Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Giải thích
1 BHXH Bảo hiểm xã hội
2 BHYT Bảo hiểm y tế
3 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
4 KPCĐ Kinh phí công đoàn
5 TSCĐ Tài sản cố định
6 TK Tài khoản
7 NVL Nguyên vật liệu
8 SX Sản xuất
9 VAT Thuế
10 SP Sản phẩm
11 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
12 XK Xuất kho
13 DD Dở dang
14 PL Phụ liệu
15 PS Phát sinh
16 VNĐ Việt nam đồng
17 SLSPSX Số lượng sản phẩm sản xuất
18 CPSXC Chi phí sản xuất chung
19 CCDC Công cụ dụng cụ
20 PT Phụ tùng
21 CPKH Chi phí khấu hao
22 CPNVLDDĐK Chi phí nguyên vật liệu dở dang đầu kỳ
23 CPNVLPSTK Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ
24 KLSPDD Khối lượng sản phẩm dở dang
25 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đều biết rằng hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
gắn liền với thị trường, phải nắm bắt được thị trường để quyết định vấn đề
then chốt: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và với chi phí là bao nhiêu? Quá
trình sản xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp đồng bộ giữa ba yếu tố: tư liệu
lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo ra sản phẩm mà doanh
nghiệp mong muốn.
Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều
nhân tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết
khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất
và đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Trong nền kinh
tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp luôn
phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với
các doanh nghiệp khác.
Thông tin chi phí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị
doanh nghiệp bởi vì trên cơ sở đó, người quản lý mới xây dựng được cơ cấu
chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên em đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty Global Sourcenet Ltd” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập chuyên
ngành của mình.
Kết cấu chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
Công ty Global Sourcenet Lđ.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Global Sourcenetu Ltd.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Global Sourcenet Ltd.
Mặc dù đã rất cố gắng song thời gian thực tập còn ít, khả năng và kinh
nghiệm của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và
các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty để bài viết của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN
LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY GLOBAL SOURCENET LTD
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Global Sourcenet Ltd:
1.1.1. Danh mục sản phẩm của Công ty Global Sourcenet Ltd:
Công ty Global Sourcenet Ltd sản xuất các loại sản phẩm đa dạng,
phong phú. Các loại sản phẩm chủ yếu gồm áo sơ mi, áo khoác hai lớp, áo
váy, áo jacket, quần dài, quần lửng, váy ngắn, bộ áo váy, áo không tay, bộ
vest, quần… Thị trường tiêu thụ của công ty tương đối rộng. Hầu hết, các sản
phẩm của doanh nghiệp được xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, Châu Âu,
Canada, Italia, Hàn Quốc… tỷ lệ xuất khẩu trên giấy phép đăng ký kinh
doanh là 80%, 20% là tiêu dùng nội địa nhưng trên thực tế đa số doanh
nghiệp xuất khẩu 100%.
Hằng năm, Công ty Global Sourcenet Ltd có thể sản xuất được khoảng
3.000.000 sản phẩm. Sau đây, là danh mục cụ thể của một số loại hàng hoá
của Công ty Global Sourcenet Ltd.
Mỗi loại sản phẩm lại có nhiều mã hàng khác nhau, thể hiện sự đa dạng
trong sản xuất của Công ty.
Thành phẩm Blouse (áo blouse) có đơn vị tính là chiếc. Thành phẩm
này có các mã như: E30SJS01, F21M6501, M18CES02, M38A9S01,
M58HRS01, T38A9S01, T58HRS01…
Thành phẩm Coat (áo khoác) có đơn vị tính là chiếc. Thành phẩm này
có các mã như: 03031023, 13908800, S31LT401, S914F401, SR1CT401,
E2000402, ER094401, F21LT401, F914F401, FN4DK408, FR1CT401,
FR1FR401, FR1LF411…
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Thành phẩm Dress (áo váy nữ) có đơn vị tính là chiếc. Đây là loại sản
phẩm có các mẫu đa dạng của công ty trong thời gian vừa qua. Thành phẩm
này có các mã như: 11036070, 11036070P, 12906601, 13036035, 13036108,
S11K7602, S11M6602, S21K7601, S31M6601, 81JM04XS04R, SR1K3601,
C1FM6612, C2F1W602, CNFAE60, EN06V601, ER06V601, ED06V601,
F11K7602, F21K7602, F21LT601, F28ME601, F311N601…
Thành phẩm Jacket (áo jacket) có đơn vị tính là chiếc. Thành phẩm này
có các mã như: 04019016, 11019098P, 11019099, 1201902S, 1201902SP,
1201902SW, 1201902SX, 13019046, 13019006, 13019064, 13019066,
13019119, S21N8101…
Thành phẩm Pant (quần dài nữ) có đơn vị tính là chiếc. Thành phẩm
này có các mã như: 04016032, 11016262, 12016098, 13016096, 13016098,
S11M6201, S41N8201, 81JP04X00SR, C40A8901, E11G9202, E201S222,
T88K3201, X11M6202, XN1H2201…
Thành phẩm Shirt (áo sơ mi nữ) có đơn vị tính là chiếc. Thành phẩm
này có các mã như: F31MRS01, F31PSS01…
Thành phẩm Short có đơn vị tính là chiếc. Thành phẩm này có các mã
như: 8474O803, AQMU6679, FS14T901…
Thành phẩm Skirt (váy ngắn) có đơn vị tính là chiếc. Thành phẩm có
các mã như: 4018019, 11018110, 13018162, S21UT301, S4176301,
SS1PD301, 81JM04X003R, 86S0O803, C3FA8302, E2000302…
Thành phẩm Suit (Bộ áo váy) có đơn vị tính là bộ. Thành phẩm có các
mã như: STR79B0162, SW779B0162, SW879B0162…
Thành phẩm Tank (áo nữ không tay) có đơn vị tính là chiếc. Thành
phẩm này có các mã như: 81JM04X006R, 81JM04X006R(1),
81JP04X006R…
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Thành phẩm Vest (áo vest nữ) có đơn vị tính là chiếc. Thành phẩm này
có mã như: M78U8701.
1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:
Công ty Global Sourcenet Ltd có hệ thống kiểm tra chất lượng ISO
9001-2000. Các sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài nên chất lượng luôn đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm của công ty
làm ra sẽ được thông qua phòng kiểm tra chất lượng KCS và các phòng ban
chức năng khác. Vì thế quy cách, chất lượng của sản phẩm luôn được đảm
bảo đúng theo yêu cầu của khách hàng. Bởi vậy, Công ty Global Sourcenet
Ltd đã tạo được uy tín của mình với bạn bè quốc tế và đem lại chỗ đứng vững
chắc trên thị trường khu vực và quốc tế.
1.1.3. Tính chất của sản phẩm:
Công ty Global Sourcenet Ltd sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt
hàng, mỗi đơn đặt hàng có rất nhiều sản phẩm được tạo ra. Vì thế, tính chất
sản phẩm của công ty là sản phẩm phức tạp.
1.1.4. Loại hình sản xuất:
Công ty Global Sourcenet Ltd có loại hình sản xuất chính là nhận gia
công xuất khẩu cho khách hàng. Đây là hình thức sản xuất chính của công ty.
Sau khi công ty ký hợp đồng với khách hàng, khách hàng sẽ chuyển nguyên
vật liệu, tài liệu kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm sang cho công ty. Công ty tiến
hành nhận và kiểm tra. Sau đó công ty sẽ giao cho phòng kỹ thuật nghiên cứu
và tiến hành may sản phẩm mẫu. Công ty sẽ tiến hành chuyển sản phẩm mẫu
đó sang cho bên khách hàng để họ kiểm tra. Khi khách hàng đã chấp nhận sản
phẩm đó, tổ kỹ thuật chuyển mẫu sản phẩm xuống các xí nghiệp, phân xưởng
để sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng.
1.1.5. Thời gian sản xuất:
Tùy thuộc vào mỗi đơn đặt hàng, tùy vào số lượng sản phẩm, đặc điểm
của loại sản phẩm đó mà thời gian sản xuất dài hay ngắn khác nhau. Có đơn
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
đặt hàng sản xuất trong vài tuần, có đơn đặt hàng kéo dài hàng tháng hoặc
hơn. Nhìn chung thời gian sản xuất của mỗi đơn đặt hàng của Công ty Global
Sourcenet Ltd là tương đối ngắn.
1.1.6. Đặc điểm sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang của công ty chính là những sản phẩm quần, áo chưa
kết thúc giai đoạn chế biến, vẫn còn trong quá trình sản xuất. Việc kiểm kê,
đánh giá sản phẩm dở dang là điều rất quan trọng và cần thiết để tiến hành
tính giá thành cho sản phẩm. Đặc thù sản xuất chủ yếu của công ty là gia công
hàng xuất khẩu nên lượng sản phẩm dở dang không nhiều.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty
Global Sourcenet Ltd:
1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Sản phẩm may mặc là những sản phẩm có nhiều chi tiết nhỏ và phức
tạp trong quá trình sản xuất. Do vậy, quy trình công nghệ của doanh nghiệp là
quy trình công nghệ phức tạp, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn sản
xuất kế tiếp nhau. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được quy
trình sản xuất hợp lý để tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất.
Thông thường sản xuất sản phẩm may mặc gồm các bước chính sau:
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến.
Phòng mẫu và kỹ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và dịch tài liệu sang tiếng việt, tiến
hành may thử sản phẩm và gửi cho khách hàng kiểm tra, nhận xét, góp ý và
duyệt mẫu.
Buớc 2: Sau khi khách hàng duyệt mẫu, sản phẩm mẫu được đưa xuống
bộ phận sản xuât để sản xuất hàng loạt theo kế hoạch sản xuất về số lượng,
thời gian giao hàng đã ký với khách hàng.
Sản phẩm sau khi hoàn thành nhập kho, đến thời hạn giao hàng đã ký
kêt, doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá theo chỉ định của khách
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hàng.
Nguyên vật liệu sau khi nhập kho được chuyển đến bộ phận cắt dựa
trên các phiếu yêu cầu nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất. Sau khi cắt, bán
thành phẩm sẽ được chuyển đến các xưởng may, mỗi công nhân ở xưởng may
sẽ đảm nhận may một bộ phận, một công đoạn của sản phẩm như may cổ,
may tay, thân, áo, túi… rồi lắp ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm
hoàn chỉnh sẽ đuợc chuyển sang bộ phận KCS xưởng may để kiểm tra về điều
kiện và chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang
bộ phận hoàn thiện để thực hiện các công việc tẩy, giặt. Thông thường, công
việc tẩy, giặt sản phẩm được thuê ngoài. Sau đó sản phẩm chuyển sang bộ
phận là và bộ phận KCS hoàn thiện sẽ có trách nhiệm kiểm tra lại chất lượng
sản phẩm trước khi chuyển sang đóng gói, đóng thùng. Sau khi đóng gói,
đóng thùng, sản phẩm được nhập kho thành phẩm.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 1.1
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may
Bước 1:
Bước 2:
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
8
Tài liệu kỹ thuật,
sản phẩm mẫu
nhận từ khách
hàng
Gửi cho khách
hàng kiểm tra và
duyệt mẫu
Dịch vụ tẩy, giặt
Bộ phận may
mẫu sẽ cắt và
may sản phẩm
mẫu
Phòng mẫu và bộ
phận kỹ thuật
dịch tài liệu,
nghiên cứu và cắt
mẫu giấy
Kho vật tư
Bộ phận cắt
Phòng mẫu
KCS bộ phận may
Bộ phận may
Là hơi sản phẩm
Nhập kho thành
phẩm
KCS Hoàn thiện
Đóng gói, đóng
thùng
Xuất hàng
Mẫu cắt và kỹ
thuật cắt
Hướng dẫn may
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Mỗi giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất đều có những đặc trưng
riêng và yêu cầu riêng, đòi hỏi trong mỗi công đoạn sản xuất đó phải được
thực hiện một cách nghiêm ngặt và tuân theo quy tắc nhất định đã được xây
dựng nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động, chất lượng sản phẩm theo
yêu cầu và thời gian giao hàng đúng theo hợp đồng đã ký kết. Trong quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm may thì sản phẩm của giai đoạn trước là đầu
vào của giai đoạn sau.
Hiện nay, Công ty Global Sourcenet Ltd sử dụng những thiết bị máy
móc rất hiện đại có nguồn gốc từ nước ngoài chủ yếu là có xuất xứ từ Mỹ với
công nghệ GERBER để phục vụ việc sản xuất. Một số trang thiết bị, máy móc
cụ thể như:
Hệ thống thiết kế, nhảy cỡ và giác mẫu sơ đồ.
Hệ thống căng, trải vải tự động.
Hệ thống cắt vải tự động.
Hệ thống là phom áo và phom quần.
Thiết bị thêu công nghiệp.
Máy ép Mex Veit 5350.
Máy dò, máy phát điện và máy nén khí trung tâm.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Global Sourcenet Ltd được chia
thành bộ phận nhỏ chuyên thực hiện một công đoạn trong sản xuất và đều
dưới sự quản lý của phòng sản xuất. Trong đó chỉ có bộ phận may được chia
thành phân xưởng A và phân xưởng B. Cụ thể như sau:
Mỗi bộ phận gồm có tổ trưởng, công nhân kế hoạch, công nhân sửa máy,
công nhân công vụ, công nhân quản lý nguyên phụ liệu, công nhân sản xuất.
Phòng mẫu: Trực thuộc quản lý của bộ phận sản xuất, chịu trách nhiệm
sản xuất các sản phẩm mẫu, và hướng dẫn các chuyên may thực hiện các công
đoạn may, theo các thông số kỹ thuật đã xây dựng.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Phòng cắt: Sẽ nhận vải từ kho nguyên liệu, cắt bán thành phẩm theo
mẫu.
Bộ phận may: Sẽ nhận bán thành phẩm từ phòng cắt và tiến hành sản
xuất may thành sản phẩm cùng với dây chuyền công nghệ may hiện đại. Bộ
phận KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản xuất, phát hiện sản
phẩm hỏng, sản phẩm mắc lỗi, theo hai giai đoạn, giai đoạn may và giai đoạn
sau khi qua bộ phận hoàn thiện để tiến hành giặt, tẩy hay là.
Bộ phận hoàn thiện: Chịu trách nhiệm là, đóng gói sản phẩm theo yêu
cầu để tiến hành xuất hàng.
Bộ phận kho: Thực hiện việc nhập kho các Nguyên phụ liệu, phân loại
và bảo quản theo từng đơn hàng, và xuất kho cho các bộ phận theo định mức
đã xây dựng của phòng sản xuất.
Bộ phận khác: bao gồm cơ khí, bảo dưỡng… chịu trách nhiệm đảm bảo
hệ thống điện trong nhà máy được an toàn và ổn định, sửa chữa kịp thời các
máy móc hỏng…
Khi có đơn đặt hàng, công ty sẽ giao cho các bộ phận cùng nhau tham
gia sản xuất.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của công ty:
Sơ đồ 1.2
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Global
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm có tổng giám đốc, giám đốc sản xuất và giám đốc
tài chính.
Tổng giám đốc:
-Chức năng của tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người chịu trách
nhiệm chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mặt
pháp lý đối với các tổ chức kinh tế khác và đối với nhà nước. Tổng giám đốc
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
11
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Tài chính, kế
toán
Tổ chức nhân sự,
hành chính
Kinh doanh
Xuất nhập khẩu
Sản xuất
Bộ phận
mẫu
Bộ phận
kho
Bộ phận
khác
Xưởng A Xưởng B
Bộ phận
cắt
Bộ phận
may
Bộ phận KCS,
hoàn thiện
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
cùng với các giám đốc và các phòng ban chức năng điều hành hoạt động và
đưa ra các quyết định mang tính chất chiến lược đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của công ty.
-Tổng giám đốc có những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể như:
+ Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty, do đó là người có quyền
quyết định cao nhất về công tác điều hành của công ty, thay mặt công ty chịu
trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về hoạt động của công ty.
+ Tổng giám đốc có quyền tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động, khen
thưởng, kỷ luật lao động trong công ty phù hợp với luật pháp.
+ Tổng giám đốc tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của
công ty, đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất trong công tác quản lý công
ty.
+ Tổng giám đốc có quyền ban hành các văn bản quy phạm điều hành
nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Công ty mẹ về các quyết định
của mình.
Dưới tổng giám đốc gồm có 2 giám đốc: giám đốc sản xuất và giám
đốc kinh doanh. Các giám đốc có thể thay mặt tổng giám đốc giải quyết các
công việc được uỷ quyền khi tổng giám đốc đi vắng. Giám đốc cũng chịu
trách nhiệm trước công ty, trước tổng giám đốc, trước pháp luật về các quyết
định của mình.
Giám đốc sản xuất: Giám đốc sản xuất giúp tổng giám đốc trực tiếp
chỉ đạo, theo dõi về mặt kỹ thuật, quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm.
Giám đốc tài chính: Giám đốc tài chính giúp tổng giám đốc trực tiếp
chỉ đạo, theo dõi về mặt kế toán tài chính, tuyển nhân viên dưới sư chỉ đạo
của tổng giám đốc và bố trí sử dụng lao động hợp lý.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các phòng ban chức năng của
công ty:
Mỗi phòng ban chức năng đều có những nhiệm vụ cụ thể giúp cho việc
sản xuất kinh doanh của công ty được đảm bảo, giúp cho việc quản lý của cấp
trên thuận lợi.
Phòng kinh doanh: Là công ty 100% vốn nước ngoài với hình thức
may gia công, các đơn đặt hàng đều do công ty mẹ ký kết và chuyển về do đó
nguyên vật liệu của công ty được cung ứng sẵn, vì vậy phòng kinh doanh
không phải tìm kiếm khách hàng.
-Chức năng: Giúp Tổng giám đốc xây dựng cách tính giá gia công cho
mỗi loại hàng, mỗi đơn hàng và các kế hoạch sản xuất của Công ty.
-Nhiệm vụ: Giao dịch với các nhà cung cấp về lịch cung ứng và chất
lượng của các nguyên phụ liệu. Lên kế hoạch sản xuất và đưa ra các căn cứ
tính giá gia công, đồng thời đảm bảo tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng, kiểm
tra xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, tổ chức vận chuyển, chuyên chở sản
phẩm hàng hoá vật tư đạt hiệu quả cao nhất.
Phòng Xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm về việc lên kế hoạch xuất
khẩu hàng về thời gian và địa điểm, đồng thời thực hiện các thủ tục hải quan
về nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất và đảm bảo hàng xuất khẩu đúng
tiến độ và an toàn.
Phòng Tổ chức nhân sự, hành chính:
-Chức năng: Tham mưu cho ban Giám đốc trong các lĩnh vực quản lý
lao động, tiền lương, sắp xếp tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí công nhân
viên, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên và thực hiện các
chính sách về lao động, bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước. Tham
mưu cho Giám đốc trong công việc quản lý, điều hành công tác, công văn
giấy tờ, phương tiện trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, trụ sở làm việc…
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
-Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm xây dựng các nội quy, quy chế hạch toán
tiền lương, ngày giờ công lao động của Công ty, xây dựng chế độ khuyến
khích vật chất, đặt vé và làm các thủ tục hành chính.
Phòng Tài chính kế toán:
-Chức năng: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài
chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng chuẩn mực kế
toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước. Tham mưu đề đạt với ban
Giám đốc Công ty ban hành các quy chế tài chính phù hợp với nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế, định mức chi phí,
xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
-Nhiệm vụ: Tổng hợp mọi thông tin liên quan đến tình hình tài chính
của công ty, phân tích đánh giá tình hình tài chính và cung cấp thông tin cho
các đối tượng có liên quan, lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo
yêu cầu.
Phòng Sản xuất: Trực thuộc phòng Kinh doanh.
-Chức năng: Cùng với phòng Kinh doanh tham mưu cho ban Giám đốc
về kế hoạch sản xuất, xây dựng định mức sản phẩm, và nâng cao năng suất
của người lao động. Tham mưu về tình hình sản xuất của xưởng sản xuất,
nhằm giúp cho Ban giam đốc ra quyết định về việc nhận thêm các hợp đồng
hay không.
-Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất trực tiếp theo kế hoạch
sản xuất đã đề ra.
• Bộ phận mẫu: Trực thuộc quản lý của bộ phận sản xuất, chịu trách
nhiệm về mẫu mã, màu sắc, kích cỡ của sản phẩm, xây dựng quy trình
kỹ thuật để sản xuất sản phẩm.
• Bộ phận cắt: Chịu trách nhiệm về việc cắt vải theo đúng mẫu đã được
duyệt.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
• Bộ phận may: Là các xưởng may, mỗi xưởng được chia thành từng bộ
phận riêng chuyên làm từng công đoạn một để hoàn thiện sản phẩm. Bộ
phận này chịu trách nhiệm về may các nguyên vật liệu đã được phòng
cắt chuyển xuống để hoàn thiện thành sản phẩm hoàn chỉnh.
• Bộ phận KCS: Chịu trách nhiệm về kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng
hoá được sản xuất ra. Qua đó phát hiện ra các sản phẩm hỏng để sớm
có biện pháp khắc phục và đảm bảo chất lượng hàng hoá theo đúng đơn
đặt hàng cua khách hàng.
• Bộ phận hoàn thiện: Chịu trách nhiệm là, đóng gói sản phẩm theo yêu
cầu để tiến hành xuất hàng.
• Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm về quản lý các nguyên vật liệu nhập
kho và bảo quản theo từng đơn đặt hàng, và xuất kho cho từng bộ phận
theo kế hoạch đã xây dựng.
• Bộ phận khác: bao gồm cơ khí, bảo dưỡng… chịu trách nhiệm đảm bảo
hệ thống điện trong nhà máy được an toàn và ổn định, sửa chữa kịp thời
các máy móc hỏng…
Các chức danh tổng giám đốc, giám đốc sản xuất, giám đốc tài chính,
trưởng phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu, nhân sự, kế toán, bộ phận cắt, mẫu,
may, hoàn thiện, kho đều là người nước ngoài, còn người Việt Nam chỉ có vai
trò là trợ lý hoặc phó phòng nhằm hỗ trợ việc triển khai và thực hiện các
nhiệm vụ và chức năng của bộ phận mình. Nhìn chung, cơ cấu quản lý của
công ty tương đối hợp lý. Các bộ phận phòng ban trong công ty thực hiện tốt
công việc được giao, đồng thời luôn có tính thần học hỏi và có sự kết hợp
đồng bộ giữa các phòng ban trong công ty tạo hiệu quả cao trong công việc.
Mô hình tổ chức bộ máy của công ty phù hợp với đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh đã góp phần làm cho công tác tổ chức kế hoạch trong công ty
ngày càng thuận lợi.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.3.3. Các công cụ quản lý chi phí và kiểm soát chi phí của công ty:
Công ty Global Sourcenet Ltd là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
với hình thức may gia công xuất khẩu, được bao tiêu cả đầu vào và đầu ra,
nên tổ chức bộ máy quản lý không có phòng kinh doanh thực hiện chức năng
tìm kiếm đơn hàng và thị trường tiêu thụ. Do đó, cơ cấu bộ máy quản lý theo
mô hình trực tuyến chức năng bao gồm các bộ phận chủ yếu là: Ban giám
đốc, các phòng chức năng, phân xưởng sản xuất. Hầu hết các cấp quản lý đều
là người nước ngoài, dưới cấp quản lý là người Việt Nam - thường là trợ lý và
không nắm quyền lãnh đạo và quản lý trong doanh nghiệp.
Công ty áp dụng biện pháp quản lý chi phí sản xuất trực tiếp theo định
mức với hình thức sản xuất là may gia công, định mức chi phí về nguyên phụ
liệu do công ty và khách hàng thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Sau khi
xây dựng được bảng định mức nguyên phụ liệu công ty tiến hành, xây dựng
phiếu xuất kho và lập bảng phân bổ nguyên phụ liệu chính thức.
Chi phí sản xuất là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất được biểu hiện bằng tiền.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất ở công ty đã phân loại chi
phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí như sau:
-Chi phí vật liệu phụ.
-Chi phí tiền lương công nhân sản xuất bao gồm các khoản tiền lương,
tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
-Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí như sau:
+Chi phí nhân viên phân xưởng.
+Chi phí vật liệu phân xưởng.
+Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất.
+Chi phí khấu hao TSCĐ.
+Chi phí dịch vụ mua ngoài.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+Chi phí sản xuất chung khác.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và
đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ở Công ty Global Sourcenet Ltd. Được xác định đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất được đánh giá là có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi
có xác định đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp chi phí sản xuất theo
từng đối tượng giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm được nhanh chóng và chính xác đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh
nghiệp.
Công ty Global Sourcenet Ltd có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên
tục. Sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau (cắt,
may, là, tẩy, thêu, đóng gói) liên tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn này là
nguyên liệu chính của giai đoạn kế tiếp, xuất phát từ đặc điểm đó công ty đã
tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhận một số giai
đoạn công nghệ của quy trình sản xuất. Vậy nên để phù hợp với quy trình
công nghệ đặc điểm sản xuất kinh doanh, công ty đã xác định đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất là từng mã hàng.
Việc tập hợp chi phí sản xuất cho từng mã hàng là tương đối đơn giản.
Mỗi mã hàng được mở một phiếu tính giá thành để theo dõi và tập hợp chi phí
sản xuất theo từng mã hàng đó. Công ty thực hiện việc tập hợp chi phí sản
xuất như vậy là thuận lợi cho công tác tính giá thành bởi chi phí sản xuất
chung đến cuối mỗi tháng đều được phân bổ cho từng mã hàng theo chi phí
nhân công trực tiếp. Hơn nữa, phiếu tính giá thành của công ty có ghi chi tiết
nên thuận lợi cho quản lý, phiếu tính giá thành này được theo dõi cho từng
mặt hàng.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
GLOBAL SOURCENET LTD
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Global Sourcenet Ltd:
Công ty Global Sourcenet Ltd là doanh nghiệp sản xuất có quy mô
tương đối lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều. Do đó để giảm bớt khối
lượng công việc cũng như số liệu được cập nhật chính xác, hiện nay Công ty
áp dụng hinh thức kế toán trên máy vi tính, theo phàn mềm kế toán 1$.
Quy trình xử lý sau:
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
2.1.1.1- Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong giá thành của một sản phẩm nói chung và sản phẩm may mặc của Công
ty Global Sourcenet Ltd nói riêng. Để sản xuất được một sản phẩm hoàn
chỉnh, công ty đã sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu với các tỷ lệ khác
nhau. Chi phí nguyên vật liệu trong công ty được hạch toán chi tiết theo từng
đối tượng, từng loại vải. Công ty Global Sourcenet Ltd sử dụng phương pháp
kê khai thường xuyên để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu gồm có chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên
vật liệu phụ, nhiên liệu… xuất dùng trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất ra sản
phẩm. Trong đó:
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
18
Dữ liệu đầu vào (PXK,
chứng từ,…)
Máy tính xử
lý
Dữ liệu đầu ra (sổ chi tiểt, tổng
hợp, sổ cái, BCKT…)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
-Nguyên vật liệu chính là các loại nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất
một sản phẩm. Nguyên vật liệu chính của công ty chủ yếu là các loại vải
chính, vải felt, vải lót, bông…
-Nguyên vật liệu phụ là các nguyên vật liệu góp phần bổ sung để hoàn
chỉnh sản phẩm gồm: các loại chỉ như chỉ may, chỉ thêu, các loại khoá, các
loại cúc, các loại chun, các loại nhãn mác, đệm vai, hoá chất như nước gia
ven, bao bì các loại
-Nhiên liệu gồm có điện, xăng… cung cấp nhiệt lượng cho việc chạy
máy căng vải, máy trải vải, máy cắt vải, máy may, máy thêu, máy là… tất cả
các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng:
Công ty Global Sourcenet Ltd tính giá nguyên vật liệu xuất theo
phương pháp bình quân gia quyền tháng và sử dụng tài khoản để hạch toán
chi phí sản xuất như trong quy định của Bộ tài chính. Công ty sử dụng TK621
“chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
-Kết cấu của tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
+ Bên Nợ TK 621: Tập hợp chi phí các nguyên vật liệu xuất dùng trực
tiếp để sản xuất sản phẩm.
+ Bên Có TK 621: Tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Cuối kỳ TK 621 không có số dư.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 TK 621
TK 152
NVL xuất dùng trực tiếp NVL không dùng hết
để sản xuất trả lại nhập kho
TK 111, 112, 331 TK 154
Giá trị NVL mua ngoài Kết chuyển CPNVLTT
dùng trực tiếp cho SX dùng để tính giá thành SP
TK 1331
VAT được khấu trừ
của NVL mua ngoài
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp:
Sơ đồ 2.2
Quy trình ghi sổ chi tiết và tổng hợp của TK chi phí NVLTT
Khi nhận được bản Costing khách hàng chuyển đến. Công ty sẽ chuyển
xuống phòng sản xuất để phân chia công việc cho từng bộ phận trong phòng
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
20
Phiếu NK, XK Sổ chi tiết TK 621 Sổ tổng hợp TK 621
Sổ cái TK 621
Sổ chi tiết TK 154
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
sản xuất. Căn cứ vào lượng vật tư còn tồn và lượng vật tư cần thiết, mà mỗi
bộ phận sẽ lập phiếu yêu cầu lĩnh vật tư. Phiếu lĩnh vật tư phải ghi rõ số
lượng, chủng loại vật tư cần lĩnh. Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư phải được quản
đốc phân xưởng thông qua. Sau đó phiếu yêu cầu vật tư được chuyển lên
phòng tài chính kế toán. Kế toán sẽ căn cứ vào nhu cầu của phân xưởng sản
xuất và khả năng đáp ứng để viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được chuyển
đến thủ kho và thủ kho làm nhiệm vụ xuất vật tư theo yêu cầu. Cuối ngày, thủ
kho giao lại phiếu xuất kho về phòng kế toán. Dựa vào những phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho, kế toán chi phí sẽ vào bảng Nhập - Xuất - Tồn nguyên
phụ liệu trong tháng của toàn công ty và chi tiết cho từng mã hàng.
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu 2.1: Bảng costing
Bảng Costing của khách hàng
SL GLOBAL PTELTD
SALES ORDER ADVICE
Buyer: Aeropostale Style No: S/7204AS11 Date: 2 September. 2011
Initial Order: Ladies Job No: C1FM6612
Lowest Price: US $ 7.48 FOB Ex-factory Date: 30 September.2011
Quanlity 85169 PCS Port: Trung Quoc
Agent: Macy’s Merchandising Group
Costing
Xưởng sản xuất
Usage/Dz Prix US $ %
Fabric A
Fabric B
Fabric C
Fabric D
…
Embroidery
Washing cost
Accessories
CMT
…
10.22
2.73
1.10
$ 3.00
$ 3.50
$ 3.80
$
$ 30.66
$ 9.56
$ 4.18
$
…
$ 8.04
$ 1.02
$ 15.43
$ 8.69
…
Total $ 77.76
Administration
Merchandiser: Sales Manager Purchaser Production Manager
Crytal/ Wendy Gladys Gan
Bảng Costing trên là định mức bên khách hàng tính cho 12 sản phẩm.
Dựa vào bảng Costing này, phòng sản xuất chia ra định mức nguyên
vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ cần dùng để sản xuất một sản phẩm của
các mã hàng.
Bảng 2.1
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng định mức nguyên vật liệu
Mã hàng
NPL
C1FM6612 C2F1W602
12 SP 1SP 12SP 1SP
Fabric A
Fabric B
Fabric C
Fabric D
Accessories( Phụ liệu)
Tổng
48.47 $
15.66 $
14.69 $
4.039 $
1.305 $
1.224 $
6.568 $
30.66 $
9.56 $
4.18 $
15.43 $
2.555 $
0.797 $
0.348 $
1.286 $
4.986 $
Từ bảng định mức trên, ta dễ dàng tính được chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm của một mã hàng (tỷ giá:
19495 Đ/USĐ).
Với mã hàng C1FM6612:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: 4.039 + 1.305 + 1.224 = 6.568 $
Tức là: 6.568 * 19495 = 128,043.16 Đ
Với mã hàng C2F1W602:
+ Chi phí NVLTT là: 2.555 + 0.797 + 0.348 + 1.286 = 4.986 $
Tức là: 4.986 * 19495 = 97,202.07 Đ
Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết chi
phí nguyên vật liệu. Sơ đồ cụ thể như sau:
Phương pháp tính chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ
SV: Nguyễn Thanh Hảo Lớp: KTTH 20.09
23
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ kế toán chi tiết vật tư
Thẻ kho