Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Hội đồng niên các vai trò, khuôn mẫu và ứng xử trong xã hội nông thôn đang chuyển đổi trường hợp làng Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ THANH HOA


HỘI ĐỒNG NIÊN: CÁC VAI TRÒ, KHUÔN MẪU VÀ
ỨNG XỬ TRONG XÃ HỘI NÔNG THÔN ĐANG
CHUYỂN ĐỔI: TRƯỜNG HỢP LÀNG QUAN ĐÌNH, XÃ
VĂN MÔN, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn: PGS.TS. Lương Hồng Quang




HÀ NỘI - 2007
- iv -
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3. Đối tượng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu 10
4. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn 10


5. Các khái niệm cơ bản và khung phân tích 11
6. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 17
7. Kết cấu của luận văn 18
CHƢƠNG 1: HỘI ĐỒNG NIÊN TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNG – XÃ
CHÂU THỔ BẮC BỘ VÀ Ở LÀNG QUAN ĐÌNH 19
1.1. Bức tranh chung trên châu thổ Bắc Bộ 19
1.1.1. Làng Việt: khái niệm và cơ cấu tổ chức 19
1.1.2. Hội Đồng niên trong làng - xã cổ truyền: đi tìm một mối liên hệ 25
1.1.3. Những biến chuyển của làng - xã đương đại và sự phục hồi của HĐN 30
1.2. Một trường hợp cụ thể: Làng Quan Đình 34
1.2.1.Tổng quan về làng Quan Đình 34
1.2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 34
1.2.1.2. Lịch sử hình thành 35
1.2.1.3. Cơ cấu dân cư 38
1.2.1.4. Hoạt động kinh tế 40
1.2.1.5. Các tổ chức xã hội 42
1.2.1.6. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng 44
1.2.2. HĐN ở làng Quan Đình 45
CHƢƠNG 2:HỘI ĐỒNG NIÊN: CÁC VAI TRÒ, KHUÔN MẪU 51
VÀ ỨNG XỬ 51
2.1. Những qui ước về tổ chức, các vai trò và ứng xử bên trong các HĐN 54
2.1.1. Những qui ước về tổ chức HĐN 54
2.1.2. Vai trò và ứng xử giữa các thành viên trong HĐN 61
- v -
2.1.2.1. Các vai trò trong việc cộng cảm và tương trợ 61
2.1.2.2. Vai trò cùng tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí 72
2.1.2.3. Vai trò trong việc thoả thuận và kiềm chế mẫu thuẫn 76
2.2. Hội đồng niên với cộng đồng làng 83
2.2.1. Thể chế cộng đồng và các HĐN 83
2.2.2. Vai trò của HĐN trong đời sống làng – xã 85

2.2.2.1. Vai trò trong việc tổ chức hội làng 85
2.2.2.2. Vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua dư luận xã hội 90
CHƢƠNG 3: HỘI ĐỒNG NIÊN VÀ SỰ PHẢN ÁNH MỘT XÃ HỘI NÔNG
THÔN ĐANG CHUYỂN ĐỔI 95
3.1. Phục hồi và biến đổi văn hoá truyền thống 97
3.2. Mở rộng xã hội dân sự: Dân chủ cơ sở và phát huy năng lực tự quản 106
3.3. Đa dạng hoá cấu trúc xã hội: sự phân hoá các nhóm xã hội và vai trò của cá
nhân 116
KẾT LUẬN 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133


- vi -

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Ý nghĩa
ĐN
Đồng niên
GS
Giáo sư
HĐC
Hội đồng canh
HĐN
Hội Đồng niên
KHXH
Khoa học xã hội
KHXH & NV
Khoa học xã hội và Nhân văn

NXB
Nhà xuất bản
PGS
Phó Giáo sư
TS
Tiến sỹ
UBND
Uỷ ban nhân dân
XHDS
Xã hội dân sự
VD
Ví dụ


Comment [u1]: Các chữ viết tắt k có gạch đầu
dòng, thầy nghĩ vậy, xem lại, đúng thì thôi
- vii -

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Khung phân tích
Hình 1.1: Thiết chế chính trị xã hội nông thôn năm 1945
Bảng 1.1: Cơ cấu dân cư làng Quan Đình theo giới tính.
Bảng 1.2: Cơ cấu dân cư làng Quan Đình theo nghề nghiệp.
Bảng 1.3: Thu nhập từ nông nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ tại Quan Đình.
Bảng 2.1: Ghi chép về sinh hoạt ĐN (từ 1996 – 2002) của HĐN 1955.
Bảng 3.1: Các đặc trưng cơ bản của xã hội nông thôn Việt Nam truyền. thống và
đương đại.
Bảng 3.2: Các giá trị của xã hội nông thôn truyền thống và đương đại.
Bảng 3.3: Nghề nghiệp và nơi làm việc của thành viên các HĐN.



- 1 -



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến hiện nay, dù đã trải qua một thời gian dài nhưng có lẽ những câu nói
của nhà dân tộc học Từ Chi vẫn còn nguyên giá trị khi ông cho rằng: “Hiểu được
làng Việt là có trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết để tiến lên tìm hiểu xã hội Việt
nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung, trong sức năng động lịch sử của nó, trong
ứng xử cộng đồng và tâm lý tập thể của nó, trong các biểu hiện văn hoá của nó, cả
trong những phản ứng của nó trước tình huống mà lịch sử đương đại đặt vào nó”
(Trần Từ, 1984, tr.12). Do đó, thông qua làng Việt, ta có thể nhận diện được xã hội
nông thôn đồng bằng sông Hồng trong lịch sử và hiện tại.Ý nghĩa đó khiến cho việc
nghiên cứu về làng – xã dù không còn là một chủ đề mới nhưng vẫn là một chủ đề
quan trọng cho các nhà nghiên cứu bàn luận, nhất là trong bối cảnh làng – xã đang
chịu sự tác động rất mạnh mẽ của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị
hoá nông nghiệp – nông thôn.
Vài thập kỷ trở lại đây, dưới tác động của quá trình đổi mới, các làng – xã
đang có những thay đổi mạnh mẽ trên nhiều phương diện trong đó phải kế tới xu
hướng phục hồi của các yếu tố truyền thống, đặc biệt là sự xuất hiện trở lại của hàng
loạt các tổ chức phi quan phương.
Trong lịch sử, các tổ chức phi quan phương là một phần cấu thành của cơ cấu
tổ chức làng – xã. Các tổ chức này thể hiện các chiều cạnh quan hệ xã hội khác
nhau của con người như nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, huyết thống… Mỗi loại
hình tổ chức có một vai trò khác nhau đáp ứng các nhu cầu về văn hoá, xã hội, kinh
tế… của người nông dân. Các tổ chức này cũng chính là những cầu nối giữa các cá

nhân với cộng đồng, là nơi truyền tải các giá trị và chuẩn mực, điều chỉnh những
hành vi ứng xử của con người. Không chỉ có vậy, trong tổng thể cơ cấu tổ chức, các
tổ chức phi quan phương không nằm ngoài mối quan hệ với các tổ chức quan


- 2 -

phương. Mối quan hệ giữa các hệ thống thiết chế này thể hiện mối quan hệ cơ bản
trong lịch sử Việt Nam. Đó là mối quan hệ giữa nhà nước và làng – xã. Bởi vậy,
cùng với quá trình lịch sử, các hình thức tổ chức này đã góp phần tạo nên những đặc
trưng cơ bản của làng – xã, đồng thời nó cũng là nơi phản ánh tương đối rõ nét
những xu hướng biến đổi diễn ra trong cộng đồng làng - xã tại mỗi thời điểm lịch
sử. Với những ý nghĩa đó mà việc được phục hồi trở lại của hàng loạt các tổ chức
phi quan phương truyền thống trong các làng xã đương đại sau một thời gian dài bị
gián đoạn đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu cũng như những nhà quản lý nhiều
vấn đề đáng quan tâm.
Mặt khác, song song với quá trình phục hồi các truyền thống văn hoá và tái lập
cơ cấu xã hội phi quan phương, các làng – xã châu thổ Bắc Bộ hiện nay đang trải
qua một quá trình chuyển đổi mạnh mẽ dưới tác động của công cuộc công nghiệp
hoá và hiện đại hoá. Hai quá trình kể trên diễn ra đồng thời và có tác động lẫn nhau,
từ đó đặt ra nhiều vấn đề cho nhà nghiên cứu. Mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới,
giữa truyền thống và hiện đại là những câu hỏi đặt ra từ hiện tượng quay trở lại của
các tổ chức phi quan phương. Liệu trong bối cảnh đương đại, vai trò và các khuôn
mẫu của các tổ chức này có thay đổi như thế nào so với quá khứ? Đâu là những yếu
tố của truyền thống được bảo lưu và đâu là những yếu tố mới được bổ sung từ cuộc
sống hiện đại? Qua mối quan hệ giữa các yếu tố cũ và mới đó thể hiện những xu
hướng biến đổi gì đang diễn ra trong đời sống xã hội nông thôn hiện nay? Đồng
thời, ở tầm mức cao hơn, việc nghiên cứu các tổ chức phi quan phương trong bối
cảnh đương đại cho thấy những thay đổi đang diễn ra trong mối quan hệ hằng xuyên
của lịch sử làng – xã, mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân? Và từ đó, đặt ra vấn

đề về trình độ phát triển của xã hội nông thôn hiện nay ra sao?
Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy, nghiên cứu về những biến đổi của cơ
cấu tổ chức làng – xã và những biến đổi trong vai trò, khuôn mẫu của các tổ chức xã
hội phi quan phương sẽ góp phần vào tìm hiểu các động thái biến đổi của đời sống
xã hội nông thôn hiện nay. Đây là một loại nghiên cứu cơ bản ở tầm vĩ mô, cần phải
tiến hành trong một thời gian dài mới có thể trả lời cho vấn đề này một cách khái


- 3 -

quát. Tuy nhiên, nghiên cứu trong phạm vi một tổ chức xã hội cụ thể trong một
khoảng không gian và thời gian nhất định cũng có thể cho thấy những biến đổi xã
hội mang tính bộ phận đang diễn ra ở đây. Những nghiên cứu trường hợp này nếu
được đặt trong sự so sánh với các kết quả tại những không gian và thời điểm khác
nhau, sẽ giúp ta thấy rõ hơn sự biến đổi qua thời gian của xã hội làng – xã trong quá
trình đổi mới và phát triển.
Trong số các tổ chức phi quan phương được phục hồi hiện nay, hội đồng niên
(HĐN) được coi là một nhân tố nổi bật. Tổ chức này có mặt tại nhiều làng – xã
nông thôn vùng châu thổ Bắc Bộ, nhất là ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương,
Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định…, thu hút một bộ phận đông đảo người dân tham
gia. Thông qua việc nghiên cứu đối tượng cụ thể này, có so sánh, đối chiếu một
phần với các tổ chức khác, tác giả mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc về quá
trình vận dụng các yếu tố truyền thống vào đời sống đương đại của người dân làng
– xã hiện nay. Qua đó có những cứ liệu cụ thể để hiểu rõ hơn những xu hướng biến
đổi của các tổ chức phi quan phương nói riêng và đời sống xã hội nông thôn nói
chung trong quá trình chuyển đổi hiện nay.
Nghiên cứu về các HĐN được thực hiện tại làng Quan Đình, xã Văn Môn,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, một làng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Với vị trí này, làng Quan Đình nằm trong khu
vực chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị

hoá. Làng trở thành tâm điểm của sự va đập giữa các yếu tố cũ và mới, giữa cái
truyền thống và cái hiện đại. Điều này đã dẫn tới những thay đổi sâu sắc trong đời
sống xã hội nơi đây, thể hiện ở sự đa dạng trong kết cấu xã hội và cấu trúc văn hoá
của làng. Trong bối cảnh như vậy, các HĐN đã được phục hồi và nở rộ với số lượng
lớn ở Quan Đình trong những năm vừa qua, đảm nhận nhiều chức năng xã hội được
cộng đồng công nhận. Thông qua HĐN, chúng ta có thể hiểu được các ứng xử của
người nông dân đương đại với truyền thống và khả năng thích ứng của họ đối với
đời sống đương đại. Thực tế này và những nhu cầu nghiên cứu đặt ra ở phần trên đã


- 4 -

khiến tác giả quyết định lựa chọn các HĐN tại Quan Đình làm đối tượng nghiên
cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề làng - xã là vấn đề rất được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Dân tộc học, Sử học, Xã hội học,
Kinh tế học… Các tác phẩm của các nhà khoa học này với nhiều cách tiếp cận khác
nhau đã tạo nên một kho tư liệu khá phong phú về làng – xã. Về đại thể, có thể chia
các công trình nghiên cứu này thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các nghiên cứu về
làng - xã truyền thống, và nhóm thứ hai là các công trình nghiên cứu về sự biến đổi
của làng – xã hiện tại.
Các công trình nghiên cứu về làng – xã truyền thống đã được thực hiện từ
rất sớm bởi các nhà nghiên cứu người Pháp như P.Ory (1894), Y.Henry (1932),
C.Briffault (1939), P.Gourou (1936)… sau đó là học giả người Việt như Phan Kế
Bính với Việt Nam phong tục (1915), Đào Duy Anh với công trình Việt Nam văn
hoá sử cương (1938), Nguyễn Văn Huyên với các tác phẩm được in trong Góp phần
nghiên cứu văn hoá Việt Nam (1995),… các công trình này cho ta hiểu được những
nét đại cương về xã hội Việt Nam và truyền thống văn hoá Việt Nam trong lịch sử.
Đây là những công trình khảo cứu, mô tả khá đầy đủ về các lĩnh vực trong đời sống

xã hội Việt Nam cổ truyền. Những nghiên cứu này cung cấp nguồn tư liệu rất giá trị
để có thể hình dung được bối cảnh xã hội Việt Nam cổ truyền.
Bên cạnh những công trình mang tính khảo tả các làng – xã trên những nét
đại cương, còn có những công trình nghiên cứu về quá trình biến đổi của làng – xã
trong lịch sử sau khi các ngành khoa học xã hội được xây dựng trên quan điểm mác
xít. Thuộc nhóm công trình này phải kể đến Xã thôn Việt Nam (1959) của Nguyễn
Hồng Phong, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (1977,1978), Nông dân và nông
thôn Việt Nam thời cận đại (1990, 1992) do Viện Sử học phát hành; Thiết chế làng -
xã cổ truyền và quá trình dân chủ hoá hiện nay ở nước ta (1992) của Vũ Minh
Giang… Những công trình này không hẳn chỉ quan tâm đến các vấn đề của làng -


- 5 -

xã cổ truyền mà là những nghiên cứu về làng - xã trong quá trình biến đổi của lịch
sử.
Những năm gần đây, việc nghiên cứu về làng – xã đương đại được chú trọng
theo hướng tiếp cận chuyên ngành và dựa trên các nghiên cứu trường hợp, được các
nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước tiến hành. Trong nhóm các công trình
nghiên cứu về làng - xã đương đại phải kể đến những nghiên cứu trường hợp về
những làng - xã cụ thể như Hải Vân - một xã ở Việt Nam, Đóng góp của xã hội học
vào việc nghiên cứu những sự quá độ (2001) của F.Houtart và G.Lemercinier - là
hai tác giả người Bỉ, Làng Nguyễn (1994) của Diệp Đình Hoa và nhiều công trình
nghiên cứu khác. Đặc biệt trong số các công trình nghiên cứu chuyên sâu về một
làng, phải kể đến các công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài với cách tiếp
cận nhân học đã phân tích rất tỉ mỉ và sâu sắc về đời sống làng Việt. Đó là các tác
phẩm Cuộc cách mạng ở làng, truyền thống và sự chuyển đổi ở miền Bắc Việt Nam,
1925 – 1988 (Revolution in the village, Tradition and Transformation in North
Vietnam, 1925-1988) (1992) của Hy V.Lương, hay Làng Việt đối diện tương lai, hồi
sinh quá khứ (2007) của John Kleinen… Nhóm những công trình này là những

nghiên cứu chuyên sâu về các làng - xã cụ thể, và qua đó không chỉ cung cấp những
cứ liệu, những dẫn chứng hữu ích cho các nhà nghiên cứu mà còn có những kiến
giải mới về làng – xã Việt, về sự phát triển khá đa diện, phức tạp của làng – xã Việt
Nam trong truyền thống và trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh các nghiên cứu trường hợp là những nghiên cứu mang tính khái
quát, định hướng về sự phát triển nông thôn đương đại trong đó làng - xã là một đơn
vị xã hội cơ bản. Về xu hướng này phải kể đến những nghiên cứu như đề tài KX07-
05 về Những đặc trưng và xu thế phát triển của cơ cấu xã hội đang đổi mới (1991-
1995), đề tài KX 07-02 về Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay
(1991-1995), đề tài cấp Bộ Văn hoá nông thôn trong phát triển (1996-1998) do
Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật (nay là viện Văn hóa – Thông tin) tiến hành,
công trình Tác động của quá trình đổi mới tới các quan hệ xã hội cơ bản trong làng
- xã đồng bằng Sông Hồng (1996-1998) do Tô Duy Hợp chủ biên, Luận cứ khoa


- 6 -

học cho việc điều chỉnh chính sách xã hội nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam ngày nay (2000-2001) của Tô Duy Hợp và các cộng sự, Đề tài nhà nước
KX 05-02 Đời sống văn hóa và xu hướng phát triển văn hóa vùng nông thôn đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(2001-2005) do Viện Văn hoá – Thông tin chủ trì……Nhóm công trình này cung
cấp những tri thức về thực trạng của xã hội nông thôn đang chuyển đổi và đặt ra
những vấn đề ở bình diện chính sách, chiến lược phát triển nông thôn đương đại.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về làng – xã truyền thống và đương đại
được thực hiện trong nhiều năm qua đã mang lại những nguồn tài liệu phong phú và
có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dữ kiện chung về đời sống làng xã.
Trong số các công trình viết về làng xã nói chung kể trên, ít nhiều cũng đã đề cập
đến khía cạnh cơ cấu tổ chức của làng xã và các tổ chức phi quan phương. Tuy
nhiên, việc phân tích tỉ mỉ và hệ thống về các cơ cấu tổ chức làng – xã và các tổ

chức phi quan phương chỉ được bắt đầu vào đầu thập kỷ 80, đặc biệt là với công
trình Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (1984) của cố học giả Từ
Chi. Tác phẩm cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá cụ thể, sinh động, về tổ chức
giáp, về cơ cấu tổ chức, chức năng, cách thức vận hành, những tác động của nó
trong đời sống làng Việt cổ truyền và đối với chính những thành viên trong lòng nó.
Tác phẩm còn đưa ra những luận giải rất khoa học về phe, giáp, về phường, hội
cùng những cung cách vận hành của chúng. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc mô tả
các tổ chức mà tập trung vào việc nghiên cứu các tổ chức truyền thống từ phương
diện lý luận, trong đó đề cập đến khía cạnh vai trò của các tổ chức xã hội đối với
đời sống cộng đồng. Có thể coi đây là những viên gạch đầu tiên - những viên gạch
khá vững chắc, đặt nền móng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về cơ cấu tổ
chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Sông Hồng. Sau này, tác phẩm này được
biên soạn lại cùng với các công trình nghiên cứu khác của học giả Từ Chi trong
cuốn chuyên khảo Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người (2003).
Tiếp ngay sau đó, cuốn Lệ làng phép nước (1985) của Bùi Xuân Đính đã ra
mắt giới khoa học. Đây là tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về lệ làng cổ truyền Việt


- 7 -

Nam từ tất cả các góc độ của nó, thông qua các bản hương ước cổ, ở tác phẩm này,
các tổ chức xã hội cổ truyền được thể hiện ở một góc độ khác, thông qua những quy
ước liên quan tới cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong làng xã của hương ước:
về việc lập ra các tổ chức trong làng, chức năng, quyền hạn và lề lối làm việc của
từng tổ chức cũng như của các thành viên trong đó, từ ngõ, xóm, dòng họ đến giáp,
phe, phường, hội…
Năm 1991, tập thể tác giả của Viện Kinh tế học thuộc Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam đã cho ra đời cuốn chuyên khảo Ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống
đối với tổ chức sản xuất nông nghiệp, trong đó diễn giải về các hình thức hội, họ cổ
truyền trong nông thôn (mà các tác giả cuốn sách gọi là các hình thức tín dụng cổ

truyền trong nông thôn), cùng với mặt tích cực và hạn chế của chúng.
Cùng với các tác phẩm trên, nhiều công trình nghiên cứu của GS. Phan Đại
Doãn đã góp phần quan trọng vào việc nhận diện rõ hơn các tổ chức xã hội truyền
thống cũng như sự vận động của nó, tiêu biểu là cuốn Làng xã Việt Nam một số vấn
đề kinh tế - văn hóa - xã hội (1992). Xuất phát từ góc độ lịch sử, xã hội học gắn với
thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của các nước, nội dung cuốn sách đã tập trung
phân tích những vấn đề chính thuộc làng xã Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại,
từ kết cấu kinh tế đến kết cấu văn hóa, xã hội. Tiếp đến, tác giả lại biên soạn cuốn
Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử (2004) đã góp phần nhận
diện về kết cấu cộng đồng làng - xã truyền thống đồng bằng sông Hồng và ảnh
hưởng của nó trong nông thôn ngày nay.
Gần đây nhất, các nghiên cứu về giáp của nhóm nghiên cứu do PGS.TS.
Lương Hồng Quang chủ trì đã cung cấp cho chúng ta những cách nhìn mới, cách xử
lý mới về đề tài các tổ chức xã hội cổ truyền, thông qua việc nghiên cứu tổ chức
giáp trong làng xã vùng đồng bằng Sông Hồng, trên giả thiết cho rằng giáp là một tổ
chức có quyền lực cao hơn các tổ chức khác và không bình đẳng như các chiều tổ
chức khác trong làng xã và nó không mất đi hẳn mà tồn tại ở những dạng thức khác,
đó là các HĐN hiện nay và một vài dạng thức giáp còn lại tại một số làng hiện nay.


- 8 -

Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam, còn phải kể
đến các nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Đáng chú ý là cuốn Làng ở châu
thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ (2002) do Philippe Papin – Olivier Tessier chủ
biên cùng tập thể đông đảo các học giả trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu.
Các nhà khoa học cũng đã bàn về nguồn gốc và bản chất của các tổ chức xã hội cổ
truyền, mối quan hệ của chúng với cơ cấu tổ chức của làng Việt. Đây là những tài
liệu tham khảo có ích đối với các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý về văn hóa
trong bối cảnh hiện nay.

Rõ ràng là, trong những năm qua việc nghiên cứu về làng Việt cổ truyền nói
chung và về các tổ chức xã hội truyền thống của nó nói riêng, đã thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Những công trình này đã
góp phần bảo lưu được giá trị văn hóa truyền thống của làng xã Việt Nam trên các
tài liệu thành văn. Từ đó giúp cho chúng ta có một cách nhìn toàn diện về giá trị của
các tổ chức xã hội truyền thống để phát huy thế mạnh, khắc phục những điểm yếu
kém của chúng trong đời sống cộng đồng; góp phần xây dựng văn hóa làng xã Việt
Nam “tiên tiến” nhưng vẫn thể hiện rõ bản sắc dân tộc.
Nhưng các nghiên cứu trên vẫn còn thiếu một sự tập hợp đi sâu về các tổ
chức xã hội phi quan phương, mới chỉ tập trung vào nghiên cứu một vài tổ chức
quan trọng như giáp, hay mới chỉ đưa ra những khái quát chung về một số tổ chức
như Hội Tư văn, Ban Khánh tiết và các tổ chức xã hội phi quan phương khác, đặc
biệt là các HĐN chưa được chú ý nghiên cứu đúng mức.
Cho đến nay, có thể nói chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào về
các HĐN. Tổ chức này chỉ được nhắc đến trong một số công trình của các nhà dân
tộc học, sử học… Đặc biệt, trong tác phẩm Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở
đồng bằng Bắc Bộ (1984), khi bàn về tổ chức giáp, tác giả Trần Từ đã đề cập một
cách sơ lược đến các HĐN và mô tả mối liên hệ giữa hai tổ chức này. Sau này,
HĐN cũng được nhắc đến trong các công trình của GS. Phan Đại Doãn, của nhà dân
tộc học Diệp Đình Hoa mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên. Tuy vậy, trong các
tác phẩm này, HĐN chỉ được nhắc đến với tư cách là một loại hình tổ chức xã hội


- 9 -

phi chính thống ở làng xã cổ truyền.Việc mô tả tổ chức này chỉ dừng lại ở khía cạnh
cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của nó.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển trở lại của các HĐN, các công
trình nghiên cứu về làng – xã đương đại cũng đã nhắc đến tổ chức này, điển hình
trong công trình Sự biến đổi của làng – xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông

Hồng (2000) của nhóm tác giả Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang… Ở nghiên cứu
này, các tác giả không chỉ mô tả về các HĐN mà còn đặt ra các vấn đề về sự biến
đổi của loại hình tổ chức này từ truyền thống đến hiện tại. Tuy nhiên, việc đề cập
đến các HĐN cũng chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ bé trong nội dung của cuốn
sách này.
Như vậy, thực tế nghiên cứu trong những năm qua cho thấy, tư liệu về các
HĐN không có nhiều, nhất là các HĐN ở thời điểm hiện tại. Việc đề cập đến tổ
chức này trong các công trình nghiên cứu từ trước đến nay còn khá mờ nhạt và thiếu
hệ thống.
Tóm lại, từ việc xem xét tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến
nội dung của luận văn, chúng ta có thể thấy rằng, các nghiên cứu về làng - xã ở trên
là nguồn tư liệu quan trọng trong việc cung cấp các ý tưởng, dữ kiện, cách nhìn
nhận, phân tích và đánh giá về các khía cạnh khác nhau của đời sống làng - xã góp
phần hình thành các ý tưởng cho nghiên cứu này, trong đó cần ghi nhận một số
nhận định sau:
- Cộng đồng làng - xã đóng vai trò quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử
phát triển của đất nước và điều này vẫn tiếp nối trong hiện tại và tương lai.
- Làng - xã đương đại đang đứng trước những thay đổi trên hầu hết các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Điều này đặt làng - xã trước những vận
hội mới đồng thời cũng là những khó khăn, trở ngại không dễ vượt qua.
- Các tổ chức phi quan phương là một phần quan trọng trong cơ cấu tổ
chức của làng – xã, góp phần tạo nên những đặc trưng về văn hoá, xã hội của làng –
xã, Cũng như các thành tố khác, các tổ chức phi quan phương tại các làng – xã cũng
Comment [u2]: Về các nhóm công trình, cần làm
nguồn ghi rõ trong loại vấn đề này có những tác
phẩm nào, theo kiểu ghi tên tác giả, năm xuất bản, ví
dụ (Lương Văn Hy- 2000)


- 10 -


đang có những thay đổi nhất định và việc thay đổi đó có ảnh hưởng đến đời sống
làng – xã.
- Các nghiên cứu về các tổ chức phi quan phương cho đến nay chủ yếu
vẫn là những nghiên cứu mô tả. Các quan tâm về vai trò của các tổ chức phi quan
phương truyền thống truyền và những biến đổi của nó trong xã hội đương đại hầu
như ít được nhắc đến hoặc chỉ dừng lại ở những ý tưởng lẻ tẻ và mang tính gợi mở,
thiếu tính hệ thống
3. Đối tƣợng, phạm vi, địa bàn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn phân tích vai trò, khuôn mẫu và ứng xử của
HĐN ở một làng châu thổ Bắc Bộ như là sự tiếp nhận truyền thống và thích ứng của
người đương thời nhằm đảm bảo sự kết nối truyền thống và hiện đại. Thông qua các
phân tích này, tác giả muốn ghi nhận những động thái biến chuyển về văn hoá, xã
hội đang diễn ra trong xã hội nông thôn đương đại.
Phạm vi nghiên cứu: Có rất nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến các HĐN,
tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ xác định phạm vi nghiên
cứu của mình là các HĐN trong xã hội đương đại mà không đi sâu vào nghiên cứu
về lịch sử hình thành cũng như hoạt động của các HĐN trong xã hội truyền thống.
Địa bàn nghiên cứu: Luận văn được tiến hành trên cơ sở một nghiên cứu
trường hợp (case study) tại làng Quan Đình, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh.
4. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của luận văn
Với việc nghiên cứu về các HĐN, luận văn đặt ra mục đích tìm hiểu về quá
trình tiếp nhận các giá trị văn hoá và tổ chức truyền thống của người dân nông thôn
đương đại, cũng như các thích ứng của các giá trị và tổ chức ấy nhằm đáp ứng nhu
cầu của con người qua những biến đổi về thời gian. Để làm được điều đó, tác giả
luận văn sẽ tiến hành phân tích vai trò, các khuôn mẫu và các ứng xử liên quan đến
các HĐN thông qua tiếng nói, sự trải nghiệm và câu chuyện của chính các thành
viên trong các tổ chức này. Đồng thời, từ một khảo sát có tính đại diện, luận văn
muốn xác định rằng, các hoạt động của HĐN hiện nay đang phản ánh những xu



- 11 -

hướng biến đổi nhất định của xã hội nông thôn. Trên cơ sở các nghiên cứu này, tác
giả luận văn đề xuất một số gợi ý cho việc nghiên cứu và quản lý các tổ chức phi
quan phương nói riêng và xã hội nông thôn vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung trong
thời gian tới.
5. Các khái niệm cơ bản và khung phân tích
 Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
1/
Tổ
chức phi quan phương,
2/
Hội Đồng niên,
3/
Vai trò,
4/
Khuôn mẫu văn hoá,
5/
Ứng xử,
6/
Xã hội nông thôn,
7/
Chuyển đổi.
- Tổ chức phi quan phương: Trong nhiều công trình nghiên cứu lịch sử,
khái niệm phi quan phương thường được sử dụng trong sự đối lập với khái niệm
quan phương để chỉ mối quan hệ giữa các yếu tố nằm ngoài nhà nước và các yếu tố
thuộc về nhà nước. Chẳng hạn, trong một bài viết về chủ đề lịch sử pháp luật Việt
Nam, GS.TSKH.Vũ Minh Giang đã cho rằng: “Luật pháp - những chế định quan

phương của nhà nước chỉ có thể coi là “phần cứng” trong hệ thống điều chỉnh
hành vi xã hội. Để bổ sung cho pháp luật, xã hội còn cần tới những chế định không
chính thức khác, chúng tôi gọi là những chế định phi quan phương.” (Vũ Minh
Giang, 1993)
Như vậy, khái niệm phi quan phương có thể được coi là đồng nghĩa với các
khái niệm phi chính thức (hay không chính thức), phi nhà nước đang được sử dụng
rộng rãi hiện nay. Nó được dùng để chỉ tính chất của một yếu tố nào đó xét trong
mối tương quan với hệ thống chính trị, trong đó, nhấn mạnh việc nằm ngoài sự
kiểm soát, quản lý của nhà nước một cách trực tiếp, “nằm ngoài” hệ thống chính trị
chính thức.
Trong lịch sử Việt Nam, các yếu tố quan phương và phi quan phương, chính
thức và không chính thức luôn tồn tại song hành cùng nhau. Bên cạnh các tổ chức
quan phương nằm trong cơ cấu quyền lực chính trị hay cơ quan chính quyền, còn có
rất nhiều các tổ chức được thành lập một cách tự phát từ các liên hệ của những
người có chung một nhu cầu nào đó. Các tổ chức này chính là các tổ chức phi quan
phương. Khái niệm tổ chức phi quan phương được hiểu là các tổ chức xã hội, các


- 12 -

nhóm xã hội của quần chúng nằm ngoài cơ cấu quyền lực chính trị hay cơ quan
chính quyền của nhà nước, không chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp cũng như hỗ
trợ về mặt tài chính của nhà nước. Nó được phát triển trên nền tảng tự nguyện và
cùng chia sẻ những giá trị và lợi ích chung của nhóm.
- Hội đồng niên: Bản thân khái niệm này đã xác định đặc trưng của loại hình
tổ chức này. Đó là một tổ chức tự nguyện, một tổ chức phi quan phương của những
người có cùng năm sinh, HĐN còn có các tên gọi khác là Hội đồng tuế hay Hội
đồng canh (HĐC). Trên lý thuyết, tất cả những người có cùng năm sinh đều có thể
thành lập các HĐN và thực tế tại một số nơi cũng có các HĐN của nữ giới hay có
sự tham gia của cả nam và nữ trong cùng một hội. Nhưng đa phần các HĐN chỉ

dành riêng cho nam giới. Việc nữ giới gia nhập vào tổ chức này chỉ mới xuất hiện
thời gian gần đây. Vì vậy, trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam
1
, Hội đồng
niên vẫn được định nghĩa như sau: “Hội đồng niên còn được gọi là Hội đồng tuế, là
tổ chức của những người đàn ông sinh cùng một năm (tính theo tuổi và năm âm
lịch). Hội tổ chức đơn giản, hằng năm hội họp với nhau một lần để ăn uống, vui
chơi. Mỗi năm hoặc có khi hai năm tuỳ theo từng nơi, bầu một người đăng cai lo
công việc của năm đó. Họ quý mến nhau vì cùng tuổi tác, tính tình dễ hợp nhau; họ
cũng giúp đỡ nhau nhưng đấy không phải là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi thành viên.
Nhìn chung, HĐN tổ chức ít chặt chẽ hơn so với các hội khác trong làng xóm”.
- Vai trò: Trong nghiên cứu xã hội học và nhân học, khái niệm vai trò là một
khái niệm then chốt, gắn liền với trường phái lý thuyết chức năng và tên tuổi của
nhà nhân học Mỹ Linton. Ông cho rằng: một người giữ một địa vị khi họ được giao
cho quyền hoặc nhiệm vụ ứng xử và được đối xử theo một cách nào đó trong giao
tiếp xã hội. Khi họ hành động như được mong đợi theo địa vị đó, họ thực hiện vai
trò có liên quan. Theo lý thuyết này:
- Một vị thế là một vị trí trong một dạng quan hệ xã hội.
- Một vai trò bao gồm những hình thức ứng xử có liên quan đến địa vị đó.

1



- 13 -

Như vậy, vai trò trong lý thuyết nhân học và xã hội học không phải để chỉ những
vai trò một cách chung chung mà đó là các vai trò xã hội. Khái niệm này diễn đạt sự
tương tác xã hội, sự thực hiện chức năng của mỗi cá nhân trong tập đoàn, hay của cá
nhân và tập đoàn trong toàn bộ xã hội. Vai trò xã hội là hàng loạt những hành động,

hành vi của cá nhân tương ứng với địa vị của cá nhân trong tập đoàn; đó là mặt
động của địa vị xã hội
2
. Ví dụ, các từ "mẹ", "lính gác", "thầy giáo" có nghĩa là địa vị
của con người trong một tập đoàn xác định, đồng thời cũng có nghĩa là cả một hệ
thống những hành vi xác định. Mỗi người có một địa vị xã hội nào đó, buộc phải
quan tâm đến điều mà tập đoàn mong đợi, yêu cầu đối với vai trò xã hội tương ứng.
Tham gia vào nhiều tập đoàn khác nhau, mỗi người thường thực hiện một số vai trò;
giữa những vai trò này, có thể phát sinh mâu thuẫn. Sự tương tác xã hội đòi hỏi mọi
thành viên phải nhất trí với nhau về nội dung của vai trò; quan niệm khác nhau về
những vai trò có liên quan đến nhau thì dẫn đến sự căng thẳng, xung đột. Không có
một sự phân loại rành mạch nào về các vai trò xã hội. Thường hay nêu ra những vai
trò về yêu cầu hành động (vd. thầy thuốc, lính gác), về phạm vi hay ngoại diên (vd.
công dân, hành khách), về ý nghĩa (vd. bạn hữu, người quen). Có người nêu ra những
vai trò đối xứng, vd, cha, con; những vai trò do tự nhiên mà có (tuổi, giới tính, xuất
thân) và do thành đạt mà có (trong kinh doanh, học tập).
- Khuôn mẫu: Theo nguyên gốc của từ này, khuôn mẫu được dùng để chỉ
việc làm theo một cái gì đó để tạo ra hàng loạt cái khác cùng kiểu. Hay một cái gì
đó có thể cho ta hiểu biết về hàng loạt những cái khác cùng một kiểu. (Hoàng Phê,
1988, tr.649)
Như vậy, theo nghĩa hẹp, khuôn mẫu thể hiện các đặc trưng hợp thành tiêu
chuẩn theo đó người khác làm theo, hay tạo ra các hàng loạt sản phẩm khác cùng
kiểu. Khái niệm khuôn mẫu được dùng nhiều trong toán học, tin học, tâm lý học,
ngôn ngữ học và các khoa học khác.Việc áp dụng khái niệm này trong từng lĩnh vực

2





- 14 -

cụ thể đã làm thay đổi phần nào nội hàm và ngoại diện của nó, ở đề tài này, khái
niệm khuôn mẫu được hiểu là các khuôn mẫu về văn hoá.
Khuôn mẫu văn hoá: Khái niệm văn hoá được coi là hệ thống các giá trị và
chuẩn mực xã hội. Trong bài phát biểu khai mạc Thập kỷ thế giới phát triển văn
hoá, ông Tổng thư ký UNESCO Federico Mayor Zaragoza coi văn hoá là tổng thể
sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế
kỷ, hoạt động sáng tạo ấy hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống
và thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc (Federico Mayor
Zaragoza, 1998). Quan điểm này của ông khẳng định hệ thống giá trị và chuẩn mực
là kết quả của sự vận động lịch sử, biểu hiện thông qua các khuôn mẫu văn hoá và
biểu tượng.
Như vậy, khái niệm khuôn mẫu được dùng trong luận văn này được đưa ra từ
góc độ tiếp cận nhân học văn hoá. Nó bao gồm hệ thống các giá trị và chuẩn mực
thể hiện những ước muốn, ý nguyện của cộng đồng và các tiêu chuẩn qui định cách
thức ứng xử và tư duy của con người.
- Ứng xử: Từ điển tiếng Việt giải thích khái niệm ứng xử là "có thái độ, hành
động, lời nói thích hợp trong việc xử sự". Ứng xử theo nguyên gốc tiếng Anh là
Behaviour, khi được dịch sang tiếng Việt, nó còn được dịch là “Hành vi”. Hai từ
ứng xử và hành vi thường được dùng thay thế cho nhau (Hoàng Phê,1988, tr.1091).
Các soạn giả của cuốn Từ điển Tâm lý cho rằng "Từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của
động vật khi một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài và
tình trạng bên trong gộp thành một tình huống, và tiến trình ứng xử để kích thích có
định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính
khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những
hiện tượng có thể quan sát được, chứ không như tình ý bên trong, thì nói là ứng xử.
Khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi." (Nguyễn Khắc Viện,
2001, tr.12)
Trong nghiên cứu nhân học văn hoá, khái niệm ứng xử được xem xét gắn

liền với các yếu tố văn hoá. Nhân học văn hóa không chú trọng đến hành động ứng


- 15 -

xử có tính chất cá biệt mà nghiên cứu môi trường xã hội văn hóa ảnh hưởng thế nào
đến ứng xử con người. Những ứng xử của con người ở các nền văn hoá khác nhau
thì không giống nhau do họ có được định hướng bởi các khuôn mẫu văn hoá khác
nhau. Trong khung cảnh văn hoá, con người có khả năng gán cho những ứng xử
một ý nghĩa ước định mà họ bắt buộc phải theo, các ý nghĩa đó thể hiện các khuôn
mẫu và biểu tượng văn hoá, đồng thời tương ứng với các vai trò của cá nhân trong
các tương tác.
- Xã hội nông thôn: Khái niệm “nông thôn” là một khái niệm khá bất định.
Hiện nay các nhà nghiên cứu thường sử dụng bộ ba phạm trù “nông thôn”, “nông
nghiệp”, “nông dân” để chứng tỏ nông dân và nông nghiệp là những đặc trưng cơ
bản của nông thôn. Nhưng đó chỉ là những đặc trưng vốn có trong lịch sử chứ
không phải là đặc trưng duy nhất hiện có. Theo tác giả Tô Duy Hợp, “xã hội nông
thôn được hiểu là hệ thống xã hội, hay nói chính xác hơn là một khu vực của hệ
thống xã hội tổng thể, với hệ đặc trưng sau đây. Nông thôn vốn là một khu vực cư
trú, hoạt động của nông dân, làm nông nghiệp, với tổ chức và thiết chế xã hội riêng
là xóm làng và với nền văn hoá đặc thù vốn có là văn hoá dân gian” (Tô Duy Hợp
và cộng sự, 2002, Tr.8). Những đặc trưng cơ bản nêu trên làm thành cái mà người
ta gọi là thuần nông (thuần nông nghiệp hoặc thuần nông thôn). Tuy nhiên, nông thôn
ngày nay không còn thuần nông như thế, hay nói một cách chính xác hơn, bộ phận thuần
nông đã và đang bị thu hẹp dần. Nông thôn ngày nay đã bị biến dạng, thậm chí đã bị biến
chất đáng kể. Đó là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển theo các khuynh hướng đô thị
hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Như vậy, khái niệm xã hội nông thôn bao gồm bình
diện "nông thôn" là phạm trù xã hội tổng thể, tổng hợp; bình diện "nông nghiệp" thuộc
phạm trù kinh tế, bình diện "nông dân" là phạm trù nhân vật xã hội chủ yếu ở nông thôn.
- Chuyển đổi: Nghiên cứu về cơ cấu xã hội thường gắn liền với khái niệm

biến đổi xã hội. Cuốn Từ điển Xã hội học của G.Endruweit và G. Trommsdorff
định nghĩa Biến đổi xã hội là sự thay đổi các cơ cấu xã hội (G.Endruweit,
G.Trommsdorff, 2002, tr.109). Ở đây chúng tôi dùng khái niệm chuyển đổi để chỉ
sự quá độ của một xã hội (transformated society) với những thay đổi về cơ cấu xã
Comment [u3]: Chú ý, transformation khac với
change, em đã lầm


- 16 -

hội, thể chế xã hội. Sự chuyển đổi trong văn hóa ở nước ta thường mang tính tiếp
biến, chồng xếp lên nhau các lớp văn hoá, thay vì sự chuyển đổi có tính cách mạng,
thay cái cũ bằng một cái mới hoàn toàn, do một loạt các yếu tố môi trường tự nhiên,
chính trị, kinh tế, xã hội khác chi phối. Sự thay đổi của bản thân văn hoá cũng là
một yếu tố góp phần vào quá trình trên.
 Khung phân tích

Khung phân tích trên đặt việc nghiên cứu về các HĐN trên cả hai phương diện
đồng đại và lịch đại.
- Là một trong số các tổ chức phi quan phương nằm trong cơ cấu tổ chức xã
hội của làng – xã, các HĐN chịu sự tác động của bối cảnh lịch sử và các đặc trưng
của cộng đồng làng – xã mà nó thâu thuộc. Những thay đổi của lịch sử, cụ thể là
quá trình chuyển đổi từ làng – xã truyền thống (Khối 1) đến các làng – xã đương đại
(Khối 3) sẽ dẫn tới những biến đổi về đặc trưng của thiết chế này. Điều này tất yếu
sẽ dẫn tới những thay đổi nhất định về cơ cấu tổ chức xã hội, trong đó có những
biến đổi về vai trò, khuôn mẫu và các ứng xử của các HĐN (Khối 2).
- Tại mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, với tư cách là một thành tố của cơ cấu tổ
chức làng – xã, các HĐN không thể nằm ngoài các mối tương tác với các tổ chức xã

Cộng

đồng làng
trong
truyền
thống
Các tổ chức quan phƣơng truyền thống
Các tổ chức quan phƣơng hiện nay


Cộng
đồng làng
hiện nay
Các tổ chức phi quan
phƣơng

Hội Đồng
Niên


- 17 -

hội khác, trong đó tất yếu có cả các tổ chức quan phương. Khối 2 thể hiện mối quan
hệ giữa các loại hình tổ chức này là sự tác động qua lại hai chiều. Thông qua mối
quan hệ này mà các vai trò, khuôn mẫu và các cách ứng xử của các HĐN được bộc
lộ.
6. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Các nguồn tư liệu được sử dụng cho luận văn bao gồm:
1. Nguồn thứ nhất: tư liệu điền dã dân tộc học: các biên bản phỏng vấn sâu,
các ghi chép, ảnh… được ghi chụp tại địa bàn nghiên cứu. Các bảng biểu thống kê,
các báo cáo, tài liệu sưu tầm do UBND xã Văn Môn, thôn Quan Đình và một số cá
nhân cung cấp.

2. Nguồn thứ hai: sách, luận án, chuyên khảo, bài nghiên cứu từ tạp chí, các
website về chủ đề có liên quan.
Trong đó, nguồn tư liệu điền dã đóng vai trò quan trọng nhất được tác giả thu
thập từ việc khảo sát và nghiên cứu thực địa.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phân tích tư liệu sẵn có: Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên
cứu này, cho phép tổng hợp những thông tin từ những nghiên cứu đi trước, phân
tích các văn bản thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
2. Phỏng vấn sâu: Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong quá trình
điền dã dân tộc học nhằm ghi nhận các ý kiến, các câu chuyện của bản thân những
người tham gia các HĐN. Các phỏng vấn sâu cũng được sử dụng để thu thập các
thông tin chung liên quan đến các vấn đề lịch sử của làng, lịch sử của các HĐN…
3. Quan sát - tham dự: Nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp này để
tìm hiểu các hoạt động của các HĐN và đánh giá thái độ của họ khi tham dự các
hoạt động này. Đặc biệt bằng phương pháp quan sát tham dự, tác giả đã cùng tham
gia một số hoạt động của các HĐN để có thể đánh giá chính xác và khách quan hơn
về những thái độ cũng như độ tin cậy về thông tin mà các thành viên HĐN cung
cấp.


- 18 -

7. Kết cấu của luận văn: Nội dung của luận văn được trình bày trong các
phần sau:
- Phần mở đầu (18 trang)
Phần này trình bày về tính cấp thiết của đề tài, sơ lược về tình hình nghiên
cứu trước đó, nêu phạm vi, đối tượng, mục đích, các khái niệm cơ bản và khung
phân tích, các nguồn tư liệu và phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu.
- Chƣơng 1: Hội đồng niên trong cơ cấu tổ chức làng – xã đồng châu thổ
Bắc Bộ và ở làng Quan Đình (32 trang)

Chương này được chia thành 2 phần. Phần đầu nêu tổng quát về cơ cấu tổ
chức làng Việt cổ truyền và đương đại, trong đó đưa ra giả thuyết về nguồn gốc và
mối liên hệ của các HĐN trong lịch sử và sự phục hồi của tổ chức này ở thời điểm
hiện tại. Phần thứ hai giới thiệu cụ thể về làng Quan Đình và các HĐN ở làng Quan
Đình. Chương này có tính chất xác định bối cảnh cho các phân tích ở các chương
tiếp theo.
- Chƣơng 2: Hội đồng niên, các vai trò, khuôn mẫu và ứng xử (44 trang)
Chương này phân tích cụ thể về vai trò, khuôn mẫu và ứng xử của các HĐN
trên hai phương diện: các tương tác giữa các thành viên bên trong hội và HĐN trong
đời sống làng - xã.
- Chƣơng 3: Hội đồng niên và sự phản ánh một xã hội nông thôn đang
chuyển đổi (34 trang)
Nội dung của chương 3 là sự nhận diện những xu hướng biến đổi về văn hoá,
xã hội đang diễn ra tại các làng – xã được phản ánh qua các HĐN như việc phục hồi
và biến đổi văn hoá truyền thống, sự thay đổi của cấu trúc xã hội, mối quan hệ cá
nhân - cộng đồng và cộng đồng – nhà nước…
- Kết luận (4 trang)
Phần này tổng kết những kết quả nghiên cứu của luận văn, xem xét tính đúng
đắn của các giả thuyết đặt ra ban đầu, từ đó đưa ra một vài kiến nghị về việc phát
triển cộng đồng và quản lý xã hội tại các làng – xã hiện tại.


- 19 -



CHƢƠNG 1

HỘI ĐỒNG NIÊN TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC LÀNG – XÃ
CHÂU THỔ BẮC BỘ VÀ Ở LÀNG QUAN ĐÌNH



Làng - xã Việt Nam cũng như các thành tố của nó không phải là “nhất thành
bất biến”, ngược lại, nó ra đời và vận động, biến đổi không ngừng cùng với lịch sử.
Chính vì vậy, mặc dù mục tiêu của luận văn là tìm hiểu về các HĐN trong bối cảnh
xã hội đương đại, nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không lưu tâm đúng mức đến lịch sử
của tổ chức này. Liệu HĐN đã từng hiện diện trong các làng - xã cổ truyền hay đơn
giản nó chỉ là sản phẩm của xã hội đương đại? HĐN được định vị ở đâu trong tổng
thể các tổ chức xã hội phức tạp của thôn làng truyền thống và đương đại? Thực chất
của việc trả lời các câu hỏi trên là xác định một bối cảnh lịch sử của các HĐN. Vấn
đề này sẽ được xem xét ở hai góc nhìn: tổng quan chung trên các làng - xã châu thổ
Bắc Bộ và tại một làng cụ thể - làng Quan Đình.
1.1. Bức tranh chung trên châu thổ Bắc Bộ
1.1.1. Làng Việt: khái niệm và cơ cấu tổ chức
Làng - xã của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ luôn gợi ra cho các nhà nghiên
cứu niềm hứng thú khám phá nhưng đồng thời cũng mang lại vô vàn những thách
thức. Bởi lẽ, cho đến nay, trải qua hàng thập kỷ tìm tòi, nghiên cứu, bức tranh về
làng - xã vẫn còn dang dở và ẩn chứa những điều bí ẩn. Thật khó có thể xác định
một mô thức chung cho làng - xã Việt Nam bởi tính đa dạng là một phần tất yếu của
thực thể này. Tuy vậy, từ các nghiên cứu trong nhiều năm qua của các nhà khoa
học, có thể mang lại cho chúng ta một khái niệm chung nhất có thể về làng – xã.


- 20 -

Làng, theo nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi, là từ Nôm, chỉ đơn vị tụ cư nhỏ
nhất nhưng hoàn chỉnh của người nông dân. Xã, từ Hán chỉ đơn vị hành chính thấp
nhất ở các vùng nông thôn Việt. Trên vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, xã của
người Việt có thể bao gồm từ một đến nhiều làng, tùy từng trường hợp. Được tích
hợp vào một xã, làng trở thành yếu tố cấu thành của một đơn vị hành chính, và bấy

giờ, mang tên thôn (lại một từ Hán). Như vậy, với làng và thôn, ta có hai thuật ngữ
gần như đồng nghĩa, nhưng mang sắc độ khác nhau: làng với hàm nghĩa tình cảm -
sử dụng trong ngôn ngữ thông thường còn thôn, biểu nghĩa nặng chất hành
chính.(Trần Từ, 1984, tr.135)
Xã là từ dùng để chỉ một cấp hành chính. Nếu một xã chỉ gồm một làng, hay
một làng là một xã mà người ta quen gọi là kết cấu “nhất xã nhất thôn”. Trong bi ký
và các văn bản hành chính, tên các làng đó thường được gắn với khái niệm “xã”. Ví
dụ làng Dương Liễu thuộc huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ là
một xã thì các văn bản đều ghi là “Dương Liễu xã tục lệ”, “Dương Liễu xã địa bạ”.
Nếu một xã gồm nhiều làng thì trong bi ký, văn tế và các văn bản hành
chính, từ làng được thay bằng từ thôn là một từ Hán-Việt và đứng sau là từ xã.
Chẳng hạn, xã Vân Canh (thuộc huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội cũ)
gồm 3 làng: Kim Hoàng, Hữu Ái, An Trai thì các văn bản đều ghi: “Vân Canh xã,
Hữu ái thôn khoán lệ”.
Như vậy nếu hiểu theo nội dung trên đây thì trong cả hai trường hợp “nhất xã
nhất thôn” hay “nhất xã nhị tam thôn”…. làng đồng nhất với thôn hay nói một cách
khác từ thôn trong các văn bản Hán Nôm là một làng truyền thống được nhà nước
lắp ghép thành đơn vị hành chính cơ sở (xã) mà số làng được tích hợp tuỳ vùng, tuỳ
giai đoạn lịch sử.
Nghiên cứu về làng - xã, hầu hết các nhà nghiên cứu đều công nhận tính
phức tạp trong mối quan hệ giữa làng và xã trong lịch sử Việt Nam. Làng và xã đôi
khi tích hợp vào nhau, hoặc ít nhất cũng có quan hệ phụ thuộc, liên thông, liên kết
với nhau. Sự phân biệt giữa làng và xã đặt ra vấn đề nan giải về mặt lý thuyết và cả
về thực tiễn. Nó phản ánh mối quan hệ rắc rối giữa XHDS và nhà nước trong suốt

×