Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 184 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRƯƠNG QUỐC CHÍNH



QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNGGHEN, LÊNIN VỀ NHÀ
NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ VIỆC VẬN DỤNG ĐỂ
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN,VÌ DÂN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI - 2008
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNGGHEN, LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
NHÀ NƯỚC XHCN 14
1.1. Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước 14
1.1.1. Về nguồn gốc nhà nước 14
1.1.2. Về bản chất và chức năng của nhà nước 24
1.2. Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước XHCN 29


1.2.1. Về bản chất của nhà nước XHCN 29
1.2.2. Về chức năng của nhà nước XHCN 40
Chương 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNGGHEN, LÊNIN VỀ NHÀ
NƯỚC XHCN TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ
DÂN Ở VIỆT NAM 52
2.1. Vận dụng quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước XHCN
trong xây dựng nhà nước Việt Nam thời kỳ trước đổi mới 52
2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân - sự vận
dụng sáng tạo quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin trong điều kiện đặc thù
của Việt Nam 52
2.1.2. Thực tiễn xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam
thời kỳ trước đổi mới 62
2.2. Tiến trình nhận thức và triển khai xây dựng nhà nước của dân, do dân,
vì dân ở Việt Nam theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN 75
2.2.1. Nhận thức về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 75
2.2.2. Thành tựu và một số hạn chế của tiến trình xây dựng nhà nước của
dân, do dân, vì dân ở Việt Nam theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN 92
Chương 3: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG
TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY 115
3.1. Những quan điểm có tính nguyên tắc trong xây dựng nhà nước Việt
Nam hiện nay 115
3.1.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt
Nam phải trên cơ sở giữ vững bản chất giai cấp công nhân 115
3.1.2. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt
Nam phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội 120
3.1.3. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt
Nam phải dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những ưu điểm của các nhà
nước đã có trong lịch sử 124

3.2. Một số giải pháp xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay theo hướng
nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân 126
3.2.1. Thực hành dân chủ XHCN, đa dạng hoá các hình thức dân chủ trong
tổ chức, xây dựng và hoạt động của nhà nước 126
3.2.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 130
3.2.3. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước 135
3.2.4. Kế thừa có chọn lọc những phương thức tổ chức và hoạt động có
hiệu quả của các nhà nước trong lịch sử Việt Nam và trên thế giới hiện nay . 151
KẾT LUẬN 161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Song,
đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa, việc giành chính quyền nhà nước không
có mục tiêu tự nó, mà nhằm giải phóng sức sản xuất, phát triển toàn diện con
người. Muốn vậy, trong khi xem phát huy cao độ vai trò nhân tố con người -
động lực thường xuyên của lịch sử - là vấn đề mang tính quyết định, chủ
nghĩa Mác - Lênin cũng không xem nhẹ tác động mạnh mẽ của nhà nước tới
giải phóng sức sản xuất, giải phóng con người. Bởi lẽ, nhà nước tuy do con
người lập ra, nhưng sau khi ra đời, nó có tác động mạnh mẽ tới bản thân con
người, tới việc kìm hãm hoặc phát huy sức mạnh của con người. Một nhà
nước được tổ chức và vận hành hợp lý, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, yêu cầu giải phóng con người, sẽ nâng sức mạnh sáng tạo của con người
lên một trình độ cao về chất. Ngược lại, nó sẽ là lực cản rất lớn tới việc phát

huy vai trò của nhân tố con người, từ đó, có tác động kìm hãm ghê gớm đối
với sự phát triển xã hội nói chung.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã dẫn tới sự ra đời ở nước ta một
nhà nước mới về bản chất - nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau Tổng
tuyển cử năm 1946, đó là một thiết chế chính trị do chính nhân dân lập ra
thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, mang đầy đủ tính hợp hiến và
hợp pháp. Nhà nước đó đã cùng toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam làm nên thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và
đế quốc Mỹ, mang lại hoà bình, thống nhất, độc lập cho đất nước và đưa cả
nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo mô hình
cũ, do cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, tuy nhà nước có nhiều biến
dạng, nhưng nó cũng có những đóng góp quan trọng vào tiến trình khôi phục
2

đất nước sau chiến tranh, tạo ra những tiền đề kinh tế - văn hoá - xã hội để
từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất
và văn hoá của nhân dân.
Tuy nhiên, cuộc chiến càng lùi vào quá khứ bao nhiêu, khi công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới càng được triển khai về
chiều rộng và chiều sâu bao nhiêu, thì những khuyết tật của mô hình tổ chức,
hoạt động của nhà nước cũ càng bộc lộ rõ bấy nhiêu. Do chậm được khắc
phục, những yếu kém của bộ máy nhà nước dần dần trở thành vật cản đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế đáng kể tiềm năng sáng tạo của con
người. Những yếu tố trì trệ xuất hiện ngày một nhiều. Đất nước rơi vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX.
Để thoát khỏi khủng hoảng, chúng ta đi vào đổi mới toàn diện đất
nước, lấy đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá. Trên
nền tảng đó, những nhận thức mới về nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội từng bước ra đời và đi vào cuộc sống. Một hình thức tổ chức

quyền lực nhà nước kiểu mới so với trước đây đã được khẳng định về mặt lý
luận và đang từng bước hiện thực hoá trong thực tiễn: Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Trên một ý nghĩa nhất
định, đây là một cuộc cách mạng trên cả lĩnh vực nhận thức lý luận lẫn trên
lĩnh vực tổ chức xây dựng một cách thực tiễn một kiểu nhà nước mới trong
lịch sử - nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bước tiến đạt được trong xây dựng nhà
nước có tác động tích cực đến phát huy dân chủ. Nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa đang từng bước được hình thành, sự tham gia của nhân dân vào công
việc nhà nước và xã hội ngày càng tăng lên. Những tiềm năng sáng tạo của
con người không ngừng được khai thác vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là cội nguồn thắng lợi của hơn 20 năm
đổi mới vừa qua.
3

Mặt khác, như Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra, tuy việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân,
vì dân có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng so
với nhu cầu thực tiễn đổi mới, nhà nước ta còn tỏ ra chưa ngang tầm. Tổ chức
và hoạt động của nhà nước còn có một số khâu chậm đổi mới. Quốc hội còn
lúng túng trong việc thực hiện chức năng của mình. Bộ máy quản lý nhà nước
các cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu kém. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền,
thiếu trách nhiệm… chậm được khắc phục. Mô hình tổ chức chính quyền địa
phương còn những điểm chưa hợp lý. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu.
Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không
nghiêm.
Để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển và phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản, nước ta trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chúng ta không thể không
tiếp tục đổi mới nhà nước, làm cho nhà nước có thể góp phần phát huy cao
hơn nữa tác động tích cực của mình trong phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội

và hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, Đại hội X của Đảng
xem tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với mục tiêu “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền
XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân
dân… Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy
định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát
tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan
công quyền” [18, tr. 126] là một nhiệm vụ trọng điểm trong đổi mới trên lĩnh
vực chính trị, làm cho đổi mới chính trị đồng bộ hơn đối với đổi mới kinh tế ở
nước ta hiện nay.
4

Thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi phải xuất phát từ thực tiễn xây
dựng nhà nước ở Việt Nam nói riêng, kinh nghiệm xây dựng nhà nước
trên thế giới nói chung. Nhưng, bất kỳ hoạt động nào của con người
cũng bị chi phối bởi nhận thức nhất định. Tính đúng sai của nhận thức
có vai trò to lớn tới hiệu quả hoạt động thực tiễn của họ. Do vậy, trong
khi xem trọng việc xuất phát từ thực tiễn, cũng không thể xem nhẹ vai trò chỉ
đạo của nhận thức lý luận. Trực tiếp liên quan tới chủ đề luận án này, phải hết
sức coi trọng vai trò chỉ đạo của quan điểm về nhà nước nói chung, nhà nước
xã hội chủ nghĩa nói riêng do các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin
khởi xướng. Thực tiễn xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên xô trước đây cũng như trong thời kỳ
đổi mới (với hệ quan niệm từng bước phát triển về chủ nghĩa xã hội, về nhà
nước xã hội chủ nghĩa) hiện nay, cho thấy việc trở lại để nhận thức đúng đắn
hơn, chính xác hơn di sản kinh điển về nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả xây
dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn là
một vấn đề thời sự, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Chính vì vậy, tôi
chọn vấn đề: “Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ
nghĩa và việc vận dụng để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt

Nam hiện nay” làm đề tài luận án của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nhà nước XHCN hay nhà nước vô sản là một trong những nội
dung cơ bản và đặc biệt quan trọng của triết học Mác - Lênin nói riêng và chủ
nghĩa Mác - Lênin nói chung. Vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề
tài này. Chẳng hạn như: các công trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những
nội dung chính của quan điểm mácxít về nhà nước vô sản (phần lớn được
thực hiện ở các nước XHCN trước đây); những công trình bàn về việc tìm tòi
những hình thức mới của CCVS, ngoài những mô hình mà C. Mác, Ph.
5

Ăngghen, V.I. Lênin đã chỉ ra, như công trình nghiên cứu về mô hình "CNXH
tự quản" của Nam Tư; những công trình xét lại quan điểm về nhà nước của
chủ nghĩa Mác - Lênin, đánh giá lại nhà nước tư bản hiện đại cũng như
phương thức xây dựng một nhà nước mới của "chủ nghĩa cộng sản châu Âu".
Ví dụ như tác phẩm "Chủ nghĩa cộng sản châu Âu" và nhà nước của S.
Carilô - Tổng bí thư Đảng cộng sản Tây Ban Nha, xuất bản tháng 4 năm
1977; hay tác phẩm "Hãy để chúng tôi nói thật" của G. Mácxe - Tổng bí thư
Đảng cộng sản Pháp, xuất bản tháng 11 năm 1977. Hai tác phẩm đã trình bầy
một cách có hệ thống lý luận và sách lược của "chủ nghĩa cộng sản châu Âu"
và có ảnh hưởng to lớn trong các đảng cộng sản ở các nước Tây Âu. Trong đó
đặt vấn đề: căn cứ lý luận chủ yếu của "chủ nghĩa cộng sản châu Âu" nhằm
kiên trì thông qua con đường dân chủ độc đáo để thực hiện cuộc cải cách
XHCN là "nhận thức lại" quan điểm Mác - Lênin về nhà nước, thậm chí là
việc từ bỏ khái niệm CCVS.
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu nhằm phân tích, bổ sung lý
luận về nhà nước XHCN và tìm ra những hình thức xây dựng nhà nước
XHCN thích hợp trong điều kiện lịch sử mới. Nghiên cứu lịch sử chủ nghĩa
Mác - Lênin, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung, trong đó
có vấn đề nhà nước và nhà nước XHCN, ở nước ngoài gần đây, đáng kể nhất

là công trình đồ sộ - bộ “Lịch sử chủ nghĩa Mác” gồm 4 tập của tập thể các
nhà nghiên cứu Trung Quốc do Viện nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin thuộc Trường đại học Nhân dân Trung Quốc tổ chức biên soạn.
Bộ sách được Nhà xuất bản Nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc xuất bản lần thứ
nhất năm 1995, tái bản năm 1997. Đây là một công trình khoa học có giá trị
thuộc chuyên ngành lịch sử chủ nghĩa Mác - Lênin, bao quát nhiều chuyên đề
nghiên cứu; trong đó có phần đáng kể những phân tích, đánh giá quan điểm
mácxít cũng như các quan điểm phi mác xít về nhà nước, nhà nước XHCN.
6

Ngoài ra cũng có một số công trình nghiên cứu của tác giả hoặc tập thể tác giả
nước ngoài, tuy không trực tiếp đề cập đến di sản kinh điển về nhà nước và
nhà nước XHCN, nhưng có nhiều nội dung liên quan đến các vấn đề nhà
nước, nhà nước pháp quyền nói chung như: “Nhà nước trong một thế giới
đang chuyển đổi” - Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997 của
Ngân hàng thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 1998; “Nhà
nước pháp quyền” do tập thể các nhà nghiên cứu pháp luật của Cộng hoà
liên bang Đức biên soạn dưới sự biên tập lại của Josepf Thesing, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia năm 2003, cuốn sách đề cập nhiều nội dung liên
quan đến lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền tại Đức và một số
quốc gia có liên quan.
Những năm gần đây, ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu về
nhà nước, nhà nước XHCN, nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền
XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những nghiên cứu của các tác
giả trong nước gồm:
Một là, những nghiên cứu cơ bản các quan điểm của Mác, Ăngghen,
Lênin về nhà nước, nhà nước XHCN. Các công trình đề cập đến một số nội
dung quan trọng trong di sản của các nhà kinh điển về vấn đề nhà nước như:
quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa chủ nghĩa xã hội và dân chủ với tư
cách một hình thức nhà nước; vấn đề bản chất nhà nước XHCN được đề cập

trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng"; vấn đề mối quan hệ giữa quan niệm
về dân chủ vô sản với tư cách cơ sở triết học - chính trị với sự hình thành và
phát triển tư tưởng về nhà nước kiểu mới cũng như bản thân nhà nước kiểu mới
ở Việt Nam. Có thể đề cập một số cuốn sách và các bài báo sau đây:
- "Về nhà nước xã hội chủ nghĩa" Trích tác phẩm của C.Mác, Ph.
ĂNgghen, V.I. Lênin, I.V. Xtalin. Nxb Sự thật, Hà Nội năm 1978. Tập hợp
7

các đoạn trích tiêu biểu của các Nhà kinh điển về vấn đề nhà nước, nhà nước
XHCN.
- “Tìm hiểu tác phẩm Nhà nước và cách mạng” của GS. TS Nguyễn
Hữu Vui, do Nhà xuất bản Sự thật xuất bản năm 1986.
- “Quan điểm của V.I. Lênin về sự kết hợp tất yếu, hữu cơ giữa dân chủ
và chủ nghĩa xã hội” của Đặng Hữu Toàn (Triết học, số 2, 2000).
- “Mấy suy nghĩ về bản chất nhà nước kiểu mới qua nghiên cứu "Nhà
nước và cách mạng" của Lê nin”, của Vũ Trọng Dung (Triết học số 3, 1999).
- “Dân chủ vô sản - cơ sở triết học - chính trị cho sự hình thành và phát
triển nhà nước kiểu mới ở Việt Nam” của Trần Kỳ Đồng (Triết học, số 2,
1999).
Hai là, các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.
Các công trình đề cập và đi sâu phân tích một số nội dung như vị trí vấn đề
nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh; nguồn gốc và quá trình hình thành,
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam;
bản chất và việc xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước của dân, do dân, vì
dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật” của Bộ Tư
pháp - Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Chương trình khoa học - công nghệ
cấp nhà nước KX 02, Đề tài KX 02-13, năm 1993.
- “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo Nhà nước” của
Học viện Hành chính quốc gia, năm 1997.

- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam” do
tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn chủ biên, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2003.
8

- “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” của tập
thể tác giả là các nhà nghiên cứu quân đội, do nhà xuất bản Quân đội nhân dân
xuất bản năm 2003.
Ba là, các công trình nghiên cứu về công cuộc xây dựng nhà nước XHCN
Việt Nam. Đó là các công trình đã phân tích tính tất yếu của việc xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam, tầm quan trọng của việc xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân, các nguyên tắc tổ chức, xây
dựng và hoạt động của nhà nước này.
- Đề tài KX. 05-04 “Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị nước ta trong
giai đoạn quá độ lên CNXH” (1992 -1994), do GS. TS Nguyễn Ngọc Long làm
chủ nhiệm, đề cập và phân tích một số đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam .
- “Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của
khoa học về nhà nước và pháp luật” của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân
văn quốc gia - Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật do GS.TS. Đào Trí Úc
chủ biên năm 1997.
- “Về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Bộ Tư pháp - Viện
Nghiên cứu Khoa học Pháp lý năm 1997.
- “Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của Lê Minh Quân,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2003.
- “Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay”
(2004) của Đỗ Trung Hiếu.
- “Thống nhất, phân công và phối hợp quyền lực nhà nước ở Việt
Nam” (2004) của Lê Quốc Hùng.

9

- Chương trình KX-04 “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân” (2001 – 2005) gồm 10 đề tài nhánh, đã nghiệm thu, do
GS. VS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm đề tài.
- “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm
2005 do GS. TS Đào Trí Úc chủ biên, tham gia đề tài khoa học mã số
KHXH.05.05: “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng” (thuộc chương trình KHXH. 05).
- “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới”, (2006) do GS. TS Lê Hữu Nghĩa và đồng chí Nguyễn Văn Yểu đồng
chủ biên.
- "Tư tưởng pháp trị của Pháp gia với sự nghiệp xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam", (2007) của PGS. TS Doãn Chính và TS Nguyễn Văn
Trịnh
Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
và một số luận án, luận văn về vấn đề nhà nước, nhà nước pháp quyền
XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam :
Các bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học: “Đảm bảo sự thống
nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân của nhà nước - Vấn
đề cấp bách trong việc củng cố nhà nước ta hiện nay” của Phạm Ngọc Quang,
Tạp chí Triết học, số 2/2000; “Về một số nét đặc thù của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số 9/2005;
“Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội trong sự nghiệp đổi mới
- một số vấn đề đặt ra” của Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Cộng sản, số 17/2006; “Xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng trong điều kiện nước ta hiện nay” của Nguyễn Duy Quý, Tạp chí
Triết học, số 10/2002; “Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” của Nguyễn Trọng
10


Thóc, Tạp chí Triết học, số 6/2005; “Tính tất yếu kinh tế và chính trị trong sự hình
thành và phát triển của nhà nước pháp quyền” và“Hoàn thiện chức năng và
nhiệm vụ nhà nước pháp quyền - cơ sở thiết yếu của sinh hoạt dân sự” của
Nguyễn Hữu Khiển, Tạp chí Triết học, số 6/1997; Tạp chí Cộng sản, số 20/2006;
“Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Trần
Hữu Tiến, Tạp chí Triết học, số 5/2002); “Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của
mô hình tổng thể nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Hoàng
Văn Hảo, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2003.
Các luận văn, luận án: “Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp
theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”
của Lê Văn Hoè, Luận văn thạc sĩ; “Tư tưởng nhà nước pháp quyền với
vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”
của Nguyễn Xuân Tuệ, Luận văn Thạc sĩ, (1999); “Vai trò của pháp luật
trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính
nhân dân của Nhà nước ta hiện nay” của Lê Văn Hởi, Luận văn Thạc sĩ
(2000); “Bệnh quan liêu của bộ máy nhà nước trong quá trình xây dựng
CNXH ở Việt Nam - nguyên nhân và phương hướng khắc phục”, của Nguyễn
Trần Thành, Luận án tiến sĩ (2000); “Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” của Đào Ngọc Tuấn, Luận án tiến sĩ
(2002); “Vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Mai Đình
Chiến, Luận án tiến sĩ (2003); “Nhà nước XHCN với việc xây dựng nền dân
chủ ở Việt Nam hiện nay” của Đỗ Trung Hiếu, Luận án tiến sĩ (2003)…
Các công trình trên đã tập trung đề cập những vấn đề căn bản về nhà
nước như: tư tưởng của các nhà kinh điển về nguồn gốc, bản chất, chức năng
và tính tất yếu của nhà nước; vấn đề bản chất, chức năng nhà nước xã hội chủ
nghĩa; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước; một số đặc thù của quá trình xây
11


dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; một số “căn bệnh” của bộ máy
nhà nước cũng như một số đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam mà chúng ta đang xây dựng; mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và việc
thực hiện dân chủ với xây dựng và thực hiện nhà nước pháp quyền trong điều
kiện Việt Nam Tuy nhiên, các công trình này phần nhiều chỉ là những
nghiên cứu về nhà nước, nhà nước XHCN chủ yếu từ góc độ khoa học pháp
lý. Nếu có tiếp cận từ góc độ triết học thì cũng chủ yếu là những nghiên cứu
riêng biệt các vấn đề lý luận về nhà nước XHCN hoặc thực tiễn xây dựng nhà
nước XHCN Việt Nam. Nhìn chung còn ít những công trình chuyên biệt
nghiên cứu về sự vận dụng quan điểm kinh điển trong thực tiễn xây dựng nhà
nước XHCN Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề nhận thức, nhận thức lại một
cách thấu đáo và đúng đắn hơn những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về nhà nước XHCN và đặc bịêt là việc vận dụng quan điểm của các nhà kinh
điển cũng như những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức xây
dựng nhà nước XHCN Việt Nam để làm rõ thực trạng cũng như phương
hướng tiếp tục xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay
còn nhiều điểm cần được làm sáng tỏ thêm. Mặt khác, tiến trình xây dựng nhà
nước XHCN Việt Nam mặc dù luôn được định hướng và dẫn dắt bởi học
thuyết Mác - Lênin về nhà nước, nhưng được thực hiện trong những điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nghiên cứu tiến trình xây dựng nhà nước
Việt Nam kiểu mới sau cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến nay như là sự
vận dụng lý luận mácxít về nhà nước XHCN đồng thời là sự hiện thực hoá
những tư tưởng độc lập sáng tạo của Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ nhân
dân, nhà nước XHCN là một hướng nghiên cứu nhằm bổ sung những điểm
cần được làm sáng tỏ thêm đó. Sự ra đời của luận án này là một cố gắng theo
hướng nghiên cứu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
12

Mục đích: nghiên cứu quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin

về nhà nước XHCN và thực tiễn vận dụng quan điểm đó trong tiến trình xây
dựng và phát triển của nhà nước XHCN Việt Nam. Từ đó góp phần nêu ra và
luận giải một số quan điểm có tính nguyên tắc cũng như giải pháp nhằm tiếp
tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước Việt Nam thực sự là nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân.
Nhiệm vụ: để đạt mục đích, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về nguồn gốc,
bản chất, chức năng của nhà nước, nhà nước XHCN và quá trình xây dựng
nhà nước XHCN.
- Phân tích sự vận dụng quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
trong tiến trình xây dựng, tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt Nam gắn
liền với vai trò chỉ đạo, định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ ra những
hạn chế của tiến trình đó và nguyên nhân cơ bản của hạn chế.
- Làm rõ các quan điểm có tính nguyên tắc và phân tích một số giải
pháp mang tính định hướng nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước
XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn ở việc phân tích một số quan
điểm cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về nhà nước và nhà nước
XHCN; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ nhân dân tiến lên nhà
nước XHCN; tiến trình xây dựng, hoạt động của nhà nước Việt Nam từ sau
cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
13

- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước
và Nhà nước XHCN.
- Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật là cơ bản,
trong đó đặc biệt quán triệt nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn. Ngoài

ra cũng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích,
so sánh, tổng hợp, kết hợp lôgíc và lịch sử, quy nạp và diễn dịch.
6. Cái mới của luận án
- Góp phần chứng minh việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước
XHCN trong điều kiện cụ thể của Việt Nam; bước chuyển từ nhà nước dân
chủ nhân dân lên nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là nét
đặc thù của Việt Nam.
- Làm rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những
hạn chế về cơ cấu tổ chức cũng như phương thức hoạt động của nhà nước
XHCN Việt Nam trước đổi mới và hiện nay. Phân tích được một số quan
điểm có tính nguyên tắc và giải pháp cơ bản để để vận dụng tốt hơn lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
14

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm rõ sự vận dụng lý luận mácxít về nhà nước vào
quá trình xây dựng và hoạt động của nhà nước XHCN Việt Nam.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 3 chương với 6 tiết.







15

Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNGGHEN, LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC
VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước
1.1.1. Về nguồn gốc nhà nước
Trong các xã hội có giai cấp, nhà nước luôn là một nhân tố cơ bản của
xã hội. Các tư tưởng triết học, các học thuyết triết học xã hội ở các thời kỳ lịch
sử khác nhau đều không thể không bàn tới vấn đề nhà nước, tuy nhiên, do nhà
nước là một hiện tượng hết sức phức tạp, lại luôn gắn chặt với lợi ích của các
giai cấp thống trị nên nó thường không được nhìn nhận một cách hoàn toàn
khách quan và khoa học. Chính vì vậy, triết học Mác - Lênin với tư cách là
“vũ khí tinh thần” của giai cấp vô sản càng không thể không đi sâu nghiên cứu
vấn đề này. Có thể thấy, lý luận về nhà nước của của chủ nghĩa Mác - Lênin
có hai mục tiêu chính.
Một là, chỉ rõ bản chất của các kiểu nhà nước cũ, đặc biệt là nhà nước tư
sản, qua đó, bác bỏ các quan điểm sai lầm về nguồn gốc nhà nước, những mưu
đồ thần thánh hoá sự ra đời và tồn tại của nhà nước, cũng như mọi sự lý tưởng
hoá nhà nước, đồng thời chỉ ra tính diệt vong tất yếu của các kiểu nhà nước ấy.
Hai là, hình thành lý luận về nhà nước mới - nhà nước vô sản, nhà nước
XHCN. Đó là nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, nhưng
cũng đồng thời là nhà nước có tính dân chủ cao nhất.
Để thực hiện mục tiêu thứ nhất, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lênin đã nghiên cứu một cách thấu đáo các vấn đề về nguồn gốc, bản chất, đặc
trưng, chức năng, các kiểu và các hình thức nhà nước. Đó là toàn bộ cơ sở lý
luận để chỉ rõ bản chất của nhà nước là gì, và cái bản chất ấy được thể hiện ra
trong hiện thực như thế nào?
16


Để thực hiện mục tiêu thứ hai, các ông đã từng bước kết hợp nghiên
cứu lý luận với tổng kết thực tiễn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Vì
vậy, nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước trước hết phải
nghiên cứu các quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nguồn gốc nhà nước.
Vấn đề nguồn gốc nhà nước đã được đề cập trong lịch sử triết học từ
thời cổ đại. Các học thuyết triết học chính trị và các nhà tư tưởng đã cắt nghĩa
vấn đề này dưới nhiều hình thức khác nhau. Hai loại quan điểm cơ bản của
thời cổ đại về nguồn gốc nhà nước là quan điểm của các nhà thần học và quan
điểm của những người theo thuyết gia trưởng.
Quan điểm đầu tiên về nguồn gốc nhà nước là những quan điểm của
các nhà thần học - thường là thần bí hoá nhà nước. Họ cho rằng, nhà nước là
sản phẩm của thượng đế dùng để bảo vệ trật tự chung của xã hội. Nhà nước
thuộc về những lực lượng siêu nhiên, bắt nguồn từ một lực lượng siêu nhiên,
tức “Chúa”, “Trời”. Quyền lực của những lực lượng siêu nhiên đó được trao
cho vua thay Trời trị vì dân chúng. Quyền lực nhà nước là vĩnh viễn, con
người phải phục tùng quyền lực đó một cách tuyệt đối. Người đứng đầu nhà
nước trong xã hội là các bậc vua chúa, chỉ tuân theo “mệnh trời” để cai trị dân
chúng. Theo đó, nhà nước là hiện thân của một sức mạnh siêu nhiên, nằm
ngoài xã hội và chi phối, quyết định xã hội.
Trong khi đó, quan điểm của những người theo thuyết gia trưởng lại
cho rằng: nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức
tự nhiên của đời sống con người. Nhà nước là một hiện tượng vĩnh viễn trong
xã hội. Cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội. Quyền lực nhà
nước, về thực chất, cũng giống như và là sự kế tiếp (tiếp nối) quyền lực của
người đứng đầu gia đình. Arixtốt (384 - 322), một trong những đại diện của
thuyết gia trưởng đã cho rằng nhà nước, quyền lực nhà nước xuất hiện một
cách tự nhiên, được hình thành do lịch sử. Nhà nước được phát triển từ gia
17

đình, công xã và là một hình thức tổng thể, hoàn thiện nhất trong quan hệ giữa

mọi người với mục đích tối cao là nhằm liên kết mọi người để đạt tới một
cuộc sống tốt đẹp nhất.
Xã hội càng phát triển thì vấn đề nguồn gốc nhà nước càng được quan
tâm nghiên cứu. Đặc biệt từ khi CNTB ra đời, các nhà tư tưởng tư sản tiến bộ
đã hướng việc tìm nguồn gốc nhà nước từ trong xã hội. Quan điểm triết học tư
sản về nhà nước được xem là một bước tiến lớn trong triết học cũng như trong
các học thuyết chính trị - xã hội. Giôn Lốccơ (1632-1704) trong tác phẩm
“Two Treatsies of Government” (Hai chuyên luận về chính quyền) đã nêu luận
điểm: trong trạng thái tự nhiên, con người luôn có các quyền tự do, bình đẳng,
tư hữu. Mặc dù có sự hữu ái và hoà bình trong trạng thái tự nhiên, các quyền
của con người vẫn luôn không được đảm bảo chắc chắn. Vì vậy, con người
luôn phải thực hiện việc phán xử và trừng trị những kẻ vi phạm quyền hạn của
người khác. Nhà nước đã được thiết lập để bảo vệ quyền tự nhiên của con
người, để tạo lập và bảo vệ sở hữu, cũng như sử dụng các lực lượng xã hội để
thực hiện các đạo luật và bảo vệ sự tấn công từ bên ngoài.
Môngtexkiơ (1689-1775) coi sự xuất hiện của nhà nước là có tính lịch
sử. Kế thừa Arixtốt, ông đưa ra quan điểm phải xác định bản chất chính quyền
tuỳ thuộc vào số lượng người cầm quyền. Theo ông, có ba hình thức nhà nước
chính là: cộng hoà, quân chủ, chuyên chế. Các hình thức nhà nước còn phụ
thuộc quy mô lãnh thổ - quy mô nhỏ phù hợp với hình thức cộng hoà; quy mô
vừa phù hợp với hình thức quân chủ; quy mô lớn phù hợp với hình thức
chuyên chế. Ông ủng hộ kiểu nhà nước quân chủ, lý tưởng của ông là nền
quân chủ lập hiến của nước Anh
Một trong những lý thuyết tiến bộ của các nhà tư tưởng tư sản là thuyết
“khế ước xã hội”. Nếu Môngtexkiơ dựa vào tư tưởng đại diện nhân dân thì
Rutxô (1712-1778) dựa vào tư tưởng chủ quyền nhân dân. Ông cho rằng, xã
18

hội công dân nảy sinh cùng chế độ tư hữu và nhà nước được thiết lập sau đó.
Theo ông, con người sinh ra tự do, song ở khắp nơi họ lại bị xiềng xích.

Những thoả thuận giữa con người với nhau là cơ sở cho mọi chính quyền hợp
pháp, được thể hiện thông qua “khế ước xã hội” - mỗi người trao nhân cách
của mình cho lãnh đạo tối cao mang ý chí chung và do đó trở thành thành
viên của nó. Toàn bộ học thuyết của Rútxô về nguồn gốc nhà nước cho thấy
ông đã nhận ra mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội phong kiến là mâu thuẫn
giàu nghèo, trong chính trị là mâu thuẫn giữa kẻ áp bức và người bị áp bức,
kẻ giàu có sẽ nắm quyền lực. Vì thế, ông ủng hộ thể chế cộng hoà, coi đó là
hình thức cầm quyền tốt nhất, trong đó, các quan chức là do nhân dân bầu ra.
“Khế ước xã hội” là học thuyết có tính cách mạng. Một khi nhà nước được
thiết lập theo khế ước thì chế độ dân chủ được đảm bảo, mọi người được tự
do, khi nhà nước lạm quyền thì nhân dân có quyền bãi bỏ nhà nước.
Cũng theo thuyết này, con người vốn dĩ có các quyền tự nhiên là
quyền sống, quyền có tư liệu sản xuất, quyền được sản xuất và các quyền
chính trị khác. Nhưng các quyền đó của con người thường xuyên bị vi phạm,
vì thế, con người buộc phải tranh chấp, phải đấu tranh với nhau để bảo vệ các
quyền của mình. Điều đó tất yếu làm xuất hiện cái gọi là quyền lực xã hội.
Quyền lực xã hội là kết quả của việc mỗi cá nhân tự giác đem một phần
quyền của mình giao cho các cơ quan quyền lực xã hội nhằm mục đích điều
chỉnh hoạt động chung của con người và xã hội. Theo đó, nhà nước là một
hiện tượng vĩnh viễn đi cùng với xã hội loài người và sẽ không bao giờ mất
đi. Quan điểm trên đã phần nào khắc phục sự giải thích thần bí và siêu tự
nhiên về nguồn gốc của nhà nước, nhưng vẫn bế tắc khi lý giải nhà nước chỉ
như là kết quả ý chí chung của con người, là một hiện tượng vĩnh cửu, và
điều đó đã làm sai lạc bản chất của nhà nước.
19

Xuất phát từ quan điểm duy vật về lịch sử, khi nghiên cứu vấn đề nhà
nước, Mác và Ăngghen đã phân tích toàn bộ sự tiến triển của lịch sử loài
người trong mối quan hệ hữu cơ của con người, xã hội và tự nhiên ở từng
giai đoạn lịch sử để làm rõ quá trình hình thành và phát triển của nhà nước

cũng như chỉ rõ bản chất và ý nghĩa của nhà nước ở mỗi chế độ xã hội. Trong
quá trình đó, các ông cũng đồng thời bác bỏ những luận điểm sai lầm của
quan điểm triết học tư sản về nhà nước và chứng minh rằng nhà nước là
một hiện tượng lịch sử, là thiết chế trung tâm của kiến trúc thượng tầng
được hình thành trên một cơ sở hạ tầng tương ứng. Nhà nước chỉ xuất hiện
khi xã hội loài người đã phát triển đến một trình độ nhất định, trước hết là
sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến xã hội phân chia thành các
giai cấp đối kháng và mâu thuẫn giữa các giai cấp ấy đã phát triển đến mức
không thể điều hoà được.
Vấn đề nguồn gốc nhà nước chỉ thực sự được làm sáng tỏ, khi cắt
nghĩa nó theo quan điểm duy vật về lịch sử. Mác đã lấy việc phê phán quan
điểm duy tâm và tư biện của Hêghen về nhà nước làm điểm bắt đầu khi tiến
hành nghiên cứu vấn đề nhà nước. Theo đó, nhà nước không phải được đưa
vào từ bên ngoài xã hội mà có nguồn gốc ở bên trong xã hội. Chính xã hội
công dân là tiền đề, là cơ sở để hình thành nhà nước. Ông viết:
Trên thực tế, gia đình và xã hội công dân là những tiền đề của
nhà nước, chính chúng mới là những yếu tố thực sự tích cực;
nhưng trong tư duy tư biện thì tất cả điều đó đều bị đặt lộn
ngược… Gia đình và xã hội công dân là những bộ phận hiện
thực của nhà nước, là những tồn tại tinh thần hiện thực của ý
chí, là những phương thức tồn tại của nhà nước. Gia đình và xã
hội công dân tự chúng cấu thành nhà nước. Chúng chính là
động lực [61, tr. 313-314].
20

Nhận định về sự phê phán của Mác đối với quan điểm duy tâm của Hê
ghen về nhà nước, Ăngghen viết: “xuất phát từ triết học pháp quyền của
Hêghen, Mác đã đi tới kiến giải rằng không phải nhà nước,… mà ngược lại,
“xã hội công dân”… mới là lĩnh vực người ta phải đi vào để tìm ra chiếc chìa
khóa để hiểu được qúa trình phát triển lịch sử của loài người” [65, tr. 491].

Không dừng lại ở đó, Mác và Ăngghen còn xác định rõ cơ sở kinh tế của
nhà nước. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, thông qua việc bàn về mối liên hệ
giữa cơ cấu xã hội và chính trị với sản xuất, trên cơ sở nắm được mối quan hệ
giữa thực chất của nhà nước và tính chất của những mối liên hệ xã hội, các ông
đã nêu tư tưởng về vai trò quyết định của chế độ tư hữu trong kinh tế đối với chế
độ chính trị. Khi khẳng định tính quyết định xét đến cùng của cơ sở kinh tế, đồng
thời chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng của đời sống xã hội không phải được xem xét như
trong tư tưởng hay suy nghĩ thuần tuý của con người, Mác, Ăngghen cho rằng:
Cơ cấu xã hội và nhà nước luôn nảy sinh từ quá trình sinh sống của
những cá nhân nhất định, không phải của những cá nhân đúng như
bản thân những cá nhân ấy có thể tự hình dung hay đúng như người
khác có thể hình dung, mà là của những cá nhân đúng như trong
hiện thực, nghĩa là đúng như họ đang hành động, sản xuất một cách
vật chất, tức là đúng như họ hành động trong những giới hạn, tiền
đề và điều kiện vật chất nhất định, không phụ thuộc vào ý chí của
họ [62, tr. 36].
Các ông tiếp tục nêu lên một cách chi tiết và cụ thể khía cạnh nền tảng của
xã hội công dân với tư cách tổ chức xã hội - kết quả trực tiếp của sản xuất và
giao tiếp của các cá nhân trong xã hội; vai trò cơ sở của nó đối với sự hình thành
nhà nước (mà như Ph. Ăngghen đánh giá, là chìa khoá để hiểu quá trình phát
triển của lịch sử nhân loại). Theo Mác, Ăngghen:
21

Thuật ngữ “xã hội công dân” xuất hiện trong thế kỷ XVIII khi
những quan hệ sở hữu thoát khỏi thể cộng đồng [Gemeinwesen] cổ
đại và trung cổ. Xã hội tư sản [burgerliche Gesellschaf] với tính
cách là xã hội tư sản chỉ phát triển cùng với giai cấp tư sản; tuy
nhiên, tổ chức xã hội trực tiếp sinh ra từ sản xuất và giao tiếp và
trong mọi thời đại đều cấu thành cơ sở của nhà nước và của kiến
trúc thượng tầng tư tưởng, vẫn luôn được gọi bằng danh từ đó

(thuật ngữ “burgerliche Gesellschaft” có nghĩa là “xã hội tư sản”,
đồng thời cũng có nghĩa là “xã hội công dân”) [62, tr.52].
Chính vì vậy, các ông cho rằng, xã hội công dân bao trùm toàn bộ sự
giao tiếp vật chất của các cá nhân trong một giai đoạn phát triển nhất định
của những lực lượng sản xuất. Nó bao trùm toàn bộ đời sống thương
nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đó và do đó, vượt ra ngoài phạm vi
quốc gia và dân tộc, mặc dù, mặt khác, về đối ngoại nó vẫn phải hiện ra
như là một dân tộc và về đối nội nó vẫn tự tổ chức thành một nhà nước.
Điều này còn được giải thích rõ thêm trong các tác phẩm Bản thảo
kinh tế 1857- 1859 và Góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị năm
1859. Mác đã phân tích vai trò của xã hội công dân và cho rằng, xã hội
công dân là lĩnh vực sinh hoạt và hoạt động vật chất, kinh tế của con người.
Chính xã hội công dân là cơ sở đầu tiên của toà nhà đời sống chung của
loài người, hoạt động sống của xã hội công dân là động lực chính của sự
phát triển lịch sử:
Không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như
những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung
của tinh thần của con người để giải thích những quan hệ và hình
thái đó, mà trái lại phải thấy những quan hệ và hình thái đó bắt
nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất, mà toàn bộ đã được
22

Hêghen, theo cách của người Anh và người Pháp thế kỷ XVIII,
gọi gộp chung lại là “xã hội công dân” [64, tr. 14].
Như vậy, quan điểm duy vật về lịch sử, quan điểm xuất phát để nghiên
cứu về nhà nước của Mác, Ăngghen đã chỉ ra rằng, nghiên cứu về nhà nước
không thể xuất phát từ chính bản thân nó mà phải từ những “cơ sở tự nhiên”
và “cơ sở xã hội” mà - xét đến cùng chính là những “cơ sở kinh tế” của nó.
Nội dung khách quan của cấu trúc và những mối liên hệ của nhà nước chính
là sự phản ánh của cấu trúc và những mối liên hệ của đời sống xã hội.

Mác, Ăngghen cũng chứng minh rằng, ở một giai đoạn xác định của sự
phát triển xã hội, đã xuất hiện nhu cầu phải tập hợp dưới một quy tắc chung,
những hành vi sản xuất, phân phối và trao đổi sản phẩm được lặp đi lặp lại
nhiều lần, do vậy phải làm thế nào để mọi người phục tùng những điều kiện
chung của sản xuất, phân phối và trao đổi. Quy tắc chung đó lúc đầu chỉ là
thói quen, nhưng sau đó đã trở thành pháp luật và “…có pháp luật thì những
cơ quan có nhiệm vụ duy trì pháp luật đó tất yếu phải xuất hiện: quyền lực
công cộng, tức là nhà nước” [67, tr. 378]. Theo các ông, thực chất của mối
quan hệ giữa nhà nước và xã hội là ở chỗ, toàn bộ sự vận động của đời sống
xã hội mà yếu tố quyết định là đời sống kinh tế, đã làm cho nhà nước - vốn
xuất phát từ xã hội, do nhu cầu xã hội lại tách ra, trở thành như là cái độc lập,
thậm chí đối lập với xã hội. Trong quan hệ này, xã hội luôn là cái quyết định.
Mác viết: “nói chung, không phải nhà nước chế định và quyết định xã hội
công dân mà xã hội công dân chế định và quyết định nhà nước, rằng do đó
phải lấy những quan hệ kinh tế và sự tiến triển của những quan hệ ấy để giải
thích chính trị và lịch sử chính trị chứ không phải ngược lại” [70, tr. 321].
Sau khi Mác qua đời, Ăngghen đã viết tác phẩm "Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" vừa để trình bày những quan điểm
của hai ông, vừa bổ sung thêm những tư liệu mới, nhất là những kiến thức về

×