Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.19 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH 3
ĐA NGÀNH HẢI ĐĂNG 3
2.2.2. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ vào công ty TNHH đa
ngành Hải Đăng 16
2.2.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản vào công ty TNHH đa
ngành Hải Đăng 18
2.2.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ vào công ty TNHH đa ngành Hải
Đăng 18
Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế
toán Chứng từ ghi sổ 19
2.2.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo tài chính vào công ty
TNHH đa ngành Hải Đăng 20
2.3. Đặc điểm tổ chức kế toán các phần hành cơ bản 20
2.3.1. Kế toán thanh toán 20
2.3.2. Kế toán lương và các khoản trích theo lương: 23
2.3.3 Kế toán TSCĐ 25
2.3.4 Kế toán nguyên vật liệu, CCDC 27
2.3.5. Kế toán tiền mặt,Tiền gửi ngân hàng, tạm ứng: 28
2.3.7. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 32
2.4. Tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ 34
Biểu 2.1 phiếu nhập kho 35
Biểu 2.2 Hợp đồng kinh tế: 36
Biểu 2.3 Hóa đơn GTGT 38
Biểu 2.4 Giấy báo có 39
Biểu 2.5. trích Chứng từ ghi sổ 40
Biểu 2.6. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 43
Biểu 2.7. Sổ chi tiết giá vốn 44


Biểu 2.8. sổ chi tiết bán hàng 45
Biểu 2.9. Sổ tổng hợp chi tiết giá vốn 46
Biểu 2.10. Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng 48
Biểu 2.11. Sổ cái TK632 – Giá vốn hàng bán 49
Biểu 2.12. Sổ cái tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 50
3.1. Cơ cấu, bộ máy tổ chức 51
3.2. Hệ thống kế toán 52
3.3. Kiểm soát nội bộ 53
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 55
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
NVL : Nguyên vật liệu
CCDC : Công cụ dụng cụ
TSCĐ : Tài sản cố định
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn.
TGNH : Tiền gửi ngân hàng.
CFSX : Chi phí sản xuất.
GTGT : Giá trị gia tăng.
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH 3
ĐA NGÀNH HẢI ĐĂNG 3
Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế
toán Chứng từ ghi sổ 19
Biểu 2.1 phiếu nhập kho 35
Biểu 2.2 Hợp đồng kinh tế: 36

Biểu 2.3 Hóa đơn GTGT 38
Biểu 2.4 Giấy báo có 39
Biểu 2.5. trích Chứng từ ghi sổ 40
Biểu 2.6. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 43
Biểu 2.7. Sổ chi tiết giá vốn 44
Biểu 2.8. sổ chi tiết bán hàng 45
Biểu 2.9. Sổ tổng hợp chi tiết giá vốn 46
Biểu 2.10. Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng 48
Biểu 2.11. Sổ cái TK632 – Giá vốn hàng bán 49
Biểu 2.12. Sổ cái tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 50
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, kế toán không chỉ đơn thuần là công việc ghi chép về vốn và quá
trình tuần hoàn của vốn trong các đơn vị mà nó còn là bộ phận chủ yếu của hệ thống
thông tin kinh tế, là công cụ thiết yếu để quản lí nền kinh tế .
Cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế thế giới, hệ thống kế toán đã không
ngừng được hoàn thiện và phát triển góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh tế, tài chính. Với tư cách là công cụ quản lý, kế toán gắn
liền với hoạt động kinh tế xã hội, kế toán đảm nhiệm chức năng cung cấp các thông
tin hữu ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng
không chỉ với hoạt động tài chính nhà nước mà vô cùng cần thiết đối với hoạt động tài
chính của mọi doanh nghiệp, tổ chức .
Mỗi doanh nghiệp lại có những đặc điểm riêng về hoạt động kinh doanh, về yêu
cầu quản lý, về bộ máy kế toán và điều kiện làm việc. Trong công tác kế toán lại có
nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau thành
một công cụ quản lí hữu ích .
Xuất phát từ vai trò quan trọng của kế toán trong quản lý kinh tế và từ đặc điểm riêng của
bộ máy kế toán mỗi doanh nghiệp, trong thời gian kiến tập tại công ty công ty “ Trách
nhiệm hữu hạn Đa Ngành Hải Đăng ”, với nhận thức, hiểu biết và kiến thức được học
trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường cũng như trong thời gian kiến tập tại công

ty “ Trách nhiệm hữu hạn Đa Ngành Hải Đăng ”, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các
chị trong phòng tài chính kế toán của công ty Hải Đăng và thầy giáo Phạm Đức Cường -
giáo viên hướng dẫn đã giúp em hoàn thành bản báo cáo kiến tập này.
Nội dung báo cáo kiến tập của em gồm 3 phần:
- Phần I: Tổng quan về công ty “TNHH Đa Ngành Hải Đăng ”
- Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty “TNHH Đa Ngành Hải Đăng ”
- Phần III: Nhận xét, đánh giá về công ty“TNHH Đa Ngành Hải Đăng ”
Do thời gian có hạn cộng với kinh nghiệm thực tế còn ít ỏi nên báo cáo của em
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến
1
của các thầy cô giáo cùng các anh chị trong phòng kế toán của công ty giúp em hoàn
thành báo cáo kiến tập một cách tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy giáo hướng dẫn của em thầy Phạm
Đức Cường cùng giám đốc và cán bộ phòng kế toán của công ty “ TNHH Đa Ngành Hải
Đăng ”.
2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
ĐA NGÀNH HẢI ĐĂNG
Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hải Đăng.
Công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng được thành lập trong tiến trình cổ phần hóa
các doanh nghiệp quốc doanh đang diễn ra nhanh chóng, là một công ty đa ngành nghề
trong đó các ngành nghề trọng tâm là : sơn tĩnh điện,cơ khí, chuyển giao công nghệ.
Được thành lập từ ngày 12/3/2003 theo luật doanh nghiệp, đến nay công ty TNHH
Đa Ngành Hải Đăng đã có bề dày truyền thống trong công việc sản xuất và dịch vụ. Với
mặt bằng hơn 10.000 m
2
trong đó diện tích nhà xưởng là 7500 m
2
nằm trên khu công
nghiệp huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội, có đường giao thông đi lại thuận tiện, hệ

thống dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại.
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.1. Ngành nghề kinh doanh.
Công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng là công ty đi tiên phong trong ngành sơn tĩnh
điện có nhiều năm kinh nghiệm cùng với dây chuyền hiện đại .Công ty nhận các đơn đặt
hàng về gia công, sơn tĩnh điện các mặt hàng bằng kim loại. Mẫu mã sơn của công ty cho
các sản phẩm rất phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của quý khách hàng.
Hoạt động chính của công ty là dịch vụ sơn tĩnh điện các sản phẩm cơ khí như thiết bị
phụ tùng máy cơ khí, sản xuất thang máng cáp điện, thông gió cho các tòa nhà,tủ tài liệu,
tủ điện, bàn ghế học sinh, nội thất gia dụng như các loại cửa, hàng rào, lan can, vách
ngăn…
Ngoài ra với vị thế tiên phong trong ngành sơn tĩnh điện của công ty, cùng với
những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất, công ty nhận lắp đặt các dây chuyền sơn tĩnh
điện cho các khách hàng có nhu cầu. Công ty đã lắp đặt nhiều dây chuyền sơn tĩnh điện ở
Hà Tây, Thái Bình, Thanh Hóa và đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các sản
phẩm đã thực hiện của công ty như
♦ Hệ thống lò sơn tĩnh điện được thiết kế, lắp đặt theo tiêu chuẩn Châu Âu
♦ Hệ thống lò sơn tĩnh điện có thể xử lý và sơn các sản phẩm có độ dài tùy chọn.
1.1.2. Đặc điểm thị trường.
Thị trường mà công ty Hải Đăng hướng tới đó là các công trình xây dựng với việc
cung cấp các sản phẩm máng cáp, thông gió, tủ điện đồng thời cũng cung cấp cả các sản
3
phẩm nội thất như cửa, hàng rào, lan can…do khả năng cung cấp các sản phẩm đa dạng
như vậy nên sản phẩm của công ty Hải Đăng đã xuất hiện ở rất nhiều các công trình xây
dựng nổi tiếng, điển hình như toà nhà VNPT- 57 Huỳnh Thúc Kháng Hà Nội, công trình
bệnh viện K, công trình nhà máy thủy điện Sơn La, Công ty cổ phần vinaconex 6, công
trình đường đại lộ Thăng Long, chung cư cao cấp Trung Hòa Nhân Chính, Nhà máy nhiệt
điện Phả Lại….
1.1.3. Năng lực sản xuất :
Nguồn nhân lực : Công ty có một đội ngũ các cán bộ, công nhân viên có nhiều

năm kinh nghiệm, có đội ngũ công nhân lành nghề. Cộng với sự cộng tác giúp đỡ của các
Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ dày dạn kinh nghiệm trong các trường : Đại học Xây Dựng, ĐH
Kiến trúc, ĐH Bách Khoa, ĐH Công nghiệp… Nhờ đó mà công ty đã xây dựng cho mình
một đội ngũ nhân lực dồi dào tạo nên một thương hiệu khá mạnh và đã dẫn đầu trong
lĩnh vực công nghệ sơn tĩnh điện.
Cụ thể đội ngũ lao động gồm 94 người trong đó :
+ Trình độ đại học : 10 người
+ Cao đẳng, trung cấp: 8 người
+Công nhân kĩ thuật : 5 người
+ Thợ lành nghề : 71 người.
Lực lượng lao động thường xuyên được bổ xung từ các trường đại học, cao đẳng về kĩ
thuật, công nghệ… ngoài ra công ty còn luôn chú trọng vào việc đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn và tay nghề của người lao động.
Năng lực nhà xưởng và thiết bị :
+ Tổng diện tích nhà xường là 7500 m
2
bao gồm 2 phân xưởng sản xuất là phân xưởng
cơ khí và phân xưởng sơn tĩnh điện.
+ Các thiết bị phục vụ cho sản xuất :
Tại xưởng cơ khí : công ty trang bị hệ thống các máy móc thiết bị hiện đại và dây truyền
công nghệ tiên tiến như máy dập góc tôn, máy uốn kim loại, máy cắt kim loại…
Tại xưởng sơn tĩnh điện : Công ty trang bị một hệ thống dây truyền hiện đại nhằm đảm
bảo đồng thời cả nhu cầu về số lượng và chất lượng, bao gồm :
+ 7 bể hóa chất để xử lý bề mặt kim loại
+ Lò sấy khô sản phẩm trước khi sơn.
+ Buồng phun và thu hồi sơn.
+ Lò sấy.
1.1.4. Năng lực tài chính
- Vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng ( mười năm tỉ đồng)
- Các quỹ khác 5.000.000 đồng (năm tỉ đồng )

- Vốn tín dụng 8.000.000 đồng ( tám tỉ đồng )
- Tổng tài sản cố định là 27.000.000.000 đồng ( hai mươi bảy tỉ đồng )
4
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty là đơn vị sản xuất và cung cấp dịch vụ các đơn đặt hàng đa dạng nhiều
chủng loại và các sản phẩm thì chủ yếu hướng tới các công trình xây dựng. Mô hình bộ
máy sản xuất của công ty bao gồm 2 phân xưởng sản xuất là phân xưởng cơ khí và sơn
tĩnh điện, một phòng phụ trách kĩ thuật và một tổ xe thuộc phòng vật tư của công ty.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được thể hiện dưới sơ đồ sau :
5
MÔ HÌNH BỘ MÁY SẢN XUẤT
Giám đốc sản xuất
- Phân xưởng cơ khí : có nhiệm vụ gia công các chi tiết, sản phẩm phục vụ một phần đầu
vào của xưởng sơn tĩnh điện như máng cáp, lan can, hàng rào…
- Phân xưởng sơn tĩnh điện: Có nhiệm vụ thực hiện sơn tĩnh điện các sản phẩm nhận về từ
xưởng cơ khí, ngoài ra với các đơn đặt hàng riêng của khách hàng, có thể khách hành sẽ
mang sản phẩm của họ đến để yêu cầu công ty chỉ cung cấp dịch vụ sơn tĩnh điện cho sản
phẩm của họ.Nhìn chung sản phẩm của phân xưởng sơn tĩnh điện là rất đa dạng về chủng
loại, kích thước, hình dáng…
Phòng kĩ thuật : Có nhiệm vụ rà soát việc thực hiện quy trình kĩ thuật sản phẩm và xử lý
các sự cố, trục trặc, hỏng hóc của máy móc thiết bị, dây truyền.
Đội xe: Có nhiệm vụ chuyên chở vật liệu, hàng hóa phục vụ cho phân xưởng sản xuất
đồng thời vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sp sơn tĩnh điện
6
Phòng kĩ thuật Phân xưởng cơ
khí

Phân xưởng sơn
tĩnh điện
Đội xe
Bước 1: Xử lý bề
mặt sản phẩm
trước khi sơn
Bước 2: Sấy khô bề
mặt sản phẩm
trước khi sơn
Sản phẩm sơn tĩnh điện được thực hiện theo các bước của quy trình công nghệ sản xuất
như sau
Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Thông thường sản
phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại. Ta xét trên bề mặt sắt, thép. Việc xử lý bề mặt sản
phẩm nhằm mang lại các yêu cầu
♦ Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí)
♦ Sản phẩm sạch rỉ sét.
♦ Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn.
♦ Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại.
Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử
lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất. Hệ thống hóa chất bao gồm
các bể sau - các bể này đều được xây và phủ nhựa Composite.
1. Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ
2. Bể rửa nước
3. Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl
4. Bể rửa nước
5. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt
6. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.
7. Bể rửa nước
Vật sơn được đựng trong các rọ làm bằng thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang

điện qua các bể theo thứ tự trên.
7
Bước 4: Sấy định
hình và hoàn tất
sản phẩm
Bước 3: Sơn sản
phẩm
Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất phải được làm khô trước khi sơn.
Bước 3: Sơn sản phẩm
Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun và thu hồi sơn.
Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề
mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò
quan trọng là thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới
để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện
Buồng phun sơn có 2 loại:
♦ Loại 1 súng phun: Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo, móc bằng tay vào buồng
phun
♦ Loại 2 súng phun: Vật sơn di chuyển trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở
2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm.
Để sơn và thu hồi bột sơn, có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm
máy nén khí và máy tách ẩm.
Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm
Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180
0
C –200
0
C trong 15
phút.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Hải Đăng.

Công ty là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, đứng đầu là Giám Đốc, giúp việc cho
Giám Đốc có một phó Giám đốc phụ trách về kĩ thuật, một phó Giám đốc phụ trách về
kinh doanh, trực tiếp chịu trách nhiệm về từng mặt hoạt động của công ty.
Giúp việc cho Ban Giám Đốc là các phòng ban chức năng, giữa các phòng ban và các
phân xưởng có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau đảm bảo sự ăn khớp nhịp nhàng
trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
8
Phó giám
đốc kĩ thuật
Phó Giám
đốc kinh
doanh
Phân xưởng
sản xuất
GIÁM ĐỐC
Phòng tài
chính, kế toán
Phòng vật tư
Phòng KCSPhòng kĩ thuật
- Giám đốc: quản lý và điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, trực tiếp chỉ đạo khối nghiệp vụ.
- Phó giám đốc kinh doanh: giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý và
điều hành hoạt động của khối kinh tế gồm các phòng ban :
+ Phòng vật tư : Tổ chức công tác thu mua vật tư, quản lý và bảo quản vật tư tồn kho, cấp
phát vật tư phục vụ sản xuất sản phẩm, quyết toán vật tư sau quá trình sản xuất, theo dõi
công tác tiết kiệm vật tư.
+ Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính,
đảm bảo cân đối thu chi tài chính, tìm kiếm
nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, làm công tác hạch toán kế toán theo

chính sách, chế độ do Bộ tài chính ban hành.
- Phó giám đốc kĩ thuật: Giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất, quản lý và điều
hành hoạt động của khối kĩ thuật bao gồm các phòng ban :
+ Phòng kĩ thuật: thiết kế, nghiên cứu chế tạo sản phẩm, xây dựng định mức tiêu hao vật
tư, lập dự trù vật tư, công tác an toàn, bảo hộ lao động…
+ Phòng KCS: Kiểm tra vật tư nhập kho, kiểm tra đánh giá sản phẩm hỏng từ đó đề ra
biện pháp sửa chữa, kiểm tra 100% chất lượng quy cách của sản phẩm xuất xưởng.
+ Khối phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất sản phẩm, lắp đặt, sửa chữa sản phẩm tại
phân xưởng sản xuất.
9
10
Chương II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty
TNHH đa ngành Hải Đăng.
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty, để phù hợp với yêu cầu quản lý,
bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, do đó toàn bộ công tác
kế toán của công ty đều tập trung tại phòng tài chính kế toán của công ty, dưới các phân
xưởng chỉ bố trí nhân viên thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, hạch
toán ban đầu, thu thập chứng từ gửi về phòng tài chính kế toán.
Công ty Hải Đăng là đơn vị hạch toán độc lập vừa hạch toán tổng hợp vừa hạch
toán chi tiết. Bộ máy kế toán có nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn
bộ công tác thu thập, xử lý các thông tin kế toán, công tác thống kê trong phạm vi toàn
công ty. Hướng dẫn kiểm tra thống kê phân xưởng thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban
đầu, cung cấp cho Giám Đốc những thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế.
Phòng kế toán của Công ty gồm 4 nhân viên thực hiện những phần hành kế toán. Một kế
toán viên có thể đảm nhận hai hoặc ba phần hành kế toán. Cuối niên độ kế toán hoàn
thiện việc ghi chép sổ sách, lập và nộp các báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các kế toán phần hành.

11
K ế
toán
TSCD
Kế
toán
NVL và
công cụ
dụng cụ
Kế toán
tập hợp
CFSX
và tính
giá
thành
K ế
toán
ti n ề
m tặ
Ti n ề
g i ử
ngân
h ngà
Phòng kế toán
(kế toán trưởng)
Kế toán
lương
& các
khoản
trích

theo
lương
Kế toán
thanh
toán.
Kế toán
tiêu thụ
và xác
định kết
quả
kinh
doanh.
Kế
toán
TSCĐ
Kế toán
tiền
mặt,
TGNH
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
- Chức năng
+ Tổ chức phân công trong phòng, thực hiện công tác kế toán trong công ty
+ Vận dụng đầy đủ và chính xác các chính sách tài chính hiện hành, pháp lệnh kế
toán đang vận dụng.
- Nhiệm vụ
+ Bố trí điều hành các nhiệm vụ của phòng và chịu trách nhiệm trước giám đốc các
công việc của phòng.
+ Nghiên cứu đề xuất hình thức hạch toán kế toán,lập chứng từ kế toán,hình thức sổ
sách kế toán phù hợp với quy định của nhà nước và đặc điểm sản xuất kinh doanh

của công ty.
+ Phân tích hoạt động kinh tế từ đó tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kinh tế.
+ Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định,quy chế tài chính trong
kinh doanh.
+ Nghiên cứu và dự thảo các văn bản quản lý tài chính của doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao phục vụ
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán tổng hợp
+ Thay mặt kế toán trưởng giải quyết toàn bộ công việc khi kế toán trưởng đi vắng.
+ Theo dõi các tài khoản, cuối mỗi tháng phản ánh các nghiệp vụ phát sinh của các
phần hành kế toán vào chứng từ ghi sổ, thực hiện các thao tác tính toán hoàn thiện các
báo cáo để báo cáo cho kế toán trưởng và giám đốc xem xét duyệt.
+ Kiểm tra số liệu các bộ phận kế toán và khóa sổ kế toán cuối kỳ. lập bảng cân đối
kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Kế toán công nợ
+ theo dõi tình hình công nợ của công ty.các khoản phải thu,phải trả của công ty,
+ phân tích khả năng thanh toán của công ty cũng như nguồn vốn mà công ty có thể
huy động trong qúa trình kinh doanh .
Kế toán lương & các khoản trích theo lương
- Chức năng
12
+ Theo dõi việc trích nộp, chi trả bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ
thu chi BHXH hiện hành.
+ Theo dõi tình hình nộp, hoàn thuế GTGT phát sinh trong quá trình kinh doanh và
các khoản phải thanh toán với ngân sách khác .
+ Tính lương cho các bộ phận của công ty theo quy định hiện hành.
- Nhiệm vụ
* Đối với BHXH
+ Theo dõi thường xuyên sự biến động lao động, từ đó tính BHXH theo chế độ để
phân bổ và trích nộp kịp thời cho cơ quan BHXH

+ Tính lương trên cơ sở định mức lao động theo quy chế của công ty như: lương
khoán cho các bộ phận, lương cố định theo thời gian làm việc.
+ Tính và thanh toán các chế độ BHXH mà người lao động được hưởng theo chế độ
hiện hành.
* Đối với thuế
+ Kê khai thường xuyên kịp thời hóa đơn đầu vào, đầu ra một cách chính xác, theo
thời gian phát sinh .
+ Lập các báo cáo thuế theo pháp lệnh thuế hiện hành .
+ Thường xuyên nộp và thanh toán với cơ quan thuế kịp thời .
Kế toán TSCĐ
- Chức năng
+ Quản lý theo dõi thường xuyên số lượng chủng loại TSCĐ tới từng bộ phận sử
dụng trong toàn công ty.
+ Phản ánh kịp thời những biến động tăng giảm TSCĐ hoặc thiếu hụt từ đó trình
lãnh đạo công ty có biện pháp xử lý kịp thời
- Nhiệm vụ
+ Lập sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo dõi tới từng loại TSCĐ, cho từng bộ phận sử
dụng.
+ Lập hóa đơn nhập xuất nội bộ khi có sự biến động TSCĐ trong công ty
+ Lập hóa đơn nhập xuất ra ngoài công ty khi có sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty.
13
+ Phán ánh giá trị TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn, phân bổ khấu hao cho
từng đối tượng tính khấu hao thông qua hệ thống sổ sách, báo biểu đã được Bộ Tài Chính
ban hành.
Kế toán tiền mặt,Tiền gửi ngân hàng
- Chức năng
+ Quản lý và kiểm soát toàn bộ lượng tiền phát sinh tăng giảm trong quá trình hoạt
động của công ty
- Nhiệm vụ
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý các thủ tục khi thu hoặc chi.

+ Đáp ứng kịp thời tiền để phục vụ quá trình kinh doanh không bị thiếu vốn
+ Lập chứng từ thu chi ( tiền mặt ), giấy báo có, giấy báo nợ đối với ngân hàng từ
đó làm cơ sở ghi sổ kế toán (chi tiết thu chi, )
+ Lập kế hoạch đáp ứng vốn thường xuyên trên cơ sở kế hoạch trong kỳ trình lãnh
đạo công ty phê duyệt.
Kế toán NVL, công cụ dụng cụ.
- Chức năng: Chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phục
vụ yêu cầu của sản xuất, đồng thời theo dõi việc thực hiện các định mức tiêu hao NVL,
nhập xuất tồn, quản lý điều động thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Nhiệm vụ: Theo dõi hạch toán chi tiết và tổng hợp NVL, CCDC( TK 152, 153).
Cuối tháng tập hợp số liệu, căn cứ vào các chứng từ có liên quan để lập bảng kê số 3,
bảng phân bổ NVL, CCDC, tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng sản phẩm để phục vụ
công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. Theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho
từng loại vật tư để từ đó tham mưu cho kế toán trưởng trong việc quản lý vật tư tồn kho,
xác định mức dự trữ cần thiết, tối thiểu đề xuất nhượng bán các loại vật tư hư hỏng, kém
phẩm chất hoặc tồn kho ứ đọng không cần dùng đến nhằm tiết kiệm tối đa vốn trong khâu
dự trữ.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm.
- Chức năng và nhiệm vụ
Theo dõi, tập hợp chi phí đến từng lô sản phẩm, hoặc từng đơn đặt hàng, phân tích
chi phí theo khoản mục, yếu tố. Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp
theo một trong các phương pháp như hệ số, giản đơn, phân bước, định mức
14
Tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất như nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng – giao dịch
Báo cáo chi phí giá thành đầy đủ phục vụ công tác quản trị sản xuất kinh doanh: tập
hợp, phân tích bóc tách từng yếu tố chi phí của mỗi sản phẩm ở từng công đoạn hay sản
phẩm cuối cùng, so sánh chi phí thực tế và chi phí định mức, kế hoạch
Phân hệ này tiếp nhận thông tin từ các phân hệ khác như vốn bằng tiền, tổng hợp,
kho, tài sản sau khi xử lý tính toán giá vốn sẽ cập nhật vào các phiếu nhập kho cũng như

vào phân hệ kế toán tổng hợp.
Kế toán tiêu thụ: theo dõi và xác định kết quả tiêu thụ, theo dõi công việc bán
hàng và hạch toán lãi lỗ.
- Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình tiêu thụ để xác định kết quả kinh doanh
trong tháng, năm tài chính theo các đối tượng, theo đúng chính sách.
- Giám đốc sự an toàn của máy móc, giảm chi phí kinh doanh trên cơ sở kiểm tra
chặt chẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Theo dõi kịp thời tình hình thanh toán tiền hàng với khách hàng và các khoản thuế
phải nộp nhà nước phát sinh trong quá trình mua bán hàng
- Phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định trong kỳ để tính giá vốn hàng bán của sản
phẩm một cách đúng đắn, xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác và phù hợp.
2.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống kế toán tại công ty Hải Đăng
2.2.1. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty “TNHH đa ngành Hải
đăng”
Chế độ kế toán mà công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Đăng đang áp dụng là chế
độ kế toán toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban
hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ
- Niên độ kế toán từ ngày 1/1 đến ngày 31/12
- Loại tiền ghi sổ hiện tại:VND
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả
kì dự trữ.
- Phương pháp kê khai thuế và thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
15
- Phương thức hạch toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên, kế toán chi
tiết theo phương pháp thẻ song song.
- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay là toàn bộ chi phí lãi vay phải trả trong kỳ.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính là toàn bộ chi phí chuyển tiền, rút tiền.
2.2.2. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ vào công ty TNHH đa ngành Hải

Đăng.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn đa ngành Hải Đăng đã áp dụng đầy đủ các quy
định chung về chứng từ kế toán do Bộ Tài chính quy định và ban hành.Tất cả các
chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào
phòng kế toán công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ
sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ
đó để ghi sổ kế toán.
Kế hoạch luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn đa
ngành Hải Đăng:
- Lập chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài
- Kế toán phần hành kiểm tra các chứng từ sau đó trình kế toán trưởng hoặc
Giám đốc công ty ký duyệt;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán tại phòng kế toán của công ty
- Hủy chứng từ: sau khi hết hạn lưu trữ chứng từ,công ty được hủy chứng từ theo
quy định của chế độ (ít nhất là 10 năm )
16
* Các chứng từ chủ yếu mà công ty sử dụng
STT Tên chứng từ Mã chứng từ
1
2
3
4
5
Chứng từ tiền tệ
1.Phiếu thu
2.Phiếu chi
3.Giấy đề nghị tạm ứng
4.Biên lai thu tiền
Chứng từ vật tư

1.Phiếu nhập kho
2.Phiếu xuất kho
3.Biên bản kiểm nghiệm
4.Biên bản kiểm kê vật tư,
sản phẩm, hàng hóa
5.Bảng phân bổ nguyên liệu,
vật liệu, công cụ, dụng cụ
Chứng từ tiền lương
1.Bảng chấm công
2.Bảng thanh toán lương
3.Hợp đồng giao khoán
4.Bảng kê trích nộp các khoản
theo lương
5.Bảng phân bổ tiền lương và
BHXH
Chứng từ TSCĐ
1.Biên bản giao nhận TSCĐ
2.Biên bản thanh lý TSCĐ
3.Bảng tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ
Chứng từ bán hàng
1.Hóa đơn GTGT
01-TT
02-TT
03-TT
06.TT
01-VT
02-VT
03-VT
05-VT

07-VT
01a-LĐTL
02-LĐTL
08-LĐTL
10-LĐTL
11-LĐTL
01-TSCĐ
02-TSCĐ
06-TSCĐ
17
2.2.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản vào công ty TNHH đa ngành Hải
Đăng.
Công ty TNHH đa ngành Hải Đăng là một doanh nghiệp nhỏ nên Hệ thống tài
khoản chỉ bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân
đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quyết định 15/2006 của bộ
tài chính.
Do đặc điểm kinh doanh của công ty là đa dạng bao gồm nhiều loại sản phẩm do
vậy, hệ thống tài khoản chủ yếu bao gồm
1. Tài khoản loại 1: TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 138, TK 141, TK
152, TK 153, TK 154, TK 155, TK 156,
2. Tài khoản loại 2: TK 211, TK 214, 241
3. Tài khoản loại 3: TK 311, TK 331, TK 333, TK 334,TK 335, TK 341
4. Tài khoản loại 4: TK 411, TK 421,
5. Tài khoản loại 5: TK 511, 515
6. Tài khoản loại 6: TK 632, TK 635,TK 621,TK 622,TK627, TK641,TK642
7. Tài khoản loại 7, 8, 9: TK 711, TK 811, TK 911
8. Tài khoản ngoài bảng: TK 001, TK 002 ,TK 007
Theo yêu cầu quản lý của công ty, các tài khoản bậc 1 lại được chia thành các tài
khoản bậc cao hơn: bậc 2, Phù hợp với đặc điểm và yêu cầu kinh doanh của Công ty.
2.2.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ vào công ty TNHH đa ngành Hải Đăng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn đa ngành Hải Đăng áp dụng hình thức ghi sổ kế
toán là chứng từ ghi sổ.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi
sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo
số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải
được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
18
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ
ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
19
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại

Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
2.2.5. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo tài chính vào công ty TNHH đa ngành
Hải Đăng.
Để cung cấp các thông tin một cách tổng hợp và trình bày một cách tổng quát,
toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất của
công ty , đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước, công ty sử dụng mẫu báo cáo tài
chính theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài
Chính. Các báo cáo được lập theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch.
Báo cáo tài chính năm, gồm:
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Bản thuyết minh báo cáo tài chính
2.3. Đặc điểm tổ chức kế toán các phần hành cơ bản.
2.3.1. Kế toán thanh toán
 Kế toán thanh toán với người bán
Với đặc điểm của công ty cung cấp các sản phẩm đa dạng, tuy nhiên các nghiệp vụ
thanh toán với người bán chủ yếu tập trung vào việc mua chịu NVL, nhiên liệu nhằm
cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh .

Chứng từ sử dụng:
• Hóa đơn giá trị gia tăng
• Phiếu chi hoặc giấy báo nợ của ngân hàng
• Biên bản kiểm nghiệm
• Phiếu nhập kho
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán, kế toán sử dụng các tài khoản
chủ yếu sau:
• TK 331 “ phải trả người bán” : chi tiết theo từng người bán
• TK 211 “ tài sản cố định hữu hình”
20
• TK 152 “nguyên liệu,vật liệu”
• TK 156 “hàng hóa”
• TK 133 “thuế GTGT được khấu trừ”
• TK 131 “ phải thu khách hàng” (bù trừ công nợ)
Sổ kế toán sử dụng: Có thể khái quát trình tự ghi sổ tại đơn vị cho phần hành này như
sau
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán thanh toán với người bán
 Kế toán thanh toán với người mua
21
Chứng từ
-Hóa đơn GTGT
-Phiếu chi, giấy báo nợ của
NH
-Phiếu nhập kho
Sổ chi tiết tài khoản
331
Bảng tổng hợp chi tiết
thanh toán
Chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo tài chính
Sổ cái tài khoản 331Sổ đăng kí CTGS

×