Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

Bài thuyết trình báo cáo viễn thám 1 tình huống 4 ảnh hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.96 KB, 29 trang )

ẢNH HÀNG KHÔNG

VIỄN THÁM 1
Tình huống 4
Cán bộ hướng dẫn:
Huỳnh Thị Thu Hương
THÀNH VIÊN NHÓM 4
1.Tạ Ngọc Sơn
2.Trần Chí Tâm
3.Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc
4.Phạm Trung Cần
5.Tần Thị Cẩm Hướng
6.Nguyễn Thái Anh
7.Lê Thị Kim Hạnh
8.Lê Trường An
9.Phạm Gia Khiêm
-
Trình bày
-
Trình bày
-
Trình bày
-
MC
-
Thư kí
-
Trả lời câu hỏi
-
Trả lời câu hỏi
-


Trả lời câu hỏi
-
Trả lời câu hỏi
SƠ LƯỢC NỘI DUNG BÁO CÁO
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU
II. CÁC LOẠI ẢNH HÀNG KHÔNG
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH HÀNG KHÔNG

1. QUANG PHỔ NHÌN THẤY
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU
Nhiều màu sắc khác nhau có thể được tổng hợp từ những tỉ lệ
khác nhau của 3 màu: xanh da trời, xanh lá cây và đỏ. Người ta gọi đó là
ba màu cộng cơ bản (additive primary colours) vì ánh sáng trắng tổng
hợp được tạo nên khi mà tổng lượng ánh sáng bằng nhau của màu xanh
da trời, xanh lá cây và đỏ chồng lên nhau.
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU
Phổ nhìn thấy với sự truyền
qua và hấp thu của các tấm lọc
cho các màu cộng và màu trừ.
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU
a. Các màu cộng cơ bản
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU
Mỗi tấm lọc chỉ truyền một màu cộng cơ
bản và hấp thụ hai màu khác. Một ảnh màu có
thể được tạo nên bởi việc đạt được ba bức ảnh
màu đen trắng riêng biệt của mỗi đối tượng,
mỗi màu lộ với một trong số 3 tấm lọc màu cơ
bản. Phim dương bản của ba bức ảnh có thể
được ghi lên màu ảnh với ba đèn chiếu đặt
chồng khít lên nhau, mỗi đèn chiếu sử dụng

một lớp lọc cơ bản phù hợp với ảnh đen trắng.
Kết quả là tạo nên ảnh màu.
a. Các màu trừ cơ bản
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU
Với mục đích pha trộn các màu bằng cách
đặt chồng khít các phim, ba màu trừ cơ bản
là vàng, đỏ hồng và xanh lơ được sử dụng
với khả năng của ba tấm lọc riêng biệt. Mỗi
một lọc màu trừ cơ bản theo lý thuyết hấp thụ
1/3 dải phổ nhìn thấy và truyền trong 2/3 còn
lại, lọc màu vàng hấp thụ tia sáng xanh da
trời, lọc màu đỏ hồng hấp thụ tia màu xanh
lá cây và lọc màu xanh lơ hấp thụ tia màu
đỏ.
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU
Các màu cộng cơ bản ở các góc
của tam giác với các màu trừ ở các
cạnh tam giác đó. Mỗi màu trừ cơ bản
hấp thụ màu cộng cơ bản ở góc đối
diện và truyền các màu cộng ở hai góc
kề bên. Khi bất kỳ 2 filter màu trừ cơ
bản chồng lên nhau và được chiếu với
ánh sáng trắng, màu được truyền qua
sẽ là màu cộng ở góc chung của tam
giác màu.
Hình 4.5: Tam giác màu với màu cộng
và màu trừ. (Các màu cộng (góc) - Các
màu trừ (cạnh))
2. KỸ THUẬT PHIM MÀU
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU

Các bản in màu là các bức ảnh
màu với một nền mờ. Phim màu là
một môi trường trong suốt có thể
là dương bản hoặc âm bản. Trên
phim âm bản thông thường, màu
thể hiện sự bù trừ để tạo nên màu
của đối tượng được chụp ảnh, và
mật độ màu trên phim là phần
ngược lại của độ sáng từ đối
tượng.
Hình 4.6: Lát cắt dọc của các phim màu dương bản và
âm bản thể hiện phương thức tạo màu trên 3 lớp nhũ
tương
1. THEO PHƯƠNG CÁCH CHỤP ẢNH: chia ra 3 loại
II. CÁC LOẠI ẢNH HÀNG KHÔNG
- Ảnh chụp đơn: là ảnh chụp từ vùng nhỏ của khu vực nghên cứu theo từng tấm
ảnh riêng biệt. Các tấm ảnh chụp được không phủ dọc (overlap) và phủ ngang (sidelap)
với nhau. Chụp ảnh đơn được dùng cho điều tra khảo sát, do thám quân sự… trên
những vùng tương đối nhỏ.
- Ảnh chụp theo tuyến: là ảnh chụp theo một tuyến nào đó đã bố trí sẵn có thể là
thẳng, gấp khúc hay uốn cong. Các tấm ảnh kề nhau trên một tuyến có độ phủ lên nhau
và gọi là độ phủ dọc (overlap). Ứng dung rộng rãi trong quân sự, nghiên cứu khoa học,
đặc biệt là khảo sát các công trình theo tuyến như giao thông, thủy lợi…
- Ảnh chụp nhiều tuyến (chụp ảnh diện tích): là chụp theo nhiều tuyến dải bay thẳng,
song song với nhau và cách đều nhau. Các tấm ảnh trên hai dải bay kề ngoài độ phủ dọc
(overlap) trong mỗi một dải bay còn có độ phủ bên nữa (sidelap). Đây là cách chụp
thường dùng nhất để thành lập bản đồ địa chính.
2. THEO BƯỚC SÓNG CỦA ẢNH CHỤP: chia ra 5 loại
II. CÁC LOẠI ẢNH HÀNG KHÔNG
-

Ảnh hàng không toàn sắc (panchromatic): là ảnh hàng không được chụp hoàn toàn
trong dải sóng nhìn thấy (0.4 – 0.7µm), khi in thành ảnh sẽ cho ảnh trắng đen.
-
Ảnh hàng không hồng ngoại (IR: Infra-Red) trắng đen: là ảnh hàng không được chụp
bằng loại phim cảm nhận mạnh trong dải sóng hồng ngoại từ 0.7 – 0.9µm, khi in
thành ảnh cũng cho ảnh trắng đen.
-
Ảnh hàng không màu thật (True color): là ảnh bình thường dùng trong kỹ thuật nhiếp
ảnh, tức là các sự vật trên ảnh sẽ có màu tự nhiên như khi được nhìn trong khoảng ánh
sáng thấy được.
-
Ảnh hàng không màu hồng ngoại (Infrared color):
2. THEO BƯỚC SÓNG CỦA ẢNH CHỤP: chia ra 5 loại
II. CÁC LOẠI ẢNH HÀNG KHÔNG
-
Ảnh hàng không đa phổ (Multíppectral): các máy ảnh nhiều băng phổ ghi lại ảnh
một cách đồng thời cùng một hình ảnh với một loạt tổ hợp các phim và tấm lọc để
thu thập các ảnh chụp ở các băng phổ hẹp khác nhau của năng lượng điện tử.
Ngày nay, các máy chụp nhiều băng phổ được thay thế một cách rổng rãi bằng
các máy quét “quét đa phổ”, chúng ghi nhận nhiều hình ảnh ở các bước sóng khác
nhau. Tài liệu được ghi lại ở dạng số hóa (digital form) rồi được xử lý để đưa ra các
ảnh đa phổ.
Các ảnh quét đa phổ từ máy bay là nguồn thông tin tổng hợp rất có giá trị song
thường đòi hỏi những chi phí cao hơn so với chụp ảnh toàn sắc. Một vài hạn chế của
các máy quét là chúng rất phức tạp, đắt tiền và đòi hỏi xử lý máy tính để tạo hình
ảnh. Ngược lại, các máy ảnh tương đối không đắt tiền và dễ sử dụng, phim chỉ đòi
hỏi quá trình xử lý hóa đơn giản.
II. CÁC LOẠI ẢNH HÀNG KHÔNG
1. ĐỘ PHỦ CỦA ẢNH
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH HÀNG KHÔNG


Diện tích chồng lên nhau của hai tấm
ảnh kề nhau trong cùng một đường
bay được gọi là diện tích phủ dọc
(overlap).

Diện tích chồng phủ giữa hai loạt ảnh
trong hai chuyến bay kề nhau được
gọi là diện tích phủ bên (sizelap)

Trong trường hợp nghiên cứu chi tiết
nhất, độ phủ bên phải đạt 30% còn độ
phủ dọc phải là 60%
Hình 4.7: Các tuyến bay chụp ảnh kề
nhau và độ phủ của ảnh.
2. HIỆN TƯỢNG NGHIÊNG VÀ CHẾCH
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH HÀNG KHÔNG
-
Các ảnh máy bay (không ảnh) chuẩn là những ảnh được chụp khi thiết bị chụp đặt
trên máy bay hoàn toàn nằm ngang, không lệch phải hay lệch trái so với hướng
bay, cũng không chút lên hay chút xuống so với mặt phẳng ngang.
-
Trường hợp máy bay liên tục nghiêng cánh dần, phần ảnh bên cánh thấp sẽ có tỉ lệ
lớn hơn phần ảnh cao, tạo ra hiện tượng nghiêng của không ảnh. Tương tự, khi
đầu máy bay chút xuống hoặc chếch lên so với phương ngang, phần ảnh của đầu
máy bay có tỉ lệ lớn hơn phần ảnh phía đuôi, ta gọi là hiện tượng chếch của không
ảnh. Một tấm không ảnh có thể vừa nghiêng hoặc chếch có bả chất giống nhau và
được xử lý như nhau trong kỹ thuật giải, nắn chỉnh.
-
Các không ảnh nghiêng (hay chếch) nếu không đến mức xuất hiện đường chân

trời trong ảnh được gọi là ảnh nghiêng (hay chếch) ít. Ngược lại nếu xuất hiện
đường chân trời thì được gọi là ảnh nghiêng (hay chếch) nhiều.
3. HIỆN TƯỢNG DẠT VÀ LỆCH
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH HÀNG KHÔNG
- Khi có gió ngang thổi mạnh, máy bay sẽ bị dạt xuôi theo chiều gió làm cho
loạt ảnh được chụp cũng dạt theo.
- Khi chuyến bay được điều chỉnh bằng cách quay đầu máy bay chéo góc với
đường khảo sát, khi đó loạt ảnh thu được bao gồm những ảnh lệch.
- Hiện tượng dạt và lệch cần tính đến khi định hướng loạt ảnh và xác định diện
tích chồng phủ để quan sát lập thể.
3. HIỆN TƯỢNG DẠT VÀ LỆCH
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH HÀNG KHÔNG
4. TỈ LỆ ẢNH VÀ TÁC DỤNG CỦA TỪNG CẤP TỈ LỆ
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH HÀNG KHÔNG
TỈ LỆ ẢNH :

Trong đó:

H: chiều cao chụp ảnh
m: mẫu số tỉ lệ
ab: chiều dài đoạn khảo sát trên ảnh
AB: chiều dài đoạn khảo sát ngoài thực địa

4. TỈ LỆ ẢNH VÀ TÁC DỤNG CỦA TỪNG CẤP TỈ LỆ
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH HÀNG KHÔNG
Tác dụng của từng cấp tỷ lệ:

Tính kinh tế: để giảm bớt chi phí cho công tác bay chụp, công tác trắc địa cũng
như công tác đo vẽ trong phòng, đối với bất kỳ tỷ lệ nào của bản đồ cần lập việc
chọn độ cao bay chụp lớn nhất, kính vật có góc ảnh lớn nhất (tiêu cự ngắn nhất).

Điều này đảm bảo số dải bay và số ảnh trong một dải bay ít nhất, vì vậy sẽ làm
giảm bớt công tác bay chụp, công tác trắc địa và công tác trong phòng.

Độ chính xác: Do việc tăng diện tích chụp được trên một tấm ảnh của khu đo bằng
cách tăng độ cao bay chụp và góc ảnh sẽ làm giảm tỷ lệ ảnh, điều này sẽ hạn chế
khả năng phân biệt của ảnh làm giảm khả năng đoán đọc và làm giảm độ chính xác
đo vẽ trong phòng
4. TỈ LỆ ẢNH VÀ TÁC DỤNG CỦA TỪNG CẤP TỈ LỆ
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH HÀNG KHÔNG
Tùy theo các loại tỉ lệ mà các loại ảnh hàng không được chia từng cấp khác nhau.
1. Ảnh hàng không tỷ lệ rất nhỏ (<1/100.000): còn gọi là ảnh có độ cao lớn, có
nội dung gần gũi với ảnh có tỉ lệ trung bình, đặc biệt có tác dụng trong những
vùng có độ phân cắt sâu lớn, thường chụp ảnh rất nhỏ cho địa hình vùng núi
cao.
2. Ảnh hàng không tỷ lệ nhỏ (1/100.000 - 1/35.000): ảnh cho phép phân biệt các
dạng và kiểu địa hình, các kiến trúc địa chất có hạng bậc khác nhau, có kiến
trúc phá hủy, có thể dùng để làm cơ sở vẽ bản đồ địa chất các tỉ lệ tương ứng
hoặc nhỏ hơn, phân chia được các tầng đá khác nhau, khoanh định các diện
tích có lớp nước ngầm xuất lộ, phan chia được nhiều kiểu cảnh quan.
4. TỈ LỆ ẢNH VÀ TÁC DỤNG CỦA TỪNG CẤP TỈ LỆ
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH HÀNG KHÔNG
3. Ảnh hàng không tỷ lệ trung bình (1/35.000 - 1/12.000): ảnh hàng không
cấp độ này rất phù hợp cho việc giải đoán địa chất. Có thể dùng ảnh tỉ lệ này
để giải đoán địa chất công trình tỉ lệ vừa và lớn. Khó phân biệt được các dạng
thực vật riêng biệt nhưng cho phép giải đoán khá tốt lớp phủ thức vật để định
loại các kiểu thảm. Phân biệt các dạng địa hình vừa và nhỏ cũng như các yếu
tố thủy văn, cũng cho phép đo vẽ bản đồ địa hình cũng tỉ lệ.
4. Ảnh hàng không tỷ lệ lớn (1/12.000 - 1/1.000): cho phép giải đoán chính
xác toàn bộ tổ phần cơ bản của địa hình, kể cả vi địa hình, thành phần các
quần hợp thực vật thân gỗ và nhiều tráng cây bụi. Tuy nhiên vì diện tích che

phủ nhỏ nên ảnh chỉ dùng để nhiên cứu các diện tích quan trọng, cũng cho
phép đo vẽ thành lập bản đồ tỉ lệ lớn.
4. TỈ LỆ ẢNH VÀ TÁC DỤNG CỦA TỪNG CẤP TỈ LỆ
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH HÀNG KHÔNG
5. Ảnh hàng không tỷ lệ rất lớn (>1/1.000): diện che phủ rất nhỏ, chủ yếu
dùng trong công tác xây dựng công trình, cũng cho phép đo đạc và nghiên
cứu vấn đề của một đô thị…
* Khi giải quyết các vấn đề khu vực, tốt nhất là dùng ảnh thuộc vài ba cấp
tỉ lệ khác nhau. Ví dụ: khảo sát sơ bộ trên cấp ảnh 1/1.000.000 – 1/120.000,
sau đó chính xác hóa bằng ảnh 1/12.000 – 1/35.000, cuối cùng bổ sung
những chỗ quan trọng bằng ảnh 1/2.000 – 1/5.000
1. KHẢ NĂNG NHÌN CỦA MẮT
NGUYÊN LÝ QUAN SÁT ẢNH LẬP THỂ

2. CẢM GIÁC LẬP THỂ NHÂN TẠO VÀ CẶP ẢNH LẬP THỂ
NGUYÊN LÝ QUAN SÁT ẢNH LẬP THỂ
Cặp ảnh và : cặp ảnh lập thể.
Tia chiếu cùng tên, như các tia và

×