Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

phát triển thị trường sức lao động ở Việt Nam trên cơ sở của lí luận của C.Mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.78 KB, 9 trang )

Bài Tập Lớn Học Kì Trường Đại Học Luật Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trong toàn bộ lí luận kinh tế của C.Mác, xuất phát điểm đầu tiên đó là
từ học thuyết giá trị. Trên nền tảng học thuyết này, C.Mác đã xây dựng nên học
thuyết về giá trị thặng dư với một vị trí “hòn đá tảng” trong lí luận. Ở đây, ông đã
nhìn nhận ra rằng, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để có được giá trị thặng dư, nhà tư
bản phải tìm ra một loại hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có thuộc tính là nguồn
gốc sinh ra giá trị. Sức lao động của con người chính là hàng hóa mà nhà tư bản đã
tìm ra. Không chỉ ở các nước mà ở Việt Nam, khi nền kinh tế đang trên con đường
hội nhập, chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu về hàng hóa sức lao động
là một việc làm có ý nghĩa trong việc xây dựng thị trường lao động hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề trên, em xin chọn đề tài nghiên cứu về “phát triển thị
trường sức lao động ở Việt Nam trên cơ sở của lí luận của C.Mác”.Để làm rõ hơn
vai trò của lí luận đối với thực tiễn Việt Nam. Trong bài viết, do lượng kiến thức có
hạn, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !!!
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN SỨC LAO ĐỘNG HÀNG HÓA CỦA C.MÁC
1. Sức lao động và những điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa
a. Sức lao động của con người : là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong
cơ thể sống của con người mà con người có thể vận dụng vào quá trình lao động sản
xuất.
b. Những điều kiện biến sức lao động trở thành hàng hóa
Lao động sản xuất là hoạt động có mục đích và ý thức của con người, sức lao
động lại là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất ấy để tạo ra giá trị hàng hóa
nhưng sức lao động không phải lúc nào cũng trở thành àng hóa. Chỉ khi con người
1
Bài Tập Lớn Học Kì Trường Đại Học Luật Hà Nội
đem bán sức lao động của mình và có người đồng ý mua sức lao động ấy thì sức lao
động trở thành hàng hóa. Theo C.Mác thì có hai điều kiện sau:
Thứ nhất: Người có sức lao động hoàn toàn tự do về thân thể, người đó phải


có quyền sở hữu sức lao động của mình và có quyền đem bán nó như một loại hàng
hóa. Một điều kiện đòi hỏi ở đây là phải thủ tiêu chế độ nô lệ và phong kiến.
Thứ hai; Người có sức lao động nhưng không có tư liệu sản xuất, của cải do đó
buộc phải bán sức lao động của mình. Nhưng những người có tư liệu sản xuất có
vốn, vẫn có thể phải đi bán sức lao động khi họ không đủ khả năng để sản xuất có
hiệu quả.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính đó là giá trị và giá trị sử dụng.
a . Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Sức lao động là khả năng
lao động gắn liền với cơ thể sống con người.Vì vậy tái sản xuất ra năng lực đó có
nghĩa là duy trì sự hoạt động bình thường của con người. Điều đó đòi hỏi phải có
những tư liệu sinh hoạt nhất định.
Do đó, giá trị hàng hóa sức lao động là gía trị những tư liệu sản xuất sinh hoạt
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động
được hợp thành từ các bộ phận sau:
Một là giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái
sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.
Hai là: phí tổn đào tạo người công nhân để có được trình độ lành nghề thích
hợp.
Ba là: giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia
đình người công nhân.

2
Bài Tập Lớn Học Kì Trường Đại Học Luật Hà Nội
Gía trị hàng hóa sức lao động có đặc điểm căn bản là nó quyết định không phải trực
tiếp bởi hao phí lao động xã hội cần thiết mà được quyết định một cách gián tiếp qua
các giá trị tư liệu sản xuất ra sức lao động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động ngoài các yếu tố vật chất còn bao hàm cả yếu
tố tinh thần và lịch sử, do đó nó không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mà

còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ
văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân. Giá trị
hàng hóa sức lao động của các nước khác nhau sẽ có sự khác nhau.
b. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Hàng hóa sức lao động không chỉ có
giá trị mà còn có giá trị sử dụng như bất kỳ một hàng hóa thông thường nào. Giá trị
sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao
động, tức là quá trình lao động của người công nhân.
Quá trình lao động của người công nhân cũng đồng thời là quá trình sản xuất
ra hàng hóa, tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản than sức lao động. Phần
lớn đó là giá trị thặng dư.
Như vậy, so với các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng
đặc biệt, đó là khả năng tạo nên giá trị thặng dư. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của
hàng hóa, nó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn công thức chung của tư bản.
II. LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG CỦA C.MÁC VỚI THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Thị trường lao động
Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn
ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có
nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ
lao động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc…thông qua một hợp đồng
làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.
3
Bài Tập Lớn Học Kì Trường Đại Học Luật Hà Nội
2. Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
a. Lực lượng lao động và trình độ nguồn lao động: Ở nước ta lực lượng lao động
rất dồi dào. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội. Tính đến
ngày 1/7/2003 lực lượng lao động cả nước lớn hơn 15 tuổi là 42.128.300 người ,
tăng 1,85% so với năm 2002, trong đó ở thành thị có 10.186.800 người, ở nông thôn
là 31.941.500 người chiếm 75,82%, lực lượng lao động đang làm việc là 41.179.400
người, lao động được đào tạo 21%; nhưng vẫn còn thiếu lực lượng lao động có tay

nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp. Tính chung cả
nước số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hoặc có
chứng chỉ nghề trở lên) chiếm 19.62% tổng lực lượng lao động và trong đó trình độ
cao đẳng, đại học trở nên chỉ có 4,16%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thành thị
với nông thôn cũng có sự khác biệt lớn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên
môn kỹ thuật là 44,6%, ở nông thôn là 11,89%. Đặc biệt là ở miền núi, các nông lâm
trường, trình độ văn hóa, tay nghề của công nhân còn thấp hơn nhiều so với những
nơi khác.
b. Sự chênh lệch giữa cung và cầu : Thị trường lao động ở Việt Nam đang mất cân
đối nghiêm trọng giữa cung và cầu. Chất lượng lao động và năng suất lao động thấp.
2/3 trong tổng số việc làm không bền vững… Đó là những vấn đề nội tại trong việc
phát triển thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động
ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của
nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị
trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó
nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong
khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp,
các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng.

4
Bài Tập Lớn Học Kì Trường Đại Học Luật Hà Nội
Hiện cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng
thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao
động thiếu việc làm chung). Mặc dù, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu
tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc phân phối,
sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Cụ thể, ở khu vực ngoài nhà
nước sử dụng (trên 87%) lao động xã hội, nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể,
sản xuất nhỏ phân tán, phi chính thức với trình độ công nghệ, phương thức sản xuất

lạc hậu, năng suất lao động thấp. Đó là cái vòng luẩn quẩn trong bức tranh chung
của thị trường lao động Việt Nam, chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp,
năng suất lao động thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
c . Sự bất ổn định trong cơ chế và chính sách tiền lương Mặc dù cơ chế và chính
sách tiền lương đã đổi mới và nhiều lần điều chỉnh theo định hướng thị trường,
nhưng mức lương tối thiểu và cơ bản mới chỉ đáp ứng 60% - 65% nhu cầu cơ bản
của người lao động . Nhìn chung, hệ thống thang bảng lương hiện hành rườm rà,
phức tạp và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường lao động. Ở nhiều công ty,
doanh nghiệp với mức lương còn khá thấp đối nghịch với giá cả thị trường nên đồng
lương của người công nhân không được đảm bảo. Dẫn tới sự mất cân đối, bất ổn
định công việc cho người công nhân.
3. Vận dụng lí luận hàng hóa của C.Mác vào phát triển thị trường lao động Việt
Nam hiện nay
Nhìn nhận từ lí luận về sức lao động của C.Mác, vận dụng vào thị trường
lao động Việt Nam là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở
nước ta hiện nay. Từ đó, ta sẽ đưa ra một số giải pháp cho thị trường lao động nước
ta như sau:
5

×