phòng chống hạn hán, lũ
lụt, thiên tai, sạt lở, xâm nhập mặn;

17
- Về quản lý nguồn nước: NC về quản lý bền vững nguồn nƣớc và phát
triển bền vững các lƣu vực sông.
- Về tưới tiêu nước: NC về chế độ tƣới tiêu nƣớc cho các loại cây
trồng; tiêu nƣớc cho các ngành kinh tế và dân sinh;
- Về vật liệu - thiết bị: NC về vật liệu mới, cơ học đất, động học bơm và
tuốc bin;
- Về phòng trừ mối: NC sinh học, sinh thái côn trùng có hại cho công
trình thủy lợi và giải pháp phòng chống.
Nhóm 2: Nghiên cứu chiến lược, chính sách
- NC cơ chế chính sách đầu tƣ xây dựng và quản lý khai thác công trình
thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai
- NC khoa học quản lý, khoa học kinh tế và vận hành trong nông
nghiệp và PTNT.
Nhóm 3: Nghiên cứu định mức kinh tÕ - kỹ thuật phục vụ quản lý nhà
nước
- NC xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, điều tra đánh giá phục vụ
hoạch định chính sách trong NN& PTNT;
- NC xây dựng quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình
nghiên cứu trong NC cơ bản.
- Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế, định mức

kinh tế - kỹ thuật trong thủy lợi v à phòng chống thiên tai;
Nhóm 4: Nghiên cứu khoa học phục vụ các dịch vụ công ích của nhà
nước
- NC hệ thống phòng chống thiên tai, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ
môi trƣờng sinh thái
- NC phát triển bền vững;
- NC sinh kế phục vụ xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc và
nông dân vùng sâu, vùng xa.
b. Nghiên cứu ứng dụng

18
 C¸c hoạt động nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai
khoa häc thuû lîi::
- Thủy lực, động lực học sông biển, và phòng chống lũ lụt.
- Tài nguyên nƣớc và môi trƣờng nƣớc
- Thủy nông cải tạo đất và cấp thoát nƣớc
- Xây dựng công trình thủy lợi thủy điện
- Thiết bị thủy lợi ứng dụng
- Kinh tế cơ chế chính sách.
- Thông tin,tự động hóa, điều khiển học .
- Về xây dựng công trình: Nghiên cứu cơ sở khoa học để tính toán thiết
kế, thi công công trình phòng chống lụt bão và các công trình trọng điểm
quốc gia, công trình cấp nƣớc sinh hoạt nông thôn.
 Triển khai công nghệ
 Các công nghệ chuyển giao vào sản xuất ngành thuỷ lợi : Đây là
những sản phẩm chuyển giao qua các mô hình mẫu:
+ Công nghệ thu thập và xử lý thông tin GIS, phục vụ dự báo tính toán
+ Công nghệ và vật liệu bảo vệ bờ sông, bờ biển
+ Công nghệ và thiết bị nâng cấp hệ thống thủy công trạm bơm
+ Vật liệu mới trong xây dựng công trình.

+ Máy bơm và trạm bơm.
+ Cấp thoát nƣớc: Công nghệ và vật liệu xây dựng công trình tạo
nguồn, trữ nƣớc dẫn nƣớc phục vụ sản xuất và sinh hoạt miền núi.
+ Thiết bị tƣới : Công nghệ tƣới tiết kiệm nƣớc nhƣ phun mƣa, nhỏ
giọt, đƣờng ống kín.
+ Phần mềm phục vụ tinh toán khảo sát, thiết kế công trình thủy lợi –
thủy điện.
+ Ứng dụng công nghệ thi công tiên tiến vào xây dựng công trình ngăn
sông lớn, cửa sông công trình ven biển, hồ đập.
+ Công nghệ thiết bị mới phù hợp phục vụ xây dựng công trình thủy
lợi, thủy điện, thiết bị bơm đặc biệt, thiết bị thủy điện vừa và nhỏ.

19
+ Tự động hóa, điều khiển học + thiết bị đo.
Thiết bị đo lƣờng, điều khiển, bảo vệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến (vi
xử lý, thiết bị PL, giám sát SCADA)
+ Chế tạo và thử nghiệm các mẫu sản phẩm vật liệu mới đƣợc sản xuất
ở trong nƣớc và ngoài nƣớc, ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi ở
nƣớc ta nhƣ vật liệu: chống thấm, đƣờng ống, cửa van chịu mặn, chịu chua.
c. Dịch vụ KH&CN
 Ho¹t ®éng sản xuất kinh doanh và dịch vụ thuỷ lợi,
+ Tƣ vấn: Khảo sát - thiết kế, lập dự án khả thi, quy hoạch thủy lợi,
thiết kế kỹ thuật, thi công, tổng dự toán công trình; thẩm định Dự án.
+ Cung cấp, gia công – lắp đặt thiết bị cơ điện thuỷ lợi (bơm - thủy
điện nhỏ, vớt rác, vật chắn nƣớc PVC).
+ Thi công xây dựng công trình (Công ty XD và chuyển giao công
nghệ thủy lợi).
+ Thí nghiệm mẫu (đất, nƣớc, vật liệu xây dựng), kiểm tra chất lƣợng
công trình.
+ Thí nghiệm mô hình vật lý.

- 1.1.3. Tính tự chủ của các loại hoạt động KH&CN:
 Loại Nghiên cứu KH (R-D):
Là loại nhà nƣớc cần phải bao cấp, theo ý kiến của Vũ Cao Đàm
nếu nhìn nhận đúng bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học thì ―toàn bộ
quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ không mang lại tiền‖ đánh giá về hiệu quả
kinh tế trong đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học cần phải có cái nhìn chuẩn xác,
rạch ròi. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học gồm: Nghiên cứu cơ bản (khám
phá quy luật và tạo ra các lý thuyết);
 Nghiên cứu ứng dụng: Vận dụng lý thuyết để mô tả, giải thích,
dự báo và đề xuất các giải pháp;
 Triển khai: Chế tác vật mẫu để làm pilot để sản xuất thử.
Rõ ràng cả 3 giai đoạn này đều không mang lại lợi ích kinh tế nào,
có chăng chỉ là khoản thu hồi ít ỏi, không đáng kể trong quá trình sản xuất

20
thử. Vì vậy, theo tác giả hoạt động này trong giai đoạn hiện nay chƣa thể
thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đƣợc.
Hoạt động KH&CN chỉ bắt đầu mang lại tiền từ giai đoạn chuyển giao
tri thức (trong đó bao gồm chuyển giao công nghệ) để phát triển công nghệ
trong sản xuất. Nhƣng cũng bắt đầu từ đây, sự thành công còn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố khác nhau, nằm ngoài ý chí của nhà khoa học. Ở các nƣớc
trên thế giới, giai đoạn này không dùng vốn nghiên cứu mà phải sử dụng vốn
vay hoặc vốn đầu tƣ mạo hiểm. Nhƣ vậy, để có tiền, chúng ta phải qua một
giai đoạn mất tiền, thậm chí là ―ném tiền qua cửa số‖, đó là điều khó tránh
khỏi trong hoạt động KH&CN.
Ngoài ra, khi đầu tƣ cho KH&CN, chúng ta phải chấp nhận sự rủi ro.
Đây luôn là quy luật đặc thù của nghiên cứu khoa học. Nói nhƣ GS Hoàng
Tụy thì: Nghiên cứu khoa học là tìm cái mới, dò dẫm, tìm cái chƣa biết, phát
triển tri thức để giải quyết một vấn đề chƣa có giải pháp sẵn. Quá trình tìm
tòi, sáng tạo ấy không thể đảm bảo chắc chắn 100% vì thƣờng có những yếu

tố bất ngờ, định tìm cái này lại ra cái khác Đồng thuận với ý kiến đó, TS
Nguyễn Đăng Vang (Cục trƣởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn) dẫn chứng: Khảo sát ở Mỹ (5.2006) cho thấy, cứ 10 đề tài
nghiên cứu thì chỉ có 1 đề tài có khả năng trở thành hàng hoá. Hoạt động này
trong từng lĩnh vực cụ thể cũng cần có sự đầu tƣ, hỗ trợ của nhà nƣớc thì dần
dần mới có thể tự chủ đƣợc, khi sản phẩm khoa học chuyển giao cho doanh
nghiệp và đƣợc doanh nghiệp đặt hàng.
Chỉ có loại dịch vụ khoa học mới có thể tự chủ tài chính đƣợc. Nhƣng
hiện nay trong các viện nghiên cứu khoa học ở Việt Nam vẫn đang thực hiện
cả 3 loại hình trên trong cùng một tổ chức KH&CN. Vì vậy, trƣớc khi
chuyển đổi nhà nƣớc cũng cần phải phân loại từng hoạt động một và có kế
hoạch hỗ trợ đầu tƣ cho những loại hoạt động Nghiên cứu KH (R-D) hoặc
cũng cần phải hỗ trợ, cho vay cho một số lĩnh vực chuyển giao công nghệ.



21
1.2. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm:
1.2.1. Kh¸i niÖm:
 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về cơ cấu tổ chức, biên chế và nhân
sự, tự quyết định về hoạt động, tài chính của đơn vị và có nghĩa vụ, trách
nhiệm của đơn vị sự nghiệp với nhà nƣớc, với xã hội và với cán bộ, viên
chức trong đơn vị sự nghiệp đó.
 Nghị định 115/2005/N§-CP đã nêu tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các tổ chức KH&CN là:
- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây
dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động.
- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và
nhân sự.
- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Tự chủ, tự chịu trách nhiệm là tăng cƣơng và nâng cao tính tích cực,
chủ động, năng động sáng tạo của tổ chức KH&CN.
Tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản
xuất kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá các hoạt
động KH&CN.
Tạo điều kiện tập trung đầu tƣ có trọng điểm cho các tổ chức khoa học
và công nghệ
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN, góp phần tăng
cƣờng tiềm lực KH&CN của đất nƣớc.
Thực hiện quyền tự chủ phải đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm về các
hoạt động của các tổ chức KH&CN.
Thực hiện công khai và dân chủ trong các hoạt động của tổ chức
KH&CN.
1.2.2. Về tự chủ:
 Tự chủ về xây dựng và thực hiện nhiệm vụ
§ƣợc tự xác định nhiệm vụ KH&CN và xây dựng các kế hoạch thực
hiện mà trƣớc đây thƣờng do cơ quan chủ quản quyết định.

22
Vấn đề sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đƣợc đặt ra trong hoạt
động của tổ chức KH&CN, trong đó quy định rõ việc đƣợc cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh nhƣ một doanh nghiệp. Bởi lẽ không thể yêu cầu
một tổ chức KH&CN hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp nếu không cho
phép nó có đầy đủ tƣ cách của doanh nghiệp, mà tƣ cách đó đƣợc thể hiện
bằng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Khi đã hoạt động nhƣ một doanh nghiệp, tổ chức KH&CN cũng sẽ
đƣợc bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nghĩa là cũng có quyền
quyết định xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm thuộc lĩnh
vực chuyên môn của đơn vị; đƣợc liên doanh, liên kết sản xuất với mọi tổ
chức và cá nhân ở trong và ngoài nƣớc; đƣợc trực tiếp mời chuyên gia nƣớc

ngoài vào làm việc và cử cán bộ ra nƣớc ngoài công tác.
 Tự chủ về tài chính và tài sản
Đây là lĩnh vực có nhiều vƣớng mắc nhất trong hoạt động của các tổ
chức KH&CN nhiều năm qua, và cũng là lĩnh vực quan trọng nhất, có tính
chất chi phối trong cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
KH&CN công lập.
§ƣợc cấp kinh phÝ theo nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao, đặt hàng hoặc
thông qua đấu thầu,tuyển chọn nhiệm vụ.
Giao quyền sử dụng tài sản cho sản xuất kinh doanh và nghiên cứu
khoa học, chi phí khấu hao tài sản cố định sẽ đƣợc để lại đầu tƣ tăng cƣờng
cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị. Đây cũng là một yếu tố để các tổ chức
KH&CN đƣợc bình đẳng nhƣ doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh. Tất
nhiên, việc giao tài sản cho tổ chức KH&CN cũng có những đặc điểm riêng
và sẽ có quy định riêng để đảm bảo định hƣớng hoạt động của tổ chức
KH&CN, tránh tình trạng chạy theo sản xuất kinh doanh mà không thực hiện
tốt chức năng nghiên cứu khoa học, làm thất thoát tài sản Nhà nƣớc, đặc biệt
là tài sản quý phục vụ nghiên cứu khoa học.



23
 Tự chủ về tổ chức và biên chế
1. Thủ trƣởng tổ chức KH&CN đƣợc quyền quyết định tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, ký hợp đồng làm việc, nâng bậc lƣơng và quyết định
chuyển ngạch viên chức từ ngạch nghiên cứu viên chính và tƣơng đƣơng trở
xuống.
2. Mức thu nhập của cán bộ, viên chức không bị giới hạn mức tối đa
căn cứ vào hiệu quả công việc, có thể gấp nhiều lần mức lƣơng cơ bản theo
quy định của nhà nƣớc, sau khi đó hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nƣớc và
trích lập các quỹ theo quy định, tiền lƣơng trong hợp đồng làm việc đƣợc

tính vào chi phí hợp lý trƣớc thuế;
3. Chính thức cho phép bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo của tổ chức
KH&CN đối với viên chức đã làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc không
xác định thời hạn có thời gian từ 3 năm trở lên.
4. Cán bộ, viên chức chuyển sang chế độ ký hợp đồng làm việc, không
phân biệt ngƣời đó trƣớc đây trong biên chế hay ngoài biên chế.
Khi tổ chức KH&CN lựa chọn hình thức chuyển đổi thành doanh
nghiệp KH&CN theo Nghị định 80, cán bộ viên chức sẽ hƣởng chính sách
chung đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Luật
Doanh nghiệp.
1.2.3. Về tự chịu trách nhiệm
Con ngƣời là yếu tố số một trong mọi hoạt động xã hội, trong đó có
hoạt động quản lý KH&CN. Muốn đổi mới, trƣớc hết phải mạnh dạn đổi mới
cách tuyển chọn ngƣời làm quản lý. Các quốc gia tiên tiến tạo nguồn nhân
lực quản lý bằng cách: Đào tạo chuyên nghiệp; điều động luân chuyển cán bộ
từ các cơ sở hoạt động KH&CN; thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng cao trình độ
tại chỗ. Ở nƣớc ta, việc làm này còn thiếu bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp.
Vì thế, nhiều khi cách thức quản lý bị ảnh hƣởng theo cách quản lý của một
ngành nghề nào đó, khiến cho việc thực hiện trở nên bất cập.

24
Đi đôi với quyền tự chủ, ngƣời đứng đầu đơn vị, tổ chức KH&CN tự
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động, tuân thủ đúng pháp luật, đúng quy định
của Nhà nƣớc và cơ quan chủ quản.
Các tổ chức, đơn vị nghiên cứu KH&CN đang triển khai, xây dựng lộ
trình chuyển đổi cơ chế hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên
việc chuyển đổi này không thể ngày một ngày hai có thể thực hiện đƣợc. Nó
còn là quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá dựa trên những cơ sở khoa
học và những điều kiện cần và đủ để chuyển sang c¸c loại hình KH&CN sao
cho phù hợp nhất.


1.3. Hoạt động KH&CN theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
Theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của tổ chức KH&CN công lập nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN.
Là một bƣớc đột phá trong chính sách của Nhà nƣớc nhằm bƣớc đầu tháo gỡ
những khó khăn, vƣớng mắc của các tổ chức KH&CN. Cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm thực sự sẽ là thử thách nghiệt ngã cho các tổ chức KH&CN
Để đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN, trƣớc hết cần
tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của mình. Theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP thì tổ chức
KH&CN đƣợc phân thành 3 loại:
1) Tổ chức KH&CN nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc, chính
sách;
2) Tổ chức KH&CN nghiên cứu và phát triển (ứng dụng)
3) Tổ chức dịch vụ KH&CN.
Cả 3 loại tổ chức KH&CN nói trên đều chuyển sang thực hiện cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Tổ chức KH&CN nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách đƣợc giao một
nhiệm vụ có tính thƣờng xuyên, ổn định, vì vậy mà đƣợc cấp một khoản kinh
phí hoạt động cũng ổn định

×