Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh thu hút thị trường khách du lịch châu Âu đến tập đoàn khách sạn Indochina – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.9 KB, 61 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Thao
Mã sinh viên: CQ492434
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh thu hút thị trường khách du
lịch châu Âu đến tập đoàn khách sạn Indochina – Hà Nội
MỤC LỤC
Mục tiêu 45
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Mục tiêu 45
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch ngày càng phát triển và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự
tăng trưởng của một nền kinh tế. Những năm vừa qua, ngành Du lịch Việt Nam đã
không ngừng lớn mạnh, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho kinh tế đất nước,
trong đó có sự đóng góp tích cực của hoạt động du lịch quốc tế.
Khách nước ngoài ngày càng quan tâm đến Việt nam, coi Việt nam là một
điểm đến an toàn trong những kỳ nghỉ khi tình hình an ninh trên thế giới có nhiều
bất ổn; là nơi có nhiều thắng cảnh tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, trở thành điểm
đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Bên cạnh đó, công tác quảng bá du lịch sâu rộng
ra nước ngoài cùng với các sản phẩm và chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn thiện,
hệ thống hạ tầng cơ sở, khu vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch không ngừng
được cải tạo và xây mới đã thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của khách nước ngoài
đến Việt Nam. Có thể thấy lượng du khách quốc tế vào Việt nam tăng đều qua các
năm gần đây. Năm 2010 có thể nói ngành du lịch nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu, số lượng khách quốc tế tăng tới 5 triệu khách; ngày lưu trú của khách tăng 4
ngày /2010; doanh thu đạt 96 tỷ đồng tăng 37% so với năm trước. Dự tính năm


2011, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng 8% so với năm 2010 đạt 5,58 tr
lượt khách. Theo đó dự kiến đến năm 2015, Việt Nam sẽ đón khoảng 12 triệu lượt
khách du lịch quốc tế.
Trong sự phấn đấu để đạt được những kết quả đáng khâm phục này, bên cạnh
sự nỗ lực của toàn ngành có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp khách
san. Các cơ sở lưu trú tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, các dịch vụ ngày
càng được nâng cao và đa dạng hóa đáp ứng nhu cầu của du khách. Kinh doanh
khách sạn đã đảm bảo hiệu quả kinh tế, chính trị, an ninh, an toàn xã hội, đóng góp
đáng kể vào kết quả kinh doanh của toàn ngành và ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới cùng
với chính sách mở trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế đã đặt ngành kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng trước sự cạnh
tranh gay gắt. Các khách sạn mọc lên ngày càng nhiều, lượng phòng tăng một cách
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
3
Chuyên đề tốt nghiệp
đột biến gây mất cân đối giữa cung và cầu, công suất sử dụng buồng giảm dẫn đến
sự cạnh tranh thiếu lành mạnh ở một số doanh nghiệp du lịch.
Trước bối cảnh đó, để lấy lại sự hấp dẫn của khách sạn, lấý lại lòng tin của
khách, thu hút khách cũng như trụ vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần am
hiểu tường tận về khách hàng của mình trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai nhằm
đưa ra các chiến lược và chính sách cụ thể, đúng đắn trong thu hút khách. Đòi hỏi
cấp thiết này đúng với mọi khách sạn ở Việt Nam, trong đó khách sạn Indochina
không phải là ngoại lệ.
Xuất phát từ thực tế kinh doanh đặt ra, sau thời gian thực tập tại Tập đoàn khách
sạn Indochina em đã chọn đề tài: Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh thu
hút thị trường khách du lịch châu Âu đến tập đoàn khách sạn Indochina – Hà
Nội với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình cùng với Ban quản lý và Điều hành
khách sạn tăng cường khả năng thu hút khách Châu Âu đến với khách sạn.

Em xin chân thành cảm ơn Th.S Vương Quỳnh Thoa, các thầy cô giáo trong
Khoa Du lịch và Khách sạn đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bản chuyên đề tốt nghiệp
này.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu đặc điểm thị trường khách Châu
Âu và các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút khách.
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong việc nghiên cứu khách lưu trú tại Tập
đoàn khách sạn Indochina căn cứ trên số liệu thực tế giai đoạn 2008-2010 và một số
năm tới.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng thị trường Châu Âu
tại tập đoàn khách sạn Indochina dựa trên các tiêu thức quy mô, cơ cấu, đặc điểm và
tốc độ tăng trưởng của thị trường. Trên cơ sở đưa ra đánh giá những lợi thế và hạn
chế, tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên tạo cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm
tăng cường khả năng thu hút khách Châu Âu tại khách sạn
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Phương pháp nghiên cứu
Các phuơng pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp tổng hợp thu thập phân tích, đối chiếu, so sánh và hệ thống tư
liệu.
- Phương pháp khảo sát và điều tra thực tế
Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
chuyên đề chia thành 2 chương:
Chương 1: Thực trạng khai thác khách Du lịch Châu Âu tại Tập đoàn khách
sạn Indochina.

Chương 2: Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút khách Châu
Âu tại Tập đoàn khách sạn Indochina.

Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
5
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG
KHÁCH DU LỊCH CHÂU ÂU TẠI TẬP ĐOÀN KHÁCH SẠN
INDOCHINA
1.1.Khái quát hoạt động kinh doanh tại tập đoàn khách sạn Indochina.
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn khách sạn.
Tập đoàn khách sạn Indochina Hà Nội bao gồm hệ thống ba khách sạn là
Indochina I, Indochina II và khách sạn Hidden Charm. Cả ba khách sạn đều tọa lạc
trên khu phố cổ - trung tâm thủ đô Hà Nội.
Khách sạn Indochina 1 nằm trên phố Ấu Triệu- con phố nhỏ yên tĩnh, sạch sẽ,
chỉ cách bờ Hồ Hoàn Kiếm 5 phút đi bộ. Phía sau, cách100m là nhà thờ Lớn. Cùng
tọa lạc trên con phố này là khách sạn Hidden charm ( 23 Ấu Triệu) – khách sạn mới
đi vào hoạt động từ năm 2010 với phong cách thiết kế vừa mang nét cổ điển vừa
mang nét hiện đại. Tọa lạc riêng trên một con phố khác cũng thuộc trung tâm phố
cổ là khách sạn Indochina II(40/42 Lò Sũ). Ba khách sạn đều nằm trên vị trí thuận
lợi ngay giữa trung tâm của Hà Nội, thuận tiện cho việc tham quan mua sắm của du
khách. Hơn nữa cả ba khách sạn đều cách không xa sân bay Nội Bài thuận tiện cho
khách du lịch di chuyển theo đường hàng không đến Việt Nam. Indochina I và II
bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ năm 2008. Đến năm 2010 thì cả 3 khách sạn
đi vào hoạt động. Địa điểm của từng khách sạn trong tập đoàn như sau:
Khách sạn INDOCHINA I
Địa chỉ: 13-15 Ấu Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
ĐT: (84-4)3 928 9429
Fax: (84-4) 3 938 0068

Email:
Website: http:///www.Indochina-hotelgroup.com
Khách sạn INDOCHINA II
Địa chỉ : 40 Lò Sũ, Hoàn Kiếm , Hà Nội
Skype: indochinahotel2
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
6
Chuyên đề tốt nghiệp
ĐT:( 84-4) 3824 3804
Fax:( 84-4) 3824 3806
Email:
Website: http:///www.Indochina-hotelgroup.com
Khách sạn HIDDEN CHARM
Địa chỉ: 23 Ấu Triệu, Hoàn Kiếm , Hà Nội
Skype: hiddencharmhotel
Fax:( 84-4) 3824 3807
Email:
Website: http:///www.Indochina-hotelgroup.com
Tập đoàn khách sạn Indochina do chủ đầu tư người Việt đứng ra xây dựng và
làm chủ. Tập đoàn bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008 với hai khách sạn là
Indochina I và Indochina II theo số 300/GP-UB do ủy ban nhân dân thành phố Hà
Nội cấp ngày 1/1/2008. Tiếp đó, đến năm 2010, chủ đầu tư xây dựng thêm khách
sạn Hidden Charm cũng với mô hình giống hai khách sạn I và II.
1.1.2.Mô hình cơ cấu tổ chức.
- Đặc điểm lao động. Hiện nay khách sạn bao gồm các bộ phận như sau:

Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
Giám Đốc

Bộ
phận
mar và
sales
Bộ
phận
lễ tân
Bộ
phận
buồng
Bộ
phận
bếp
Bộ
phận
bảo vệ
Bộ
phận
KD ăn
uống
Bộ
phận
nhân
sự và
KT
7
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Ban giám đốc: Là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm thực hiện
công tác đối nội và đối ngoại trong mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn. Lập

kế hoạch tổ chức lao động và kiểm tra trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Bộ phận Marketing : Thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền quảng
bá và giới thiệu sản phẩm của khách sạn trong và ngoài nước nhằm thu hút khách
và tối đa hoá lợi nhuận. Nghiên cứu thị hiếu, đặc điểm tính cách dân tộc, tôn giáo
của khách. Thực hiện hợp đồng liên kết với các công ty du lịch và khách sạn trong
cả nước. Tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh và đề ra phương
hướng, chiến lược kinh doanh, đề ra biện pháp khôi phục những nhược điểm và
phát huy lợi thế trong kinh doanh. Tìm kiếm các mối khách hàng, các khách đặt hội
nghị, hội thảo, tiệc, Đảm nhận việc đặt phòng trước cho khách hàng thông qua việc
liên lạc thường xuyên với lễ tân và bộ phận nhà buồng.
- Bộ phận lễ tân: Có chức năng đại diện cho khách sạn trong mở rộng các mối
quan hệ, tiếp xúc với khách. Có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách, làm cầu
nối liên hệ giữa khách với các bộ phận khác trong khách sạn, trong định hướng tiêu
dùng của khách và giới thiệu các dịch vụ của khách sạn với khách hàng. Bộ phận lễ
tân đóng vai trò là trung tâm phối hợp mọi hoạt động của các bộ phận trong khách
sạn, tham mưu cho giám đốc cung cấp thông tin về khách. Bán dịch vụ phòng nghỉ
và các dịch vụ cho khách, tham gia vào các hoạt động kinh doanh phòng ngủ của
khách sạn như : đón tiếp khách, bố trí phòng ngủ, giữ đồ cho khách, thanh toán.
Nắm vững thị hiếu của khách, tạo nên cảm nhận ban đầu tốt đẹp và để lại ấn tuợng
cho khách. Giải quyết các khiếu nại, phàn nàn của khách. Giữ mối quan hệ chặt chẽ
với các cơ quan hữu quan và các cơ sở dịch vụ ngoài khách sạn để đáp ứng nhu cầu
của khách và giải quyết các vấn dề phát sinh. Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản
cho khách và khách sạn. Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn và cải tiến phương pháp làm việc.
- Bộ phận nhà hàng: Đảm nhận tất cả các công việc từ phục vụ khách ăn uống
hàng ngày cho đến các bữa tiệc lớn nhỏ. Thực hiện chức năng tiêu thụ và bán hàng,
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
8
Chuyên đề tốt nghiệp

đưa ra thực đơn giới thiệu các món ăn và thuyết phục khách sử dụng. Nghiên cứu
nhu cầu ăn uống của khách, tổ chức chế biến phục vụ các loại thực đơn phù hợp với
các loại khách. Quảng cáo, khuếch trương các dịch vụ ăn uống trong khách sạn.
Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo về uy tín chất lượng của
khách sạn và thoả mãn mọi nhu cầu của khách về ăn uống.
- Bộ phận sales: thực hiện bán các sản phẩm dịch vụ buồng ngủ , dịch vụ bổ
sung , tour du lịch cho khách , tổ chức đăng ký visa, liên kết với các đại lý bán vé
máy bay, tổ chức các tour du lịch và ký kết các hợp đồng đưa đón, hướng dẫn khách
tham quan ở các tuyến điểm du lịch. Bộ phận sales còn tổ chức các mối liên hệ để tìm
kiếm khách hàng mua các tour du lịch của khách sạn và tổ chức thực hiện các tour
đó.
- Bộ phận buồng: Đây là bộ phận tạo ra doanh thu chính cho khách sạn. Là bộ
phận chăm lo sự nghỉ ngơi của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn và đảm
bảo an toàn tính mạng, tài sản cho khách. Buồng phối hợp với bộ phận lễ tân theo
dõi và quản lý khách thuê phòng nghỉ tại khách sạn. Bảo quản các trang thiết bị nội
thất và vệ sinh hàng ngày cho khách sạn. Nhận chuyển các yêu cầu của khách như
giặt là, massage và các dịch vụ bổ sung khác. Thông báo chi cho bộ phận lập hoá
đơn các tài khoản tiêu dùng của khách thuộc phạm vi quản lý.
Tiếp nhận các vật tư từ bộ phận hành chính nhân sự, các vật tư phục vụ cho
quá trình vệ sinh phòng. Làm nhiệm vụ vệ sinh làm sạch toàn bộ khách sạn cả trong
và ngoài. Chăm sóc toàn bộ hệ thống cây xanh trong khách sạn.
- Bộ phận bảo vệ và bảo trì khách sạn: có nhiệm vụ bảo đảm an toàn thân thể
và tài sản cho khách trong khách sạn. Đảm bảo an ninh luôn ổn định bên ngoài và
trong khách sạn. Hướng dẫn khách những chú ý đặc biệt. Đối với bộ phận bảo trì có
trách nhiệm bảo dưỡng, tu sửa điện, nước…cho toàn bộ hệ thống khách sạn.
- Bộ phận kế toán: đảm bảo cân đối sổ sách về các khoản thu chi của khách
sạn.
- Bộ phận kế hoạch: chịu trách nhiệm về các kế hoạch chính của khách
sạn.Lên các kế hoạch kinh doanh trong từng thời điểm nhất định, đảm bảo sự mở
Vũ Thị Thao

Lớp: Du lịch 49
9
Chuyên đề tốt nghiệp
rộng quy mô của khách sạn.
- Bộ phận nhân sự: chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho khách sạn
vào mọi thời điểm. Tìm kiếm những nguồn lao động cần thiết và phân bổ các nguồn
này một cách hợp lý sao cho hiệu quả nhất.
- Bộ phận bếp: chịu trách nhiệm cung cấp các món ăn kịp thời cho khách sạn
theo yêu cầu của khách, chuẩn bị buffe vào mỗi buổi sáng theo đặc trưng kinh
doanh của khách sạn.
1.1.2.2. Tình hình nhân lực tại tập đoàn khách sạn Indochina – Hà Nội .
Cơ cấu lao động theo bộ phận và giới tính năm 2011.
TT Bộ Phận Nam Nữ Tổng số
1. Ban Giám đốc 1 1 2
2. Bộ phận marketing 2 1 3
2. Phòng kế toán tài vụ 3 3
3. Phòng kế hoạch 1 1 2
4. Bộ phận IT 3 3
5. Bộ phận buồng 3 15 18
6. Bộ phận kinh doanh ăn uống 4 14 18
7. Bộ phận bếp 5 1 6
8. Các dịch vụ bổ sung 2 4 6
9. Bộ phận lễ tân 6 6
10. Bộ phận bảo vệ và bảo trì 9 9
11. Bộ phận sales 2 9 12
12. Bộ phận hành chính- nhân sự 3 3
Tổng số: 32 58 90
(Nguồn : Tập đoàn khách sạn Indochina – năm 2011)
Do đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn là đòi hỏi những người có tính
kiên trì, chu đáo, nhẹ nhàng trong giao tiếp, đồng thời lại đòi hỏi tính tháo vát và

sức chịu đựng cao nên cũng giống nhiều khách sạn khác tập đoàn khách sạn
Indochina có cơ cấu về giới tính là: tỷ lệ nữ chiếm khoảng 60%, tỷ lện nam chiếm
gần 40%. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải sắp xếp lao động sao cho khoa học
và tiện lợi nhất.
Bên cạnh đó, do tính chất công việc của từng bộ phận cơ cấu về giới ở từng bộ
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
10
Chuyên đề tốt nghiệp
phận không đồng đều có những tổ phần lớn là nam như bộ phận bảo vệ, bảo
trì hoặc phần lớn là nữ như tạp vụ. dọn dẹp đòi hỏi cần có sự quản lý phù hợp
đảm bảo cho việc kinh doanh của khách sạn được liên tục và có hiệu quả.
Trình độ học vấn- ngoại ngữ : Hầu hết cán bộ công nhân viên đã trải qua các
trường lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch, quản lý và đại học. Số còn lại là công nhân
viên có trình độ trung cấp, sơ cấp hoặc thợ từ bậc 1 đến bậc 7. Nhìn chung, so với
mặt bằng chất lượng lao động toàn ngành du lịch nhất là trong ngành khách sạn,
trình độ học vấn của cán bộ nhân viên trong khách sạn tương đối cao.
Trình độ Số lượng( Người) Tỷ lệ(%)
Trên Đại học 2 2,2%
Đại học 21 23,3%
Cao đẳng 25 27,8%
Trung cấp 33 36,7%
Phổ thông trung học 9 10%
Tổng 90 100
(Nguồn:Tập đoàn khách sạn Indochina - năm 2011)
Tỷ lệ người biết ngoại ngữ trong tổng số cán bộ công nhân viên của khách sạn
tương đối cao khoảng 80%, chủ yếu là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp và đều tốt
nghiệp từ các trường đào tạo chuyên ngữ. Tuy nhiên, ngoại trừ bộ phận lễ tân và bộ
phận sales có có trình độ ngoại ngữ khá tốt, các bộ phận khác trong khách sạn như
buồng, bàn trình độ ngoại ngữ mới chỉ dừng lại ở việc giao tiếp đơn giản.

Trình độ chuyên môn: Nhờ có chế độ đào tạo và tuyển dụng lao động phù hợp, cán
bộ công nhân viên của khách sạn có trình độ tay nghề cao như bộ phận bếp có 80% lao
động bậc 6, 7 .Bộ phận buồng có 98% lao động bậc 5, 6 còn lại là lao động bậc 4.
Độ tuổi : Nhìn chung, độ tuổi lao động trung bình của đội ngũ lao động tại
khách sạn Indochina còn khá trẻ trong ngành( khoảng từ 20 đến 35 tuổi) ,đặc biệt là
các bộ phận lễ tân, bàn, sales Đây là lực lượng lao động trẻ trung, năng động, hoạt
động khá phù hợp trong lĩnh vực dịch vụ của khách sạn.
Thái độ phục vụ : Do khách sạn thực hiện chính sách giao khoán tới từng bộ
phận cũng như có sự quản lý chặt chẽ của Ban lãnh đạo nên đã ảnh hưởng tích cực
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
11
Chuyên đề tốt nghiệp
tới thái độ làm việc của từng nhân viên( khoán theo doanh số đối với bộ phận sales
và bộ phận bàn) nên họ làm việc có tinh thần trách nhiệm, thái độ hoà nhã, thân
thiện phù hợp với tính chất ngành.
*) Nhận xét: Nhìn chung mặt bằng chất lượng nhân viên của toàn khách sạn ở mức
tương đối cao về cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, độ tuổi trẻ trung, năng động
rất phù hợp với tính chất ngành. Thái độ phục vụ của nhân viên thân thiện, hòa nhã,
và luôn biết tiếp thu những ý kiến của khách hàng.
1.1.3.Đặc điểm nguồn khách tại khách sạn.
Trong hoạt động kinh doanh, số lượng khách tiêu dùng sản phẩm sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của khách sạn. Đặc biệt trong kinh doanh
khách sạn, khách hàng là nhân tố vô cùng quan trọng vì hầu hết các khoản thu đều
bắt nguồn từ sự đáp ứng nhu cầu của khách. Khách hàng vừa là đối tượng phục vụ
vừa là mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng
tăng, đặc biệt là khách châu Á đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn quốc,
Malaysia khách châu Âu như Pháp, Đức … Nắm bắt được điều này trong kinh
doanh, khách sạn tập trung đi vào khai thác thị trường mục tiêu khách quốc tế là chủ

yếu.


Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1: Số lượng khách quốc tế và khách nội địa của Tập đoàn khách sạn
Indochina
(Đơn vị : Lượt người)
Năm
Khách
2008 2009 2010
Khách nội địa
Tỷ trọng ( %)
950
8
2,010
9,6%
3570
10,4%
Khách quốc tế
Tỷ trọng (%)
11,000
92
19,020
90,4%
30,890
89,6%
Tổng số khách

Tỷ trọng ( %)
11,950
100
21,030
100
34,460
100
(nguồn khách sạn Indochina – năm 2011)
Qua bảng số liệu ta thấy khách quốc tế vẫn là thị trường mục tiêu của khách
sạn, tỷ trọng khách quốc tế chiếm chủ yếu trong tổng số khách đến khách sạn.
Khách quốc tế tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng số giảm dần. Năm
2008 khách quốc tế chiếm 92% đạt 11,000 lượt khách, năm 2009 do khách sạn mở
rộng thêm quy mô nên số lượng khách đạt 19,020 lượt khách nhưng tỷ trọng giảm
còn 90,4%, đến năm 2010 số lượng khách đạt gấp rưỡi năm 2009 với 30,890 lượt
khách nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 89,6%.
Số lượng khách nội địa đến với khách sạn trong mấy năm gần đây cũng đã có
dấu hiệu tăng . Bắt đầu từ khi thành lập con số này mới chỉ là 950 lượt khách chiếm
8% và đến năm 2010 còn số này đã tăng vượt gấp 3,5 lần là 3570 lượt khách làm
tăng tỷ trọng lên 10,4% trong tổng số.
Những kết quả này cho thấy bước đi đúng đắn của Ban lãnh đạo khách sạn
trong việc thu hút khách. Khách sạn mở rộng quy mô và tập trung thế mạnh vào
việc khai thác thị trường khách quốc tế nhưng cũng không ngừng đầu tư thu hút thị
trường khách nội địa.

Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2: Cơ cấu khách quốc tế theo quốc tịch tại khách sạn Indochina
Năm

Nước
2008 2009 2010
Lượt
khách
Ngày khách
Lượt
khách
Ngày khách
Lượt
khách
Ngày khách
Malaysia 1030 3027 1980 4708 3012 7032
Indonesia
1013 3853 2050 5382 3113 7325
Thái Lan 897 1740 1168 3412 690 3980
Philippin 650 1350 923 1878 1021 3480
Trung Quốc 2370 5780 4087 8230 7580 13780
Nhật Bản 310 640 720 1576 1251 2517
Hàn Quốc 980 3015 1479 3932 2013 4083
Singapore 510 1020 983 1892 1580 2980
Anh 350 810 632 1245 1018 2803
Đức 320 815 685 1290 980 1823
Pháp 1230 4850 1980 4098 2678 4832
Nga 210 530 432 1028 823 1693
Mỹ 750 1890 1298 4030 2019 4982
Khách khác 380 730 603 1285 2112 3802
Tổng 10,620 30,050 19,020 43,986 27252 61,632
(nguồn: Tập đoàn khách sạn Indochina - năm 2011)



Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 3: Tỷ trọng lượt khách theo quốc tịch tại khách sạn Indochina
(Đơn vị: %)
Năm
Quốc tịch
2008 2009 2010
Nga 2 2,3 2,6
Anh 3,2 3,3 3,3
Đức 3 3,6 3,17
Pháp 11,2 10,4 8,7
TQuốc 21,54 21,5 24,5
Mỹ 6,8 6,8 6,53
Nhật 2,8 3,8 4,04
T.Lan 8,15 6,1 5,5
N.khác 3,45 3.15 6,03
Singapore 4,6 5,2 5,1
Malaysia 9,36 10,4 9,75
Indonesia 9,2 10,8 10,07
Philippin 6 4,85 3,3
Hàn Quốc 9 7,8 6,51
Tổng 100 100 100
(Nguồn: Tập đoàn khách sạn Indochina – năm 2011)
Qua bảng số liệu ta thấy:
Khách quốc tế đến với khách sạn Indochina chủ yếu là khách Châu Á như
Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia,Indonesia, Hàn Quốc… trong đó khách
Trung Quốc là chiếm đa số. Sở dĩ như vậy là do mấy năm gần đây bùng nổ về
khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam. Họ thường đi du lịch theo đoàn và những

khách sạn với giá cả phù hợp như Indochina luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Trung
Quốc vẫn là thị trường khách chính trong tổng số khách quốc tế đến với khách sạn,
chiếm khoảng 80 %. Đây là thị trường khách hàng truyền thống của khách sạn. Số
lượng khách Châu Âu như Mỹ, Pháp, Anh, Đức và khách Nhật chiếm tỷ trọng
nhỏ hơn trong tổng số khách đến với khách sạn, vì đây là những thị trường khách
quốc tế có thu nhập cao do đó họ thường ở các khách sạn 5 sao nơi có chất lượng
phục vụ tốt, dịch vụ đa dạng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Xét về đặc điểm tiêu dùng của khách quốc tế tại khách sạn Indochina ta thấy
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
15
Chuyên đề tốt nghiệp
rằng đa số khách đi vì mục đích du lịch thuần túy (90,01%) bởi giá phòng vừa phải,
phù hợp với thị trường khách Châu Á. Khách đi vì mục đích công vụ ít (8,5%) và đi
vì mục đích thương mại, kinh doanh là rất hiếm chỉ chiếm khoảng 0,14 %. Họ đi
phần lớn thông qua các hãng lữ hành, chiếm khoảng 50 % trong tổng số khách quốc
tế. Số lượng này được các hãng lữ hành đặt trước và thường theo giá trọn gói. Còn
lại là khách đi lẻ, đến liên hệ trực tiếp với khách sạn hoặc thông qua các tour du lịch
do khách sạn thiết kế và bán. Mức chi tiêu trung bình một ngày của khách quốc tế
khoảng 80 USD và thời gian lưu trú bình quân không cao khoảng 2,1 ngày.
Về thị trường khách nội địa, khách sạn Indochina chủ yếu phục vụ khách du
lịch thuần túy tới những điểm du lịch xung quanh khu vực Hà Nội( trong khu phố
cổ) có khả năng thanh toán tương đối cao so với mức sống trung bình của người dân
Việt Nam hiện nay. Khách nội địa thường ít chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung, chủ
yếu chi tiêu cho dịch vụ lưu trú và ăn uống với mức chi tiêu bình quân một ngày
vào khoảng trên dưới 500,000 VNĐ. Tuy nhiên tỷ lệ lãi trên một sản phẩm đối với
khách nội địa không cao và số lượng khách cũng không nhiều. Họ thường đến trực
tiếp khách sạn và làm thủ tục đăng ký giữ phòng ngay tại khách sạn hoặc đặt thông
qua hãng lữ hành của khách sạn nhưng số lượng này không nhiều. Thời gian lưu trú
bình quân của khách nội địa tại khách sạn Indochina cũng không cao và thấp hơn so

với thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế, chỉ khoảng 1.7 ngày.
Nói tóm lại thị trường khách quốc tế vẫn là thị trường chính yếu và ổn định
của khách sạn. Bên cạnh đó, số lượng khách nội địa cũng có dấu hiệu ngày một gia
tăng .Tuy nhiên thị trường khách mục tiêu của khách sạn trong những năm tiếp theo
sẽ tập trung chủ yếu vào đối tượng khách châu Âu. Vì thực tế tỷ trọng của nhóm đối
tượng này chưa đạt được doanh số như kế hoạch kinh doanh ban đầu đặt ra của
khách sạn. Đây là thị trường khách tương đối khó tính vì vậy đòi hỏi chất lượng
dịch vụ phải phù hợp với mức chi trả của khách. Dù vậy đây sẽ là thị trường sẽ
đem lại doanh thu cao cho khách sạn. Đối với thị trường khách châu Á, khách sạn
vẫn coi đây là thị trường khách quốc tế chính và có tiềm năng khai thác, hiện khách
sạn đã mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc để tăng cường thu hút khách.
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
16
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật tại khách sạn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn là điều kiện vật chất cơ bản giúp thoả
mãn nhu cầu của khách du lịch tại các điểm du lịch, góp phần làm tăng giá trị, sức
hấp dẫn đối với du khách khi lựa chọn cơ sở lưu trú.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quyết định đến khả năng sẵn sàng đón tiếp
khách của khách sạn, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật
không chỉ có các trang thiết bị bên trong khách sạn mà còn bao gồm cả vị trí kiến
trúc, không gian trong và ngoài khách san. Tập đoàn khách sạn Indochina có một vị
trí thuận lợi, kiến trúc và không gian bên ngoài tương đối phù hợp.
Vị trí : Nằm ở ngay giữa trung tâm phố cổ Hà Nội, trong một con phố nhỏ yên
tĩnh, cách hồ Hoàn Kiếm 800m đi bộ và cách Nhà thờ Lớn khoảng 100m, khách sạn
Indochina có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển và đón tiếp khách cũng như thuận
lợi cho việc tham quan và mua sắm khu phố cổ, ngắm cầu Thê Húc nổi tiếng bên hồ
Hoàn Kiếm Bên cạnh khách sạn còn có các siêu thị, trung tâm buôn bán, khu vui
chơi giải trí thuận lợi cho việc mua sắm, tiêu dùng của khách.

Kiến Trúc : cả 3 khách sạn đêu thiết kế giống nhau theo phong cách hiện đại
nhưng vẫn đậm chất phương đông được trang trí với màu sắc đa dạng, phù hợp với
sở thích của mọi đối tượng khách hàng- và đạt tiêu chuẩn 3 sao theo quy định của
Tổng cục ban hành, với mỗi khách sạn gồm 30 phòng sang trọng chia làm 3 loại:
Superior, Deluxe, Suite –Family .
Khung cảnh bên ngoài : Khách sạn Indochina có lợi thế bởi không gian yên
tĩnh, thoáng đãng, đường vào khách sạn tuy hơi nhỏ nhưng phù hợp với đối tượng
khách quốc tế đi du lịch thuần túy có thể thong dong đi bộ cảm nhận cái không gian
xưa của phố cổ Hà Nội. Đối với khách nước ngoài đây là điều đặc biệt thích thú.
1.1.4.1.Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận kinh doanh lưu trú
Tập đoàn khách sạn Indochina được xây dựng trên diện tích 500m2. Với tổng
số phòng là 150 phòng. Khu vực của khách sạn được chia làm 2 khu vực:
Đối với khách sạn Indochina I và II tập trung chủ yếu cho khách quốc tế du
lịch thuần túy.
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Đối với khách sạn Hidden Charm tập trung khai thác cả hai đối tượng là khách
du lịch thuần túy và đối tượng doanh nhân.
Nhìn chung các trang thiết bị trong phòng được trang bị tiện nghi và hiện đại
đạt tiêu chuẩn 3 sao, gồm các trang thiết bị chủ yếu như sau:
+ Giường
+ Một màn hình 24 inch có truyền hình cáp 40 kênh

+Môt tủ lạnh mini và đồ ăn nhanh
+ Điều hòa hai chiều
+Máy sấy tóc
+Wifi, Internet truy cập miễn phí
+Tủ đựng quần áo

Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
18
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Hệ thống nước nóng lạnh và buồng tắm, bồn tắm
+Thảm nền
+Điện thoại
+Và một số đồ dùng một lần như: lược, xà bông, dầu gôi đầu. Ngoài ra có hệ
thống đèn hành lang, hệ thống báo cháy tự động, cứu hoả hoạt động tốt.
Bộ phận lễ tân:
Cơ sở vật chất trang thiết bị tại quầy lễ tân bao gồm:
-1 tủ để giấy tờ và chìa khoá phòng.
-3 máy tính nối mạng.
-Điện thoại nội bộ giao dich trong nước, quốc tế.
-May Fax, máy in laser.
-Máy điều hoà, tivi 29 inch
-Máy photocopy, quầy đổi tiền
-Hệ thống đồng hồ theo giờ của 8 nước trên thế giới
-Đồng hồ treo tường
Ngăn ngoài là phòng khách với bộ salon, tivi 29 inch. khu vệ sinh, quầy thu
ngân và khu phòng nghỉ cho nhân viên.
1.1.4.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận kinh doanh ăn uống
Tập đoàn khách sạn Indochina: với khoảng gần 70 chỗ ngồi ở cả ba khách sạn
được trang bị đầy đủ và hiện đại, đồng bộ đạt tiêu chuẩn 3 sao như hệ thống điều
hòa nhiệt độ hai chiều, giàn âm thanh hiện đại Không gian ăn uống được được bố
trí đẹp mắt ấm cúng vừa mang nét hiện đại rất thích hợp cho việc kinh doanh đồ ăn
nhanh và buffe sáng ở khách sạn. Cơ sở vật chất tại bộ phận bếp hiện đại, phù hợp
tạo điều kiện cho đầu bếp nấu những món ngon, hấp dẫn và chất lượng hơn đáp ứng
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49

19
Chuyên đề tốt nghiệp
khẩu vị của nhiều đối tượng khách quốc tế. Khu vực bếp được chia thành phòng
chuẩn bị, phòng chế biến nóng, chế biến nguội. Trang thiết bị gồm hệ thống bếp ga
nhiều ngăn, lò vi sóng, tủ bảo quản thức ăn, quạt thông gió và máy hút bụi Công
suất của nhà bếp ở mỗi khách sạn có thể phục vụ từ 50-70 khách.
1.1.4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung
Ngoài việc phục vụ các nhu cầu thiết yếu thì việc đáp ứng các nhu cầu khác
của khách như chăm sóc sức khỏe, giải trí sẽ giúp khách thoải mái hơn khi ở
khách sạn và đây là biên pháp thu hút khách rất hiệu quả của khách sạn.
Nhìn chung, dịch vụ bổ sung của khách sạn tương đối đa dạng. Vị trí của khu
cung cấp các dịch vụ được bố trí một cách hợp lý, thuận lợi cho việc tiêu dùng của
khách trong khách sạn. Hệ thống các dịch vụ bổ sung bao gồm sauna- masage Thái,
phòng karaoke, các phương tiện vận chuyển : 2 xe Toyota 12 chỗ, 1 xe Hải âu, 1 xe
Nissan 4 chỗ, dịch vụ giặt là có khu vực riêng với diện tích 70 m
2
mỗi khách sạn.
Hiện nay, khách sạn đang thực hiện việc mở rộng nâng cấp dịch vụ bổ sung để thu
hút khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.1.5. Đặc điểm hệ thống kinh doanh sản phẩm dịch vụ.
Tập đoàn khách sạn Indochina được cấp giấy phép kinh doanh những lĩnh vực
sau:
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú
- Kinh doanh dịch vụ bổ sung: đón tiễn sân bay, massage Thái, karaoke, làm
visa, vận chuyển, đặt vé máy bay,giặt là…
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành: phiên dịch, hướng dẫn, bán tour…
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống( buffe hàng sang), fastfood.
1.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh đối với toàn bộ khách sạn.
Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh, nó là chỉ tiêu đánh

giá mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn.Trong những năm vừa qua tuy mới
thành lập nhưng khách sạn Indochina đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn khách sạn Indochina từ
2008- 2010
( Đơn vị : 1000 VNĐ )
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
DT toàn khách
sạn
24,400,600,000 29,523,558,000 40,627,720,000
DT buồng phòng 19,813,287,000 23,598,433,000 30,863,189,000
Công suất phòng
B/Q (%)
81,2 60,3 83.5
Nộp ngân sách 6,100,150,000 7,380,889,000 10,156,930,000
Lợi nhuận ròng 4,065,000,000 5,680,000,000 8,006,250,000
Thu nhập B/Q

3,000,000 3,225,000 3,500,000
( Nguồn :Tập doàn khách sạn Indochina – năm 2011)
Qua bảng số liệu ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng dần qua các năm.
Năm 2008, khách sạn Indochina I và II chính thức đi vào hoạt động đã đem lại
doanh thu đáng kể. Tổng doanh thu của khách sạn đạt 24,400,600,000 VNĐ, đóng
góp cho ngân sách Nhà nước 6,100,150,000 VNĐ và đạt lợi nhuận 4,065,000,000
VNĐ, công suất sử dụng buồng phòng khoảng 81,2 %, thu nhập bình quân của

người lao động trong khách sạn đạt 3,000,000 VNĐ. Đây là mức thu nhập khá cao
đối với ngành dịch vụ ở thời điểm năm 2008.
Tổng doanh thu của khách sạn năm 2009 đạt 29,523,558,000 VNĐ, tăng 18 %
so với tổng doanh thu năm 2008, trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú đạt
23,598,433,000 VNĐ, chiếm tỷ trọng gần 70% trong tổng doanh thu của khách sạn.
Lương của cán bộ công nhân viên trong khách sạn cũng được tăng lên, bình quân là
3,225,000VNĐ.
Trong năm 2010 doanh thu của khách sạn tiếp tục tăng trưởng nhanh, một mặt
do lượng khách quốc tế vào Việt Nam tăng , mặt khác do sự mở rộng thêm khách
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
21
Chuyên đề tốt nghiệp
sạn Hidden Charm nên doanh thu năm 2010 của khách sạn tăng gần gấp rưỡi so với
năm 2009, đạt đến 40,627,720,000 VNĐ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là
8,006,250,000 VND nộp ngân sách Nhà nước hơn 10 tỷ.
Những kết quả trên thể hiện sự tiến bộ và cố gắng của toàn khách sạn trong việc
đáp ứng các dịch vụ phục vụ khách cùng với việc vận dụng đúng đắn các chính sách
phát triển như đầu tư năng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ góp phần
làm tăng giá bán và tăng doanh thu, đa dạng hóa sản phẩm thông qua hoạt động có
hiệu qủa của Trung tâm du lịch, thương mại, công nghệ thông tin. Đồng thời cũng
phải kể đến sự ủng hộ của Tổng cục du lịch, Sở du lịch Hà Nội và các ban ngành có
liên quan trong quá trình hoạt động của Tập đoàn khách sạn Indochina. Nhìn chung,
tuy mới thành lập nhưng Indochina đã trở thành một trong những khách sạn được
nhiều du khách nước ngoài biết tới và đã có những thị trường khách trở thành khách
hàng trung thành của khách sạn mỗi khi tới Việt Nam du lịch nghỉ dưỡng. Ví dụ như
thị trường khách châu Á. Điều này đã khẳng định hướng đúng đắn của Tập đoàn
khách sạn. Cùng với sự tăng nhanh của doanh thu, khách sạn cũng đã thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước với tỷ lệ nộp Ngân sách tăng dần qua các năm, cũng
như việc tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên giúp họ nâng cao đời sống vật

chất. Tuy nhiên , bên cạnh những thành công, khách sạn còn không ít những vấn đề
cần khắc phục như vấn đề nâng cấp hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác tổ
chức lao động Nếu những vấn đề trên được hoàn thiện thì có thể khẳng định trong
tương lai Tập đoàn khách sạn Indochina có thể đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong
hoạt động kinh doanh cũng như tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.
1.1.4.2. Kết quả kinh doanh đối với riêng thị trường khách châu Âu.

Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn khách sạn Indochina đối với riêng
thị trường khách châu Âu từ 2008- 2010
( Đơn vị : 1000VNĐ)
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Năm
Doanh thu
2008 2009 2010
Anh 1,296,000,000 1,992,000,000 4,528,000,000
Đức 1,304,000,000 2,064,000,000 2,916,800,000
Pháp 7,760,000,000 8,090,652,000 8,690,653,000
Nga 848,000,000 1,644,800,000 2,308,800,000
Tổng
11,208,000,000 13,791,452,000 18,444,253,000
Tỷ trọng so với DT
khách sạn(%)
45.93 42,06 45,4
( Nguồn :Tập doàn khách sạn Indochina – năm 2011)
Đối với riêng thị trường khách châu Âu, nhìn và so sánh vào bảng số liệu, ta
thấy tuy thị trường khách châu Âu chỉ chiếm trung bình khoảng 30% ở cả 3 năm
nhưng tỷ trọng doanh thu mà thị trường khách này đem lại so với toàn bộ doanh

thu của khách sạn trung bình 3 năm đều tăng và xấp xỉ chiếm ở mức 44,4%. Điều
này chứng tỏ trong những năm tiếp theo nếu khách sạn tập trung khai thác vào thị
trường khách châu Âu sẽ là một hướng đi đúng đắn và hiện tại có thể khẳng định
rằng thương hiệu Indochina đã được du khách biết đến, sử dụng sản phẩm. Đây là
một điều đáng vui mừng đối với một tập đoàn khách sạn còn non trẻ . Tuy nhiên thị
trường khách này tương đối khó tính đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao nhưng mức chi
tiêu của họ sẽ đi đôi với sự thỏa mãn tiêu dùng dịch vụ. Vì vậy mà việc nâng cao
chất lượng dịch vụ, hoàn hảo đến từng chi tiết sẽ là một bài toán đặt ra đối với ban
lãnh đạo tập đoàn khách sạn trong việc thu hút thị trường tiềm năng này.
1.2. Thực trạng hoạt động thu hút khách châu Âu
1.2.1.Đặc điểm nguồn khách du lịch châu Âu.
Do nền kinh tế của các nước Châu Âu phát triển nhanh cho nên khách du lịch
Châu Âu thường là những khách có khả năng thanh tóan cao. Với số lượng ngày
nghỉ nhiều vì vậy thời gian dành cho du lịch của dân Châu Âu tương đối lớn. Đây là
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
23
Chuyên đề tốt nghiệp
thị trường thu hút khách du lịch nhận khách cũng như là thị trường gửi khách lớn
nhất thế giới. Trong những năm gần đây, khách du lịch Châu Âu đang ngày càng
quan tâm nhiều đến Việt Nam. Số lượng khách đến Việt Nam nhiều nhất thuộc về
các quốc gia như: Pháp, Anh, Đức trong đó chủ yếu là khách Pháp.
Cơ cấu khách châu Âu tại khách sạn Indochina năm 2008-2010
Năm
Nước
2008 2009 2010
Lượt
khách
Ngày khách
Lượt

khách
Ngày khách
Lượt
khách
Ngày khách
Anh 350 810 632 1245 1018 2803
Đức 320 815 685 1290 980 1823
Pháp 1230 4850 1980 4098 2678 4832
Nga 210 530 432 1028 823 1693
Khách
khác 380 730 603 1285 2112 3802
(nguồn: Tập đoàn khách sạn Indochina - năm 2011 )


Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Tỷ trọng lượt khách châu Âu tại khách sạn Indochina
(Đơn vị: %)
Năm
Quốc tịch
2008 2009 2010
Nga 2 2,3 2,6
Anh 3,2 3,3 3,3
Đức 3 3,6 3,17
Pháp 11,2 10,4 8,7
(Nguồn: Tập đoàn khách sạn Indochina – năm 2011)
+) Đặc điểm của khách Pháp
Pháp là một trong những nước có số ngày nghỉ nhiều nhất trong năm, do chế

dộ làm việc 35 giờ một tuần và bình quân một năm có khoảng 30-48 ngày nghỉ (chủ
yếu cho những người có thu nhập cao). Trong khi đó, các nước Châu Âu khác,
trung bình chỉ có khoảng 27 ngày (Đức), 25 ngày ở Hà Lan, 24 ngày ở Bỉ và 23
ngày (Anh).
Đối với người Pháp du lịch là một trong những nhu cầu thiết yếu và phần lớn
người dân nơi đây chọn du lịch cho những kì nghỉ, không chỉ những chuyến du lịch
ngắn ngày trong phạm vi nước Pháp, các quốc gia Châu Âu hay các thủ đô mà còn
đến các thành phố lớn khác như NewYork, Hong Kong và các nước Châu Á khác.
Pháp là thị trường thứ 5 về du lịch với các chi tiêu cho du lịch quốc tế khoảng
28,6 tỷ USD (sau Đức, Anh, Mỹ và Nhật), nếu tính riêng Châu Âu, Pháp là nước
đứng thứ 3 về chi tiêu cho du lịch và đứng thứ 2 về du lịch dài ngày ra bên ngòai
Châu Âu. Năm 2008, có tổng cộng 246 triệu chuyến đi trong đó có 34 triệu lượt là
du lịch quốc tế chiếm khỏang 11%. Mặc dù Châu Âu vẫn là nơi người Pháp muốn
đến nhất, nhưng trong những năm gần đây số khách du lịch tới Châu Á từ Pháp có
tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất, đạt 71% ( giai đoạn 2004- 2010). Theo số liệu thống
kê, Việt Nam là điểm đến được ưa thích thứ 3 tại Châu Á với hơn 185.300 lượt
khách Pháp(năm 2008) đứng sau Trung Quốc (643.200 lượt), và Thái Lan( 319.900
lượt), tốc độ tăng trưởng khách Pháp tới Việt Nam giai đoạn 2004- 2010 là 61%.
Độ tuổi trung bình của một khách du lịch người Pháp đi nghỉ ở nước ngoài là
Vũ Thị Thao
Lớp: Du lịch 49
25

×