Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ Tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.98 KB, 6 trang )



PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong dạy học môn tập đọc ở tiểu học, việc rèn đọc hiểu chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng. Việc đọc hiểu được sử dụng để tìm hiểu nội dung bài mới. Rèn
đọc hiểu giúp việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh, từ đó các em tự
chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
Khi học phân môn Tập đọc, đặc biệt là phần đọc hiểu giúp trí tuệ của các
em ngày càng được nâng cao, bồi dưỡng cho các em tình yêu, niềm tin trong
cuộc sống. Dạy Tập đọc nói chung và dạy Tập đọc ở lớp 1 nói riêng thì việc
đọc hiểu sẽ giúp các em phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng thông hiểu
ngôn ngữ, khả năng suy nghĩ lo gic và tổng hợp.
Vì thế, việc đọc hiểu từng bài tập đọc nhằm trau dồi lòng hướng thiện
đạo lí, truyền thống dân tộc
Ta nhận thấy rằng, việc đọc hiểu ở tiểu học có nhiều phương pháp (cách
dạy) khác nhau, phương pháp nào cũng mang tính đặc trưng riêng của phương
pháp đó, sao cho có tính khoa học, tính logic Nhưng qua thực tế giảng dạy,
việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh ở lớp 1 thì cần phải hiểu được một cách
sâu sắc yêu cầu đặc trưng của môn học và đối tượng học sinh cụ thể để giúp các
em từng bước nắm được yêu cầu và rèn luyện kỹ năng hiểu từ đó học sin h tiếp
cận các môn học khác tích cự,c thích thú, hiệu quả hơn.
Xuất phát từ thực tiến dạy học môn Tập đọc lớp 1 tôi tiến hành nghiên
cứu và thực hiện việc “Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ Tập
đọc” cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học 3 Thị trấn Năm Căn trong các năm
qua.Tôi mạnh dạn trình bày để các thầy cô đóng góp thêm ý kiến nhằm ngày
càng nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh lớp 1 nói riêng và bậc tiểu
học nói chung.

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN


Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình
thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ
đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: Nghe - đọc - nói - viết. Tập đọc là một phân
môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc
biệt quan trọng trong chương trình, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát
triển cho kĩ năng “đọc” nói chung và “đọc hiểu” nói riêng. Một kĩ năng quan
trọng hàng đầu của bậc tiểu học. Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là
phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người.
Tập đọc giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật
ngôn từ.
Tập đọc đặc biệt là đọc hiểu giúp các em học được cách nói, cách viết
một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn
luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong
phú. Từ đó, các em sẽ học tốt các môn học khác bởi đọc đúng, hiểu được chính
xác nội dung một vấn đề nào đó. Từ đó, các em sẽ làm Toán đúng, viết đúng và
nói đúng
Với tư cách, nhiệm vụ là một phân môn thực hành Tiếng Việt, Tập đọc
hiểu góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học
sinh. Những bài tập đọc trong chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới là những
bài văn, bài thơ hay trong kho tàng văn học trong nước và nước ngoài. Chính vì
thế mà các em có vốn văn học dân tộc, hay trên thế giới khá lớn. Bên cạnh đó,
có các bài tập đọc còn cung cấp cho các em vốcn từ ngữ phong phú, thuộc
nhiều chủ đề để sử dụng vào việc tập viết, tập chép đoạn văn, bài thơ
II. CÁC BIÊN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Nội dung chương trình sách giáo khoa
Sách Tiếng Việt 1 tập 2 - phần luyện tập tổng hợp gồm: 13 tuần tiếp tục
phát triển các kĩ năng nghe - đọc - nói - viết cho học sinh thông qua các bài tập
đọc.
Về nội dung: hầu hết các chủ điểm tập đọc lớp 1 đều được lặp lại theo logic
sau:

- Chủ điểm: Nhà trương
- Chủ điểm: Gia đình
- Chủ điểm: Thiên nhiên đất nước.
2. Những yêu cầu về kĩ năng đọc
Đọc đúng và đọc rõ ràng bài văn, bài thơ đơn giản
Hiểu được nghĩa các từ thông thường và ý của câu. Bên cạnh đó còn kết
hợp ôn luyện vần và luyện nói.
3.Tình hình chung của việc dạy Tập đọc ở lớp 1
* Nhận thức đặc trưng phương pháp bộ môn
Nhìn chung, có ý kiến của giáo viên đều cho rằng dạy tập đọc ở lớp 1 là
dạy cho học sinh đọc to, đọc đúng, đọc rõ ràng là đạt yêu cầu. Còn vấn đề đọc
hiểu và bước đầu đọc diễn cảm chưa chú trọng. Phần đọc hiểu còn được xem
nhẹ. Vẫn đề quan trọng nhất là sách giáo khoa lớp 1 mới các bài tập đọc mới,
quy trình phương pháp dạy cũng hoàn toàn mới đối với giáo viên.
* Thiết kế bài dạy của giáo viên
Tất cả các giáo viên đều chuẩn bị những thiết kế bài dạy một cách chung
chung như sách hướng dẫn. Đặc biệt là phần đọc hiểu còn chưa sâu, mới chỉ
đưa ra hình thức giáo viên hỏi để học sinh trả lời câu hỏi.
Đọc hiểu ở tiết Tập đọc theo tôi là khâu mà học sinh chưa đạt được hiệu
quả cao. Học sinh lớp 1, các em còn nhỏ các em chưa hiểu hết được tầm quan
trọng của việc đọc hiểu, mà các em chỉ chú trong đến việc đọc đúng, đọc to rõ
ràng. Học sinh không dám trình bày ý kiến của mình cho người khác nghe.
Hiểu vấn đề mà không diễn đạt được để người khác nghe hiểu. Các em trả lời
câu hỏi hoặc giải nghĩa từ còn lúng túng.
4. Giải pháp:
Từ những cơ sở lý luận trên tôi xin đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng
đọc hiểu trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 1 như sau
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã không phủ nhận các phương pháp,
nhiều hình thức tổ chức dạy học. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh, không áp đặt, không cứng nhắc. Những phương pháp đặc biệt chú

trọng là những phương pháp sau:
- Đọc sách, đọc tài liệu Mô tả Giảng giải Hỏi đáp Trực quan Rèn
luyện theo mẫu Thực hành giao tiếp và tổ chức trò chơi Tổng kết rút kinh
nghiệm.
Kĩ năng đọc hiểu là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu dài.
Trong những năm đầu bậc tiểu học, đặc biệt là ở lớp 1, quá trình đọc, ngày càng
nâng cao. Học sinh cần phải chiếm lĩnh văn bản cả về nội dung và nghệ thuật.
Vì thế, cần hình thành cho học sinh các bước tìm hiểu văn bản.
- Hiểu các từ, các cụm từ.
- Hiểu các câu.
- Hiểu các đoạn, những tập hợp câu dùng đẻ phát biểu một ý kiến trọn
vẹn.
- Hiểu được cả bài thơ hay bài văn.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẦN LƯU Ý
Trong thực tế giảng dạy, chúng ta gặp rất nhiều những đối tượng học sinh
khó khăn khi tìm hiểu nội dung bài. Khi đó giáo viên phải có kế hoạch rèn kĩ
năng cho từng đối tượng học sinh. Phải thể hiện rõ ở bài soạn: câu hỏi dành cho
học sinh khá, giỏi, học sinh trung bình, học sinh yếu để từ đó có biện pháp uốn
nắn. Giáo viên cần phải biết động viên, tránh sự nôn nóng để tạo hứng thú cho
các em trong việc tự rèn tìm ra kiến thức mới.
Đối với những học sinh còn lúng túng khi tìm câu trả lời thì giáo viên cần
có câu hỏi gợi mở hoăc cho học sin khá giỏi nói trước, rồi cho học sinh yếu
nhắc laij. Có những học sinh hiểu được ý, nhưng khi diễn đạt bằng lời thì lại
lúng túng và khi đó giáo viên phải tích cực gọi nhiều lần để khuyến khích tính
bạo dạn ở các em
Tập đọc là môn học thực hành Tiếng Việt. Dạy Tập đọc chính là dạy một kĩ
năng, cần coi trọng kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, coi việc rèn kĩ năng là nhiệm
vụ trọng tâm của bài. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh bằng nhiều hình thức
hoạt động: phiếu học tập cá nhân, bảng phụ đóng vai, đàm thoại, kể chuyện
Trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu muốn phát huy tính tích cực học tập của

họ sinh, giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho các em được “tự bộc lộ” năng lực
nhận thức và thực hành luyện tập kĩ năng đọc hiểu với sự hỗ trợ của bạn bè và
cô giáo. Cần tránh dạy thụ động: Thầy cứ giảng, cứ đọc còn trò cứ ngồi nghe
mà các em phải suy nghĩ, nói lên ý nghĩ đó, được trả lời theo ý hiểu của mình.
Thầy cô chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức, giúp các em tự tìm ra kiến
thức mới.
Giáo viên nên quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc
biệt những em nhút nhát, lúng túng khi trả lời Ngoài ra, đòi hỏi người giáo
viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi sáng tạo và phải có tinh thần trách nhiệm
cao, lòng say mê với công việc.
Mặt khác, giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, phương pháp giảng dạy bộ
môn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cải tiến sao cho phù hợp với từng bài dạy cụ
thể để học sinh nào cũng có thể hiểu bài, nắm chắc nội dung bài.
Giáo viên cần khéo léo, khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời đối
với những học sinh có tiến bộ, phát huy được khả năng phát triển tư duy tạo
cho không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Có như vậy thì giờ học mới đạt hiệu
quả cao.
Giáo viên biết vận dụng, kết hợp hài hoà các điều kiện thực hiện thường
xuyên, liên tục thì việc rèn kĩ năng đọc hiểu của học sinh sẽ đạt kết quả cao, tạo
đà cho học sinh học tốt các môn học khác và học tiếp lên các lớp trên.
* Trò chơi học tập
Để gây hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học sôi nổi hơn, giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh tham gia một số trò chơi theo nguyên tắc: “Học mà
chơi, chơi mà học”. Thông qua các hình thức tổ chức hoạt đoọng vui chơi, học
sinh được vui chơi được củng cố các kiến thức đã học, tạo điều kiện cho học
sinh được rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nghe - nói. Từ đó kích thích khả năng
ứng xử ngôn ngữ của học sinh. Rèn tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn,
tháo vát, tự tin cho học sinh. Giáo dục tư tưởng lành mạnh, tình cảm tốt đẹp cho
học sinh (qua các tổ chức mang tính tập thể).
Một số trò chơi đa dạng về hình thức như: Thi đọc tiếp sức, thả thơ, đọc

bài truyền điện, dọc đúng đọc hay, đọc hiểu, giải ô chữ Tuỳ từng bài mà giáo
viên lựa
Ngoài ra có thể tổ chức các hình thức ngoại khoá Tiếng Việt như: Nhóm
Tiếng Việt, góc Tiếng Việt, trò chơi ngôn ngữ để phục vụ cho bài đọc một cách
tốt nhất.
PHẦN TH Ứ BA : KẾT LUẬN
Tôi tiến hành thực hiện những biện pháp, những kinh nghiệm từ đầu năm
học, sau khi khảo sát chất lượng đầu năm. Quá trình thực hiện các biện pháp đã
nêu là quá trình lâu dài trong năm học và có sự điều chỉnh nếu các biện pháp
đó còn bất hợp lý đối với đối tượng học sinh.
- Kết quả đọc hiểu của học sinh bước đầu được nâng cao cả về chất lượng và số
lượng. Qua đó, tôi thấy đây là việc làm thiết thực và hết sức quan trọng để nâng
cao chất lượng học tập toàn diện cho học sinh.
Năm học Số HS
Xếp loại học lực
TB
Trở lên
Giỏi Khá TB Yếu
2007-
2008
29 7 – 24,14%9 - 31,03%11- 37,93%2 – 6,9%27 – 93,1%
2008-
2009
32 9 – 28,13%10 –31,25%
12 –
37,5%
1 – 3,13%31 – 96,87%
2009-
2010
30 12 –40,00%13 –43,33%6 – 20,00%0 – 0,00%30 – 100%


- Học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học.
Các em có ý thức tự giác trong việc tự phát hiện, tìm tòi nội dung kiến thức
mới. Mặt khác, các em còn thi đua đọc hay, đọc đúng và đọc hiểu để từ đó có
điều kiện giao tiếp và học giao tiếp. Giáo viên thường xuyên quan tâm, uốn nắn
để kĩ năng đọc – nói và trả lời của học sinh. Giáo viên cho học sinh đánh giá,
nhận xét và tuyên dương kịp thời để khích lệ việc học tập. Để từ đó, các em có
lòng say mê hơn trong học tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ Tập
đọc. Với khả năng có hạn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều và thời gian thực
nghiệm đang tiến hành thực hiện, chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong
nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp giúp cho kinh
nghiệm của tôi thêm hoàn thiện hơn.

Năm Căn, ngày 20 tháng 10 năm 2010
Người viết






Lê Thị Hồng Tâm

×