Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về giáo dục tới lĩnh vực giáo dục - khoa cử Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
----------

PHẠM THỊ QUỲNH

ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG NHO GIÁO VỀ GIÁO DỤC
TỚI LĨNH VỰC GIÁO DỤC - KHOA CỬ VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XV
Chuyên ngành: Chủ nghĩa DVBC và CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Trần Nguyên Việt
TS. Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi ,
dưới sự hướng dẫn của PGS .TS. Trầ n Nguyên Viê ̣t và TS . Nguyễn Thanh
Bình. Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực. Các tài liệu tham
khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2014
Tác giả

Phạm Thị Quỳnh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .......................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4
5. Đóng góp của luận án ................................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................... 5
7. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 5
̉
́
TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CƢU

VÀ MỘT SỐ THUẬT

NGƢ̃ ĐƢỢC DÙNG TRONG LUẬN ÁN ..................................................... 7
NỘI DUNG..................................................................................................... 30
́
Chƣơng 1: SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG NHO GIAO VỀ GIÁO DỤC
VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NÓ ........................................... 30
1.1. Điều kiện và tiền đề cơ bản cho sự ra đời tư tưởng Nho giáo về giáo
dục ở Trung Quố c ............................................................................................ 30
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................31
1.1.2. Tiền đề tư tưởng, văn hóa ................................................................. 35
1.1.3. Vai trò sáng lập Nho giáo của Khổng Tử và lịch sử giáo dục

-

khoa cử Trung Quốc cổ đại ......................................................................... 38

1.1.4. Quan điểm của Nho giáo về con người và giáo dục con người ....... 45
1.2. Mô ̣t số nô ̣i dung cơ bản trong t ư tưởng của Nho giáo Trung Q́ c về
giáo dục ........................................................................................................... 57
1.2.1. Mục đích và ngun tắc giáo dục ..................................................... 57
1.2.2. Nội dung giáo dục ............................................................................. 67
1.2.3. Phương pháp giáo dục ...................................................................... 81
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 95


̀
Chƣơng 2: HỆ THỐNG GIÁO DỤC - KHOA CỬ ĐẠI VIỆT TƢ
́
́
́
́
THÊ KỶ XI ĐÊN CUÔI THÊ KỶ XV DƢỚI ẢNH HƢỞNG
CỦA
TƢ TƢỞNG NHO GIÁO VỀ GIÁO DỤC ................................................. 98
2.1. Nho giáo ở Việt Nam trước thế kỷ XI ...................................................... 98
2.1.1. Nho giáo trước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê ........................................... 98
2.1.2. Nho giáo thời Ngô, Đinh, Tiền Lê ................................................... 103
2.2. Khái quát đặc điểm của hệ thống giáo dục - khoa cử Đại Việt từ thế
kỷ XI đến cuố i thế kỷ XV ............................................................................. 106
2.3. Sự hình thành và phát triển hệ thống giáo dục

- khoa cử thời Lý -

Trần và Hồ dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về giáo dục ................. 109
2.3.1. Mục đích giáo dục ........................................................................... 109
2.3.2. Quy chế giáo dục - khoa cử ........................................................... 113

2.3.3. Nội dung giáo dục ........................................................................... 121
2.3.4. Một số nhận xét sơ bộ về hê ̣ thố ng giáo dục khoa cử thời Lý - Trần
và Hồ .......................................................................................................... 125
2.4. Hệ thống giáo dục - khoa cử thời Lê Sơ thế kỷ XV trong điều kiện
Nho giáo độc tôn ........................................................................................... 128
2.4.1. Mục đích giáo dục ........................................................................... 128
2.4.2. Sự biểu hiện độc tơn Nho giáo trong quy chế giáo dục - khoa cử .. 131
2.4.3. Nội dung giáo dục ........................................................................... 140
2.4.4. Phương pháp giáo dục .................................................................... 145
2.4.5. Một số nhận xét về hê ̣ thố ng giáo dục - khoa cử thời Lê Sơ ........... 149
Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 150
̉
́
́
́
Chƣơng 3: ĐONG GOP CỦ A TƢ TƢƠNG NHO GIAO
DỤC ĐỐI VỚI XÃ HỘI ĐẠI VIỆT TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN

VỀ GIÁO
́
CUÔI

THẾ KỶ XV VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỐI VỚI SỰ NGH IỆP GIÁO
DỤC NƢỚC TA HIỆN NAY...................................................................... 153


3.1. Đóng góp của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đố i với xã hô ̣i Đa ̣i Việt
từ thế kỷ XI đến cuố i thế kỷ XV .................................................................... 153
3.1.1. Đóng góp của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đới với q trình xây
dựng và phát triển bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền 158

........
3.1.2. Đóng góp của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với việc đào
tạo nhân tài và xây dựng xã hội học tập .................................................... 160
3.1.3. Đóng góp của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với việc xây
dựng và hoàn thiện đạo đức xã hội ............................................................ 164
3.2. Bài học lịch sử về phát huy những giá trị tích cực và khắc phục
những mặt hạn chế trong tư tưởng Nho giáo về giáo dục đối với sự nghiệp
giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay ............................................................. 173
3.2.1. Vài nét về thực trạng nền giáo dục hiện nay ở nước ta ................... 175
3.2.2. Kế thừa những giá trị tích cực của tư tưởng Nho giáo về giáo
dục trong điề u kiê ̣n giáo dục Viê ̣t Nam hiê ̣n nay ....................................... 178
3.2.3. Một số hạn chế chủ yếu trong tư tưởng Nho giáo về giáo dục cần
khắ c phục, loại bỏ từ kinh nghiệm lịch sử
...................................................... 183
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................ 190
KẾT LUẬN ................................................................................................ 191
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................. 194
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 195


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đều biết, vấn đề con người và giáo dục, đào tạo con người
luôn là vấn đề được các lĩnh vực khoa học quan tâm. Đối với triết học, vấn đề
này đươ ̣c coi tro ̣ng đă ̣c biê ̣t, bởi lẽ nó liên quan đế n sự hình thành và phát triển
thế giới quan, phương pháp luận của con người, tạo điều kiện cho con người
nhận thức thế giới và cải tạo thế giới một cách phù hợp, đúng đắn hơn. Trong
lịch sử triết học, vấn đề giáo dục con người đã được nhiều học thuyết đề cập,
thậm chí cho đó là vấn đề trọng tâm như trong học thuyết Nho giáo.

Nho giáo với tính cách là một học thuyết chính trị - xã hội do Khổng
Tử sáng lập ở Trung Quốc thời Xuân Thu và được du nhập vào Việt Nam từ
thời đầu Bắc thuộc. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của xã hội
phong kiến Việt Nam, bắt đầu từ thời Lý , các triều đại phong kiến Việt Nam
đã lựa chọn Nho giáo (trong đó có tư tưởng giáo dục ) làm công cụ chủ yế u
cho việc quản lý con người và xã hội, đào tạo nguồn nhân lực cho bộ máy nhà
nước đáp ứng những yêu cầu và nhiê ̣m vu ̣ thực tiễn đă ̣t ra trong viê ̣c xây
dựng, phát triển triều đại và đất nước về mọi mặt

. Từ đó, cùng với việc sử

dụng Nho giáo làm “bệ đỡ” cho hệ tư tưởng thống trị, bản thân học thuyết này
đã trở thành cơ sở lý luận để xây dựng và phát triển nền giáo dục - khoa cử
của các triều đại phong kiến Việt Nam gần mười thế kỷ (từ nửa cuố i thế kỷ XI
đến đầu thế kỷ XX).
Ngày nay ở nước ta, Nho giáo khơng cịn giữ vai trị chi phối trong lĩnh
vực thượng tầng kiến trúc xã hội, song ảnh hưởng của nó vẫn cịn lâu dài ở
nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội , đặc biệt là trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo . Sự ảnh hưởng đó ln mang tính hai mặt , tức là vừa tạo nên
những giá trị truyền thống đạo đức , truyề n thố ng hiế u ho ̣ c tôn sư trọng đạo ,
xây dựng phong trào “ho ̣c không biế t chán , dạy người không biết mệt mỏi” ,
1


v.v. vừa để lại những tàn dư không phải dễ dàng xóa bỏ trong ý thức thi cử,
đỗ đạt để hiển danh, dù “cái danh” đó có phù hợp với “cái thực” hay khơng.
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu tư tưởng giáo du ̣c của Nho giáo và ảnh hưởng
của nó ở Việt Nam trong lịch sử để kế thừa biện chứng những yếu tố tích cực,
đồng thời khắc phục những hạn chế của nó về lý luận và thực tiễn giáo dục,
theo chúng tôi là hết sức cần thiết.

Điều cần hết sức lưu ý là, trong đường lối xây dựng và phát triển đất
nước từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta ln khẳng định vai trị to lớn của
giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực và nhân tố quan
trọng nhất để đào tạo nguồn lực con người cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa ,
hiện đại hóa đất nước . Tiế p tu ̣c tư tưởng chiế n lươ ̣c này , Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ
mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công
nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát
triển”, và cần phải: “đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều
kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” [34; tr.77]1.
Để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, một vấn đề có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn cấp bách đang được đặt ra hiện nay là sự cần thiết phải
nghiên cứu trở lại tư tưởng giáo dục của Nho giáo , ảnh hưởng cũng như đóng
góp của nó đến linh vực giáo dục - khoa cử Việt Nam trong lịch sử. Nghiên
̃
cứu tư tưởng giáo dục của Nho giáo một cách khách quan và có cơ sở khoa
học, chúng ta mới làm rõ được những giá trị cơ bản và những hạn chế chủ yếu
của Nho giáo nói chung , tư tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng , từ đó rút
1

Từ đây trở đi, số đầu tiên trong móc dùng để chỉ thứ tự tài liệu tham khảo trong Danh mục tài liệu tham
khảo của luận án, số tiếp theo chỉ số trang của tài liệu đó.

2


ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển và hoàn thiện nề n giáo dục
của Việt Nam hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ảnh hƣởng
của tƣ tƣởng Nho giáo về giáo dục tới lĩnh vực giáo dục - khoa cử Việt
Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV” để nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết
học của mình. Thêm nữa, có thể nói, lịch sử giáo dục - khoa cử Việt Nam từ
thế kỷ XI đến cuố i thế kỷ XV là giai đoạn khởi đầu của nền giáo dục truyền
thống và theo thời gian, dần chịu sự chi phối mạnh mẽ của Nho giáo và Nho
học. Chính nền giáo dục ấy đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng, phát
triển nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam và đến nửa cuối
thế kỷ XV đã phát triển đến giai đoạn cực thịnh về mọi mặt. Do vậy, việc
nghiên cứu một cách hệ thống và phân tích thấu đáo quy chế cũng như nội
dung, phương pháp của nền giáo dục thời kỳ này không chỉ làm rõ thực chất
của nền giáo dục truyền thống, mà cịn rút ra được những bài học bổ ích cho
sự phát triển nền giáo dục hiện nay ở nước ta.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích
Luận án trình bày một cách hệ thống tư tưởng Nho giáo về giáo dục và
ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực giáo dục - khoa cử ở Việt Nam từ thế kỷ từ thế
kỷ XI đến cuối thế kỷ XV, từ đó làm rõ ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp giáo
dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản
sau đây:
+ Trình bày khái quát sự ra đời và những nội dung cơ bản của tư tưởng
Nho giáo Trung Quố c về giáo du ̣c.
+ Phân tích quá trinh ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đến
̀
lĩnh vực giáo dục - khoa cử ở Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV.

3



+ Phân tích mơ ̣t sớ đóng góp chủ ́ u của tư tưởng Nho giáo về giáo
dục đố i với xã hô ̣i Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV và rút ra bài học
lịch sử cho sự nghiệp đổi mới và phát triển nền giáo dục ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: tư tưởng Nho giáo về giáo dục và ảnh hưởng của nó tới
lĩnh vực giáo dục - khoa cử Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV.
- Phạm vi nghiên cứu: tư tưởng Nho giáo về giáo dục; lĩnh vực giáo
dục - khoa cử ở Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV; thực trạng và
những vấn đề đặt ra đối với nền giáo dục nước ta trước nhu cầu đổi mới và
phát triển đất nước hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về con người và giáo dục - đào tạo con người.
- Cơ sở tài liệu
Luận án được thực hiện trên cơ sở những tác phẩm chủ yếu của Nho
giáo, các bộ quốc sử của Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về Nho giáo
và về nền giáo dục - khoa cử ở Việt Nam đã được công bố.
- Phương pháp nghiên cứu
Cùng với các nguyên tắc có ý nghĩa phương pháp luận trong nghiên
cứu lịch sử triết học, luận án chủ yế u sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử , kết hợp với các phương pháp : logic - lịch sử, phân
tích - tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa… nhằm tái hiện một cách toàn diện và
khách quan ảnh hưởng và đóng góp của t ư tưởng Nho giáo về giáo du ̣c trong
hệ thống giáo dục - khoa cử Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV.

4



5. Đóng góp của luận án
- Trình bày có hệ thống và toàn diện những nội dung chủ yếu trong
tư tưởng Nho giáo về giáo du ̣c và ảnh hưởng của nó đến linh vực giáo dục ̃
khoa cử Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV.
- Phân tích một số đóng góp chủ yếu của
dục thơng qua hê ̣ thố ng giáo du ̣c

tư tưởng Nho giáo về giáo

- khoa cử đố i với xã hô ̣i

Việt Nam thời

phong kiến; từ đó rút ra bài học lịch sử cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục
Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần tìm hiểu, hệ thống hóa tư tưởng Nho giáo về giáo du ̣c
và hệ thống giáo dục - khoa cử Nho học Việt Nam từ thế kỷ XI đến cuối thế
kỷ XV. Trên cơ sở đó, luận án rút ra một số bài học cho việc phát triển sự
nghiệp giáo dục Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định
chính sách giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
và giảng dạy môn Lịch sử triết học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nho giáo ,
Nho giáo ở Viê ̣t Nam, Lịch sử giáo dục Việt Nam…
Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo để cho các tác giả tiếp
tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần
Nội dung của Luận án bao gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Sự ra đời tư tưởng Nho giáo về giáo dục và một số nội dung
cơ bản của nó, gồm 2 tiết.

5


Chương 2: Hê ̣ thố ng giáo dục - khoa cử Đại Viê ̣t tư thế kỷ XI đến cuố i
̀
thế kỷ XV dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về giáo dục, gồm 4 tiết.
Chương 3: Đóng góp của tư tưởng Nho giáo về giáo dục đố i với xã hội
Đại Viê ̣t từ thế kỷ XI đến cuố i thế kỷ XV và bài học lịch sử đố i với sự nghiê ̣p
giáo dục nước ta hiện nay, gồm 2 tiết.

6


̉
́
TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CƢU
VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƢỢC DÙNG TRONG LUẬN ÁN
Trung Quố c cũng như ở các nước chiu ảnh hưởng của Nho giáo thì Nho
̣
giáo chủ yếu là một học thuyết chính trị - xã hội chi phối nhiều lĩnh vực, nhiều
mặt của đời sống xã hội và con người trong lịch sử. Trong Nho giáo , các tư
tưởng về triết học, chính trị - xã hội, đạo đức, giáo dục và quản lý xã hội của nó
đan xen, thâm nhập vào nhau. Chính vì vậy, tư tưởng và ảnh hưởng, vai trò của
Nho giáo đến xã hội và con người được tiếp cận, nghiên cứu từ nhiều phương

diện, nhiều góc độ, với nhiều mục đích khác nhau. Trong ć n Thư mục Nho
giáo Việt Nam, chỉ tính đến năm 2007 có đến 2005 đơn vi ̣tư liê ̣u về Nho giáo
Viê ̣t Nam và tư tưởng văn hóa Viê ̣t Nam, trong đó có 1342 đơn vi ̣tư liê ̣u tiế ng
Viê ̣t, số còn la ̣i là tư liê ̣u chữ Hán, chữ Nôm, tiế ng Trung, tiế ng Pháp và tiế ng
Anh. Đặc biệt, trong khoảng hai thâ ̣p kỷ trở la ̣i đây , có rất nhiều các Hội thảo
khoa ho ̣c các cấ p về Nho giáo đươ ̣c tổ chức ta ̣i Viê ̣t Nam như : Vị trí, vai trò
và ảnh hưởng của Nho giáo trong li ̣ch sử tư tưởng Viê ̣t Nam

của Viện Triết

học (1993), các Hội thảo quốc tế về Nho giáo tại Viê ̣t Nam (2001, 2004, 2006,
2009…), Hô ̣i thảo quố c tế Nghiên cưu tư tưởng Nho gia Viê ̣t Nam tư hướng
́
̀
tiế p cận liên ngành (2007), Hô ̣i thảo quố c tế Nho giáo Viê ̣t Nam và văn hóa
Đông Á (2009), Hô ̣i thảo quố c tế Nho giáo Viê ̣t Nam truyề n thố ng và đổ i mới
(2011), Hô ̣i thảo quố c tế Mố i quan hê ̣ giữa Nho giáo và các trào lưu tư tưởng
khác trong lịch sử tư tưởng Viê ̣t Nam và Hàn Quố c (2011)…
Liên quan đến phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở
khảo cứu các cơng trình nghiên cứu về Nho giáo và ảnh hưởng của nó tới lĩnh
vực giáo du ̣c - khoa cử ở Viê ̣t Nam từ thế kỷ X I đế n thế kỷ XV , có thể khái
quát một số thành quả đạt được và những vấn đề cần được tiếp tục làm rõ từ
nhiều cơng trình nghiên cứu ở ba nhóm sau
:
7


1. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biể u về Nho giáo và tƣ tƣởng Nho giáo
về giáo dục tại Việt Nam
Những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về Nho giáo và tư tưởng Nho

giáo về giáo dục thông qua những tác phẩm kinh điển, sách vở của nhà Nho
như các cơng trình nghiên cứu của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Đào Duy
Anh (trướ c Cá ch mạng tháng Tám ); Nguyễn Khắc Viện, Quang Đạm, v.v.
(sau Cách mạng tháng Tám).
Trong tác phẩm Khổng học đăng của Phan Bội Châu, các tư tưởng cơ
bản của Nho giáo được trình bày rất cơ đọng, súc tích trong lịch sử hình thành
và phát triển của Nho giáo. Đặc biệt, với tác phẩm này, Phan Bội Châu đã
nhấn mạnh đến vai trò của Nho giáo trong thực tiễn giáo dục, hoàn thiện nhân
cách con người xã hội, như ông chỉ rõ: “Tư tưởng Khổng học chính thống là
một hệ thống triết học nhân bản rất sâu sắc” <...> “đã góp phần hình thành
truyền thống tinh thần và đạo lý của con người Việt Nam” [15; tr.10]. Tuy
nhiên, nhân cách con người trong tư tưởng Nho giáo mà

Phan Bội Châu

khẳ ng đinh là nhân cách con người từ góc độ đạo đức Nho giáo, vì vậy cái
̣
nhân cách ấ y khơng đủ khả năng và điều kiện để phát triển toàn diện và do đó,
khơng hồn tồn phù hợp với địi hỏi của xã hội hiện đại ở nước ta.
Tác phẩm Nho giáo của Trần Trọng Kim là cơng trình nghiên cứu khá
hệ thống nhiề u khái niệm, phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong
lịch sử phát triển của chúng. Cũng như Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim đặc
biệt đề cao những giá trị của Nho giáo trong bối cảnh mà đa số người Việt
lúc bấy giờ hồ nghi, xa lánh Nho giáo. Cơng trình này của Trần Trọng Kim
đã cố gắng làm rõ những ưu điểm của Nho giáo trong bối cảnh thực dân
Pháp đình chỉ nền cổ học nước nhà (năm 1919), cùng với sự phê phán , phủ
định sạch trơn các giá trị đích thực của Nho giáo do ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây thời bấy giờ . Tuy nhiên, sự nỗ lực đó của tác giả đã sa đà vào

8



viê ̣c ngơ ̣i ca học thuyết này , tới mức cho rằng , các tư tưởng triết học , chính
trị - đạo đức trong lịch sử văn minh nhân loại đều không vượt ra khỏi phạm
vi của Nho giáo . Rõ ràng, ở phương diện này , Trầ n Tro ̣ng Kim chưa thâ ̣t sự
có quan điểm khách quan , toàn diê ̣n và khoa học trong việc nghiên cứu và
đánh giá về Nho giáo , Nho ho ̣c.
Không quá đề cao Nho giáo như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh trong
tác phẩm Khổng giáo phê bình tiểu luận nhìn nhận Nho giáo với thái độ
khách quan, tồn diện và biện chứng hơn. Ông phê phán thái độ cực đoan của
một số trí thức lúc bấy giờ coi Khổng học chỉ là vô dụng, di hại, không hợp
thời đại. Trái lại, khi đánh giá về Nho giáo, ông cho rằng, Nho giáo “dẫu nó
khơng thích hợp nữa ở đời nay, mà cơng dụng nó, sự nghiệp của nó vẫn trọn
vẹn ở trong lịch sử, khơng ai có thể chối cãi hay xố bỏ đi được” [1; tr.150].
Theo ơng, cần phải nghiên cứu Nho giáo, vai trò và mối quan hệ giữa Nho
giáo với dân tộc ta trong lịch sử mới có thể hiểu được đầ y đủ và đúng đắ n lịch
sử dân tộc ta, cũng như nhiệm vụ của chúng ta trong xã hội hiện nay.
Nguyễn Khắc Viện trong ć n Bàn về đạo Nho trình bày những quan điểm
của đạo Nho về con người, xã hội và nhận thức qua những pha ̣m trù Nhân, Lễ,
Nghĩa và các sách kinh điển của Nho gia, đồ ng thời trinh bày những ảnh hưởng
̀
của Nho giáo đến tư tưởng và nền văn hóa Việt Nam trong các triều đại phong
kiế n Viê ̣t Nam
.
Trong tác phẩm Nho giáo xưa và nay (đươ ̣c xuấ t bản cuố i thế kỷ XX ),
Quang Đạm với thái độ khách quan, biện chứng đã nghiên cứu và đánh giá
nội dung, ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo trong lịch sử ở cả hai mặt tích
cực và tiêu cực . Theo Quang Đạm , việc vạch ra mặt tích cực của Nho giáo ,
Nho học không phải để “truy tặng, khen thưởng” nó mà cốt để “giữ gìn và
phát huy nhằm thúc đẩy sự nghiệp chúng ta tiến lên” [31; tr.453]. Và việc

vạch ra mặt tiêu cực của Nho giáo, theo ông, cũng không phải để “truy tố, bắt

9


đền” nó mà chỉ nhằm mục đích “nhìn rõ và loại trừ tận gốc một cách khách
quan và khoa học những hậu quả cụ thể của nó trong hệ tư tưởng và cuộc
sống xã hội chúng ta ngày nay” [31; tr.454]. Tuy nhiên, trong tác phẩm này,
tác giả chưa dành một dung lượng cần thiết cho việc phân tích một số vấn đề
cơ bản của Nho giáo như: vũ trụ quan, đạo đức nhân sinh, chính trị - xã hội,
giáo dục... và ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người Việt Nam trong
quá khứ cũng như hiện tại, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục - đào tạo con người.
Nhìn chung, các tác phẩm trên là những cơng trình nghiên cứu khá bổ ích
về Nho giáo. Tuy nhiên, do lập trường, quan điểm và mu ̣c đích nghiên cứu cũng
như do bối cảnh thời đại, cho nên một số nhận định, đánh giá về ảnh hưởng và
vai trò của Nho giáo đối với xã hội và con người nói chung, đối với lĩnh vực giáo
dục nói riêng cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, làm rõ thêm.
2. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biể u về ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho
giáo về giáo dục tới lĩnh vực giáo dục - khoa cử Việt Nam tƣ̀ thế kỷ XI
đến cuố i thế kỷ XV
Nghiên cứu quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam và vị trí, ảnh
hưởng của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử, đặc
biệt trong lĩnh vực giáo dục - khoa cử phải kể đến những cơng trình của các tác
giả: Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Nguyễn Đăng Thục, Trần Văn Giàu, Vũ
Khiêu, Lê Sỹ Thắng, Nguyễn Tài Thư, Phan Đại Doãn, Phan Văn Các, Lê Văn
Quán, Nguyễn Đăng Duy, Trầ n Đinh Hươ ̣u, Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Đức
̀
Sự, Vũ Minh Tâm, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thế Long,
Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Nga...
Bàn về quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam , có khá nhiề u tác

giả đề cập . Hầ u hế t các tác giả trên đây đề u thố ng nhấ t quan điể m rằ ng, Nho
giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên, và ở thời kỳ Bắc
thuô ̣c, Nho giáo chưa có ảnh hưởng gì nhiề u đố i với xã hô ̣i và con người Viê ̣t

10


Nam. Trong bài viế t Những vấ n đề Nho giáo trong li ̣ch sử tư tưởng Viê ̣t Nam ,
tác giả Vũ Khiêu , đứng trên lâ ̣p trường của c hủ nghĩa Mác - Lênin và vận
dụng phương pháp duy vâ ̣t lich sử của triết học Mác - Lênin để nghiên cứu
̣
Nho giáo , đã đưa ra những nhâ ̣n đinh khách quan , khoa ho ̣c về tiế n trình tiế p
̣
biế n Nho giáo ở Viê ̣t Nam . Trong bài viế t này, ông khẳ ng đinh : “Khơng thể
̣
có một thứ Nho giáo nhất thành bất biến , thích ứng ở khắp mọi nơi , mọi lúc”
[109; tr.13]. Từ việc khái quát quá trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam , tác
giả cho rằ ng: “trong hơn mô ̣t nghìn năm Bắ c thuô ̣c và mô ̣t thế kỷ sau ngày đấ t
nước ta giành đươ ̣c đô ̣c lâ ̣p Nho giáo vẫn chưa có vai trò gì đáng kể trong xã
hô ̣i Viê ̣t Nam” [109; tr.15].
Tác giả Trần Nghĩa với bài viết Thử bàn về thời điểm du nhập cùng
tính chất , vai trò của Nho học Viê ̣t Nam thời Bắ c thuộc cho rằ ng, quan điể m
Nho ho ̣c du nhâ ̣p vào Viê ̣t Nam từ thời Triê ̣u Đà của Lê Tung - sử gia triề u Lê
là thiếu cơ sở . Bằ ng những cứ liê ̣u lich sử , tác giả đưa ra quan điểm : “Nho
̣
học Trung Quố c đã đươ ̣c quan la ̣i thời Đông Hán chinh thức đưa vào Viê ̣t
́
Nam từ những năm đầ u Công nguyên”

[145; tr.84]. Tác giả cũng chia Nho


học Việt Nam thời Bắc thuộc ra làm hai loại khác nhau

: Nho ho ̣c do Tich
́

Quang, Nhâm Diên du nhâ ̣p (là đa ̣o Nho nguyên bản Tiên Tầ n pha trô ̣n với
thầ n ho ̣c thời Lưỡng Hán ) và Nho học do Sĩ Nhiếp truyền vào

(là đạo Nho

nguyên bản đươ ̣c lồ ng ghép với tư tưởng đa ̣o Phâ ̣t và đa ̣o Lao ). Bàn về vai trò
̃
của Nho học thời Bắc thuộc , tác giả đi đến kết luận : “Nho ho ̣c chưa bao giờ
đươ ̣c lên ngôi , nế u không nói là trước sau chỉ đóng vai trò phu ̣ trơ ̣

, thuyế t

minh cho đa ̣o Phâ ̣t về phương diê ̣n ho ̣c thuâ ̣t” [145; tr.89].
Tương tự như quan điể m trên, tác giả Nguyễn Thanh Binh trong bài viế t
̀
Về sự du nhập và phát triển của Nho giáo Viê ̣t Nam tư thời Bắ c thuộc đế n triề u
̀
Lý cũng cho rằng: Nho giáo thời Bắ c thuô ̣c chưa có ảnh hưởng nhiề u đế n xã hô ̣i
và con người Việt Nam Tác giả cũng phân tích cách thức Nho giáo du nhập vào
.

11



Viê ̣t Nam chủ yế u theo hai con đường “theo gót giầ y quân xâm lươ ̣c phong kiế n
:
phương Bắ c và giao lưu văn hóa”
[59; tr.418].
Đa số các nhà nghiên cứu đề u cho rằ ng
ngườ i Viê ̣t Nam lựa cho ̣n và sử du ̣ng

, Nho giáo chỉ thực sự đươ ̣c

là từ thời Lý trở đi . Chẳ ng ha ̣n , bộ

sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam (gồm 6 tập của Nguyễn Đăng Thục) là
cơng trình khái qt về q trình chủn biến tư tưởng Việt Nam trong lịch
sử. Trong tập 5 của bộ sách này, tác giả trình bày về quá trình Nho giáo
ảnh hưởng và dần chiếm lĩnh vị trí trong quá trình lựa chọn hệ tư tưởng của
các triều đại phong kiế n Viê ̣t Nam và dân tô ̣c Viê ̣t từ thế kỷ XI trở đi . Theo
tác giả, từ thời Lý “các vua chúa và phần lớn giới trí thức lãnh đạo triều
Lý, triều Trần vẫn tôn sùng Phật giáo, không phải thứ Phật giáo thuần túy
Đại thừa hay Tiểu thừa nguyên thủy, mà là Phật giáo Việt hóa với học phái
Thảo Đường thời Lý, Trúc Lâm Yên Tử thời Trần. Bởi thế mà, đồng thời
nhà vua cho xây cất chùa tháp, cũng sai xây cất Văn Miếu năm 1070 để thờ
Chu Công, Khổng Phu Tử, lập Quốc Tử Giám để cho con em trong nước
học tập kinh điển Nho giáo. Và đi đôi với các khoa thi Nho học để lấy
người làm việc nước, cũng thi cả Tam giáo cho xuất thân” [124; tr.14].
Tương tự với việc phác họa bức tranh chung về giáo dục như trên,
Nguyễn Đăng Thục cũng nêu những đặc điểm của giáo dục - khoa cử theo
tinh thần Nho học ở các triều đại phong kiế n Viê ̣t Nam về sau, chủ yếu làm rõ
chủ trương của các triều đại này khi lựa chọn Nho giáo thống lĩnh trong hệ tư
tưởng của mình. Mặc dù tác giả đã đưa ra những hạn chế của lối học từ
chương Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến nền giáo dục - khoa cử Việt Nam

đương thời, song việc cụ thể hóa mục đích, nội dung và phương pháp giáo
dục được các triều đại phong kiến Trần, Hồ, Lê sơ triển khai như thế nào thì
trong cơng trình này chưa đáp ứng được. Chính vì vậy, cơng trình nhiều tập
của Nguyễn Đăng Thục tuy chủ yếu là mang tính liệt kê sự kiện, song dù ở

12


mức độ nào đi nữa, bức tranh giáo dục mà ông cố gắng phác họa, vẫn còn
nhiều mảng thiếu vắng, đòi hỏi phải được làm rõ.
Trong tác phẩm Bàn về văn hiến Việt Nam, tác giả Vũ Khiêu đã trình
bày vị trí, vai trị của Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thời Lý Trần trở đi. Theo ông, từ thời Lý - Trần trở đi, Nho giáo dần được nhà nước
phong kiến Việt Nam coi trọng và tạo nhiều điều kiện cho nó phát triển mạnh
mẽ, đến thời Lê sơ thì Nho giáo giành được địa vị độc tơn. Về cơ bản, vai trị
của Nho giáo trong thời kỳ này là tích cực, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định
và phát triển, đáp ứng được những đòi hỏi của chế độ quân chủ phong kiế n
trung ương tập quyền. Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, Nho giáo bắt đầu suy tàn,
bất lực và bộc lộ những mặt tiêu cực. Song độc tôn Nho giáo là gì; địa hạt độc
tơn của nó ra sao là những vấn đề còn bỏ ngỏ, đặc biệt là độc tôn trên lĩnh vực
giáo dục - đào tạo.
Cùng với quan điểm trên, Trần Văn Giàu trong tác phẩm Sự phát triển
của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám cho rằng,
mặc dù dưới thời Lý - Trần, Phật giáo là tơn giáo có thế lực nhất, nhưng nhờ
việc học tập và tuyển dụng quan lại chủ yếu bằng con đường khoa cử Nho học
mà Nho giáo nói chung, Nho học nói riêng đã vươn lên dù q trình đó là
chậm chạp. Ơng cịn nhấn mạnh thêm rằng, tuy nhà Lý sùng đạo Phật, nhưng
muốn trị nước, muốn củng cố chế độ phong kiến thì nhà Lý ngày càng dựa
vào Nho giáo [44; tr.63-64].
Khi trình bày về hệ thống giáo dục - khoa cử Viê ̣t Nam thời Lý - Trần
(đặc biệt là thời Lý), hầu hết các tác giả đều tỏ ra e dè trong nhận định và sử

dụng cách viết nghiêng về những phán đoán hơn là bằ ng những lập luận chắc
chắn. Chẳng hạn, trong cuốn Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng
tháng 8 - 1945 do Nguyễn Đăng Tiến chủ biên có viết: “Sử sách khơng ghi
chép gì về số lượng trường lớp (thời Lý - Trần), song chắc chắn không phải là

13


ít, vì phải cung cấp số lượng nho sinh cho các kỳ thi ngày càng nhiều và đi
vào quy củ ở các triều đại về sau” [133; tr.19]. Tương tự như vậy, Nguyễn
Tiến Cường trong Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời
phong kiến đưa ra nhận định: “Về mặt phát triển giáo dục từ khi nhà Lý lên
ngôi (1009) cho đến năm 1076 khơng thấy sử sách nói mở trường học ra sao.
Nhưng trong thời gian này mở rất nhiều chùa, có lẽ Lý Công Uẩn được học
hành và trưởng thành từ nhà chùa nên rất chăm lo phát triển Phật giáo, coi đó
là quốc giáo” [22; tr.52] và: “Tiếc rằng sử sách khơng ghi chép gì để biết
Quốc Tử Giám có những tổ chức gì, chức quan nào, học sinh được chọn vào
học là những ai, chế độ học tập và sau khi học ra làm gì...” [22; tr.98]. Cũng
theo cách phán đoán như vậy, về đối tượng dự thi, tác giả viết: “Khi mới bắt
đầu có thi Hương, trong thời nhà Trần có lẽ chưa có quy định gì về tiêu chuẩn
dự thi, ai tự thấy có năng lực có thể xin dự thi. Đời Lê từ khoa thi Hương đầu
tiên có lẽ nhiều nhất cũng chỉ hạn chế ở mức con em nhà lương thiện như các
quy định về tuyển học sinh đi học các trường phủ, lộ và những người tuấn tú
trong nhân dân vào học ở Quốc Tử Giám” [22; tr.161].
Hoặc như Nguyễn Đức Sự, trong tác phẩm Nho giáo và khía cạnh tơn
giáo của Nho giáo, có viết: “Ở thời Lý đã có nền giáo dục và thi cử theo
khuôn khổ của Nho học, nhưng chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có
quy chế rõ ràng” [103; tr.149].
Tác giả Bùi Xn Đính trong cơng trình Giáo dục và khoa cử Nho học
Thăng Long Hà Nội, khi trình bày về nội dung học tập, sách giáo khoa, tài

liệu học tập từ thế kỷ XI đến thể kỷ XV đã viết: “Sách giáo khoa và các bậc
học liên quan đến chương trình học. Chương trình học lại liên quan đến các
nội dung và quy chế thi cử của từng vương triều, thậm chí có khi là của từng
triều vua. Các sách giáo khoa từ thời Lý - Trần đến thời Lê sơ, Mạc ra sao,
chính sử và các sách đăng khoa lục không chép đầy đủ” [35; tr.36].

14


Như vậy, sự phán đoán trên cơ sở các hiện tượng thực tế mà sử sách
ghi chép và các biểu tượng về văn hóa - giáo dục cịn lại như Văn Miếu, Quốc
Tử Giám, theo chúng tơi là khó tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ, từ các hiện tượng
và các biể u tươ ̣ng đó, việc khái quát triết lý giáo dục ở thời Lý - Trần trên cơ
sở những nhu cầu chính trị - xã hội của thời đại là điều cần được làm rõ.
Ngồi những cơng trình nêu trên về thực trạng chứng cứ không đầy đủ
cho việc nghiên cứu nền giáo dục - khoa cử, còn có những cơng trình bàn về lĩnh
vực này trong quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo. Tác giả Vũ Ngọc Khánh
trong Giai thoại các vị đại khoa Việt Nam cũng đưa ra một số đặc điểm về hệ
thống giáo dục thời Lý - Trần: “Có một số nhà chùa, có những vị sư tăng chủ trì
các việc thuyết pháp giảng kinh, và có lẽ cũng giảng dạy cả Nho, Phật, Lão:
Chắc rằng đồ đệ ở đây có nhiều, vì đã thấy xuất hiện nhiều vị (cả nam cả nữ) có
học lực và tài văn chương kiệt xuất. Các trường “dân lập” địa phương chắc cũng
có nhiều, vì sử sách đã ghi nhiều tên tuổi của các danh nhân. Việc thi cử đã thu
hút được nhiều học trò, những học vị như Tam khơi, Hồng giáp dưới triều Trần
đã thấy xuất hiện. Lại có sự phân biệt ra Kinh Trạng nguyên và Trại trạng
nguyên (học vị này dành cho những người đỗ từ Thanh Hóa trở vào). Phật giáo
được truyền bá khắp mọi nơi. Lê Văn Hưu nhận xét: “bách tính quá nửa làm
tăng, trong nước khắp nơi đều là chùa”. Trần Nguyên Đán cũng tự phụ: các
tướng đều biết làm thơ v.v... Như vậy sự học có lẽ phát đạt lắm” [64; tr.11]. Điều
đó làm chúng ta khơng lấy gì làm ngạc nhiên, bởi cả hai triều đại này đều tơn

sùng Phật giáo, song khơng vì thế mà những nội dung tích cực của Nho giáo bị
khước từ trong giáo dục - khoa cử. Đây là vấn đề cần được làm rõ hơn để thấy
được mối quan hệ Tam giáo khơng chỉ trong đời sống tinh thần nói chung, mà
còn trong lĩnh vực giáo dục - khoa cử thời kỳ này nói riêng.
Trong tác phẩm Nho giáo và khía cạnh tơn giáo của Nho giáo, Nguyễn
Đức Sự trình bày sự ra đời và phát triển của Nho giáo trong lịch sử trên quê

15


hương của nó (Trung Quốc), đồng thời trình bày sự thâm nhập và diễn biến
của Nho giáo ở Việt Nam và những khía cạnh tơn giáo của Nho giáo. Ở cơng
trình này, mặc dù chủ yếu bàn về khía cạnh tôn giáo của Nho giáo, song tác
giả cũng dành một số trang phân tích q trình lựa chọn hệ tư tưởng Nho
giáo, ảnh hưởng của nó trong lĩnh vực giáo dục - khoa cử từ thời Lý trở đi.
Ông khẳ ng đinh rấ t đúng rằ ng : “Sự phát triển của Nho giáo thời Lý biểu hiện
̣
rõ rệt khiến người ta dễ thấy nhất là ở lĩnh vực giáo dục và khoa cử. Có thể
nói, từ thời Lý việc giáo dục và khoa cử được tổ chức hẳn hoi và có sự điều
hành trực tiếp của nhà nước phong kiến. Cũng từ đây nền giáo dục và khoa cử
của nước ta được xây dựng theo mơ hình của Nho giáo” [103; tr.147].
Trong tác phẩm Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam có đề cập tới Nho
giáo Việt Nam từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX và ảnh hưởng của nó trong
lĩnh vực gia đình, giáo dục - khoa cử. Các tác giả của cơng trình này đã đưa ra
nhận định cho rằng, “Nho giáo vào Việt Nam khơng cịn giữ ngun vẹn như
ở Trung Quốc, nó đã được Việt Nam hóa <...> Các nhà nho Việt Nam vì cơng
cuộc xây dựng xã hội và bảo vệ Tổ quốc đã tiếp nhận và khai thác những yếu
tố Nho giáo cho phù hợp với xã hội và đất nước mình” [23; tr.9-10]. Tuy
nhiên, sự Việt Nam hóa Nho giáo như thế nào và tiếp thu nền giáo dục - khoa
cử của nó ra sao lại chưa được các tác giả làm rõ.

Phan Trọng Báu, trong cuốn Giáo dục Việt Nam thời cận đại, từ góc độ
tiếp cận sử học, đã khái quát sự hình thành và phát triển nền giáo dục - khoa
cử Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến Cách mạng tháng Tám 1945. Tuy nhiên,
trong chương mở đầu của cuốn sách này, trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đã
khái quát nền giáo dục - khoa cử Việt Nam từ khởi thủy đến triều Nguyễn để
đưa ra nhận xét: “khi chế độ phong kiến đang thịnh thì nền giáo dục khoa cử
có thể đào tạo được những người có năng lực để giúp vua trị nước. Còn khi
chế độ phong kiến suy yếu, kỷ cương lỏng lẻo thì nền giáo dục đó cũng khơng

16


đáp ứng được ý muốn của giai cấp thống trị là tạo nên một tầng lớp nho sĩ có
thực tài để duy trì mọi giường mối của xã hội phục vụ cho chế độ phong kiến
đang trên bước đường tan rã” [7; tr.12]. Quan điểm này của tác giả, theo
chúng tôi là một sự khái quát và đánh giá chưa thực sự khách quan, tồn diện;
và vì vậy, cần phải nghiên cứu thêm, đánh giá đầy đủ hơn. Bởi vì, sản phẩm
của nền giáo dục - khoa cử Nho học ngay cả khi chế độ phong kiến Viê ̣t Nam
khủng hoảng , suy yế u, song trên thực tế đã góp phần tạo ra những nhà tư
tưởng, văn hóa lớn của dân tộc.
Tác giả Trần Đình Hượu , trong cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam
trung cận đại, đã khái quát lịch sử phát triển của Nho giáo Trung Quốc và
phân tích sự ảnh hưởng nhiề u mă ̣t của Nho giáo tới văn ho ̣c Viê ̣t Nam giai
đoa ̣n từ thế kỷ XV đế n thế kỷ XIX . Từ góc độ tiếp cận văn học, trong hai bài
đầ u của cuố n sách , tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa Nho giáo và văn học
với nhâ ̣n đinh : “Nho giáo hy vo ̣ng dùng văn chương để giáo hóa , đô ̣ng viên,
̣
tở chức, hồn thiện con người , hồn thiện xã hội” [60; tr.49]. Đồng thời, ông
cũng chỉ ra một thực tế là , Nho giáo dầ n đươ ̣c nhà nước chuyên chế phong
kiế n dùng làm hê ̣ tư tưởng chính thố ng và dùng chế đô ̣ khoa cử cho ̣n người có

học cho đội ngũ quan liêu , cho nên thanh niên muố n có cuô ̣c số ng nhàn ha ,
̣
danh giá và sung sướng chỉ có con đường lựa cho ̣n: đi ho ̣c, đi thi và làm quan.
Vì thế, bên ca ̣nh những ảnh hưởng tich cực cũng tồ n ta ̣i những ảnh hưởng tiêu
́
cực như tâm lý cha ̣y theo danh vi ̣ , sự ganh đua rèn luyê ̣n kỹ xảo viết văn , sự
gọt rũa khuôn sáo của thứ văn chương cử tử.
3. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biể u về ý nghĩa của tƣ tƣởng Nho giáo
về giáo dục đối với xã hội Việt Nam trong lịch sử và sự nghiệp phát triển
giáo dục nƣớc ta hiện nay
Ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo về giáo du ̣c đố i với xã hô ̣i Viê ̣t Nam
trong lich sử và đối với việc phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay, cũng
̣
được nhiều tác giả nghiên cứu.
17


Cuố n sách Nho giáo tại Viê ̣t Nam là tập hợp những bài viế t trong Hô ̣i
thảo Vị trí, vai trò và ảnh hưởng của Nho giáo trong li ̣ch sử tư tưởng Viê ̣t Nam
.
Trong bài viế t Những vấ n đề Nho giáo trong li ̣ch sử tư tưởng Viê ̣t Nam, tác giả
Vũ Khiêu cũng thừa nhận Nho giáo đã giữ một vị trí đă ̣c biê ̣t, đóng mô ̣t vai trò
quan tro ̣ng trong đời số ng tinh thầ n của nhân dân ta qua các thời kỳ lich sử
̣

:

“Nế u trong hơn mô ̣t nghìn năm Bắ c thuô ̣c và mô ̣t thế kỷ sau ngày đấ t nước ta
giành được độc lập Nho giáo vẫn chưa có v ai trò gì đáng kể trong xã hơ ̣i Viê ̣t
Nam, thì đột nhiên từ thời Lý - Trầ n, Nho giáo đươ ̣c coi tro ̣ng và có điề u kiê ̣n

phát triển mạnh mẽ cho đến thời Lê sơ thì giành được đị

a vi ̣đô ̣c tôn” [109;

tr.15]. Nhưng sang thế kỷ XVI , XVII trở đi, nhấ t là ở thế kỷ XVIII , Nho giáo
đã bô ̣c lô ̣ những yế u tố hế t sức tiêu cực “viê ̣c ho ̣c tâ ̣p, thi cử trở thành mô ̣t chỗ
mua quan bán chức, <…> Nho giáo quán triê ̣t trong toàn bô ̣ nô ̣i dung kiế n thức
của các tầng lớp s ĩ phu. Nho giáo phát triể n trong mố i quan hê ̣ xoắ n xuýt với
Phâ ̣t giáo và Lao giáo <…> nó thâm nhập vào đời sống của nhân dân và ảnh
̃
hưởng sâu sắ c đế n tâm lý của dân tô ̣c. Nó để lại những tàn dư dai dẳng ngay cả
trong xã hơ ̣i ta ngày nay” . Ngồi ra, tác giả cũng cho rằng , nghiên cứu Nho
giáo là nhằ m “triê ̣t để thanh toán những tàn dư hủ ba ̣i của Nho giáo , chúng ta
nhấ t đinh tiế p thu những nhân tố tich cực, hơ ̣p lý của Nho giáo” [109; tr.21] và
̣
́
để “cải ta ̣o hiê ̣n ta ̣i và xây dựng tương lai”[109; tr.10].
Tác giả Trần Văn Giàu trong bài viết

Đạo đưc Nho giáo và đạo đưc
́
́

truyề n thố ng Viê ̣t Nam đã phân tich sự liên quan của đa ̣o đức truyề n thố ng Viê ̣t
́
Nam với đa ̣o đức Nho giá o và phân biê ̣t sự giố ng và khác nhau giữa hai nề n
đa ̣o đức này . Tác giả khẳng định, Nho giáo thinh đa ̣t ở nước ta trên dưới 500
̣
năm (tuy nó không đô ̣c chiế m trong đời số ng tinh thầ n của người Viê ̣t ), đó là
thời gian Nhà nước có ý thức mở mang giáo dục, thi cử trên căn bản Nho giáo.

“Nhà nước Lê, Nguyễn ra sức cải ta ̣o phong hóa nhân dân trên cơ sở Nho giáo.
Bởi vâ ̣y ảnh hưởng Nho giáo rấ t lớn, nhấ t là trong các tầ ng lớp trên của xã hô ̣i,

18


qua đó thấ m vào dân” [109; tr.142]. Kế t thúc bài viế t , tác giả đã chỉ ra một số
tàn dư của Nho giáo cần phải quét sạch để xây dựng xã hội mới , đó là : “Thứ
nhấ t: tư tưởng đức tri,̣ nhân tri,̣ điề u này trở nga ̣i cho đường lố i phá p tri ̣xã hô ̣i
chủ nghĩa; thứ nhì : chủ nghĩa gia đình , chủ nghĩa đồng tộc , phương châm tri ̣
đa ̣o thân thân, điề u này trở nga ̣i cho sự thực hiê ̣n dân chủ , đô ̣ng viên tài năng;
thứ ba : tư tưởng tro ̣ng quan khinh dân , nó làm nền cho th ứ chủ nghĩa quan
liêu, thơ la ̣i mới” [109; tr.149]. Theo chúng tôi, những nhâ ̣n đinh trên của tác
̣
giả về những tàn dư của Nho giáo cần phải được xem xét lại và nghiên cứu
thêm. Đặc biệt , tư tưởng đức tri ̣ , nhân tri ̣, theo chúng t ôi không chỉ gây trở
ngại mà góp phần bổ sung (trên cơ sở cải ta ̣o , phát triển) cho đường lố i pháp
trị xã hội chủ nghĩa.
Trong bài viế t Vị trí và vai trò của Nho giáo ở thời kỳ cực thịnh của chế
độ phong kiế n Viê ̣t Nam, tác giả Nguyễn Đức Sự đứng trên lập trường của chủ
nghĩa duy vật lịch sử đã lý giải những nhu cầu xã hội giúp cho Nho giáo
chiế m đươ ̣c điạ vi ̣đô ̣c tôn ở thời Lê sơ , nhấ t là giai đoa ̣n vua Lê Thánh Tơng
trị vì. Những nhu cầ u đó là : nhu cầ u xây dựng và tổ chức bô ̣ máy nhà nước
phong kiế n trung ương tâ ̣p quyề n lớn ma ̣nh và nhu cầ u củng cố trâ ̣t tự

và ổn

đinh xã hô ̣i phong kiế n ; nhu cầ u phát triể n văn hóa và giáo du ̣c khi chế đô ̣
̣
phong kiế n tâ ̣p quyề n đã bắ t đầ u ổ n đinh và triể n khai theo quy mô lớn từ

̣
triề u Lý . Đồng thời, tác giả cũng khẳng định, Nho giáo đươ ̣c đô ̣c tôn ở thế kỷ
XV nhấ t là ở thời Hồ ng Đức gắ n với những hoa ̣t đô ̣ng của tầ ng lớp nho si ̃ từ
thời Trầ n cho đế n thời Lê sơ , và “sự rực rỡ , huy hoàng” của Nho giáo đươ ̣c
thể hiê ̣n trong linh vực giáo du ̣c và thi cử
̃

[109; tr.427]. Nhâ ̣n đinh trên đây
̣

của tác giả đã gợi ý cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu quá trình ảnh hưởng của
Nho giáo trong linh vực giáo du ̣c - khoa cử từ thời Lý - Trầ n cho đế n thời Lê
̃
sơ. Ngoài ra, trong bài viế t này, tác giả cũng chỉ ra một số tác động tích cực
và tiêu cực của Nho giáo trong buổi thịnh thời nhất của nó

19

. Theo tác giả ,


những tác du ̣ng tich cực của Nho giáo là : góp phần củng cố và phát triển chế
́
đơ ̣ quân chủ tâ ̣p trung ở nước ta ; góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp và
trao đổ i hàng hóa đươ ̣c đẩ y ma ̣nh hơn trước; làm cho nền giáo dục và lĩnh vực
văn hóa tinh thầ n phát triể n hế t sức ma ̣nh mẽ nhấ t là dưới triề u Lê Thánh
Tông; đồ ng thời góp phầ n thúc đẩ y lich sử tư tưởng nước nhà tiế n lên mô ̣t
̣
bước mới. Bên ca ̣nh đó , theo tác giả , Nho giáo cũng t hể hiê ̣n những mă ̣t tiêu
cực ngay trong buổ i thinh thời của nó như : làm cho chủ nghĩa giáo điều và

̣
bê ̣nh khuôn sáo phát triể n ma ̣nh trong linh vực tư tưởng và ý thức hê ̣ , trong
̃
điạ ha ̣t giáo du ̣c và khoa cử; Nho giáo làm cho những người gia nhập tầng lớp
nho si ̃ chỉ biế t đề cao đa ̣o tu thân và tri ̣nước chứ không hề đế m xỉa đế n những
tri thức về khoa ho ̣c tự nhiên cũng như về các ngành sản xuấ t và lưu thông

,

ngày càng xa rời sinh hoạt kinh tế và l ĩnh vực sản xuất của xã hội ; khi chiế m
đươ ̣c điạ vi ̣thố ng tri ̣trên vũ đài tư tưởng , Nho giáo thời Lê sơ đã không tiế p
tục đi sâu khám phá những vấn đề về bản chất của đời sống và của vũ trụ , về
mố i quan hê ̣ giữa tinh t hầ n và thể xác mà Phâ ̣t giáo thời Lý - Trầ n đã đề câ ̣p
đến; lễ chế của Nho giáo ngày càng khắ t khe và đè nă ̣ng lên con người.
Tác giả Vũ Khiêu trong bài viết Nhân dân Viê ̣t Nam dưới tác động của
Khổ ng giáo, khi bàn về nhữ ng di ha ̣i của Khổ ng giáo trong đời số ng của nhân
dân Viê ̣t Nam , đã đưa ra những ý kiế n như : giam con người vào mô ̣t trâ ̣t tự
phong kiế n chă ̣t chẽ từ trên xuố ng dưới ; gieo rắ c vào trong đầ u óc người ta tư
tưởng khinh rẻ lao đô ̣ng chân tay; tư tưởng khinh thường phu ̣ nữ của Khở ng
giáo cũng khuyến khích những thói tệ khinh vợ , đánh vơ , bạc đãi vợ… ; chế
̣
đô ̣ khoa cử của Khổ ng giáo khuyế n khích sự truy cầ u công danh

, điạ vi :̣

“người ta muố n đi ho ̣c để là m quan. Không làm quan thì cũng làm ông khóa ,
ông đồ hoă ̣c kiế m lấ y mô ̣t chức tước điạ vi ̣gì đó trong làng xã

<…> thái độ


quan liêu cũng như tư tưởng điạ vi ̣là sản phẩ m của chế đô ̣ phong kiế n và
đươ ̣c Khổ ng giáo khuyế n khic h, đã trở thành hiê ̣n tươ ̣ng khá phổ biế n trong
́
xã hội ta và kéo dài trong lịch sử” [109; tr.292].
20


×