Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Tục thờ thánh Tam Giang ở vùng ngã ba Xà ( Nghiên cứu trường hợp Làng Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 171 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*

*

*

NGUYỄN THỊ THU TRANG

TỤC THỜ THÁNH TAM GIANG Ở VÙNG NGÃ BA XÀ

(Nghiên cứu trường hợp:
làng Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
và làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang)

Chuyên ngành Dân tộc học
Mã số: 60 22 70
Khóa: 2006 - 2009
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn Khoa học: PGS. TS. Hoàng Lương

Hà Nội - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*

*


*

NGUYỄN THỊ THU TRANG

TỤC THỜ THÁNH TAM GIANG Ở VÙNG NGÃ BA XÀ
(Nghiên cứu trường hợp:
làng Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
và làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Khóa: 2006 - 2009

Hà Nội - 2009


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH MINH HỌA ...................................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................5

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... ..............5
2. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của Luận văn ................................................6
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................... ...................................7
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................7
5. Cấu trúc của Luận văn ..........................................................................................9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .…... 10
1.1. Quan niệm dân gian về tục thờ Thánh Tam Giang……………………….. 10
1.1.1. Khái niệm tín ngƣỡng thờ tự nhiên……………………………………..10

1.1.2. Lịch sử hoá thần tự nhiên….……………………………….………….. 11
1.1.3. Quan niệm dân gian về tục thờ Thánh Tam Giang ở vùng Ngã Ba
Xà……………………………………………………………………….12
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu………………………………………...13
1.3. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên vùng Ngã Ba Xà………………………..17
1.3.1. Vị trí địa lý …...………………………………………………………...17
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên ……………………….....……………………... …..19
1.4. Tình hình dân cƣ và kinh tế, văn hóa, xã hội vùng Ngã Ba Xà.………….. 21
1.4.1. Tình hình dân cƣ và kinh tế- văn hố- xã hội làng Đồi……………………21
1.4.2. Tình hình dân cƣ và kinh tế - văn hoá – xã hội làng Mai Thƣợng………….24
Tiểu kết chƣơng 1…………………………………………………………. ..26
Chƣơng 2. QUẦN THỂ DI TÍCH THỜ THÁNH TAM GIANG..………….…... 29
2.1. Truyền thuyết, thần tích về Thánh Tam Giang …………………………… 29
2.1.1. Nội dung (tóm tắt truyền thuyết)………….. ……………………………29
2.1.2. Truyền thuyết, thần tích ở làng Đồi........................................................ 31
2.1.3. Truyền thuyết, thần tích ở làng Mai Thƣợng .......................................... 32
2.1.3. Truyền thuyết, thần tích ở các làng ven sơng Cầu................................... 33
2.2. Quần thể di tích và vai trị của nó trong tục thờ Thánh…………… ..............36
2.2.1. Quần thể di tích thờ TTG tại làng Đồi...................................................37
2.2.1.1. Đền Xà...................................................................................................38
2.2.1.2. Đình làng............................................................................................... 42

1


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

2.2.1.3. Miếu thờ Đạm Nƣơng............................................................................45
2.2.2. Quần thể di tích thờ TTG ở làng Mai Thƣợng........................................ 46
2.2.2.1. Đền làng Mai Thƣợng........................................................................... 46

2.2.2.2. Miếu thờ Đạm Nƣơng............................................................................49
Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………………………….. 51
Chƣơng 3. PHỤNG THỜ THÁNH TAM GIANG QUA LỄ HỘI VÀ PHONG TỤC 55

3.1. Lễ hội truyền thống và tục thờ Thánh ở làng Đoài …………..…………… 56
3.1.1 Phần chuẩn bị lễ hội...................................................................................56
3.1.2. Rƣớc nƣớc................................................................................................ 57
3.1.3. Chính hội.................................................................................................. 57
3.2. Lễ hội truyền thống và tục thờ Thánh ở làng Mai Thƣợng ………… …… 61
3.2.1. Hội tung hoa............................................................................................ 61
3.2.2. Hội bơi chải............................................................................................. 65
3.3. Lễ hội và phong tục ở một số làng ven sông Cầu………………………… 71
3.3.1. Hội Kéo co làng Hữu Chấp……………..…………………………….. 71
3.3.2. Hội vật cầu làng Vân………………………………………………….. 75
3.3.3. Lễ tắm phỗng làng Châm Khê………………………………………….77
3.4. Một số thay đổi trong lễ hội và phong tục của cƣ dân vùng Ngã Ba Xà…. 80
Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………………………… 88
Chƣơng 4. GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ CỦA TỤC THỜ TTG..……………90
4.1. Giá trị văn hóa của tục thờ TTG………………….………………………… . 90
4.1.1. Vai trị của tục thờ TTG đối với đời sống cƣ dân……………………….90
4.1.2. Giá trị văn hoá, thẩm mỹ……………………………………………… ..92
4.2. Giá trị lịch sử của tục thờ TTG…………………………………………..…. . 95
4.3. Bảo tồn và phát huy tục thờ trong đời sống đƣơng đại. ……………………. . 97
Tiểu kết chƣơng 4……………………………………………………………… 101
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….....106
DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP TƢ LIỆU………………… ……..110
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………...........113

2



Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Nxb

: Nhà xuất bản

2. UBND

: Ủy ban nhân dân

3. TTG

: Thánh Tam Giang

4. VHTT

: Văn hóa Thơng tin

5. HN

: Hà Nội

6. VHDT

: Văn hóa dân tộc


7. VHNT

: Văn hố Nghệ thuật

3


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

DANH MỤC BẢNG, BIẾU, HÌNH MINH HỌA

1. Biểu đồ 2.1. Nguồn gốc ra đời TTG

Tr.34

2. Bảng 2.1.

Quan niệm của ngƣời dân về TTG

Tr. 35

3. Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ mặt bằng tổng thể di tích đền Xà

Tr. 38

4. Sơ đồ 2.2.

Sơ đồ bài trí tƣợng thờ và đồ thờ trong di tích


Tr. 40

đền Xà
5. Sơ đồ 2.3.

Sơ đồ mặt bằng tổng thể di tích nghè Ngũ Giáp

6. Sơ đồ minh Cây tre dùng trong lễ hội Kéo co ở làng Hữu
học 3.1.
7. Bảng 3.1.

Tr. 48
Tr. 73

Chấp
Quan niệm của ngƣời dân về tham gia của phụ

Tr. 83

nữ trong lễ hội.
8. Biểu đồ 4.1. Hiện tƣợng cầu khấn khi đi lễ hội

4

Tr. 90


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Vào những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nƣớc, các sinh hoạt
tín ngƣỡng dân gian truyền thống đã đƣợc phục hồi và phát triển khá mạnh. Một
trong số đó phải kể đến sự xuất hiện trở lại của các loại hình tín ngưỡng như tín
ngưỡng Thờ Mẫu, nổi bật nhất là các hiện tƣợng đi cầu mẫu tại các đền, phủ. Tín
ngưỡng phồn thực biểu hiện rõ là các nghi thức phồn thực trong lễ hội truyền
thống ở một số làng nhƣ làng Vân Sa, làng Sơn Đồng (thuộc tỉnh Hà Tây cũ),
làng Quang Lang (Thái Bình). Tín ngưỡng thờ Tản Viên ở một số làng thuộc
vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ nhƣ làng Vân Gia (Hà Tây cũ), làng Ngọc
Khám (Bắc Ninh). Tín ngưỡng thờ Thánh Chử Đồng Tử đƣợc phát triển mạnh ở
các làng Đa Hoà (Hƣng Yên), làng Chử Xá (Hà Nội), làng Ô Mễ (Thái Bình) ..
Tuy nhiên, hiện tƣợng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho các cấp, các ngành
từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Có thể ghi nhận một thực tế rằng đã có nhiều ngƣời nghiên cứu về tín
ngƣỡng dân gian, về biến đổi văn hố nhƣng chƣa có ai nghiên cứu sâu về hiện
tƣợng thờ TTG không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà cả sự ngun dạng và biến
đổi của loại hình tín ngƣỡng dân gian này.
Ý tƣởng thực hiện đề tài này của tôi xuất hiện khá tình cờ. Trong thời gian
đƣợc tham gia vào dự án Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Phi vật thể các dân
tộc ở Việt Nam, và dự án “Xây dựng hồ sơ văn hoá Quan họ Bắc Ninh trình
UNESCO” (2005-2007), tơi đƣợc trực tiếp đi khảo sát 22 làng quan họ cổ và một
số làng ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Tôi nhận thấy hầu hết các làng có tục hát
quan họ đều gần sơng Cầu hoặc nằm ở nhánh sông Cầu, và 80% các làng chúng
tôi khảo sát đều thờ Thánh Tam Giang. Hiện tƣợng thờ Thánh Tam Giang khá
dày đặc ở vùng ven sông Cầu. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Trần Quốc

5



Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Thịnh [30, tr.42] có tới 315 làng quanh vùng sông Cầu thờ thánh Tam Giang.
GS. Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng: Thần sông nổi tiếng nhất là Trƣơng Hống,
Trƣơng Hát đƣợc thờ ở 316 làng dọc sông Nhƣ Nguyệt (tức sơng Cầu) [27, tr.
707].
Hiện tƣợng văn hố dân gian này đã đƣợc đề cập một phần trong tham
luận “Tục thờ Thánh Tam Giang và sinh hoạt quan họ” tại Hội thảo quốc tế “Bảo
tồn và phát huy dân ca trong xã hội đƣơng đại”. Nhƣng đến nay, điều mà tơi đặc
biệt quan tâm và muốn tìm lời giải đáp là: Hiện tƣợng thờ Thánh Tam Giang có
từ bao giờ? Nó đƣợc hình thành bởi những yếu tố nào? Tại sao hiện tƣợng thờ
Thánh Tam Giang lại dày đặc ở vùng ven sơng Cầu? Bản chất của loại hình tín
ngƣỡng này là gì? Giá trị văn hố, lịch sử của tín ngƣỡng này đối với đời sống
tinh thần của các nhóm cƣ dân? Mơi trƣờng tự nhiên – kinh tế- xã hội ảnh hƣởng
nhƣ thế nào đối với truyền thống và biến đổi của loại hình tín ngƣỡng thờ
Thánh? Những giải pháp nào là hợp lý, cần thiết cho chiến lƣợc phát triển bền
vững của văn hoá làng.
Từ những yêu cầu cấp thiết cả trên phƣơng diện thực tiễn và lý luận trong
việc nghiên cứu hiện tƣợng thờ Thánh Tam Giang, với một niềm say mê tìm
hiểu, khám phá và mối quan tâm nghiên cứu của bản thân đã là lý do chính cho
tơi chọn vấn đề Tục thờ Thánh Tam Giang ở vùng Ngã Ba Xà làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của Luận văn
- Xem xét một cách hệ thống các khía cạnh thần tích, truyền thuyết, đền
thờ, các lễ hội và nghi lễ thờ cúng trong mối quan hệ với môi trƣờng sinh thái
nhân văn.

6



Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

- Nghiên cứu tục thờ Thánh Tam Giang để tìm bản chất, sự hình thành và
phát triển của tục thờ trong quá trình phát triển tộc ngƣời Việt nói chung và cƣ
dân Bắc Ninh – Bắc Giang nói riêng.
- Tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hố của tục thờ TTG đối với đời sống văn
hóa tinh thần của cƣ dân Ngã Ba Xà.
- Tập hợp, hệ thống hoá những tài liệu thu đƣợc và kết quả nghiên cứu về
hiện tƣợng thờ Thánh Tam Giang từ trƣớc tới nay, đồng thời góp thêm tƣ liệu
cho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Vì Thánh Tam Giang đƣợc phụng thờ ở nhiều nơi khác nhau, với các nghi
thức, nghi lễ khác nhau1. Cho nên, Luận văn này chỉ khuôn lại trong phạm vi hai
làng khá tiêu biểu cho vấn đề này. Đó là làng Đồi (xã Tam Giang, huyện n
Phong, tỉnh Bắc Ninh) và làng Mai Thƣợng (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hịa, tỉnh
Bắc Giang). Đây là hai ngơi làng đối diện nhau, một làng thuộc bờ bắc Ngã Ba
Xà, một làng thuộc bờ nam Ngã Ba Xà. Hai làng cùng thờ Thánh Tam Giang và
có nhiều nghi thức, nghi lễ liên quan mật thiết với nhau.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu đƣợc chúng tơi tập trung tìm hiểu trên các mặt:
từ truyền thuyết đến di tích, lễ hội và phong tục thờ cúng trong mối quan hệ với
môi trƣờng tự nhiên – kinh tế - xã hội đã sản sinh và ni dƣỡng nó. Chúng tơi
cũng đặc biệt chú trọng điều tra và trình bày tục thờ Thánh Tam Giang tiêu biểu
ở một số địa phƣơng, với mong muốn thấy đƣợc những nét chung cũng nhƣ sắc
thái địa phƣơng của tín ngƣỡng này.

1

Theo thống kê của chúng tơi (tham khảo phụ lục 1), hiện nay, chỉ riêng hai tỉnh Bắc

Ninh và Bắc Giang đã có 118 làng thờ TTG.


7


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các nguồn tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm:
 Thứ nhất, tƣ liệu điền dã dân tộc học. Đó là các biên bản phỏng vấn
sâu, bảng hỏi, các ghi chép, ảnh… đƣợc ghi chụp tại địa bàn nghiên
cứu. Các bảng biểu thống kê, các báo cáo, tài liệu sƣu tầm do Sở Văn
hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh Bắc Ninh, Sở VHTT và DL tỉnh Bắc
Giang, UBND xã Tam Giang, UBND xã Mai Đình và một số cá nhân
cung cấp.
 Thứ hai, các loại tài liệu bao gồm: sách, luận án, chuyên khảo, bài
nghiên cứu từ tạp chí, các website về chủ đề có liên quan.
Trong đó, nguồn tƣ liệu điền đã đóng vai trị quan trọng nhất đƣợc tác
giả thu thập từ khảo sát và nghiên cứu trên thực địa.
4.2. Với nội dung nghiên cứu nhƣ trên, chúng tơi sử dụng các phƣơng
pháp chính nhƣ sau:
* Phân tích tƣ liệu sẵn có: Đây là phƣơng pháp quan trọng trong nghiên
cứu này. Nó cho phép tổng hợp những thông tin từ những ngƣời nghiên cứu
đi trƣớc, phân tích các văn bản thu thập đƣợc trong q trình nghiên cứu.
* Phỏng vấn định tính: Đây là phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu trong
quá trình điền dã dân tộc học nhằm ghi nhận các ý kiến, các câu chuyện của
bản thân những ngƣời quan sát và tham gia lễ hội. Các cuộc phỏng vấn định
tính (hay cịn gọi là phỏng vấn sâu) cũng đƣợc sử dụng để thu thập các thông
tin chung liên quan đến các vấn đề lịch sử của làng, những nghi lễ liên quan
đến tục thờ Thánh.
* Phỏng vấn định lƣợng: Chúng tôi thiết kế bảng hỏi gồm 50 câu hỏi về

đời sống, văn hóa, tín ngƣỡng, phong tục tập qn…của cƣ dân vùng Ngã Ba
Xà. Tôi chọn ngẫu nhiên 200 hộ ở hai làng Đoài và Mai Thƣợng để phỏng

8


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

vấn theo bảng hỏi, mỗi làng 100 hộ. Sự phân tích định lƣợng của tơi ở luận
văn chủ yếu dựa trên số lƣợng phiếu này.
* Phƣơng pháp quan sát tham dự và phƣơng pháp không tham dự: đƣợc
chúng tơi sử dụng đối với diễn trình lễ hội và các cuộc họp liên quan đến lễ
hội diễn ra trong vùng. Với cả hai phƣơng pháp này, tôi đều ghi chép điền dã
dân tộc học chi tiết và tại chỗ. Thơng qua q trình tham dự của tơi vào sự
kiện lễ hội này – chia sẻ cùng với những chủ thể văn hóa khác những trải
nghiệm, sự mệt mỏi về thể chất trong lúc cùng đoàn đi rƣớc nƣớc cũng nhƣ
những niềm vui và phấn khởi về tinh thần – tôi đã cố gắng dấn thân, tham dự
để đạt đƣợc cái nhìn từ bên trong mà cố GS. Trần Quốc Vƣợng đã gợi ý.
* Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phƣơng pháp phân tích, đối chiếu,
tổng hợp và so sánh để đạt hiệu quả tối ƣu trong nghiên cứu.
6. Cấu trúc của Luận văn
Luận văn gồm 2 phần: chính văn và phụ lục. Phần chính văn gồm 101 trang
với Mở đầu ( 5 trang), Kết luận (3 trang) và Tài liệu tham khảo ( 4 trang). Nội
dung Luận văn gồm (89 trang) chia thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU (18
trang)
Chƣơng 2. QUẦN THỂ DI TÍCH THỜ THÁNH TAM GIANG (25 trang)
Chƣơng 3. PHỤNG THỜ THÁNH TAM GIANG QUA LỄ HỘI VÀ PHONG
TỤC (34 trang)
Chƣơng 4. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA TỤC THỜ THÁNH TAM

GIANG ( 12 trang)

9


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
1.1.Quan niệm dân gian về tục thờ Thánh Tam Giang
1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên là gì? Trƣớc hết ta phải đồng ý rằng đây là
một loại hình tín ngƣỡng. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, tín ngưỡng là niềm
tin tuyệt đối, không chứng minh (không dựa trên các tài liệu khoa học và thực
tiễn), vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên (thần thánh)2. Mỗi tín
đồ của một tơn giáo đều có niềm tin riêng của mình, nghĩa là tin vào một thế giới
siêu linh mà mình tơn thờ. Tín ngưỡng khơng phải là một tôn giáo mà chỉ là một
niềm tin tôn giáo [16, tr.29]
Vậy tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên có thể hiểu là một hình thái biểu thị đức
tin, niềm tin của con người và của cộng đồng ở một trình độ phát triển xã hội và
nhận thức nhất định vào các yếu tố khác nhau của tự nhiên.
Viện sĩ Trần Ngọc Thêm cho rằng: Sùng bái tự nhiên là một giai đoạn tất
yếu trong quá trình phát triển của con ngƣời. Với ngƣời Việt trồng lúa nƣớc thì
sự gắn bó với tự nhiên là càng lâu dài và bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức là
lối tƣ duy tổng hợp, và trong hình thức tín ngƣỡng là tín ngƣỡng đa thần [32, tr.
132].
Theo Tạ Chí Đại Trƣờng: dấu vết thiên nhiên cịn nhiều nên những con vật
ở nƣớc đã trở thành thần nƣớc. Rùa thần sẽ có một đại biểu chui vào chuyện xây
thành Cổ Loa, những con rắn hoặc còn nguyên vẹn dạng rắn với một vài điểm dị
hình hoặc biến thành cái tên truyền kỳ “con thuồng luồng” có tác động nhiều

nhất vào mối tin tƣởng của ngƣời dân [22, tr 385].

2

http: dictionary.bachkhoatoanthu. gov.vn

10


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Ngƣời Việt có câu: Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng. Nghĩa là Chim,
rắn, cá sấu là những loài động vật phổ biến hơn cả ở vùng sông nƣớc, do vậy,
thuộc loại đƣợc sùng bái hàng đầu. Thiên hƣớng này còn đƣợc đẩy các con vật
lên mức tạo thành hai biểu tƣợng Tiên- Rồng, trong đó, tiên đƣợc trừu tƣợng hóa
từ giống Chim (cho nên mẹ Âu Cơ đẻ trứng), cịn Rồng đƣợc trừu tƣợng hóa từ
hai lồi bị sát rắn và cá sấu có rất nhiều ở vùng sông nƣớc Đông Nam Á [31,
tr71]. Nhƣ vậy, từ lâu, ngƣời Việt đã tin và sùng bái tín ngƣỡng tự nhiên, đặc
biệt là tín ngƣỡng thờ rắn.
1.1.2. Lịch sử hóa thần tự nhiên
Theo tƣ duy nguyên thủy, con ngƣời ln tự coi mình là trung tâm của vũ
trụ. Con ngƣời tạo ra mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với
thế giới tự nhiên. Một trong những đặc điểm của tín ngƣỡng đa thần là con ngƣời
luôn biến những lực lƣợng trong thế giới tự nhiên thành con ngƣời. Việc “nhân
hóa” tất cả những lực lƣợng tự nhiên nhƣ thế là nhằm tăng thêm sự gần gũi, thân
thiết giữa thiên nhiên và con ngƣời. Ngoài ra, tƣ duy của ngƣời Việt Nam xƣa là
luôn muốn thiêng hóa các vị thần. Bằng tấm lịng u nƣớc, lòng tự hào dân tộc,
thái độ uống nƣớc nhớ nguồn, ngƣời dân các thế hệ đƣa nhiều nhân vật lịch sử,
văn hóa của đất nƣớc vào hệ thống các nhân vật đƣợc phụng thờ [2, tr 452].
Thực chất, đây là một quá trình sáng tạo folklore. Khi ngƣời dân kê khai thần

tích của vị thần làng mình, chính là lúc ngƣời dân bắt đầu q trình sáng tạo này.
Để có đƣợc quá trình sáng tạo ấy, ngƣời dân đã huy động tồn bộ vốn liếng văn
hóa mà họ có… và lúc này, thần tích lại bắt đầu một đời sống của nó trong tâm
thức dân gian. Bởi những bản thần tích ấy đều viết bằng chữ Hán, mà đại đa số
cƣ dân Việt, thời quân chủ không phải ai cũng biết, cũng đọc đƣợc thứ chữ này.
Vả chăng, trong con mắt những ngƣời dân quê, bản thần tích ấy là vật báu nhà
vua ban cho vị Thánh của làng, thành thử nó chứa khơng ít chất linh thiêng, kì bí

11


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

nên đƣợc cất giữ cẩn thận. Ngƣời dân quê chỉ đƣợc nghe lại, kể lại từ các ông đồ
nho, các nhân vật đƣợc xã trao cho quyền cất giữ các thần tích. Việc truyền
miệng diễn ra, và đƣơng nhiên, quá trình sáng tạo folklore lại bắt đầu. Cứ nhƣ
vậy, qua thời gian, diện mạo của vị thần của làng quê này đƣợc hoàn chỉnh, để
trở thành vị thánh của cộng đồng trong tâm thức dân gian [2, tr 447-448].
1.1.3. Quan niệm dân gian về Tục thờ Thánh Tam Giang ở vùng Ngã
Ba Xà
Ở Việt Nam, tục thờ thánh Tam Giang ra đời trên nền tảng xã hội nông
nghiệp cổ truyền. Thánh Tam Giang trở thành thành hoàng của hơn 300 làng
vùng sông nƣớc.
GS. Ngô Đức Thịnh đã nhận xét rằng “Thành hồng là một hiện tƣợng văn
hóa dân gian tổng thể” và việc thờ cúng thành hoàng, hội làng trở thành biểu
tƣợng của cố kết cộng đồng: từ cộng mệnh đến cộng cảm. Và từ góc độ tín
ngƣỡng tơn giáo, Giáo sƣ coi thờ thành hồng như một tín ngưỡng làng xã nói
riêng và là một biểu hiện đặc trƣng của văn hóa nơng nghiệp Việt Nam nói
chung (27, tr. 296)
GS. Phan Đại Dỗn cũng cho rằng: tín ngưỡng cao nhất trong một làng là

thờ thành hoàng trong đình làng. (6, tr. 372).
Theo pháp lệnh tín ngƣỡng, tơn giáo của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội:
Hoạt động tín ngƣỡng là “hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tƣởng niệm và
tơn vinh những ngƣời có cơng với nƣớc, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh;
biểu tƣợng có tình truyền thống và các hoạt động tín ngƣỡng dân gian khác tiêu
biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” [33, tr.8].
Ở Việt Nam, ngay từ đầu, tƣ tƣởng thờ Thánh Tam Giang- vị thần của
sông nƣớc- đã thể hiện sự tôn thờ trời đất, giới siêu nhiên và thần thánh. Hiện
tƣợng thờ Thánh Tam Giang có đầy đủ các yếu tố nhƣ đối tƣợng thờ, cơ sở và

12


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

điện thờ, nghi thức thờ cúng và các trị chơi, trị diễn mang tính nghi lễ. Vì thế,
tục thờ thánh Tam Giang chính là một loại hình tín ngưỡng của cƣ dân nơng
nghiệp nói chung và cƣ dân vùng Ngã Ba Xà nói riêng.
1.2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu.
Nghiên cứu về tín ngƣỡng Việt Nam, từ lâu đã thu hút đƣợc sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
nhƣ Dân tộc học, Sử học, Xã hội học... Các tác phẩm của các nhà khoa học này
với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã tạo nên một kho tƣ liệu khá phong phú. Về
đại thể, có thể chia các cơng trình nghiên cứu này thành hai nhóm. Nhóm thứ
nhất là nghiên cứu về tín ngƣỡng dân dã và nhóm thứ hai là các cơng trình
nghiên cứu về sự biến đổi của văn hóa nói chung và tín ngƣỡng nói riêng.
Các cơng trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian nói chung và tục thờ
TTG nói riêng có từ rất sớm và có nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị nhƣ các
cơng trình: Đại Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sỹ Liên soạn năm 1479; Tiếp đó là
các cuốn: Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh- Kiều Phú, đƣợc soạn năm 1492;

Việt Nam văn hóa sử cương (1938) của Đào Duy Anh... Dƣới cách tiếp cận sử
học và văn hoá dân gian, các nhà nghiên cứu đi trƣớc đã cung cấp những tƣ liệu
quý giá về truyền thuyết, thần tích cũng nhƣ một số tập tục, sinh hoạt văn hốtín ngƣỡng dân gian của dân tộc.
Tình hình nghiên cứu tín ngƣỡng dân gian ở Việt Nam vẫn tiếp tục đƣợc
duy trì một cách khá đều đặn trong những năm tiếp theo. Nhƣng phải đến sau
1986 việc nghiên cứu này mới thực sự khởi sắc và có bƣớc phát triển rõ rệt khi
mà những bí ẩn của cõi tâm linh đƣợc chú ý nhiều. Từ những biểu hiện cụ thể
của nghi lễ, của phong tục, của lễ hội diễn ra thƣờng xuyên trong giai đoạn này,
các nhà khoa học đã cố cơng tìm hiểu, nghiên cứu và giải mã niềm tin sâu xa mà
con ngƣời gửi gắm trong tín ngƣỡng để cho ra đời hàng loạt những cơng trình,

13


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

những bài viết giá trị về tín ngƣỡng dân gian nhƣ: Tín ngưỡng làng xã (Vũ Ngọc
Khánh, 1993), Tín ngưỡng thành hồng Việt Nam (Nguyễn Duy Hinh, 1996), Từ
điển lễ tục Việt Nam (Bùi Xuân Mỹ, Bùi Thiết và Phạm Minh Thảo, 1996), Về
tơn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay (Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, 1996), Tiếp
cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam của Nguyễn Minh San (1998); Từ cái nhìn văn
hố của Đỗ Lai Th; Văn hố Việt Nam- tìm tịi và suy ngẫm của cố Gs. Trần
Quốc Vƣợng; Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (Nhiều tác giả; 2000); Tín
ngưỡng thờ Thành hồng của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ (Vũ Ngọc Khánh
chủ biên, 2000), Các hình thái tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam (Nguyễn Đăng
Duy, 2001); Từ điển Việt Nam văn hố tín ngưỡng phong tục (Vũ Ngọc Khánh,
Phạm Minh Thảo, 2005) và đặc biệt là cuốn Tín ngưỡng và văn hố tín ngưỡng ở
Việt Nam của GS. Ngơ Đức Thịnh (2001). Tác giả đã đƣa ra một nghiên cứu toàn
diện và sâu sắc về tín ngƣỡng thành hồng. Tác giả đã tiếp cận vấn đề từ góc độ
tín ngƣỡng tơn giáo, coi thờ thành hồng nhƣ một tín ngƣỡng làng xã nói riêng

và là một biểu hiện đặc trƣng của văn hóa nơng nghiệp Việt Nam. GS. Thịnh đã
nhận xét rằng thành hồng là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể và
việc thờ cúng thành hoàng, hội làng trở thành biểu tƣợng của cố kết cộng đồng:
từ cộng mệnh đến cộng cảm [26, tr. 296)
Ngồi ra, khơng thể không kể đến cuốn Thần, người và đất Việt của Tạ
Chí Đại Trƣờng (2006- tái bản). Những thơng tin của cuốn sách rất có giá trị với
tơi khi nghiên cứu về TTG. Tác giả chỉ ra rằng: Thứ nhất, Trƣơng Hống, Trƣơng
Hát là hai thần sông. Thứ hai, anh em Trƣơng Hống, Trƣơng Hát là nhiên thần,
sau bị nhân hóa thành Nhân thần. Thứ ba, từ phân tích nghiên cứu các tài liệu

14


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

nghiên cứu đến các sự kiện lịch sử... tác giả đi đến nhận định rằng: hiện tƣợng
thờ TTG đã có từ rất sớm3 [35, tr.51].
Phát triển là quy luật tất yếu của bất cứ xã hội nào và có phát triển tất phải
có những biến đổi, trong đó sự biến đổi đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là
các nhà nhân học văn hoá quan tâm là biến đổi văn hoá. Lý thuyết về biến đổi
văn hoá đã đƣợc đề cập khá sớm nhƣ Thuyết Truyền bá văn hoá (đại diện là
G.Elliot Smit 1911), Thuyết Tiếp biến văn hoá (đại diện là Redfield 1934,
Broom 1954… chỉ ra sự biến đổi văn hoá trong bối cảnh những xã hội Phƣơng
tây và ngoài Phƣơng Tây, đặc biệt là sự ảnh hƣởng của những xã hội có ƣu thế
đối với ngƣời dân bản địa [3]. … Nghiên cứu về Việt Nam trong sự biến đổi văn
hố phải kể đến các cơng trình nhƣ: Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay
ở đồng bằng sông Hồng (Tô Duy hợp chủ biên, 2000); Làng ở vùng châu thổ
sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ (Philippe Papin- Olivier Tessier chủ biên, 2002);
cuốn Cuộc cách mạng ở làng: truyền thống và biến đổi ở miền Bắc Việt Nam
(Lƣơng Văn Hy, 1992); Lƣơng Văn Hy đã tập trung nghiên cứu Việt Nam thời

kỳ sau đổi mới, và ông giành thời gian nghiên cứu viêc “Cải cách kinh tế và tăng
cƣờng nghi lễ tại hai làng ở miền Bắc Việt Nam” [3]. Trong cuốn Đối mặt tương
lai, hồi sinh quá khứ (John Kleinen; 2007) thì theo tác giả, sự cải cách kinh tế,
nâng cao đời sống của ngƣời nông dân đã là nguyên nhân quan trọng để các lễ
nghi đƣợc tăng cƣờng: các lễ nghi cũ đƣợc khôi phục, các lễ nghi mới đƣợc cập
nhật và sáng tạo… Tác giả cũng đề cập đến sự thay đổi lễ nghi kéo theo những
thay đổi không nhỏ trong đời sống cộng đồng làng: mâu thuẫn giữa các thế hệ,
ảnh hƣởng tới dƣ luận cộng đồng, sức ép cộng đồng và cả những quy định của
chính sách đối với việc thực hành lễ nghi.
3

Ý kiến này của Tạ Chí Đại Trƣờng ngƣợc với ý kiến của một số nhà nghiên cứu khác nhƣ Lê Viết Nga, Lê

Danh Khiêm (Xem chi tiết tại tr 382 cuốn Lễ hội Bắc Ninh)

15


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

Nhắc đến những nghiên cứu về thay đổi các nghi lễ, tín ngƣỡng khơng thể
khơng nhắc đến cuốn Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại (Đinh
Gia Khánh, 1993) Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng (Lê
Hồng Lý, 2008) và cơng trình nghiên cứu cấp Bộ: Biến đổi văn hoá ở một số
làng ở Bắc Bộ trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Nguyễn Thị
Phƣơng Châm. Các tác giả đã cung cấp những cứ liệu, những dẫn chứng hữu ích
cho các nhà nghiên cứu về sự phát triển khá đa dạng, phức tạp của văn hóa làng
xã Việt Nam trong truyền thống và trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả đã phân
tích hai tiền đề của sự phát triển trở lại của lễ hội trong những năm gần đây: thứ
nhất là kết quả từ chính sách Đổi mới đã đem lại điều kiện vật chất, thứ hai là

“sự phát huy của nền dân chủ đang đƣợc đẩy mạnh”. GS Khánh đã chỉ ra rằng:
những biến đổi trong đời sống xã hội theo hƣớng kinh tế thị trƣờng đã gây ra sự
đảo lộn trong một số mối quan hệ xã hội, thậm chí dẫn đến những khủng hoảng
về tâm lý xã hội. Chính vì vậy, theo ông, lễ hội là một trong những giải pháp mà
nhân dân muốn đi tìm để truy cầu một đời sống tinh thần ổn định hơn, một sự
thăng bằng xã hội tốt hơn trong tình trạng lộn xộn hiện nay [9, tr.26]. Từ kết quả
nghiên cứu sự biến đổi văn hóa tại trƣờng hợp ba làng: Đồng Kỵ, Trang Liệt và
Đình Bảng, TS Châm nhận xét rằng: hai động lực chi phối tồn bộ q trình
phục hồi và tái cấu trúc của văn hóa truyền thống ở các làng hiện nay là lợi ích
và thể diện... xu hƣớng trỗi dậy mạnh mẽ của văn hóa tâm linh ở ba làng quê này
đã khiến các giá trị văn hóa truyền thống biến đổi, thậm chí rạn vỡ để hình thành
nên các giá trị mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của dân làng thời hiện đại. Nhƣng
cũng chính những xu hƣớng này lại chứng minh sự tồn tại bền bỉ của nhiều giá
trị văn hóa truyền thống [3, tr218].
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu về những vấn đề
liên quan đến tục thờ TTG, cùng với việc nhận biết những thiếu hụt, hạn chế của

16


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

các cơng trình, trong luận văn này, chúng tơi muốn áp dụng phƣơng pháp địa –
văn hóa với mong muốn có đƣợc cái nhìn tổng thể (chữ của GS. Trần Quốc
Vƣợng) về đặc trƣng, biểu hiện của hiện tƣợng thờ TTG cũng nhƣ sự vận động
của nó trong mối quan hệ với môi trƣờng sinh thái, nhân văn đặc thù của ngƣời
Việt vùng dọc sơng Cầu nói chung và cƣ dân vùng Ngã Ba Xà nói riêng.
1.3. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên vùng Ngã Ba Xà
1.3.1. Vị trí địa lý
Ngã Ba Xà là ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Cà Lồ và sông Cầu.

Sông Cầu đổ nƣớc ra Đu Đuổm ( Thái Nguyên) đến địa phận thuộc 3 tỉnh Bắc
Ninh, Bắc Giang và Hà Nội thì đƣợc dịng sơng Cà Lồ đổ vào hợp lƣu. Sơng Cầu
ở ngã ba này có độ rộng trên dƣới 200m. Bờ sông bên lở, bên bồi, dịng nƣớc
chảy chầm tạo nên một khung cảnh bình n của vùng quê thôn dã. Sông Cà Lô
chảy qua địa phận Sóc Sơn rồi đổ ra sơng Cầu, lịng sơng rộng khoảng 60m. Hai
dịng sơng này hợp lƣu tại một điểm là Ngã Ba Xà, nƣớc đƣợc hòa vào nhau
nhƣng có điều thú vị là nƣớc của sơng Cầu trong, xanh cịn nƣớc của sơng Cà Lồ
lại vẩn đục, tạo ra dịng nƣớc chảy bên trong bên đục. Vị trí đặc biệt mà Ngã Ba
Xà4 có là: một tiếng gà gáy, ba tỉnh cùng nghe.
Để đánh dấu Ngã Ba Xà, ngƣời dân trong vùng đã trồng một cây gạo ngay
bên mép sông để khi đi xa, về gần, ngƣời ta nhìn thấy nó lại nhớ về cội nguồn.
Theo lời các cụ già trong làng kể: Ngã ba xà khi xƣa nằm ngay sát đền Xà, và
sơng lúc đó rộng 2- 3km. Ngã Ba Xà đƣợc ngƣời dân trong vùng ghi nhớ nhƣ
một địa danh gắn liền mật thiết với di tích đền Xà. Nơi đây cũng đƣợc nhắc đến
mỗi khi ngƣời dân nói về bài thơ Thần của Lý Thƣờng Kiệt. Mặc dù trải qua
hàng ngàn năm, nơi đây có sự biển đổi khá lớn, ngã ba sông đƣợc đẩy lùi ra xa
cách đền xã khoảng 1,4km. Quá trình biến đổi đó đến nay vẫn cịn dấu tích để
4

Xem hình minh hoạ tại phụ lục 2.

17


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

lại, đó là quy luật bồi tụ “Phù Lam Sơn”; nghĩa là bên phía trƣớc đền Xà là bồi
tụ, còn bên bờ bắc thuộc địa phận xã Mai đình, Bắc Giang là bên lở.
Hiện nay, bờ nam Ngã Ba Xà, tức bên bồi tụ là địa phận xã Tam Giang,
trong đó làng Đồi là một làng cổ nằm ngay ven sông Cầu. Địa bàn dân cƣ giống

nhƣ giống nhƣ một hình thang, đáy nhỏ nằm ở phía Nam, đáy lớn nằm ở phía
Bắc, giữa làng là một sống đất rất cao và thấp dần về hai bên, chiều ngang của
làng uốn lƣợn theo hình con rắn. Thời xƣa (từ nhà Lý trở về trƣớc) làng chƣa có
đê, chỗ Ngã Ba Xà lại là cửa sông Cà Lồ, hàng năm nƣớc tràn về đem theo phù
sa của hai con sơng bồi trúc. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ. Giao thông thuỷ bộ
thuận tiện, tạo điều kiện lên ngƣợc xuống xi. Quanh vùng, theo bán kính từ 510km có nhiều chợ nhƣ chợ Núi, chợ Chờ, chợ Đông Xuyên, chợ Sọ, chợ
Chàng… Lại gần các thị trấn nhƣ Từ Sơn, Đa Phúc, gần thị xã Đáp Cầu và
đƣờng ra Hà Nội cũng khơng xa. Làng Đồi đã ở vào vị trí hội tụ đủ “cận thị, cận
giang và cận lộ”. Nhờ vị trí này mà thời xƣa, làng có điều kiện phát triển nghề ép
dầu, nghề làm bánh đa, bán gạo cho các làng buôn ở Đáp Cầu rất phát đạt.
Bên bờ bắc Ngã Ba Xà là làng Mai Thƣợng, xã Mai Đình, huyện Hiệp
Hồ. Làng Mai Thƣợng nằm ở ngồi đê, đƣợc con sơng Cầu chảy bao quanh ba
mặt Đông, Tây và Nam của làng. Bên kia sông về hƣớng Tây là đất Sóc Sơn, Hà
Nội. Hƣớng Đơng và hƣớng Nam giáp huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Phía Đông Bắc làng giáp với thôn Vọng Giang ( xã Mai Đình). Vị trí này của
làng rất thuận lợi giao thơng đƣờng thủy trong thời chiến và thời bình5. Hơn na,
5

Sách Đại c-ơng lịch sử Việt Nam có ghi: Ngy 18/01/1077, đại quân Quách Quỳ đến
bờ Bắc của đoạn đầu sông Nh- Nguyệt, đối diện với bến đò Nh- Nguyệt, bên kia là đ-ờng cái
lớn về Thăng Long. Địch muốn hành quân tiếp nh-ng tr-ớc mặt là dòng Nh- Nguyệt và chiến
tuyến của ta ở bờ Nam. Quách Quỳ định tổ chức v-ợt sông, tấn công quân ta tiến thẳng về
Thăng Long nh- theo kế hoạch dự định. Nh-ng thuỷ quân địch bặt hẳn tăm tích. Quách Quỳ
quyết định tạm đóng quân ở bờ bắc sông Nh- Nguyệt. Với ý đồ chuẩn bị v-ợt sông, tiếp tục
cuộc tiến công đánh chiếm kinh thành Thăng Long, nên địch không dàn đều lực l-ợng trên

18


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009


đây còn là đại bàn cơ động thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lƣu văn hoá.
Trong chiến tranh, Ngã Ba Xà là địa bàn trọng yếu, là vị trí đầu cầu mà mỗi bên
tham chiến đều muốn giành và giữ.
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên
Về địa thế của 3 vùng này có sự khác biệt rõ rệt: ở Sóc Sơn và Bắc Giang
có địa thế tƣơng đối bằng. Ở ven sông, cơ tầng đất của hai vùng cũng tƣơng đối
bằng nhau, đều là đất thó đỏ, có nơi cao tới 6m, phía trên bề mặt có một lớp đất
thịt sâu khoảng 40cm, khơng có phù sa bồi tụ. Đồng thời cũng chính là hai bên
lở. Địa thế đất của bên đền Xà Bắc Ninh thì hồn toàn ngƣợc lại, cơ tầng đất
hoàn toàn khác do đƣợc bồi đắp của phù sa sơng, lớp trên cùng có độ dày phù sa
là 40cm, phía dƣới là tầng đất thịt pha cát có độ sâu khoảng 3,2m. Đây chính là
vùng có địa hình thấp. Tồn bộ khu vực từ đền Xà trở ra Ngã Ba Xà hiện nay
đều do quá trình bồi đắp phù sa mà ra.
Do địa thế, địa hình và cơ tầng đất của ba vùng khác nhau nhƣ vậy nên
cây trồng ở đây cũng có sự khác nhau. Phía bên địa phận Bắc Ninh và Bắc Giang
chủ yếu là trồng lạc, dâu, lúa. Phía địa phận Sóc Sơn, cƣ dân trồng tre chắn sóng
và định cƣ lập ấp, lập làng ngay cạnh hai bờ sông này. Hiện nay, ở Ngã Ba Xà có
3 bến đị trên địa phận của 3 địa phƣơng: Bắc Ninh, Bắc Giang và Sóc Sơn. Đây
cũng là nét độc đáo mà chỉ có Ngã ba Xà mới có.
Bên bờ Nam Ngã Ba Xà là địa phận làng Đoài, xã Tam Giang. Tổng diện
tích tự nhiên của xã hiện nay là 864,8 ha, trong số đó có 520ha là đất nơng
nghiệp, 30,44 ha đất mặt nƣớc, số còn lại là đất thổ cƣ và đất chuyên dụng. Tam
Giang cũng là địa bàn tƣơng đối thuận lợi, có vị thế tiềm năng để phát trin kinh
trận tuyến dài mà chúng đánh thành từng khối ở những vị trí xung yếu nhất là những bến đò,
những con đ-ờng thuận lợi tiến về Thăng Long. Một bé phËn quan träng qu©n Tèng do phã
t-íng TriƯu TiÕt chỉ huy đóng ở bờ bắc bến đò Nh- Nguyệt vùng thôn Mai Th-ợng, xà Mai
Đình, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Hà Bắc [22. Tr.158]

19



Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

tế, giao thƣơng giữa các vùng. Đƣờng giao thông quan trọng nhất là tuyến đƣờng
trục nối liền trung tâm xã đi qua thị trấn Chờ dài 5km. Hệ thống đƣờng xƣơng cá
cũng đƣợc bê tơng hóa, hồn thiện tới từng làng xóm. Hệ thống đƣờng thuỷ cũng
rất thuận tiện, hệ thống sông Cầu, sông Cà Lồ là mạch nối thông thƣơng, giao
lƣu kinh tế với các vùng trung tâm kinh tế lớn ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà
Nội…
Bên bờ bắc Ngã Ba Xà là làng Mai Thƣợng, xã Mai Đình, huyện Hiệp
Hịa, tỉnh Bắc Giang. Từ ngàn xƣa, làng Mai đã đƣợc dịng sơng thơ mộng này
bồi đắp tạo nên những lớp phù sa màu mỡ cho soi bãi ven sông, làm tăng thêm
cảnh quan trù phú của làng. Tuy nhiên, vào mùa mƣa, con sông Cầu cũng là
nguyen nhân dâng nƣớc, gây ra ngập lụt cho làng.
Mạng lƣới giao thông thuỷ bộ của làng Mai Thƣợng khá thuận tiện. Về
đƣờng bộ thì từ làng theo đƣờng liên xã 15 km là đến thị trấn Thắng. Về đƣờng
thuỷ, với bến đị Tiếu có thể dễ dàng liên hệ với Thái Nguyên, Đáp Cầu, Phả Lại
và xa hơn nữa.
Đƣờng bộ và đƣờng sơng của làng Mai Thƣợng tuy có thuận lợi, nhƣng
rơi vào vị trí ven rìa và chuyển tiếp so với trục chính. Do đó, tuy là vùng có vị trí
chiến lƣợc quan trọng, song đây chƣa phải là vùng đất mở đối với các luồng văn
hoá và kinh tế trong khu vực.
Với một vị trí địa lý và thiên nhiên đa dạng nhƣ vậy, Ngã Ba Xà có tất cả
thuận lợi và khó khăn. Có thể coi đây là một đặc thù để tạo ra những dáng vẻ
riêng về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hố của một vùng, cũng nhƣ tạo nên
những tính cách và phẩm chất đặc biệt của cƣ dân Ngã Ba Xà trong quá trình
dựng nƣớc và giữ nƣớc.

20



Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

1.4. Tình hình dân cƣ và kinh tế- văn hóa- xã hội vùng Ngã Ba Xà
1.4.1.Tình hình dân cư và kinh tế- văn hóa- xã hội làng Đồi, xã Tam Giang
Nằm trong vùng cửa sông, nơi hợp lƣu của hai dịng sơng cổ là Sơng Cà
Lồ và sơng Nguyệt Đức (sông Cầu), Tam Giang là vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu
đãi, thuận lợi giao thông thuỷ, bộ. Từ thời đại Hùng Vƣơng dựng nƣớc, các
nhóm cƣ dân Việt cổ đã sinh sống tại vùng đất Yên Phong, lập nên nhiều xóm
làng xung quanh vùng chân núi Thất Diệu, vùng ven sông Nhƣ Nguyệt (sông
Cầu), sông Ngũ Huyện Khê và sông Cà Lồ. Theo các cứ liệu lịch sử, họ là những
bộ tộc, bộ lạc thuộc bộ Vũ Ninh, quốc gia Văn Lang. Thời thuộc Hán, vùng đất
Yên Phong nằm trong huyện Long Biên, quận Giao Chỉ. Trong suốt chiều dài
lịch sử, Tam Giang là một địa bàn có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phịng
thủ quốc gia, chống lại các đạo quân xâm lƣợc phƣơng Bắc. Đây là nơi quan yếu
trên phịng tuyến sơng Nhƣ Nguyệt thời Lý, Trần.
Địa bàn Tam Giang cịn đóng vai trị là một trung tâm kinh tế - chính trị
quan trọng thời phong kiến Việt Nam. Theo các nguồn sử liệu cổ sử từ thời Trần
– Lê, trải qua mấy trăm năm, xã Hƣơng La (Tam Giang) đƣợc chọn là nơi đóng
trụ sở của huyện Yên Phong, đến năm Gia Long thứ nhất (1802) trị sở của huyện
Yên Phong mới chuyển về Đông Yên (xã Đông Phong).
Đối với cƣ dân nông nghiệp nói chung và cƣ dân của xã Tam Giang nói
riêng, đất trồng trọt là yếu tố quan trọng nhất trong đời sống kinh tế. Tổng diện
tích đất canh tác của xã có 520 ha, chủ yếu là diện tích đất ruộng hai vụ, chất
lƣợng đất đồng ruộng theo đánh giá của ngƣời dân trong vùng thuộc loại
“thƣợng đẳng điền”, “bờ xôi ruộng mật” rất thuận lợi trong việc canh tác lúa
nƣớc. Thơn Đồi là khu vực nằm ngồi đê nên phần lớn diện tích canh tác chịu
ảnh hƣởng trực tiếp của thời tiết, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thƣờng xuyên bị
ngập úng, lũ lụt trong mùa mƣa. Trƣớc đây, đất thơn Đồi chỉ canh tác một vụ


21


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

trong năm. Hiện nay, công cuộc chuyển đổi giống cây trồng đã đƣa ngƣời dân
thơn Đồi thốt khỏi sự bất lợi trong canh tác. Năm 2008, tổng diện tích gieo
trồng của xã đạt 1.184,38ha, hệ số sử dụng đất là 2,34 lần. Trong đó, diện tích
trồng lúa cả năm là 960 ha, diện tích đất trồng màu cả năm là 128,38 ha, trong đó
vụ xuân có 22,18 ha, vụ hè có 17,2 ha và vụ đơng là 89 ha. Có một nghịch lý là
trong 3 năm trở lại đây, diện tích trồng lúa liên tục giảm6 nhƣng năng suất lúa
bình quân của xã liên tục tăng, cho thấy hiệu suất sử dụng đất ở đây rất cao.
Bên cạnh kinh tế nơng nghiệp, ngƣời dân Tam Giang cịn có những hoạt
động kinh tế phụ trợ, cải thiện đời sống hộ gia đình nhƣ nghề mộc và xây dựng.
Phần lớn những nghề này do ngƣời dân đi ra ngoài xã, học nghề và về hoạt động
tại làng. Hiện nay làng có khoảng gần 20 ngƣời biết nghề mộc, trong đó có 2 hộ
mở xƣởng mộc, thu hút nhân lực đến làm; khoảng 50 thợ xây vững tay nghề,
thƣờng đƣợc mời đi làm ăn tại nhiều địa phƣơng trong và ngoài huyện. Các hoạt
động dịch vụ nhƣ mộc, nề, sắt vụn, hàng quán nhỏ và các ngành nghề cơ khí, vận
tải có bƣớc phát triển khá, thƣờng xuyên thu hút khoảng 2000 – 2200 lao động.
Tổng thu nhập từ nguồn này ƣớc đạt 11.000 triệu đồng. Hầu hết các hộ trong
làng đều có điều kiện tiếp xúc với các phƣơng tiện hiện đại nhƣ tivi, rađiô, điện
thoại, đồ điện tử, phƣơng tiện đi lại gắn máy…
Nhìn chung, trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn từ sau đổi
mới, đời sống kinh tế của ngƣời dân Tam Giang có những bƣớc tiến đáng kể.
Đời sống nhân dân đƣợc nâng cao rõ rệt. Hệ thống điện, đƣờng, trạm đƣợc củng
cố hoàn thiện đến từng hộ dân, hệ thống trƣờng học và giảng dạy cũng đƣợc
quan tâm đầu tƣ góp phần đảm bảo cho ngƣời dân ngày càng tranh thủ đƣợc


6

Nguyên nhân giảm diện tích trồng lúa là do đất trồng lúa bị chuyển đổi thành đất thổ cƣ và chuyển đổi mơ hình
đồng trũng sang ni thả cá

22


Nguyễn Thị Thu Trang - Luận văn Thạc sĩ Lịch sử - 2009

những lợi ích từ phúc lợi xã hội. Chất lƣợng dân cƣ cũng ngày càng đƣợc nâng
cao tỉ lệ thuận với sự phát triển về kinh tế.
Đời sống văn hoá -xã hội
Là một khu vực đồng bằng nằm trong vùng văn hoá của ngƣời Việt cổ, các
cộng đồng dân cƣ ở Tam Giang hội đủ những yếu tố văn hố của những ngơi
làng cổ vùng đồng bằng Bắc bộ châu thổ sông Hồng. Đối với mỗi ngƣời dân, q
hƣơng, bản qn có ý nghĩa đặc biệt. Nó khơng chỉ là nơi sinh thành, ni dƣỡng
mà cịn là nơi nguồn cội, dịng tộc phát tích, là nơi họ mong muốn đƣợc gửi thân
khi hết số, về cõi vĩnh hằng..
Trong quan hệ xã hội, ngƣời dân thƣờng cố kết với nhau dƣới danh nghĩa
“làng”. “Ngƣời làng” là đối tƣợng rất quan trọng, đặc biệt là đối với những
ngƣời ly hƣơng, khi ấy, “ngƣời làng” là những mắt xích để kết nối chuỗi văn hoá
đã thấm đẫm vào mỗi con ngƣời từ khi sinh ra. Đó cũng chính là những mắt lƣới
trong mạng lƣới xã hội của mỗi thành viên trong cộng đồng. Sự đối đãi giữa các
thành viên trong cộng đồng làng bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhƣ tính cố kết
trong quan niệm xã hội, giá trị đạo đức truyền thống, những ràng buộc về dòng
tộc hay mạng lƣới thân tộc… khiến cho quan hệ này bền chặt hơn.
Hẹp hơn mối quan hệ “làng” là quan hệ “dòng họ”. Dịng họ là tập hợp
những ngƣời có quan hệ huyết thống với nhau. Nếu nhƣ quan hệ “làng” có tổ
chức chính quyền, có các chức sắc cai quản thì dịng họ cũng vậy, nó cũng có

ngƣời cầm đầu và những quy định, chế tài riêng cho các thành viên trực thuộc.
Mỗi dòng họ ở Tam Giang đều đƣợc tổ chức thành một tập hợp cố kết mà biểu
tƣợng chung nhất là ngơi nhà thờ họ. Có thể kể đến một số dịng họ nhƣ họ Ngơ,
họ Chu ở làng Vọng Nguyệt, họ Lê Hữu, Lê Duy ở làng Đoài, họ Lê Đắc, Lê
Danh, Lê Duy ở làng Đông… Tổ chức dòng họ ở Tam Giang tƣơng đối chặt chẽ,

23


×