Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆMTRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP VIẾT Ở LỚP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.91 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆMTRONG GIẢNG DẠY PHÂN MÔN
TẬP VIẾT Ở LỚP 1

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tầm quan trọng của việc dạy tập viết cho học sinh lớp 1:
Trước khi bước chân vào trường tiểu học, đa số trẻ 6 tuổi mới chỉ
phát triển về kỹ năng nghe, nói. Các kỹ năng khác (đọc, viết, tính toán
v.v) chỉ mới ở giai đoạn hình thành ở mức độ đơn giản.
Phần lớn học sinh đầu lớp 1 đã được làm quen với chữ cái và chữ số
do trường mẫu giáo học gia đình hướng dẫn song đó chỉ dùng lại ở việc
“sao chép” đúng mẫu. Kỹ thuật và quy trình viết chữ chỉ được hình thành
một cách bài bản trong chương trình các môn học ở tiểu học (bắt đầu từ
lớp 1) mà chủ yếu là trong phân môn tập viết. Vì vậy, có thể khẳng định,
chất lượng chữ viết và trình độ viết chữ của học sinh tiểu học phụ thuộc
rất lớn vào chất lượng giảng dạy phân môn tập viết ở tiểu học.
Việc dạy tập viết ở tiểu học nói chung, ở lớp 1 nói riêng ngoài chức
năng hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đúng, viết nhanh,
viết đẹp, khả năng trình bày bài viết sạch, đẹp, khoa học mà còn góp phần
nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt và các môn học khác, góp
phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng làm việc trong môi
trường với áp lực ngày càng cao (kỹ năng tốc ký).
2. Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1:
+ Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ,
dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái,
khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường,
dấu thanh và chữ số.
+ Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các
chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng
các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng
như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở… bài kiểm tra cuối năm là bài


tập chép một đoạn trong bài tập đọc (không mắc quá 5 lỗi chính tả).

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc dạy tập viết cho học sinh tiểu
học:
a) Lý thuyết hoạt động:
Viết chữ chính là quá trình thực hiện một loại hoạt động. Hoạt động
viết của học sinh được thực hiện qua thao tác sau:
- Làm quen với đối tượng: Khi giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ tri
giác bằng mắt, tai và tay sẽ làm theo.
- Nói điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay theo các đường
nét của chữ cái để nhấn mạnh cách viết đồng thời nhận ra tên gọi, hình
dáng chữ đó.
- Nói thầm kiến thức mới thu nhập được để tái hiện hình ảnh đó
trong óc trước khi viết.
- Làm thử: Hình ảnh đã có trong óc cần được thể hiện trên bảng,
trên giấy bằng các dụng cụ như bút bảng, phấn, bút mực.
- Kiểm tra lại kết quả so với mẫu để rút kinh nghiệm cho lần sau.
b) Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết:
- Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương
bàn tay của trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón
tay vụng về, chóng mệt mỏi.
- Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản
ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển.
- Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học
sinh phải biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón
giữa), bàn tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Cầm bút phải tự
nhiên, đừng quá chặt sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển
được bút.
- Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết

vận động cổ tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết
quả chữ viết không đúng và nhanh được.
c) Đặc điểm đôi mắt trẻ khi viết:
- Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Vì vậy, độ lớn (kích
thước) của chữ viết phải đủ lớn phù hợp với khả năng nhận biết hình ảnh
của mắt trẻ ở từng giai đoạn phát triển. Nếu chữ viết được trình bày với
kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để
nhìn cho rõ chữ, từ đó dẫn đến cận thị.
- Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng
chưa lưu giữ đầy đủ hình dạng mẫu chữ trong bộ não. Vì vậy, khi viết, trẻ
thường viết sai mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại
nhiều hay ít tuỳ theo từng học sinh, thì các em mới viết đúng mẫu mà
không phải quan sát chữ mẫu nhiều lần.

2. Một số kinh nghiệm cần lưu ý khi dạy tập viết lớp 1.
2.1 Chuẩn bị chu đáo khi lên lớp
Việc chuẩn bị chu đáo cho mỗi giờ dạy tập viết lớp 1 có ý nghĩa rất
quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Bên cạnh việc thiết kế bài dạy, mỗi giáo viên lớp 1 cần chuẩn bị các
đồ dùng trực quan khác, đó là chữ mẫu trong khung chữ, là nội dung bài
viết được phóng to trên bảng phụ v.v.
Các chữ mẫu, bài viết mẫu phải đảm bảo các yêu cầu về độ lớn (học
sinh cuối lớp vẫn có thể quan sát được), phải đảm bảo tính chính xác, tính
thẩm mĩ, tạo được sự chú ý đối với học sinh.
2.2 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh quan sát mẫu chữ
và quy trình, kỹ thuật viết chữ.
Việc quan sát trong giờ học tập viết của học sinh lớp 1 được thực hiện
chủ yếu trong các khâu chủ yếu sau:
- Quan sát chữ mẫu: Công việc này chủ yếu giúp học sinh nhận diện
hình dạng, cấu tạo, độ cao của chữ mẫu, từ đó hình thành và khắc sâu biểu

tượng về chữ mẫu cho học sinh.
Để việc quan sát đạt hiệu quả cao, giáo viên cần có hệ thống câu hỏi
định hướng sự quan sát của học sinh về tên gọi của chữ (chữ cái, chữ số
v.v), số nét trong mỗi chữ cái (chữ số), thứ tự các nét; độ cao của con chữ
v.v.
Giáo viên cũng cần đặt câu hỏi giúp học sinh nhận ra sự giống và
khác nhau của chữ mẫu với các chữ đã tập viết trước đó. Điều này sẽ giúp
quá trình ghi nhớ biểu tượng chữ viết được nhanh hơn và lâu bền hơn.
- Quan sát quy trình và kỹ thuật viết: Công việc này chủ yếu giúp học
sinh nắm được tọa độ các nét, thứ tự viết và hướng đi của từng nét, sự
phối hợp và liên kết giữa các nét. Từ đó nâng cao hiệu quả viết chữ (viết
đúng, viết nhanh, viết đẹp).
Trong quá trình tổ chức quan sát, giáo viên cần coi trọng khâu làm
mẫu của giáo viên (có kết hợp với mô tả bằng lời), đồng thời nêu lên
những câu hỏi định hướng sự chú ý của học sinh vào quy trình và kỹ thuật
viết chữ.
- Quan sát bài viết trên bảng phụ và trên vở tập viết: Công việc này
chủ yếu giúp học sinh rèn luyện kỹ năng trình bày bài viết với các yêu cầu
tổng hợp mang tính nâng cao: viết đúng mẫu, đúng cỡ, đúng khoảng cách;
biết trình bày bài viết sạch, đẹp v.v.
Giáo viên cần tổ chức cho học sinh so sánh giữa bài viết mẫu trên
bảng với bài viết trong vở tập viết để nhận ra sự giống nhau về cấu trúc
(chỉ khác nhau về mức độ phóng to cho học sinh dễ quan sát).
Điều quan trọng là học sinh phải xác định nội dung cần tập viết, vị trí
bắt đầu và kết thúc của mỗi đơn vị viết (chữ, từ v.v), cỡ chữ, số dòng cần
hoàn thành v.v.
- Quan sát sản phẩm: Công việc này chủ yếu giúp học sinh rèn luyện
kỹ năng so sánh, đối chiếu bài viết của mình (của bạn mình) với bài mẫu
(của giáo viên hoặc của học sinh viết đúng, viết đẹp), từ đó nhận ra những
khiếm khuyết trong sản phẩm bài viết để khắc phục.

Khi tổ chức so sánh sản phẩm của học sinh, giáo viên cần tiến hành
với nhiều mức độ từ thấp lên cao (viết sai và chưa đẹp, viết sai, viết đúng
nhưng chưa đẹp, viết đúng và đẹp). Giáo viên có thể áp dụng nhiều hình
thức để giới thiệu các bài viết đúng, viết đẹp tới mọi thành viên trong lớp
như: chuyền tay bài viết đẹp tới từng bàn cho mọi học sinh đều được tham
khảo và học tập, tổ chức góc trưng bày sản phẩm trong lớp, hội thi nhỏ về
viết chữ đẹp trong lớp, trong các tiết ôn tập v.v.
2.3 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh viết thử chữ mẫu.
Đây là khâu trung gian giữa quá trình quan sát chữ mẫu và quá trình
luyện viết chữ của học sinh giúp các em vận dụng những điều đã quan sát
được trước đó vào thực tế tập viết của mình (trong thực tế, nhiều giáo viên
còn coi nhẹ khâu này).
Quá trình viết thử của học sinh chủ yếu được thực hiện qua một số
hình thức sau:
- Phác họa trên không trung: Thao tác này chỉ nên thực hiện khi tập
viết chữ cái, vần, tiếng và phải được hỗ trợ từ giáo viên với nhịp đếm (mỗi
nhịp đếm ứng với một nét chữ hoặc một con chữ) và thao tác mẫu của
giáo viên.
Trong quá trình thao tác, giáo viên cần đứng cùng hướng với hướng
ngồi của học sinh (quay mặt lên bảng lớp) để học sinh dễ quan sát và thực
hiện theo.
Giáo viên cần lưu ý học sinh hình dung trước mặt là các dòng kẻ
giống các dòng kẻ trong vở tập viết và quá trình viết trên không trung
cũng sẽ là quá trình viết trong vở tập viết sau đó.
- Phác hoạ trên mặt bàn, mặt vở viết: Thao tác này tiến hành tương tự
như với thao tác phác họa trên không nhưng có thể thực hiện với các đơn
vị lớn hơn (viết 1 từ, 1 ngữ v.v).
- Tập tô chữ mẫu trong vở: Thao tác này giúp học sinh làm quen với
bài viết (cỡ chữ, mẫu chữ, khoảng cách giữa các chữ v.v). Giúp các em tự
tin hơn khi thực hành viết vào vở.

2.4 Coi trọng hiệu quả khâu tổ chức cho học sinh thực hành luyện
viết.
Đây là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong quy trình dạy tập viết
cho học sinh lớp 1 và được thực hiện trên vở tập viết.
Để hoạt động này đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần lưu ý:
- Tổ chức cho học sinh viết thử 1 chữ mẫu trong vở tập viết: Giáo
viên cần yêu cầu học sinh viết xong 1 chữ thì tạm dừng lại để thầy, cô
giáo kiểm tra xem đã viết đúng, viết đẹp chưa; từ đó sẽ có các hướng dẫn
phù hợp từng học sinh trước khi viết hết dòng đầu tiên.
- Yêu cầu học sinh khi viết xong mỗi dòng cần có ký hiệu thông báo
cho giáo viên biết (giơ bút lên 1 chút).
Thao tác này giúp giáo viên đo được tốc độ viết của từng học sinh
trong lớp để có biện pháp giúp đỡ tất cả học sinh hoàn thành nhiệm vụ bài
viết.
2.4 Coi trọng hiệu quả khâu chấm, chữa bài.
Đây là khâu cuối cùng trong tiến trình giờ dạy tập viết và có vai trò
quan trọng trong việc đánh giá kỹ năng viết của học sinh trong mỗi giờ
học.
Để hoạt động này đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần lưu ý:
- Tranh thủ chấm một số bài (khoảng 1/3 số học sinh trong lớp) của
các đối tượng học sinh khác nhau trong lớp (Yếu – Trung bình – Khá –
Giỏi).
- Nhận xét công khai, ưu, khuyết điểm của từng bài và chỉ ra cách
khắc phục hạn chế, khuyết điểm (Không nêu tên học sinh có bài điểm yếu,
kém).
- Tổ chức tuyên dương các bài viết đúng, đẹp.
2.5 Các yếu tố bổ trợ khác:
- Rèn luyện tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho học sinh.
Tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho học sinh có ảnh hưởng khá
nhiều đến chất lượng viết chữ và sức khỏe của học sinh. Việc rèn luyện

cho học sinh tư thế ngồi viết và cách cầm bút đúng quy định sẽ giúp các
em dễ quan sát hướng đi của nét chữ, dễ dàng điều khiển ngọn bút, do đó
nét chữ sẽ mềm mại hơn; lâu mỏi tay và tránh được các bệnh học đường:
cong vẹo cột sống, cận thị v.v.
- Các yếu tố về cơ sở vật chất.
Các yếu tố về cơ sở vật chất như bàn ghế ngồi học đúng quy cách,
điều kiện ánh sáng nơi ngồi viết, chất lượng vở viết và bút viết v.v cũng
có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng viết chữ của học sinh. Do
đó, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên lớp 1 cần quan tâm các yếu
tố này để có sự tham mưu, phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục có
liên quan nhằm tạo điều kiện tốt nhất về điều kiện học tập cho học sinh.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
1. Một số kết quả:
Do thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên, trong ba năm học vừa
qua, chất lượng chữ viết của học sinh lớp 1 do tôi phụ trách đạt được kết
quả khá cao và tăng dần qua các năm học. Số học sinh viết sai, viết xấu
ngày càng giảm, số học sinh viết đúng, viết đẹp, viết đúng tốc độ quy định
ngày càng tăng. Có thể thấy rõ điều đó trong bảng xếp loại Vở sạch – Chữ
đẹp cuối năm học (trang sau):






Loại
Năm
Loại A Tỉ lệ Loại B Tỉ lệ
2007 – 2008 20 66.66 % 10 33.33 %
2008 – 2009 22 75.86 % 7 24.13 %

2009 – 2010 24 77.41 % 7 22.58 %
2. Bài học kinh nghiệm:
- Người giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, kiên trì vượt khó;
có sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết học.
- Người giáo viên phải hiểu rõ những mặt mạnh, mặt hạn chế của
từng học sinh trong quá trình học tập môn học.
- Thường xuyên sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức
học tập nhằm tạo sức thu hút đối với học sinh.
- Có biện pháp giúp đỡ trẻ vượt qua những khó khăn trong học tập,
đặc biệt là những học sinh có sự phát triển chậm về mặt sinh học và trí
tuệ.
- Kịp thời biểu dương các học sinh có tiến bộ trong học tập
3. Phạm vi phổ biến, ứng dụng:
Đề tài này có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp
trong toàn huyện góp phần đổi mới phương pháp dạy học phân môn tập
viết lớp 1, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà
trường tiểu học hiện nay.
Năm Căn, ngày 21 tháng 4
năm 2009
Người viết



Trần Thị Hân

×