Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Thực trạng hoạt động phân tích tài chính của công ty điện lực tây hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.73 KB, 77 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Dù cho doanh nghiệp đựơc tổ chức theo bất kỳ hình thức nào, kinh doanh trong
bất cứ lĩnh vực nào, các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng như nguyên tắc
quản lý tài chính doanh nghiệp về cơ bản là như nhau. Hiệu quả quản lý tài chính là
một vấn đề trọng tâm quyết định hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp.
Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng phân tích tài chính có thể nói là
một tập hợp khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các
thông tin kinh tế. Phân tích tình hình tài chính không chỉ quan trọng đối với chủ
doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính, khả năng sinh
lợi, khả năng quản lý vốn…mà còn quan trọng đối với rất nhiều đối tượng có lien
quan khác, giúp nhiều người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tốt,
giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định tài trợ chính xác. Chính vì vậy mà việc phân tích
tài chính là rất cần thiết, nó giúp doanh nghiệp có thể nhận ra điểm yếu, điểm
mạnh, thuận lợi và khó khăn, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những biện pháp khắc
phục giúp tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
Do tính quan trọng của phân tích tài chính và qua thực tế nghiên cứu, tìm
hiểu ở Công ty Điện lực Tây Hồ, em quyết định chọn đề tài: “Gải pháp nâng cao
hiệu qủa chất lượng phân tích tài chính của Công ty Điện lực Tây Hồ”. Chuyên đề
của em gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về phân tích tài chính của doanh nghiệp.
Phần 2: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính của Công ty Điện lực Tây Hồ.
Phần 3: Giải pháp nâng cao tình hình tài chính của Công ty Điện lực Tây Hồ.
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng phân tích tài chính” là một
đề tài truyền thống, do đó nó không có tính chất mới mẻ như các đề tài khác. Tuy
nhiên nếu vận dụng vào Công ty Điện lực Tây Hồ thì lại là một điều hết sức cần
thiết vì trong công tác kế toán của mình công ty chưa từng thực hiện phân tích để
nhận định tình hình tài chính của mình.
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã được sự hướng dẫn tận tình
của cô giáo Đoàn Phương Thảo và các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán,
Phòng tổ chức hành chính Công ty Điện lực Tây Hồ. Mặc dù đã hết sức cố gắng
nhưng báo cáo của em chắc chắn không tránh được nhiều sai sót. Rất mong được


sự phê bình, góp ý của các thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đoàn Phương Thảo và các cô chú trong
phòng Tài chính - Kế toán, Phòng tổ chức hành chính Công ty Điện lực Tây Hồ đã
giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 3
PHẦN 2 24
NN/KH 53
61
KẾT LUẬN 62
ChØ tiªu 64
Nguån vèn 66
B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh 69
B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n 71
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY HỒ
1.1- Khái niệm về tài chính doanh nghiệp.
Một tiền đề hết sức cần thiết trong việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của bất kỳ doanh nghiệp nào chính là vốn tiền tệ. Để tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình doanh nghiệp phải hình thành, phân phối và sử dụng nguồn vốn
của mình một cách có hiệu quả. Trong quá trình đó các luồng tiền tệ phát sinh gắn
liền với các hoạt động đầu tư và các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh
nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính trong doanh nghiệp.
Có thể nói tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế biểu
hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình phát triển và
biến đổi vốn dưới hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp.
1.2- Ý nghĩa của phân tích tài chính đối với hoạt động của Doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của
một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích và đánh giá kinh tế của
công ty. Phân tích tình hình tài chính giúp ta đánh giá được tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Để phục vụ tốt cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các
nhà quản lý phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp mình để có những quyết định kịp thời cho việc cải thiện tình hình tài chính.
Bên cạnh đó sự phát triển của các doanh nghiệp, ngân hàng và thị trường vốn càng
cho thấy việc phân tích tài chính là hết sức cần thiết. Phân tích tài chính có ảnh
hưởng trực tiếp đến một số đối tượng sau:
-Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp: Phân tích tài
chính doanh nghiệp nhằm đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, xác định điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp làm cơ sở để định hướng các quyết định của ban
giám đốc và dự báo các kế hoạch tài chính.
3
Mối quan hệ hàng đầu của các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý là tối đa
hóa lợi nhuận và có khả năng trả nợ. Các nhà quản lý doanh nghiệp thì còn quan
tâm đến nhiều mục tiêu khác như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng
cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đóng góp phúc
lợi, bảo vệ môi trường…Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được các mục
tiêu trên nếu doanh nghiệp thực hiện được hai mục tiêu cơ bản là: kinh doanh có lãi
và thanh toán được nợ. Bởi vì một doanh nghiệp nếu làm ăn thua lỗ kéo dài hoạc
không thanh toán được nợ đến hạn đều buộc phải ngừng hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Chính vì vậy các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm
đầy đủ thông tin về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó phân tích và đánh
giá đứng đắn tình hình hoạt động tài chính của mình để có những quyết định sang
suốt.
- Đối với các chủ ngân hang và các nhà cho vay tín dụng: phân tích tài chính

doanh nghiệp giúp họ nhận biết nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hang. Họ
đặc biệt chú ý đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn là họ quan
tâm đến lượng tiền mặt, các loại tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền và
so sánh chúng với các khoản nợ của daonh nghiệp. Mối quan tâm thứ hai của các
chủ ngân hang và các nhà cho vay tín dụng là lượng vốn chủ sở hữu mà doanh
nghiệp có. Đây chính là khoản đảm bảo cho họ nếu doanh nghiệp mất khả năng
thanh khoản. Mối quan tâm thứ ba của các chủ ngân hàng là khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp. Không chủ ngân hàng nào muốn cho một doanh nghiệp làm ăn
không có hiệu quả hoạc làm ăn thua lỗ vay tiền cả. Không chỉ có vậy khả năng sinh
lợi của doanh nghiệp chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay của doanh
nghiệp.
-Đối với các nhà cung ứng vật tư, thiết bị, hàng hóa và dịch vụ: phân tích tài
chính trong doanh nghiệp cho họ biết về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ
đó có thể quyết định bán hang hay không bán hang, và các phương pháp thanh toán
hợp lý cần áp dụng để thu hồi tiền bán hang một cách nhanh nhất.
-Đối với các nhà đầu tư: phân tích tài chính giúp họ biết tình hình thu nhập của
4
vốn chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm
tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đó chính là
căn cứ quan trọng trong việc ra quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
-Đối với khách hàng: Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá khả
năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp để
quyết định có ứng tiền trước hay không.
-Đối với người lao động trong doanh nghiệp: : Phân tích tài chính trong doanh
nghiệp giúp họ hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt được xu hướng
phát triển của doanh nghiệp để từ đó nâng cao trách nhiệm của mình trong công
việc mà họ phải đảm nhận, giúp họ hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp, nắm
bắt xu hướng phát triển của doanh nghiệp để từ đó nâng cao trách nhiệm của mình
trong công việc mà họ phải đảm nhận, giúp họ đánh giá được thu nhập của bản thân
sẽ tăng lên hay sút đi.

-Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước như tài chính, ngân hàng, kiểm toán,
thuế phân tích tài chính giúp cho việc kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thu thuế,
hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về
tài chính, kiểm toán, thuế được thực hiện tốt hơn.
Tóm lại, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính, nó có thể được ứng
dụng theo nhiều hướng khác nhau, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Chính vì lẽ đó phân tích tài chính trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Phân tích tài chính là một phương pháp đánh giá tình hình tài chính đã qua và
hiện nay, cũng như dự đoán tình hình tài chính trong tương lai, đồng thời đưa ra
biện pháp để cải thiện tình hình tài chính và dần dần đi đến hoàn thiện tình hình tài
chính và dần dần đi đến hoàn thiện tình hình tài chính doanh nghiệp. Không những
thế phân tích tài chính còn cung cấp những thông tin giúp cho nhà quản lý đánh giá
được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình và từ đó đưa ra những
quyết đứng đắn, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý,
không chỉ có ý nghĩa thiết thực với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đánh giá
một cách toàn diện tình hình tài chính, năng lực tài chính, khả năng sinh lời, cách
thức lựa chọn và quản lý nguồn vốn để đưa ra quyết định tài chính và quyết định
5
đầu tư, đánh giá chính xác khả năng hoàn trả nợ vay
1.3- Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Việc phân tích tình hình tài hình tài chính thường được tiến hành theo các tiêu
chí sau:
*Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính.
*Khả năng thanh khoản
*Hiệu quả sử dụng tài sản
*Khả năng quản lý vốn vay
*Khả năng sinh lợi và đòn bẩy tài chính (hiệu ứng Dupont)
1.3.1- Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh cơ cấu và giá

trị của các tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
•Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện ở sự tương quan về
cơ cấu và giá trị của các tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời cũng phản ánh tương
quan về chu kỳ luân chuyển tài sản và chu kỳ thanh toán nguồn vốn. Và do vậy góp
phần phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Mối quan hệ cân đối này
giúp nhà phân tích đánh giá được sự hợp lý giữa nguồn vốn huy động và việc sử
dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ.
Trong quá trình phân tích nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn thì điều
này là hợp lý, doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đảm bảo nguyên tắc tài trợ về sự
hài hòa kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản ngắn hạn.
Ngược lại nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn điều này chứng tỏ doanh
nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn.
Xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài
trợ cho tài sản dài hạn.
Mặc dù nợ ngắn hạn có thể do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi thấp hơn
6
lãi nợ dài hạn. Tuy nhiên, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán có
thể dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và một hệ quả tài chính xấu hơn có
thể xẩy ra
Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn
chủ sở hữu thì điều này là hợp lý, doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn
và cả vốn chủ sở hữu. Nhưng nếu như phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn
thì điều này là bất hợp lý như trình bầy ở phần cân đối tài sản ngắn hạn và nợ ngắn
hạn.
Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn: nghĩa là một phần nợ dài hạn đã
được sử dụng để tài trợ tài sản ngắn hạn. Điều này vừa gây lãng phí lãi vay nợ dài

hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Kết quả là lợi nhuận kinh doanh
giảm và rối loạn tài chính của doanh nghiệp.
•phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn.
Phân tích tình hình cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động cảu các bộ phận
cấu thành tổng tài sản của một doanh nghiệp.
Mục đích của việc phân tích này là để tìm hiểu sự hợp lý trong phân bổ và sử
dụng tài sản, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Thứ
hai là để đánh giá một cách tổng quát quy mô, năng lực và trình độ sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Phần tài sản gồm có:
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu
tư ngắn hạn, các khoản phải thu, giá trị tài sản dự trữ cho quá trình kinh doanh và
kinh phí sự nghiệp.
B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định
của doanh nghiệp bao gồm nguyên giá, chi phí hao mòn, giá trị còn lại của tài sản,
các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn tại thời điểm báo cáo.
Khi phân tích cần xem xét tỷ suất đầu tư trang thiết bị tài sản cố định và đầu tư
dài hạn. Tỷ suất đầu tư được xác định theo công thức:
7
Tỷ suất đầu tư =
Tài sản cố định đầu tư dài hạn
Tổng tài sản
Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện
năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài. Tỷ suất này tăng lên chứng tỏ
năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì
đây là một dấu hiệu tích cực về công ty.
•Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn.
Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có cảu doanh nghiệp tại
thời điểm lập báo cáo. Trên bảng cân đối kế toán, cơ cấu của từng nguồn vốn phản
ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các khoản vốn mà doanh nghiệp
đang quản lý và sử dụng.

Mục đích của việc phân tích nguồn vốn là: Phân tích khả năng tự tài trợ, phân
tích khả năng chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Qua đó đánh giá sự
biến động của các loại nguồn vốn ở một doanh nghiệp (so sánh giá trị của tổng
nguồn vốn và từng loại nguồn vốn qua mỗi kỳ) từ đó thấy được tình hình huy động
và sử dụng các loại nguồn vốn cảu doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn gồm có:
A: Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn…
B: Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn vốn tự tài trợ của
doanh nghiệp, các quỹ và kinh phí sự nghiệp do nhà nước cấp…
Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn cần tính toán tỷ suất tự tài trợ. Tỷ suất này
càng cao thể hiện khả năng độc lập cao của doanh nghiệp về mặt tài chính hay mức
độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt, ta có công thức:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ = ____________________________
Tổng nguồn vốn
1.3.2- Phân tích tình hinhg tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán là hình ảnh chụp nhanh về tài sản và nguồn vốn của
doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể (thời điểm báo cáo). Tuy nhiên nó phản ánh
rất ít về hoạt động và công việc gần đây của doanh nghiệp. Trong khi đó, việc đánh
giá doanh thu, lợi nhuận qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
8
nghiệp trong kỳ.
A- Phân tích doanh thu.
Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng không những có ý nghĩa đối với
bản thân của một doanh nghiêp mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế.
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh là tiền bán sản phẩm, hàng hóa sau
khi đã trừ đi khoản tiền chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,
thu từ phần nợ giá của nhà nước nếu doanh nghiệp có cung cấp hàng hóa, dịch vụ
theo yêu cầu của nhà nước.

Doanh thu từ các hoạt động khác là doanh thu từ hoạt động mua bán trái
phiếu, tín phiếu cổ phiếu, cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh, thu lãi tiền gửi, lãi
cho vay, các khoản thu tiền phạt…
Doanh thu về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được căn cứ vào hai nhân tố là số
lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ và giá đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch.
B- Phân tích lợi nhuận.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm
thặng dư do kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lại. Lợi nhuận là
chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Mục đích của phân tích lợi nhuận là: Đánh giá số lượng và chất lượng hoạt
động của doanh nghiệp, kết quả sử dụng các yếu tố sản xuất về tiền vốn, lao động,
vật tư…So sánh lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận các kỳ
trước (tháng, quý, năm) qua đó thấy được mức độ tăng giảm của lợi nhuận từ các
hoạt động. Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.
Đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xét tỷ trọng về lợi nhuận của từng loại hoạt
động trong tổng lợi nhuận chung của doanh nghiệp để có cái nhìn toàn vẹn hơn.
Nội dung phân tích lợi nhuận bao gồm:
-Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của từng bộ phận và của
toàn doanh nghiệp
-Nhận dạng những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến tình hình biến động lợi nhuận
-Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiền tang nhằm không ngừng nâng
9
cao lợi nhuận.
C- Phân tích chi phí hoạt động.
Mục đích của việc phân tích là để biết xem tình hình thực hiện chi phí của
công ty so với các năm trước, so với kế hoạch, so với định mức có tốt hơn không.
Từ đó đưa ra nguyên nhân và biện pháp kiểm soát chi phí nhằm hạ giá thành dể
tăng lợi nhuận.
1.3.3- Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là phân tích các hoạt động thu
chi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Do hầu hết mọi hoạt động kinh
doanh hiện nay đang ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động tiền tệ, vì vậy
phân tích lưu chuyển tiền tệ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị
doanh nghiệp.
Nội dung của phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phân tích biến động của
các dòng tiền và phân tích dự báo kế hoạch tiền mặt.
A- Phân tích biến động chung của dòng tiền.
Phương pháp đánh giá biến động dòng tiền là: Phương pháp so sánh giữa năm
nay và năm trước để xem xét biến động của ngân lưu cả về mặt tuyệt đối và tỷ
trọng. Sau đó dung phương pháp liên hệ để chỉ ra một nguyên nhân cơ bản làm cơ
sở cho việc phân tích tiếp theo.
B- Phân tích các hệ số dòng tiền so với tổng dòng tiền.
•Hệ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Dòng tiền ra phản ánh sự gia tăng các khoản đầu tư, dòng tiền vào phản ánh sự
thu hồi các khoản đầu tư.
Hệ số dòng tiền cao tức dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng
cao. Nếu chưa có kế hoạch tái đầu tư, doanh nghiệp nên sử dụng vào việc thanh
toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả hoặc trả trước hạn để giảm chi phí lãi vay sau
đó điều tiết vốn cho hoạt động kinh doanh chính để giảm các khoản vay ngắn hạn.
•Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính.
Hoạt động tài chính là những nghiệp vụ làm thay đổi cơ cấu tài chính của
doanh nghiệp cụ thể là tăng giảm các khoản vay, tăng giảm vốn chủ sở hữu khi phát
10
hành cổ phiếu, trả cổ tức, giữ lại lợi nhuận. Dòng tiền vào và ra tương ứng với sự
tăng giảm trong các nghiệp vụ kể trên.
Nếu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh không để cho hoạt động đầu
tư, doanh nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính, kết quả là một
khoản vay sẽ được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm bớt một phần
công ty.

•Hệ số dòng tiền ra để trả nợ so với dòng tiền vào.
Việc thanh toán các khoản nợ dài hạn làm cho dòng tiền ra tăng cao và thường
gắn liền với một chiến lược nào đó.
Thông thường tỷ lệ nợ dài hạn được thanh toán so với tổng dòng tiền vào là rất
thấp (10-20%) và diễn ra rất đều đặn qua các năm. Nguyên nhân chính là các khoản
nợ dài hạn có điều khoản thanh toán khá ổn định. Ngoài ra các khoản nợ dài hạn
luôn gắn liền với các dự án đầu tư dài hạn có thu nhập lâu dài. VÌ vậy hệ số này
thay đổi đột ngột là điều rất quan tâm để tìm nguyên nhân giải thích.
1.3.4- Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính
Tỷ số tài chính là một quan hệ so sánh có ý nghĩa giữa hai chỉ tiêu kinh tế,
được thể hiệ bằng con số dưới dạng số tương đối hay tỷ lệ % nhằm phản ánh mặt
này hay mặt khác về tình hình tài chính của một doanh nghiệp.
Tỷ số tài chính là một trong các công cụ biến đổi theo mục tiêu phân tích
nhằm phản ánh một cách đầy đủ hơn về các đặc điểm kinh doanh của công ty, làm
cơ sở cho việc sự báo tình hình tài chính của công ty trong tương lai.
Cơ sở hình thành của các tỷ số tài chính dựa chủ yếu vào mục đích quản trị
kinh doanh nhằm giải thích các vấn đề liên quan đến các tình trạng tài chnhs cơ bản
như: Khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các chủ nợ, khả năng chuyển đổi
thành tiền cảu các tài sản hoạt động, khả năng sinh lợi so với mức đầu tư thực tế về
khả năng trang trải các phí tổn vốn, khả năng ứng phó khi gặp các rủi ro trong kinh
doanh, và khả năng thanh toán cuối cùng khi phá sản.
1.3.4.1.Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện khả năng đối phó với những nghĩa vụ
trả nợ ngắn hạn hay năng lực thực hiện các cam kết về các món nợ khi chúng đến
11
hạn cảu doanh nghiệp. Việc thực hiện các nghĩa vụ này chịu ảnh hưởng một phần
bởi cơ cấu và giá trị của các tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi nhanh chóng
thành tiền trong một thời gian nhất định. Việc không hoàn thành tốt khả năng thanh
toán đúng hạn có thể dẫn đến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng như:

-Có thể làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp không tận dụng được
những cơ hội tốt và có thể bị mất quyền kiểm soát.
-Gây mất lòng tin đối với chủ nợ có thể đặt doanh trước các vấn đề pháp lý có
thể buộc phải phải phát mãi tài sản.
-Khi lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, doanh nghiệp có thể phải
thay đổi các chính sách và điều kiện tín dụng thương mại làm ảnh hưởng đến doanh
thu và thị phần
Duy trì khả năng thanh toán là cơ sở giúp doanh nghiệp tăng thêm uy tín đối
với các chủ nợ ngắn hạn đảm bảo thanh toán các nhu cầu thanh toán, các cam kết
khi đến hạn, giảm bớt khoản chi phí tài chính đắt khi phát sinh nhu cầu vốn.
Tuy nhiên sự đối nghịch giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh toán buộc
doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán sao cho chi phí hợp lý nhất.
Một số yếu tố thường ảnh hưởng đến khả năng thanh toán:
- Khả năng thanh khoản và chất lượng cảu các tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn.
- Đặc điểm của từng nghành và từng loại hang tồn kho.
- Quy mô của vốn lưu động thuần, sự biến động của nhu cầu vốn hoạt động và
vòng quay của các tỷ số hoạt động.
- Chính sách tín dụng của doanh nghiệp và nhà cung cấp tuổi nợ của từng
món nợ.
A. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành.
Tỷ số này phản ánh phạm vi, quy mô của các tài sản lưu động mà doanh
12
Tỷ số khả năng thanh
toán hiện hành
Giá trị TSLĐ và ĐTNH
Nợ ngắn hạn phải trả
=
nghiệp có thể sử dụng để trang trải các yêu cầu của các chủ nợ (nợ dài và ngắn hạn
sắp đáo hạn). Tuy nhiên nó cũng có nhiều hạn chế như tính thời điểm của bảng cân

đối kế toán, việc đánh giá luân chuyển hàng tồn kho ở mỗi doanh nghiệp, tình hình
nhập và huy động ngân quỹ, tình hình dòng lưu kim tương lai cũng như các bảo
đảm của doanh nghiệp.
B. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh.
Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn cho các chủ nợ, trong
trường hợp hang tồn kho của doanh nghiệp không thể phát mãi được. Tỷ số này
thường thay đổi theo nghành
C. Tỷ số khả năng thanh toán tức thời
Công thức tính toán
Tỷ số này đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời các cam kết đến hạn
bằng các loại tài sản lưu động tương đương với tiền mặt. Tuy nhiên để đánh giá
đứng đắn cần phải phân tích chất lượng tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn
kết hợp với các tỷ số mục tiêu cũng như tỷ số trung bình của nghành.
D. Phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả.
Để đánh giá mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, cần
xem xét tổng đô tiền phải thu so với tổng số tiền phải trả
Các khoản phải thu
Hệ số công nợ = _________________________
Các khoản phải trả
Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh nghiệp
đang bị chiếm dụng vốn. Nếu ngược lại, thì doanh nghiệp đang chiếm dụng dụng
vốn của người khác. Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh là chuyện
13
Tỷ số khả năng
thanh toán nhanh
Tiền mặt + ĐTNH + Nợ phải thu
Nợ ngắn hạn phải trả
=
Tỷ số khả năng thanh
toán tức thời

Tiền mặt + đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn phải trả
=
bình thường, tuy nhiên càn phải xem xét tính hợp lý để có biện pháp quản lý công
nợ đựoc tốt hơn. Có thể kết hợp xem xét tốc độ tăng hệ số công nợ với tốc độ tăng
doanh thu để đánh giá them về tính hợp lý cảu chính sách bán chịu và chiếm dụng
vốn hiện nay của doanh nghiệp.
1.3.4.2- Phân tích khả năng hoạt động
Thực tế cho thấy tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp
mà mức độ hoạt động sẽ được biểu thị khác nhau, nhưng thông qua sự biến động về
mức độ hoạt động cũng chứng minh được hiệu quả kinh doanh, hiệu quả của việc sử
dụng các nguồn lực tài chính. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá khả
năng hoạt động với các loại vốn kinh doanh.
A-Vòng quay của tổng vốn.
Công thức tính toán
Doanh thu thuần Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh
= ______________________________
Toàn bộ vốn kinh doanh bình quân
Tỷ số này phản ánh hiệu quẩ cuẩ việc sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh
doanh, cho thấy một đồng vốn đầu tư đã tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu,
hoặc một đồng vốn “quay” được bao nhiêu vòng. Mức độ quay vòng càng cao, hiệu
quả hoạt động càng tốt. Mức độ quay vòng toàn bộ vốn tuỳ thuộc vào cơ cấu tài sản,
chu kỳ kinh doanh, chu kỳ kinh tế, chu kỳ sống sản phẩm, các điều kiện môi trường
kinh doanh.
B. Vòng quay vốn lưu động.
Vòng quay vốn lưu động là tỷ số cho biết trong kỳ vốn lưu động được sử dụng
bao nhiêu vòng. Số vòng quay cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao và
ngược lại. Chỉ số này được tính thông qua mối quan hệ giữa doanh thu thuần trong
kỳ với số dư bình quân vốn lưu động.
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác sử dụng vốn lưu động trong từng

14
Số vòng quay của
vốn lưu động
Doanh thu tiêu thụ thuần
Vốn lưu động bình quân
=
giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Tốc độ luân chuyển vốn lưu
động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức công tác cung ứng, sản xuất, tiêu thụ
của công ty có hợp lý hay không, các khoản vật tư được sử dụng tốt hay không.
C. Vòng quay vốn cố định.
Vòng quay vốn cố định là chỉ số dùng để đánh giá tình hình sử dụng vốn cố
định của doanh nghiệp, nó cho biết một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu trong kỳ.
Tỷ số này càng cao càng tốt thể hiện vốn cố định được sử dụng có hiệu quả,
sản phẩm được tạo ra nhiều. Tỷ số này cao đồng thời phản ánh một bộ phận của vốn
cố định đã dịch chuyển nhanh vào giá trị sản phẩm và sớm hoàn thành kỳ luân
chuyển của nó, sớm thu hồi vốn đầu tư. Do đó công ty có thể sử dụng một bộ phận
của vốn cố định này phục vụ cho nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị. Tỷ số này thấp
thể hiện hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị chưa cao. Ngoài ra tỷ số này thấp có thể
do doanh thu trong kỳ thấp vì đồng vốn bị ú đọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
D. Vòng quay của hàng tồn kho.
Giá trị hàng tồn kho bao gồm toàn bộ các tài sản dự trữ như vật tư, nguyên vật
liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm chưa bán (không kể các
hang hoá ứ đọng chậm luân chuyển kém phẩm chất).
Vòng quay hang tồn kho phản ánh: Chất lượng của công tác quản lý vật tư,
nguyên vật liêụ, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Chất lượng của công tác tổ
chức sản xuất và bán hang.
Khi phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho cần chú ý đến chiến lược kinh doanh, chu
kỳ sản xuất, chu kỳ sống của sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm đồng thời xem
xét them tỷ trọng và giá trị của hàng tồn kho bị ứ đọng chậm luân chuyển để có kết

15
Hiệu suất sử sụng
vốn cố định
Doanh thu tiêu thụ thuần
Tài sản cố định bình quân
=
Số vòng quay của
hàng tồn kho
Doanh thu tiêu thụ thuần
Giá trị hàng tồn kho bình quân
=
lun chớnh xỏc hn v k luõn chuyn kho hang.
E. K thu n bỏn chu.
Cỏc khon phi thul giỏ tr ca phn vn b ng trong khõu thanh toỏn bao
gm phi thu ca khỏch hng, ng trc, tạm ứng và phải thu khác.
Phân tích kỳ thu nợ nhằm đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của
doanh nghiệp. Khi phân tích cần chú ý thêm mục tiêu chính sách tín dụng của doanh
nghiệp, đặc biệt để đánh giá chính xác phần doanh thu tiêu thụ chỉ đợc tính phần giá
trị đã bán chịu.
1.3.4.3-Phân tích khả năng quản lý nợ
1.3.4.3.1-Phân tích tỷ số nợ
Tỷ số nợ cho biết nguồn vốn vay dới mọi hình thức có hoặc không chịu lãi
chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ
số nợ cũng phản ánh gián tiếp sự góp vốn của chủ sở hữu và mức độ rủi ro mà doanh
nghiệp có thể gánh chịu. Có hai cách biểu hiện tỷ số nợ
Hoặc
Các chủ nợ thờng thích một tỷ số nợ vừa phải vì nó đảm bảo khả năng đợc
thanh toán cho họ khi doanh nghiệp bị phá sản, ngợc lại các chủ doanh nghiệp thờng
thích tỷ số nợ cao vì nó làm gia tăng lợi tức cho tất cả các cổ đông, mà không làm
mất quyền kiểm soát. Tỷ số nợ thấp, mức độ an toàn tài chính cao, doanh nghiệp sẽ

ít bị lỗ trong thời kỳ kinh tế suy thoái, nhng mức lợi nhuận sẽ gia tăng chậm khi nền
kinh tế phát triển làm ảnh hởng tới phí tổn vốn. Tỷ số nợ cao, mức độ an toàn tài
chính giảm xuống doanh nghiệp sẽ có nhiều rủi ro và có thể bị lỗ nặng khi hoạt
động sản xuất kinh doanh không ổn định và khi điều kiện kinh tế gặp khó khăn do
16
Vũng quay khon
phi thu
Vũng thu Thun
Khon phi thu bỡnh quõn
=
K thu n bỏn
chu
365
Vũng quay khon phi thu
=
Tỷ số nợ
Tổng nợ (ngắn và dài hạn)
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
=
Tỷ số nợ
Tổng nợ (ngắn và dài hạn)
Vốn chủ sở hữu
=
chi phí vốn huy động vốn vay cao. Tuy nhiên khi điều kiện kinh tế thuận lợi tỷ số nợ
cao có thể mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi
nhuận cao nhng rủi ro lại thấp. Khi đa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp
phải dựa vào sự cân băng giữa lợi nhuận và rủi ro và cần so sánh với mức trung bình
của ngành.
1.3.4.3.2-Phân tích thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp
Công thức tính toán :

Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp thờng phải huy động vốn vay để đáp
ứng nhu cầu mở rộng và cải tiến sản xuất, thời hạn các khoản nợ này trung bình từ 3
đến 10 năm và phần gốc phải đợc chi trả từ nguồn vốn khấu hao hàng năm. Chỉ tiêu
này phản ánh khả năng sinh lợi và việc quản lý chi phí khấu hao trong việc trang trải
các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp
1.3.4.3.3-Phân tích khả năng sinh lợi
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dới góc độ sử dụng tài sản cố định và
tài sản lu động, khi phân tích cần xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dới góc độ sinh
lợi. Khả năng sinh lời là nhóm chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát năng lực kinh
doanh. Phân tích khả năng sinh lời cho phép doanh nghiệp đánh giá đợc tình trạng
tăng trởng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến l-
ợc ngăn ngừa rủi ro ở mức độ tốt nhất, cũng nh đề xuất hớng phát triển trong tơng
lai. Các hệ số sinh lợi là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng nh để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của doanh nghiệp
cùng loại.
17
Năng lực trả nợ
vay trung và
dài hạn
Lãi ròng + Khấu hao TSCĐ
Nợ vay chung và dài hạn(có trả lãi)
=
Hệ số lợi nhuận của một
đồng doanh thu
Lợi nhuận
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
=
Hệ số lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu
Lợi nhuận

Vốn CSH
=
Hệ số lợi nhuận trên tổng
tài sản
Lợi nhuận
Tổng tài sản
=
Đối với hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) thì đợc phân tích chịu ảnh
hởng của các nhân tố sau:
Tơng tự nh vậy hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh khả năng quản lý sử
dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cũng có thể biểu diễn theo hai
thành phần là: Khả năng sinh lợi nhuận ròng từ doanh thu và hệ số quay vòng của
tổng tài sản. Đó là khả năng sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của doanh nghiệp
Khi phân tích khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh cần tính
toán và so sánh các chỉ tiêu trên và xác định ảnh hởng của các nhân tố đa ra các
nhận xét và kiến nghị thích hợp.
1.3.4.3.5-Hiệu ứng Dupont
Mục đích của việc phân tích Dupont là phục vụ cho việc sử dụng vốn chủ sở
hữu sao cho đạt hiệu quả nhất. Ta có công thức tính hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu nh sau:
Phân tích công thức trên ta có:
Mà ta có:
18
Hệ số doanh lợi
của vốn CSH
Doanh thu
thuần
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận

sau thuế
Doanh thu
thuần
x
Hệ số doanh lợi
của vốn CSH
Hệ số quay vòng
của vốn CSH
=
Hệ số doanh lợi
doanh thu thuàn
x
Hệ số lợi nhuận
trên tổng tài sản
Doanh thu
thuần
Giá trị tổng tài sản
=
Lợi nhuận
sau thuế
Doanh thu
thuần
x
Hệ số lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu
Lợi nhuận
sau thuế
Vốn CSH
=
Lợi nhuận

sau thuế
Doanh thu
thuần
=
Doanh thu
thuần
Tổng tài sản
x
Lợi nhuận
sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
x
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
=
Tổng tài sản
Tổng tài sản Nợ phải trả
=
Tổng tài sản
Nợ phải trả
1
1 -
Cuối cùng ta đợc:
Hay ta có:
Trong đó:
-K
1
là hệ số doanh lợi của doanh thu thuần

-K
2
là hệ số doanh thu trên tài sản (số vòng quay của vốn kinh doanh)
-K
3
là hệ số nợ
Xét sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu qua các thời kỳ
-Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm gốc (K
o
ROE
)
Dùng phơng pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hởng của từng chỉ tiêu
đến sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu:
19
=
Hệ số nợ
1
1
-
Lợi nhuận
sau thuế
Doanh thu
thuần
=
Doanh thu
thuần
Tổng tài sản
x
Lợi nhuận
sau thuế

Vốn chủ sở hữu
1
1 hệ số nợ
x=
K
ROE
K
1
K
2
x
K
3
x
=
K
ROE
Lợi nhuận
0
sau thuế
Doanh thu
0
thuần
Doanh thu
0
thuần
Tổng tài sản
0
x
1

1 hệ số nợ
0
x=
K
o
ROE
Lợi nhuận
1
sau thuế
Doanh thu
1
thuần
Doanh thu
1
thuần
Tổng tài sản
1
x
1
1 hệ số nợ
1
x=
K
1
ROE
Lợi nhuận
0
sau thuế
Doanh thu
0

thuần
Doanh thu
0
thuần
Tổng tài sản
0
)x
1
1 hệ số nợ
0
x
= (
K
1
Lợi nhuận
1
sau thuế
Doanh thu
1
thuần
_
Doanh thu
1
thuần
Tổng tài sản
1
Doanh thu
0
thuần
Tổng tài sản

0
_
1
1 hệ số nợ
0
)x
=
K
2
Lợi nhuận
1
sau thuế
Doanh thu
1
thuần
x(
Lợi nhuận
1
sau thuế
Doanh thu
1
thuần
1
1 hệ số nợ
1
x(
1
1 hệ số nợ
0
x=

K
3
Lợi nhuận
1
sau thuế
Doanh thu
1
thuần
x
)
Tổng hợp lại ta có: K = K
1
+ K
2
+ K
3
Dựa trên cơ sở những số liệu tính toán ở trên, ta sẽ đánh giá đợc mức độ ảnh h-
ởng của từng chỉ tiêu đến biến động của chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu.
Từ đó tìm biện pháp nâng cao hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu cho công ty trong
nhiều năm tiếp theo.
1.4-Nguồn số liệu trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Nguồn số liệu trong phân tích tài chính doanh nghiệp chính là các báo cáo tài
chính. Báo cáo tài chính là những báo cáo đợc lập dựa vào phơng pháp kế toán tổng
hợp số liệu từ các sổ sách kế toán,theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời
điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ
nhất định. Đồng thời đợc giải trình, giúp cho các đối tợng sử dụng thông tin tài
chính nhận biét đợc thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để
ra các quyết định phù hợp.
Hệ thống báo cáo tài chính baogồm:
-Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN)

-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN)
-Báo cáo lu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN)
-Bản thuyết minh các báo cáo tài chính (Mẫu B04-DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời
kỳ, chi tiết theo các hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với
Nhà nớc về thuế và các khoản phải nộp khác và tình hình về thuế giá trị gia tăng.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm 3 phần chính sau:
-Phần 1: lãi, lỗ
-Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nớc
-Phần 3: Tình hình thuế giá trị gia tăng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tác dụng rất lớn
trong việc quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh và xem xét đánh giá hiệu quả hoạt
20
động sản xuất kinh doanh. Nó cho biết kết quả của từng loại hoạt động cũng nh kết
quả kinh doanh trong kỳ. Đồng thời báo cáo cũng giúp cho Nhà nớc đánh giá đợc
tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nớc về các loại thuế, phí, lệ
phí và các khoản phải nộp khác.
Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng
hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản
của doanh nghiệp dới hình thức tiền tệ, vào một thời điểm xác định (thời điểm lập
báo cáo).
Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. Bên
tài sản phản ánh quy mô, kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp đang tồn tại dới
mọi hình thức, nó cho phép đánh giá tổng quát giá trị các tài sản mà doanh nghiệp
đang có tại thời điểm lập báo cáo. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn vốn, cơ cấu
nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nó cho biết từ những nguồn
vốn nào doanh nghiệp có đợc những tài sản trình bày trong phần tài sản.
Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng trong hệ thống thông tin về

doanh nghiệp. Nó cho phép đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp,
tình hình quản lý và sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn của doanh
nghiệp. Ngoài ra, bảng cân đối kế toán còn có ý nghĩa về mặt pháp lý: phần tài sản
thể hiện quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và trác nhiệm quản lý của doanh
nghiệp đối với tài sản đó.
Bảng lu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng lợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp .
Báo cáo lu chuyển tiền tệ phản ánh đầy đủ các dòng thu và chi bằng tiền và t-
ơng đơng tiền của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. Nó cung cấp thông tin
về những dòng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định .
Báo cáo lu chuyển tiền tệ phản ánh lợng tiền vào, ra và lợng lu chuyển tiền
thuần của doanh nghiệp trong kỳ theo ba loại hoạt động: hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động đầu t và hoạt động tài chính. Qua đó cũng phản ánh lợng tiền tồn
đầu kỳ, lợng tiền lu chuyển thuần trong kỳ và lợng tiền tồn cuối kỳ của doanh
nghiệp
21
Báo cáo lu chuyển tiền tệ cùng với các báo cáo tài chính khác giúp cho việc
đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Cụ thể cho biết lợng tiền đợc
tạo ra và chi tiêu trong kỳ nh thế nào, hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra
tiền, tiền đợc tạo ra nhằm mục đích gì, doanh nghiệp có thực hiện tốt vịêc trả nợ vay
và thanh toán tiền cho cán bộ công nhân viên hay không Trên cơ sỏ đó đánh giá đ-
ợc khả năng tạo ra tiền trong tơng lai của doanh nghiệp, khả năng thanh toán các
khoản nợ, khả năng đầu t mở rộng trong tơng lai và dự đoán dòng tiền trong tơng lai
của doanh nghiệp.
1.5-Các phơng pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phơng pháp so sánh: đây là phơng pháp lâu đời nhất và đợc áp dụng rộng rãi
nhất. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tợng kinh tế
đã đợc lợng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tơng tự nhau.
Phơng pháp so sánh có nhiều dạng:

-So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch
-So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm
-So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật -kinh tế trung bình hoặc
tiên tiến
-So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với các số liệu của các doanh nghiệp
tơng đơng hoặc doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh
-So sánh các thông số kỹ thuật kinh tế với các phơng án kinh tế khác
u điểm lớn nhất của phơng pháp so sánh là cho phép tách ra đợc những nét
chung, nét riêng của các hiện tợng đợc so sánh, trên cơ sở đó đánh giá đợc các mặt
phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp quản
lý hợp lý và tối u trong mỗi trờng hợp cụ thể.
Điều kiện khi áp dụng phơng pháp so sánh là: Các chỉ tiêu hay kết quả tính
toán phải tơng đơng nhau về nội dung phản ánh và cách xác định. Trong phân tích
so sánh có thể so sánh: số tuyệt đối, số tơng đối và số bình quân
Phơng pháp thay thế liên hoàn:
Thay thế liên hoàn là thay thế lần lợt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng
số liệu thực tế cuả nhân tố ảnh hởng tới một chỉ tiêu kinh tế đợc phân tích theo đúng
logic quan hệ giữa các nhân tố. Phơng pháp thay thế liên hoàn có thể đợc áp dụng
22
khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tợng kinh tế có thể
biểu thị bằng một hàm số. Thay thế liên hoàn đợc sử dụng để tính toán mức ảnh h-
ởng của các nhân tố tác động tới cùng một chỉ tiêu phân tích. Trong phơng pháp
này, nhân tố thay thế là nhân tố đợc tính mức ảnh hởng, còn các nhân tố khác giữ
nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch giữa cái trớc nó và cái đã đợc thay thế sẽ
tính đợc mức ảnh hởng của nhân tố đợc thay thế.
Việc xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng
phơng pháp. Trật tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu đợc quy định nh sau:
-Nhân tố số lơng thay thế trớc, nhân tố thứ phát thay thế sau. Khi có thể phân
biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hởng thì vận dụng nguyên tắc trên trong thay thế liên
hoàn là khá thuận tiện. Trong trờng hợp cùng một lúc có nhiều nhân tố chất lợng, số

lợng tức nhiều nhân tố có cùng tính chất nh nhau, việc xác định trật tự thay thế trở
nên khó khăn thì sử dụng phơng pháp tích phân, vi phân cho phơng pháp này.
Phơng pháp liên hệ cân đối:
Đây là phơng pháp mô tả và phân tích các hiện tợng kinh tế khi giữa chúng
tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc cần phải tồn tại sự cân bằng. Phơng pháp liên hệ
cân đối đợc sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính: phân tích sự vận động của
hàng hoá, vật t, nhiên liệu; xác định điểm hoà vốn; phân tích cán cân thơng mại
Ngoài các phơng pháp phân tích trên còn có một số phơng pháp phân tích nh:
-Phơng pháp đồ thị
-Phơng pháp phân tổ
-Phơng pháp so sánh tơng quan
-Các phơng pháp toán học ứng dụng khác
23
PHẦN 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY HỒ
2.1- Khái quát về Công ty Điện lực Tây Hồ
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Điện lực Tây Hồ là một đơn vị trực thuộc công ty Điện lực thành phố Hà Nội
năm 1997. Ngày 20.04.1997, tổng giám đốc công ty Điện lực Việt Nam ra quyết
định số 09 EVN/HĐQT-TCCB-LĐ chính thức thành lập Điện lực Tây Hồ theo mô
hình xí nghiệp. Việc thành lập Điện lực Tây Hồ lúc bấy giờ là vô cùng phù hợp và
cần thiết với yêu cầu của người dân trong quận.
Là một xí nghiệp kinh doanh điện năng hạch toán phụ thuộc công ty Điện Lực
Hà Nội nhưng Điện Lực Tây Hồ có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân
hàng, có con dấu riêng để giao dịch, ký hợp đồng kinh tế theo sự phân cấp và ủy
quyền của Công ty Điện Lực thành phố Hà Nội.
Trụ sở đóng tại:
Ngõ 695- Đường Lạc Long Quân- Tây Hồ - Hà Nội
Điện Thoại: (04) 2 2100440

2.1.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của điện lực Tây Hồ
Nằm trên địa bàn quận Tây Hồ nên điện lực có một vị trí rất quan trọng trong
việc cung ứng điện. Điện lực phải thường xuyên đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn
định.
Là một đơn vị sinh sau đẻ muộn nhưng đến nay Điện lực Tây Hồ đã có nhiều
bước phát triển vượt bậc. Chỉ sau gần 10 năm hoạt động, Điện lực Tây Hồ đã đứng
đầu trong 11 quận, huyện của thành phố Hà Nội về việc hoàn thành tốt chỉ tiêu tổn
thất điện năng, cung ứng ổn định cho thủ đô 109 triệu KWh với tỷ lệ tổn thất điện
năng là 12% cùng doanh thu là 5.3 tỷ đồng. Điều kiện làm việc với đời sống của cán
bộ công nhân viên Điện lực Tây Hồ ngày càng được cải thiện.
Điện lực Tây Hồ có những chức năng và nhiệm vụ sau:
- Quản lý vận hành an toàn điện lực, tin cậy và đảm bảo chất lượng điện năng,
phấn đấu giảm tổn thất điện lưới truyền tải.
- Sửa chữa các thiết bị đường dây và trạm biến áp
- Phục hồi, cải tạo, xây lắp các công trình điện
24
- Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị để xác định chất lượng thiết bị trong quá trình
sửa chữa, xây lắp của công ty
- Tổ chức bán điện và thu tiền đến các hộ gia đình, các cơ quan đơn vị trên địa
bàn quận Tây Hồ
- Thực hiện một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ phục vụ công tác kinh doanh
điện.
2.1.1.2 Quy mô, năng lực sản xuất và trình độ quản lý
Điện lực hiện đang quản lý một khối lượng rất lớn thiết bị gồm các trạm biến
áp, đường dây nối,cáp ngầm, đường dây hạ thế…
Thiết bị Đơn vị tính Số lượng
Trạm biến áp Cái 452
Máy biến áp Cái 515
Dung lượng máy biến áp KVA 239.315
Đường dây nổi KM 31.685

Cáp ngầm KM 1544
Đường dây hạ thế KM 17898
Năng lực sản xuất lớn như vậy được vận hành bởi đội ngũ quản lý, kỹ sư, công
nhân lành nghề
Lực lượng lao động (người) Số lượng Tỷ lệ %
Tổng số cán bộ CNVC 383
Trong đó: - Nam CNVC 263 68.7
- Nữ CNVC 120 31.3
Đại học các ngành 39 10.2
Cao đẳng và trung cấp 28 7.3
Công nhân 316 82.5
Thợ bậc cao 186 48.6
2.1.2- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Chức năng kinh doanh chủ yếu của điện lực Tây Hồ là kinh doanh bán điện.
Điện năng là một dạng hàng hóa đặc biệt với các đặc điểm riêng là không nhìn thấy,
không sờ thấy, không có hàng tồn kho, không có thành phẩm dở dang và sản phẩm
dự trữ, khách hàng dùng trước trả tiền sau.
Ở Việt Nam điện năng được nhà nước bảo hộ và chính phủ quyết định giá cả.
Ngoài ra còn phải kể đến tính nguy hiểm cao độ trong cung ứng và sử dụng điện.
25

×