Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH XNK sơn ô tô Vạn Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.7 KB, 65 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển rất nhanh, nền kinh tế
Việt Nam đã có nhiều bước phát triển, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện
thuận lợi cho nhiều thành phần kinh tế phát triển, các doanh nghiệp xuất hiện
ngày một nhiều cùng với sự đa dạng phong phú của các sản phẩm kinh doanh,
đây chính là nhân tố chính tạo nên cạnh tranh và phát triển nền kinh tế thị
trường tai Việt Nam.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay để tồn tại,
phát triển, và khẳng định vị thế của mình trên thị trường không phải là điều dễ
dàng đối với bất cứ doanh nghiệp nào.
Công ty TNHH XNK Sơn ô tô Vạn Lợi. Đây là một trong rất nhiều công
ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối sơn, vật tư, thiết bị trong nghành công
nghiệp ô tô tại Việt Nam. Trong những năm qua nhờ sự nỗ lực của tập thể ban
giám đốc và nhân viên trong công ty, cũng như sự ủng hộ từ phía các đối tác,
khác hàng Công ty TNHH XNK Sơn ô tô Vạn Lợi đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, uy tín công ty được khẳng định, đóng góp một phần đáng kể
vào sự phát triển của nghành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.
Sau thời gian làm việc tại Công ty TNHH XNK sơn ô tô Vạn Lợi, được sự
giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, nhân viên các bộ phận trong công ty, và đặc
biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Văn
Tuấn, em đã hòa thành chuyên đề tốt nghiệp, với đề tài là: “Giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty TNHH XNK sơn ô tô Vạn Lợi”.
Đề tài bao gồm những nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh
tại doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH XNK sơn
ô tô Vạn Lợi.
Phần 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH XNK sơn ô tô Vạn Lợi.


Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trung Thành
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI DOANH NGHIỆP
1.1/ Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh.
1.1.1/ Khái niệm cạnh tranh.
Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều khái niệm về
cạnh tranh:
- Theo Mác: Cạnh tranh là sự phấn đấu ghanh đua gay gắt giữa những
nhà tư bản nhằn giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong
tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu nghạch.
- Theo kinh tế chính trị học: Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các
đối thủ nhằm giành lấy thị trường, khách hàng cho doanh ngiệp mình.
- Theo Từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản khoa học xã hội: Cạnh tranh
là đua tranh với nhau giữa những người theo đuổi cùng một mục đích nhằm
đánh bại đối thủ và giành cho mình thế có lợi nhất.
- Trong kinh tế cạnh tranh được dùng ở đây là cách gọi tắt của cụm từ
cạnh tranh kinh tế – Economics Competition – được hiểu là một sự tranh
giành lợi ích giữa những người cùng tham gia vào một công việc nào đó trong
hoạt động kinh doanh.
- Hiểu theo cấp độ doanh nghiệp: Cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc
giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các
doanh nghiệp. Tuy nhiên bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải là tiêu
diệt đối thủ mà chính lafdoanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng
những giá trị gia tăng cao hơn hoặc là mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa
chọn mình mà không đến với các đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất
và trao đổi hàng hóa. Cạnh tranh là một đặc tính cơ bản gắn liền sự tồn tại và
phát triển của kinh tế thị trường.
1.1.2/ Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh.
Nhà kinh tế học Adam Smith đã vạch rõ vai trò quan trọng của cạnh
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tranh trong nền kinh tế thị trường tự do. Ông cho rằng: Mỗi cá nhân đều cố
gắng sử dụng vốn của mình sao cho có được sản phẩm có giá trị cao nhất.
Thông thường cá nhân này không có chủ định củng cố lợi ích công cộng, mà
cũng chẳng biết mình đang củng cố lợi ích này ở mức nào. Cá nhân này chỉ
có mục đích bảo vệ sự an toàn và thành quả của riêng mình. Trong quá trình
này một bàn tay vô hình đã buộc anh ta phải theo đuổi một mục đích không
nằm trong dự định. Trong khi theo đuổi lợi ích riêng của mình, anh đã thường
bảo vệ luôn lợi ích của xã hội một cách hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định
làm việc này.
Tuy nhiên cạnh tranh không chỉ là nền tảng của một hệ thống thị trường
hoạt động có hiệu quả, mà còn là điều kiện quan trọng để con người vươn tới
sự tự do. Theo Adam Smith thì : Cạnh tranh là điều kiện tiên quyết bảo vệ sự
tự do quyết định và hành động của các cá nhân hoạt động vì lợi ích của chính
mình tránh khỏi tình trạng vô chính phủ hoặc náo loạn dẫn tới những kết quả
thị trường tối ưu về mặt kinh tế đáng mong muốn, và công bằng về xã hội.
1.1.2.1/ Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh đối với nền kinh tế
quốc dân.
- Cạnh tranh là một phương thức góp phần phân bổ nguồn lực một cách
hiệu quả. Cạnh tranh làm cho các nguồn lực được di chuyển tới những nơi mà
chúng sinh ra nhiều lợi nhuận nhất.
- Cạnh tranh là một nhân tố quan trọng làm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của
người tiêu dùng. Cạnh ,tranh cho phép người tiêu dùng quyết định và sử dụng

sản phẩm dịch vụ mà họ mong muốn và người bán phải thỏa mãn nhu cầu cảu
người mua một cách toàn diện với mức giá hợp lý nhất.
- Cạnh tranh đảm bảo thúc đấy sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng mang lại những hệ quả không mong
muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu
của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh
tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp
pháp luật. Vì thế cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các
định chế xã hội và sự can thiệp của nhà nước.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mặt khác, cạnh trang luôn có xu hướng dẫn tới độc quyền. Hậu quả của
độc quyền là người tiêu dùng phải mất đi một lượng giá trị vô ích và xã hội bị
lãng phí một nguồn lực đáng kể. Do vậy để hạn chế độc quyền, ở hầu hết các
quốc gia Chính phủ phải tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp, tạo sự bình
đẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, gia tăng kiểm soát và có
các chế tài mạnh để hạn chế các hoạt động đọc quyền và gian lận thương mại.
1.1.2.2/ Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh đối với doanh
nghiệp.
Khách hàng chính là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để cung ứng ra
thị trường những sản phẩm có chất lượng hơn, mẫu mã đẹp hơn, có tỷ lệ trí
thức khoa học công nghệ cao hơn với mức chi phí rẻ hơn để có thể đáp ứng
tốt hơn với thị hiếu của người tiêu dùng.
Sự cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải năng động nhạy bén, nắm bắt
tốt hơn nhu cầu thị hiếu của thị trường, tích cực nâng cao cải tiến kỹ thuật, áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất, cũng
như không ngừng hoàn thiện cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh để nâng
cao năng xuất chất lượng và hiệu quả kinh tế.

1.1.2.3/ Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh đối với sản phẩm.
Nhờ có cạnh tranh mà sản phẩm cung ứng ra thị trường ngày càng được
nâng cao về chất lượng, phong phú đa dạng về chủng loại mẫu mã. Điều này
giúp cho giá trị sản phẩm đến tay khách hàng ngày một cao hơn và lợi ích của
doanh nghiệp thu về nhiều hơn.
1.1.3/ Các hình thức cạnh tranh.
Cạnh tranh được phân loại theo các hình thức khác nhau.
1.1.3.1/ Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh.
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra
theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình.
Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hóa lợi nhuận, còn người mua
muốn mua với chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng, và mức giá
cuối cùng vẫn là mức giá thảo thuận giữa hai bên.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Cạnh tranh giữa người mua với người mua: Là cuộc cạnh tranh trên cơ
sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu, lúc này
hàng hóa trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua phải tiêu thụ hàng hóa ở
mức giá cao và người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn. Trường hợp này chủ yếu
chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và sảy ra ở một số nơi diễn ra hoạt động đấu
giá một loại hàng hóa nào đó.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay
go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường mức cung luôn lớn
hơn mức cầu. Khách hàng là nhân tố đóng vai trò quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải cạnh
tranh gay gắt với nhau để giành được ưu thế cho mình so với các đối thủ.
1.1.3.2/ Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh.
Theo tiêu thức này cạnh tranh được chia thành 4 loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường trong đó có nhiều người bán , nhiều

người mua, sản phẩm của các hãng là đồng nhất , việc gia nhập và rút lui khỏi
thị trường là tự do, thong tin hoàn hảo.
- Độc quyền bán: Là thị trường trong đó chỉ có một người bán và nhiều
người mua và không có sản phẩm thay thế.
- Cạnh tranh không hoàn hảo:
+/ Cạnh tranh độc quyền: Các hãng cạnh tranh với nhau bằng việc bán
các sản phẩm khác nhau, có thể thay thế được cho nhau ở mức độ cao, nhưng
không phải là thay thế hoàn hảo. Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường là
tương đối dễ dàng.
+/ Độc quyền tập đoàn: Là thị trường trong đó chỉ một số người bán. Các
hãng độc quyền tập đoàn phải cạnh tranh với nhau vì luật pháp cấm cấu kết.
1.1.3.3/ Căn cứ vào phạm vi kinh tế.
- Cạnh tranh nội bộ nghành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một nghành, sản xuất và tiêu dùng cùng một loại sản phẩm. Trong
cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng
mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng
xuất lao động, giảm thiểu chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Kết quả là trình
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
độ sản xuất ngày càng phát triển, các doanh nghiệp yếu kém sẽ bị thị trường
thải loại.
- Cạnh tranh giữa các nghành: Là cạnh tranh giữa các nghành kinh tế
khác nhau, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh
nghiệp cảu một nghành với nghành khác. Như vậy giữa các nghành kinh tế do
điều kiện kỹ thuật và các điều kiện khác khác nhau như môi trường kinh
doanh, thu nhập khu vực, nhu cầu và thi hiếu có tính chất khác nhau nên cùng
một lượng vốn đầu tư vào nghành này có thể mang lại tỷ xuất lợi nhuận cao
hơn các nghành khác. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người sản xuất kinh
doanh ở những lĩnh vực có tỷ xuất lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển dịch

sang sản xuất kinh doanh ở những nghành có tỷ xuất lợi nhuận cao hơn, đó
chính là biện pháp để thực hiện cạnh tranh giữa các nghành.
1.1.4/ Các công cụ cạnh tranh.
Công cụ cạnh tranh của doanh ngiệp là tập hợp các yếu tố, các kế hoạch,
các chiến lược, các chính sách mà các doanh nghiệp sử dụng nhằm vượt lên
trên các đối thủ. Cạnh tranh có các công cụ sau:
1.1.4.1/ Cạnh tranh bằng giá cả.
Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá tri sản phẩm mà doanh
nghiệp hay người bán dự định có thể nhận được từ người mua thong qua việc
trao đổi hàng hóa đó trên thị trường. Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các
yếu tố.
*/ Các yếu tố kiểm soát được như: Chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi
phí lưu động và các chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng.
*/ Các yếu tố không kiểm soat được như: Quan hệ cung – cầu, cường độ
cạnh tranh trên thị trường, chính sách điều tiết thị trường của nhà nước.
Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thong qua các chính sách
định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, một doanh nghiệp có
thể có các chính sách định giá sau:
- Chính sách định giá thấp: Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thị
trường. Chính sách định giá thấp có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau,
tùy theo tình hình sản xuất và thị trường và được chia ra các cách khác nhau.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+/ Định giá thấp hơn so với thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm,
doanh nghiệp chấp nhận lợi nhuận thấp. Nó được ứng dụng trong trường hợp
Sản phẩm mới thâm nhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khối lượng
lớn, hoặc dùng giá để cạnh tranh với các đối thủ.
+/ Định giá thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm:
Trường hợp này doanh nghiệp bị lỗ. Cách này được áp dụng trong trường hợp

bán hàng trong thời kỳ khai trương hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn
(tương tự bán phá giá).
- Chính sách định giá cao: Tức là mức giá bán cao hơn mức giá thống trị
trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm. Được áp dụng trong các trường
hợp sau:
+/ Sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất
lượng của nó, chưa có cơ hội để so sánh về giá áp dụng giá bán cao sau đó
giảm dần.
+/ Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, áp dụng giá cao (
giá độc quyền) để thu lợi nhuận độc quyền.
+/ sản phẩm thuộc loại cao cấp, hoặc sản phẩm có chất lượng đặc biệt tốt
phù hợp với người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu.
+/ Sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng mua, áp
dụng giá bán cao để thúc đẩy họ tìm sản phẩm thay thế.
- Chính sách ổn định giá bán: Tức là giữ nguyên giá bán theo thời kỳ và
địa điểm. Chính sách này giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng
thị trường.
- Chính sách định giá theo thị trường: Đây là cách định giá phổ biến của
các doanh nghiệp hiện nay tức là giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị
trường của sản phẩm đó.
- Chính sách giá phân biệt: Với cùng một sản phẩm nhưng doanh nghiệp
định ra nhiều mức giá khác nhau dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau như:
Phân biệt theo chất lượng, phân biệt theo phương thức thanh toán…
- Chính sách bán phá giá: Tức là định mức giá thấp hơn hẳn so với mức
giá thị trường và thấp hơn cả giá thành sản xuất. Mục tiêu của bán phá giá là
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tối thiểu hóa rủi ro, thua lỗ hoặc tiêu diệt đối thủ cạnh tranh.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội mức sống của

người dân không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh
quan trọng nhất của doanh nghiệp nữa, nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp
công cụ giá với các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất to lớn.
1.1.4.2/ Cạnh tranh sản phẩm.
Là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ
thảo mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với công cụ của
sản phẩm.
Ngày nay chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quan
trọng của các doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng sản phẩm càng cao tức
là mức độ thỏa mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm
tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều
kiện nhất định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể
hiện ở nhiều mặt khác nhau tính cơ lý hóa đúng như các chỉ tiêu quy định,
hình dáng màu sắc hấp dẫn. Với mỗi loại sản phẩm khác nhau, tuy nhiên vấn
đề đặt ra là doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm. Đó là điều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn
giành thắng lợi trong cạnh tranh, nói một cách khác chất lượng sản phẩm là
vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Khi chất lượng không còn được đảm
bảo, không thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì ngay lập tức khách hàng sẽ bỏ
rơi doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc
tăng khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.1.4.3/ Cạnh tranh bằng phương thức tiêu thụ sản phẩm.
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất
tốt, vốn nhiều chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình,
mà còn phải biết tổ chức mạng lưới bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản
phẩm hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng, doanh nghiệp có thể tiến
hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, PR…
Ngày nay, nghệ thuật bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng thậm chí
quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác
động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:
- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa thông qua việc thu hút sự quan tâm
của khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp.
- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường ( thương hiệu,
uy tín của doanh nghiệp).
- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với
các chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hang giả.
1.1.4.4/ Cạnh tranh bằng các dịch vụ sau bán hàng.
Với đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng hiện nay ta dễ dàng nhận
thấy rằng các dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm có
tác động rất lớn tới thị phần của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ bán được
nhiều sản phẩm nếu khách hàng cảm thấy yên tâm rằng sản phẩm đó đảm bảo
chất lượng ngay cả khi quan hệ mua bán chấm dứt. Dịch vụ sau bán hàng
thường áp dụng với các sản phẩm mang tính kỹ thuật cao, có đơn giá cao, các
sản phẩm đơn chiếc…
Nội dung của dịch vụ sau bán hàng gồm:
- Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả lại tiền cho khách hoặc đổi lại
hàng nếu sản phẩm không đúng với thỏa thuận ban đầu hoặc không thỏa mãn
nhu cầu của họ.
- Cam kết bảo hành sản phẩm trong thời gian dài.
- cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổi thọ
dài.
1.2/ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.1/ Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh người ta đã sử dụng khái niệm
năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xét ở các góc độ khác nhau
như: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của nghành, năng lực
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ…
Trong phạm vi của chuyên đề này sẽ đề cập chủ yếu tới năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu của khách hàng để thu lợi ngày càng cao.
Thực tế cho thấy không có một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn
đầy đủ tất cả những nhu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi
thế ở mặt này và có hạn chế ở mặt khác. Vấn đề cơ bản là doanh nghiệp phải
nhận biết chính xác điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà
mình đang có để có thể đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng, đồng
thời để có thể khắc phục bổ xung những điểm còn hạn chế.
Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu
hiện thong qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như: Marketing, tài chính, sản
xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thong tin…
Như vậy có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm
rộng được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả mội trường
vi mô và vĩ mô. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực
cạnh tranh nhưng năn sau hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh
tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế.
1.2.2/ Bản chất của năng lực cạnh tranh.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của
doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp không chỉ
được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực…một cách riêng

biệt mà cần đánh giá so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trong cùng
lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở so sánh đó, muốn tạo nên năng lực
cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra được các lợi thế cạnh tranh cho
riêng mình, qua những lợi thế này doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các
đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của các
đối thủ cạnh tranh.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có liên quan mật thiết đến năng
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lực cạnh tranh quốc gia. Thực vậy, thực tế cho thấy không thể tồn tại năng lực
cạnh tranh quốc gia khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở mức thấp.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh quốc gia được thể hiện qua môi trường chính
trị, môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp, các chính sách điều tiết kinh tế
vĩ mô và các điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự tổng hòa của các
yếu tố khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường về số lượng và chất lượng sản
phảm trong một khoảng thời gian nào đó, khả năng duy trì và mở rộng thị
phần trên thị trường để mang lại mức lợi nhuận cao trên cơ sở tiết kiệm chi
phí, hạ thấp giá thành sản phẩm để đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững
của doanh nghiệp.
1.2.3/ Nội dung công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thương mại.
1.2.3.1/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
Các Mác đã từng nói: “ Tiêu thụ là bước nhảy nguy hiểm của hàng hóa,
nếu bước nhảy đó không thành công thì kẻ bị ngã mang thương tích không
phải là hàng hóa mà chính là người sản xuất ra hàng hóa– doanh ngiệp”. Để
tránh không bị thương tật trong bước nhảy nguy hiểm đó mỗi doanh nghiệp
cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình trong nền kinh tế thị

trường.
Ngày nay quá trình toàn cầu hóa về kinh tế đã trở thành xu thế khách
quan với các chương trình tự do hóa thương mại phát triển mạnh mẽ cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo nên thế phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và
khu vực. Trong bối cảnh như vậy bất cứ quốc gia nào nếu không muốn bị loại
ra ngoài lề của dòng chảy phát triển đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế toàn
cầu hóa, bất cứ quốc gia nào muốn giàu mạnh đều phải phát triển nền kinh tế
thị trường, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nơi mà ở đó đang diễn ra các
cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt.
Trong bối cảnh đó Việt Nam đã chủ động tham gia mạnh mẽ vào tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế từng bước mở cửa thị trường. Hiện nay Việt
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nam đã là thành viên của khối ASEAN, APEC, WTO… Bên cạnh đó là hàng
loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã được Việt Nam
ký kết với các quốc gia, các khối kinh tế trên thế giới điều này đã tạo cho các
doanh nghiệp Việt nam một sân chơi rộng lớn.
Sân chơi chung đồng nghĩa với tự do lưu thông hàng hóa, sẽ không còn
sự phân biệt giữa doanh nghiệp quốc nội và các doanh nghiệp nước ngoài, do
đó việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế
trong bối cảnh như hiện nay sẽ đảm bảo sự thành công trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế .
Đặc biệt Việt Nam là một nước đang phát triển, nếu nâng cao được năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thì hàng hóa, dịch vụ của các doanh
nghiệp sẽ có nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường thế giới, hạn chế sự tụt
hậu thu hẹp khoảng cách trong quá trình hội nhập. Mặc khác sẽ giúp các
doanh nghiệp tận dụng được các yếu tố do toàn cầu hóa mang lại như: vốn,
công nghệ – kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý điều hành….
Tóm lại để nền kinh tế không bị tụt hậu hoặc đi chệch quỹ đạo phát triển

chung, phải chủ động tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế mà thực
chất là tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, từ đó nâng cao
nội lực cho nền kinh tế, tạo khả năng đi tắt đón đầutrong việc hiện đại hóa nền
kinh tế, đồng thời góp phần xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ.
1.2.3.2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp.
Có nhiều yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và
có thể chia thành hai nhóm sau:
a/ Các yếu tố thuộc bên trong doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu được quyết định bởi
chính các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Các yếu tố này bao gồm:
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải dựa trên
cơ sở phân tích thị trường và lợi thế so sánh của mình để đưa ra một chiến
lược định hướng vào một mảng thị trường nhất định và tập trung vào một
hoặc một nhóm sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Một doanh nghiệp không có chiến lược phát triển rõ ràng thì sẽ không có các
biện pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị hiếu của khách hàng một cách hơn hẳn
so với các đối thủ cạnh tranh, và thất bại là dễ hiểu.
Để xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả doanh nghiệp
phải căn cư vào các yếu tố nội lực (vốn, công nghệ, nhân lực ) và phân tích
đúng đắn nhu cầu thị trường, phân tích chính xác lợi thế của mình cũng như
của các đối thủ cạnh tranh, thị phần. Trên cơ sở đó doanh nghiệp đề ra các
giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Hơn nữa trong điều kiện
thị trường luôn biến động không ngừng, doanh nghiệp cần phải đề ra các
chiến lược kinh doanhphù hợp cho từng thời điểm, từng giai đoạn sao cho phù
hợp. Nếu chiến lược kinh doanh cứng nhắc, không phù hợp chắc chắn doanh
nghiệp sẽ thất bại trong cạnh tranh.

- Trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực: Điều này thể hiện khả
năng tiếp cận khoa học và công nghệ mới của doanh nghiệp và coi đó như
một nhân tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trình độ
công nghệ quyết định cấp độ của sản phẩm, chất lượng và năng xuất lao động
cảu doanh nghiệp.
Để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu
tư đổi mới công nghệ hiện đại, nghiên cứu các công nghệ mới, tạo ra các sản
phẩm có kiểu dáng, chất lượng và tính năng vượt trội. Ngoài ra doanh nghiệp
cũng cần áp dụng công nghệ thong tin vào công tác quản lý doanh nghiệp,
thực hiện thương mại điện tử, giao dịch qua mạng, lập trang Website…
Nhân tố này còn bao gồm các yếu tố lien quan đến nguồn nhân lực như:
Số lượng và chất lượng lao động, chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân
lực, khả năng tiếp thu công nghệ mới, trình độ tổ chức quản lý điều hành
doanh nghiệp.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính ảnh hưởng rất
lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có khả năng
tài chính mạnh thì năng lực cạnh tranh càng mạnh, vì nguồn vốn đầu tư nhiều
hay ít sẽ ảnh hưởng đến quy mô cũng như trình độ khoa học công nghệ của
doanh nghiệp. Tuy nhiên để nguồn tài chính mạnh phát huy tốt nhất vai trò
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải sử
dụng nó một cách có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí.
- Yếu tố tài sản vô hình: Tài sản vô hình của doanh nghiệp được hiểu là
hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Hình ảnh của doanh nghiệp luôn biểu hiện ở chất lượng sản phẩm, dịch
vụ, phong cách quản lý, sự chăm sóc khách hàng, đạo đức trong kinh doanh…
và bất kỳ những thông tin nào của doanh nghiệp lưu lại trong tâm trí của công
chúng. Vì vậy việc xây dựng hình ảnh đòi hỏi phải có sự chủ động của doanh

nghiệp, và là một trong những điểm mấu chốt để tạo nên lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp.
Nếu như hình ảnh của doanh nghiệp là yếu tố gắn với cảm tình, sự ủng
hộ của xã hội dành cho doanh nghiệp thì thương hiệu là yếu tố gắn với uy tín
của doanh nghiệp. Bởi thương hiệu có thể coi là giá trị trải nghiệm của khách
hàng về một doanh nghiệp cụ thể và các sản phẩm của doanh nghiệp đó. Tầm
quan trọng của thương hiệu đối với ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp là
không thể phủ nhận. Kinh nghiệm thực tế cho thấy những doanh nghiệp thành
công trên thị trường trong nước và quốc tế đều là những doanh nghiệp đã có
chiến lược phát triển thương hiệu bài bản và đúng hướng. Đầu tư cho thương
hiệu là khoản đàu tư không thể thấy ngay lợi nhuận. Bản than thương hiệu là
một tài sản vô hình nhưng mang đến những lợi ích hữu hình cho doanh
nghiệp.
- Yếu tố văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp: Văn hóa kinh doanh của
doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc,
tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong quá trình kinh doanh tạo nên bản sắc kinh
doanh của doanh nghiệp.
Giáo sư Jonh Kotter của Học viện kinh doanh Harvard đã định nghĩa văn
hóa doanh nghiệp như sau: “ Nó liên quan đến các quy chuẩn hay phong
cách ứng xử sự truyền thống của một nhóm người hình thành qua thời gian.
Nó không chỉ là những mẫu hành vi lặp đi lặp lại ta thấy ở một nhóm mà gồm
những hành động được mọi người củng cố một cách có ý thức”.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay văn hóa kinh
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
doanh đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó là
phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, là nguồn lực phát triển
kinh doanh. Hơn thế nữa, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay
các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp

nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường, nhưng phần lớn doanh nghiệp Việt nam
đều đi sau các doanh nghiệp nước ngoài, xuất hiện muộn hơn (thua kém về
kinh nghiệm và bề dày lịch sử), tầm cỡ nhỏ hơn. Trong điều kiện đó yếu tố
văn hóa kinh doanh chính là yếu tố quan trọng tạo nên được sự khác biệt, sự
vựt trội hơn về sản phẩm dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thương trường.
b/ Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp thuộc về môi trường cạnh tranh.
Đây là nhóm các nhân tố tính chất đặc trưng chung cho mọi loại hình
doanh nghiệp thuộc về đương lối chủ trương chính sách của Nhà nước, hệ
thống luật pháp, các chính sách khuyến khích tự do cạnh tranh, phát triển sản
xuất kinh doanh hay độc quyền. Các yếu tố này mặc dù gián tiếp tác động đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng lại là yếu tố quan trọng để hỗ
trợ và thúc đẩy doanh nghiệp tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Các
yếu tố này bao gồm:
- Các yếu tố về thể chế, chính sách: Bao gồm chất lượng các thể chế pháp
lý, các luật, hiệu lực của các văn bản pháp lý, sự ổn định về chính trị – kinh tế
– xã hội ,…vv. Tạo môi trường pháp lý đảm bảo quyền tự do kinh doanh,
quyền sở hữu. Điều này đảm bảo cho các văn bản pháp luật được thực thi một
cách đầy đủ rõ ràng và hiệu quả.
Để thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Nhà nước có thể ban
hành và thực thi hàng loạt các chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh
thuận lợi và bình đẳng, chống độc quyền. Đó là tổng hợp các chính sách lien
quan đến việc tạo ra môi trường vĩ mô và làm cho môi trường thong thoáng
ổn định, giúp cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, nếu sự phát triển của thị trường không có sự kiểm soát điều
tiết của nhà nước sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền dẫn đến nhiều thiệt hại cho
nền kinh tế. Mặt khác nếu không kiểm soát tốt sẽ rất dễ nay sinh các hành vi
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

phản cạnh tranh như: Liên kết thỏa thuận định giá, phân chia, đàu cơ gây
lũng đoạn thị trường. Để cạnh tranh có thể phát triển, nhà nước phải thực hiện
các biện pháp ngăn chặn tình trạng độc quyền và các hành động mang tính
phản cạnh tranh.
- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội: Nhân tố này bao gồm
tổng hợp các yếu tố về hệ thống thong tin thị trường trong và ngoài nước, hệ
thống các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hệ thống giao
thong thuận lợi, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng tốt, dịch vụ bưu chính
viễn thong…
- Sự phát triển của hệ thống tài chính: Đây là điều kiện để doanh nghiệp
có thể huy động nhanh chóng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính cho
haotj động sản xuất kinh doanh. Điều này phụ thuộc vào khả năng hoạt động
của các trung gian tài chính, sự phát triển ổn định hay rủi ro của thị trường tài
chính, sự đáp ứng các nhu cầu về ngoại tệ, sự phát triển của thị trường dịch vụ
tài chính…
- Chất lượng hiệu quả của dịch vụ công, thủ tục hành chính: Nhân tố này
cũng tác động làm cho doanh nghiệp giảm các chi phí trung gian, chi phí cơ
hội, thời gian, tiền bạc. Do đó nó có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
- Các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh, về thị trường: Bao gồm vị thế
đàm phán của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, vị thế đàm phán của người
mua, sự tham gia hoặc xuất hiện của các đối thủ trên thị trường, khả năng
xuất hiện sản phẩm dịch vụ thay thế, xu thế và triển vọng của nghành kinh
doanh mà doanh nghiệp tham gia, mức độ lien kết hoặc hình thành các hiệp
hội doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng tới năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
1.2.3.3/ Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành
công khi taọ được những ưu thế cụ thể hơn so với các đối thủ khác. Chính
những ưu thế đó được biểu hiện ra bên ngoài và hình thành các tiêu chí để

đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các tiêu chí đó bao gồm:
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
a/ Chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ là một trong những nhân tố quan trọng để
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì trong nền kinh tế thị
trường, mục đích của sản xuất kinh doanh là để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cả
về số lượng và chất lượng hàng hóa dịch vụ. Nếu doanh nghiệp sản xuất ra
nhiều sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao với giá thành phù hợp để thỏa mãn
được nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ đẩy nhanh được tốc độ
tiêu thụ sản phẩm, có lợi nhuận cao để có thể thực hiện tái sản xuất giản đơn
và tái sản xuất xã hội, từng bước mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận và phát
triển.
Tuy nhiên, tiêu chí chất lượng lại được coi là một hàm số phụ thuộc vào
các biến số khác như: Độ bền, tính năng, kiểu dáng mẫu mã… Thông thường
chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào hàm lượng chất xám, hàm lượng công
nghệ trong sản phẩm đó, điều này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn
nhưng nó có thể mang lại hiệu quả lâu dài.
b/ Giá cả và giá thành.
Giá cả được coi là yếu tố cơ bản phản ánh năng lực cạnh tranh của sản
phẩm dịch vụ trên thị trường. Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh
và có thể đứng vững cùng các đối thủ khác ( Cả trong nước và nước ngoài)
khi doanh nghiệp đó có thể đưa ra các sản phẩm cùng loại với mức giá thấp
hơn, hoặc bằng cách cung cấp ra các sản phẩm tương tự với các đặc tính về
chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn.
Muốn giá cả có tính cạnh tranh, doanh nghiệp phải có chiến lược biện
pháp hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy giá thành sản phẩm lại được coi là hệ quả
của chỉ tiêu giá cả để đánh giá lợi thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh.
Giữa giá cả và giá thành có lien quan mật thiết với nhau, giá thành là cơ sở

hình thành giá cả sản phẩm của doanh nghiệp, giá thành thấp cho phép doanh
nghiệp hạ thấp giá bán để chiến thắng trong cạnh tranh. Mặc khác, có nhiều
trường hợp doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có giá thành thấp, nhưng giá
bán vẫn có thể cao.
Tuy nhiên tiêu chí giá cả và giá thành cần phải được xem xét trong quan
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hệ với chất lượng của sản phảm dịch vụ. Một doanh nghiệp không thể nâng
cao năng lực cạnh tranh nếu chỉ biết hạ giá mà không quan tâm đến chất
lượng của sản phẩm, vì sản phẩm dịch vụ có giá thấp nhưng chất lượng phải
đáp ứng được nhu cầu của thị trường mà daonh nghiệp đang hướng vào.
c/ Phương thức tiêu thụ sản phẩm.
Phương thức tiêu thụ sản phẩm thể hiện khả năng cung ứng sản phẩm và
đua sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Phương thức tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ mang lại khả năng cạnh tranh cao cho
doanh nghiệp. Có nhiều phương thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm hiệu quả như:
Tổ chức hệ thống bán buôn, bán lẻ, phát triển hệ thống các đại lý, bán hàng
trực tiếp, thực hiện dịch vụ bảo hành, hậu mãi sau bán hàng. Nếu doanh
nghiệp lựa chọn và thực hiện phương thức bán hàng hợp lý với từng nhóm đối
tượng khách hàng thì có thể chiến thắng các đối thủ khác trong môi trường
cạnh tranh.
d/ Thị phần của doanh nghiệp.
Có thể khẳng định đây là tiêu chí tổng hợp của các tiêu chí trên. Nếu một
doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp và
phương thức bán hàng hiệu quả thì chắc chắn sản phẩm của doanh nghiệp đó
sẽ được tiêu thụ mạnh và đương nhiên sẽ chiếm lĩnh được thị phần đáng kể
trên thị trường. Nói cách khác, thị phần sản phẩm của doanh nghiệp chiếm ưu
thế hơn so với các sản phẩm của doanh nghiệp khác cũng phản ánh năng lực
cạnh tranh tốt của doanh nghiệp.

e/ Quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Trong một mức độ và chừng mực nào đó thì quy mô hoạt động của doanh
nghiệp cũng được coi là một tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, thể hiện khả năng cung cấp một số lượng sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp tại một thời điểm nào đó. Nếu doanh nghiệp có sản phẩm đạt chất
lượng tốt với giá cả phù hợp nhưng quy mô sản xuất kinh doanh quá nhỏ bé,
không có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng sản phẩm thì
không thể nói về khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác.
Ngoài các tiêu chí có thể lượng hóa trên, còn có tiêu chí phản ánh năng
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lực cạnh tranh của doanh nghiệp mang tính định tính, đó là khả năng thích
ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường. Trong điều kiện toàn cầu hóa
mạnh mẽ hiện nay doanh nghiệp nào có khả năng thích ứng tốt với những
biến động, những thay đổi của thị trường tức là có năng lực cạnh tranh cao.
Trước áp lực của cạnh tranh gay gắt như hiện nay vấn đề mấu chốt của doanh
nghiệp chính là tạo sự khác biệt về chiến lược kinh doanh, một sản phẩm độc
đáo sẽ rất nhanh bị các đối thủ khác làm theo, nhưng nếu là cả một chiến lược
khác biệt thì các đối thủ không thể bắt trước được.
Tuy vậy, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị mai một dần theo thời
gian, nếu không có các biện pháp quản lý phát triển tốt thì sớm muộn doanh
nghiệp cũng sẽ mất lợi thế cạnh tranh của mình do các đối thủ khác luôn tìm
cách vượt lên. Bởi vậy, để duy trì được năng lực cạnh tranh, daonh nghiệp
phải “nhạy bén” với thị trường, thực hiện quản trị tốt các nguồn lực để duy trì
lợi thế trong điều kiện thị trường luôn thay đổi.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH XNK SƠN Ô TÔ VẠN LỢI
2.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH XNK sơn
ô tô Vạn Lợi.
2.1.1/ Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ.
2.1.1.1/ Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH XNK sơn ô tô Vạn
Lợi.
Ngày 13, tháng 12, năm 2005 thành lập Công ty TNHH XNK sơn ô tô
Vạn Lợi.
Tên công ty: Công ty TNHH XNK sơn ô tô Vạn Lợi.
Tên giao dịch quốc tế: Van loi Motor Paint Import – Export Company
Limited.
Mã số thuế: 0101841993.
Giấy phép kinh doanh số: 0102023650 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà
Nội cấp.
Giám đốc: Đinh Trọng Nguyên
Địa chỉ trụ sở chính: SN8/2, ngõ 91, đường Trần Duy Hưng, phường
Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 043 5569323 , 042 2106515, 046 6813178.
Fax: 043 5569286.
Email:
Website: sonotovanloi.com
Tài khoản ngân hàng: 003704060009521 đặt tại: Ngân hàng quốc tế - CN
Trung Hòa.
2.1.1.2/ Mục tiêu kinh doanh.
Công ty TNHH XNK sơn ô tô Vạn Lợi là một doanh nghiệp được thành
lập nhằm đáp ứng những nhu cầu cũng như những cơ hội của thị trường sơn,
vật tư thiết bị nghành ô tô tại Việt Nam.
Mục tiêu kinh doanh của chúng tôi vì sự phồn thịnh của công ty, vì quyền
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM

20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lợi của khách hàng để cung cấp các dịch vụ hoàn hảo nhất cho thị trường trên
cơ sở hai bên cùng có lợi.
Với sứ mệnh tiên phong trong cung cấp sản phẩm sơn ô tô chất lượng cao
của tập đoàn PPG – Hoa Kỳ (với các thương hiệu : Deltron, Nexa Autocolor,
Delfleet, ACS) và các loại vật tư thiết bị phục vụ cho nghành sơn của hãng
3M – Hoa Kỳ, IWATA – Nhật Bản, RUPES – Italy, MIRKA – Phần Lan cho
thị trường phía bắc Việt Nam.
Với mong muốn trở thành một đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch
vụ một cách nhanh chóng, kịp thời và hỗ trợ hiệu quả cho khách hàng thông
qua việc cải tiến, phát triển, thực hiện cung cấp các giải pháp tin cậy, chất
lượng, hiệu quả với chi phí hợp lý nhất, công ty đã và đang nỗ lực trong việc
cải tiến, đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển và thay đổi không ngừng của thị trường sơn và vật
tư thiết bị nghành ô tô tại Việt Nam.
2.1.1.3/ Bộ máy tổ chức quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng
ban.
Để hoàn thành tốt công tác sản xuất kinh doanh, bộ máy của công ty
được tổ chức theo mối quan hệ trực tuyến từ giám đốc đến các phòng ban để
nắm bắt tình hình thực tế một cách kịp thời, và đưa ra những quyết định kinh
doanh hợp lý.
Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc . Các phòng ban có chức năng tham mưu, quản lý nghiệp vụ, hoàn thành
tốt những kế hoạch công việc được phân công, và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc công ty về lĩnh vực của mình.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
*/ Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH XNK sơn ô tô

Vạn Lợi:
*/ Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý.
- Giám đốc: Là người đứng đầu, lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy công ty.
Là người đại diện cho công ty trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Phó Giám đốc: Cùng Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Phòng hành chính tổng hợp:
+/ Chức năng:
* Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức lao động, sắp xếp bố trí
nhân sự trong công ty.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
TỔNG
HỢP

PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
KỸ
THUẬT

KHO HÀNG

Trung tâm kỹ
thuật pha màu

22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Tham mưu cho Giám đốc thực hiện chế độ chính sách với người lao
động theo quy định của nhà nước, thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao
động của công ty.
* Duy trì các hoạt động văn hóa tinh thần vì mục tiêu chung của công ty.
+/ Nhiệm vụ:
* Xây dựng bộ máy tổ chức Công ty và bố trí nhân sự phù hợp và đáp
ứng yêu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh của công ty.
* Xây dựng quy chế làm việc của Ban Giám đốc và tất cả các phòng chưc
năng nghiệp vụ và các đơn vị thuộc công ty.
* Lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực theo yêu
cầu sản xuất kinh doanh.
* Xây dựng các quy chế, quy trình về mua sắm, quản lý và sử dụng có
hiệu quả các tài sản của công ty bao gồm: nhà cửa, xe cộ, trang thiết bị máy
móc, vật tư, công cụ lao động…
* Quản lý hồ sơ nhân lực của toàn công ty.
* Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện
công tác lưu trữ tài liệu.
* Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động như: Bảo hiểm y
tế, Bảo hiểm xã hội.
* Duy trì các hoạt động hành chính hàng ngày như: văn thư, báo chí, văn
phòng phẩm, điện thoại…
* Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, sinh hoạt định kỳ và bất thường.
* Tham gia bảo vệ môi sinh, môi trường, phòng cháy chữa cháy của công
ty.
* Thực hiện công tác khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ nhân viên toàn

công ty.
- Phòng kế toán: Đứng đầu la kế toán trưởng, có các chức năng nhiệm vụ
sau đây:
+/ Chức năng:
* Quản lý các hoạt động tài chính kế toán, giám sát các hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Quản lý điều hành quá trình sử dụng vốn của công ty.
* Theo dõi, báo cáo Giám đốc về tình hình tài chính của công ty.
* Thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cho hoạt động kinh doanh, cho
công tác quản lý.
* Thực hiện tốt các kế hoạch tài chính.
+/ Nhiệm vụ:
* Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê phù hợp với tổ chức sản
xuất kinh doanh của Công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không
ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và công tác kế toán.
* Ghi chép, phản ánh kịp thời, trung thực, đầy đủ mọi phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
* Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty theo
đúng chế độ chính sách.
* Tổng hợp báo cáo tài chính theo đúng quy định của nhà nước.
* Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời chế đọ tài chính kế
toán do nhà nước ban hành và các quy định của cấp trên về thống kê, thông
tin kinh tế cho các phòng ban có liên quan trong Công ty.
* Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệuu kế toán, giữ bí mật các tài liệu
và số liệu kế toán của công ty.
* Phân chia lợi nhuận theo điều lệ của công ty.
* Thực hiện chế độ bảo quản tài sản, vật tư, tiền vốn trong công ty.

* Tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách,
thanh toán đúng hạn các kgoanr tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải
trả.
* Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong Công ty một cách thường
xuyên nhằm đánh giá đúng đắn tình hình sản xuất của công ty, phát hiện
những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra và có biện pháp khắc phục.
* Tham gia xây dựng các hợp đồng kinh tế với khách hàng, đặc biệt là
việc quy định các điều kiện tài chính của hợp đồng.
* Lập kế hoạch dự toán lưu chuyển tiền tệ, các dự toán tài chính và chi
phí khác cho toàn công ty.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Tiến hành, kiểm tra giám sát, tham gia công tác kiểm kê và đánh giá kết
quả kiểm kê của công ty
- Phòng kinh doanh: Đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh, có các chức
năng, nhiệm vụ sau:
+/ Chức năng:
* Tham mưu cho Giám đốc mọi chính sách, chiến lược kinh doanh
nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho Công ty.
* Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn.
* Quảng bá thương hiệu, tìm hiểu phát triển thị trường.
* Phối hợp chặt chẽ với Phòng kyc thuật để nâng cao chất lượng sản
phẩm.
* Phân tích tình hình thị trường trong mỗi giai đoạn, từ đó xây dựng
chiến lược kinh doanh phù hợp.
* Thúc đẩy tăng doanh số bán.
* Đối chiếu công nợ khách hàng với Phòng kế toán để tránh thất thoát
tiền hàng.
+/ Nhiệm vụ:

* Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty.
* Xây dựng và quản lý thương hiệu của công ty.
* Hướng dẫn và giám sát nhân viên trong việc xây dựng mối quan hệ
với các nhà cung cấp và khách hàng.
* Lên đơn đặt hàng, liên hệ đặt hàng với các nhà cung cấp.
* Đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế.
* Chăm sóc khách hàng, tư vấn, giải quyết các khiếu nại của khác hàng
liên quan đến sản phẩm.
* Báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ.
* Chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc.
* Đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên kinh doanh.
* Phân tích, đề xuất thay đổi định hướng kinh doanh về phương thức kinh
doanh.
* Tổ chức và vận hành công tác vận chuyển hàng hóa cho khách hàng.
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp K10 - QTKDTM
25

×