Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank Chi nhánh Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604 KB, 111 trang )

Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa
1 NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
2 NHTM Ngân hàng thương mại
3 NH Ngân hàng
4 CBTĐ Cán bộ thẩm định
5 CBTD Cán bộ tín dụng
6 CB QHKH Cán bộ quan hệ khách hàng
7 DVKH Dịch vụ khách hàng
8 DA Dự án
9 DAĐT Dự án đầu tư
10 TP Thành phố
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 NHNN Ngân hàng nhà nước
13 TCTD Tổ chức tín dụng
14 BCTC Báo cáo tài chính
15 DN Doanh nghiệp
16 HĐQT Hội đồng quản trị
17 TNHH TM Trách nhiệm hữu hạn thương mại
18 TSCĐ Tài sản cố định
19 BĐS Bất động sản
20 SXKD Sản xuất kinh doanh
21 CSHT Cơ sở hạ tầng
22 CĐT Chủ đầu tư
23 TSĐB Tài sản đảm bảo
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
MỤC LỤC
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
DANH MỤC BẢNG
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hiện nay, nước ta đang thực hiện các chiến lược phát triển kinh
tế xã hội 10 năm (2001 – 2010, 2011 – 2020), kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5
năm (2001 – 2005, 2006 – 2010, 2011 – 2015), chủ trương “Đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền tảng đến 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Để thực hiện được những mục
tiêu đó, không thể không kể đến sự đóng góp của các trung gian tài chính, đặc biệt
là hệ thống Ngân hàng thương mại. Là một mắt xích không thể thiếu trong nền kinh
tế, giữ vai trò là trung gian tài chính gián tiếp và luân chuyển vốn, thực hiện các
chức năng thanh toán, các Ngân hàng thương mại đã đáp ứng được nhu cầu về vốn
cho ngày càng nhiều các chủ thể kinh tế, giúp cho hoạt động đầu tư được diễn ra
một cách có hiệu quả.
Đối với các nhà đầu tư thì mong muốn của họ là dự án hoạt động mang lại
hiệu quả, làm tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu. Còn đối với Ngân hàng thương mại
nói riêng và các tổ chức trung gian tài chính nói chung thì là tạo ra lợi nhuận từ hoạt
động cho vay. Tuy nhiên hoạt động của Ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro
cao hơn nhiều so với doanh nghiệp vì không những nó phụ thuộc vào bản thân
Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp vay vốn. Vậy nên trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, thẩm định
dự án là nghiệp vụ không thể thiếu – khâu cơ bản dẫn đến quyết định cho vay hay
không cho vay, là khâu quan trọng để giảm thiểu rủi ro sau này. Đặc biệt, đối với
những dự án xin vay vốn trong lĩnh vực xây dựng có nhu cầu vay vốn lớn, độ rủi ro
cao thì công tác thẩm định lại càng đòi hỏi chất lượng cao hơn.
Hoàn thiện công tác thẩm định một cách chặt chẽ, chính xác, quản lý rủi ro

một cách toàn diện sẽ tạo cơ sở cho việc ra quyết định cho vay an toàn, nhanh
chóng quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư của Ngân hàng, đồng thời góp phần
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
Đợt thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Sacombank Chi nhánh Thăng Long (60A Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội)
đã giúp em có sự gắn kết giữa học và hành, lý thuyết với thực tiễn, làm quen và tăng
cường các kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn, bổ sung và củng cố kiến thức
chuyên ngành đã học Sau thời gian thực tế tại cơ sở, dưới sự hướng dẫn của cô
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
1
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Chi nhánh, em
đã hoàn thành được chuyên đề thực tập với đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định
các dự án đầu tư vay vốn trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank Chi nhánh Thăng Long”.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều nên chuyên đề của
em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các thầy cô
giáo để bài viết của em đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên
hướng dẫn và các cán bộ công nhân viên của Chi nhánh Thăng Long đã giúp đỡ em
rất nhiều trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập.
Em xin chân thành cám ơn !
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
2
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VAY VỐN TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI SACOMBANK
CHI NHÁNH THĂNG LONG
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thăng Long
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh

NH Sài Gòn Thương Tín chính thức thành lập và đi vào hoạt động vào ngày
21/12/1991 theo giấy phép số 06/NH – GP ngày 05/12/1991. Xuất phát điểm là một
NH nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03
tỷ đồng và chỉ hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP Hồ Chí Minh. Sau 17 năm hoạt
động, 16/5/2008, Sacombank Group được hình thành và ra mắt công chúng với 11
thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ nhằm khai thác lợi
thế so sánh của các công ty thành viên để phát huy sức mạnh của cả Tập đoàn, hỗ
trợ lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển bền vững lâu dài. Tháng 11/2009, Sacombank
Group chào đón sự gia nhập của 2 thành viên mới, góp phần vào mục tiêu phong
phú hóa, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Sacombank
Group hoạt động theo mô hình: Sacombank là hạt nhân và là trung tâm trung tâm
điều phối hoạt động chiến lược của Tập đoàn. Còn các công ty thành viên hoạt động
độc lập, tuy nhiên có bổ sung, hỗ trợ nhau trong các nghiệp vụ có liên quan.
Do nhu cầu mở rộng mạng lưới trên cả nước, đầu tháng 8/2007, NH
Sacombank liên tiếp thành lập 4 Chi nhánh ở cả 3 miền:
- Chi nhánh Thăng Long và Chi nhánh Thanh Trì tại Hà Nội.
- Chi nhánh tại Gia Lai.
- Chi nhánh đặc thù Hoa Việt tại TP. Hồ Chí Minh.
NH Sacombank Chi nhánh Thăng Long được chính thức thành lập vào ngày
08/08/2007, và được đặt trụ sở tại 60A Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội. Từ
đó đến nay, Chi nhánh đã từng bước mở rộng mạng lưới, thành lập và quản lý thêm
4 phòng giao dịch trên địa bàn.
- 09/2009: thành lập phòng giao dịch Đội Cấn.
- 11/2009: thành lập phòng giao dịch Trần Duy Hưng.
- 12/2009: thành lập phòng giao dịch Hoàng Cầu.
- 08/2010: thành lập phòng giao dịch Đốc Ngữ.
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
3
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
Hiện nay, Chi nhánh cũng đang trong thời gian tích cực liên hệ, đàm phán

thuê địa điểm để mở rộng thêm 2 phòng giao dịch khác nữa, phủ khắp địa bàn để
cung cấp các dịch vụ, sản phẩm của Sacombank đến tay khách hàng nhanh và
chuyên nghiệp nhất, đồng thời hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra, phấn đấu là
Chi nhánh xuất sắc nhất toàn hệ thống.
Khi mới thành lập, Chi nhánh Thăng Long là Chi nhánh cấp 3 với 40 nhân
viên. Sau 3 năm từng bước phấn đấu và trưởng thành, tháng 7/2010, Chi nhánh đã
được Sacombank công nhận là Chi nhánh cấp 2. Hiện nay, Chi nhánh đã có gần 100
nhân viên (cả Chi nhánh và phòng giao dịch dưới quyền quản lý) và đang trong giai
đoạn hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình mới.
Tại Chi nhánh, Sacombank đã triển khai tất cả các dịch vụ NH truyền thống
và hiện đại, như huy động vốn, cấp tín dụng đa dạng, chuyển tiền nhanh, thanh toán
quốc tế, bao thanh toán, bảo lãnh, phát hành thẻ
Mặc dù mới hình thành được 3 năm nhưng Chi nhánh Thăng Long đã liên tục
giành nhiều giải thưởng, được đánh giá cao trong khu vực cũng như toàn hệ thống:
Năm 2009: - Đạt Chi nhánh xuất sắc nhất khu vực Hà Nội.
- Đạt Chi nhánh xuất sắc toàn hệ thống.
Năm 2010: - Quý I,II,III: Đạt Chi nhánh xuất sắc nhất khu vực Hà Nội.
Chi nhánh đã từng bước khẳng định và nâng cao vị thế của mình với hệ
thống Sacombank. Đồng thời, góp phần xây dựng mục tiêu hàng đầu “hoạt động
kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững”, trở thành NH bán lẻ hiện đại và
đa năng hàng đầu ở Việt Nam và khu vực.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh
Chi nhánh Thăng Long cũng như các Chi nhánh khác trong hệ thống
Sacombank đều thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư,
nhận tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức với nhiều hình thức phong phú; đi vay của các
TCTD khác, vay trên thị trường vốn, và các nguồn khác… bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn với các sản phẩm theo
nhiều mục đích khác nhau; cho vay và đồng tài trợ các DAĐT lớn và hiệu quả; tài
trợ xuất nhập khẩu; đầu tư liên doanh liên kết với các TCTD và các định chế tài

chính trong nước và quốc tế…
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán: Phát hành thẻ (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,
thẻ trả trước); thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, sec; chuyển tiền, vàng nhanh
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
4
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
trong và ngoài nước; phát hành, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu (L/C);
nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ (D/A); nhờ thu theo
hình thức thanh toán giao chứng từ (D/P); nhờ thu giao chứng từ theo điều kiện
khác (D/OT)…
- Cung cấp các dịch vụ khác: Phát hành và xác nhận bảo lãnh, bao thanh
toán; mua bán ngoại tệ và các giấy tờ có giá; quản lý tiền mặt; thu chi hộ tiền mặt
bằng VNĐ và ngoại tệ; quản lý tài khoản Nhà đầu tư chứng khoán; cho thuê ngăn tủ
sắt; bảo lãnh NH; dịch vụ NH điện tử; các dịch vụ khác…
Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, đem lại lợi nhuận cho NH, Chi
nhánh phải lập kế hoạch, phương án kinh doanh; tuyển dụng và đào tạo những nhân
viên có tài; quản lý kho quỹ…
1.1.3. Mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sacombank
Chi nhánh Thăng Long
1.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Hiện nay, Chi nhánh có 4 phòng ban với 88 cán bộ, công nhân viên NH ở cả
Chi nhánh và phòng giao dịch dưới quyền quản lý. Từ khi thành lập đến nay, cán
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
Ban giám đốc
Phòng Kế toán
và Kế toán quỹ
Phòng Hỗ trợ
kinh doanh

Phòng Dịch vụ
khách hàng
Phòng Hành
chính
Kế
toán
quỹ
Thanh
toán
quốc
tế
Hỗ
trợ
tín
dụng
Xử lý
giao
dịch
Quan
hệ
khách
hàng
Thẩm
định
Hành
chính
Nhân
sự
Bảo
vệ

Lái
xe
Tạp
vụ
Công
nghệ
thông
tin

nhân
Doanh
nghiệp
Doanh
nghiệp

nhân
Kế
toán
5
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
bộ, công nhân viên NH đều luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo nên sự
phát triển nhanh chóng của Chi nhánh so với các Chi nhánh khác trên địa bàn thủ đô
Hà Nội, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của toàn hệ thống.
• Ban giám đốc
 Giám đốc Chi nhánh
- Số lượng: 1 giám đốc
- Nhiệm vụ và quyền hạn: Giám đốc Chi nhánh Sacombank Thăng Long
chịu trách nhiệm điều hành và quản lý về mọi hoạt động của Chi nhánh trước Chủ
tịch Tập đoàn. Giám đốc cũng là người đại diện theo uỷ quyền và là người chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ,

về kết quả kinh doanh của Chi nhánh Thăng Long.
 Phó giám đốc Chi nhánh
- Số lượng: 1 phó giám đốc
- Nhiệm vụ và quyền hạn: Phó giám đốc Chi nhánh có nhiệm vụ điều hành
trực tiếp và chịu trách nhiệm các hoạt động của Chi nhánh trong thẩm quyền của
mình, giúp giám đốc điều hành hoạt động của một số đơn vị trực thuộc và một số
nghiệp vụ tại Chi nhánh theo sự phân công của giám đốc. Phó giám đốc Chi nhánh
thường đại diện Chi nhánh ký kết các văn bản hợp đồng, chứng từ thuộc phạm vi
hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thăng Long.
• Phòng kế toán và kế toán quỹ: 13 nhân viên
 Bộ phận kế toán
- Số lượng: 6 nhân viên, trong đó có 1 người là trưởng bộ phận và 5 nhân
viên phân ở Chi nhánh và các phòng giao dịch.
- Trách nhiệm:
+ Thực hiện quy trình hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán, lưu giữ
chứng từ, lập báo cáo hỗ trợ tín dụng và giám sát bên giao dịch.
+ Thực hiện trực tiếp các giao dịch với khách hàng theo quy định.
+ Đảm bảo an toàn các số liệu tại Chi nhánh.
 Bộ phận kế toán quỹ
- Số lượng: 7 nhân viên, trong đó có 1 người là trưởng bộ phận và 6 nhân
viên phân ở Chi nhánh và các phòng giao dịch.
- Trách nhiệm:
+ Quản lý kho quỹ an toàn.
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
6
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
+ Điều chuyển vốn giữa Hội sở và Chi nhánh.
+ Thực hiện đúng quy trình ngân quỹ như thu chi tiền mặt, thu đổi ngoại tệ.
+ Thực hiện theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời.
+ Giao dịch tiền mặt với số lượng lớn.

• Phòng hỗ trợ kinh doanh: 29 nhân viên
 Bộ phận thanh toán quốc tế
- Số lượng: 3 nhân viên, trong đó có 1 người là trưởng bộ phận.
- Trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng quy trình thanh toán quốc tế.
+ Tiếp xúc và tư vấn khách hàng về trình tự, thủ tục hoàn thiện hồ sơ.
+ Nhận và chuyển hồ sơ thanh toán lên Hội sở.
 Bộ phận hỗ trợ tín dụng
- Số lượng: 5 nhân viên, trong đó có 1 người là trưởng bộ phận.
- Trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng quy trình hỗ trợ tín dụng như hoàn thành hồ sơ tín dụng,
hồ sơ đảm bảo,…
+ Quản lý hồ sơ, hỗ trợ cho phòng DVKH.
 Bộ phận xử lý giao dịch
- Số lượng: 21 nhân viên, trong đó có 1 người là trưởng bộ phận.
- Trách nhiệm:
+ Giao dịch trực tiếp các dịch vụ thanh toán với khách hàng.
+ Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng về các sản phẩm của NH.
• Phòng dịch vụ khách hàng: 19 nhân viên
 Bộ phận quan hệ khách hàng
- Số lượng: 16 nhân viên, trong đó có 1 người là trưởng bộ phận và 15 nhân
viên phân ở Chi nhánh và các phòng giao dịch.
- Trách nhiệm:
+ Tìm kiếm và giao dịch với khách hàng (cá nhân, DN, tổ chức…) để khai
thác vốn nhàn rỗi, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay.
+ Tiếp thị, hỗ trợ, phát triển khách hàng, làm công tác chăm sóc khách hàng,
phát triển các sản phẩm dịch vụ của NH đến khách hàng.
+ Thực hiện đúng nghiệp vụ, quy trình tín dụng, bảo lãnh, giải ngân, giám
sát, thu nợ.
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49

7
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
+ Theo dõi, phân tích toàn diện thông tin khách hàng trước và sau khi giải ngân.
+ Theo dõi, trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định.
 Bộ phận thẩm định
- Số lượng: 3 nhân viên.
- Trách nhiệm:
+ Thẩm định các DA NH cho vay, tài trợ và xác định các mức cho vay hợp lý.
+ Tổ chức, quản lý các DA NH tài trợ, cho vay.
+ Thu thập và quản lý cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định,
quản lý rủi ro tín dụng.
+ Tái thẩm định các DA khi đến thời gian kiểm tra định kỳ.
• Phòng hành chính: 24 nhân viên
 Bộ phận hành chính – nhân sự
- Số lượng: 2 nhân viên.
- Trách nhiệm:
+ Quản lý công việc hành chính của Chi nhánh.
+ Tuyển dụng, quản lý công nhân viên.
+ Đảm nhiệm vai trò tổ chức công đoàn.
 Bộ phận bảo vệ
- Số lượng: 16 nhân viên.
- Trách nhiệm: Bảo vệ tài sản cho Chi nhánh và khách hàng đến giao dịch.
 Bộ phận lái xe
- Số lượng: 2 nhân viên.
- Trách nhiệm: Lái xe ô tô cho ban giám đốc.
 Bộ phận tạp vụ
- Số lượng: 2 nhân viên.
- Trách nhiệm: Dọn dẹp.
 Bộ phận kỹ thuật – công nghệ thông tin
- Số lượng: 2 nhân viên.

- Trách nhiệm:
+ Xử lý các nghiệp vụ có liên quan như quản lý hệ thống máy tính, nghiên
cứu các giải pháp mới để nâng cao công nghệ…
+ Hỗ trợ công việc chung của Chi nhánh.
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh
1.1.4.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
8
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
Dù chỉ mới thành lập được 3 năm nhưng Chi nhánh Thăng Long đã hoạt
động rất hiệu quả, phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những Chi nhánh
xuất sắc nhất, đóng góp không nhỏ vào sự thành công của toàn hệ thống
Sacombank. Điều này thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu về: huy động vốn, sử dụng
vốn, và kết quả kinh doanh (lợi nhuận) cùng một số các loại dịch vụ khác.
• Huy động vốn
Hiện cung cấp hơn 150 sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách
hàng, chính sách lãi suất được điều chỉnh linh hoạt, được hỗ trợ bởi các phương
thức marketing hiệu quả, Sacombank nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng
ngày càng thu hút được đông đảo sự quan tâm của khách hàng dân cư và các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước.
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Sacombank, chi nhánh Thăng Long
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010
1
Theo loại tiền gửi
1.1
Tiền gửi không kỳ hạn 83.714 138.309 143.039
1.2
Tiền gửi có kỳ hạn 65.466 84.561 164.153

1.3
Tiền gửi tiết kiệm 502.191 626.836 757.719
1.4
Tiền ký quỹ 7.580 10.451 8.929
1.5
Tiền gửi chuyên dùng 33 127 166
1.6
Tổng tiền gửi 658.983 860.285 1.074.006
1.7
Huy động khác 178.212 373.70 326.633
2
Theo tiền tệ
2.1
Bằng nội tệ (VNĐ) 699.495 993.213 1.123.380
2.2
Bằng ngoại tệ và vàng 137.700 240.142 277.259
2.3
Tổng vốn huy động
837.195 1.233.355 1.400.639
(Nguồn: BCTC Chi nhánh năm 2009, quý 2/2010)
Chi nhánh Thăng Long ra đời vào cuối năm 2007, trong bối cảnh khó khăn
của nền kinh tế Việt Nam và thế giới cùng những thách thức khi bước vào một môi
trường kinh doanh mới. Tuy nhiên, với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt
huyết, trình độ nghiệp vụ cao và luôn tâm huyết với nghề nghiệp, Chi nhánh đã tạo
cho mình một hệ khách hàng ổn định từ những ngày đầu, huy động được nguồn vốn
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
9
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế, đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu
vốn cho nền kinh tế thị trường, phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển.

Năm 2009, tổng tiền gửi của Chi nhánh đạt 860,3 tỷ đồng, tăng 130,5% so
với năm 2008. Cuối năm 2009, tổng huy động vốn đạt 1.233 tỷ đồng, tăng 47,32%
so với năm 2008. Sau 06 tháng đầu năm 2010, tổng tiền gửi 1.074 tỷ đồng, tăng
213,7 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng với 24,8%. Tổng huy động vốn đến
30/06/2010 đạt 1.400,6 tỷ đồng, tăng 167,3 tỷ đồng tương ứng tăng 13,56% so với
năm 2009. Qua số liệu trên, có thể dễ dàng nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn
định về huy động vốn trong thời gian hoạt động của Chi nhánh.
Theo bảng tổng hợp kết quả kinh doanh trên thì huy động đồng nội tệ luôn
chiếm trên 80% so với tổng vốn huy động (năm 2008 chiếm 83,55%, năm 2009
chiếm 80,53%, quý 2/2010 chiếm 80,2%). Điều này là hợp lý với nền kinh tế hiện
nay. Số liệu trên còn cho thấy sự ưa thích gửi ngoại tệ và vàng đang dần tăng do
tâm lý thích vàng và ngoại tệ, sợ lạm phát làm mất giá đồng nội tệ ở Việt Nam trong
những năm gần đây.
Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh tăng trưởng nhanh và ổn định, đảm bảo
cho sự phát triển bền vững và đáp ứng đưuọc nhu cầu tăng trưởng tín dụng của Chi
nhánh, đồng thời hứa hẹn nhiều thành công mới trong tương lai của Chi nhánh.
• Sử dụng vốn
 Hoạt động tín dụng
Chi nhánh Thăng Long sử dụng vốn huy động được cho các nghiệp vụ tín dụng,
thanh toán, bảo lãnh,… nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động tín dụng. Do Chi nhánh nằm
trên địa bàn nội thành Hà Nội nên hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, bao
gồm cho vay SXKD nhỏ, vay phục vụ đời sống, bổ sung vốn lưu động,…
Bảng 1.2: Tình hình dư nợ tín dụng tại Sacombank, chi nhánh Thăng Long
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010
1 Phân tích theo kỳ hạn cho vay
1.1 Ngắn hạn 282.533 545.975 620.005
1.2 Trung hạn 110.813 190.478 250.768
1.3 Dài hạn 128.202 166.366 282.278
2 Phân tích theo loại tiền tệ

2.1
Nội tệ (VNĐ)
406.706
751.825
938.742
2.2
Ngoại tệ và vàng 114.842 150.994 214.309
3 Tổng 521.548 902.819 1.153.051
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
10
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
(Nguồn: BCTC Chi nhánh năm 2008, 2009, quý 2/2010)
Tổng dư nợ cuối năm 2009 đạt 902,8 tỷ đồng, tăng 73,1% so với năm 2008.
Trong đó, năm 2009, cho vay ngắn hạn chiếm 60,47% tổng dư nợ. Sang năm 2010,
mới chỉ qua 06 tháng đầu năm nên tổng dư nợ chỉ mới tăng trên 250 tỷ đồng, tương
ứng bằng 27,72% so với cả năm 2009. Trong đó, vay ngắn hạn chiếm 53,77%, vay
trung hạn 21,75%, vay dài hạn chiếm 24,48% tổng dư nợ. Chi nhánh chủ yếu là cho
vay nội tệ (năm 2008 chiếm 78%, năm 2009 chiếm 83,3%, năm 2010 chiếm 81,4%
tổng dư nợ), gấp 3,5 – 5 lần cho vay ngoại tệ.
Ngoài ra, Chi nhánh còn là tiêu biểu cho các Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu thấp,
được hạn chế đến mức tối đa, đem lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh nói riêng và cho
cả hệ thống nói chung:
Bảng 1.3: Chỉ số tài chính tại Sacombank, chi nhánh Thăng Long
Đơn vị: %
Chỉ số Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 12,16 11,41 12,2
Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 57,5 64,3 61,6
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,62 0,69 0,59
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,996 0,88 0,79
(Nguồn: BCTC Chi nhánh năm 2008, 2009, quý 2/2010)

Nhìn vào bảng chỉ số tài chính qua các năm, có thể dễ dàng nhận thấy sự cố
gắng của Chi nhánh trong việc hạn chế tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Có được kết quả
này là nhờ sự đóng góp của đội ngũ CBTD đã làm việc với phương châm “trách
nhiệm, hiệu quả, lấy lợi ích của Chi nhánh và NH đặt lên hàng đầu”.
 Hoạt động thanh toán
Hoạt động thanh toán là một trong những hoạt động trọng tâm của NH
Sacombank nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng. Để đáp ứng được nhu
cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động bằng hệ thống tin học hiện đại,
Sacombank đã chuyển đổi và nâng cấp hệ thống NH Lõi T24 – R8, đặt nền tảng cơ
bản để nâng cao chất lượng và chuẩn hoá hoạt động dựa trên công nghệ hiện đại. Do
đó, mọi nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động thanh toán đều được xử lý một cách
nhanh chóng và chính xác.
Ngoài ra, Sacombank còn dẫn đầu về hệ thống Chi nhánh cũng như số lượng
cán bộ công nhân viên với 335 điểm giao dịch và hơn 7.200 cán bộ công nhân viên,
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
11
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
trong đó có 70 Chi nhánh/Sở giao dịch, 1 Chi nhánh ở Lào, 1 Chi nhánh ở
Campuchia. Sacombank có trên 6.180 đại lý ở 289 NH tại 80 quốc gia và vùng, lãnh
thổ trên trên thế giới. Điều này giúp cho các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc
tế, chuyển tiền và ngoại hối của Sacombank tiện ích hơn cho khách hàng, tạo lợi thế
cạnh tranh so với các NH khác, xứng đáng với danh hiệu là NH có hoạt động thanh
toán quốc tế tốt nhất, NH bán lẻ tốt nhất Việt Nam.
 Hoạt động bảo lãnh
Các sản phẩm bảo lãnh mà Chi nhánh cũng như NH Sacombank cung cấp
gồm: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng và các hình thức bảo lãnh khác theo quy định của Sacombank.
Bảng 1.4: Doanh số bảo lãnh tăng trưởng
tại Sacombank, chi nhánh Thăng Long
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010
Bảo lãnh vay tiền 216 218 322
Bảo lãnh thanh toán 6.209 13.214 11.481
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 2.858 3.735 4.907
Bảo lãnh dự thầu 609 822 1.147
Các bảo lãnh khác 1.285 2.410 2.117
Tổng 11.177 20.399 19.974
(Nguồn: BCTC Chi nhánh năm 2008, 2009, quý 2/2010)
Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh tăng trưởng nhanh qua các năm, trên 80%
mỗi năm, đặc biệt là năm 2010. Chỉ mới 6 tháng đầu năm 2010 mà doanh số đã xấp
xỉ cả năm 2009 (thấp hơn 425 triệu đồng). Chi nhánh chủ yếu là thực hiện bảo lãnh
thanh toán (chiếm trên 55% tổng doanh số bảo lãnh hàng năm) và bảo lãnh thực
hiện hợp đồng (chiếm từ 18% – 26% tổng doanh số bảo lãnh hàng năm).
1.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Chỉ mới thành lập được đến nay 3 năm (tháng 08/2007 đến nay) nhưng
những đóng góp của Sacombank Chi nhánh Thăng Long vào thành công trong việc
huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả của NH Sacombank là không nhỏ. Chi
nhánh được đánh giá là một trong những Chi nhánh xuất sắc của khu vực miền Bắc
và là tiêu biểu của toàn hệ thống.
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
12
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh
tại Sacombank, chi nhánh Thăng Long
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010
Tổng vốn huy động
837.195 1.233.355 1.400.639
Tổng dư nợ cho vay
521.548 902.819 1.153.051

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh
32.635 52.053 32.479
Lợi nhuận trước thuế
15.579 27.157 17.513
Thuế
3.894,8 6.789,3 4.378,3
Lợi nhuận sau thuế
11.684,4 20.368 13.135
(Nguồn: BCTC năm 2008, 2009, quý 2/2010 – Chi nhánh Thăng Long)
Mặc dù trong năm 2009, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho
ngành NH, nhưng Chi nhánh Thăng Long cũng như hệ thống NH Sacombank cũng
đã đạt được những kết quả kinh doanh khá tốt. Tổng dư nợ cho vay đạt 792,8 tỷ
đồng, tăng 64,44% so với năm 2008, mức tăng này khá cao, nguyên nhân là do
trong năm, nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng khá mạnh sau suy thoái kinh tế. Lợi
nhuận sau thuế tăng 8,7 tỷ đồng, tương ứng với 74,3% so với năm 2008. Lợi nhuận
sau thuế 06 tháng đầu năm 2010 đạt trên 13 tỷ đồng, tăng trên 30% so với cùng kỳ
năm trước. Nhìn chung, tình hình kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu về hoạt động
kinh doanh năm 2010 của Chi nhánh là khá tốt. Với những thành tích đạt được
trong những tháng đầu năm 2010, Chi nhánh xứng đáng là Chi nhánh xuất sắc nhất
trong khu vực Hà Nội của hệ thống NH Sacombank quý 1,2/2010 và có thể tin rằng
sẽ đạt được danh hiệu Chi nhánh xuất sắc toàn hệ thống năm 2010 trong tương lai.
1.2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trong lĩnh vực
xây dựng tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thăng Long
1.2.1 Đặc điểm các dự án xây dựng được thẩm định tại Ngân hàng Sacombank
Chi nhánh Thăng Long
1.2.1.1. Giá trị khoản vay lớn
Tổng mức đầu tư của các DA xây dựng thường là rất lớn nên hầu hết các
CĐT xây dựng đều không đủ nguồn lực (vốn) để tự thực hiện mà phải huy động
vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, vay vốn NH là một trong những giải pháp
huy động vốn tối ưu. Mặt khác, các DAĐT xây dựng này thường có tính linh hoạt

không cao, thời gian quay vòng vốn dài.
Các DAĐT xây dựng có liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực như chính sách
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
13
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
pháp luật, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, các yếu tố kỹ thuật phức tạp… nên
yêu cầu đối với công tác thẩm định là rất cao. Việc xác định tổng mức đầu tư và tiến
độ bỏ vốn hợp lý – nội dung đầu tiên của phần thẩm định tài chính DA cần phải tiến
hành hết sức thận trọng. Tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất
quan trọng đối với tính khả thi của DA. Nếu vốn đầu tư quá thấp thì DA không thực
hiện được và ngược lại, nếu dự tính quá cao thì sẽ không phản ánh chính xác hiệu
quả tài chính của DA. Dựa trên cơ sở đó, NH sẽ đưa ra mức cho vay và tiến độ giải
ngân hợp lý.
1.2.1.2. Thời gian vay vốn dài
Các DAĐT xây dựng thường có thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, tính từ
khi khởi công xây dựng, cho đến khi DA hoàn thành và đưa vào hoạt động. Thời
gian này thường kéo dài 2 năm đến 3 năm, có DA kéo dài hàng chục năm. Sau đó,
thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra (thời gian vận hành kết quả
đầu tư) thường đòi hỏi nhiều năm tháng, dẫn đến việc thời gian trả nợ của DA rất
dài. Do đó không tránh khỏi tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố
không ổn định về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội.
Các DA xây dựng hầu hết là các DA vay vốn trung và dài hạn, phụ thuộc
nhiều vào đặc điểm, quy mô và mức độ phức tạp của công trình. Vậy nên đòi hỏi
NH phải thẩm định kỹ các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của DA và
đưa ra tiến độ giải ngân hợp lý cho cả CĐT và NH. Điều này rất cần thiết nhằm
tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn cục bộ, ảnh hưởng đến tiến độ chung của
toàn bộ DA, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng vốn cho NH, đem lại lợi nhuận.
1.2.1.3. Mức độ rủi ro cao
Bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Các hoạt động đầu
tư càng có kỳ vọng lợi nhuận cao, càng nhiều rủi ro, mạo hiểm. Đặc biệt, các DA

xây dựng lại càng có mức độ rủi ro cao do chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố không
ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian (thời gian thi công dài, tài
sản gắn liền với đất nên chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý).
Trong khoảng thời gian thực hiện đầu tư, việc sử dụng vốn vay cũng như
thực hiện các hoạt động khác của DN vay vốn luôn bị chi phối, chịu ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp của vô số các yếu tố phức tạp như tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội, các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên như: hạn hán, lũ lụt,… Sự bất thường
của các yếu tố này cho dù CĐT có tính toán đến mấy cũng khó có thể dự đoán,
lường trước được hết những rủi ro bất khả kháng có thể xảy ra trong quá trình thực
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
14
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
hiện đầu tư so với kế hoạch dự tính ban đầu. Đây là một trong những yếu tố mà
CĐT khó có thể dự đoán được, do đó nó có thể gây tác động và tạo ra những hậu
quả, những tổn thất thiệt hại cho bên đi vay cũng như với NH. Các rủi ro mà DA
thường gặp là: không giải phóng được mặt bằng, chậm tiến độ thi công, giá các
nguyên vật liệu đầu vào tăng, lạm phát, có sự thay đổi trong quy hoạch cũng như
luật pháp, hạn hán, lũ lụt…
Vậy nên yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định cũng như hoạt động quản lý
rủi ro của NH đối với các DAĐT xây dựng là rất cao. NH không chỉ thẩm định
DAĐT mà còn phải thẩm định kỹ tư cách pháp nhân cũng như năng lực kinh doanh
của CĐT nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời, bộ phận quản lý rủi ro sẽ nhận diện rủi ro
và đưa ra các biện pháp phòng ngừa cũng như hạn chế, khắc phục hậu quả nếu rủi
ro xảy ra.
1.2.1.4. Chịu sự chi phối mạnh mẽ của các chính sách và pháp luật
Tất cả các DA xây dựng đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của chính sách và
pháp luật như Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đất đai… Bất kỳ một công trình nào
muốn thi công đều phải được các ban, ngành lãnh đạo có liên quan thẩm định và
cấp giấy phép xây dựng, các công văn ký duyệt đồng ý với các giải pháp, phương
án xây dựng trong DA như Bộ xây dựng, Sở xây dựng, Sở quy hoạch kiến trúc,…

Tuy nhiên, hệ thống các luật và chính sách này ở nước ta vẫn chưa thống
nhất, đồng bộ nên gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư. Có nhiều lúc, các luật
này còn chồng chéo nhau hoặc thay đổi không theo kế hoạch dài hạn dẫn đến việc
nhiều DA bị đình trệ, gây thiệt hại rất nhiều cho các CĐT.
1.2.1.5. Lãi suất cao
Các hoạt động đầu tư có thời gian thu hồi vốn kéo dài đều kèm theo nhiều rủi
ro, vậy nên lãi suất áp dụng thường lớn. Việc tính toán lãi suất của NH áp dụng cho
các khoản vay trung và dài hạn, cụ thể là các DA xây dựng tuỳ thuộc nhiều vào lãi
suất chung, khối lượng các khoản vay và nhu cầu vốn vay của người đi vay.
Khác với cho vay ngắn hạn, việc thoả mãn nhu cầu vay vốn đối với khách
hàng trong cho vay trung và dài hạn phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Nó liên
quan đến các diễn biến trong tương lai xa, các chi phí phát sinh trong việc vay vốn
của NH. Quá trình trao đổi xem xét, thực hiện và giám sát khoản vay, tái thẩm định,
kỳ hạn cho vay dài,… của các DA trong lĩnh vực xây dựng cũng ảnh hưởng đến
tính thanh khoản của NH.
1.2.2. Tình hình thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Ngân
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
15
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
hàng Sacombank Chi nhánh Thăng Long
Chi nhánh Thăng Long là một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất trong
khu vực Hà Nội nói riêng và toàn hệ thống NH Sacombank nói chung. Vậy nên Chi
nhánh đã thẩm định rất nhiều các DA thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời
sống như: sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng…
Bảng 1.6: Số lượng các dự án đã thẩm định (không tính tái thẩm định)
tại Sacombank, chi nhánh Thăng Long
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010
1 Theo quy mô 620 953 553
1.1 Lớn ( > 50 tỷ) 37 54 26
1.2 Trung bình ( < 50 tỷ, > 5 tỷ) 105 197 122

1.3 Nhỏ ( < 5 tỷ) 478 702 405
2 Theo lĩnh vực 620 953 553
2.1 Thương mại 205 291 196
2.2 Nông lâm nghiệp - 2 1
2.3 Sản xuất và gia công chế biến 20 63 37
2.4 Xây dựng 39 92 32
2.5 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 87 129 67
2.6
Kho bãi, giao thông vận tải và
thông tin liên lạc
170 205 134
2.7 Giáo dục và đào tạo - - -
2.8 Tư vấn, kinh doanh bất động sản 27 54 36
2.9 Nhà hàng, khách sạn 3 6 4
2.10 Các ngành nghề khác 69 111 46
(Nguồn: Biên bản thống kê của P.DVKH)
Thành lập vào cuối năm 2007, khi nền kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng
của khủng hoảng và suy thoái, nhu cầu xây dựng của người dân và các DN không
nhiều. Chi nhánh phải phấn đấu không ngừng để huy động vốn và tìm kiếm các DA
vay vốn trung dài hạn khả thi. Mỗi năm, NH Sacombank Chi nhánh Thăng Long
thẩm định trung bình trên 30 hồ sơ vay vốn trong lĩnh vực xây dựng, chiếm từ 5% –
10% tổng số hồ sơ vay vốn. Trong đó chỉ có 10 – 15 hồ sơ là DAĐT vốn lớn, còn
lại chủ yếu là vay xây nhà của cá nhân, xây dựng văn phòng cho DN, không có
DAĐT cụ thể.
Bảng 1.7: Thống kê các dự án cho vay vốn trong lĩnh vực xây dựng
tại Sacombank, chi nhánh Thăng Long
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
16
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010
1 Dự án cho vay 17 38 19
1.1 Quy mô lớn 2 3 2
1.2 Quy mô trung bình 3 7 2
1.3 Quy mô nhỏ 12 28 15
2 Lượng vốn cho vay 85.325 209.998 287.587
2.1 Ngắn hạn - - -
2.2 Trung hạn 51.345 121.562 150.267
2.3 Dài hạn 33.980 88.436 137.320
(Nguồn: Biên bản thống kê của P.DVKH)
Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh Thăng Long đã thẩm định hơn 150 hồ
sơ DA trong lĩnh vực xây dựng, trong đó có 23 DA lớn, 140 DA nhỏ vay vốn trung
– dài hạn. Tuy nhiên, Chi nhánh chỉ cho vay 74 DA với tổng lượng vay là 582.910
triệu đồng. Lượng vốn vay trong lĩnh vực xây dựng thường chiếm từ 15% – 25%
tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Điều này cho thấy, lượng vốn vay trong lĩnh vực
xây dựng của Chi nhánh chiếm tỷ trọng khá lớn, phù hợp với chiến lược kinh doanh
của Chi nhánh và mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống NH.
Thông thường, hàng năm Chi nhánh chỉ cho vay hoặc đồng tài trợ 2 – 3
DAĐT xây dựng lớn có tính khả thi cao, hiệu quả kinh tế lớn, hứa hẹn đem lại
nhiều lợi nhuận cho CĐT cũng như NH. Các DA còn lại thẩm định nhưng từ chối
cho vay vốn do một trong các nguyên nhân sau:
- DA không có tính khả thi, tính hiệu quả.
- Tài sản bảo đảm không đủ điều kiện cho vay.
- CĐT có năng lực kinh doanh không tốt, có dư nợ dưới tiêu chuẩn theo báo
cáo CIC về quan hệ tín dụng.
- Tình hình hoạt động của công ty không khả quan.
- DA xây dựng ở xa nên khó kiểm soát, quản lý rủi ro trong quá trình cho
vay và thu hồi vốn vay, đồng thời chi phí thẩm định và theo dõi, quản lý cao.
Các DAĐT trong lĩnh vực xây dựng mà Chi nhánh chấp thuận phê duyệt thì
hầu hết vẫn đang trong giai đoạn giải ngân, hiện chỉ có DA xây dựng tòa nhà hỗn

hợp Sông Đà – Hà Đông là kết thúc giai đoạn xây dựng, chuẩn bị đi vào khai thác
(bắt đầu xây dựng từ tháng 11/2007). Tuy nhiên, theo kết quả tái thẩm định sơ bộ
hàng quý và tái thẩm định tổng thể hàng năm của Chi nhánh thì các DA đều đang
thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo được khả năng trả nợ khi đến thời gian vận
hành kết quả kinh doanh.
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
17
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
1.2.3. Quy trình thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng tại Chi nhánh
1.2.3.1. Quy trình thẩm định
Thẩm định là một khâu không thể thiếu trong quy trình tín dụng của NH.
Căn cứ vào kết quả thẩm định, NH sẽ loại bỏ được các DA không khả thi và tìm ra
được các DA khả thi và có hiệu quả. Căn cứ vào đó để đưa ra quyết định cho vay
hay không.
Sacombank đã ban hành quy trình tín dụng áp dụng cho toàn hệ thống, từ
Hội sở cho đến tất cả các Chi nhánh. Điều này giúp cho việc thẩm định được tiến
hành thống nhất và nhanh chóng, tránh được những thiếu sót không đáng có. Từ đó
làm tăng hiệu quả hoạt động của NH cũng như từng Chi nhánh.
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
18
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Sacombank
Chi nhánh Thăng Long
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
Nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng (CB QHKH)
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ (CB QHKH)
Thu thập, tổng hợp thông tin khách hàng (CBTĐ)
Thẩm định (CBTĐ)
Phê duyệt, đề xuất (P.DVKH)
Quyết định cho vay

(Ban giám đốc)
Giải ngân (BP. Xử
lý giao dịch)
Quản lý tín dụng
(BP. Hỗ trợ
tín dụng)
Ra văn bản từ chối (P.DVKH)
Trình Hội sở
(Ban giám đốc)
Thẩm định
(Phòng Thẩm định)
Quyết định cho vay
(Giám đốc tín dụng)
Ra văn bản từ chối
(Giám đốc tín dụng)
Giải ngân
(BP. Xử lý giao
dịch Chi nhánh)
Quản lý tín dụng
(BP. Hỗ trợ tín
dụng Chi nhánh)
19
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
20
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
Quy trình tín dụng bao gồm các bước:
• Bước 1: Nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ trực tiếp đến Phòng
DVKH của Chi nhánh hoặc CB QHKH sẽ chủ động tìm đến khách hàng. Khách

hàng được gặp và trao đổi với các CBTD, trình bày về nhu cầu vay vốn của mình và
đề xuất mức tín dụng. NH sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và tiến hành xem
xét khả năng cho vay.
• Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Sau đó, trưởng phòng DVKH sẽ phân công CB QHKH và CBTĐ phụ trách
từng khách hàng, từng DN đến vay vốn. Cán bộ được phân công sẽ phỏng vấn sơ
bộ, thu thập thông tin, tư vấn, hướng dẫn và biên nhận danh mục hồ sơ. Nếu chưa
hoàn thiện hồ sơ thì yêu cầu hoàn thiện đầy đủ.
• Bước 3: Thu thập, tổng hợp thông tin khách hàng
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, CBTD thu thập thông tin có liên quan đến DA
(thông tin về sản phẩm, thị trường, dự báo thị trường về sản phẩm kinh doanh và
đơn vị cạnh tranh; đánh giá tình hình quan hệ tín dụng, dư nợ, TSĐB của khách
hàng tại các TCTD khác và tại Sacombank ), sắp xếp lại thông tin và áp dụng biện
pháp đối chiếu, so sánh rồi đánh giá.
• Bước 4: Thẩm định
Bộ phận thẩm định đảm nhận việc thẩm định hồ sơ vay vốn thông qua việc
phân tích và thẩm định các khía cạnh sau:
- Thẩm định tư cách pháp lý của CĐT cũng như DN.
- Thẩm định năng lực tài chính của CĐT và DN.
- Thẩm định DAĐT.
- Thẩm định TSĐB.
• Bước 5: Phê duyệt hoặc từ chối
Sau bước thẩm định, dựa vào tờ trình thẩm định mà Chi nhánh sẽ ra quyết
định. Khi đó, có 2 khả năng xảy ra:
- Ra văn bản từ chối cho vay đối với phương án SXKD hoặc DAĐT không
đủ điều kiện vay vốn.
- Phê duyệt, đề xuất đối với phương án SXKD hoặc DAĐT nào đủ điều kiện
vay vốn.
• Bước 6: Quyết định cho vay hoặc trình lên Hội sở
Sau khi thẩm định, CBTD sẽ đề xuất ý kiến cụ thể lên ban lãnh đạo Chi

Líp: Kinh tÕ §Çu t 49
21

×