Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY CHƯƠNG PHÂN SỐ TRONG MÔN TOÁN LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.68 KB, 7 trang )

MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY TRONG CHƯƠNG PHÂN SỐ CỦA
MÔN TOÁN LỚP 4.


Phần thứ nhất. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ tình hình thực tế ở nhà trường. Bản thân đang là giáo
viên trực tiếp đang đứng lớp giảng dạy. Trong thời gian qua tôi nhận thấy việc
giảng dạy và học tập môn toán trong chương phân số của học sinh có nhiều
điểm cầm lưu tâm . Đó chính là lý do bản thân tôi đã đúc kết kinh nghiệm và áp
dụng cụ thể vào thực tiễn giảng dạy.
2. Thực trạng
-Trong mọi nhà trường, đặc biệt là nhà trường tiểu học, việc nâng
cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh bao giờ cũng là mọi quan
tâm hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong tất cả các môn
học ở trường tiểu học thì môn toán được coi là trọng tâm với số lượng tiết
tương đối lớn (5 tiết/ tuần). Qua việc học toán, học sinh bước đầu nắm được
kiến thức toán học cơ bản, có cơ sở để học tốt các môn khác, trình toán mới đã
có những đổi mới về nội dung để tăng giúp các em tự tin, luôn luôn vươn tới sự
tìm tòi, sáng tạo. Chương trình toán 4 mới là sự tiếp tục của toán 1.2.3 đã được
thực hiện ở các năm học trước (chương trình SGK mới). Chương cường thực
hành và ứng dụng kiến thức mới nhằm giúp học sinh học tập tích cực, linh hoạt,
sáng tạo theo năng lực của học sinh.
Để đạt được mục tiêu mà chương trình đề ra, trước hết giáo viên phải nắm
chắc mục tiêu, nội dung, những khả năng có thể khai thác trong từng bài. Điều
quan trọng là giáo viên phải xây dựng những phương pháp dạy và học giúp học
sinh tích cực trong hoạt động học để nắm chắc và vận dụng thành thạo các nội
dung trong từng bài, góp phần phát triển năng lực tư duy và năng lực thực hành
của học sinh.
II. Phần thứ hai . BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.


1.Biện pháp thứ nhất :Phương pháp dạy học bài mới.
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập để giúp học sinh:
Khắc phục sự kém khái quát, sự cứng nhắc của tư duy. Dựa vào tính trực quan
cụ thể trong tư duy của học sinh, giáo viên cần triển khai các hoạt động mang
tính chất thực tiễn, học sinh phải được thao tác trên đồ dùng trực quan. Từ đó,
các em sẽ tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ bài học.
VD: Khi dạy bài “So sánh 2 phân số cùng mẫu số”
Nhiệm vụ của bài là học sinh phải xét xem 2 phân số đó có bằng nhau hay
không và nếu không bằng nhau thì phân số nào bé hơn, phân số nào lớn hơn.
Khi dạy bài này, tôi cho học sinh cắt 2 hình tròn bằng nhau. Mỗi hình tròn
lại chia thành 8 phần bằng nhau bằng cách gấp hình tròn đó thành 4 phần khít
nhau. Ở hình tròn một, lấy hình tròn, ở hình tròn hai lấy hình tròn. Học
sinh sẽ gạch: Ở hình tròn một là phần; ở hình tròn hai là 3 phần. Sau đó tôi cho
các em so sánh các phần gạch chéo của 2 hình tròn. Qua phần so sánh, các em
sẽ thấy: ). Từ đó rút ra cách so sánh cơ bản (như quy tắc SGK).

2. a. Tự chiếm lĩnh kiến thức mới
VD: Trong bài “Phép nhân phân số” ( tiết 122)
Trước tiên tôi cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông
qua cách tính diện tích hình chữ nhật.
- Giáo viên nêu: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng
3m. Và học sinh nêu được S = 5 x 3 = 15 m2.
- Tiếp theo giáo nêu: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài , chiều
rộng . Giáo viên gợi ý để học sinh nêu được S =
- Muốn thực hiện được phép nhân , giáo viên cho học sinh quan sát trên
hình vẽ:

1m



1m






Thông qua hình vẽ, học sinh phải nêu được:
- Hình vuông có s = 1m2
- Hình vuông có 15 ô, mỗi ô có s = 2
- Hình chữ nhật (phần tô màu) chiếm 8 ô. Do đó diện tích hình chữ nhật
bằng
2 . Từ đó học sinh nêu được (m2).
Từ nhận xét trên, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào ví dụ để rút ra quy
tắc nhân 2 phân số. Giáo viên lưu ý với học sinh: Kết quả phép tính phải là
phân số tối giản.
Sau khi học sinh đã biết cách nhân 2 phân số thì giáo viên khích lệ học
sinh thi đua học tập bằng cách tự cho ví dụ về cách nhân 2 phân số và tự tìm
lấy kết quả. Ngoài ra giáo viên cho học sinh vận dụng cách tính để tìm chu vi,
diện tích các hình đã học như: hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật.
Quá trình dạy học toán như đã nêu ở trên sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến
thức, kỹ năng cơ bản nhất, thông dụng nhất, hình thành phương pháp học tập
(đặc biệt là phương pháp tự học), biết cách giải quyết vấn đề gần gũi với đời
sống.
2. b. Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới với kiến thức đã học.
* VD: trong bài “phép cộng phân số” tiết 113.
Ở bài này, thông qua ví dụ ở SGK, tôi và học sinh sẽ cùng thực hành trên
băng giấy.
- Chia băng giấy bằng 8 phần bằng nhau bằng cách gấp đôi 3 lần theo
chiều ngang.

- Lần 1: Tô màu vào băng giấy.
- Lần 2: Tô màu vào băng giấy
- Lúc này, học sinh dễ dàng thấy phải thực hiện phép tính
- Nhìn vào băng giấy của mình, học sinh sẽ nêu được cả 2 lần đã tô màu
được băng giấy.
- Từ đó học sinh sẽ nêu ra được cách tính:
Qua ví dụ trên, học sinh sẽ rút ra cách cộng 2 phân số cùng mẫu số bằng
cách lấy tử số cộng với nhau và giữ nguyên mẫu số.
* Ở bài phép cộng phân số tiếp theo ( tiết 114) là phép cộng 2 phân số
khác mẫu số.
Lúc này từ ví dụ ở SGK, học sinh sẽ dễ dàng nêu được: Muốn biết cả 2 bạn đã
lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu thì phải thực hiện phép tính cộng:
Sau đó, tôi sẽ dẫn dắt các em bằng các câu hỏi gợi ý:
- Nhận xét mẫu số của 2 phân số ( 2 phân số có mẫu số khác nhau)
- Muốn thực hiện được phép cộng 2 phân số này ta phải làm gì? ( Quy
đồng mẫu số)
Sau đó học sinh tự quy đồng mẫu số và lại đưa về phép cộng 2 phân số cùng
mẫu số như tiết trước.
Như vậy với phương pháp dạy học bài mới như trên, học sinh có điều
kiện ôn tập củng cố kiến thức đã học và vận dụng những kiến thức đó để chiếm
lĩnh tìm ra kiến thức mới, tìm ra nội dung tiềm ẩn trong bài học. Phương pháp
này còn góp phần rèn luyện tư duy cho học sinh; tìm tòi sự liên quan giữa kiến
thức cũ và mới.
2. Biện pháp thứ hai :Phương pháp dạy các nội dung thực hành luyện tập:
Nhiệm vụ chủ yếu của các tiết dạy thực hành luyện tập là củng cố kiến
thức cơ bản và rèn luyện các năng lực thực hành, giúp học sinh nhận ra rằng
học không chỉ để biết mà còn để làm, để vận dụng các kiến thức vào cuộc sống
hằng ngày.
Khi dạy thực hành luyện tập cần lưu ý người giáo viên cần giúp mọi học
sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành; luyện tập theo khả năng của

mình bằng cách:
- Tổ chức cho học sinh làm các bài tập theo thứ tự sắp xếp trong SGK,
không qua hoặc bỏ qua bài tập nào kể cả các bài tập học sinh cho là dễ.
- Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Sau mỗi
bài, học sinh nên tự kiểm tra sau đó nên chuyển sang làm bài tập tiếp
theo.
- Trong 1 số tiêt dạy, có thể học sinh này làm nhiều bài tập hơn học sinh
khác. Giáo viên cần giúp học sinh khai thác các nội dung tiềm ẩn trong
mỗi bài tập.
VD: Bài 4 phần b, tiết 120
Tính bằng cách thuận tiện
.
Ở bài này có thể một số học sinh vẫn thực hiện theo thứ tự thực hiện các
phép tính trong biểu thức và vẫn ra kết quả như trên nhưng tính như vậy là
chưa hợp lý, chưa nhanh. Lúc này, giáo viên nên hướng học sinh áp dụng các
tính chất đã học của phép cộng để học sinh có thể tự tìm ra cách tính và vận
dụng kiến thức đó để giải các bài tập khác tương tự.
Hay ở tiết 122, bài tập số 4.
Tính rồi rút gọn:
Ở bài này, học sinh thường làm như sau:

lúc này, giáo viên nên rút gọn trước ( dựa vào tính chất bằng nhau của phân
số) để tìm kết quả nhanh.

Hoặc trong bài luyện tập của phép nhân phân số ( tiết 123) thì giáo viên
phải dẫn dắt học sinh nhớ lại kiến thức của học kỳ 1 đó là:
- Tính chất giao hoán của phép nhân
- Tính chất kết hợp của phép nhân
- Tính chất nhân một số với một tổng (hoặc một tổng với một số)
- Tính chất nhân một số với một hiệu (hoặc một hiệu với một số)

Để giúp học sinh có thể làm nhanh chóng bài tập loại này, học sinh phải vận
dụng tính chất của phép nhân để tìm nhanh kết quả biểu thức.
VD:
= (áp dụng tính chất một số nhân với một tổng)
=
=
3.Biện pháp thứ ba: Cải tiến tiến phương pháp soạn bài.
- Kế hoạch bài học là kế hoạch tổ chức ,hướng dẫn HS hoạt động học tập
tích cực ,chủ động ,sáng tạo nhằm đạt các mục tiêu dạy học .
-Kế hoạch dạy học gọn ,sáng sủa ,dễ sử dụng ,dễ bổ sung và điều chỉnh
,tiết kiệm được thời gian .Sử dụng kế hoạch bài học GV sẽ chủ động ,linh
hoạt trong tổ chức ,hướng dẫn HS hoạt động học tập.
-Mỗi kế hoạch bài học thường có:
Mục tiêu : Nêu những gì GV cần giúp đỡ HS đạt được trong tiết dạy học
cụ thể .
Đồ dùng dạy học : Nêu các đồ dùng dạy của GV và đồ dunhf học tập của
cần thiết nhất cho HS.
Các hoạt động dạy học chủ yếu :Nêu kế hoạch tổ chức và hướng dẫn từng
hoạt động học tập của học sinh .
Cần nêu rõ tên từng hoạt động dự kiến cách tiến hành từng loại hoạt động
đó theo một quy trình hợp lí hoạt động dạy học bao gồm : Kiểm tra ,đánh
giá kết quả học tập của HS , dạy học bài mới ,thực hành ,luyện tập , củng
cố kiến thức và kĩ năng của bài học ,một số hoạt động nối tiếp .
4.Biện pháp thứ tư: Sử dụng đồ dùng dạy học.
-Sử dụng đồ dùng phải phù hợp, dễ nhìn ,dễ thấy .
Phần thứ ba. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN BÀI HỌC KINH
NGHIỆM.
1. Kết quả áp dụng.
Từ những kinh nghiệm bản thân đã rút ra được và áp dụng vào thực tiễn
giảng dạy ở lớp 4 tôi đã thu được kết quả như sau.

+ Trước khi dạy theo phương pháp trên.
- Tổng số học sinh lớp : 26 em
Trước khi áp dụng phương pháp này . Tôi thấy học sinh chưa biết vận dụng
kiến thức vào làm bài tập . chưa biết cách trình bày và thực hành còn nhiều
hạn chế.
+ Kết quả kiểm tra ban đầu là:



Khá


Trung bình Chưa đạt với cách trình
bày
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
3 11,53 7 26,92 16 61,53


Khi áp dụng phương pháp này đến cuối năm .
- Qua thực tế giảng dạy trong năm học lớp tôi đã thu được những kết quả
như sau:
-Cũng qua khảo sát 26 HS này khi tôi áp dụng dạy theo kinh nghiệm của đề tài
trên thì đã gặp nhiền thuận lợi sau.
Khả năng của HS nâng cao , các em nhậy bén .Có cách nhìn cách nghĩ bao
quát hơn.
Cách trình bày sáng tạo khoa học.
+ Kết quả kiểm tra vào cuối năm của 26 HS là.

Giỏi Khá Trung bình
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

8 30,76 10 38,46 8 30,76


Kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn , nhưng đây là là bước chuyển tiến bộ
vượt bậcvới lớp học vùng sâu, vùng xa. Chúng ta cần dựa vào nền tảng kiến
thức vững chắc đi sâu vào nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm nhằm ngày càng
hoàn thiện hơn tư duy lĩnh hội của học sinh.

2. Ứng dụng thực tiễn

Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp trên, tôi
nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học tập. Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến
xây dựng bài, tính toán nhanh, chính xác. Học sinh ham học, tự tin, chất lượng
học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học toán, học sinh dần
dần biết cách phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới và cách giải quyết các vấn đề
gần gũi với đời sống. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua điểm số. Cha
mẹ học sinh yên tâm, tin tưởng vào nhà trường, tích cực ủng hộ việc dạy học
của nhà trường.

3. Bài học kinh nghiệm

Trên đây là trao đổi của tôi về phương pháp dạy một số bài trong chương
phân số của chương trình toán 4 mới, tôi đã áp dụng những cách dạy đó nhằm
nâng cao chất lượng học toán cho lớp mà tôi phụ trách. Bước đầu các em đã
thực sự phấn khởi, tự tin khi học toán. Đối với tôi, phương pháp dạy trên đã
góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các em - những mầm non
tương lai của đất nước.

Người viết:





Lương Thị Liên

×