Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất để chuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thủy sản cho nông dân Vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 86 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_________________________




LÊ THỊ THANH HƯƠNG







XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ LIÊN KẾT SẢN XUẤT ĐỂ
CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NUÔI THUỶ
SẢN CHO NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
TỈNH LONG AN











LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ





Hà Nội 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
__________________________




LÊ THỊ THANH HƯƠNG





XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ LIÊN KẾT SẢN XUẤT ĐỂ
CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NUÔI THUỶ
SẢN CHO NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
TỈNH LONG AN






Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60.34.72






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Huy Tiến

Hà Nội 2010





1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu 4
3. Mục tiêu nghiên cứu 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Vấn đề nghiên cứu 4
6. Giả thuyết nghiên cứu 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
8. Kết cấu luận văn 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỒ LIÊN KẾT SẢN XUẤT 8
1.1. Những khái niệm cơ bản : 8
1.1.1. Các khái niệm , thuật ngữ chung : 8
1.1.2. Khái niệm tổ hợp tác 9
1.1.3. Khái niệm về Hợp tác xã 10
1.1.4.Xây dựng mô hình tổ hợp tác 12
1.2. Vai trò của tổ hợp tác trong sản xuất 13
1.3. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về mô hình tổ hợp tác,
Hợp tác xã. 15
1.4. Những kinh nghiệm của Quốc tế và trong nƣớc trong việc xây dựng tổ
hợp tác và Hợp tác xã 17
1.4.1. Kinh nghiệm của Cộng Hòa Liên bang Đức 17
1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 20
1.4.3. Phát triển trong nước 22
1.4.4. Tình hình phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã ở Long An 23
1.5. Chuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thủy sản cho nông dân: 26
1.6. Một vài vấn đề lý luận về xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất. 26
*Kết luận chƣơng 1. 28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI THỦY SẢN Ở VÙNG ĐỒNG
THÁP MƢỜI TỈNH LONG AN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 30
2.1. Thực trạng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh Long An từ năm 2000-đến
nay. 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên: 30
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Long An: 33
2.1.3.Thực trạng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Long An từ năm

2000 đến nay. 39
2.2. Thực trạng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nuôi
thủy sản ở vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Long An từ năm 2000 đến nay 40
2.2.1. Nguồn Ngân sách sự nghiệp KH&CN Long An : 40
2.2.2. Nguồn kinh phí từ các phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
của các huyện vùng ĐTM. 43
2.2.3. Bàn luận kết quả về thực trạng tình hình ứng dụng các tiến bộ
KH&CN trong thời gian qua: 43




2
2.3. Định hƣớng phát triển thuỷ sản vùng Đồng Tháp Mƣời của tỉnh Long An
đến năm 2015 44
2.3.1. Định hướng phát triển thuỷ sản của địa phương 44
2.3.2. Giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển thuỷ sản của địa phương đến
năm 2015. 48
2.4. Mô hình xây dựng tổ hợp tác nuôi cá rô đồng ở xã Bình Hiệp, huyện Mộc
Hóa. 54
* Kết luận chƣơng 2. 59
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ LIÊN KẾT SẢN
XUẤT TRONG NUÔI THỦY SẢN 60
3.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ liên kết sản xuất trong nuôi thủy sản 60
3.1.1. Giải pháp về xây dựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở 60
3.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý
KH&CN địa phương. 60
3.1.3. Giải pháp về vận động “4 nhà” liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm:
63
3.1.4: Kiện toàn tổ hợp tác, Hợp tác xã theo mô hình tổ liên kết. 70

3.2. Điều kiện hoàn thiện mô hình tổ liên kết sản xuất. 72
3.2.1: Các chính sách về tài chính, thị trường, KH&CN 72
3.2.2: Trách nhiệm của chính quyền các cấp. 73
3.2.3: Trách nhiệm của Liên minh Hợp tác xã 78
* Kết luận chƣơng 3. 79
KẾT LUẬN 80
KHUYẾN NGHỊ 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


















CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN





CNXH
: Ch ngha x hi
BQ
: Bình quân
ĐTM
: Đồng Tháp Mười
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
UBND
: U ban nhân dân
HTX
: Hợp tác x
THT
: Tổ hợp tác
TH
: Thực hiện
KH&CN
: Khoa học và Công nghệ
KT-XH
: Kinh tế-x hi
KTTT
: Kinh tế tập thể
KTTĐPN
: Kinh tế trọng điểm phía nam
XHCN
: X hi ch ngha





3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Long An bao gồm các huyện: Thạnh Hóa,
Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hƣng, Tân Hƣng, Đức Huệ là những huyện thuộc
vùng sâu, vùng xa, hàng năm có một mùa ngập lũ. Trong những năm gần đây,
sản xuất thủy sản có bƣớc phát triển, có những mô hình sản xuất, khai thác hiệu
quả, nuôi thủy sản đạt giá trị và lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với sản xuất lúa
và một số cây trồng, vật nuôi khác. Tuy nhiên, diện tích thả nuôi còn thấp so với
tiềm năng. Nhiều mô hình sản xuất cho kết quả có giá trị cao nhƣng chƣa đƣợc
tập trung nhân rộng, công nghệ còn phổ biến quãng canh nên năng suất bình
quân thấp, ứng dụng khoa học và công nghệ còn hạn chế, tổ chức sản xuất còn
nhỏ lẻ, việc quản lý ao nuôi chƣa chặt chẽ đƣa đến dịch bệnh dễ phát sinh, các
dịch vụ hậu cần, thu mua tiêu thụ còn hạn chế. Do vậy mà việc phát triển thủy
sản trong vùng chƣa ổn định, bền vững và hiệu quả chƣa cao. Mặc khác nông
dân ở đây chỉ chú trọng sản xuất nông nghiệp trồng lúa là chính. Với lợi thế về
tiềm năng diện tích mặt nƣớc hữu ích cho hoạt động của nghề nuôi thủy sản phát
triển tại địa phƣơng, việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ vào trong nuôi thủy sản là rất cần thiết.
Xuất phát từ sự cần thiết trên, cùng với những kiến thức đã học đƣợc từ
khóa học về Quản lý Khoa học và Công nghệ, tác giả chọn đề tài “Xây dựng
mô hình tổ liên kết sản xuất để chuuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thủy
sản cho nông dân vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Long An”. Đề tài đƣa ra
những giải pháp nhân nhanh kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong
nuôi thủy sản thông qua việc thành lập các nhóm liên kết sản xuất, tổ hợp
tác, nhằm nâng cao kiến thức cho ngƣời dân tiếp cận nhanh với thành quả của
khoa học và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, góp phần hình thành vùng
chuyên canh nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Kết quả đề tài đồng thời sẽ là cơ sở để Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông

thôn qui hoạch chƣơng trình phát triền thủy sản, Sở Khoa học và Công nghệ




4
xây dựng kế hoạch chuyển giao ứng dụng tiến bộ KH&CN trong nuôi thủy sản
trên địa bàn Tỉnh.
2. Lịch sử nghiên cứu
Tổ hợp tác, hợp tác xã đã có và tồn tại rất lâu. Có nhiều nghiên cứu về xây
dựng phát triển mô hình tổ hợp tác, Hợp tác xã . Riêng trên địa bàn tỉnh Long
An có một dự án xây dựng mô hình tổ hợp tác nhƣ : "Xây dựng tổ hợp tác nuôi
công nghiệp cá rô đồng thƣơng phẩm (Anabas testudineus) tại xã Bình Hiệp,
huyện Mộc Hóa tỉnh Long An ". KS. Lê Thị Thanh Hƣơng, Trung Tâm Ứng
dụng Tiến bộ KH&CN Long An [2009]. Dự án tập trung vào việc thành lập tổ
hợp tác kinh tế nhằm mở rộng sản xuất, tăng năng suất và thu nhập, chƣa nêu
đƣợc những bất cập về công tác quản lý, tổ chức mô hình liên kết trong sản xuất.
Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất để tiếp nhận
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thủy sản nhằm nhân rộng mô hình là
một yêu cầu cấp thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Hoàn thiện mô hình tổ liên kết sản xuất để chuyển giao kết quả nghiên cứu
trong nuôi thủy sản cho nông dân vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Long An .
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung : hệ thống các văn bản pháp luật qui định việc thành lập
tổ liên kết, tổ hợp tác, Hợp tác xã; nghiên cứu những yếu tố tác động đến những
hoạt động của các thành phần trên ….; thực trạng và giải pháp phát triển thủy
sản ở địa phƣơng.
Đối tƣợng khảo sát: Các huyện vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Long An
(huyện Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Vĩnh Hƣng, Mộc hóa, Tân Hƣng)

Thời gian khảo sát: Từ năm 2000 đến nay
5. Vấn đề nghiên cứu
Phát triển thủy sản ở vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Long An hiện nay chƣa
phát huy hết tiềm năng sẵn có, mặc dù diện tích mặt nƣớc để nuôi thủy sản rất




5
lớn nhƣng năng suất, sản lƣợng còn thấp. Một trong những nguyên nhân là
ngƣời dân chƣa tiếp cận nhiều về KH&CN, chỉ chú trọng đến phát triển trồng
lúa nƣớc là chính vì đây là truyền thống lâu đời của ngƣời dân địa phƣơng.
Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là phải đƣa nhanh tiến bộ KH&CN trong nuôi
thủy sàn đến với ngƣời dân địa phƣơng vùng nhiễm phèn ĐTM.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là :
Vì sao phải thành lập mô hình tổ liên kết sản xuất để chuyển giao kết quả
nghiên cứu nuôi thủy sản cho nông dân vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Long An?
Làm thế nào để hoàn thiện mô hình tổ liên kết sản xuất?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất sẽ nhân nhanh đƣợc kết quả nghiên
cứu nuôi thủy sản cho nông dân vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Long An.
Để hoàn thiện mô hình tổ liên kết sản xuất cần kiện toàn Tổ hợp tác, Hợp
tác xã Nông nghiệp hiện có theo tƣ duy mới, xây dựng mạng lƣới cộng tác viên ,
mạng lƣới gắn kết các khâu từ nghiên cứu – sản xuất đến tiêu thu sản phẩm .
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu sau :
a. Phƣơng pháp thu thập thông tin :
- Nghiên cứu tài liệu :
+ Thu thập tài liệu tại các cơ quan, trung tâm có liên quan.

+ Phân tích tài liệu.
+ Tổng hợp tài liệu.
- Thực nghiệm:
Trên cơ sở thực hiện dự án: “Xây dựng tổ hợp tác nuôi công nghiệp cá rô
đồng thương phẩm (Anabas testudineus) tại xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa tỉnh
Long An” do chính tác giả làm chủ nhiệm dự án.
+ Thành lập tổ kinh tế hợp tác.




6
Trên cơ sở phối hợp với phòng Kinh tế huyện Mộc Hoá, Liên minh Hợp
tác xã, UBND, Hội nông dân xã Bình Hiệp, tiến hành chọn những hộ dân tự
nguyện và đủ điều kiện tham gia vào tổ kinh tế hợp tác. Sau đó tiến hành các thủ
tục để thành lập tổ kinh tế hợp tác:
- Xác định địa điểm giao dịch tổ hợp tác.
- Viết đơn xin thành lập tổ hợp tác.
- Danh sách tổ viên góp vốn.
- Hợp đồng hợp tác của tổ viên.
- Lập phƣơng án sản xuất.
- Bầu tổ trƣởng tổ hợp tác (ban điều hành) .
- Họp hội nghị thành lập.
Dự án đã chọn đƣợc 10 hộ tham gia và thành lập tổ hợp tác sản xuất đúng
theo quy định của nhà nƣớc.
+ Xây dựng phƣơng án sản xuất:
Dựa vào tình hình thực tế của từng hộ về diện tích nuôi, vốn, lao động,
trang thiết bị, để có kế hoạch thực hiện tốt.
+ Tập huấn kỹ thuật và tổ chức hội thảo đầu bờ cho nông dân trong và
ngoài mô hình để họ tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ mới.

b. Phƣơng pháp xử lý thông tin :
Sắp xếp, phân loại, tổng hợp và phân tích theo các đề mục đã định trƣớc
bằng cách dùng chƣơng trình Microsoft Excel.
c. Luận cứ:
* Luận cứ lý thuyết:
Hiện nay, vùng ĐTM Long An cũng có thành lập nhiều mô hình hoạt động
có hiệu quả nhƣ: Câu lạc bộ nuôi cá lóc Bình Hòa Tây, tổ hợp tác kinh tế nuôi cá
rô đồng Bình Hiệp, tổ hợp tác nuôi cá Bình Phong Thạnh, …. Tuy nhiên các tổ
chức nầy chƣa tiếp cận nhiều từ chuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thủy sản
để áp dụng vào thực tế, chƣa xây dựng đƣợc mối liên kết trong sản xuất .
Mô hình xây dựng tổ liên kết sản xuất để tiếp nhận kết quả nghiên cứu nuôi
thủy sản, ngƣời nông dân đƣợc học tập nâng cao trình độ, áp dụng tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất và có cơ hội đƣợc hổ trợ một phần kinh phí, đƣợc tiếp cận




7
các nguồn vốn vay nhờ sự cam kết của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức
ngân hàng .
* Luận cứ thực tế:
- Phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan.
-Kết quả thực nghiệm xây dựng mô hình tổ hợp tác kinh tế nuôi cá rô đồng
-Thực trạng ứng dụng tiến bộ KH&CN ở vùng ĐTM Long An
8. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 phần : mở đầu, nội dung và kết luận.
Mở đầu
Nội dung
Chƣơng I. Cơ sở lý luận về xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất.
Chƣơng II. Thực trạng tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong

nuôi thủy sản ở vùng Đồng Tháp Mƣời tỉnh Long An từ năm 2000 - đến nay.
Chƣơng III. Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ liên kết sản xuất trong nuôi thủy
sản.
Kết luận và khuyến nghị

















8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỒ LIÊN KẾT
SẢN XUẤT
1.1. Những khái niệm cơ bản :
1.1.1. Các khái niệm , thuật ngữ chung :
Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc
thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt đƣợc từ các thí
nghiệm nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật,
về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phƣơng pháp và phƣơng tiện kỹ

thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con ngƣời muốn làm nghiên cứu khoa học phải
có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện
cách làm việc tự lực, có phƣơng pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trƣờng.
Khái niệm tổ chức :
+ „„ Theo ngôn ngữ thông thường, tổ chức được xem như tập hợp của nhiều
người, nhiều nhóm người nhằm thực hiện một mục tiêu chung mà nếu chỉ một
người hay một nhóm người không thực hiện được.
+ Theo ngôn ngữ khoa học thì tổ chức là một thực thể xã hội do các cá
nhân hoặc các nhóm kết hợp để thực hiện mục tiêu chung có 3 đặc trưng cơ bản
ngang nhau :
1. Tổ chức được tạo ra nhằm thực hiện các mục tiêu chung của cộng
đồng ;
2. Có cấu trúc phân công lao động nghĩa là mọi người tham gia tổ chức
không phải đều được nhận việc như nhau mà được giao những việc phù
hợp với yêu cầu của tổ chức, trình độ và năng lực cá nhân. Tổ chức
càng phát triển thì phân công lao động càng triệt để ;
3. Có một ban quản lý. Ban quản lý có bổn phận đại diện cho công đồng
với công việc điều phối và thực hiện mục tiêu của tổ chức ‟‟.[4 ;1]
Khái niệm liên kết hay hoà nhập nói lên sự kết hợp thích ứng với nhau giữa
các yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép các yếu tố đó tạo thành một chỉnh
thể cân đối.




9
1.1.2. Khái niệm tổ hợp tác
Theo định nghĩa của FAO (1993) thì “nhóm sở thích (có nơi gọi là tổ hợp
tác) trong nông nghiệp nông thôn” là tập hợp những ngƣời dân, hộ gia đình,
hoặc bộ tộc sống chung trong cộng đồng địa phƣơng, có kiến thức, tâm huyết –

say mê các hoạt động về kinh tế xã hội ở cơ sở; tình nguyện tham gia thực hiện
vì mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận, sẵn sàng làm nòng cốt thúc đẩy các hoạt
động đó vì sự tiến bộ an sinh xã hội, hoặc vì nâng cao hiệu quả sản xuất, hoặc vì
hợp tác với nhau để tìm phƣơng pháp mƣu sinh bền vững bằng cách lồng ghép
các hoạt động sản xuất nông nghiệp với các dịch vụ trong nông thôn để, trƣớc
mắt đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, sau đó nhằm tạo ra sự phát triển
bền vững trên quê hƣơng mình.
Tổ hợp tác là hình thức tổ chức của xã hội dân sự, ngƣời dân thành lập tổ
giải quyết các nhu cầu sản xuất, đời sống theo hƣớng thoả thuận dân sự, là đầu
mối liên kết với chính quyền cơ sở, đối tác của các chƣơng trình dự án cộng
đồng, là khách hàng của các doanh nghiệp, nhà cung cấp hàng hoá, nơi thực hiện
công tác vận động xã hội, xây dựng cụm, dân cƣ, làng bản văn hoá,…
Tổ hợp tác hoạt động theo Điều 111 đến 120 của Bộ Luật Dân sự năm
2005: “Tổ hợp tác đƣợc hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực
của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng
góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hƣởng lợi và
cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”
Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tƣ 04/2008/TT-BKH hƣớng dẫn tổ
chức, hoạt động của tổ hợp tác với những đặc điểm cơ bản: Tổ hợp tác do các cá
nhân tự nguyên thành lập, là một loại hình của kinh tế tập thể, của tổ chức xã hội
dân sự số lƣợng thành viên tối thiểu là 3 ngƣời, UBND cấp xã chứng thực hợp
đồng hợp tác; tổ hợp tác không phải là pháp nhân, hoạt động vì mục đích kinh
tế, xã hội, sở thích nhóm không trái với pháp luật.
Tổ hợp tác không phải là pháp nhân kinh doanh, “không là cấp dưới” của
UBND xã, hay tổ trƣởng dân phố, trƣởng thôn, của Ban quản lý chƣơng trình dự




10

án do vậy mối quan hệ là hợp tác,hýớng dẫn ðúng ngýời ðúng việc; một số công
việc nhiều tổ làm đƣợc có thể luân phiên giữa các tổ hoặc bỏ thầu chọn tổ làm
tốt nhất.
Các tổ hợp tác hoạt động với tinh thần tự nguyện, mỗi thành viên có trách
nhiệm theo hợp đồng, theo thoả thuận cùng có lợi, do vậy các tranh chấp cần
đƣợc ngăn chặn và xử lý kịp thời để giữ tình đoàn kết. Hoạt động của tổ hợp tác
ngoài các mục tiêu về kinh tế đối với tổ hợp tác làm kinh tế, các loại hình tổ
hợp tác đều lấy tôn chỉ mục tiêu phát triển cộng đồng, hoạt động xã hội tƣơng
trợ, giúp đỡ đời sống tinh thần đến từng cá nhân và gia đình với ý nghĩa nhân
văn.
1.1.3. Khái niệm về Hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của
từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt
động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Hợp tác xã hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp, có tƣ cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật.
HTX là phƣơng thức tất yếu trong lao động sản xuất và các hoạt động kinh
tế, gắn liền với sự phát triển kinh tế và bị ràng buộc và qui định bởi sự tiến triển
trong quá trình xã hội hoá của hoạt động kinh tế của con ngƣời và phải thích ứng
với tiến trình phát triển kinh tế đó. HTX phải tạo ra xung lực tăng năng suất lao
động và đạt hiệu quả kinh tế cao.
HTX là hình thức thực hiện các quá trình hợp tác trong hoạt động kinh tế.
Mục tiêu của HTX là phát triển đƣợc sức sản xuất xã hội, tiết kiệm lao động,





11
tăng hiệu quả kinh tế, phải thích hợp với các mối quan hệ kinh tế mới trong điều
kiện mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sớm, có thể là ngƣời Việt Nam đầu tiên,
nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế về hợp tác xã và truyền bá vào nƣớc
ta, trong tác phẩm "Đƣờng kách mệnh" viết vào năm 1927.
"Hợp tác xã" trong "Đƣờng kách mệnh" là tác phẩm lý luận điển hình, mẫu
mực về HTX, là biểu hiện sinh động của sự gặp gỡ giữa văn minh phƣơng Đông
nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng và phƣơng Tây, từ đó tạo ra Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về HTX.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút lý luận và kinh nghiệm hợp tác xã của thế
giới, điển hình là Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật. Quan niệm của Hồ Chí Minh về
HTX lúc đó rất đúng với nhận thức của quốc tế, trƣớc hết là Liên minh HTX
quốc tế, Tổ chức Lao động thế giới và các nƣớc hiện nay về HTX, về bản chất,
giá trị và nguyên tắc, cách thức tổ chức HTX.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày các quan niệm về HTX một cách hệ thống,
với ngôn ngữ dung dị, dễ hiểu, và đặc biệt rất ngắn gọn, ai đọc cũng có thể hiểu
đƣợc. Giải thích về bản chất hợp tác xã, Ngƣời viết:
Hạt nhân, trung tâm của HTX là xã viên; xã viên hợp tác với nhau để có lợi
ích thiết thực và vẫn duy trì tính độc lập của mình; xã viên là chủ đích thực của
hợp tác xã, là mục tiêu mà HTX phải phục vụ; HTX là phƣơng tiện để phục vụ
xã viên, phải đảm bảo đem lại lợi ích cho xã viên- thực là "hợp tác xã là nhà, xã
viên là chủ".
Để trả lời câu hỏi "tại sao ngƣời ta cần phải tham gia hợp tác xã", Bác Hồ
đã đƣa ra một ví dụ cụ thể chứng minh, theo đó: ngƣời sản xuất, nhất là nông
dân đƣợc chia sẻ lợi ích phát sinh cả trong quá trình trao đổi, tiêu thụ sản phẩm,
tạo tiết kiệm cho xã hội thông qua giảm chi phí trung gian, tạo lợi ích cho ngƣời
tiêu dùng cuối cùng thông qua giá rẻ.





12
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đã bƣớc đầu đề ra mô hình HTX tiêu
dùng theo chuẩn mực quốc tế (Xã viên vừa là đồng sở hữu vừa đồng sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của HTX). Cụ thể: ở nông thôn, trên cơ sở tăng cƣờng vai trò
đơn vị kinh tế tự chủ của hộ xã viên, các HTX hƣớng hoạt động vào những khâu
và lĩnh vực mà hộ xã· viên không có điều kiện tự làm hoặc làm kém hiệu quả
hơn kinh doanh tập thể. Trong nông nghiệp, trên cơ sở phát huy tính tự chủ của
hộ gia đình, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và HTX cung cấp dịch
vụ, vật tƣ và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại". Tuy nhiên,
chủ trƣơng này chƣa đƣợc thể chế hoá trong Luật Hợp tác xã năm 1996 và Luật
Hợp tác xã năm 2003.
Ngày nay, ở một số nƣớc nhƣ: Đan Mạch, Hà Lan, Na uy- là những nƣớc
có khu vực HTX mạnh và có phong trào HTX từ lâu và khá sớm trên thế giới,
nhƣng vẫn chƣa có Luật về hợp tác xã. Ngay ở nƣớc ta, mặc dù khung pháp luật
chƣa đầy đủ, tổ hợp tác mà bản chất là HTX, trong những năm gần đây, vẫn phát
triển rất mạnh mẽ.
Thực tế này cho thấy, khi tƣ tƣởng về HTX thấm sâu vào xã hội, nhân dân
và các tổ chức, khi đó nó trở thành sức mạnh vật chất đẩy phong trào HTX lên,
ngay cả khi chƣa có đầy đủ khung pháp luật về hợp tác xã.
1.1.4.Xây dựng mô hình tổ hợp tác
1.1.4.1.Nội dung của việc xây dựng mô hình tổ hợp tác.
Theo Thông tƣ số 04/2008/TT-BKH ngày 09/07/2008 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tƣ hƣớng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10
tháng 10 năm 2007 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác thì
đối tƣợng áp dụng là (1) Tổ hợp tác đƣợc quy định tại Điều 1 Nghị định
151/2007/NĐ-CP. (2) Tổ chức có tên gọi khác nhau nhƣ:”nhóm liên kết”, “tổ

tƣơng trợ”, “câu lạc bộ”, v.v nhƣng có tính chất tổ chức và hoạt động phù hợp
với quy định về tồ hợp tác tại Điều 1 Nghị định 151/2007/NĐ-CP thì có chung




13
nội dung và quy định thống nhất mẫu hợp đồng hợp tác, trình tự thủ tục thành
lập và hổ trợ tổ hợp tác.
1.1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình tổ hợp
tác, hợp tác xã.
Đây là mô hình phát triển tự phát. Cơ chế quản lý lỏng lẻo. Rất khó khăn về
giao dịch kinh tế, vay vốn ngân hàng hoặc đầu tƣ phát triển kinh tế ở quy mô
lớn.
Nhà nƣớc chƣa có chế tài cho việc thành lập các tổ hợp tác. Cơ sở pháp lý
chƣa có nên ít nhận đƣợc sự hỗ trợ từ các nguồn tài trợ.
Thành viên các tổ hợp tác chỉ hoạt động theo kinh nghiệm dân gian, hầu hết
chƣa đƣợc học qua các lớp đào tạo về quản lý, hoặc kỹ thuật.
Tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác còn nhiều bất cập trong quản lý, điều
hành và bản thân một số tổ còn theo nguyên tắc “tự thỏa thuận bằng lời nói”
giữa các thành viên, nên không có cơ sở pháp lý để ràng buộc trách nhiệm, từ đó
hiệu quả hoạt động của các tổ chƣa đạt kết quả nhƣ mong muốn.
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể các cấp chƣa nhận
thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của KTTT trong nền kinh tế; việc tuyên
truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển KTTT và
chỉ đạo xây dựng, nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới chƣa đƣợc quan tâm
đúng mức.
Bản thân nhiều HTX, tổ hợp tác chƣa năng động, sáng tạo trong sản xuất
kinh doanh; trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý
HTX còn nhiều bất cập.

1.2. Vai trò của tổ hợp tác trong sản xuất
Là tổ chức kinh tế gọn nhẹ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hộ ở
vùng miền núi, nông thôn.




14
Là phƣơng thức mƣu sinh bền vững cho ngƣời nông dân, ai cũng có thể
tham gia và cùng tựa vào nhau tìm kế sinh nhai.
Mang lại lợi ích trực tiếp cho tổ viên trong tổ, đặc biệt đối với các thành
viên thiếu nguồn lực hoặc thiếu vốn.
Thủ tục gọn nhẹ. Việc thành lập tổ hợp tác dễ dàng, chỉ cần các hộ thống
nhất sau đó thông qua chính quyền cấp xã
Các thành viên trong tổ hầu hết là những ngƣời chung ngành nghề, chung
sở thích nên khi sát nhập với nhau sẽ tăng thêm kinh nghiệm, tăng nguồn vốn,
tăng mạnh sản phẩm có chất lƣợng, đồng thời cũng cùng chịu trách nhiệm.
Thuận tiện trao đổi thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trƣờng, giá cả
Tổ hợp tác đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao mức sống
của ngƣời nông dân, là phƣơng thức mƣu sinh rất bền vững mà hiện nay nông
dân ở nhiều vùng đang thực hiện.
Tổ hợp tác đáp ứng và khắc phục đƣợc một số mặt yếu kém của kinh tế hộ
nhƣ thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; tăng sức cạnh tranh
thị trƣờng. Do đó, tổ hợp tác đã góp phần nâng cao năng lực của kinh tế hộ; giúp
các hộ sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, lao động, vật tƣ và tiền vốn; tiếp
nhận những thông tin, tiến bộ khoa học - kỹ thuật góp phần thúc đẩy phát triển
sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ.
Tổ hợp tác phát huy tinh thần tƣơng thân, tƣơng trợ giúp đỡ nhau trong
sản xuất, đời sống, nhiều tổ thực sự đã giúp tăng thu nhập cho các hộ thành viên
thông qua hợp tác, góp phần xoá đói, giảm nghèo; đồng thời còn là cầu nối giữa

chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị - xã hội với ngƣời nông dân trong
công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc.
Có thể nói kinh tế hợp tác đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần
tích cực trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, ổn




15
định đời sống cho bà con xã viên, xóa đói, giảm nghèo, nhất là trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, mô hình kinh tế hợp tác khơi dậy tinh thần
đoàn kết, giúp đỡ, tƣơng trợ lẫn nhau, phát huy đƣợc sức mạnh tập thể cùng nỗ
lực vƣợt qua những khó khăn tiến đến xu thế phát triển bền vững. Một yếu tố
quan trọng nữa, phát triển kinh tế hợp tác không chỉ là phát triển kinh tế mà còn
góp phần quan trọng củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa
phƣơng.
1.3. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về mô hình tổ hợp
tác, Hợp tác xã.
Văn kiện Đại hội Đảng viết : „„Phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức
đa dạng, từ thấp đến cao, từ tổ nhóm hợp tác đến hợp tác xã, tuân thủ nguyên tắc
tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, quản lý dân chủ. HTX đƣợc tổ chức trên cơ sở
đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên có quyền nhƣ
nhau đối với công việc chung. Tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo và có chính sách
khuyến khích ƣu đãi, giúp đỡ kinh tế hợp tác phát triển có hiệu quả. Thực hiện
tốt Luật Hợp tác xã‟‟. (VKĐH – trang 95).
Năm mƣơi năm qua (1958 - 2008) chủ trƣơng, đƣờng lối và chính sách
phát triển hợp tác xã (HTX) của Đảng và Nhà nƣớc ta luôn thống nhất. Sợi chỉ
đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử là từng bƣớc đổi mới HTX theo hƣớng phù hợp
với điều kiện khách quan. HTX đƣợc phát triển theo các nấc thang, trình độ khác

nhau có thăng, trầm trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá chỉ huy,
bao cấp kéo dài dẫn tới quan liêu sang cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa.
Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở những chủ trƣơng, đƣờng lối lớn của
Đảng, đã khẳng định: kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản
xuất, kinh doanh đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện,
dân chủ, cùng có lợi. Nhà nƣớc tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các HTX
hoạt động có hiệu quả. Điều đó là kết quả của một thời gian dài vận động thực




16
tiễn và tổng kết lý luận của Đảng và Nhà nƣớc ta về HTX. Sự khẳng định của
Hiến pháp năm 1992 đã tạo đà cho sự đổi mới không ngừng về cơ chế quản lý
phát triển HTX của Nhà nƣớc.
Trên cơ sở những điều mà Hiến pháp năm 1992 viết về kinh tế tập thể,
ngày 20/3/1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 9, Luật HTX đƣợc thông qua,
mở ra một trang sử mới cho công tác tổ chức, quản lý và phát triển kinh tế tập
thể nói chung, HTX nói riêng. Luật HTX 1996 ban hành là cơ sở pháp lý bƣớc
đầu cho việc chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới.
Theo đó Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản dƣới luật nhƣ: (1) Nghị
định 15/CP ngày 21/1/1997 quy định chính sách khuyến khích phát triển HTX;
(2) Nghị định 16CP ngày 21/2/1997 về xử lý công nợ của HTX cũ chuyển đổi
sang hoạt động theo luật; và (3) Thông tƣ số 14 BKH ngày 29/3/1997 của Bộ kế
hoạch và Đầu tƣ về hƣớng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký gia đình HTX. Dƣới
sự điều chỉnh của hệ thống các luật và văn bản dƣới luật trên, quá trình phát
triển HTX ở nƣớc ta diễn ra theo hai hình thức sau: chuyển đổi mô hình HTX
kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới và thành lập mới các HTX với chức năng
chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho hộ xã viên cho cộng đồng và tạo việc làm cho

những ngƣời lao động dễ bị tổn thƣơng trong cơ chế kinh tế thị trƣờng.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật HTX sửa đổi đã đƣợc Quốc hội khoá XI
thông qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2004.
Luật đã có nhiều thay đổi tích cực so với Luật của năm 1996, tạo ra nhiều thuận
lợi và thông thoáng hơn cho các HTX phát triển. Theo Luật, HTX có đƣợc
khung khổ pháp lý hoàn chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trƣờng và các chuẩn
mực quốc tế.
Phạm vi hoạt động của các HTX đã đƣợc mở rộng, không chỉ giới hạn
trong ngành nông nghiệp mà đã lan rộng sang các ngành và các lĩnh vực kinh tế
khác trong nền kinh tế.
Trên thế giới, mọi ngƣời đang nỗ lực tạo ra những cơ hội kinh tế và cố gắng
kiểm soát số phận thông qua việc trở thành thành viên của các loại hình HTX




17
khác nhau. HTX cho phép cá nhân đạt đƣợc mục tiêu kinh tế từ cấp địa phƣơng
đến toàn cầu mà không thể có đƣợc trong hoạt động đơn lẻ. Đối với các nƣớc
đang phát triển, cơ hội này không chỉ là chìa khóa để xóa đói nghèo mà còn góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế và an ninh toàn cầu.
Ở những nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, HTX là công cụ hữu
hiệu điều chỉnh khiếm khuyết của thị trƣờng tự do, hạn chế sự cản trở đến hầu
hết những ngƣời hoạt động trong khu vực tƣ nhân, đặc biệt đối với những ngƣời
hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống và ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa, miền núi, hải đảo.
Ở các quốc gia trải qua những chuyển đổi kinh tế và chính trị, những nỗ lực
cải tổ vẫn chƣa đủ thời gian hoặc chƣa đủ các nguồn lực để điều chỉnh thị
trƣờng. Bởi vậy, cùng với các loại hình doanh nghiệp khác, HTX có thể khuyến
khích sự cạnh tranh bằng cách tạo môi trƣờng kinh doanh cởi mở để tiếp cận

thông tin thông qua mạng lƣới thị trƣờng tốt hơn, giảm rào cản đối với việc tiếp
cận thị trƣờng bằng cách huy động các nguồn lực và nâng cao khả năng đàm
phán của cá nhân thông qua họat động tập thể.
Đầu tƣ phát triển HTX là đầu tƣ vào việc tạo ra và củng cố hoạt động kinh
doanh bền vững, có tiềm năng tác động quy mô lớn khi nó giúp những hộ dân
thoát nghèo đồng thời cung cấp các dịch vụ đời sống xã viên và bảo vệ tài sản
của ngƣời nghèo. HTX có tác động kinh tế quan trọng ở những nƣớc đang phát
triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.4. Những kinh nghiệm của Quốc tế và trong nƣớc trong việc xây dựng tổ
hợp tác và Hợp tác xã
1.4.1. Kinh nghiệm của Cộng Hòa Liên bang Đức
„„HTX ở Đức được thành lập từ những năm 1890. Khởi điểm là Ngân hàng
HTX (ở khu vực đô thị được lấy tên là Ngân hàng Nhân Dân, ở khu vực nông
thôn là Ngân hàng Raiffeisen- tên của người được tôn vinh là sáng lập ra mô
hình HTX ở CHLB Đức- ông F.W. Raiffeisen). Đến cuối năm 2008, Đức có




18
khoảng hơn 7.300 HTX với 21 triệu xã viên và hoạt động ở hầu hết các ngành,
lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó, các ngành, lĩnh vực có nhiều HTX như: tài
chính- tín dụng có 1.207 ngân hàng HTX với 16,2 triệu thành viên; nhà ở và xây
dựng có 1.961 HTX với hơn 3 triệu thành viên; 2.994 HTX nông nghiệp với 1,9
triệu thành viên (hầu hết hộ nông dân đều là xã viên HTX); 1.092 HTX tiểu thủ-
công nghiệp và dịch vụ (43 HTX chế biến thức ăn; 77 HTX sản xuất thuốc chữa
bệnh, sản xuất giầy dép, hoá chất, vải sợi ; 123 HTX trang trí nội thất, dệt
thảm, 241 HTX của các bác sĩ, nhà kiến trúc, tư vấn thuế , 219 HTX sản xuất
tổng hợp, 125 HTX vận tải, 157 HTX xây dựng và 7 HTX dịch vụ thương mại
bán lẻ) ; 166 HTX mua – bán; 161 HTX nước sạch; 54 HTX điện; 34 HTX thuỷ

sản Đất nước Đức có 82 triệu dân, bình quần 4 người dân Đức có 1 người là
xã viên HTX hoặc hưởng lợi từ HTX‟‟.
1
Các HTX Đức đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội
„„Chỉ thống kê năm 2008: Các ngân hàng HTX của CHLB Đức có tới 30
triệu xã viên trên toàn nước Đức, dự nợ đạt 998 tỷ Euro (chiếm 20% thị phần
cho vay và 25,5% thị phần tiền gửi trên toàn nước Đức. Trong lĩnh vực nông
nghiệp: các HTX chiếm 33% thị phần thịt và rượu các loại, 50% thị phần về
ngũ cốc và rau quả, 65% thị phần sữa, doanh thu đạt 45,4 tỷ Euro. Trong lĩnh
vực tiểu - thủ- công nghiệp và thương mại- dịch vụ: doanh thu đạt 100,2 tỷ
Euro Tổng doanh thu của các HTX (không tính hệ thống ngân hàng HTX), năm
2008, đạt 147. 528 tỷ Euro Các HTX Đức đã tạo việc làm thường xuyên và thu
nhập ổn định cho 789.000 lao động, chủ yếu là lao động tại khu vực nông thôn.
Riêng tại Bang Baravia có 1.061 HTX, với 2.671.469 xã viên, chiếm 25% dân số
toàn Bang, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 66.000 lao ðộng, hơn 1 triệu
người được hưởng lợi từ HTX. Các HTX ở Bang này, hàng năm tổ chức dạy
nghề cho khoảng 4.000 thanh niên ðịa phương và ðóng góp kinh phí tu bổ nhà
thờ, trường học ðóng thuế ðạt 360 triệu Euro/năm. Hệ thống ngân hàng HTX
bang hàng năm cho vay khoảng 95 tỷ Euro (ngân sách Bang Baravia là 41 tỷ

1
http:/www.vca.org.vn: Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam, Một số thông tin về phong trào HTX ở CHLB Đức ,
20.04.2010





19
Euro/năm); thị phần về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của HTX chiếm 60% ‟‟

2

HTX Đức tôn trọng các nguyên tắc, giá trị HTX và hoạt động kinh tế nhƣ
doanh nghiệp
Đạt đƣợc những kết quả hết sức ấn tƣợng trên, cơ bản là các HTX ở Cộng
Hòa Liên Bang Đức có quá trình lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm
nay, trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi. HTX
đều hƣớng về phục vụ xã viên, vì lợi ích của xã viên. HTX nông nghiệp
Tirschendorf- thành phố Plauen (HTX đƣợc thành lập từ thời kỳ CHDC Đức,
sau khi sáp nhập nƣớc Đức, HTX chuyển đổi theo cơ chế mới vào năm 1990);
hiện HTX có 54 xã viên, 66 lao động làm việc thƣờng xuyên tại HTX; vừa tổ
chức sản xuất tập trung, vừa dịch vụ hỗ trợ cho các xã viên phát triển kinh tế.
Sản xuất tập trung, gồm: chăn nuôi lơn (400 con lơn thịt và 90 con lơn nái), trăn
nuôi bò; trồng lúa mì (2.000 ha). Để tận dụng các phế thải của chăn nuôi, HTX
xây dựng hệ thống xử lý phân lấy gas và làm hệ thống phát điện (biogas) bán
điện cho Nhà nƣớc. Lợn, bò sau khi hết chu trình khai thác (sữa, hoặc làm
giống) HTX tổ chức giết mổ, chế biến và tiêu thụ tại cửa hàng của HTX và
giao cho các cửa hàng, siêu thị trong khu vực. Đối với các hộ xã viên có bất cứ
nhu cầu gì, HTX đều tổ chức hỗ trợ, nhƣ: thu mua sản phẩm nông nghiệp, xấy
khô, dự trữ trong kho của HTX chờ khi nào đƣợc giá thì bán Tổ chức và hoạt
động kinh tế của HTX không khác mấy so với doanh nghiệp. Mọi hoạt động
kinh tế đều đƣợc xây dựng thành kế hoạch, chiến lƣợc; hoạt động theo một quy
trình rõ ràng, quy chế chặt chẽ, khoa học; phân công, phân nhiệm cụ thể. Mức
nào phải thông qua Đại hội xã viên, mức nào phải thông qua Hội đồng quản trị,
mức nào phải thông qua Ban giám đốc điều hành, mức nào cán bộ nghiệp vụ tự
quyết định và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc Các HTX còn góp vốn thành
lập công ty cổ phần để tăng vốn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Tổng
công ty cổ phần thƣơng mại Baywa (bang Baravia) là một ví dụ; doanh thu năm
2008 đạt 8,8 tỷ Euro, tổ chức sản xuất, kinh doanh tất cả các sản phẩm phục vụ


2
http:/www.vca.org.vn: Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam, Một số thông tin về phong trào HTX ở CHLB Đức ,
20.04.2010





20
xây dựng, sản xuất nông nghiệp trên toàn nƣớc Đức và cả ở nƣớc ngoài; trong
đó phần lớn (80%) là các HTX cổ đông góp vốn vào tổng công ty này.
1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Ở Nhật Bản, các hợp tác xã nông nghiệp đƣợc tổ chức theo ba cấp: Liên
đoàn toàn quốc hợp tác xã nông nghiệp; Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp tỉnh;
Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở. Các Hợp tác xã nông nghiệp cơ sở gồm hai loại:
đơn chức năng và đa chức năng. Từ năm 1961 trở về trƣớc các hợp tác xã đơn
chức năng khá phổ biến. Nhƣng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản
khuyến khích hợp nhất các hợp tác xă nông nghiệp nhỏ thành hợp tác xă nông
nghiệp lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của hợp tác xã nông nghiệp Nhật
Bản hiện nay là đa chức năng. Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng chịu
trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ nhƣ cung cấp nông
cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm
cho hoạt động của nông dân. Có thể thấy ƣu nhƣợc điểm của hợp tác xã nông
nghiệp Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của
chúng.
Các hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thƣờng đảm đƣơng
các nhiệm vụ sau:
- Cung cấp dịch vụ hƣớng dẫn nhằm giáo dục, hƣớng dẫn nông dân trồng
trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng nhƣ giúp họ hoàn thiện kỹ năng
quản lý hoạt động sản xuất. Thông qua các cố vấn của mình, các hợp tác xã

nông nghiệp đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chƣơng trình phát triển nông
nghiệp theo khu vực; lập chƣơng trình sản xuất cho nông dân; thống nhất trong
nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến,… Các tổ chức Liên
hiệp tỉnh và Trung ƣơng thƣờng quan tâm đào tạo bồi dƣỡng cố vấn cho hợp tác
xã nông nghiệp cơ sở.
- Mục tiêu của hợp tác xã là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất.
Do đó, mặc dù các hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi
nhƣng các hợp tác xã không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là
trợ giúp nông dân. Các hình thức giao dịch giữa hợp tác xã với nông dân khá




21
linh hoạt. Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho hợp tác xã, hợp tác xã sẽ thanh
toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có
thể gửi hợp tác xã bán theo giá họ mong muốn và hợp tác xã lấy hoa hồng;
thông thƣờng nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý
của hợp tác xã.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do hợp tác xã tiêu
thụ, hợp tác xã đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lƣợng và
tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ƣu tiên bán cho hợp tác xã. Về phần mình,
hợp tác xã định tỷ lệ hoa hồng thấp. Các hợp tác xã tiêu thụ nông sản theo quy
mô lớn, không chỉ ở chợ địa phƣơng mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn
quốc với các khách hàng lớn nhƣ xí nghiệp, bệnh viện,… Hợp tác xã đã mở rộng
hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản.
- Hợp tác xã cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá
thống nhất và hợp lý. Các hợp tác xã đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã
viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả nhƣ nhau, nhờ đó giúp cho những
ngƣời ở các vùng xa xôi có thể có đƣợc hàng hoá mà không chịu cƣớc phí quá

đắt. Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trƣớc. Thông thƣờng các
hợp tác xã nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp hợp tác
xã tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp hợp tác xã toàn quốc. Đôi khi liên hiệp hợp
tác xã nông nghiệp tỉnh hoặc hợp tác xã nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp
cho doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp
tỉnh và Trung ƣơng không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh
tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.
- Hợp tác xã nông nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và
nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên
khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho hợp tác xã để bù
vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp). Hợp tác xã nông nghiệp cũng đƣợc phép
sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh. Ở Nhật Bản có tổ chức một trung
tâm ngân hàng hợp tác xã nông nghiệp để giúp các hợp tác xã quản lý số tín




22
dụng cho tốt. Trung tâm này có thể đƣợc quyền cho các tổ chức kinh tế công
nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.
- Hợp tác xã nông nghiệp còn sở hữu các phƣơng tiện sản xuất nông nghiệp
và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phƣơng tiện
này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tƣ nhân. Các loại phƣơng tiện thuộc
sở hữu hợp tác xã thƣờng là: Máy cày cỡ lớn, phân xƣởng chế biến, máy bơn
nƣớc, máy phân loại, đóng gói nông sản. Hợp tác xã trực tiếp quản lý việc sử
dụng các tài sản này.
- Các hợp tác xã còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các
chính sách hợp lý cũng nhƣ tƣơng trợ lẫn nhau giữa các hợp tác xã và địa
phƣơng.
- Ngoài ra, các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm

vụ giáo dục xã viên tinh thần hợp tác xã thông qua các tờ báo, phát thanh, hội
nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp hợp tác xã nông nghiệp cơ sở, tỉnh và
Trung ƣơng.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ
các đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt
cho cho nhu cầu của nông dân và tổ chức liên kết qui mô lớn toàn quốc. Một
nƣớc công nghiệp hoá nhƣ Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó hợp tác xã nông nghiệp, một mặt đƣợc thành
lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải
thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và
chỉ thay thế hộ nông dân và tƣ thƣơng ở khâu nào hợp tác xã tỏ ra có ƣu thế hơn
hẳn trong tƣơng quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.
1.4.3. Phát triển trong nước
Tính tới hết năm 2005, cả nƣớc có 17.133 hợp tác xã (HTX), trong đó có
8.511 HTX nông nghiệp, 620 HTX thƣơng mại dịch vụ, 2.151 HTX công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp, 512 HTX xây dựng, 489 HTX thuỷ sản, 1.113 HTX giao
thông vận tải, 917 HTX tín dụng, 49 HTX môi trƣờng và 150 các loại hình HTX
khác. Theo đánh giá phân loại của Liên minh HTX các tỉnh, thành phố, trong

×