Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp tại xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và phường Đồng Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 85 trang )


0
Đại học Quốc gia Hà Nội
Tr-ờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn





Phạm thị anh minh





TháI độ xã hội đối với hành vi
quan hệ tình dục của vị thành niên

(Nghiên cứu tr-ờng hợp tại xã Liêm Cần - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam và
ph-ờng Đồng Xuân - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội)



Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số : 60 31 30



Luận văn thạc sỹ Xã hội học







Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh





Hà Nội - 2011

1
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Câu hỏi nghiên cứu 9
6. Giả thuyết nghiên cứu 9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
8. Khung lý thuyết 12
9. Hạn chế của luận văn 13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI 14
1.1. Cơ sở lý luận 14
1.1.1. Phương pháp luận Mácxít 14
1.1.2. Các lý thuyết xã hội học 14
1.1.3. Một số khái niệm công cụ 18
1.2. Cơ sở thực tiễn 25
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 25

1.2.2. Một số đặc điểm địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát 31
CHƢƠNG 2: THÁI ĐỘ XÃ HỘI ĐỐI VỚI HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH
DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN 33
2.1. Quan điểm của cộng đồng về SKSS và tình dục 33
2.1.1. Ý kiến của cộng đồng về giáo dục SKSS VTN 33
2.1.2. Nhận thức và quan niệm của cộng đồng về QHTD 36
2.2. Thái độ xã hội đối với hành vi QHTD của VTN 38
2.2.1. Quan hệ yêu đương của VTN 39
2.2.2. Ý kiến của cộng đồng về hành vi QHTD của VTN 41
2.2.3. Hiện tượng VTN mang thai 43
2.2.4. Giáo dục SKSS, QHTD đối với VTN 45
2.2.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức SKSS ở địa phương 46

2
CHƢƠNG 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ
CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI HÀNH VI QHTD CỦA VỊ THÀNH NIÊN
49
3.1. Các yếu tố mang đặc điểm nhân khẩu học 49
3.1.1. Giới tính 49
3.1.2. Địa bàn cư trú 56
3.1.3. Trình độ học vấn 64
3.1.4. Nghề nghiệp 66
3.2. Các yếu tố môi trƣờng, truyền thông và các mối quan hệ 68
3.2.1. Gia đình 69
3.2.2. Nhà trường 69
3.2.3. Truyền thông đại chúng 70
3.2.4. Các yếu tố quan hệ xã hội 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Một số khuyến nghị 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Phụ lục………………………………………………………………………78


3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CS
Cộng sự
KHHGĐ
Kế hoạch hoá gia đình
LTQĐTD
Lây truyền qua đường tình dục
NXB
Nhà xuất bản
PVS
Phỏng vấn sâu
QHTD
Quan hệ tình dục
SKSS
Sức khoẻ sinh sản
VTN
Vị thành niên
VTN/TN
Vị thành niên/ Thanh niên







4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN VĂN

I. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Nội dung và nhu cầu cung cấp thông tin về SKSS cho VTN 33
Bảng 2.2. Ý kiến của cộng đồng về kênh giáo dục SKSS cho VTN 35
Bảng 2.3. Ý kiến của cộng đồng về hậu quả của việc
QHTD trước hôn nhân 38
Bảng 2.4. Ý kiến cộng đồng về hạu quả có thể xảy ra khi VTN có quan hệ
tình dục 40
Bảng 2.5. Ý kiến của cộng đồng về hành vi QHTD của VTN 45
Bảng 2.6. Ý kiến của cộng đồng về hình thức để nâng cao nhận thức SKSS ở
VTN 46
Bảng 2.7. Ý kiến cộng đồng về tổ chức sinh hoạt Đoàn, phổ biến kiến thức
SKSS 47
Bảng 3.1. Ý kiến đối với việc giáo dục SKSS cho VTN theo giới tính 50
Bảng 3.2. Giới tính và quan hệ yêu đương của VTN dẫn đến QHTD 50
Bảng 3.3. Ý kiến về QHTD trước hôn nhân theo giới tính 51
Bảng 3.4. Ý kiến của cộng đồng về nguyên nhân của hành vi QHTD theo giới
tính 52
Bảng 3.5. Ý kiến cộng đồng về nơi sinh sống có VTN mang thai theo giới
tính 53
Bảng 3.6. Thái độ đối với hiện tượng VTN mang thai theo giới tính 53
Bảng 3.7. Kênh thông tin được người dân tìm hiểu về SKSS theo nơi ở 57
Bảng 3.8. Ý kiến đánh giá về hành vi QHTD của VTN theo trình độ học vấn

65
Bảng 3.9. Ý kiến đối với hiện tượng VTN vào nhà nghỉ
theo trình độ học vấn 65
Bảng 3.10. Thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng VTN mang thai theo
trình độ học vấn 66

5
Bảng 3.11. Ý kiến cộng đồng về QHTD trước hôn nhân theo nghề nghiệp 67
Bảng 3.12. Thái độ của cộng đồng đối với hành vi QHTD của VTN theo nghề
nghiệp 67


II. DANH MỤC BIỂU SỐ LIỆU
Biểu đồ 2.1. Nhận định của cộng đồng đối với hành vi QHTD của VTN 39
Biểu đồ 2.2. Thái độ của cộng đồng đối với việc học sinh phổ thông vào nhà
nghỉ 43
Biểu đồ 2.3. Nhận định của cộng đồng về hiện tượng VTN mang thai ở nơi
sinh sống 43
Biểu đồ 2.4. Phương án hạn chế hành vi QHTD của VTN 47
Biểu đồ 3.1. Giới tính đối với việc tìm hiểu thông tin về SKSS 49
Biểu đồ 3.2. Ý kiến của cha mẹ đối với hành vi QHTD ở tuổi VTN 53
Biểu đồ 3.3. Tương quan giới tính về xử trí khi con ở tuổi VTN có thai 54
Biểu đồ 3.4. Tương quan giới tính khi lựa chọn phương án hạn chế 55
Biểu đồ 3.5. Mức độ tìm hiểu thông tin SKSS qua tương quan nơi ở
Hành vi QHTD của VTN 55
Biểu đồ 3.6. Ý kiến về giáo dục SKSS cho VTN tương quan theo nơi ở 58
Biểu đồ 3.7. Ý kiến về việc VTN có thai ngoài ý muốn theo tương quan nơi ở
60
Biểu đồ 3.8. Thái độ đối với hành vi QHTD của VTN theo nơi ở 62
Biểu đồ 3.9. Cộng đồng nhận định về hiện tượng VTN có thai theo nơi ở 63

Biểu đồ 3.10. Thái độ của cộng đồng đối với hiện tượng VTN mang thai theo
nơi ở 63
Biểu đồ 3.11. Ý kiến của cha mẹ đối với hành vi QHTD ở VTN theo nơi ở 64


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vị thành niên (VTN) theo Tổ chức Y tế thế giới là người từ 10 đến 19 tuổi.
Đây là thời kỳ phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ, đồng thời là thời kỳ phát triển
và hình thành nhân cách con người. Tuy nhiên nhiều yếu tố tâm lý chưa hình thành
vững chắc nên dễ có những hành vi bồng bột có hại cho bản thân và xã hội.
Trong nhiều năm qua, đối mặt với những thách thức của sự bùng nổ dân số,
đại dịch HIV/AIDS và tỷ lệ nạo phá thai đáng báo động, đặc biệt là trong nhóm
thanh niên và VTN, Đảng và Nhà nước cũng đã và đang quan tâm nhiều hơn đến
chủ đề SKSS, tình yêu, tình dục của VTN/TN. Tuy nhiên, trên thực tế, những nội
dung thông tin được coi là có “liên quan” đến tình dục thì mới chủ yếu nằm trong
khuôn khổ các nỗ lực tuyên truyền cho công tác dân số hoặc phòng chống các tệ
nạn xã hội. Trước Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo năm
1994, đối tượng chủ yếu của những nội dung tuyên truyền này chỉ là các cặp vợ
chồng trong độ tuổi sinh đẻ. VTN chỉ thực sự được coi là một trong các nhóm đối
tượng chính sách quan trọng sau Hội nghị này. Họ được xác định là một trong các
nhóm có “hành vi nguy cơ cao” ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.
Hiện nay, tình trạng VTN kết hôn sớm, quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài
ý muốn, tỷ lệ nạo phá thai cao, mắc các bệnh lây qua đường tình dục kể cả lây
nhiễm HIV/AIDS, vi phạm pháp luật ở vị thành niên đang là thách thức lớn của đất
nước. Vị thành niên ở Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, năm 1999 có 17,4
triệu người, chiếm 22,7% dân số cả nước; năm 2002 tỷ lệ này đã tăng lên 23,8% dân
số. Hiện nay, trẻ vị thành niên (từ 10 đến 17 tuổi) có khoảng 23,8 triệu người,
chiếm 31% dân số. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hoá gia đình thì Việt Nam là

một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2 - 1,6 triệu ca mỗi năm)
trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên.
Theo số liệu điều tra gần đây của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em thì độ
tuổi trung bình cho lần quan hệ đầu tiên là 19 tuổi. Bên cạnh đó, theo ước tính cứ
một triệu ca nạo phá thai thì có gần 30% xảy ra với thanh niên và phụ nữ chưa kết

7
hôn. Số trường hợp có thai và sinh con trong nhóm tuổi từ 15 đến 20 dự báo sẽ lên
tới đỉnh năm 2010.
Chính bằng những hiểu biết và thái độ, hành vi bảo vệ sức khoẻ sinh sản của
chính vị thành niên; thái độ đánh giá, nhìn nhận hành vi QHTD ở lứa tuổi vị thành
niên của cộng đồng đặc biệt là các bậc cha mẹ thông qua việc giáo dục SKSS, tìm
hiểu tâm tư nguyện vọng của lứa tuổi đang chập chững bước vào đời (VTN) sẽ giúp
nâng cao nhận thức của VTN về SKSS, giảm phần nào tỷ lệ nạn nạo phá thai, sinh
con ngoài ý muốn, các bệnh lây qua đường tình dục… ở lứa tuổi VTN. Vì vậy thái
độ đánh giá, sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc SKSS VTN, nâng cao
nhận thức và hành vi đối với vấn đề tình dục và QHTD là có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Sự tham gia của cộng đồng không những có tác động to lớn trong việc giáo
dục VTN mà còn góp phần thay đổi thái độ nhìn nhận, đánh giá của chính họ trong
việc giáo dục trẻ VTN biết cách bảo vệ SKSS của bản thân và cộng đồng.
Chính vì vậy mà việc tìm hiểu thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục
của vị thành niên là việc làm hết sức cần thiết, góp phần đưa ra một cái nhìn tổng
quan (mức độ tán thành hay phản đối) về vấn đề này, giúp các nhà hoạch định chính
sách, những nhà quản lý đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những rủi ro
trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Chính vì thái độ xã hội có cấu
trúc nhiều chiều, đa thành tố nên thông qua đó ta có thể thấy được các tác nhân văn
hoá, xã hội, xã hội hoá của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập và
giao lưu kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nhân cách và hành vi bảo vệ sức khoẻ về
thể lực và trí lực của vị thành niên. Thái độ xã hội có chức năng đánh giá và điều
hoà các quan hệ xã hội. Do vậy việc phân tích thái độ xã hội đối với hành vi quan

hệ tình dục của vị thành niên sẽ mang lại một cái nhìn tổng quan về mức độ đánh
giá của cộng đồng từ đó góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết
của vị thành niên và quản lý giáo dục vị thành niên biết cách bảo vệ bản thân trước
những cám dỗ của môi trường xã hội. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Thái
độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên (Nghiên cứu trường
hợp tại xã Liêm Cần - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam và phường Đồng Xuân
- quận Hoàn Kiếm - Hà Nội)”.

8
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không nhằm đưa ra một lý
thuyết hay phạm trù mới mà thông qua nghiên cứu này cho thấy khả năng vận dụng
lý thuyết gán nhãn, lý thuyết xã hội hóa để giải thích nguyên nhân tạo nên thái độ xã
hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên, thực trạng thái độ của xã hội,
các tác động xã hội chi phối hành vi quan hệ tình dục và khả năng bảo vệ bản thân
khỏi cám dỗ của điều kiện môi trường xã hội, biết cách bảo vệ mình và bảo vệ cộng
đồng.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng thái độ đánh giá (mức độ ủng hộ, tán thành
hay phản đối…) của cộng đồng đối với hành vi quan hệ tình dục cũng như về sự
hạn chế trong việc giáo dục nhân cách và sự phát triển toàn diện của vị thành niên,
để góp phần vào việc điều chỉnh chính sách, chương trình giáo dục sức khoẻ sinh
sản của Nhà nước, tổ chức, đoàn thể xã hội giúp hạn chế những hậu quả do quan hệ
tình dục khi không có đủ kiến thức hiểu biết bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng
đồng.
Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn là thông qua thái độ nhìn nhận, đánh giá
của cộng đồng - như là một kênh để truyền tải những thông tin xác thực nhất về ý
kiến đánh giá hành vi QHTD của VTN và hậu quả của việc quan hệ tình dục cũng
như những tác động tâm lý từ việc quan hệ tình dục đến vị thành niên.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên
nhằm tìm hiểu thực trạng thái độ đánh giá (ủng hộ, tán thành hay phản đối) của xã
hội đối với hành vi quan hệ tình dục của VTN, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao
nhận thức của vị thành niên về việc bảo vệ bản thân và cộng đồng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng khái niệm thái độ xã hội và các khái niệm, các lý thuyết liên quan
vào nghiên cứu và phân tích thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị
thành niên.

9
- Đề xuất một số biện pháp tác động thông qua thái độ đánh giá của cộng đồng
góp phần nâng cao nhận thức của vị thành niên về tình dục và các biện pháp chăm
sóc sức khoẻ sinh sản; nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc đánh giá, nhìn
nhận hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính là người dân ở cộng đồng.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
a. Không gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi xã Liêm Cần - huyện Thanh Liêm -
tỉnh Hà Nam và phường Đồng Xuân - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
b. Thời gian nghiên cứu: năm 2010.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Trong điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội hiện nay thái độ xã hội đối với hành
vi QHTD của VTN như thế nào? Có sự khác biệt gì giữa nông thôn và đô thị trong
đánh giá về vấn đề này?

6. Giả thuyết nghiên cứu
- Các đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đến thái độ đánh giá của xã hội
đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên. Nam giới có xu hướng tán thành
nhiều hơn nữ giới.
- Nông thôn và đô thị có sự khác biệt trong thái độ đánh giá hành vi QHTD
của VTN trên các mức độ ủng hộ, tán thành hay phản đối.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
- Phương pháp luận chung: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Vận dụng một số lý thuyết:
+ Lý thuyết xã hội hóa

10
+ Lý thuyết gán nhãn
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận văn là điều tra
chọn mẫu với bảng hỏi cấu trúc. Nội dung của bảng hỏi được chia làm 3 nhóm chủ
đề sau:
- Hiểu biết về SKSS và QHTD
- Thái độ xã hội đối với hành vi QHTD của VTN
- Thông tin cá nhân
Để đảm bảo tính đại diện của thông tin, mẫu nghiên cứu của luận văn được
chọn theo phương pháp phân cụm theo khu vực địa lý-kinh tế-hành chính cùng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phân tầng tại cơ sở.
Luận văn áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Địa bàn nghiên cứu
được chọn là phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đại diện cho
khu vực đô thị và xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đại diện cho khu
vực nông thôn.

Ở mỗi điểm nghiên cứu tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên các hộ gia đình. Tại
phường Đồng Xuân, chọn ngẫu nhiên 150 hộ gia đình dựa trên danh sách các hộ gia
đình do Uỷ ban Nhân dân phường cung cấp. Từ danh sách của phường, việc tính
toán bước nhảy được thực hiện. Số bước nhảy được chọn dựa trên kích cỡ hộ gia
đình của phường. Chúng tôi cũng chọn thêm 30 đại diện hộ làm mẫu dự phòng
trong trường hợp hộ gia đình trong mẫu chính đi vắng dài ngày hoặc đại diện hộ
không đủ khả năng thể chất trả lời câu hỏi.
Cách thức chọn mẫu tại xã Liêm Cần cũng được tiến hành tương tự tại phường
Đồng Xuân. Như vậy, tổng số mẫu gia đình được chọn nghiên cứu là 300 hộ.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu:
Luận văn cũng áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng. Ngoài việc chọn
mẫu phân tầng theo khu vực lãnh thổ (đô thị: 150/300 = 50%; nông thôn: 150/300 =
50%), luận văn còn chọn mẫu phân tầng theo giới tính, tuổi, nghề nghiệp và mức
thu nhập. Cụ thể như sau:

11
- Giới tính: + Nam: 153/300 = 51%
+ Nữ: 147/300 = 49%
- Độ tuổi: + 12 đến 18 tuổi: 35/300 = 11,7%
+ 19 đến 34 tuổi: 154/300 = 51,3%
+ 35 đến 55 tuổi: 103/300 = 34,3%
+ 55 tuổi trở lên: 8/300 = 2,7%
- Chỗ ở hiện nay: + Nông thôn: 150/300 = 50%
+ Đô thị 150/300 = 50%
- Nghề nghiệp: + Nông dân: 44/300 = 14,7%
+ Công nhân: 56/300 = 18,7%
+ Công nhân viên chức: 50/300 = 16,7%
+ Buôn bán kinh doanh: 73/300 = 24,3%
+ Nghề khác: 77/300 = 25,7%
- Hoàn cảnh hôn nhân: + Có vợ/chồng: 175/300 = 58,3%

+ Chưa vợ/chồng: 102/300 = 34%
+ Góa: 6/300 = 2%
+ Ly hôn: 13/300 = 4,3%
+ Ly thân: 4/300 = 1,3%
- Điều kiện kinh tế: + Nghèo: 100/300 = 33,3%
+ Trung bình: 103/300 = 34,3%
+ Khá: 83/300 = 27,7%
+ Giàu: 14/300 = 4,7%
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
+ Phỏng vấn sâu: Tác giả trực tiếp tham gia thực hiện 5 phỏng vấn sâu với các
đối tượng trên địa bàn nghiên cứu về những nội dung mà đề tài quan tâm nhằm thu
thập sâu hơn những thông tin mà nghiên cứu định lượng chưa làm được.
+ Quan sát: Trong quá trình thực hiện phỏng vấn, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành
quan sát về hành vi ứng xử, thái độ của người được phỏng vấn đối với chủ đề nghiên
cứu. Kết quả quan sát nhằm củng cố các ghi nhận, phân tích của nghiên cứu nói chung.

12
- Phương pháp phân tích tài liệu:
Luận văn dựa trên các tài liệu có sẵn khác liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để xử lý các thông tin định lượng.
8. Khung lý thuyết














Các biến độc lập:
- Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, nơi ở của
cộng đồng…
Các biến phụ thuộc:
- Thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên.
+ Mức độ ủng hộ
+ Mức độ phản đối
Các biến can thiệp:
- Môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội của xã Liêm Cần - huyện Thanh Liêm -
tỉnh Hà Nam và phường Đồng Xuân - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
- Các hoạt động truyền thông giáo dục; Các dịch vụ tư vấn và các phương tiện
thực hiện chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
Môi trường KT-VH-XH và môi
trường của xã và phường
của xã và phường
Đặc điểm cá nhân
của cộng đồng:
+ Giới tính
+ Tuổi
+ Trình độ học vấn
+ Nghề nghiệp
+ Điều kiện kinh tế
+ Nơi ở…


Thái độ
xã hội
đối với
hành vi
QHTD
của
VTN
Mức độ
ủng hộ
Mức độ
phản đối
Truyền thông giáo dục + Dịch vụ tư
vấn và biện pháp chăm sóc SKSS

13
9. Hạn chế của luận văn
Đây là nghiên cứu trường hợp nên những ý kiến nhận định và đánh giá của 2
cộng đồng được nghiên cứu không thể khái quát chung cho xã hội hiện nay. Nghiên
cứu chỉ tập trung tìm hiểu thái độ của cộng đồng trước hành vi quan hệ tình dục của
VTN chứ không phải là thái độ của nhóm VTN.



























14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Phương pháp luận Mácxít
Đề tài này dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và
chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là cơ sở phương pháp
luận có tính nguyên tắc, đóng vai trò nền tảng trong suốt quá trình nghiên cứu đề
tài. Cụ thể là:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, nghiên cứu bản thân sự vật, hiện tượng
như chúng đang tồn tại trong thực tế, không phán đoán chủ quan, các kết luận phải
được phản ánh từ thực tế.
- Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự phát triển: Mỗi sự vật hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển của nó. Vì
vậy, khi nghiên cứu cần nhìn nhận sự tồn tại của sự vật trong một giai đoạn cụ thể

và trong cả quá trình vận động, phát triển của nó.
- Nguyên tắc nghiên cứu sự vật trong một chỉnh thể toàn vẹn.
Đề tài nghiên cứu được đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập
kinh tế thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại
chúng. Và đồng thời với những giá trị mới của xã hội hiện đại, sự du nhập của văn
hóa phương Tây vào Việt Nam đang từng ngày từng giờ tác động tới mọi mặt của
đời sống xã hội, đến mọi tầng lớp nhân dân nói chung và đặc biệt hơn cả là vị thành
niên, một nhóm xã hội đặc biệt, vì đây là nhóm tuổi ở giai đoạn thay đổi một cách
toàn diện cả về thể chất, tâm lý và nhân cách. Vị thành niên là lứa tuổi rất nhạy cảm
và có nhiều đột biến, chịu sự tác động hết sức mạnh mẽ từ nhiều phía như gia đình,
nhà trường và xã hội.
1.1.2. Các lý thuyết xã hội học
1.1.2.1. Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình mà qua đó các cá nhân nội hóa những nguyên tắc,
chuẩn mực và giá trị của một xã hội. Sau đó, cá nhân sẽ ngoại hóa những gì hấp thụ
và học được qua hành động xã hội của mình. Xã hội hóa trước hết được hiểu như là

15
một quá trình theo đó đứa trẻ lớn lên trong xã hội. Nhưng theo một nghĩa rộng hơn,
xã hội hóa chính là khả năng hội nhập của cá nhân vào một cộng đồng xã hội.
Khi nghiên cứu thái độ xã hội của cộng đồng đối với hành vi quan hệ tình dục
của vị thành niên, lý thuyết xã hội hóa có thể giải thích cho chúng ta hiểu được rằng
trước những chuẩn mực xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên
hiện nay thì thái độ, phản ứng của cộng đồng trước tình huống có vấn đề về sức
khỏe sinh sản, và hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên như thế nào?
Lý thuyết xã hội hóa được dùng làm cơ sở để nhìn nhận và lý giải vấn đề trong
những hoàn cảnh cụ thể. Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa. Căn cứ vào
tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hóa, chúng ta có thể chia thành hai
loại:
- Loại 1: Ít đề cập đến tính chủ động của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh

nghiệm xã hội. Các cá nhân vị khuôn sẵn vào các chuẩn mực.
Một đại diện cho cách hiểu này là Neil Smelser. Ông cho rằng “Xã hội hóa là
quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của
mình”, nghĩa là vai trò cá nhân chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm,
giá trị, chuẩn mực.
- Loại 2: Khẳng định tính tích cực, sáng tạo của cá nhân trong quá trình xã
hội hóa. Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham gia
vào quá trình tạo ra những kinh nghiệm xã hội.
- Nhà xã hội học Mỹ J.H. Fichter đã chú ý hơn tới tính tích cực của cá nhân
khi ông cho rằng xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này với người
khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với
những khuôn mẫu hành động đó. Và theo G.Andreeva, xã hội hóa là quá trình hai
mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập môi
trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một
cách chủ động các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các
hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội.
Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hóa không đơn thuần thu nhận kinh
nghiệm xã hội, mà còn chuyển hóa nó thành những giá trị, xu hướng của cá nhân để

16
tham gia tái tạo, “tái sản xuất” chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá trình xã hội
hóa là thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của con người tới môi
trường thông qua hoạt động của mình.
Áp dụng vào đề tài này cho thấy nhận thức, thái độ của cộng đồng về hành vi
quan hệ tình dục của vị thành niên được hình thành trên cơ sở tiếp thu những kinh
nghiệm, giá trị, chuẩn mực của môi trường sống của xã Liêm Cần – huyện Thanh
Liêm – tỉnh Hà Nam và phường Đồng Xuân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bản thân họ
cũng có khả năng tác động trở lại làm biến đổi những giá trị, chuẩn mực đó. Nhận
thức, thái độ của cộng đồng chịu sự tác động của các môi trường xã hội hóa: gia
đình, nhà trường, nhóm bạn bè, cộng đồng nơi sinh sống và các phương tiện truyền

thông.
1.1.2.2. Lý thuyết gán nhãn
Người đưa ra những quan điểm và phân tích có tính chất nền móng cho lý
thuyết gán nhãn là nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ George Herbert Mead. Mead
phân tích rằng cái tôi là nền tảng của sự tồn tại của con người, nó chính là nhận thức
của cá nhân về tình trạng là một thực thể khác biệt trong xã hội [28, tr.163]. Theo
ông, con người cũng có khả năng tưởng tượng, phán đoán phản ứng của người khác
đối với mình và qua đó nhìn nhận bản thân mình như người khác đang làm điều đó.
Người đã có công định hình và phổ biến lý thuyết gán nhãn hiệu là nhà xã hội
học người Mỹ Howard Becker (1928). Ông khẳng định rằng sự lệch lạc chỉ có thể
định nghĩa như "hành vi mà con người được gọi như thế" [28, tr.265] vì sự lệch lạc
có tính tương đối và phụ thuộc vào tình huống tương tác xã hội cụ thể. Ông cho
rằng, lý thuyết dán nhãn tập trung vào sự phản ứng của người khác và ảnh hưởng
của những phản ứng đó. Chính điều đó tạo ra sự sai lệch. Khi bị gắn với những
hành vi lệch lạc, họ sẽ bị tách ra khỏi xã hội và bị chính xã hội gắn cho một cái
“mác”. Ví dụ như “gái điếm”, “kẻ nghiện ngập”…. Theo ông: Sự chia tách lớn này
tạo ra xu thế “người ngoài cuộc”.[28]
Gắn nhãn là do những hành vi lệch lạc của mỗi cá nhân.
Lý thuyết gán nhãn (Labeling Theory) là lý thuyết nghiên cứu hành vi ứng xử
của con người theo phương pháp phân tích tương tác biểu tượng qua đó khẳng định

17
hành vi tuân thủ hay lệch lạc của một người là do kết quả của quá trình người khác
xác định hay gán nhãn hiệu. Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tương đối trong việc
đánh giá hành vi lệch lạc, cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các
tình huống khác nhau.
+ Quá trình dán nhãn
▪ Việc gán cho một người là lệch lạc hay phạm tội có nghĩa là chủ thể và
những người xung quanh phải tự thích nghi với một “bản sắc bị tước đoạt”. Nó để
lại hậu quả quan trọng đối với sự tham gia xã hội thêm vào đó là hình ảnh tự thân

của con người.
▪ Một quá trình bêu xấu xảy ra, họ bị dán nhãn là một loại người nào đó.
▪ Hành vi trong quá khứ của chủ thể được xem xét trong cái nhìn hoàn toàn
mới, còn tương lai được dự báo trên cơ sở lệch lạc hiện tại.
>> Kết quả của quá trình này là khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và
hướng họ theo những tiến trình lệch lạc >> Sản sinh ra sự lệch lạc nhiều hơn là
ngăn chặn nó “khuyếch đại lệch lạc” (Lemert)
+ Hành vi bị dán nhãn
Lệch lạc sơ cấp:
- Là hành vi của cá nhân bị lệch lạc đi nhưng chỉ là lệch lạc tạm thời và không
lặp đi lặp lại có tính chất định kì.
- Cá nhân có hành vi lệch lạc sơ cấp là những cá nhân mà xã hội cho rằng có
thể chấp nhận được.
- Sự dán nhãn ở xu hướng lệch lạc sơ cấp là rất quan trọng vì nó làm cho các
hiện tượng bề ngoài có vẻ giống nhau có thể tách thành những gì mà xã hội chấp
nhận hoặc không chấp nhận được.
Lệch lạc thứ cấp:
- Lệch lạc thứ cấp là hành vi lệch lạc của cá nhân có tính đặc trưng và cá nhân
tổ chức đời sống của mình xung quanh hành vi lệch lạc đó, tiến đến mức cao hơn so
với lệch lạc sơ cấp.
- Xã hội nói chung không chấp nhận những hành vi lệch lạc như vậy.

18
- Những áp lực xã hội mạnh mẽ có xu hướng thúc đẩy hành vi cá nhân cho
phù hợp với cái nhãn.
Nhãn xã hội có thể phân chia thành các cấp độ khác nhau:
- Nhãn xã hội mang ý nghĩa tiêu cực: gán cho hành vi sai lệch bị cộng đồng
phê phán, trái với chuẩn mực đạo đức, văn hoá của cộng đồng. Ví dụ, con điếm,
thằng nghiện.
- Nhãn xã hội mang ý nghĩa trung tính: chỉ những biệt danh gán cho cá nhân

dựa trên những đặc điểm riêng biệt của người đó (hình dáng, nghề nghiệp). Nhãn
này phần lớn có tính hài hước. Ví dụ: Giang còi, Thắng mũi to, v.v.
- Nhãn xã hội mang ý nghĩa tích cực: chỉ những người có hành vi khác thường
nhưng không trái với chuẩn mực văn hoá, đạo đức, mà còn hàm ý khen ngợi. Ví dụ,
đãng trí bác học, quái nhân, v.v.
Lý thuyết gán nhãn được áp dụng trong đề tài này để lý giải những phản ứng,
thái độ của cộng đồng xã hội ở hai đơn vị nghiên cứu đối với hành vi QHTD của
VTN, đây có thể là hành vi theo quan niệm truyền thống hay quan niệm hiện tại ở
hai cộng đồng được nghiên cứu đều không thể coi là hành vi bình thường và phù
hợp mà nó có thể là hành vi lệch lạc ở mức độ nào đó đối với lứa tuổi VTN (mà ở
đây là hành vi lệch lạc sơ cấp) tùy theo cách đánh giá và xu hướng nhận thức của
mỗi cộng đồng và tùy thuộc vào sự phát triển xã hội và thời điểm mà cá nhân nhận
thức vấn đề.
1.1.3. Một số khái niệm công cụ
1.1.3.1. Vị thành niên
Vị thành niên là giai đoạn đặc biệt của cuộc đời con người. Đó là bước quá độ
từ tuổi ấu thơ trở thành người lớn. Có nhiều quan điểm khác nhau về tuổi VTN. Sự
phân chia độ tuổi VTN ở các quốc gia, các chủng tộc và các khu vực khác nhau
cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm giống nhau nhất là VTN nghĩa là người
chưa trưởng thành và còn do người lớn giám hộ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), VTN có độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Trên
cơ sở quan niệm này, người ta thường phân chia VTN thành ba nhóm: VTN sớm:
10 - 14 tuổi; VTN trung: 15 - 17 tuổi; VTN muộn: 18 - 19 tuổi.

19
Ở Việt Nam, pháp luật quy định từ 18 tuổi trở lên thì một con người có đầy đủ
những quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân độc lập. Từ 18 tuổi họ có quyền kết
hôn và sinh con. Nghĩa là, khi đó họ không còn là VTN nữa. Như thế VTN ở nước
ta thường được xác định trong độ tuổi từ 10 đến trước 18 tuổi. Đây là một điểm rất
đáng lưu tâm trong nghiên cứu so sánh các chỉ báo về VTN ở nước ta và các nước

trên thế giới. Cũng từ quan niệm trên sự phân chia các nhóm VTN ở nước ta trước
đây cũng không giống như các nước phát triển. Ta chỉ phân theo hai thời kỳ: từ 15
tuổi trở xuống gọi là nhi đồng và từ 16 tuổi trở lên là thanh niên. Thực ra, trước đây
tuổi vị thành niên từ 10 - 19 không nằm trong tiêu chí phân chia nhóm thanh thiếu
niên của chúng ta, do đó cũng không được xã hội quan tâm như một nhóm xã hội
riêng.
VTN là giai đoạn diễn ra và trải qua quá trình dậy thì ở cuộc đời con người.
Chính vì thế mà ở giai đoạn này từng bước có một sự thay đổi toàn diện về tâm -
sinh lý và tình cảm [26]:
Thứ nhất, đó là sự phát triển của các cơ quan sinh sản, sự xuất hiện của ham
muốn tình dục. Nếu trước đây nhu cầu tình dục tồn tại ở dạng tiềm năng thì nay nó
trở thành một động lực thực sự và được biểu hiện một cách nào đó trong các hành vi
của chủ thể.
Thứ hai, sự thay đổi những năng lực tâm lý. Đó là sự biểu hiện của cá tính, sự
thể hiện rõ nét của các kiểu dạng tâm lý - thần kinh của cá thể. VTN tự ý thức về
bản thân, đề cao cái tôi cá nhân, muốn khẳng định mình, muốn trở thành người lớn.
Thứ ba, xuất hiện những sắc thái tình cảm khác nhau do sự biến đổi của các
năng lực tình dục và tâm lý. Những trạng thái tình cảm luôn biến đổi và thất thường
là nét đặc trưng của tuổi VTN. Vì thế ở VTN xuất hiện những tình cảm mới lạ,
những bất thường trong ứng xử, hành vi và có một sự thay đổi rõ nét trong mối
quan hệ với gia đình, bạn bè và xã hội.
Như vậy, nhìn một cách chung nhất, trong giai đoạn không còn là trẻ con
nhưng chưa trở thành người lớn này, đặc trưng cơ bản của nhóm xã hội này là sự
tăng trưởng nhanh về thể chất với việc hoàn thiện cơ quan sinh sản và sự trưởng
thành nhanh chóng về xã hội, nhất là về nhân cách. Chính trong thời điểm này, ở trẻ

20
VTN diễn ra một sự đổ vỡ và khủng hoảng trong tâm lý và tình cảm. Chúng hầu
như bị rơi vào tâm trạng đảo lộn các chuẩn mực thẩm mỹ và giá trị. Và sự đảo lộn
ấy sẽ càng gay gắt hơn trong một môi trường nhiều biến động và thay đổi mạnh mẽ

như xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay [16].
1.1.3.2. Hành vi
Theo Sigmund Freud:
- Hành vi là cách sử dụng năng lượng của mình. Nếu thiếu năng lượng hành vi
sẽ mất dần.
- Hành vi là mong muốn đạt được mục đích nào đó thúc đẩy cá nhân và không
phải lúc nào ai cũng có thể biết rõ ràng về mục đích đó, vì có lúc sự thúc đẩy thuộc
về tiềm thức.
Trong cuộc sống của chúng ta, có nhiều hoạt động chịu ảnh hưởng của các
động cơ tiềm thức hoặc các nhu cầu.
+ Hành vi là để giải tỏa sự mất thăng bằng.
+ Hành vi con người rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy nhất giải thích
về hành vi con người. Tuy nhiên trong môi trường xã hội, điều nổi bật là mỗi các
nhân cố gắng thích nghi để sống còn. Về mặt này, hành vi là cử chỉ động tác đáp lại
của con người khi có một kích thích từ bên ngoài hoặc một động lực thúc đẩy từ
bên trong của cá nhân để giải tỏa một sự mất thăng bằng để đạt mục đích là thỏa
mãn nhu cầu, tức là tái lập sự thăng bằng. Con người hành động để thích nghi với
hoàn cảnh, để tồn tại và phát triển.
Đơn vị của hành vi là hành động. Toàn bộ hành vi là một chuỗi hành động. Để
có thể dự đoán hành vi, chúng ta phải biết động cơ và nhu cầu nào dẫn đến một
hành động nhất định ở một thời điểm nào đó.
Có thể thấy rằng, để thỏa mãn nhu cầu tức là động cơ thúc đẩy hành vi, chính
là nguyên nhân của hành vi, đây là yếu tố chính của hành động. Vì nhu cầu là một
cái gì đó trong một cá nhân thúc đẩy cá nhân có hành động. Còn mục đích của hành
vi là cái bên ngoài cá nhân, có khi nó là tác nhân kích thích con người có nhiều nhu
cầu một lúc, vậy cái gì quyết định nhu cầu nào được thực hiện trước? Nhu cầu mạnh
nhất sẽ dẫn đến hành động.

21
Hệ thống tác động đến hành vi: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tương lai cuộc

sống và quyết định tính chất hành động của mỗi con người:
+ Yếu tố di truyền
+ Sự tác động của cảm xúc và suy nghĩ lên hành vi.
+ Yếu tố thuộc môi trường xã hội:
 Cơ hội học hỏi
 Những cá nhân xung quanh
 Các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau
 Thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
 Vai trò đảm nhận.
1.1.3.3. Quan hệ tình dục
“Tình dục” là một nhu cầu tự nhiên của con người, bắt đầu xuất hiện ở tuổi
dậy thì và là một bản năng duy trì nòi giống. Tình dục là một hoạt động sống mạnh
mẽ nhất, đam mê nhất, đồng thời đem lại khoái cảm mãnh liệt nhất, nhờ đó mà có
sự sinh sản để duy trì nòi giống.
Tình dục (sex) là sự thể hiện:
- Tưởng tượng, mơ ước về quan hệ tình dục với đối tượng
- Quan hệ tình dục (âu yếm, giao hợp) với đối tượng
Quan hệ tình dục bắt đầu bằng giai đoạn khởi động để kích thích bạn tình
nhằm làm cho dương vật cương cứng và bôi trơn âm đạo. Để quan hệ, dương vật
được đưa vào âm đạo và một hoặc cả hai cử động hông để di chuyển dương vật tới
lui trong âm đạo để tạo ma sát. Bằng cách này, họ tự kích thích và kích thích lẫn
nhau thường là đến khi một hoặc cả hai đạt cực khoái.
Tình dục là sản phẩm xã hội, bị quy định bởi các yếu tố văn hóa và xã hội.
Chúng ta nghĩ và làm theo/giống như người khác trong cộng đồng của mình. Các
nền văn hóa khác nhau có những quan niệm, thái độ và hành vi tình dục khác nhau.
Tình dục an toàn: Là tình dục giữa nam và nữ không dẫn đến việc thụ thai
ngoài ý muốn và không bị lây nhiễm các bệnh LTQĐTD.
Hành vi tình dục: Là các hành động (vuốt ve, hôn, kích thích, giao hợp) thể
hiện tính dục của mỗi người. Hoạt động tình dục hay hành vi tình dục là những gì


22
liên quan đến tình dục mà con người thực hiện với nhau hoặc với bản thân. Phụ
thuộc vào cá nhân và nền văn hoá, mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau
về hành vi tình dục, tuy nhiên tựu chung lại, đây là những hành vi tập trung vào việc
tìm kiếm khoái cảm tình dục.
1.1.3.4. Sức khỏe sinh sản
Khái niệm sức khỏe sinh sản được nêu ra một cách chính thức từ Hội nghị
quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cairô (Ai Cập) năm 1994.
Nội dung chính của sức khỏe sinh sản bao gồm: 1) Làm mẹ an toàn; 2) Kế
hoạch hóa gia đình; 3) Nạo hút thai; 4) Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản; 5) Các
bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD); 6) Giáo dục tình dục; 7) Phát hiện
sớm ung thư vú và đường sinh dục; 8) vô sinh; 9) Sức khỏe sinh sản vị thành niên;
10) Giáo dục, truyền thông vì sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình [24].
Sức khỏe sinh sản vị thành niên là một trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh và
phát triển lành mạnh của bản thân mỗi VTN về thể chất, tinh thần và xã hội. Đó là
sự phát triển toàn diện và hoàn thiện hệ thống cơ quan sinh sản, sự phát triển năng
lực tình dục, sự phát triển một cách hài hòa về mặt nhân cách và tâm sinh lý tuổi
dậy thì, tình bạn, tình yêu và tình dục.[36, tr.32]
1.1.3.5. Thái độ xã hội
Trong từ điển tiếng Việt, Thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành
động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải
quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân
đối với con người hay một sự việc nào đó”.
Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh: “tâm thế
- thái độ - xã hội đã được củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần
nhận thức, xúc cảm, hành vi”.
Trong tâm lý học Macxít, đó là chức năng của thái độ trong hoạt động hợp
tác”. Trong tâm lý học xã hội Mỹ hiện đại, khi định nghĩa về thái độ, một số tác giả
thường đề cập nhiều đến khía cạnh nhận thức hơn là về mặt chức năng của thái độ,
như Davis Myers đã coi “thái độ” là “phản ứng có thiện chí hay không thiện chí về


23
một điều gì đó, hay một người nào đó, được thể hiện trong niềm tin, cảm xúc hay
hành vi có chủ định.
Những quan niệm về thái độ cũng được phản ánh trong quan điểm của các nhà
tâm lý học Việt Nam. Đó là quan niệm cho rằng “thái độ là một bộ phận cấu thành,
đồng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức” hay “thái độ, về mặt cấu trúc, bao
hàm cả mặt nhận thức, mặt xúc cảm và mặt hành vi.
Thuật ngữ thái độ (attitude) có nhiều định nghĩa khác nhau. Thí dụ theo
Shaver (1977) thì thái độ là “một tâm thế ủng hộ hay phản đối đối với một nhóm
đối tượng nhất định”, hay theo Fishbein và Aen (1975) thì đó là “một vị trí trong
thanh lưỡng cực về tình cảm hoặc đánh giá”[23, tr.164]. Một định nghĩa khác của
Tourangeau và Rasinksi (1988) thì cho rằng thái độ là “những mạng lưới của các
niềm tin liên kết đan chéo nhau vốn được lưu giữ lâu dài trong trí nhớ của chúng ta
và được kích hoạt khi đối tượng của thái độ hoặc vấn đề liên quan”. Nói tóm lại,
thái độ luôn bao hàm những yếu tố sau:
- Nó được quy nạp, kết tinh và khái quát hóa từ kinh nghiệm sống.
- Nó mang tính tổng hợp. Một thái độ có thể tổng hợp nhiều hành vi khác
nhau.
- Nó có sẵn trong tâm trí của chúng ta. Nó tiết kiệm thời gian tư duy và phản
ứng của chúng ta nhờ việc đưa ra những mô hình đã chương trình hóa.
- Nó được coi là nguyên nhân của hành vi.
- Nó có hai cực. Tuy nhiên, một cá nhân có thể có “tâm trạng nước đôi”.
Nhưng thực chất đấy chỉ là một trạng thái trong đó ở cá nhân tồn tại cả hai thái độ
“ủng hộ” hay “phản đối” chứ không phải một trạng thái thái độ mới.
Nhiều khi khái niệm thái độ và ý kiến được sử dụng như những thuật ngữ
đồng nghĩa. Nói cách khác, khi một chủ thể có “ý kiến rõ ràng cũng được coi là có
thái độ rõ ràng. Hai khái niệm này có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không
nhất thiết trùng lặp. Giữa thái độ và ý kiến có những quan hệ như sau:
- Ý kiến là biểu hiện vật chất của những thái độ cơ bản. Vì vậy, ý kiến phù hợp

với thái độ.
- Ý kiến mang tính cụ thể hơn so với thái độ.

24
- Ý kiến đề cập đến một vấn đề đơn lẻ, trong khi đó thái độ mang tính khái
quát và mang tính phân tán hơn.
Về cấu trúc của thái độ dựa theo kết quả nghiên cứu của LaPierre cho rằng cấu
trúc của thái độ không phải là một cấu trúc thuần nhất mà là cấu trúc đa thành tố.
Thí dụ, theo Krech, D. và Crutchfield, thì thái độ gồm có 3 thành phần tri thức - tình
cảm - hành vi. Một cấu trúc khác do Fishbein và Ajzen thì đưa ra 3 thành phần niềm
tin - tình cảm - hành vi. Thành phần tri thức cho chúng ta biết thông tin về đối
tượng. Thí dụ, thông tin về cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, của ai… Thành phần
tình cảm của thái độ chỉ rõ chúng ta yêu hay ghét, ủng hộ hay phản đối hay một tâm
trạng “nước đôi” với vấn đề hoặc đối tượng được đề cập đến. Thành phần hành vi sẽ
chỉ dẫn cho cá nhân phải làm thế nào với vấn đề hoặc đối tượng của thái độ.
Thông thường người ta chỉ cấu trúc của thái độ gồm 3 thành phần, mỗi thành
phần có một ngưỡng tình huống. Đây là những điều kiện, bối cảnh xã hội mà trong
đó thành phần đó có thể biểu hiện ra hay là xác suất mà thành tố đó xuất hiện. Thí
dụ, khi một cá nhân chỉ dám có ý kiến phản đối người khác khi không có cấp trên
có mặt. Hoặc, một số người chỉ dám thể hiện quan điểm của mình nếu họ chắc chắn
rằng sẽ không ai biết được đấy là ý kiến của họ. Như vậy, tùy theo ngưỡng tình
huống mà một thành phần trong một tình huống cụ thể sẽ hiện ra.

Sơ đồ 1.1: Cấu trúc thái độ theo Fishbein và Ajzen
Như vậy, thực chất giữa hành vi và thái độ không hẳn là mâu thuẫn với nhau.
Nói cách khác sự mâu thuẫn ở đây là giả. Thực chất, hành vi chỉ là một chiều cạnh
biểu hiện của thái độ bên cạnh những biểu hiện khác (nhận thức và tình cảm), và
mỗi thành phần đó chỉ xuất hiện khi có ngưỡng tình huống phù hợp. Việc tìm ra
ngưỡng tình huống cho từng thành phần sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thái độ
[23].

TÌNH CẢM
HÀNH VI
NIẾM TIN

×