Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.37 KB, 25 trang )

Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
MỤC LỤC
Trang
A. LƠI MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Lao động
1.1.1. Nguồn nhân lực và nguồn lao động
1.1.2. Chất lượng nguồn lao động
1.1.3.Lao động trong quá trình đô thị hóa
1.2. Việc làm
1.2.1. Khái niệm việc làm
1.2.2. Tình trạng việc làm và thất nghiệp
Chương 2. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM Ở THÀNH PHỐ VINH
2.1. Thực trạng nguồn lao động ở thành phố Vinh.
2.1.1. Lao động theo độ tuổi và tình trạng hoạt động kinh tế
2.1.2. Trình độ học vấn của lao động
2.1.2.1. Học vấn phổ thông
2.1.2.2. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật
2.2. Tình hình thất nghiệp ở thành phố Vinh
2.2.1. Tình hình chung của lao động thất nghiệp
2.2.2. Cơ cấu lao động thất nghiệp theo độ tuổi.
2.2.3. Cơ cấu lao động thât nghiệp theo trình độ văn hoá
2.2.4. Cơ cấu lao động đang thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
2.2. Một số biện pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
1
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
2.2.1. Xây dựng hệ thống thông tin về lao động - vỉệc làm
2.2.2. Đào tạo lao động kỹ thuật
2.2.3. Phát triển kinh tê tạo mở việc làm


2.2.4. Phân định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong lĩnh vực giải quyết việc
làm
2.2.5. Xây dựng kê hoạch cụ thể giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực
2.2.6. Đẩy mạnh việc hình thành trung tâm kinh nghiệm việc làm
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
A. LỜI MỞ ĐẦU
Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ “ Lấy việc phát huy nguồn
lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” và Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: “ Giải quyết việc làm là yếu tố quyết
định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã
hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”[ 9, tr. 216].
Từ mục tiêu đó nhà nước cũng như nhiều địa phương luôn quan tâm đến nguồn
lao động và giải quyết việc làm cho lao động để ổn định và phát triển kinh tế. Đánh giá
được thực trạng nguồn lao động sẽ cho biết phương hướng sử dụng lao động tối ưu
nhất. Đồng thời có thể đưa ra được các biện pháp để giải quyết việc làm một cách hợp
lí.
Thành phố Vinh là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nếu
phát huy được nguồn lao động dồi dào của địa phương sẽ đem lại sự phát triển cao về
kinh tế - xã hội. Đồng thời giải quyết được việc làm sẽ tăng thêm thu nhập cho người
dân thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống của thành phố lên tầm cao mới. Xuất
phát từ mục đích đó tôi đưa ra đề tài : “Thực trạng nguồn lao động và một số giải
pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh”.
Trong quá trình thực hiện đề tài do hạn chế về thời gian và tài liệu nên việc
nghiên cứu còn gặp thiếu sót. Kính mong sự thông cảm của cô và chân thành tiếp nhận
sự đóng góp ý của cô. Em xin chân thành cảm ơn cô.
3
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1. 1.Lao động
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn lao động
Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định
của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai
mặt số lượng và chất lượng, về số lượng đó là tổng số người trong độ tuổi lao động và
thời gian làm việc có thể huy động được của họ. Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động
của mỗi nước (kể cả cận trên và cận dưới) rất khác nhau tuỳ theo yêu cầu của trình độ
phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, ở Việt Nam, theo quy định của
Bộ luật Lao động, dân số trong độ tuổi lao động là những người đủ từ 15 đến 60 tuổi
đối với nam và đủ từ 15 đến 55 tuổi đối vơí nữ. về chất lượng nguồn nhân lực, đó là
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ và phẩm chất của người lao
động.
Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độ tuổi
quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có
việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Cũng như nguồn nhân lực, nguồn lao động
được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng. Như vậy, theo khái niệm nguồn
lao động thì có một số neười được tính vào nguồn nhân lực nhưng khôns phải là
nguồn lao động. Đó là nhữns người lao động không có việc làm nhưng khône tích cực
tìm việc làm; những người đans đi học, những người đang làm nội trợ trong gia đình
và nhữns người thuộc tình trạng khác (người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định)
Theo khái niệm mở rộng dùng trong thống kê lao động - việc làm Việt Nam thì
lực lượng lao động còn bao gồm những người ở ngoài độ tuổi lao động (lao động cao
tuổi) thực tế đang làm việc trong các ngành kinh tế.
1.1.2. Chất lượng nguồn lao động
Chất lượng của nguồn lao động được hiểu theo hai nghĩa. Dưới góc độ cá nhân,
đó là khả năng lao động của họ (như sức khỏe, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ, ý thức kỷ luật ). Dưới góc độ quốc gia, chất lượng nguồn lao động được xem xét
trong tổng thể gắn với nhu cầu của thị trường lao động ở mỗi thời kì. Nhưng nhìn

chung, chất lượng của nguồn lao động đực đánh giá thông qua hai tiêu chí sau:
- Trình độ học vấn phổ thông:
4
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
Trình độ học vấn phổ thông (gọi tắt là trình độ văn hóa) là cơ sở rất quan trọng
để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của người lao động.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thể hiện trình độ tay nghề,
kỹ năng thực hành và năng lực thực thi nhiệm vụ được giao của người lao động.
1.1.3.Lao động trong quá trình đô thị hóa
- Trong quá trình đô thị hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp và dịch vụ, cơ cấu lao động theo ngành đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ
khu vực I sang khu vực II và khu vực III. Số lượng lao động nông thôn giảm mạnh, số
lượng lao động hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh.
- Chất lượng nguồn lao động được nâng lên đáng kể, đặc biệt là ở các nước kinh
tế phát triển. Tại các nước kinh tế phát triển, số lượng lao động có trình độ đại học và
sau đại học lớn, chất lượng nguồn lao động cao. Ngược lại, ở các nước đang phát
triển, số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng và sau đại học chỉ chiếm tỷ lệ
rất nhỏ trong tổng số lao động quốc gia.
- Phân bố lao động có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đô
thị lớn và đô thị nhỏ. Tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn, lao động tập trung đông và
số lượng lao động có trình độ chuyên môn khá cao, phân bố nhiều ở khu vực trung
tâm đô thị. Trong khi đó, số lượng lao động ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm,
chủ yếu là lao động phổ thông.
1.2. Việc làm
1.2.1. Khái niệm việc làm
Việc làm là phạm trù tổng họp liên kết các quá trình kinh tế xã hội và nhân khẩu,
nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Tuỳ theo cách tiếp cận
mà người ta có những cách định nghĩa khác nhau về việc làm:
Theo H.A Gowlop thì “việc làm là mối quan hệ sản xuất nảy sinh do sự kết hợp

giữa cá nhân người lao động và phương tiện sản xuất”.
Theo Huyhanto (Viện Hải ngoại Luân Đôn) thì việc làm theo nghĩa rộng là toàn
bộ hoạt động kinh tế của một xã hội, là tất cả những gì liên quan đến cách thức kiếm
sống của con người kể cả quan hệ sản xuất và các tiêu chuẩn hành vi tạo ra khuôn khổ
của quá trình kinh tế.
Đối với Việt Nam, Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam được Quốc hội
5
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
thông qua đã khẳng định: “mọi hoạt dộng lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị
luật pháp ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Với khái niệm về việc làm như trên thì hoạt động được xác định là việc làm bao
gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình
mình nhưns không được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật cho công việc đó.
1.2.2. Tình trạng việc làm và thất nghiệp
a) Việc làm đầy đủ
Việc làm đầy đủ là việc làm cho phép người lao động có điều kiện sử dụng hết
thời gian lao độns theo quy định. Trong thống kê Lao động - việc làm ở Việt Nam thì
người đủ việc làm gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ tính điểm thời
điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ hoặc những người có số giờ nhỏ hơn 40 giờ
nhưng không có nhu cầu làm thêm hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40
giờ nhưng lớn hơn hoặc bằng giờ quy định đối với nhữne người làm công việc nặng
nhọc, độc hại theo quy định hiện hành. Số siờ quy định trên có thẻ được thay đổi theo
từng năm hoặc từng thời kỳ.
b) Việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả
Việc làm hợp lý là việc làm phù hợp với số lượng và chất lượng của các yếu tố
con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy đủ.
Việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Việc làm hợp
lý còn là việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động.

Việc là hiệu quả là việc làm đem lại mức thu nhập cao cho người lao động. Việc
làm không hiệu quả là việc làm đem lại thu nhập thấp không đủ cho các chi tiêu cơ
bản cho đời sống cua người lao độne hoặc mức tu nhập từ việc làm thấp hơn so với
mức thu nhập tối thiểu trong đời sống xã hội.
c) Thiếu việc làm
Thiếu việc làm là tình trạng việc làm trong đó người lao động không sử dụng hết
thời gian quy định và nhận được thu nhập thấp từ công việc khiến họ có nhu cầu làm
thêm.
Theo khái niệm dùng trong thống kê lao độns - việc làm ở Việt Nam , người
thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số
6
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
giờ làm việc dưới 40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn 40 giờ làm việc của nhà
nước có nhu cầu làm thêm và sẳn sàng làm việc nhưng chưa có việc làm (trừ những
người co số giờ làm việc dưới 8 giờ, có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhưne
không tìm được việc làm).
Tinh trạng thiếu việc làm còn sọi là bán thất nghiệp. Người lao động ở trong tình
trạng này thường là lao động ở nông thôn, theo mùa vụ, lao động ở khu vực thành thị
không chính thức (khu vực phi kết cấu) lao động ở các khu vực sản xuất, kinh doanh
đang gặp khó khăn, lao động khuvực nhà nước dôi dư.
Tí lệ người thiếu việc làm là phần trăm những người thiếu việc làm so với dân số
hoạt động kinh tế (lực lượng lao động ). Tỉ lệ sử dụng thời gian lao độne là phần trăm
của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc
(bao gồm số ngày công thực tế đã làm việc và số ngày có nhu cầu làm thêm) của dân
số hoạt động kinh tế.
d) Thất nghiệp
+ Khái niệm
Thất nghiệp là tình cảnh của những người có khả năng lao động, có nhu cầu lao
động nhưng hiện tại không có việc làm, đang tích cực tìm hoặc đang chờ đợi trở lại
làm việc. Người thất nghiệp, theo khái niệm dùng trong thống kê lao động - việc làm ở

Việt Nam , là người đủ 15 tuổi trả lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, mà trong
tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc:
Có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua, hoặc không có hoạt động trong 4 tuần
qua vì lý do không biết tìm việc ở đâu hoặc tìm mãi mà không được. Hoặc trong tuần
lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờlàm việc dưới 8 giờ, muốn sẵn sàng làm
thêm nhưng không tìm được việc.
Khi đánh giá về tình hình thất nghiệp, người ta thường dùng chỉ tiêu tỉ lệ thất
nghiệp . Tỉ lệ này tính bằng phần trăm của só người thiếu việc làm sao với dân số hoạt
động kinh tế (lực lượng lao động ), theo công thức sau:
Số người thất nghiêp , ^ Tỷ lệ thất nghiệp (%) = Lực luạng lao động
x 100
Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế - xã hội.
Chính vì thế, các quốc gia phải thường xuyên đưa ra những chính sách biện pháp để
giải quyết vấn đề này.
+ Phân loại thất nghiệp.
7
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
Thất nghiệp là hiện tượng phức tạp cần phải được phân loại để hiểu rõ về
nó.Thất nghiệp được chia thành các loại sau:
*Phân theo loại hình thất nghiệp.
Thất nghiệp là một gánh nặng nhưng sánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân cư
nào, ngành nghề nào cần biết những điều đó đế hiểu rõ về đặc điểm, tính chất, mức độ
tác hại của thất nghiệp trong thực tế. Theo tiêu thức này ta có:
+ Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ).
+ Thấp nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi, nghề).
+ Thất nghiệpchia theo vùng lãnh thổ thành thị, nông thôn).
+ Thất nghiệpchia theo nghành nghề.
+ Thất nehiệp chia theo thành phần kinh tế (quốc doanh, ngoài quốc doanh)
+ Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
* Phân loại theo lý do thất nghiệp .

Theo lý do thất nghiệp ta chia thành các loại sau:
+ Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp,
không hợp nghề, không họp vùng
+ Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc
làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công
tác )
+ Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm
việc nhưng chưa tìm được việc làm .
* Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp .
Tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thực trạng thất
nehiệp. Theo cách phân loại này, ta có:
+ Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian
tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn hoặc những ngươi mơí bước vào thi
trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm.
+ Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối cung- cầu giữa các loại lao
động (giữa các nghành, nghề khu vực ). Loại này gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế
và khả năng điều chính cung của thị trường lao động (tổ chức đào tạo lại, môi giới ).
8
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
+ Thất nghiệp do thiếu cầu: xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống.
Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại thất nghiệp này thường gắn với thời
kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh nên còn gọi là thất nghiệp chu kỳ.
+ Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này xảy ra khi chính
phủ hoặc công đoàn ấn định mức lương cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị
trường lao động.
9
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
Chương 2. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THÀNH PHỐ VINH
2.1. Thực trạng nguồn lao động ở thành phố Vinh.

Nguồn lao động được hiểu là một bộ phận dân số ở độ tuổi 13-65 trực tiếp tham
gia hoặc đang cố gắng tham gia vào các hoạt động kinh tế. Do vậy, nguồn lao động ở
đây được đồng nhất với “Dân số hoạt động kinh tế”. Như vậy, những người già trên
65 tuổi, những trẻ em dưới 13 tuổi, những người tàn tật về mặt thể xác hay tinh thần,
thường không tham gia vào nguồn lao động - hay dân số không hoạt động kinh tế.
2.1.1. Lao động theo độ tuổi và tình trạng hoạt động kinh tế
Theo số liệu điều tra (bảng 1) tổng nguồn lao động (bao gồm những người từ 13-
65 tuổi có khă năng lao động )trong tổng dân số được khảo sát là 6.881 người (chiếm
75,6% dân số), trong đó nam 3.340 người (chiếm 48,5%) và nữ: 3.541 người (chiếm
51,5%) bao gồm những người có việc làm và những người có khả năng lao động
nhưng không tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh (đang thất
nghiệp, đi học, nội trợ và tình trạng khác).
Bảng 1: Phân bố dân số 13-65
TS
Có việc làm
(HĐKT)
Không có việc làm (Dân số không HĐ KT)
TS
Chia ra
Người % Người % Người % Thất
nghiệp
Đi
học
(%)
Nội
trợ
(%)
KCK
NLĐ
(%)

Khác
l.TS
6949
100
4147
59,6
2802
40,4
3,7
27,3
1,6
1,5
6,3
Nam
3395
100
1595
57,7
1436
42,3
4,8
28,9
0,1
1,8
6,7
Nữ
3554
100
2288
61,5

1366
38,5
2,7
25,8
3,0
1,2
5,8
Theo
nhóm
tuổi
6949 100 4147 59,6 2802 40,4 3,7 27,3 1,6 1,5 6,3
13-14 430 100 4 0,9 426 99,1 0 97,0 0,0 1,6 0,5
15-18 1021 100 46 4,5 975 95,5 1,5 93,0 0,1 0,7 0,3
19-24 951 100 336 35,3 615 64,7 10,6 50,6 1,2 2 0,3
25-45 2545 100 2259 88,8 286 11,2 5,1 1,8 2,2 1,3 0,8
10
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
46-55 1385 100 1136 82,0 249 18,0 0,7 1,4 1,5 1,4 14,2
56-60 401 100 257 64,0 144 36,0 0,5 0 3,2 2 30,3
61-65 216 100 109 79,8 107 50,2 0 0 4,6 5 40,6
Từ các số liệu trên có thể cho nhận xét chung :
Dân số hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ khá cao (60%) (số còn lại là dân số không
hoạt động kinh tế 40%) trong dân số chung: Trong đó tỷ lệ cao hơn là lao động nữ
(61,5%). Có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi 13-65 rất thấp (3,7%)
và những người còn đi học chiếm tỷ lệ khác cao (27%) trong đó nam chiếm tỷ lệ cao
hơn nữ. Số người đang học chiếm tỷ lệ cao vì đối tượng khảo sát bao gồm cả dân số
trong độ tuổi đi học phổ thông (13-18 tuổi) (1458 người, chiếm 21%) và số khác đang
theo học các trường chuyên môn kỹ thuật tại địa phương.
Tỷ lệ dân số có việc làm khác nhau theo từng nhóm tuổi. Sự khác biệt này có xu
hướng đạt tỷ lệ thấp nhất ở độ tuổi dưới 24; đạt tỷ lệ rất cao ở các nhóm tuổi 25-45 và

46-55; và giảm dần theo độ tuổi già. Do hầu hết những người ở độ tuổi 13-18 và hơn
một nữa số người ở độ tuổi 19-24 đang đi học nên những người này sống phụ thuộc
vào lực lượng lao động có việc làm. Điều đáng chú ý rằng tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là
ở nhóm tuổi 19-24 (11%). Số liệu này cũng phù hợp với kết quả điều tra lao động việc
làm toàn quốc ở khu vực thành thị. Từ đó có thể hiểu một tỷ lệ khá đông những người
ở độ tuổi này sau khi ra trường đã chưa tìm được việc làm hoặc đang tìm chọn việc
làm tốt hơn và phù hợp hơn với năng lực của mình.
2.1.2. Trình độ học vấn của lao động
Học vấn là một chỉ tiêu dùng để tính chỉ số phát triển còn người. Nó là một trong
những chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định chất lượng của nguồn lao động, là tiền đề
tạo khả năng và cơ hội tiếp cận với việc làm, đặc biệt trong điều kiện phát triển của thị
trường lao động. Trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn kỹ thuật cũng chịu ảnh
hưởng của cơ cấu tuổi, giới tính và tình trạng hoạt động kinh tế của nguồn lao động
2.1.2.1. Học vấn phổ thông
Nguồn lao động của Thành phố Vinh có trình độ học vấn phổ thông vào loại cao,
cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của khu vực thành thị trong cả nước và có
xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Bảng 2: Trình độ học vấn phổ thông của nguồn lao động được điều tra, so sánh
với sô liệu điều tra lao động việc làm năm 1997
ĐT 2009 (13-65
So sánh điều tra 1997 (15 tuổi)
11
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
TP Vinh Tỉnh Nghệ An Cả nước
1. Không biết chữ
0,2
1,54
0,9
5,1
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học

1,0
2,85
6,8
-
3. Tốt nghiệp tiểu học
7,0
9,5
18,9
28,1
4. Tốt nghiệp PTCS
27,0
42,66
56,3
32,7
5. Tốt nghiệp PTTH
46,3
44,44
17,1
14,14
6. Đang học và khác
18.5
-
-
-
TS
100,0
100,0
100,0
-
(Nguồn: Báo cáo phân tích kế quả thị trường lao động thành phố Vinh Nghệ An-

năm 2009 Bộ LĐTB và XH - Viện KHLĐ và CVĐXH)
Chỉ tính riêng số người tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ
thông đã chiếm tới 71-72% tỷ lệ này lớn hơn trong cuộc điều tra 1998 là 61,9%. Trong
đó số tốt nghiệp THPT chiếm tới 44%.
- Sự chênh lệch về trình độ học vấn phổ thông được thể hiện khác rõ theo độ tuổi
của nguồn lao động.
Bảng 3: Trình độ học vấn phổ thông của dân số 13-65 theo độ tuổi ( 2009)
Không biết
chữ
ChưaTN
TH
TN TH TN
THCS
TN PTTH Đang
học
TS
%
Người
13-14 1,4 0,5 3,3 0,2 0,0 94,7 100 430
15-24
0,7
0,8
3,0
11,9
29,7
54,0
100
1,972
25-45
0,4

1,1
2,9
32,8
62,9
0,0
100
2545
46-55
0,3
1,8
4,3
44,7
118,7
0,2
100
1,385
56-60
0,5
6,5
9,2
40,1
43,8
0,0
100
401
61-65
2,8
12,0
18,1
30,1

37,0
0,0
100
216
% 0,6 1,8 4,1 27,5 44,8 21,2 100
TS
42
122
288
1912
3111
1474
6949
Ớ độ tuổi 13-24 có tới 61% vẫn đang đi học, chủ yếu ở các trường phổ thông,
nên sự so sánh trình độ học vấn đã đạt được so với các nhóm tuổi cao hơn là chưa có ý
nghĩa thực tiễn, vì họ chưa kết thúc quá trình học tập của mình. Song điều đáng quan
tâm ở đây là ở cả độ tuổi 13-14 và 15-24 của dân số Thành phố Vinh có tỷ lệ đang đi
học rất cao, nếu so sánh với nhiều khu vực đô thị khác trong cả nước. Điều này một
mặt cũng khẳng định thêm trình độ học vấn khá cao của LLLĐ, mặt khác cũng thể
hiện truyền thống hiếu học cao của người dân thành phố đã được khẳng định trong
thực tiễn.
12
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
Điều dễ nhận thấy rằng những người ở độ tuổi 25-45 có trình độ học vấn phổ
thông cao nhất (63%); sau đó giảm dần theo độ tuổi già và có trình độ tuổi thấp hơn là
ở độ tuổi 61-65. Như vậy, phần lớn những người có trình độ học vấn cao nhất đều sinh
ra sau những năm hoà bình ở miền Bắc và thống nhất đất nước (1975) Những người ở
độ tuổi này thường có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi hơn để hưởng thụ nền giáo
dục ưu việt của thời kỳ bao cấp và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
2.1.2.2. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động có quan hệ chặt chẽ với trình
độ học vấn phổ thông, mặc dù mối quan hệ này cũng không hoàn toàn theo một trình
tự nhất định.
Cũng như trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn
lao động thành phố Vinh rất cao vì có tới 55% trong số 6949 đối tượng được điều tra
có trình độ chuyên môn kỹ thuật các loại, từ trình độ sơ cấp đến đại hoc, trên đại học
và được phân bổ như sau:
Chỉ tính riêng số có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên đã chiếm
tới 27-28% số lao động; trong đó cứ 10 người trong độ tuổi 13-65 thì có 1 người đạt
trình độ cao đẳng, đại học.
Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động thành phố cũng được nâng
lên rõ rệt, nếu so với số liệu điều tra năm 1997, sau khoảng 10 năm, tỷ lệ lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật các loại tăng lên 15-20% trong đó rõ hơn là ở đội ngũ
công nhân kỹ thuật và cao đẳng đại học trở lên.
Do đa số ngừơi ở độ tuổi dưới 24 còn đang đi học nên số người đã có được trình
độ chuyên môn kĩ thuật tập trung ở các nhóm tuổi còn lại. Số liệu điều tra cho thấy
trong số 3804 người ở độ tuổi 13-65 có được trình độ chuyên môn nhất định thì 73%
số họ là những người ở độ tuổi 25-55, trong đó 45% số họ là ở độ tuổi 25-45. Những
người có trình độ cao từ trung cấp trở lên cũng tập trung ở độ tuổi 25-55 này. Sự phân
bố này cũng cần được xem xét rõ hơn trong mối quan hệ với mật độ phân bố mẫu. Nếu
như số người được phỏng vấn trong nhóm tuổi 25-45 và 46-55 chiếm tỷ lệ tương ứng
37% và 20% tổng số mẫu điều tra thì tỷ lệ người có trình độ chuyên môn kĩ thuật
tương ứng là 43% và 90%.
Bảng 5: Phân bố số người theo trình độ CMKT và theo nhóm tuổi.
Đơn vị: %
13
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
Nhóm tuổi
không có
CMKT

Sơ cấp CNKT
trung
cấp
CĐ, ĐH,
trên ĐH
Đang học
khác
Tổng
số
13-24
57,3
6,1
8,6
5,5
7,0
81,4
2401
25-45
26,8
42,9
57,7
44,5
43,8
17,7
2544
46-55
10,1
36,3
25,1
35,8

32,9
0,4
1386
56-60
3,3
11,2
5,9
9,9
10,5
0,4
402
61-65
2,5
3,5
2,6
4,3
6,1
0,0
216
Tổng số
100
100
100
100
100
100
6949
%
45,3
5,4

15,4
16,5
11,0
6,5
100
người
3145
375
1066
1143
768
452
6949
Trình độ CMKT cũng phụ thuộc vào cơ cấu tuổi của dân số. Nếu như trình độ
học vấn phổ thông ở những người ở độ tuổi 25-45 cao hơn các nhóm khác thì ở
chuyên môn kĩ thuật nhóm người đạt trình độ cao hơn lại thường ở những người trong
độ tuổi 46-65 (biểu 5). Tỷ lệ những người ở độ tuổi này trong các nhóm dân cư khác
rất thấp, chỉ giao động 10% ở nhóm thành viên hộ gia đình đến 21 % ở nhóm người tự
tạo việc làm.
Một trong những nguyên nhân cơ bản để lực lượng lao dộng thành phố Vinh có
trình độ khá cao về chuyên môn kĩ thuật và được nâng cao trong những năm gần đây
là do thành phố có thế mạnh về các cơ sở giáo dục và đào tạo. Thành phố Vinh là
trung tâm hành chính của tỉnh, là nơi có nhiều trường cao đẳng, đại học, dạy nghề của
cả trung ương và địa phương vốn được xây dựng từ những năm 60 và không ngừng
được phát triển, mở trộng trong nhiều năm gần đây. Hơn nữa, những năm gần đây do
sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng kinh tế thị trường và các ngành kinh tế có nhu
cầu cao về sử dụng lao động kỹ thuật và ứng dụng công nghệ hiện đại là nhân tố quan
trọng thúc đẩy lực lượng lao động thành phố phải có được chuyên môn kĩ thuật nhất
định. Theo số liệu thống kê năm 2009 tại thành phố có 67.899 lao động có trình độ
chuyên môn kĩ thuật các loại (chiếm 1/3 lao động kỹ thuật toàn tỉnh) trong khi dân số

của thành phố cũng chỉ chiếm hơn 8% dân số toàn tỉnh. Sự tập trung lực lượng lao
động kỹ thuật này đã làm cho lực lượng lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ
trọng rất cao trong lực lượng lao động nói chung của thành phố.
Bảng 6: Trình độ chuyên môn kĩ thuật của dân số 13-65 tuổi, phân theo độ tuổi.
Đơn vị: %.
Nhóm
tuổi
Không có
CMKT
sơ cấp CNKT trung
cấp
CĐ, ĐH, trên
ĐH
Đang học
khác
Tổng
số
14
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
13-24
75,0
1,0
3,8
2,6
2,2
15,3
100
25-45
33,1
6,3

24,2
20,0
13,2
3,1
100
46-55
22,9
9,8
19,3
29,5
18,3
0,1
100
56-60
25,9
10,5
15,7
28,1
19,4
0,5
100
61-65
36,6
6,0
13,0
22,7
21,7
0,0
100
Chung

45,3
5,4
15,4
16,5
11,0
6,5
Lực lượng lao động của thành phố có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao là một
thế mạnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Song điều đáng quan tâm hơn là
vấn đề chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo của lực lượng lao động này.
2.2. Tình hình thất nghiệp ở thành phố Vinh
2.2.1. Tình hình chung của lao động thất nghiệp
Tổng số lao động thất nghiệp (gồm những ngừơi trong độ tuổi lao động: nam 15-
60, nữ 15-55 có khả năng lao động, không có việc làm và đang tìm việc làm) là 296
người bằng 7,64% so với tổng số lao động trong độ tuổi có việc làm, bằng 7,25% số
lao động 13-65 tuổi có việc làm và 7,09% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao
động. Trong số này lao động thất nghiệp ngắn hạn và thời gian thất nghiệp bình quân
7 tháng, chiếm tỷ lệ 33,4% và lao động thất nghiệp dài hạn với thời gian thất nghiệp
bình quân 49 tháng là 58,7%. Số lao động đã từng có việc làm là 128 người chiếm tỷ
lệ 43,2% số lao động thất nghiệp. Lao động chưa từng có việc làm hầu hết là lao động
vừa mới tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông trung học lần đầu bước vào thị
trường lao động. Số lao động này vì thế mà chưa có mối quan hệ với hệ thống dịch vụ
cung ứng - giới thiệu việc làm, chưa có trình độ chuyên môn kĩ thuật nên gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
2.2.2. Cơ cấu lao động thất nghiệp theo độ tuổi.
Sơ đồ trên cho thấy, trong tổng số lao động đang thất nghiệp, lao động ở độ tuổi
25-45 chiếm tỷ lệ cao nhất (51,4%), sau đó là lao động ở độ tuổi 15-24 (40,9%) và
thấp nhất là lao động ở độ tuổi 56-60 (1,3%). Thực trạng rõ rệt là lao động độ tuổi 15-
15
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
24 thất nghiệp cao là do một bộ phận lao động độ tuổi này mới tốt nghiệp các cấp giáo

dục, các cấp đào tạo chuyên môn kĩ thuật chưa tìm được việc làm và một số lao động
phổ thông công việc không ổn định, hợp đồng lao động ngắn hạn nên đễ bị mất việc.
Xét theo tình trạng thất nghiệp cho thấy:
Trong lao động thất nghiệp ở độ tuổi 15-24, lao động thất nghiệp ngắn hạn với thời
gian thất nghiệp bình quân 7 tháng chiếm tỷ lệ 38,8% và thời gian thất nghiệp dài hạn
với thời gian thất nghiệp bình quân 34 tháng là 61,2%. Trong lao động thất nghiệp độ
tuổi 25-45, lao động thất nghiệp ngắn hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 7 tháng
là 28,3% à thất nghiệp dài hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 56 tháng là73,7%.
Trong lao động độ tuổi 46-55, thất nghiệp ngắn hạn bình quân 5 tháng chiếm tỷ lệ
55,5% và thất nghiệp dài hạn bình quân 54 tháng là 49,5%. Thời gian bình quân của
việc làm cuối cùng trước khi thất nghiệp chiếm cao nhất ở độ tuổi 61-65 là 256 tháng
và độ tuổi 56-60 là 149 tháng, độ tuổi 25-45 là 72 tháng và thấp nhất ở độ tuổi 15-24
là 27 tháng. Qua đó cho ta thấy, việc làm của lao động trẻ tuổi có sự biến động hơn so
với việc làm của lao động ở độ tuổi khác.
Trong tổng số lao động thất nghiệp, nam thất nghiệp 100 người chiếm tỷ lệ
64,18% và lao động nữ thât nghiệp 106 người chiếm tỷ lệ 35,82%. Trong số lao động
nam thất nghiệp, thất nghiệp ngắn hạn 7 tháng chiếm tỷ lệ 36,82% và thất nghiệp dài
hạn bình quân 52 tháng là 63,38%. Lao động nữ thất nghiệp, thất nghiệp ngắn hạn
bình quân 6 tháng chiếm tỷ lệ 35,64% và thất nghiệp dài hạn bình quân 42 tháng là
64,36%. Lao động nam thất nghiệp đã từng có việc làm cao hơn lao động nữ thất
nghiệp đã từng có việc làm. So với lao động thât nghiệp của từng giới, nam thất
nghiệp từng có việc làm là 59,47%; chưa từng có việc làm là 40,53%; nữ thất nghiệp
từng có việc làm là 51,8% và chưa từng có việc làm là 48,2%. Qua đó thể hiện số lao
động nữ lần đầu tiên bước vào thị trường lao động cao hơn lao động nam lần đầu tham
gia vào thị trường lao động.
2.2.3. Cơ cấu lao động thât nghiệp theo trình độ văn hoá
16
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
Từ sơ đồ trên cho ta thấy, gần 2/3 lao động thất nghiệp là lao động có trình độ
phổ thông trung học và hơn 1/3 lao động thất nghiệp có trình độ trung học cơ sở. Số

lao động thất nghiệp có trình độ văn hoá thấp chỉ chiếm một phần nhỏ.
Xét theo tình trạng thất nghiệp
- Trong số lao động thất nghiệp có trình độ phổ thông cơ sở, thất nghiệp ngắn
hạn bình quân 7 tháng chiếm tỷ lệ 29,16%, thất nghiệp dài hạn bình quân 46 tháng là
70,84%.
- Trong số lao động thất nghiệp có trình độ phổ thông trung học, thất nghiệp dài
hạn bình quân 48 tháng chiếm tỷ lệ 59,88% và lao động thất nghiệp ngắn hạn bình
quân 7 tháng là 40,12%.
- Trong tổng số lao động thất nghiệp của từng loại trình độ văn hoá:
+ Lao động trình độ tiểu học đã từng có việc làm là 60%, chưa từng có việc làm
là 40% và thời gian của việc làm cuối cùng trước khi thất nghiệp bình quân là 34
tháng.
+ Lao động có trình độ văn hoá THCS đã từng có việc làm chiếm tỷ lệ 55,7%,
chưa từng có việc làm 44,3% và thời gian của việc làm cuối tnrớc khi thất nghiệp bình
quân là 70 tháng.
+ Lao động có trình độ PTTH đã từng có việc làm 57%, chưa từng có việc làm
43”% và thời gian làm cuối trước khi thất nghiệp bình quân là 84 tháng.
Rõ ràng, vấn đề bức xúc cần quan tâm giải quyết việc làm là đối với lao động có
trình độ văn hoá tốt nghiệp PTCS trở lên, lao động lần đầu tham gia thị trường lao
động.
2.2.4. Cơ cấu lao động đang thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
- Trong số lao động thất nghiệp không qua đào tạo thất nghiệp ngắn hạn
17
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
chiếm 39,15% với thời gian thất nghiệp bình quân 7 tháng và thất nghiệp dài hạn
bình quân 44 tháng là 60,85%. Đồng thời số lao động thất nghiệp từng có việc làm
là 43,7%, chưa từng có việc 56,3%.
- Trong số lao động trình độ sơ cấp thất nghiệp thì tất cả lao động thất nghiệp
ngắn hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 8-9 tháng. Số lao động đã từng có việc
làm của lao động thất nghiệp có trình độ sơ cấp là 75,57% và chưa từng có việc làm

24,43%. Thời gian bình quân của việc làm cuối trước khi thất nghiệp là 114 tháng.
- Trong số lao động không có bằng chuyên môn kĩ thuật, lao động thất nghiệp
ngắn hạn với thời eian thất nghiệp 6 tháng chiếm tỷ lệ 43,3% và lao động thất nghiệp
dài hạn bình quân 90 tháng là 56,7%. Trong đó số lao động thất nghiệp đã từng có
việc làm chiếm 86,2% và chưa từng có việc làm là 13,8%.
- Trong số lao động thất nghiệp có bằng công nhân kỹ thuật, lao động thất
nghiệp ngắn hạn với thời gian bình quân 9 tháng chiếm tỷ lệ 38,9% và lao động thất
nghiệp dài hạn bình quân 40 tháng là 61,1%. Số lao động thất nghiệp đã từng có việc
làm chiếm 75,67% và lao động thất nghiệp chưa từng có việc làm 24,33%.
- Trong số lao động thất nghiệp, lao động có trình độ trung cấp, lao động thất
nghiệp ngắn hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 6 tháng chiếm tỷ lệ 32,5% và lao
động thất nghiệp thời gian bình quân 52 tháng là 67,5%. Số lao động thất nghiệp có
trình độ trung cấp đã từng có việc làm là 70% và thất nghiệp chưa từng có việc làm là
30%.
- Trong số lao động thất nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học, lao động thất
nghiệp ngắn hạn với thời gian thất nghiệp bình quân 7 tháng chiếm tỷ lệ 53,57% và
lao động thất nghiệp dài hạn bình quân 43 tháng là 46,3%- Lao độne có trình độ cao
đẳng, đại học đã từng có việc làm chiếm 35,48% và chưa từng có việc làm 64,52%.
Như vậy, lao động thất nghiệp ngắn hạn của các loại lao động chiếm trên dưới
một nửa số lao động thất nghiệp. Đồng thời, trong lao động phổ thông và lao động có
trình độ cao đẳng, đại học tỷ lệ lao động thất nghiệp chưa từng có việc làm là rất cao,
từ đó suy ra rằng, lao động thất nghiệp là những người vừa tốt nghiệp các trường trung
học cơ sở, phổ thông trung học và vừa tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ khá
cao trong tổng số lao động thất nghiệp. Ngoài nhu cầu việc làm, đối với lao động thất
nghiệp vừa tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông trung học còn có cả nhu cầu đào
tạo nghề nghiệp.
2.2. Một số biện pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
18
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
2.2.1. Xây dựng hệ thống thông tin về lao động - vỉệc làm

Hiện nay chúng ta đã có một số thông tin về lao động - việc làm. Những thông
tin này mới được đề cập từ phía “cung” lao động thông qua các cuộc điều tra lao động việc
làm hàng năm, chưa được cập nhập từ cơ sở và không sử dụne được trone hoạt động cụ thể. Các
thông tin từ phía “cầu” lao động hầu như chưa được chú ý, thông tin này có ý nghĩa
quyết định trong lĩnh vực giải quyết việc làm. Việc cần làm ngay là thiết lập hệ thống
thông tin về lao động việc làm, bao gồm cả các thông tin về “cung” và “cầu” lao động
từ các phường hoặc người sử dụng lao động đến cấp thành phố.
Các thông tin về “cung” lao động
a) Các đối tượng cần phải thu thập thông tin từ phía “ cung” lao động bao gồm:
- Những người bước vào độ tuổi lao động.
- Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng chưa có việc
làm.
- Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chưa có việc làm và
có nhu cầu làm việc.
- Những người có nguy cơ bị mất việc làm.
b) Các thông tin cần thu thập:
- Họ tên, tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, chỗ ở.
- Trình độ đào tạo, khả năng và sở thích của mỗi người lao động.
- Nhu cầu làm việc.
* Yêu cầu của các thông tin.
- Các thông tin phải được tập hợp và cập nhập từ cấp xã, phường, thị trấn nơi
- ngừời lao động đang cư trú hoặc đang làm việc.
- Các thông tin phải đầy đủ chính xác kịp thời.
* Hình thành phương pháp và tiến hành các dự báo ngắn hạn, dài hạn về số
lượng, chất lượng lao động ở thành phố.
Các thông tin về “cầu” lao động.
a) Các đối tượng cần phải thu thập thông tin từ phía “cầu” lao động bao gồm:
- Các đơn vị hành chính, từ cấp xã phường, thị trấn.
- Các đơn vị sử dụng lao động: các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng
19

Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
lao động trên địa bàn thành phố.
b) Các thông tin cần thu thập.
- Số lao động đang được sử dụng.
- Số chỗ làm việc còn trống và yêu cầu đối với người lao động khi đảm bảo công
việc ở chỗ làm việc trống đó.
- Dự kiến chỗ làm việc của 6 tháng và năm sau.
c) Yêu cầu của thông tin.
- Thông tin được tập hợp và cập nhập từ doanh nghiệp, cơ quan, các tổ chức có
sử dụng lao động từ cấp phường, thị trấn đến cấp thành phố.
- Thông tin phải chính xác, đầy đủ và kịp thời.
d) Tiến hành dự báo về số lượng lao động ngắn hạn và dài hạn của các doanh
nghiệp, cơ quan tổ chức có sử dụng lao động ở các thành phố lớn.
Đây là việc làm trước tiên, làm nền tảng cho các hoạt động tiếp theo để giải
quyết việc làm.
2.2.2. Đào tạo lao động kỹ thuật
Đào tạo lao động kỹ thuật là một yêu cầu cấp bách, không những nâng cao chất
lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn giúp cho
mỗi người tự tạo được việc làm phù hợp.
Để đào tạo lao động kỹ thuật cần chủ động các vấn đề sau:
* Quy hoạch hệ thống các trường đào tạo lao động kỹ thuật ở tỉnh Nghệ An,
thành phố Vinh và các vùng lân cận.
* Đầu tư có trọng điểm cho một số trường để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dành nhiều
vốn đầu tư cho việc trang bị các thiết bị và công cụ giảng dạy hiện đại. Khắc phục tình
trạng thiết bị lạc hậu hơn so với kỹ thuật hiện có của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
* Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, đặc biệt là hệ thống giáo trình của các
trường, gắn đào taọ với các cơ sở sản xuất - kinh doanh.
* Có kế hoạch và biện pháp để đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho số
lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.:
- Thành phố cần nghiên cứu có những dự báo và quy hoạch ngành nghề từ nay

đến năm 2020, có định hướng chí tiêu về số lượng tương đối cho mỗi ngành nghề để
các cơ sở dạy nghề có kế hoạch đào tạo phù hợp, tránh gây lãng phí cho cả người học
20
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
lẫn người dạy.
- Nhằm thoả mãn cung và cầu trong việc đào tạo và sử dụng nhân lực thành phố
cần phải thành lập hội đồng dự báo phát triển đào tạo nhân lực. Kết hợp giữa đào tạo
dài hạn với dạy nghề ngắn hạn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người học và xã hội.
- Về tổ chức quản lý: đồng thời với việc mở rộng, đa dạng hoá các hình thức tổ
chức dạy nghề, tỉnh và thành phố cần có những quy định thống nhất đối với công tác
dạy nghề như: dạy nghề dài hạn giao cho các trường chuyên nghiệp đảm nhận.
- Thành phố có kế hoạch đáng giá định kỳ đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn,
đầu tư cơ sở vật chất cho những cơ sở và trung tâm hoạt động có hiệu quả trong thành
phố.
- Thành phố Vinh là trung tâm hành chính của tỉnh, là nơi có nhiều trường cao
đẳng, đại học và dạy nghề của cả trung ương và địa phương vốn được xây dựng ngay
từ những năm 60 và không ngừng được phát triển, mở rộng trong nhiều năm gần đây.
Hơn nữa, những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng kinh tế thị
trường và các ngành kinh tế có nhu cầu cao về sử dụng lao động kỹ thuật và ứng dụng
công nghệ hiện đại là nhân tố quan trọng thúc đẩy lao động thành phố phải có được
trình độ CMKT nhất định. Tuy nhiên, thành phố cần có chính sách nâng cao trình độ
chuyên môn của đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên của các trường và trung tâm dạy
nghề trong thành phố. Mở rộng quan hệ hợp tác với các chuyên gia của trung ương và
của nước ngoài tạo điều kiện hoà nhập vào thị trường lao động trong khu vực miền
trung, cả nước và quốc tế.
- Cần có các chính sách thu hút các nghệ nhân truyền nghề truyền thống cho
thanh niên. Chính sách bảo trợ học nghề cho thanh niên thuộc diện chính sách, thanh
niên tàn tật, hoàn cảnh khó khăn và tệ nạn xã hội đã hoàn lương; chính sách phổ cập
học nghề cho học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, chính sách ưu tiên miễn thuế
lợi tức cho các trung tâm dạy nghề có sản xuất.

2.2.3. Phát triển kinh tê tạo mở việc làm
Phát triển kinh tế là hoạt động có ý nghĩa quyết định đến chỗ làm việc mới ở
thành phố nói riêng và trong cả nước nói chung. Do đó việc xác định đúng hướng và
có các chính sách khuyên khích các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân phát
triển kinh tế có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực giải quyết việc làm.
Với vị trí đặc biệt, thành phố Vinh có thể phát triển theo các hướng sau để thu
hút nhiều lao động:
21
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
- Phát triển du lịch và dịch vụ: đây là hướng quan trọng và còn nhiều tiềm năng
có thể khai thác. Tnrớc hết là các dịch vụ hấp dẫn về vui chơi, giải trí, các khu thắng
cảnh, đáp ứng cho các lứa tuổi khác nhau, thu hút du lịch tham quan trong nước và
nước ngoài.
- Phát triển một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trước hết là ngành
xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, lĩnh vực mây tre đan, thủ công mỹ
nghệ, may mặc nhằm phát huy lợi thế so sánh ngành
- Có chính sách khuyên khích nhằm khơi dậy nguồn vốn sẵn có trong dân để đầu
tư vào sản xuất, hình thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút nhiều lao động.
- Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại, trong đó chú trọng
lĩnh vực xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việt kiều, các vùng lân cận và trung
ương vào thành phố.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
2.2.4. Phân định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong lĩnh vực giải
quyết việc làm
Cần phải chỉ rõ ai làm, làm gì và làm như thế nào để giải quyết việc làm. Chỉ có
người sử dụng lao động và ở cấp xã, phường, thị trấn mới là nơi tạo ra được chỗ làm
việc mới. Vì chính nơi đây mới trực tiếp giải quyết được việc làm cho người lao động.
Do đó việc xác định rõ trách nhiệm của cấp xã, phường, thị trấn và người sử dụng lao động là
yếu tố có ý nghĩa quyết định. Cấp trên chỉ có thể hỗ trợ hoặc tháo gỡ những khó khăn
khi cấp này không giải quyết được và đề nghị hỗ trợ, ví như ngành Lao động - Thương

binh xã hội cùng với việc giúp uỷ ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lao
động, còn hỗ trợ trực tiếp cho một số hoạt động để giải quyết việc làm; ngành kế
hoạch đầu tư ngoài chức năng của mình còn kiểm soát chỉ tiêu chỗ việc làm mới và
giải quyết khó khăn cho cơ sở. Các ngành kinh tế khác theo chức năng của mình cùng
phối hợp giải quyết các yêu cầu về vốn, tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị cấp dưới.
2.2.5. Xây dựng kê hoạch cụ thể giải quyết việc làm và phát triển nguồn
nhân lực
Căn cứ vào đó các cấp các ngành tổ chức triển khai thực hiện, ít nhất 3 tháng
phải có đánh giá sơ kết mặt được và mặt chưa được.
* Bố trí cán bộ ở các cấp xã phường và thị trấn để làm công tác lao động và giải
quyết việc làm.
* Tổ chức nghiên cứu khoa học để tìm ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
22
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
và giải quyết việc làm cho người lao động ở thành phố nói riêng và trong cả nước nói
chung.
* Sớm nghiên cứu đế ban hành luật về việc làm và chống thất nghiệp, trong đó
đặc biệt chú ý đến các quy định để hỗ trợ người thất nghiệp trở lại thị trường lao động,
quy định về eiữ chỗ làm việc và về bảo hiểm thất nghiệp.
2.2.6. Đẩy mạnh việc hình thành trung tâm kinh nghiệm việc làm
Cùng với việc chuyển đổi và đa dạng hoá ngành nghề hiện nay, số người chuyển
ngành, nghề càng nhiều. Để đáp ứng tình hình này, điều quan trọng là mỗi người dân
đặc biệt là giới trẻ cần hiểu ý nghĩa xã hội và nội dung của các nghề khác nhau và để
đạt được cuộc sống lao động phong phú đầy đủ ý nghĩa bằng cách lựa chọn cho mình
công việc phù hợp. Với mục tiêu này, trung tâm kinh nghiệm làm việc được hình
thành để hiểu rõ hơn sự tiến triển lịch sử và đóng góp xã hội của các nghề khác nhau,
nội dung của các công việc đặc thù và điều kiện làm việc. Do vậy, trung tâm là nơi
góp phần vào việc lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với từng người.
23
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh

C. KẾT LUẬN
Nguồn lao động, giải quyết việc làm là một trong những vấn đề xã hội mang
tính toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Giải quyết việc làm cho nguồn lao động ở thành phố Vinh không chỉ có ý nghĩa
đối với phát triển kinh tế - xã hội của Vinh mà còn có ý nghĩa đối với cả nước ta. Từ
các giải pháp đưa ra cho thành phố Vinh cũng có thể áp dụng cho nhiều thành phố
khác để từ đó nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chức năng trong vùng và cả
nước.
Quá trình tìm hiểu nguồn lao động và giải quyết việc làm cho lao động đòi hỏi
phải có phương hướng, chính sách,
24
Thực trạng nguồn lao động và một số giải pháp giải quyết việc làm ở thành phố Vinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá – Quy hoạch và phát triển đô thị - NXB Xây dựng 2007
2. PGS Trần Hùng – Dân số học đô thị - NXB Xây dựng
3. PGS Trần Cao Sơn – Dân số và tiến trình đô thị hóa, động thái phát triển và
triển vọng – NXB Khoa học xã hội Hà Nội.
4. TS Phạm Thị Xuân Thọ - Địa lí đô thị - NXB Giáo dục
5. vietanh.edu.vn/?x=16/tin-tuc/thanh-pho-vinh-tinh-nghe-an
6.www.ngheandost.gov.vn/ /ar1441_Thuc_trang_nguon_lao_dong_o_ti
.
/>ong_o_tinh_Nghe_An.aspx

25

×