Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Vấn đề rủi ro lãi suất trong hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 44 trang )

Đề án môn học
MỤC LỤC


 !"!#!
$% &'"(
")#*(
+#!,&'"(
! /."(
'0#! !"1 !"23&1
45-6,45-67
$ /.",45-67
$896!:&;<"5=->:7
$$89".?,45-6/@AB
$(C5#!,45-6!:@DE>!".B
(0#! !",45-6F
G'F
%@#,F
$%!+=F
(%A!,D-GH
%I 3!JH
7,A,45-6H
7KL&;1MN"-.'N,OH
7(KLA,DPN'-"Q'N,R
STUV(
%W%XY8Z00%XVSX[0\V(
Đề án môn học
W]^S0_`0](
I.Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 13
0a#71#Fb$RRcd,5e-"f,45-6  _*">M_gOh!#!
S0!"!e'6-*-'a'-!i-6Ej:!"3&1f!"d,45-6 


 _g"Q15#3k!i!".3-S0!l$-i4f,45-6
Q3m$1(,i0-ii-Q/!"#7d,45-6"'@!2!lfn
&:S02!d,45-6  _g&K&;E?+1,$dHHobfd&;(
#pFd(odB#pFd7obf$#,FdH7obf0&:S0!?Eidk!
$dHFobf'!&K&;d!#!&;(#dB#$#!ek!,45-6
k,Fd7cobfdFdF7obfHdRobf1-i!-:!"#7d,5e
f,45-6  +q_gf&#jrd]sLd*k!,4
5-6l4,/2cdFo&&#!mQ1&*+G!"2&;'5:Q3,2
_2&;H#dAmQ3D!h,45-6cobft$#pcd$obft(B
#pcdobftBR#pcd7obf-ii-Q/!"#7d,45-6"'@!
2!lfndh&:2!d,45-6  _g&K&;
E?+1,$dHHobfd&;(#pFd(odB#pFd7obf$#,
FdH7obf0&:!?Eidk!$dHFobf'!&K&;
d!#!&;(#dB#$#!ek!,45-6k,Fd7cobfd
FdF7obfHdRobfH
0a#H1#Rb$RRcd!#!"f,45-6l!"6,/1cd7o
jrdS=_*"M"QNs"&O,45-6fh!#!&;'
3-/co(B#4,/1lcd7o_20?Eiu#
r0uSMSgs"&Od".&,45-6!"3-fd".
!v4#E'j,45-6!"6,/2cd7obfd&;(B#t!#!&;H$
#!v!ek!!"dcdocd(o01Ej!5"-e!#!""!#!
k!,45-6  !+=7#McdoOd$#McdHoO".(B#
MRd(obfOQ1Ej!f,4w-6  R(ox!+*d.$bH,45-6 
 :_g4,/2l,R(oH
2.Thực trạng rủi ro lãi suất và công tác quản trị rủi ro lãi suất tại một số NHTMNN Việt Nam
19
STUV($F
VyuS^uzy{%W%XY8Z00%XV$F
SX[0\VW]^V|S}V0STUV[$F
P#!EE#E +=$F

3-!l,!!6-&;+=!:5=$F
$8m'j!C5#!,45-6=?$H
SV: Bùi Ngọc Kiên Lớp: Kinh tế học 49
Đề án môn học
P#!EE#E+=$H
8m'jDE>,45-6&;P~•"'%"N]NNNM~%]O$H
$8m'jDE>-,"(
(8m'jDE>I 3!J((
(]u8PV"'@!I 3!J-",45-6((
($~XX%8€DE>-"I 3+#,45-6(
((X]8€>A-"+#,45-6(
8m'jDE>#?,45-6€8•]u8(
)‚0ƒ(F
SV: Bùi Ngọc Kiên Lớp: Kinh tế học 49
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới,ngày càng hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế toàn cầu với những bước tiến lớn và khẳng định được vị thế trên
trường quốc tế. Đóng góp vào sự phát triển đó không thể không kể đến vai trò
không nhỏ của ngành ngân hàng. Trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam không ngừng phát triển và lớn mạnh. Nhằm hoàn thiện môi
trường kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM, ngân hàng nhà nước
đã ban hành cơ chế tự do hóa lãi suất. Cơ chế này mở ra cho các NHTM rất nhiều
cơ hội và thách thức, đứng trước những cơ hội và thách thức đó các NHTM lại tỏ ra
lúng túng trong công tác điều hành lãi suất và quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro lãi
suất.Thực tế tình trạng đua nhau tăng lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong
năm 2008, và những tháng đầu năm 2010 cho thấy dường như công tác quản trị rủi
ro của các NHTM Việt Nam hiện nay còn chưa được chú trọng đúng mức, đây
chính là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro lãi suất. Vì thế việc nghiên

cứu về rủi ro lãi suất sẽ giúp các NHTM có những nhận thức đúng đắn về mức độ
nguy hiểm mà rủi ro lãi suất gây ra qua đó có những giải pháp phòng ngừa hữu hiệu
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Tổng quan về rủi ro lãi suất trên phương diện lý thuyết: Bản chất của rủi ro
lãi suất, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất cũng như tác động của nó hoạt
động ngân hàng thương mại và với nền kinh tế
 Đánh giá rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại qua đó giúp các ngân
hàng hoạt động hiệu quả hơn giảm thiểu các tổn thất một cách tối đa.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động của
NHTM
3. Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp phân tích định
tính, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phân tích tổng hợp và phương
pháp thống kê. Dựa trên các phương pháp này chúng ta sẽ đi sâu phân tích các mô
SV: Bùi Ngọc Kiên Lớp: Kinh tế học 49
Đề án môn học
hình đo lường rủi ro lãi suất và tình hình rủi ro lãi suất ở các NHTM Việt Nam qua
đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chể rủi ro lãi suất trong hoạt động của các
NHTM
Đối tượng nghiên cứu : Vấn đề rủi ro lãi suất trong hoạt động của các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2006-2010
Phạm vi nghiên cứu : Đề án tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro lãi
suất tại các NHTM nhà nước Việt Nam
4. Tổng quan các nghiên cứu
Một số các nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu ‘‘ Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các
NHTMCP Việt Nam thực trạng và giải pháp’’ của tác giả Mã Thị Nam Chi. ĐH
kinh tế TP Hồ Chí Minh bằng cách sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu, phương
pháp định lượng,định tính và phân tích tác giả đã chỉ ra nguyên nhân chính gây ra
rủi ro lãi suất là sự không cân xứng về tài sản nợ và tài sản có. Trên cơ sở đó tác giả

đưa ra những giải pháp quản trị tài sản nợ và tài sản có để hạn chể rủi ro lãi suất.
Điểm hạn chế trong nghiên cứu là chưa chỉ ra được các nguyên nhân khác gây rủi ro
lãi suât như sự thay đổi lãi suất trên thị trường,chính sách lãi suất của ngân hàng vì
thế mà chưa chỉ ra được các giải pháp hạn chể rủi ro như sử dụng các hợp đồng
tương lai, hoán đổi lãi suất
Trong một nghiên cứu khác :‘‘ Dual Banking Systems and Interest Rate Risk
for Islamic Banks’’ của Obiyathulla Ismath Bacha ĐH hồi giáo quốc tế Malaysia đã
chỉ ra việc tăng lãi suất tác động đến ngân hàng theo 3 cách : giảm tiềm năng thu
nhập, giảm giá trị thực và gây nên sự không phù hợp tiềm năng trong thanh khoản.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích khoảng cách ( hay GAP) để đo lường rủi ro
lãi suất. Phân tích GAP đo lường những khoảng thời gian khác nhau khi định giá lại
tài sản nợ và tài sản có để xác định thu nhập ròng từ lãi , sự khác nhau của các
khoảng thời gian càng lớn sẽ làm gia tăng rủi ro lãi suất cho ngân hàng khi lãi suất
thay đổi. Qua việc phân tích GAP tác giả đưa ra các giải pháp điều chỉnh tỷ lệ cho
vay, sử dụng lãi suất thả nổi với các khoản vay trung và dài hạn, sử dụng lãi suất
tương lai(IRFs), hoán đổi lãi suất ( IRS ) nhằm giảm thiểu rủi ro.
Với nghiên cứu : ‘’Management the risk of interest rates in the banks Theory
and practice ‘’ Lina Martirosianien - Lithuanian University of Agriculture đã sử
SV: Bùi Ngọc Kiên Lớp: Kinh tế học 49
Đề án môn học
dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh và mô tả để xem xét các khía
cạnh lý thuyết của rủi ro lãi suất và cung cấp các giải pháp quản trị rủi ro lãi suất.
Tác giả cho rằng lãi suất thay đổi bất ngờ theo tỷ lệ khác nhau có thể ảnh hưởng đến
dòng chảy và các khoản tài sản nợ của ngân hàng, sự thay đổi này là nguyên nhân
gây ra rủi ro lãi suất cho ngan hàng. Giải pháp hạn chế rủi ro được đưa ra ở đây là
cơ cấu lại số dư ngân hàng, sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng tương lai
và hợp đồng quyền chọn.
5. Kết cấu của nghiên cứu gồm các phần
Nghiên cứu gồm 3 phần : phần mở đầu; phần nội dung và kết luận
(*) Phần mở đầu: bao gồm lí do nghiên cứu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu

nghiên cứu,phương pháp đối tượng, phạm vi nghiên cứu và các nghiên cứu liên quan.
(*) Phần nội dung gồm có 3 chương
Chương 1 - Tổng quan cơ sở lý thuyết
Chuơng 2 - Rủi ro lãi suất trong hoạt động của các NHTM NN Việt Nam
Chương 3 - Giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động của các NHTM Việt Nam
(*) Phần kết luận : Những điểm đạt được của nghiên cứu và hạn chế tồn tại
SV: Bùi Ngọc Kiên Lớp: Kinh tế học 49
Đề án môn học
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I . Ngân hàng thương mại và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
thương mại
1. Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại
1.1. Khái niệm NHTM
Ở Việt Nam, theo luật tổ chức tín dụng khoản 1 và khoản 7 Điều 20 đã xác
định "Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ
ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp
các dịch vụ thanh toán" và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì " ngân hàng là
một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền
gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực
hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
Như vậy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung
cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và
cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác
nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
1.2. Vai trò và chức năng của NHTM
- Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế và làm trung gian tín dụng
Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được
sử dụng một cách triệt để (cất trữ trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ
cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể

cần tiền để hoạt động kinh doanh. Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của
mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người
muốn vay vay. NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh
tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM vừa là
người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy
trì họat động của mình. Bằng việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
1
Đề án môn học
có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên
thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu công ty…
- Vai trò trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
Ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ
tài khoản. Khi các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn
trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là
đối với các khỏan thanh tóan có giá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự
làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ: chi phí lưu thông, vận chuyển,
bảo quản…).
Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và
độc quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán ) đã tiết
kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn,
thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ
của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho
ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.
- Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM.
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát
triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình
đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền

được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và
chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng
số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng
để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử
dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM
đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh
toán, chi trả của xã hội.
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
2
Đề án môn học
2 . Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại
a. Khái niệm rủi ro
Quan điểm truyền thống : rủi ro là những thiệt hại mất mát hay các yếu tố
nguy hiểm khó khăn không chắc chắn xảy ra ngoài kỳ vọng của con người . xã hội
càng phát triển hoạt động kinh doanh của con người càng đa dạng thì rủi ro sẽ xuất
hiện càng nhiều
Quan điểm trung hòa cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, rủi ro
không chỉ mang tính tiêu cực mà còn có mặt tích cực nó có thể mang đến những tổn
thất mất mát nguy hại cho con người nhưng cũng có trường hợp mang lại cơ hội và
những thời cơ bất ngờ cho con người.
b. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong
đợi đến với các ngân hàng gây ra tổn thất về tài sản giảm sút lợi nhuận thực tế so
với kì vọng mà ngân hàng đặt ra.
Có 4 hình thức rủi ro cơ bản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
 Rủi ro tín dụng : là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu
được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay , hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi
không đúng kỳ hạn . Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp
đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng.

 Rủi ro tỷ giá hối đoái : là loại rủi ro xuất hiện trong hoạt động cho vay
ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá hối đoái biến động theo chiều hướng
bất lợi cho ngân hàng
 Rủi ro lãi suất : phát sinh đối với ngân hàng khi kỳ hạn đến hạn của tài sản
có không cân xứng với kỳ hạn đến của tài sản nợ
 Rủi ro thanh khoản: là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa
vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vón bổ sung với chi phí cao hoặc
phải bán tài sản với giá thấp
c. Nguyên nhân gây ra rủi ro
Có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chính
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
3
Đề án môn học
 Nguyên nhân chủ quan
* Về phía ngân hàng
- Năng lực quản trị ngân hàng yếu kém
- Cho vay đầu tư quá mức, tập trung
- Thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin và phân tích thị trường không đầy đủ
- Không quản lí chặt chẽ thanh khoản gây ra thiếu khả năng chi trả
* Về phía khách hàng
- Khách hàng thiếu năng lực pháp lý
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích không hiệu quả
- Quản lý vốn yếu kém gây thất thoát không có khả năng chi trả
- Khách hàng kinh doanh thua lỗ
 Nguyên nhân khách quan
- Do khủng hoảng kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán gây biến
động tỷ giá
- Tình hình an ninh chính trị bất ổn
- Môi trường pháp lý lỏng lẻo chưa hoàn thiện
d. Tác động của rủi ro đến hoạt động của ngân hàng và tới nền kinh tế

Rủi ro gây ra tổn thất về tài sản cho ngân hàng, gây mất mát vốn khi cho vay,
gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận và giá trị của tài sản
Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, giảm mức độ tín nhiệm của khách hàng,
đánh mất thương hiệu và nghiêm trọng hơn nếu ngân hàng kinh doanh thua lỗ liên
tục, mất khả năng thanh khoản có thể dẫn tới nguy cơ phá sản.
Rủi ro đấy ngân hàng trước nguy cơ phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người
gửi tiền, các doanh nghiệp không có nguồn vay vốn…tác động đến nền kinh tế, đẩy
lạm phát tăng cao, sức mua sụt giảm, thất nghiệp gia tăng. Sự sụp đổ của ngân hàng
kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng khác ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền
kinh tế
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
4
Đề án môn học
II . Lãi suất và rủi ro lãi suất
1. Khái niệm về lãi suất và rủi ro lãi suất
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời
gian nhất định ( ngày, tuần, tháng, năm…)
Đây là loại giá cả đặc biệt được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ
không phải trên cơ sở giá trị. Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang
lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinnh doanh
hoặc mức độ thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người đi vay. Khác với
giá cả hàng hóa lãi suất không được biểu diễn dưới dạng tuyệt đối mà dưới dạng tỷ
lệ phần trăm ( % )
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi lãi suất thị trường thay đổi
ngoài dự kiến kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của
tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn. Sự không cân xứng
về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro lãi suất.
Trong mọi trường hợp nếu ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn so với tài
sản nợ thì ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với
tài sản nợ. Ngoài rủi ro lãi suất tái tài trợ thì khi lãi suất thị trường thay đổi ngân

hàng còn có thể gặp phải rủi ro giảm giá trị tài sản. Nếu lãi suất thị trường tăng lên
thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, do đó giá trị hiện tại của tài sản có
và tài sản nợ giảm xuống và ngược lại nếu lãi suất thị trường giảm thì giá trị tài sản
có và nợ sẽ tăng lên. Do đó nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng
với nhau thì khi lãi suất thi trường tăng giá trị tài sản có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều
hơn co với sự giảm giá trị của tài sản nợ.
2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất
2.1. Sự mất cân đối kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn
Các tài sản của ngân hàng thường có kỳ hạn khác nhau nên khi gắn chúng với
lãi suất ngân hàng quan tâm tới ký hạn đặt lại lãi suất( kỳ hạn mà khi kết thúc hợp
đồng lãi suất sẽ thay đổi theo lãi suất thị trường)
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
5
Đề án môn học
Căn cứ vào kỳ hạn đặt lại lãi suất mà ngân hàng chia tài sản và nguồn vốn
thành hai loại: nhạy cảm với lãi suất và không nhạy cảm với lãi suất
Sự không phù hợp về kỳ hạn đặt giá của nguồn và tài sản được đo bằng khe hở
lãi suất
Khe hở lãi suất : tài sản nhạy cảm lãi suất – nguồn nhạy cảm lãi suất
Trong đó : tài sản , nguồn nhạy cảm lãi suất là loại mà số dư nhanh chóng
chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi, bao gồm loại có kỳ hạn đặt
giá lại nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng
2.2. Sự thay đổi lãi suất trên thị trường
Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi các ngân hàng luôn có dự báo và
nghiên cứu về sự thay đổi này tuy nhiên trong nhiều trường hợp ngân hàng không
thể dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi suất
- Trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất dương nghĩa là ngân
hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng. Nếu lãi suất tài sản và nguồn vốn nhạy cảm cùng tăng
như nhau ngân hàng sẽ có lợi,còn nếu chúng giảm xuống cùng mức độ thì chênh
lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giam và thu nhập từ lãi suất cũng giảm theo

- Trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm tức là ngân hàng dự
đoán lãi suất sẽ giảm. nếu lãi suất tài sản và nguồn vốn nhạy cảm tăng cùng mức độ
chênh lệch lãi suất của ngân hàng giảm đi và thu nhập từ lãi suất giảm theo.
Trạng thái tài sản và nguồn không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra rủi ro
lãi suất mà trạng thái này kết hợp với thay đổi lãi suất ngoài dự đoán của nhà quản
lý ngân hàng sẽ gây ra rủi ro lãi suất. Do khả năng dự đoán không thể tuyệt đối nên
khe hở lãi suất trởi thành yếu tố đi rủi ro lãi suất tiềm năng, nếu khe hở lãi suất càng
lớn rủi ro cũng càng lơn
2.3. Chính sách lãi suất cố định trong hợp đồng cho vay
Các ngân hàng thường sử dụng chính sách lãi suất cố định trong hợp đồng cho
vay đây chính là yếu tố gây ra rủi ro khi lãi suất trên thị trường giảm thì ngân hàng
sẽ phải chịu rủi ro do giảm thu nhập từ lãi suất của khoản tiền cho vay
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
6
Đề án môn học
3. Tác động của rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất sẽ gây ra tổn thất về tài sản cho ngân hàng: gây mất vốn khi cho
vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị tài sản khiến
các ngân hàng thua lỗ phá sản, ảnh hưởng đến khách hàng gửi tiền cũng như khách
hàng vay tiền…bên cạnh đó còn làm giảm niềm tin của công chũng vào hệ thống
ngân hàng. Nghiêm trọng hơn có thể làm nền kinh tế suy thoái, giả cả tăng sức mua
suy giảm, thất nghiệp và kéo theo đó là sự sụp đổ dây chuyền của hệ thống ngân
hàng trong nước, trong khu vực. Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay rủi ro
cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
4. Nhận dạng rủi ro
4.1. Rủi ro định giá lại
Hình thức cơ bản và phổ biến nhất của rủi ro lãi suất là từ sự chênh lệch thời
hạn ( lãi suất cố định) và việc tái định giá( lãi suất thả nổi ) đối với tài sản nợ và tài
sản có và các giao dịch ngoại bảng. Trong hoạt động ngân hàng chênh lệch tái định
giá là vấn đề cơ bản và làm cho thu nhập cũng như giá trị kinh tế ẩn của ngân hàng

biến động thất thường khi lãi suất thay đổi. Ví dụ trong trường hợp ngân hàng dung
khoản vay ngắn hạn tài trợ cho một hợp đồng vay dài hạn với lãi suất cố định thì có
thể sẽ gặp rủi ro thu nhạp trong tương lai và giảm giá trị ẩn khi lãi suất tăng lên vì
dòng tiền của khoản cho vay này luôn cố định suốt kỳ hạn trong khi chi phí lãi suất
phải trả chi nguồn vốn huy động ngắn hạn lại biến đổi khi nó đến kỳ hạn
4.2. Rủi ro cơ bản
Khi lãi suất thay đổi, các chênh lệch về lãi suất này sẽ dẫn đến thay đổi bất
ngờ trong dòng tiền và lợi nhuận của các TSC-TSN và các công cụ ngoại bảng có
cùng thời hạn hoặc cùng đặc điểm tái định giá. Ví dụ việc huy động vốn kỳ hạn 1
tháng lãi suất Libor để tài trợ cho khoản cho vay kỳ hạn 1 năm được tái định lãi suất
hàng tháng theo lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ đẩy ngân hàng đứng trước nguy cơ
chênh lệch giữa khi 2 hệ lãi suất này thay đổi bất ngờ
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
7
Đề án môn học
4.3. Rủi ro đường cong lợi nhuận
Chênh lệch tái định giá sẽ làm thay đổi độ dốc và hình dạng đường cong lợi
nhuận của ngân hàng. Rủi ro đường cong lợi nhuận xuất hiên khi có sự thay đổi bất
ngờ trên đường cong lợi nhuận làm ảnh hưởng lươn tới lợi nhuận hoặc cac giá trị
kinh tế ẩn của ngân hàng. Ví dụ giá trị kinh tế ẩn của các trái phiếu chính phủ kỳ
hạn 10 năm sẽ bị ảnh hưởng nếu đường cong lợi nhuận dốc hơn ngay cả khi đã dự
phòng chống lại các biến động song song trên đường cong lợi nhuận
4.4. Rủi ro quyền chọn
Giao dịch quyền chọn cho phép người chủ giao dịch được quyền,chứ không
phải là nghĩa vụ mua bán hay theo một cách nào đó thay đổi giá trị dòng tiền của
công cụ hay hợp đồng tài chính. Đó là các điều khoản được quyền chon mua hay
bán các loại trái phiếu, kỳ phiếu, các khoản cho vay cho phép người vay quyền trả
trước số dư và hàng loạt công cụ huy động vốn khác cho phép chủ tài khoản được
quyền rut vốn bất kỳ lúc nào mà không phải chịu phạt. Nếu khong được quản lý
đúng mức đặc điểm mất cân đối giữa rủi ro- lợi ích của các công cụ có tính chất

quyền chọn sẽ đưa ngân hàng đối mặt với rủi ro do các quyền chọn này hoàn toàn
không có lợi cho ngân hàng mà chỉ có lợi cho khách hàng
Nếu ngân hàng đã bán quyền chọn mua cho khách hàng , số tiền thu được hay
giá trị vốn mà ngân hàng có thêt bị mất từ một biến động không có lợi của lãi suất
có thể vượt số tiền mà ngan hàng đạt được nếu lãi suất biến động theo chiều hướng
có lợi. kết quả là ngan hàng có thể bị rủi ro giảm giá nhiều hơn là thu nhập tăng.
Trạng thatis các quyền chọn đã bán của ngan hàng amng đển rủi ro thất thoát cả khi
lãi suất tăng và giảm
5. Đo lường rủi ro lãi suất
5.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn ( the maturity model )
- Lượng hóa rủi ro với một tài sản
Công thức:
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
P1 =
F(1+C)
(1+R)
8
Đề án môn học
Trong đó: P1: là mệnh giá trái phiếu
F: Là giá thanh toán khi đến hạn
C: Là lãi suất Coupon
R: Lãi suất thị trường
Khi lãi suất trên thị trường tăng rR thì tỷ lệ % tổn thất tài sản là rP1
trong khi đó giá trị ghi sổ của trái phiếu vẫn là P1. Như vậy thực tế ngân hàng đã
bị lỗ do biến đổi lãi suất.
Khi lãi suất thị trường tăng lên thì giá trị tuyệt đối của rPn > rPn-1, nghĩa
là kỳ hạn càng dài thì thiệt hại tài sản càng lớn nhưng tốc độ thiệt hại giảm dần
khi kỳ hạn tăng lên
- Lượng hóa rủi ro với một danh mục tài sản
Gọi MA là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản có

ML là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản nợ
Ta có :
Trong đó
WAi là tỷ trọng và MAi là kỳ hạn đến hạn của tài sản có i
WLj là tỷ trọng và MLj là kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ j
n,m là số loại tài sản có và nợ phân theo kỳ hạn
Những qui tắc chung trong việc quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản
cũng có giá trị đối với một danh mục tài sản
Một sự tăng ( giảm ) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự tăng ( giảm )
của danh mục tài sản
Khi lãi suất thị trường tăng ( giảm ) thì danh mục tài sản có kỳ hạn càng dài
sẽ giảm (tăng ) giá càng lớn
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
9
Đề án môn học
Dối với ngân hàng ngày nay cơ cấu kỳ hạn của bảng cân đối tài sản thường
ở trạng thái MA>ML, nghĩa là kỳ hạn trung bình của tài sản có thường lớn hơn
kỳ hạn trung bình của tài sản nợ
Mô hình kỳ hạn đến hạn là một phương pháp đơn giản trực quan để lượng
hóa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do kỳ hạn của tài sản
nợ và tài sản có không cân xứng với nhau cho nên khi lãi suất thị trường thay đổi
có thể làm giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng, nếu lãi suất biến động quá
mạnh thì ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cuối cùng
5.2. Mô hình định giá lại ( the repricing model )
Lượng hóa rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại
Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên
nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lêch giữa lãi suất thu được từ tài
sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định
Các ngân hàng tính số chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ với từng kỳ
hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất của thị trường. độ

nhạy cảm của lãi suất trong trường hợp này chính là khoảng thời gian mà tài sản
có và tài sản nợ được định giá lại
Gọi
∆NIIi là sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i
GAPi là sự chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ ( giá trị ghi sổ )
của nhóm i
∆ri là mức thay đổi lãi suất của nhóm i
Khi đó : ∆NIIi = (GAPi ) . ∆ri = ( RSAi – RSLi ) . ∆ri
Trong đó : RSAi là số dư ghi sổ của tài sản có thuộc nhóm i
RSLi là số dư ghi sổ của tài sản nợ thuộc nhóm i
5.3. Mô hình thời lượng – the duration model
Mô hình thời lượng đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng
như kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
10
Đề án môn học
Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản
này, được tính trên cơ sở giá trị hiện tại của nó
Ví dụ : Một hợp đồng tín dụng 1000 $, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 15%/năm, gốc
và lãi phát sinh thanh toán 6 tháng/lần
Tính :
a) Luồng tiền (CF ) mà ngân hàng thu về từ khoản tín dụng này tại thời điểm
cuối tháng 6 và cuối năm
b) Tính thời lượng của khoản tín dụng này
Ta có bảng tính luồng tiền của khoản tín dụng 1 năm
CF1/2= 575$ CF1= 537,5$
0 ½ năm 1 năm
CF1/2 gồm : gốc 500$ và 75$ lãi
CF1 gồm : gốc 500$ và lãi 37,5 $
Qui giá trị của CF1/2 và CF1 về thời điểm hiện tại ta được

CF1

2

575

PV1

2

575

$

1

0, 075


534, 9

$
CF1

537, 5

PV1

537, 5


$

1

0, 075

2

465, 1$
CF1/2 + CF1 = 1112,5 $ => PV = PV1/2 + PV1 = 1000 $
Bảng tính giá trị hiện tại của các luồng tiền
PV = PV1/2 +PV1=1000$ CF1/2= 575$ CF1= 537,5$
0 ½ năm 1 năm
Lúc này chúng ta có 2 luồng tiền : luồng thứ nhất tại thời điểm cuối tháng 6
và luồng thứ 2 cuối năm. Để tính thời lượng của 2 luồng tiền chúng ta tính giá trị
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
11
Đề án môn học
hiện tại của các luồng tiền, tỷ trọng giá trị hiện tại của CF1/2 tại thời điểm t = ½
năm và CF1 tại thời điểm t = 1 năm
Thời hạn ( t ) Tỷ trọng ( X )
½ năm X1/2 = PV1/2 : PV = 534,9 : 1000 = 53,49%
1 năm X1 = PV1 : PV = 465,1 : 1000 = 46,51 %
Tổng X = X1/2 + X1 = 0,5349 + 0,4651 = 1 = 100 %
Hợp đồng tín dụng đang xét là tương đương với 2 hợp đồng tín dụng độc lập ;
hợp đồng thứ 1 có giá trị 534,9$ thời hạn 6 tháng và hợp đồng thứ 2 có giá trị 465,1
$ thời hạn 1 năm trả lãi 6 tháng 1 lần
Thời lượng ( D ) của khoản tín dụng
DL = 1/2 x X1/2 + 1 x X1 = ½ x 0,5349 + 1 x 0,4651 = 0,7326 năm
Vậy khi kỳ hạn của tín dụng là 1 năm , thì thời lượng của nó chỉ có 0,7326

năm. Thời lượng nhỏ hơn kỳ hạn bởi xét từ góc độ giá trị hiện tại thì có tới 53,49%
các luồng tiền đưuọc thu hồi sớm tại thời điểm nửa năm. Nói cách khác hợp đồng
đang xét tương đương với một hợp đồng khác có giá trị 1000 $ và thời hạn là
0,7326 năm
- Công thức tổng quát của mô hình thời lượng
Trong đó :
- N là tổng số luồng tiền xảy ra
- n là số lần luồng tiền xảy ra trong một năm
- M là kỳ hạn của chứng khoán tính theo năm ( M = N/n)
- t là thồi điểm xảy ra luồng tiền ( t= 1, 2, 3, 4… N)
- CFt là luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t
- PVt là giá trị hiện tại của luồng tiền xảy ra tại thời điểm t
- r là mức lãi suất thị trường hiện hành ( % / năm )
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
12
Đề án môn học
CHƯƠNG II
RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
I. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Hệ thống NHTM Việt Nam được hình thành từ năm 1951 với sự ra đời của
ngân hàng nhà nước Việt Nam, hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp. Kể từ
năm 1990 hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển sang ngân hàng 2 cấp, hệ thống
ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ . hiện nay hệ thống
NHTM Việt Nam là hệ thống đa năng kinh doanh tổng hợp phát triển đa dịch vụ.
Căn cứ vào hình thức sở hữu có thể chia hệ thống NHTM Việt Nam thành
 NHTM nhà nước
Là ngân hàng thương mại do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt
động kinh doanh góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước
Hiện nay có 5 ngân hàng thương mại nhà nước chiếm khoảng 60 % dư nợ tín

dụng bao gồm NH đầu tư và phát triển Việt Nam( BIDV), NH nông nghiệp và phát
triển nông thôn( AGRIBANK), NH thương mại cổ phần ngoại thương Việt
Nam( VIETCOM BANK), NH thương mại cổ phần công thương Việt
Nam(VIETIN BANK), NH nhà đồng bằng song Cửu Long(MHB)
 NHTM cổ phần : là ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ
phần. vốn do cổ đông đóng góp, trong đó doanh nghiệp nhà nước tổ chức tín dụng,
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
13
Đề án môn học
tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của ngân hàng nhà nước. hiện
nay chúng ta có 47 NHTM cổ phần , trong thời kỳ hội nhập như hiện nay các
NHTM này đang tỏ ra năng động và nhanh chóng đổi mới công nghệ thông tin
chiếm thị phần không nhỏ trong lĩnh vực ngân hàng tài chính Việt Nam
 NHTM liên doanh : ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của Việt Nam
và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một
pháp nhân có trụ sơ tại Việt Nam hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các
qui đinh của pháp luật Việt Nam . Ở Việt Nam có 5 NHTM liên doanh là NH
Indovina; NH Việt – Nga; NH ShinhanVina; VID Public Bank; NH Việt Thái
 NHTM 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Bảng 1 : Thị phần huy động vốn giai đoạn 2000-2009
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
NHTMNN 77% 80% 79% 78% 75% 75% 69% 59% 60% 59%
NHTMCP 11% 9% 10% 11% 13% 16% 22% 30% 29% 30%
NHTM
liên doanh
và nước
ngoài
10% 10% 9% 9% 10% 8% 8% 9% 9% 9%
Các tổ
chức tín

dụng khác
1% 1% 1% 1% 2% 2% 1% 2% 2% 2%
Bảng 2 : Thị phần cho vay giai đoạn 2000-2009
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
NHTMNN 77% 79% 80% 79% 77% 73% 65% 55% 52% 51%
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
14
Đề án môn học
NHTMCP 9% 9% 10% 11% 12% 15% 21% 29% 32% 33%
NHTM
liên doanh
và nước
ngoài
12% 10% 9% 9% 10% 10% 9% 9% 10% 10%
Các tổ
chức tín
dụng khác
2% 2% 2% 2% 2% 2% 5% 7% 6% 6%
II- Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Việt Nam
1. Diễn biến lãi suất giai đoạn 2006-2010
Từ năm 2006 ngành ngân hàng Việt Nam đã có bước tiến dài trong cơ chế lãi
suất, cơ chế lãi suất thỏa thuận được hoàn thiện theo hướng một mặt tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp vay vốn. Mặt khác mở rộng quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Chính sách tiền tệ được điều hành một cách thận trọng , linh hoạt và phù hợp với
diễn biến thực tế. Lãi suất VND có xu hướng tăng nhẹ phản ánh đúng quan hệ cung
cầu, mức tăng khoảng 0,05-0,15%/tháng đối với các kỳ hạn , lãi suất ngoại tệ có xu
hướng giảm nhẹ phù hợp với lãi suất thị trường quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2006 dư nợ cho vay của nền kinh tế tăng 13,8% đến

30/4/2007 đạt 328,490 tỉ đồng tăng 15,3% so với 31/12/2006. Trong khi đó tổng dư
nợ tiền gửi của khách hàng tại các tổ chú ngân hàng và tín dụng đạt 321,280 tỉ tăng
9,34% so với cuối năm 2006
Các ngân hàng thương mại liên tục tung ra các chiến dịch huy động vốn với lãi
suất cao hình thức đa dạng kèm theo khuyến mãi hấp dẫn, chiếm 70% thị phần huy
động là các NHTMNN với lãi suất lên tới 0,7-0,72%/tháng . Mặt bằng lãi suất huy
động và cho vay 2006 trên thị trường tăng nhẹ, chủ yểu trong 7 tháng đầu năm lãi
suất huy động VND tăng khoảng 0,4-0,8%/năm; lãi suất cho vay VND tương đối ổn
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
15
Đề án môn học
định; lãi suất huy động và cho vay USD tăng khoảng 0,2-0,6%/nam Tháng 8/2006
lãi suất tăng đỉnh điểm là 12,4% do thị trường chứng khoán đang biến động theo
chiều hướng đi xuống. Các nhà đầu tư đã đổ vốn vào chứng khoán làm cho các
ngân hàng khó khăn trong việc huy động vốn. Vì vậy để thu hút vốn nhà rỗi và cạnh
tranh với thị trường chứng khoán các ngân hàng phải tăng lãi suất lên
Đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì các mức lãi suất chủ đạo;
áp lực tăng lãi suất trên thị trường thế giới cũng giảm bớt, đặc biệt là lãi suất
USD.Nhưng lãi suất vẫn tăng, mở đầu năm kinh doanh mới, nhiều ngân hàng cổ phần
lần lượt điều chỉnh lãi suất huy động, tạo nên một áp lực cạnh tranh mới với những
sắc thái mới. Mở hàng lãi suất năm nay là Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) với
quyết định tăng lãi suất “Tiết kiệm điện tử”, áp dụng ngay từ ngày đầu tiên của năm
(1/1/2007). Lãi suất “Tiết kiệm điện tử” tiền VND của Techcombank tăng mạnh nhất
ở kỳ hạn 12 tháng với mức tăng từ từ 0,12%/năm đến 0,17%/năm, lên 9,42%năm,
9,45%/năm và 9,48%/năm, tương ứng với các mức tiền gửi dưới 50 triệu VND, 50-
200 triệu VND và từ 200 triệu VND. Nhưng cuộc đua tăng lãi suất mới chỉ thực sự
khởi tranh trong vài ngày trở lại đây, với sự tham gia của một loạt ngân hàng cổ phần.
Nhưng nhìn chung, lãi suất năm 2007 không có biến động nhiều giữa các tháng trong
năm. Lãi suất vẫn duy trì ở mức 9.5%/năm
Đến cuối năm, lãi suất lại có xu hướng tăng do trong quý III-2007 lãi suất tiết

kiệm đã bị cắt giảm do các ngân hàng buộc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên bây giờ
tăng lãi huy động cũng là cách bù vào.
Năm 2008 có thể được coi là năm của lãi suất khi lãi suất biến động trái chiều
với một biên độ lớn chỉ trong vòng 12 tháng. Diễn biến lãi suất trong năm 2008 gồm
2 giai đoạn chính: Cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng vào nửa đầu năm 2008
và một cuộc đua khác theo chiều hướng ngược lại, đua giảm lãi suất, dù mức độ
quyết liệt kém hơn. Những sự kiện lớn đối với diễn biến lãi suất năm 2008 diễn ra
như sau:
 6 tháng đầu năm 2008, lãi suất tăng mạnh :
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
16
Đề án môn học
Từ mức lãi suất tháng 1/2008 là 8,5%, các ngân hàng bắt đầu vào cuộc đua lãi
suất, khởi đầu là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Lãi suất tăng cao đến
đỉnh điểm vào tháng 6 năm 2008 là 18,5%. Hiện tượng người dân rút tiền từ ngân
hàng có lãi suất thấp chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao xuất hiện. Đây là lý do để
có ngân hàng buộc phải cấp tốc điều chỉnh lãi suất. Có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị
trường… do lạm phát trong nước cao 19.39% vào 1/2008. Ảnh hưởng khủng hoảng
tài chính Mỹ làm khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút khiến các NH không
muốn đẩy mạnh cho vay mà chú trọng vào việc bảo đảm an toàn hoạt động.
 6 tháng cuối năm lãi suất giảm mạnh:
Bắt đầu từ tháng 7 trở đi, các ngân hàng lại bước vào cuộc đua lãi suất mới
nhưng với xu hướng ngược lại so với 6 tháng đầu năm. Cuộc đua ban đầu chỉ mới
nhích nhẹ từ 18,5% xuống còn 17,5% và bắt đầu giảm mạnh từ tháng 10 năm 2008.
Nguyên nhân đầu tiên là do các ngân hàng đã giữ được tính thanh khoản của
dòng tiền, đảm bảo được độ an toàn cao và tính rủi ro thấp. Thứ hai, tín hiệu tích cực
từ lạm phát và chuyển biến kinh tế vĩ mô cũng là cơ sở để có được sự điều chỉnh này.
Lạm phát có chiều hướng giảm - Do dư nợ tăng thấp nên vốn khả dụng VND dư thừa
tương đối nhiều, cộng thêm tình hình kinh tế có dấu hiệu giảm phát, các NH đã liên

tục hạ LS tiền gửi VND. Từ 16,5%- 17,5%/năm giảm về từ 10,5%-14,5%/năm. Và
thứ ba, trên cơ sở xem xét các nhu cầu tín dụng, cân đối khả năng huy động cũng như
yêu cầu quản trị…, các ngân hàng đã có quyết định phù hợp với trường hợp của
mình, cũng như theo hướng chung của hệ thống
Ngay từ những tháng đầu năm 2009, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng
nhẹ Ngày 12.3 của các NHTM gây chú ý khi công bố áp dụng mức lãi suất huy
động cao nhất 8,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các kỳ hạn lần lượt được
điều chỉnh tăng, lên mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, 7,32%/năm cho kỳ hạn
3 tháng, và các kỳ hạn 6 - 9 - 12 tháng lần lượt nhận được mức lãi xuất 7,44%/năm,
7,524%/năm và 8,004%/năm.
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
17
Đề án môn học
Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động Việt nam
đồng (VND) ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền
kinh tế tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều
NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần. Trong tuần đầu tiên của
tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ. Ở khối NHTM Nhà nước, lãi suất huy
động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng:
7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối NHTM cổ phần, mức 2,87%/năm
dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất
tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Đến tuần cuối của tháng 5, làn
sóng tăng lãi suất huy động bằng VND tăng khá mạnh. Cụ thể, tại Ngân hàng An
Bình, hiện mức lãi suất đỉnh đã lên tới 9,7% khi khách hàng gửi tiết kiệm bậc thang
với kỳ hạn dài và số tiền lớn. Với kỳ hạn 18 tháng, người gửi tiền được hưởng lãi suất
9%/năm; 24 tháng: 9,2%/năm; 36 tháng: 9,4%/năm; 60 tháng: 9,5%/năm. trong tuần
đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ, ở khối ngân hàng thương
mại Nhà nước, lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn
3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối ngân hàng
thương mại cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6

tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và
8,04%/năm.
Từ tháng 8 đến tháng 10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao
nhất lên đến 9,5%. Cụ thể, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) lãi
suất tăng mạnh ở các kỳ hạn dài đều trên 9% và 36 tháng đã lên đến đỉnh 9,5%.
Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà TP.HCM (HDBank), ngay khi
lãi suất của nhiều ngân hàng tăng mạnh, ngân hàng nay cũng đã áp dụng lãi suất
cao nhất lên tới 9,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng; các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng có
mức cao, 9,1% và 9,3%.Tiếp tục sau đó các ngân hàng thương mại đưa ra các mức
lãi suất huy động cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng
(10,3%/năm) và tiếp tục tăng lãi xuất huy động 0.3%. Đặc biệt, vào ngày 12/8 lãi
suất huy động vốn VND đã lên tới đỉnh là 10.3%.
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
18
Đề án môn học
Đến đầu tháng 11 nhóm NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND
với mức từ 0,1-0,3%/năm và tăng lãi suất huy động USD từ 0,1-0,2%/năm ở hầu hết
các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Tháng 12/2009 lãi suất của các ngân hàng đã
lên tới 9.99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.
Năm 2010 cuộc chạy đua tăng lãi suất lại tái diễn thị trường huy động vốn.
Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng
dần, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. So với cuối
năm 2009, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước tăng 10,82%, dư nợ
tín dụng ước tăng 10,52%. Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của 4 ngân
hàng thương mại nhà nước và 7 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn
khoảng 13,3%; Lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn,
xuất khẩu ở mức 12,5% - 13%/năm, cho vay trung và dài hạn khoảng 14%/năm
(tương ứng với lãi suất cùng kỳ năm 2006, 2007).
Lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng giảm 1,3-
3,5%/năm và duy trì ở mức 0,2-1%/năm; lãi suất tiền gửi USD của dân cư và lãi

suất cho vay USD tăng nhẹ so với cuối năm 2009
2. Thực trạng rủi ro lãi suất và công tác quản trị rủi ro lãi suất tại một số
NHTMNN Việt Nam
Diễn biến thị trường thời gian qua cho thấy, dường như có rất nhiều khu vực
của thị trường đã rơi vào tình trạng chấp nhận rủi ro quá mức. Nhiều NHTM đã
từng huy động trên thị trường liên ngân hàng (thị trường II) lên tới 50% so với tổng
dư nợ, mà dư nợ có NHTM đã cho vay bất động sản và chứng khoán lên tới con số
đáng lo ngại trên 50% tổng dư nợ - có nghĩa là ngân hàng đã lấy vốn cực ngắn hạn
để cho vay cực dài hạn. Lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm có lúc
đã lên tới 45%/năm. Sự phát triển bùng nổ của TTCK với sự cung ứng “tín dụng”
của các Cty chứng khoán cũng phần nào làm tăng mặt bằng lãi suất. Hiện tại, trong
khi lãi suất thị trường khoảng 15% thì lãi suất cho vay theo chứng khoán khoảng
19%/năm . Điều này hiển nhiên trực tiếp trở thành lãi suất tham chiếu cho thị
trường và sau đó vì nguồn vốn tín dụng cho sản xuất giảm sẽ làm tăng lãi suất trong
Bùi Ngọc Kiên Kinh tế học 49
19

×