1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập của thế giới hiện nay, quan hệ giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển ngày càng được tăng cường chặt chẽ. Cả hai phía đều
thúc đẩy hợp tác quan hệ kinh tế để tận dụng mọi lợi thế. Các nước đang phát triển có
nguồn tài nguyên dồi dào, nguồn nhân công với gía rẻ, là thị trường tiềm năng lớn
đối với các nước phát triển. Ngược lại các nước phát triển có công nghệ hiện đại và
nguồn vốn lớn cũng chính là đối tượng theo đuổi của các nước đang phát triển . Tuy
nhiên với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ
thì chỉ với một lượng nhỏ hơn rất nhiều nguồn nguyên liệu đầu vào so với trước đây,
các công nghệ hiện đại có thể sản xuất một lượng sản phẩm nhiều hơn trước. Việt
Nam là nước đang phát triển, xu hướng trên cũng có ảnh hưởng không tốt đối với
nước chuyên xuất khẩu các sản phẩm thô như nước ta do giá sản phẩm thô trên thị
trường thế giới giảm xuống. Ngoài việc nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu giảm, việc
nhập khẩu các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng từ nước ngoài cũng sẽ mất rất
nhiều ngoại tệ hơn. Thực hiện chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng ra
xuất khẩu thì khả năng phát triển mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm ở một số
nước nông nghiệp như nước ta là hợp lý. Tăng cường khầu chế biến sản phẩm thô sẽ
làm tăng đáng kể giá trị hàng hoá xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Đầu tư
cho công nghiệp chế biến hiện nay đang là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước rất coi
trọng trong đó đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả là một lĩnh vực vô cùng quan
trọng bởi nó phù hợp với tình hình sản xuất cũng như điều kiện tự nhiên của đất nước
ta hiện nay. Trước tình hình đó, Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam- đơn vị
đầu mối chuyên kinh doanh và sản xuất rau quả của đất nước ta trong nhứng năm qua
đã không ngừng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả. Mặc dù với ưu thế là
nguồn nguyên liệu dồi dào do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nguyên liệu
chế biến nhưng do những hạn chế nhất định về công nghệ chế biến cũng như tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm cao trên thị trường thế giới mà ngành công nghiệp chế
1
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
1
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
biến rau quả trong những năm qua của Tổng công ty vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa
phát huy hết được lợi thế của mình.
Trước thực tế đó cộng với được thực tập tại Tổng công ty Rau quả nông sản
Việt Nam em đã mạnh dạn viết đề tài: “ Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau
quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam : Thực trạng và giải pháp”.
Bố cục đề tài gồm 2 phần chính:
Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến
rau quả ở Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam
Chương 2: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư phát triển công
nghiệp chế biến rau quả ở Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam.
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các chú trong phòng Đầu tư và Xúc tiến
thương mại đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Đặc biệt, em xin cảm ơn
cô giáo Th.S - Nguyễn Thị Ái Liên đã tận tình chỉ bảo cho em trong đợt thực tập
này. Do kiến thức vẫn còn hạn chế nên trong bài viết không tránh được sự thiếu sót.
Em rất mong được sự góp ý của tất cả các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
2
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
2
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp
chế biến rau quả ở Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam
1.1. Tổng quan về Tổng công ty( TCT) rau quả- nông sản Việt Nam .
1.1.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT.
TCT rau quả nông sản Việt Nam được thành lập từ năm 1960 nhiệm vụ chính
là tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả tươi và rau quả qua chế biến, tồn tại
mô hình này nhiều năm trong giai đoạn phát triển nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa ,
đến năm 1988 theo sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, theo chủ trương
chung của Nhà nước TCT rau quả Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 63
NN- TCCB/ QĐ ngày 11/2/1988 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên cơ sở hợp nhất 5 tổng công ty
(gồm TCT XNK Rau quả Vegetexco, Công ty Rau quả Trung ương, Liên hiệp đồ hộp
I, Liên hiệp đồ hộp II và Liên hiệp các xí nghiệp nông- công nghiệp Phủ Quỳ), đến
năm 2003 Tổng công ty rau quả Việt Nam tiếp tục được Nhà nước sáp nhập với Tổng
công ty xuất nhập khẩu nông sản và chế biến ( VINAFIMEX), theo quyết định
số66/2003/QĐ – BNN – TCCB ngày 11/6/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Với bề dày hoạt động sản xuất chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu của
Tổng công ty đến nay đã trên 40 năm.
Hoạt động sản xuất và kinh doanh của TCT rau quả nông sản Việt Nam có thể
được tính từ năm 1988 ( Là thời kỳ xoá bỏ bao cấp sang nền kinh tế thị trường), và có
thể được chia làm 3 thời kì:
1. Từ năm 1988 đến năm 1990 là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản
xuất kinh doanh rau quả thời gian này đang nằm trong chương trình hợp tác rau quả
Việt- Xô( 1986-1990) mà TCT được Chính phủ giao cho làm đầu mối. Vật tư chủ yếu
phục vụ cho sản xuất nông- công nghiệp đều do Liên Xô cung cấp. Sản phẩm rau quả
tươi và rau quả chế biến được xuất khẩu sang Liên Xô là chính ( chiếm 97,7% kim
ngạch xuất khẩu).
3
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
3
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
2. Từ năm 1991 đến 1995 là thời kỳ cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế
thị trường. Hàng loạt chính sách mới của Nhà nước ra đời và tiếp tục được hoàn
thiện. Nền kinh tế của đất nước bắt đầu tăng trưởng từ nông nghiệp, công nghiệp,
kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) và đầu tư phát triển, đã tạo cơ hội và môi trường
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của TCT.
Nhưng chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn:
- Trước đây, TCT được Nhà nước giao cho làm đầu mối tổ chức nghiên cứu,
sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả, nay do cơ chế thị trường, nhiều doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã tích cực đầu tư và kinh doanh xuất nhập
khẩu rau quả. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đầu tư
100% vốn vào lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả, tạo thế cạnh tranh quyết liệt với
TCT.
- Sự hụt hẫng đột ngột về thị trường do Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa
Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nằng nề tới sản xuất kinh doanh và XNK của TCT.
Cùng với việc chuyển hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường đã gây cho chúng
ta nhiều bỡ ngỡ lúng túng.
Trong bối cảnh đó, toàn thể TCT đã trăn trở, dồn tâm sức tìm những giải pháp,
những bước đi thích hợp để trụ lại, ổn định và từng bước phát triển.
3. Từ năm 1996 đến nay là thời kỳ hoạt động theo mô hình “ Tổng công ty 90”
Bước vào thời kỳ này TCT có những thuận lợi cơ bản sau:
- Từ những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững bước vào kinh tế thị
trường. từ những thành công và cả những thất bại trong sản xuất kinh doanh, TCT đã
tìm cho mình một hướng đi vững chắc hơn.
- Hoạt động trong mô hình mới lại được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quan tâm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt định hướng phát triển TCT giai đoạn
1998-2000 và 2010, Chính phủ phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh
thời kỳ 1999-2010, đã tạo cho TCT cơ hội phát triển mới về chất.
Tuy vậy, thời kỳ này chúng ta cũng gặp không ít khó khăn:
4
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
4
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
- Khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, sự giảm gía liên tục
hàng nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đặc
biệt là xuất khẩu của TCT.
- Hết năm 1999, chính phủ chấm dứt giao kế hoạch trả nợ Nga cho TCT, sự
bao cấp cuối cùng về thị trường không còn nữa .
- Sự không cân đối trong đầu tư cùng với thời tiết thất thường và thiên tai liên
tục, lại bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn của các đơn vị ngoài TCT, làm cho
chúng ta không đủ nguyên liệu sản xuất, đẩy giá nguyên liệu lên cao, tăng giá thành
chế biến, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
WTO. Việc gia nhập WTO mang lại cho TCT rất nhiều cơ hội cho hoạt động sản xuất
kinh doanh tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra rất nhiều thách thức và khó khăn khiến
cho TCT cần phải có những chiến lược kinh doanh và đầu tư đúng hướng mới đảm
bảo cho TCT đứng vững trên thị trường quốc tế.
5
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
5
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
1.1.2. Hệ thống tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong TCT.
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức của TCT.
6
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
Ban kiểm soátHội đồng quản trị
Tổng Giám Đốc
Các phó TGĐ
5 phòng chức năng:
1.Phòng tổ chức- hành chính.
2. Phòng kế toán- tài chính.
3. Phòng kế hoạch- tổng hợp.
4. Phòng tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại.
Đơn vị phụ thuộc:
1.Cty vegetexco
2.Cty chế biến XNK điều Bình
Phước
3. Cty giống rau quả
4. Các chi nhánh
Các cty con
Các cty liên kết
1.Cty cp chế biến TPXK Đồng Giao.
2.Cty cp XNK rau quả I.
3.Cty XNK NS thực phẩm I Hà Nội.
4.Cty cp XNK điều và NS TP HCM.
5.Cty cp rau quả Tiền Giang.
6. Cty cp vận tải và thương mại
7. Cty cp giao nhận và XNK Hải Phòng.
8. Cty cp XNK rau quả Thanh Hoá.
9. Cty cp vật tư và XNK
10.Cty cp sản xuất và dịch vụ XNK rau quả
Sài Gòn.
11.Cty cp chế biến TPXK Tiền Giang.
12.Cty cp TP XK Hưng Yên.
13.Cty cp XNK rau quả Tam Điệp.
14.Cty cp rau quả Hà Tĩnh .
15.Cty cp xây dựng và sản xuất vật liệu XD.
16.Cty cp Vian.
17.Cty cp XNK rau quả II Đà Nẵng.
18.Cty cp đầu tư XNK nông lâm sản Công ty
Cty cp thực
phẩm XK Tân
Bình
Cty cp
XNK rau
quả
Cty cp NK
bao bì Mỹ
Châu
Cty cp
cảng rau
quả
Cty cp XNK
NS và TP Sài
Gòn
Cty cp
CB phẩm
Bắc
Giang
6
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
1.1.2.1 Văn phòng
Chức năng: văn phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo TCT
trong lĩnh vực quản lý hành chính, quản trị , kinh doanh kho của cơ quan văn phòng
TCT
Nhiệm vụ:
1/Tổ chức thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ , bảo mật
2/ Tổ chức thực hiện các chế độ về quản lý tài sản của cơ quan văn phòng,
mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và phương tiện làm việc
3/ Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ tài sản của cơ quan, phòng cháy, chữa
cháy.
4/ Quản lý và điều hành xe ô tô phục vụ cho lãnh đạo và CBCNV đi công tác
kịp thời, an toàn.
5/ Phục vụ công tác bảo vệ sức khoẻ cho CBCNV cơ quan văn phòng.
6/ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nội quy quy chế của cơ quan.
7/ Thường trực hội đồng thi đua cơ quan TCT.
8/ Tổng hợp, viết báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh cơ quan TCT.
9/ Quản lý kinh doanh kho thuộc cơ quan văn phòng TCT.
1.1.2.2 Phòng tổ chức cán bộ.
Chức năng: Phòng tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh
đaọ TCT trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động, chính sách chế độ và thanh tra.
Nhiệm vụ :
1/ Xây dựng đề án hoàn thiện tổ chức TCT; đề án thành lập, tách, nhập, giải
thể các đơn vị thành viên TCT.
2/ Xây dựng phương án tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của TCT
3/ Tổ chức thẩm định và trình Tổng giám đốc phương án thành lập, tổ chức
lại, giải thể các đơn vị trực thuộc các đơn vị thành viên do giám đốc các đơn vị thành
viên trình. Làm các thủ tục triển khai khi Tổng giám đốc quyết định.
4/ Tổ chức thẩm định điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên
do giám đốc đơn vị thành viên trình.
7
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
7
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
5/ Xây dựng các quy chế về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương của TCT.
6/ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ
7/ Đề xuất và làm các thủ tục theo quy định đối với việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ.
8/ Đề xuất hình thức trả lương phù hợp với TCT.
9/ Giải quyết chế độ chính sách.
10/ Làm các thủ tục ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng lao
động đối vơí cán bộ công nhân viên cơ quan TCT.
11/ Thừa lệnh Tổng giám đốc để kiểm tra các đơn vị thành viên trong việc
thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương.
12/ Thống kê tình hình tổ chức cán bộ và lao động của toàn TCT
13/ Tổ chức và làm thủ tục cho các đoàn đi công tác ở nước ngoài
14/ Tổ chức công tác thanh tra trong đoàn TCT.
15/ Lập các báo cáo về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương , thanh tra theo
yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
1.1.2.3. Phòng kế hoạch tổng hợp.
Chức năng: Phòng kế hoạch tổng hợp có chức năng tham mưu giúp việc cho
lãnh đạo TCT trong công tác kế hoạch sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, thống
kê, hợp tác quốc tế, xây dựng cơ bản, pháp chế.
Nhiệm vụ:
1/ Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh:
Dự thảo xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn
hạn, hàng năm và dài hạn của TCT; Theo dõi sơ kết quý, sáu tháng, tổng kết năm của
TCT.
1.1/ Dự thảo các văn bản giao kế hoạch cho các đơn vị.
1.2/ Tham gia xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu.
1.3/ Theo dõi, nắm vững tình hình sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập
khẩu rau quả, nông sản của các địa phương trong cả nước.
8
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
8
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
1.4/ Theo dõi, tập hợp các chính sách chế độ của Nhà nước liên quan đến kinh
doanh của TCT.
1.5/ Giải quyết các thủ tục vướng mắc trong công tác xuất nhập khẩu.
1.6/ Tìm hiểu các văn bản của Nhà nước về xuất nhập khẩu để hướng dẫn các
đơn vị.
2/ Quản lý công tác xây dựng cơ bản.
2.1/ Lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm.
2.2/ Lập kế hoạch xin vốn cho các dự án đã được phê duyệt
2.3/ Hướng dẫn, kiểm tra và làm thủ tục để trình duyệt các dự án về thíêt kế,
dự toán các hạng mục công trình được đầu tư .
2.4/ Tham gia duyệt quyết toán và nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản sau
khi hoàn thành.
2.5/ Quản lý đất đai trong toàn TCT.
3/ Quản lý số liệu và thông tin kinh tế.
3.1/ Thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của TCT, lập các báo
cáo thống kê trình lãnh đạo TCT hàng tuần, tháng.. năm.
3.2/ Theo dõi và thống kê tình hình sản xuất kinh doanh rau quả, nông sản
trong cả nước.
3.3/ Theo dõi các chính sách và quy định của Nhà nước về những mặt hàng
TCT kinh doanh.
3.4/ Lưu trữ và bảo vệ bí mật số liệu sản xuất kinh doanh của TCT.
4/ Công tác Hợp tác quốc tế, liên doanh kiên kết.
4.1/ Theo dõi hoạt động của các liên doanh trong TCT.
4.2/ Đầu mối giao dịch với các cơ quan chức năng để giải quyết các thủ tục
cần thiết cho liên doanh.
4.3/ Đầu mối giao dịch đàm phán với khách nước ngoài và trong nước về lĩnh
vực đầu tư hợp tác liên doanh,liên kết, vay vốn nước ngoài, trực tiếp làm thủ tục cần
thiết cho khách nước ngoài đến TCT làm việc.
4.4/ Tổng hợp báo cáo hàng năm về các liên doanh gửi các Bộ liên quan.
9
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
9
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
5/ Công tác pháp chế.
5.1/ Tham gia dự thảo, theo dõi kiểm tra tình hình ký kết và thực hiện các hợp
đồng kinh tế của Cơ quan TCT và hợp đồng đầu tư của TCT.
5.2/ Quản lý, đối chiếu quyết toán giấy uỷ quyền hàng quý và năm.
5.3/ Đầu mối giải quyết các tranh chấp khiếu nại phát sinh trong qúa trình thực
hiện hợp đồng.
5.4/ Theo dõi tập hợp các văn bản, chính sách của Nhà nước để tư vấn hướng
giải quyết các vướng mắc trong công tác pháp chế cho các đơn vị.
1.1.2.4. Phòng kỹ thuật.
Chức năng: Phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo
TCT trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật về sản xuất, chế biến những sản phẩm của
TCT.
Nhiệm vụ:
1/ Xây dựng quy trình trồng, chăm sóc cụ thể cho các loại cây trồng.
2/ Xây dựng quy trình công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến các sản
phẩm trong TCT.
3/ Chỉ đạo việc thực hiện và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến trong các đơn vị thành viên.
4/ Theo dõi kiểm tra, quản lý và hướng dấn sử dụng các loại thiết bị trong các
cơ sở sản xuất.
5/ Tổ chức, nghiên cứu chế biến sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ cho
các đơn vị.
6/ Thực hiện công tác khoa học kỹ thuật và công nghệ.
7/ Thực hiện công tác tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng sản phẩm.
1.1.2.5. Phòng kế toán tài chính.
Chức năng: Giúp Tổng giám đốc thực hiện quản lý tài chính kế toán trong
TCT và cơ quan văn phòng TCT theo chế độ hiện hành; đôn đốc, kiểm tra giám sát về
tài chính kế toán của TCT.
10
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
10
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
Nhiệm vụ:
1/ Đối với công tác quản lý tài chính, kế toán của TCT.
1.1 Phản ánh kịp thời toàn diện, cụ thể:
- Tổng hợp kiểm kê.
- Lập kế hoạch tài chính năm.
- Tổng hợp báo cáo ước lượng thực hiện tháng, quý, 6 tháng, năm, tổng hợp
báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, năm.
- Tổng hợp báo cáo nhanh các chỉ tiêu tài chính cho lãnh đạo và các ban ngành
có liên quan.
- Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chấp hành chế độ tài chính kế toán theo quy
định hiện hành.
- Hướng dẫn các đơn vị phân tích hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị mình;
tổng hợp, phân tích hoạt động tài chính của từng đơn vị và toàn TCT.
1.2. Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán tài chính, kiểm tra báo cáo quyết
toán hàng năm của các đơn vị.
1.3. Đề xuất việc huy động, điều động và kinh doanh vốn; việc xử lý vốn, tài
sản công nợ và tồn tại tài chính trong TCT.
1.4. Tham gia vào kiểm tra các phương án kinh doanh, dự án đầu tư.
1.5. Chủ trì quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
1.6. Đề xuất việc bảo lãnh vốn cho các đơn vị thành viên và kiểm tra, báo cáo
quá trình thực hiện công tác này.
2/ Đối với công tác quản lý kế toán tài chính của cơ quan TCT.
2.1. Tổ chức hạch toán kế toán
2.2. Báo cáo kịp thời cho lãnh đạo những thông tin cần thiết phục vụ cho sản
xuất kinh doanh.
2.3. Lập kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán theo chế độ quy định.
2.4. Phản ánh hiệu quả theo từng dịch vụ, từng phòng và phân tích hoạt động
kinh tế.
11
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
11
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
2.5. Lập báo cáo, đề xuất xử lý kiểm kê và phối hợp với các phòng có liên
quan giải quyết các tồn tại.
2.6. Theo dõi, kiểm tra hướng dẫn và đôn đốc các phòng trong việc thực hiện
chính sách chế độ tài chính, kế toán hiện hành.
2.7. Thanh quyết toán khoán cho các phòng.
2.8. Đề xuất việc huy động vốn và thực hiện việc kinh doanh tài chính.
2.9. Kiểm tra, đề xuất việc thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả.
1.1.2.6. Phòng tư vấn đầu tư phát triển
Chức năng: Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo TCT trong việc xác định chiến
lược đầu tư phát triển TCT.
Nhiệm vụ:
1/ Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng phương hướng, chủ trương về chiến lược
đầu tư phát triển của TCT.
2/ Chủ trì xây dựng các chương trình dự án tổng thể mang tính định hướng,
các dự án tiền khả thi và các dự án khả thi.
3/ Tham gia triển khai các dự án khả thi đã được phê duyệt.
4/ Tư vấn và dịch vụ về đầu tư phát triển ngành rau quả nông sản.
1.1.2.7. Phòng xúc tiến thương mại.
Chức năng: Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo TCT về công tác thị trường.
Nhiệm vụ:
1/ Nắm vững thị trường ,xây dựng chiến lược thị trường của TCT và kế hoạch
khai thác thị trường .
2/ Tìm kiếm thị trường mới và các mặt hàng kinh doanh có tiềm năng .
3/ Đề xuất các giải pháp để phát triển và mở rộng thị phần, thị trường.
4/ Khai thác các nguồn thông tin để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý
kinh doanh, xúc tiến thương mại.
5/ Đầu mối thực hiện công tác quảng cáo tiếp thị, triển lãm.
6/ Nghiên cứu và thực hiện thiết kế nhãn hiệu sản phẩm của TCT.
1.1.2.8. Trung tâm KCS
12
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
12
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:
1/ Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá
2/ Kiểm tra các vật tư, nguyên liệu, hàng hoá chuyên dùng phục vụ cho sản
xuất kinh doanh của ngành.
3/ Tham gia về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn
ngành.
4/ Than gia nghiên cứu chế biến sản phẩm mới.
5/ Có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra chất lượng sản
phẩm ở các đơn vị thành viên.
1.1.2.9. Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:
1/ Kinh doanh các mặt hàng được ghi trong giấy đăng kí kinh doanh của TCT.
2/ Tham gia xây dựng chiến lược mở rộng thị trường của TCT.
3/ Tham gia tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị thành viên và của ngành; tham
gia giúp các đơn vị thành viên về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
4/ Chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của phòng.
1.2. Tình hình đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT.
1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT.
Trong xu thế hội nhập của thế giới hiện nay, quan hệ giữa các nước phát triển
và các nước đang phát triển ngày càng được tăng cường chặt chẽ. Cả hai phía đều
thúc đẩy hợp tác quan hệ kinh tế để tận dụng mọi lợi thế. Các nước đang phát triển có
nguồn tài nguyên dồi dào, nguồn nhân công giá rẻ, là thị trường tiềm năng lớn đối
với các phát triển. Ngược lại các nước phát triển có công nghệ hiện đại và nguồn vốn
lớn cũng chính là đối tượng theo đuổi của các nước đang phát triển. Tuy nhiên với sự
phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ thì chỉ với
một lượng nhỏ hơn rất nhiều nguồn nguyên liệu đầu vào so với trước đây, các công
nghệ hiện đại có thể sản xuất một lượng sản phẩm nhiều hơn trước. Bên cạnh đó sự
giảm nhanh chóng nguồn nguyên liệu tự nhiên và ngày càng nhiều chất liệu nhân tạo
13
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
13
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
được sử dụng đã làm giảm đáng kể vai trò nguồn nguyên liệu thô đầu vào mà các
nước đang phát triển cung cấp. Điều này cũng có nghĩa là giá sản phẩm thô trên thị
trường thế giới có xu hướng ngày càng giảm xuống và thay vào đó là các sản phẩm
có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt với giá thấp hơn hẳn sản phẩm chỉ sử
dụng nguồn nguyên liệu thô như trước.
Việt Nam là nước đang phát triển, xu hướng trên cũng có ảnh hưởng không tốt
đối với nước chuyên xuất khẩu các sản phẩm thô như nước ta do giá sản phẩm thô
trên thị trường thế giới giảm xuống. Ngoài việc nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu
giảm, việc nhập khẩu các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng từ nước ngoài cũng sẽ
mất nhiều ngoại tệ hơn. Thực hiện chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng
sản xuất ra xuất khẩu thì khả năng phát triển mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm ở
một số nước nông nghiệp như nước ta là hợp lý. Tăng cường khâu chế biến sản phẩm
thô sẽ làm tăng đáng kể giá trị hàng hoá xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
1.2.1.1. Tình hình sản xuất rau quả hiện nay trong nước và trên thế giới
Việt Nam nằm ở vùng Đông- Nam châu Á, đất nước có chiều dài trên 15 vĩ
độ, với mấy ngàn km giáp biển Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa- có mùa
đông lạnh (phía Bắc và miền núi), cùng với địa hình từ núi cao đến đồng bằng, đã tạo
nên những lợi thế về địa lý- sinh thái so với nhiều nước khác. Các hệ thống giao
thông đường bộ, đường biển và hàng không thuận tiện cho phát triển thương mại,
giao lưu hàng hoá quốc tế và khu vực.
Rau quả ở nước ta được trồng rất sớm từ mầy ngàn năm nay trong quá trình
phát triển nông nghiệp . Điều kiện tự nhiên cho phép trồng được rất nhiều loại rau
quả nhiệt đới, Á nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp
nhau nhiều tháng trong năm. Rau quả ở nước ta có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành
phố với quy mô, chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài, đã hình
thành những vùng rau quả có tập quán sản xuất và kinh nghiệm truyền thống, trong
các điều kiện sinh thái khác nhau. Mặt khác sự ra đời của hệ thống nhà máy chế biến
rau quả (ltừ năm 1960) và sự phát triển sản xuất rau quả nhất là những năm 1980-
1990 trong chương trình hợp tác rau quả Việt- Xô đã thúc đẩy sản xuất ở nhiều vùng
14
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
14
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
trong nước. Tuy nhiên trình độ sản xuất rau quả ở nước ta vẫn còn rất lạc hậu so với
các nước trong khu vực và trên thế giới:sản xuất rau quả vẫn mang tính tự phát, sản
xuất nhỏ, phân tán, theo tập quán. Ruộng đất phân chi nhỏ từng hộ nông dân, vốn
liếng ít ỏi, nhất là ở phía Bắc, càng ngại rủi ro, chưa dám mạnh dạn đầu tư và chưa
thích ứng kịp với sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường- Do vậy có những trường
hợp nông dân bị tác động bởi giá cao hơn, không đảm bảo chữ tín hợp đồng, đây là
một nhược điểm và trở ngại trong tổ chức sản xuất rau quả cho xuất khẩu và chế biến
hiện nay. Vì vậy đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả trong đó đầu tư vào
tổ chức sản xuất nguyên liệu cho chế biến là một yếu tố cần thiết đối với sự phát triển
của sản xuất rau quả ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến rau
quả trong khu vực và trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ… vì vậy sản phẩm của
Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt ở những thị trường này. Do đó đầu tư phát triển
công nghiệp chế biến ở nước ta là một tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ rau quả chế biến hiện nay trên thị trường trong và
ngoài nước.
Trong những năm trước đây rau quả ở nước ta chủ yếu là tiêu thụ trong nước
phần huy động cho chế biến và xuất khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ. Gần đây tình hình tiêu thụ
rau quả chế biến ở nước ta cũng như nhu cầu tiêu thụ rau quả chế biến trên thế giới
tăng mạnh. Đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng rau quả ngày càng gia tăng
cả về số lượng và những đòi hỏi cao về chất lượng. Trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm rau, quả chế biến cũng dần được
người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển
mạnh ở các đô thị, các khu công nghiệp. Đối với thị trường thế giới, nhu cầu rau quả
chế biến ngày càng tăng mạnh đặc biệt là thị trường Mỹ và EU. Ở châu Âu, Đức
được coi là thị trường rau quả thứ hai trên Thế giới và đây cũng là một trong những
thị trường khó tính. Gần đây , thị trường Trung Quốc đang nổi lên và trở thành thị
trường tiêu dùng lớn thứ ba thế giới. Nga đang xếp ở vị trí thứ tư và tiếp theo là thị
trường Pháp. Nhìn chung thị trường tiêu thụ rau quả chế biến rất phân tán và đa dạng.
15
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
15
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
Đối với thị trường các nước đang phát triển như khu vực châu Á Thái Bình Dương,
ngành công nghiệp chế biến rau quả đang trở lên sôi động. Khu vực Bắc Mỹ và Đông
Âu vẫn là những thị trường truyền thống và ít có nhiều thay đổi. Mặc dù có những
gia tăng đáng kể ở khu vực thị trường châu Âu, song khu vực thị trường này vẫn còn
rất phân tán. Trong khu vực châu Âu, ngoài các tập đoàn lớn, rất ít các công ty có
quan tâm đến việc kinh doanh thế giới, họ chủ yếu tập trung phát triển và đáp ứng thị
trường nội địa. Các công ty như Eckes- Grannini và PepsiCo với thương hiệu
Tropicana đang khuếch trương sự ảnh hưởng và mở rộng thị trường. Tuy nhiên ngành
công nghiệp nước quả châu Âu vẫn thiếu một sự gắn kết chặt chẽ. Một trong những
nguyên nhân là cơ sở hậu cần vận chuyển vẫn còn yếu kém. Bên cạnh đó châu Âu nói
chung là một thị trường định hướng giá trị, những áp lực về giá cả và lợi nhuận biên
khiến cho việc mở rộng và liên kết ngành công nghiệp này gặp nhiều khó khăn.
1.2.2. Đặc điểm đầu tư công nghiệp chế biến rau quả.
Đầu tư công nghiệp chế biến rau quả là một hoạt động đầu tư mang tính chất
chiến lược của TCT. Bên cạnh những hoạt động đầu tư khác như đầu tư vào sản xuất
rau quả tươi phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đầu tư vào sản xuất các loại hoa, cây
cảnh, đầu tư vào các mặt hàng nông sản khác thì đầu tư công nghiệp chế biến rau quả
chiếm một tỷ trọng rất lớn và quan trọng đối với hoạt động đầu tư cũng như hoạt
động sản xuất kinh doanh của toàn TCT. Hoạt động đầu tư vào công nghiệp chế biến
rau quả có một số đặc điểm sau:
- Giống như các hoạt động đầu tư khác, đầu tư vào công nghiệp chế biến rau
quả có những đặc điểm sau:
+ Đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả đòi hỏi một số vốn rất lớn, thường
thì một dự án đầu tư công nghiệp chế biến có số vốn đầu tư lên tới hàng vài chục
ngàn tỷ đồng có dự án lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Số vốn này nằm khê đọng
trong suốt quá trình thực hiện đầu tư và phải sau vài năm dự án mới hoàn lại được số
vốn ban đầu.
+ Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở
vật chất kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị như nhà xưởng, máy móc, dây chuyền thiết
16
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
16
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
bị phục vụ chế biến, các công trình kỹ thuật, các hạng mục chính và các hạng mục
phụ trợ sản xuất là rất lâu do đó không thể tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và
tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế… Hơn
nữa đầu tư vào công nghiệp chế biến còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện tự
nhiên vì nguyên liệu cho chế biến là các loại cây trồng ( rau, quả), các cây trồng này
đều phải trồng ở những nơi thích hợp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu để
đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển tốt thì mới đảm bảo cung cấp đầy đủ
nguyên liệu cho chế biến .
+ Quy mô các nhà máy, xí nghiệp chế biến được xây dựng nên phụ thuộc rất
lớn vào các điều kiện về địa lý, địa hình tại chính nơi mà nó xây dựng nên. Ví dụ như
quy mô đầu tư dây chuyền nước dứa cô đặc tại công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng
Giao là đầu tư dây thêm dây chuyền nước dứa cô đặc với công suất 10 tấn nguyên
liệu/giờ trên cơ sở các hạng mục công trình đã có như nhà xưởng, máy móc thiết bị
khác, các hạng mục công trình điện nước và trên cơ sở vùng nguyên liệu dứa của
vùng Nam Ninh Bình và Bắc Thanh Hoá và vị trí của Công ty TPXK Đồng Giao
trong quy hoạch tổng thể của TCT rau quả Việt Nam.
+ Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao
đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn
thảo các dự án đầu tư. Việc soạn thảo các dự án có tốt (có nghĩa là công tác chuẩn bị
dự án có kỹ lưỡng, xem xét tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế, kỹ
thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội pháp lý… có liên quan
có chu đáo) thì mới đảm bảo cho sự thành công của công cuộc đầu tư.
- Bên cạnh đó hoạt động đầu tư vào công nghiệp chế biến có một số đặc điểm
riêng:
+ Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến bao gồm rất nhiều loại hình đầu tư
như đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển
khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển nguồn nhân lực vì vậy nên hoạt động đầu tư phát
triển công nghiệp chế biến chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố và để đảm bảo cho
công cuộc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến đạt hiệu quả cao thì cần phải giải
17
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
17
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
quyết tốt tất cả các yếu tố tác động đến các loại hình đầu tư trên, kết hợp hài hoà và
phân bổ vốn hợp lý cho từng loại hình đầu tư.
+ Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều
kiện tự nhiên vì để phát triển công nghiệp chế biến thì rất cần đến nguyên liệu phục
vụ cho quá trình sản xuất. Các nguyên liệu này là các cây trồng nông nghiệp, sự sinh
trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và khí hậu.
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên thì lại rất khó dự đoán và khó khắc phục được, vì
vậy hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến đôi khi không ổn định ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả của công cuộc đầu tư.
1.2.3. Nội dung đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả.
Như đã trình bày ở trên, hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chế
biến bao gồm các nội dung đầu tư sau:
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất ví dụ như : đầu tư
vào việc xây dựng nhà máy, đầu tư xây dựng hệ thống điện nước phục vụ sản xuất …
- Đầu tư vào việc lắp đặt mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
- Đầu tư vào hoạt động phát triển sản xuất bao gồm: đầu tư phát triển vùng
nguyên liệu phục vụ chế biến, đầu tư vào quá trình chế biến sản phẩm
- Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật: nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong sản xuất, mua các bí quyết hay bản quyền công nghệ để áp dụng vào thực
tiễn của công ty mình.
- Đầu tư vào nguồn nhân lực: Tự tổ chức đào tạo cán bộ về nghiệp vụ, cử cán
bộ đi tham quan thực tế và học hỏi kinh nghiệm nước ngoài…..
- Đầu tư vào hoạt động xúc tiến thương mại: Quảng bá thương hiệu, mở rộng
thị trường, tích cực liên doanh liên kết với nước ngoài…..
Tất cả các nội dung đầu tư trên đều được TCT chú ý đầu tư đúng mức và hợp
lý tuỳ từng giai đoạn cụ thể. Có thể trong thời kỳ này thì lĩnh vực đầu tư vào xây
dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất là quan trọng hàng đầu vì cơ sở hạ tầng cho sản xuất
còn yếu kém chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho sản xuất nhưng trong giai đoạn
khác thì lĩnh vực đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại lại là quan trọng nhất vì
18
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
18
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
một khi sản xuất sản phẩm tương đối được ổn định thì việc tìm kiếm thị trường là rất
cần thiết và quan trọng để tiêu thụ sản phẩm lúc đó đầu tư cho hoạt động xúc tiến
thương mại là rất phù hợp
1.2.4. Khái quát về hoạt động đầu tư phát triển của TCT.
TCT rau quả- nông sản hiện nay vẫn là một TCT lớn. Như các TCT khác hoạt
động đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát
triển của TCT. Hoạt động đầu tư phát triển của TCT bao gồm các lĩnh vực đầu tư:
đầu tư vào nông nghiệp (bao gồm hoạt động sản xuất nông nghiệp rau quả tươi phục
vụ tiêu dùng và rau quả chế biến), đầu tư vào công nghiệp (bao gồm công nghiệp chế
biến rau quả và công nghiệp chế biến các đồ hộp bao bì phục vụ công nghiệp chế
biến.), đầu tư vào phát triển hệ thống thương mại dịch vụ trong nước, đầu tư cho
nghiên cứu đào tạo (đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư việc nghiên cứu ứng dụng
khoa học kỹ thuật…). Vốn đầu tư phát triển hiện nay của TCT khá lớn trung bình mỗi
năm TCT đầu tư hàng hơn10 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư phát triển. Năm 2004
tổng đầu tư của TCT là 13,921 triệu đồng, năm 2005 tổng vốn đầu tư của TCT giảm
chỉ còn 9,014 tỷ đồng, năm 2006 tổng vốn đầu tư của TCT tăng lên đến 20,200 tỷ
đồng. Cơ cấu đầu tư của TCT trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1:Cơ cấu đầu tư phát triển của TCT
Đơn vị: tỷ đồng
Lĩnh vực đầu tư
2003 2004 2005 2006
Quy
mô
% Quy
mô
% Quy
mô
% Quy
mô
%
Tồng vốn đầu tư 12,209 100 13,921 100 9,014 100 20,200 100
Nông nghiệp 2,011 16,47 2,250 16,16 1,542 17,11 3,220 15,94
Công nghiệp 8,064 66,05 9,004 64,68 3,458 38,36 12,880 63,76
Xúc tiến thương mại 1,232 10,09 1,596 11,46 2,777 30,81 3,000 14,85
Khoa học kỹ thuật 0,902 7,39 1,070 7,69 1,237 13,72 1,100 5,45
(Nguồn: Phòng Tư vấn đầu tư)
19
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
19
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển
của TCT khá lớn. Năm 2003 tổng vốn đầu tư của TCT là 12,209 tỷ đồng, đến năm
2004 tổng vốn đầu tư của TCT tăng lên 13,921 tỷ đồng. Năm 2005 tuy giảm xuống
chỉ còn 9,014 tỷ đồng nhưng năm 2006 tổng vốn đầu tư của TCT lại tăng lên tận
20,200 tỷ đồng. Trong đó cơ cấu đầu tư dành cho công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
nhất. Tính trung bình tỷ trọng vốn đầu tư phát triển dành cho công nghiệp là 60%
tổng vốn đầu tư phát triển của toàn TCT (riêng năm 2005 vốn đầu tư dành cho hoạt
động đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chỉ chiếm 40% tổng vốn đầu tư phát triển của
toàn TCT). Bao gồm đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả và đầu tư vào công
nghiệp phụ trợ và cơ sở hạ tầng.
Tỷ trọng vốn dành cho hoạt động đầu tư vào nông nghiệp trung bình hàng
năm chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư phát triển của toàn TCT. Bao gồm các lĩnh
vực đầu tư: đầu tư cho vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, đầu tư cho vùng
chuyên canh rau quả xuất khẩu tươi, đầu tư về giống rau quả , đầu tư cho sản xuất rau
sạch. Tỷ trọng vốn đầu tư cho xúc tiến thương mại hàng năm cũng gần bằng tỷ trọng
vốn đầu tư cho nông nghiệp. Riêng năm 2005 tỷ trọng vốn đầu tư dành cho hoạt động
xúc tiến thương mại cao hơn hẳn tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động nông nghiệp.
Vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng
nhỏ nhất. Năm 2003 tỷ trọng này là 7,39%, năm 2004 là 7,69%, năm 2005 là 13,72%,
năm 2006 là 5,45%.
1.2.5. Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến.
Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong mỗi công cuộc đầu tư. Nó chính là
nguồn lực đầu tiên cho mỗi quá trình đầu tư, là mồi lửa đầu tiên châm cho những
nguồn lực khác (lao động, đất đai, công nghệ…) phát huy tác dụng. Bởi vậy để phát
triển thi phải đầu tư và sự quan tâm đầu tư được thể hiện ở lượng vốn bỏ ra và hơn
thế nữa là hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn đó.
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có những tiến triển tốt đẹp thể
hiện ở giá trị sản lượng toàn xã hội ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
sau cao hơn năm trước và được coi là nước thứ 2 ở châu Á có mức tăng trưởng
20
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
20
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
dương. Khi nền kinh tế phát triển ở mức cao thì đời sống của con người theo đó cũng
được cải thiện. Mức sống tăng lên và theo đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cả về số
lượng, chất lượng và cơ cấu mặt hàng. Hàng rau quả chế biến cũng không loại trừ
trong số đó, càng ngày nhu cầu tiêu thụ hàng rau quả chế biến càng tăng cao, thị
trường cho sản phẩm rau quả chế biến ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước.
Do đó đầu tư vào công nghiệp chế biến cũng ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.2: Vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả
của TCT:
Các chỉ
tiêu
Đơn vị Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Bình
quân
Số vốn
đầu tư
Triệu Đ 8.064 9.004 3.458 12.880 8.351,5
Tốc độ
phát triển
liên hoàn
% - 11,65 -61,59 272,47 74,18
Tốc độ
phát triển
định gốc
% - 11,65 -57,12 59,72 4,75
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
Qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung quy mô vốn đầu tư dành cho công nghiệp
chế biến rau quả qua các năm là tăng. Như đã nói điều này là phù hợp với sự phát
triển của mức sống xã hội ngày càng cao hiện nay. Bình quân hàng năm TCT dành
8.351,5 tỷ đồng dành cho hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả.
Đây là một con số rất lớn và thực tiễn đã chứng tỏ việc dành số vốn lớn này cho hoạt
động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến không phải là lãng phí.
- Xét theo tốc độ phát triển liên hoàn thì từ bảng số liệu ta thấy từ năm 2003
đến năm 2004 quy mô vốn đầu tư dành cho hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp
chế biến cuả TCT tăng 11,65%., theo số liệu thống kê của TCT thì giá trị sản lượng
công nghiệp chế biến năm 2004 tăng 5% so với năm 2003. Năm hầu hết các sản
phẩm rau quả chế biến như dứa, vải, dưa chuột đều tăng so với cùng kỳ và đạt mức
21
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
21
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
cao nhất trong những năm trước. Năm 2004 sản phẩm dứa chế biến đạt trên 12.000
tấn trong đó dứa hộp 7.325 tấn tăng 27% so với năm 2003, dứa cô đặc 3.808 tấn tăng
72% so với năm 2003, dứa lạnh đông IQF 1.051 tấn tăng 86% so với năm 2003.
Năm 2005 số vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến giảm 61,59% so với năm
2004. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn để đầu tư cũng như để sản xuất kinh doanh,
vay vốn khó và lãi suất trong năm này lại tăng cao. Chi phí đầu vào của sản xuất kinh
doanh đều tăng như vật tư (hộp sắt, phân bón, điện, xăng dầu,…), cước phí vận
chuyển, đơn giá lao động. Tuy nhiên theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm
2005 của TCT thì mặc dù vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến giảm nhưng trong
năm này sản phẩm rau quả chế biến vẫn tăng 3% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó
nhóm đồ hộp khác tăng 28% , cô đặc và puree quả tăng 15%, sấy muối tăng 17%,
nước quả tăng 12%.
Năm 2006, vốn đầu tư dành cho công nghiệp chế biến rau quả tăng mạnh từ
3.458 triệu đồng năm 2005 đến 12.880 triệu đồng năm 2006 (tăng 272,47%). Nguyên
nhân là do nước ta có những thành công trong việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Môi
trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện.
Nhu cầu tiêu thụ rau quả chế biến có xu hướng tiếp tục tăng. Sản phẩm rau quả chế
biến tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm đồ hộp khác tăng 16%, đông
lạnh tăng 11%, sấy muối tăng 9%, nước uống các loại tăng 4%, duy chỉ có sản phẩm
dứa chế biến giảm nhanh, chỉ bằng 67% năm 2005. So với cùng kỳ, dứa hộp, nước
dứa cô đặc chỉ bằng 50-52%, nước dứa tươi bằng 107%, dứa đông lạnh bằng 123%.
- Xét theo tốc độ phát triển định gốc, tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân so với
năm 2003 là 4,75%. Trong đó năm 2004, vốn đầu tư tăng 11.65% so với năm 2003,
năm 2005 vốn đầu tư giảm 57,12% so với năm 2003, năm 2006 vốn đầu tư cho công
nghiệp chế biến rau quả tăng 59,72% so với năm 2003.
Tóm lại, việc tăng vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của
TCT là phù hợp với xu thế phát triển của TCT trong thời đại ngày nay. Trong xu thế
hội nhập hiện nay, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
22
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
22
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
của TCT cải thiện và mở rộng tuy nhiên song song với nó là mức độ cạnh tranh ngày
càng gay gắt trên thị trường thế giới. Vì vậy cùng với việc gia tăng vốn cũng như quy
mô đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả, TCT cần có những biện pháp đầu tư
mang tính chiến lược đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả cao nhất, khai thác
tối đa hiệu quả của mỗi đồng vốn đầu tư mà TCT đã bỏ ra.
1.2.6. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư.
Trong giai đoạn đổi mới, nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến
của TCT được huy động đa dạng bao gồm: vốn liên doanh trong nước, vốn liên
doanh nước ngoài, vốn vay tín dụng theo các dự án được duyệt, vốn đề nghị ngân
sách cấp, vốn tự có của TCT . Sự đa dạng hoá này khác hẳn so với thời kỳ bao cấp
chủ yếu là vốn ngân sách và vốn kinh tế tập thể. Tuy nhiên vốn liên doanh trong và
ngoài nước chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé. Các nguồn vốn này được khuyến khích đầu tư
vào công nghiệp chế biến rau quả thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của TCT
Năm 2003 2004 2005 2006 Bình quân
Cơ
cấu
VĐT
Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ %
Liên
doanh
nước
ngoài
0,735 9,12 0,859 9,54 0,354 10,24 1,591 12,35 0,885 10,60
Vay
tín
5,151 63,88 5,595 62,14 2,024 58,52 6,564 50,96 4,8335 57,88
23
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
23
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
dụng
Vốn
ngân
sách
1,597 19,8 1,800 20,00 0,736 21,27 3,163 24,56 1,824 21,84
Vốn
tự có
0,580 7,2 0,749 8,32 0,345 9,97 1,562 12,13 0,809 9,69
(Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư)
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của TCT ta thấy, vốn vay tín dụng chiếm tỷ lệ
nhiều nhất. Trung bình hàng năm vốn vay tín dụng là 0,885 tỷ đồng chiếm 57,58%
tổng nguồn vốn đầu tư của TCT, vốn liên doanh nước ngoài và vốn tự có chiếm tỷ lệ
ít nhất, trung bình hàng năm vốn liên doanh nước ngoài chiếm 10,60%, vốn tự có
chiếm 9,69%.
Xét về tốc độ tăng giảm nguồn vốn đầu tư ta thấy:
- Vốn liên doanh nước ngoài có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ trọng vốn liên
doanh nước ngoài trong tổng vốn đầu tư năm 2003 là 9,12%; năm 2004 là 9,54%;
năm 2005 là 10,24%; năm 2006 là 12,35%. Nguồn vốn này có xu hướng tăng là do
TCT ngày càng có nhiều công ty liên doanh với nước ngoài với tỷ lệ vốn góp của bên
nước ngoài ngày càng nhiều. Ví dụ như gần đây, gần đây, TCT đã ký được 5 hợp
đồng liên doanh với nước ngoài đó là:
* Công ty hộp sắt TOVECAN là liên doanh giữa TCT Rau quả Việt Nam và 2
công ty của nước ngoài ( Công ty TOMEN của Nhật và Công ty TONYL của Đài
Loan).
Với tổng vốn đầu tư là : 6.000.000 USD
Vốn pháp định là : 3.200.000 USD
Trong đó:Phía nước ngoài góp : 2.475.520 USD ( 77,36%).
Phía Việt Nam góp : 724.480 USD ( 22,64%)
* Công ty thực phẩm và nước giải khát DONA NEWTOWER: Là công ty liên
doanh giữa TCT với công ty Tân Đồng Đạt Hồng Kông ( nay là Công ty TNHH
Golden Sino và công ty TNHH quốc tế Hosan ).
Với tổng vốn đầu tư là : 7.551.850 USD
24
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
24
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế Đầu
tư
Vốn pháp định là : 5.423.850 USD
Trong đó:Phía nước ngoài góp: 3.500.000 USD ( 64%)
Phía Việt Nam góp : 1.923.850 USD ( 36%)
* Công ty TNHH LUVECO: là công ty liên doanh giữa nhà máy thực phẩm
xuất khẩu Nam Hà và Tập đoàn LULU Trung Quốc. Trong đó:
Tổng vốn đầu tư : 4.450.000 USD.
Vốn pháp định : 2.550.000 USD
Trong đó : Phía nước ngoài : 55%
Phía Việt Nam góp: 45%
- Vốn vay tín dụng chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư của
TCT nhưng dần dần nguồn vốn này có xu hướng giảm thay vào đó là các nguồn vốn
khác có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng vốn vay tín dụng trong tổng các nguồn vốn đầu
tư trong năm 2003 là 63,88%; năm 2004 là 62,14%; năm 2005 là 58,52%; năm 2006
là 50,96%.
- Tỷ trọng vốn ngân sách cấp có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Năm
2003 là 19,8%; năm 2004 là 20%; năm 2005 là 21,27%; năm 2006 là 24,56%. Điều
này cho thấy nhà nước ngày càng quan tâm và dành nhiều ưu đãi hơn đối với hoạt
động đầu tư của TCT. Gần đây nhà nước rất quan tâm đến việc sản xuất nông nghiệp
ở những vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như việc trợ giá nhập
khẩu chồi giống dứa, đầu tư các trung tâm giống, cơ sở hạ tầng…
- Tỷ trọng vốn tự có trong tổng các nguồn vốn của TCT trong các năm qua
cũng có xu hướng tăng. Năm 2003 tỷ trọng này là 7,2%; năm 2004 là 8,32%; năm
2005 là 9,97% ; năm 2006 lên đến 12,13%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất
hoạt động cũng như hoạt động đầu tư của TCT ngày càng có hiệu quả. Hàng năm một
phần lãi do hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được đưa vào vốn đầu tư của TCT.
Ta có thể thấy rõ điều này qua số liệu về lợi nhuận trước thuế của TCT trong những
năm qua.
Bảng 1.4: Lợi nhuận trước thuế của TCT
Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Bình quân
25
Phạm Thị Dương Đầu tư 45B
25