Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG


ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA-NGỮ PHÁP CỦA PHÁT
NGÔN HỎI-CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT


LUẬN VĂN THẠC SĨ




Người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Thanh Lan





HÀ NỘI - 2005


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8


Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 12
I. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGÔN NGỮ (SPEECH ACTS) 12
II. HÀNH VI NGÔN NGỮ TRỰC TIẾP - PHÁT NGÔN HỎI VÀ PHÁT NGÔN CẦU
KHIẾN 14
1. Phát ngôn hỏi 14
1.1. Nội dung ngữ nghĩa - mục đích phát ngôn 14
1.2. Mô hình cấu trúc 15
2. Phát ngôn cầu khiến 16
2.1. Nội dung ngữ nghĩa - mục đích phát ngôn 16
2.2. Mô hình cấu trúc 16
2.3. Các phương tiện biểu hiện câu cầu khiến trực tiếp 17
III. HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP: PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN 18
1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp (Indirect speech acts) 18
2. Hành vi cầu khiến gián tiếp 19
3. Phát ngôn hỏi - cầu khiến 21
3.1. Đặc điểm của phát ngôn hỏi - cầu khiến 21
3.2. Tiêu chí nhận diện phát ngôn hỏi - cầu khiến 22
3.3. Về nội hàm của phát ngôn hỏi - cầu khiến 33
IV. HÀM NGÔN VÀ Ý NGHĨA CẦU KHIẾN 37
V. PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN VÀ TÍNH LỊCH SỰ 39
1. Lịch sự là gì? 39
2. Phát ngôn hỏi - cầu khiến và tính lịch sự 40
Chương 2 42
MÔ TẢ CÁC DẠNG PHÁT NGÔN HỎI 42
MANG Ý NGHĨA CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT 42
A. NHÓM 1: PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN CÓ ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI 43
A1. P + hay không/Hay + P? 43
1. Nội dung ngữ nghĩa của từ “hay” 43
2. Phát ngôn hỏi - cầu khiến kiểu “P + hay không?” hoặc “Hay + P?” có thể tham gia biểu đạt các
hành vi: ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, rủ rê. 45

3. Khả năng kết hợp của cấu trúc “P + hay không/Hay + P?” với tiểu từ cầu khiến “đi”, “nào” 46


4
4. Mô hình 47
4.1. Kiểu 1: P + hay không? 47
4.2. Kiểu 2: Hay + P? 47
A2. P + chứ? 48
1. Nhận xét chung 48
2. Nội dung ngữ nghĩa (chia theo hành vi) 50
2.1. Hành vi rủ rê 50
2.2. Hành vi mời mọc 51
2.3. Hành vi thúc giục 52
2.4. Hành vi xin phép 53
2.5. Hành vi đề nghị 54
2.6. Hành vi yêu cầu 55
3. Đặc điểm cấu trúc 55
3.1. Khả năng kết hợp của vị từ, bổ ngữ với D
2
(người nghe) 55
3.2. Khả năng kết hợp của vị từ, bổ ngữ với D
1
(người nói) 56
3.3. Khả năng kết hợp của chủ ngữ ngữ pháp, bổ ngữ với vị từ 57
3.4. Nhận xét về các phát ngôn cầu khiến có tiểu từ “thôi, đi, với, đã” trong kết hợp với “chứ”
57
4. Mô hình cấu trúc 62
5. Nhận xét 63
B. NHÓM 2: PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN KHUYÊN KHÔNG NÊN HÀNH ĐỘNG 63
1. Nhận xét chung 63

1.1. Xét các ví dụ sau: 63
1.2. Mô hình cấu trúc của các tác tử lôgic - tình thái “làm gì” và “gì” 67
1.3. Các phát ngôn hỏi - cầu khiến có thể tham gia biểu đạt các hành vi: khuyên nhủ, ra lệnh,
đề nghị 68
3. Nhận xét 71
C. NHÓM 3: PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN DẠNG THỨC CÓ TỪ HỎI “CÓ… KHÔNG?” 71
1. Xét các trích đoạn sau: 71
2. Trong một số trường hợp, nhóm 3 còn biểu thị ý nghĩa cầu khiến trong kết hợp với các vị từ
mang ý nghĩa cầu khiến. 73
3. Nội dung ngữ nghĩa của phát ngôn 76
3.1. Hành vi ra lệnh 76
3.2. Hành vi yêu cầu 76
3.3. Hành vi đề nghị 77


5
3.4. Hành vi thỉnh cầu 78
3.5. Hành vi xin phép 78
3.6. Hành vi khuyên nhủ 79
3.7. Hành vi rủ rê 79
3.8. Hành vi mời mọc 79
4. Đặc điểm cấu trúc 80
4.1. Khả năng kết hợp của vị từ, bổ ngữ với D
2
80
4.2. Khả năng kết hợp của chủ ngữ, bổ ngữ với vị từ 81
4.3. Khả năng kết hợp của cấu trúc phát ngôn với tiểu từ cầu khiến “đi” 81
4.4. Khả năng kết hợp của cấu trúc phát ngôn với tiểu từ cầu khiến “nào” 82
5. Nhận xét 82
D. NHÓM 4: PHÁT NGÔN LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG KÊU GỌI NGƯỜI TIẾP NHẬN CÓ THỂ CÓ MỘT

HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ 83
1. Nhận xét chung 83
2. Nội dung ngữ nghĩa 86
2.1. Hành vi đề nghị 86
2.2. Hành vi thỉnh cầu 86
2.3. Hành vi rủ rê 87
2.4. Hành vi mời mọc 87
3. Các sắc thái nghĩa phụ 87
3.1. Hướng ngoại: người nói ra lệnh cho người nghe phải làm gì. Đó là các hành vi đề nghị,
mời, rủ rê 87
3.2. Hướng nội: người nói xin phép người nghe làm gì. Đó là hành vi thỉnh cầu. 88
4. Đặc điểm cấu trúc 88
4.1. Vị trí của vị từ 88
4.2. Khả năng kết hợp của tổ hợp “có thể … không/được không?” với vị từ 89
5. Nhận xét 91
E. NHÓM 5: PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN MANG Ý NGHĨA PHỦ ĐỊNH 91
1. Nội dung ngữ nghĩa của các từ “sao” và “ai” 91
2. Các sắc thái nghĩa phụ của các phát ngôn chứa “sao” và “ai” 94
2.1. Các phát ngôn chứa “sao” 94
3. Cấu trúc “sao + P?” có thể tham gia biểu đạt một số hành vi 95
3.1. Hành vi khuyên nhủ 95
3.2. Hành vi yêu cầu 95
3.3. Hành vi ra lệnh 95


6
3.4. Hành vi đề nghị 96
4. Cấu trúc “ai + P?” có thể tham gia biểu đạt các hành vi: 96
4.1. Hành vi ra lệnh 96
4.2. Hành vi đề nghị 97

5. Mô hình 97
5.1. Mô hình đầy đủ D
2
của phát ngôn chứa "sao" 97
5.2. Mô hình rút gọn D
2
của phát ngôn chứa "sao" 97
5.3. Mô hình của phát ngôn chứa "ai" 97
6. Nhận xét 98
F. NHÓM 6: PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN CHỨA TIỂU TỪ CẦU KHIẾN 99
F1. Nhóm 1: Hỏi hàm ý cầu khiến 99
1. Đặc điểm cấu trúc 100
2. Sắc thái nghĩa của phát ngôn 100
3. Mô hình cấu trúc 101
F2. Nhóm 2: Vừa hỏi vừa cầu khiến 102
F2a. Nhóm phát ngôn có cấu trúc: đại từ để hỏi hay kết từ ở đầu phát ngôn, tiểu từ cầu khiến
“đi” ở cuối phát ngôn 102
F2b. Nhóm phát ngôn có tiểu từ cầu khiến “nào” đứng cuối cấu trúc 104
F3. Nhận xét chung 107
G. NHÓM 7: PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN PHÁT BIỂU NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI NÓI 108
1. Các sắc thái nghĩa 109
2. Mô hình 111
TIỂU KẾT 111
Chương 3 114
SO SÁNH PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN 114
VỚI CÁC PHÁT NGÔN HỎI VÀ CẦU KHIẾN 114
I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN 114
1. Đặc điểm hình thức cấu tạo 114
2. Đặc điểm ngữ nghĩa 118
II. NGỮ CẢNH VÀ NGÔN CẢNH CỦA PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN 120

1. Ngữ cảnh của phát ngôn hỏi - cầu khiến 120
2. Ngôn cảnh của phát ngôn hỏi - cầu khiến 123
III. PHÁT NGÔN HỎI - CẦU KHIẾN NHÌN TỪ HÀNH VI NGÔN NGỮ 124
1. Lượng hành vi trong một phát ngôn hỏi - cầu khiến 124


7
2. Lực tại lời cầu và khiến ở phát ngôn hỏi - cầu khiến 126
3. Phát ngôn hỏi - cầu khiến và lịch sự 127
KẾT LUẬN 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 132
























3

MỞ ĐẦU

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
Suốt nửa đầu của thế kỉ XX, ngôn ngữ học truyền thống với quan điểm đề
cao vai trò của các yếu tố hình thức, hầu như đã quá coi nhẹ bản chất phương
tiện giao tiếp của đối tượng là ngôn ngữ. Nhưng đến những năm 60 của thế kỉ
trước, Ngữ dụng học đã ra đời. Hướng nghiên cứu này đã thổi một “luồng sinh
khí mới” cho ngôn ngữ học: Nó góp tiếng nói quyết định cho việc phải bằng
mọi cách trả lại cho ngôn ngữ cái chức năng cơ bản nhất, vốn có của nó:
phương tiện giao tiếp vạn năng của xã hội loài người. Cái mà ngôn ngữ học giờ
đây quan tâm phải là: Thực tế thì ngôn ngữ đã được các thành viên trong một
cộng đồng nói năng sử dụng như thế nào trong mọi cảnh huống giao tiếp khác
nhau? Và, cái quan trọng, suy cho cùng, phải là nằm ở hiệu năng của các
phương tiện chứ không phải là chỉ ở cái đặc trưng hình thức mà các biểu hiện
ngôn từ mang tới.
Thực tế là khi giao tiếp, chúng ta thường tạo ra và bắt gặp hơn một hình
thức để bộc lộ cho một ý tưởng. Cùng là một hành vi cầu khiến, ngoài cách
dùng lối trực tiếp, còn nhiều cách bộc lộ khác. Những hình thức này đều mang
lại các hiệu lực lời tương tự như lối nói trực tiếp, nhưng lại không kèm theo các
đặc trưng hình thức dễ nhận diện của dạng cầu khiến chính tắc. Chúng nấp sau
các dạng thức mà ngôn ngữ học cổ điển thường xếp chung vào các đặc trưng
của câu hỏi, câu trần thuật hay câu cảm thán. Ngôn ngữ học truyền thống do chỉ
chú ý đến tính hình thức nên đã không thể cắt nghĩa thấu đáo được các hiện
tượng kiểu này.

Luận văn này có nhiệm vụ khái quát là nghiên cứu các phát ngôn không
có hình thức câu cầu khiến đặc hữu nhưng lại hàm ý cầu khiến do điều kiện
riêng của các ngữ cảnh cụ thể. Cụ thể là các phát ngôn có đặc trưng hình thức


4
câu hỏi theo phép phân loại truyền thống nhưng lại mang ý nghĩa ra lệnh hoặc
sai khiến. Một cách giản dị hơn, có thể gọi đó là các phát ngôn cầu khiến gián
tiếp.
Những mô hình dạng này khi đã được khái quát hóa sẽ được chứng tỏ
thông qua các nét nghĩa cú pháp cụ thể mà chúng bao hàm. Đó chính là cách
nhìn nhận một cách đa chiều cho loại phát ngôn hỏi - cầu khiến. Do cách tiếp
cận mới, luận văn chắc sẽ có những đóng góp cụ thể hơn đối với khảo sát bản
chất hình thức cũng như chức năng của loại phát ngôn hỏi - cầu khiến. Qua đó
người viết muốn góp thêm những cứ liệu thực tế cho việc biên soạn những cuốn
ngữ pháp mới từ cách nhìn nhận theo chức năng luận. Những mô hình đã được
khái quát này, do vậy, cũng sẽ làm phong phú thêm danh sách các biểu hiện lời
của người Việt trong các tài liệu và sách giáo khoa dạy tiếng Việt với tư cách
ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng, tức là
nghiên cứu phát ngôn trong hoạt động hành chức, gắn trong mối quan hệ với
người nói, người nghe, thời gian, không gian, hay nói một cách khác là nghiên
cứu phát ngôn trong một ngữ cảnh (context) cụ thể; đồng thời nghiên cứu chúng
trong mối quan hệ với các hình thức ngôn ngữ cùng xuất hiện trên văn bản có
hiện tượng ngôn ngữ được khảo sát, gọi là ngôn cảnh (co-text)
1
. Từ đó, chúng



1
Chúng tôi sử dụng hai khái niệm “ngữ cảnh” và “ngôn cảnh” theo như bản dịch của Trần Thuần
trong cuốn “Phân tích diễn ngôn” của G. Brown và G. Yule, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
Context theo như tinh thần của G. Jule trong Pragmatics. Oxford, 1997 như sau: context: the physical
environement in which a word is used (ngữ cảnh: môi trường thực hữu trong đó từ ngữ xuất hiện); co-text: the
linguistic environment in which a word is used (ngôn cảnh: môi trường ngôn ngữ trong đó từ ngữ xuất hiện), sự
đối lập này trong thuật ngữ tiếng Việt chỉ tương đối. (Theo trích dẫn của Trần Thuần)
Lấy trích đoạn sau để giải thích cho hai thuật ngữ “ngữ cảnh” và “ngôn cảnh”:
 … Tất nhiên, Bel có nhỉnh hơn cô vì cô ấy tốt bụng và đôn hậu hơn.
- Anh có ra khỏi đây không?
Chàng đủng đỉnh đi ra cửa, một bên lông mày nhướn lên giễu cợt.
(Cuốn theo chiều gió, M. Mitcheln)
Ngữ cảnh của phát ngôn “Anh có ra khỏi đây không?” trên bao gồm: người nói (Xcáclét),
người nghe (Rét), thời gian (hiện tại), không gian (trực tiếp).
Ngôn cảnh của phát ngôn “Anh có ra khỏi đây không” là môi trường ngôn ngữ xung quanh
phát ngôn này, giúp cho người nghe hiểu đó là phát ngôn hỏi mang ý nghĩa cầu khiến, chứ không phải


5
tôi có thể khai thác được tất cả những hình thức biểu hiện phong phú của các
phát ngôn có hình thức hỏi nhưng hành vi gián tiếp là cầu khiến và đưa ra nhận
xét có tính khái quát, tính quy tắc của phát ngôn hỏi - cầu khiến.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi có sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân loại.
- Phương pháp thay thế.
- Phương pháp biến đổi.
- Phương pháp thống kê.
III. BỐ CỤC LUẬN VĂN

Luận văn ngoài Mở đầu và Kết luận, gồm ba chương chính:
Chương I: Những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
I. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ (speech acts)
II. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp - Phát ngôn hỏi và phát ngôn cầu khiến
1. Phát ngôn hỏi.
2. Phát ngôn cầu khiến.
III. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp: Phát ngôn hỏi - cầu khiến
1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
2. Hành vi cầu khiến gián tiếp.
3. Phát ngôn hỏi - cầu khiến.
IV. Hàm ngôn và ý nghĩa cầu khiến
V. Phát ngôn hỏi - cầu khiến và tính lịch sự
Chương II: Mô tả các dạng phát ngôn hỏi mang ý nghĩa cầu khiến
trong tiếng Việt.


là phát ngôn hỏi. Môi trường ngôn ngữ ở đây là “Tất nhiên, Bel có nhỉnh hơn cô vì cô ấy tốt bụng và
đôn hậu hơn” và “Chàng đủng đỉnh đi ra cửa, một bên lông mày nhướn lên giễu cợt”.



6
A. Nhóm 1: Phát ngôn hỏi - cầu khiến có định hướng trả lời.
B. Nhóm 2: Phát ngôn hỏi - cầu khiến khuyên không nên hành động.
C. Nhóm 3: Phát ngôn hỏi - cầu khiến dạng thức có từ hỏi “có …
không?”.
D. Nhóm 4: Phát ngôn liên quan đến khả năng kêu gọi người tiếp nhận có
thể có một hành động cụ thể.
E. Nhóm 5: Phát ngôn hỏi - cầu khiến mang ý nghĩa phủ định.
F. Nhóm 6: Phát ngôn hỏi - cầu khiến chứa tiểu từ cầu khiến.

G. Nhóm 7: Phát ngôn hỏi - cầu khiến phát biểu nguyện vọng của người
nói.
Chương III: So sánh phát ngôn hỏi - cầu khiến với các phát ngôn hỏi
và cầu khiến.
I. Đặc điểm cấu trúc của phát ngôn hỏi - cầu khiến
II. Ngữ cảnh và ngôn cảnh của phát ngôn hỏi - cầu khiến
III. Phát ngôn hỏi - cầu khiến nhìn từ hành vi ngôn ngữ












7



Chương 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI



I. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGÔN NGỮ (SPEECH ACTS)
Theo ngôn ngữ học truyền thống, một phát ngôn nói ra được đánh giá

đúng - sai theo tiêu chuẩn của lôgíc học. Austin, một nhà triết học người Anh, là
người đầu tiên đã đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ. Theo ông, một phát ngôn
không chỉ nhằm miêu tả về các sự vật hiện tượng, không chỉ được đánh giá theo
tiêu chuẩn đúng - sai của lôgíc. Ngược lại, có những phát ngôn mà khi nói ra thì
đồng thời cũng là thực hiện ngay cái hành động đó trong phát ngôn. Đó chính là
các phát ngôn ngôn hành (phát ngôn ngữ vi). “Phát ngôn ngữ vi là những phát
ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng thời người ta thực hiện ngay cái
việc được biểu thị trong phát ngôn”.
Ví dụ:
a. Tôi mời ông đến nhà tôi chơi.
(Biệt thự xanh, Hoàng Dân)
b. Chúng tôi hứa sẽ đảm bảo an toàn cho mẹ con chị.
(Biệt thự xanh, Hoàng Dân)
Khi nói “tôi mời”, “chúng tôi hứa” tức là người ta đã thực hiện ngay hành
động “mời”, “hứa” thông qua các động từ ngữ vi “mời”, “hứa”. Nội dung những
phát ngôn trên không thể nói rằng nó đúng sự thật hay sai sự thật, như khi nói về
một câu trần thuật bình thường. Những phát ngôn ngữ vi không thể sai được mà
chỉ có thể bất ổn do vị thế người nói theo quy ước xã hội là không có quyền nói


8
như vậy. Con không thể nói với mẹ: Tôi cấm bà đi ra ngoài đường, mà chỉ
người mẹ mới có quyền nói với người con như phát ngôn trên. Tuy nhiên, một
phát ngôn sẽ không thể là phát ngôn ngữ vi nếu chủ thể không phải là ngôi thứ
nhất, thời không phải là hiện tại và thức không phải là thức thực hiện.
c. Nó tuyên bố ngày mai sẽ lấy vợ.
d. Tôi đã hứa là sẽ đến nhà nó chơi.
Hai phát ngôn trên sử dụng các yếu tố: chủ thể là ngôi thứ 3 (nó), thời là
quá khứ (đã) nên chúng không phải là các phát ngôn ngữ vi.
Theo Austin, có 3 loại hành vi ngôn ngữ trong một phát ngôn: tạo lời, tại

lời và mượn lời.
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ (ngữ âm, từ
vựng, ) để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung.
Hành vi mượn lời là hành vi mượn các phương tiện ngôn ngữ để tác động
đến tâm lý và hành vi của người nghe, làm cho người nghe vui mừng, xúc động,
yên tâm,
Hành vi tại lời là hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Trong
giao tiếp có nhiều hành vi tại lời khác nhau. Có những hành vi: mời, ra lệnh,
tuyên bố, hứa hẹn, khuyên nhủ, răn đe, dọa nạt, phán xét, phê bình, kết tội,
thông báo, bác bỏ, xin lỗi, cảm ơn, chúc tụng, ca ngợi, khuyến lệnh,
e. Anh có làm việc hôm nay không?
(Khẩu ngữ)
Trong phát ngôn (e), hành vi hỏi được thể hiện qua cấu trúc hỏi
“có không”.
f. Anh ăn cơm đi.
(Khẩu ngữ)
Còn trong phát ngôn (f), hành vi cầu khiến được thể hiện qua cấu trúc cầu
khiến với tiểu từ cầu khiến “đi”.
g. Người vú già sù sù cái áo bông rách, xách siêu nước từ dưới nhà lên,
vừa xuýt xoa vừa nói:


9
- Rét quá. Múc nước cóng cả tay.
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Ở phát ngôn (g), hành vi cảm thán được thể hiện qua phụ từ “quá”.
h. Chị tôi như định nói cái gì mà không nói được.
(Tiếng chim kêu, Thạch Lam)
Đối với phát ngôn (h), hành vi trần thuật được thể hiện qua cấu trúc C-V
với chủ ngữ là danh từ ở ngôi thứ 3 (thuật về sự kiện vốn có của hiện thực

khách quan).
Như vậy, để thực hiện một hành vi hỏi, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, có
thể dùng những cấu trúc điển hình của từng loại hành vi. Đó gọi là hành vi trực
tiếp. Hành vi trực tiếp là hành vi tại lời được thực hiện một cách trực tiếp bằng
hình thức ngôn từ đặc trưng tương ứng, không cần thực hiện gián tiếp thông qua
một hành vi tại lời khác.
Trong bản luận văn này, mục đích mà chúng tôi muốn hướng tới là
nghiên cứu các phát ngôn hỏi - cầu khiến nên hành vi ngôn ngữ trực tiếp hỏi và
cầu khiến sẽ được xem xét trong phần II dưới đây.

II. HÀNH VI NGÔN NGỮ TRỰC TIẾP - PHÁT NGÔN HỎI VÀ PHÁT
NGÔN CẦU KHIẾN
1. Phát ngôn hỏi
1.1. Nội dung ngữ nghĩa - mục đích phát ngôn
Câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình hay về một tham
tố nào đó của một sự tình được tiền giả định là hiện thực
2
. Hoàng Trọng Phiến
thì nói câu hỏi hỏi về “cái không rõ” mà câu trả lời cần có nhiệm vụ trả lời “cái
không rõ” đó. Vì vậy, nội dung ngữ nghĩa của câu hỏi được tạo thành nhờ hai
nhân tố sau đây:


2
Tác giả Hoàng Trọng Phiến dùng khái niệm “câu hỏi” nhưng thực ra khái niệm này vẫn tương đương
với cách quan niệm của chúng tôi là “phát ngôn hỏi”. Trong bản luận văn này, hai khái niệm này
không khác nhau.


10

a. Sự có mặt của “cái không rõ”.
b. Sự có mặt nhu cầu ý chí, đó chính là nguyện vọng, ý định của người
hỏi. Người hỏi tác động đến người trả lời để trả lời về “cái không rõ”.
1.2. Mô hình cấu trúc
X + Y?
X: “Cái không rõ”. X có chức năng khu biệt câu hỏi với các kiểu loại câu
trần thuật, cầu khiến, cảm thán.
Y: Nhu cầu ý chí của người hỏi để người nghe trả lời về “cái không rõ”.
1.3. Các phương tiện biểu hiện câu hỏi trực tiếp
Câu hỏi trực tiếp có thể sử dụng rất nhiều phương tiện để biểu hiện. Cụ
thể là:
a. Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, bao nhiêu, mấy, bao giờ,
bao lâu, đâu. Ví dụ:
 Thảo vừa thở hổn hển vừa nói:
- Chị làm tôi hết hồn. Cháu đâu?
(Đoạn tuyệt, Nhất Linh)
 Quỳnh thở phào:
- Bây giờ anh làm gì?
Hiếu nhún vai:
- Thất nghiệp.
(Những khoảng cách còn lại, Nguyễn Mạnh Tuấn)
b. Kết từ hay (với ý nghĩa chọn lựa). Ví dụ:
 Con thích nhung hay gấm?
(Đoạn tuyệt, Nhất Linh)
c. Các phụ từ nghi vấn: có…không, đã… chưa. Ví dụ:
 Con có việc gì không?
(Đoạn tuyệt, Nhất Linh)
 Bà Phán hỏi to:



11
- Mợ đã xơi cơm chưa để bảo nó dọn lên?
Rồi bà lên tiếng gọi con gái:
- Bích ơi, con dọn cơm lên để chị xơi.
(Đoạn tuyệt, Nhất Linh)
d. Các tiểu từ chuyên dụng: à, ư, nhỉ, nhé, hả, hở, chứ, chớ. Ví dụ:
 Anh chưa xứng đáng được biết đời em à?
(Đống rác cũ, Nguyễn Công Hoan)
 Ông Quán! Thế nào? Ông biết chứ?
(Đám cưới không có giấy giá thú, Ma Văn Kháng)
e. Chỉ dùng ngữ điệu đơn thuần (không có các phương tiện đã nói ở
trên đi kèm). Ví dụ:
 Cẩm đã vậy, còn Dương?
(Đám cưới không có giấy giá thú, Ma Văn Kháng)
2. Phát ngôn cầu khiến
2.1. Nội dung ngữ nghĩa - mục đích phát ngôn
Theo Hoàng Trọng Phiến, “Câu cầu khiến có nhu cầu của ý chí làm thành
yếu tố thường trực của câu. Nó nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu
cầu người nghe đáp lại bằng hành động. Do đó, câu cầu khiến gắn liền với ý
nghĩa hành động”.
Như vậy, nội dung ngữ nghĩa của câu cầu khiến được tạo thành nhờ hai
nhân tố sau:
a. Sự có mặt ý muốn của chủ thể phát ngôn để hiện thực hóa cái biểu vật
của câu.
b. Sự có mặt của nhu cầu ý chí, đó chính là nguyện vọng, ý định của chủ
thể phát ngôn. Chủ thể phát ngôn tác động đến người nghe để họ thực hiện một
hành động phản hồi lại ý chí, nguyện vọng của mình.
2.2. Mô hình cấu trúc
K + Y’ !



12
K: Ý muốn của chủ thể phát ngôn
Y’: Nhu cầu, ý chí của người nói để người nghe đáp lại bằng hành động.
2.3. Các phương tiện biểu hiện câu cầu khiến trực tiếp
Câu cầu khiến trực tiếp có thể sử dụng rất nhiều phương tiện để biểu hiện.
Cụ thể là:
2.3.1. Phương tiện ngữ pháp
a. Hư từ
- Hãy, đừng, chớ đứng trước động từ trong câu. Ví dụ:
 Chú đừng khóc nữa, chú Tự.
(Đám cưới không có giấy giá thú, Ma Văn Kháng)
- Đi, với, xem, đã, thôi, nào, nhé đứng ở cuối câu. Ví dụ:
 Chú ăn cam nhé, chú ơi!
(Đám cưới không có giấy giá thú, Ma Văn Kháng)
 Các đồng chí ơi! Khe khẽ cái miệng một tý nào!
(Đám cưới không có giấy giá thú, Ma Văn Kháng)
b. Ngữ điệu
Dấu hiệu ngữ điệu thường kết hợp với ngữ cảnh. Ví dụ:
 - Mợ tắt đèn.
- Để tôi đọc nốt đoạn này đã. Cậu cứ quen ở ấp. Bây giờ mới hơn tám
giờ, ở Hà Nội ai lại ngủ sớm.
(Đoạn tuyệt, Nhất Linh)
 - Mợ để đèn tôi không ngủ được.
- Cậu xoay mặt vào tường mà ngủ.
(Đoạn tuyệt, Nhất Linh)
2.3.2. Phương tiện từ vựng
a. Động từ tình thái cầu khiến: cần, nên, phải



13
 Thừa chỉ dẽ dàng bảo con:
- Bận sau, con nên cẩn thận. Bán vé dễ lầm lẫn lắm.
(Đống rác cũ, Nguyễn Công Hoan)
 Anh phải dừng lại.
(Truyện ngắn, Ma Văn Kháng)
b. Động từ ngôn hành cầu khiến: yêu cầu, ra lệnh, đề nghị…
 Đề nghị đồng chí giao việc.
(Mẫn và tôi, Phan Tứ)
c. Các động từ cầu khiến khác: hộ, giúp, để,
 Anh cứ để tôi nói.
(Truyện ngắn, Ma Văn Kháng)

III. HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP: PHÁT NGÔN HỎI - CẦU
KHIẾN
Như trên chúng tôi đã đề cập đến hành vi ngôn ngữ trực tiếp, bao gồm hỏi
và cầu khiến. Tuy nhiên trong thực tế, ngoài các phát ngôn đơn thuần là hỏi hay
cầu khiến, còn có những loại nằm trung gian giữa hai loại này. Đó là các phát
ngôn có hình thức hỏi nhưng mang hành vi gián tiếp cầu khiến bao gồm những
đặc điểm về mặt hình thức là của câu hỏi, nhưng về nội dung là cầu khiến. Hay
nói cách khác, đó là các phát ngôn có hành vi tại lời là hỏi nhưng hướng tới
hành vi tại lời khác là cầu khiến. Dùng một hành vi tại lời này cho một hành vi
tại lời khác, gọi là hành vi ngôn ngữ gián tiếp.
1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp (Indirect speech acts)
Khái niệm này lần đầu tiên được Searle đưa ra vào năm 1969 và được
phát triển trong công trình “Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp” (Searle, 1975).
Searle đã nhận thấy một hành vi tại lời được nói ra nhưng lại nhằm hướng tới
một hành vi tại lời khác theo ý đồ của người nói. Chẳng hạn:
 Bà Thuận Thành hậm hực, giận cá chém thớt, quay sang chị Mười:



14
- Chị đứng đó làm gì? Việc của chị ở đây hả?
Chị Mười định lủi thủi bước vào, bà Thuận Thành lại trừng mắt:
- Ra mở cổng.
(Những khoảng cách còn lại, Phạm Minh Tuấn)
Phát ngôn “Chị đứng đó làm gì?” có hình thức hỏi, tức là có hành vi hỏi
hiển ngôn, nhưng chủ ngôn hướng tới một hành vi gián tiếp khác, hành vi ra
lệnh, buộc đối ngôn phải đi vào trong nhà. Vậy hành vi ra lệnh được thực hiện
gián tiếp qua hành vi hỏi. Người ta gọi hành vi tại lời ra lệnh trên là một hành vi
ngôn ngữ gián tiếp. Searle định nghĩa “Một hành vi tại lời được thực hiện gián
tiếp qua một hành vi tại lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp”.
Dùng một hành vi tại lời này nhằm mục đích tới một hành vi tại lời khác
là hình thức được nhiều ngôn ngữ sử dụng mang tính phổ quát. Ví dụ:
 Can you pass the salt?
 Peux - tu me donner le sel?
Hai phát ngôn trên cũng nhằm hướng tới hành vi gián tiếp đề nghị thông
qua hình thức hỏi.
Với lý thuyết mới của Searle, từ đây, ngôn ngữ học đã có cách nhìn mới
gắn ngôn ngữ với hoạt động nói năng, mục đích nói năng của con người, đưa
ngôn ngữ trở về đúng với bản chất của nó. Một phát ngôn có hình thức trần
thuật, cảm thán, hỏi cũng có thể có hiệu lực ở lời là cầu khiến.
2. Hành vi cầu khiến gián tiếp
Hành vi cầu khiến gián tiếp đã được Searle nghiên cứu rất kỹ. Sau đó đã
có nhiều tác giả đi theo hướng nghiên cứu của Searle và phát triển vấn đề này
như K. Oecchione, D. Gordon, G. Lakoff, G. Green, J. Morgan, … Bản chất của
hành vi cầu khiến có sự đe dọa thể diện của người đối thoại nên trong một số
trường hợp, nhằm đạt được mục đích giao tiếp, người nói phải sử dụng các hình
thức gián tiếp mang tính lịch sự. Hành vi cầu khiến có thể được thể hiện dưới
nhiều dạng cấu trúc khác nhau:



15
1. Cấu trúc mệnh lệnh (Imperatives)
2. Cấu trúc nghi vấn (Interrogatives)
3. Cấu trúc trình bày (Declaratives)
4. Cấu trúc khuyết thiếu (Elliptical constructions)
(Dẫn theo Nguyễn Văn Độ)
Sự phân biệt giữa hành vi cầu khiến trực tiếp và hành vi cầu khiến gián
tiếp chủ yếu dựa trên khái niệm “hàm ý hội thoại” của Grice (1975). Một phát
ngôn được nói ra nếu đối ngôn hiểu được ngay ý định cầu khiến của chủ ngôn
và không trải qua một quá trình suy ý nào thì đó là hành vi cầu khiến trực tiếp.
Ngược lại, một hành vi cầu khiến được coi là gián tiếp nếu người nói che giấu ý
định cầu khiến dưới hình thức một hành vi tại lời khác và đối ngôn phải trải qua
một quá trình suy ý.
Trong tiếng Việt, ý nghĩa cầu khiến có thể được thể hiện dưới hình thức
trần thuật, hỏi, cảm thán.
Trên thực tế có phát ngôn nếu đặt ra ngoài ngữ cảnh cụ thể thì chúng
không nhằm một thông báo nào cả. Cái đích ngôn ngữ cuối cùng mà người nói
muốn biểu đạt chỉ có thể xác định được trong một ngữ cảnh. Một kết cấu trần
thuật, hỏi hay cảm thán đều có thể chứa hành vi cầu khiến.
a. Hình thức trần thuật
 Kinh chợt nhận ra có tiếng réo của những trái bom đang xé không khí
trên khoảng trời xám mù mịt …
- Tất cả nằm xuống! Trên đầu hàng quân, tiểu đoàn trưởng Xướng đã hạ
lệnh.
Kinh nhắc lại mệnh lệnh của Xướng.
(Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu)
Trong trích đoạn trên, “Tất cả nằm xuống” có hình thức trần thuật, kể lại
một sự tình. Nhưng người nghe, tuy nhiên hiểu ngay hàm ý đề nghị của người

nói trong ngữ cảnh trên.


16
b. Hình thức hỏi
 Quất lăn ngay ra đống rơm góc bếp, vừa khóc vừa gào.
- Có câm mồm không? Muốn khóc ông cho khóc một thể!
(Đất làng, Nguyễn Thị Ngọc Tú)
Với trích đoạn này, chủ ngôn đưa ra hình thức hỏi. Không đặt trích đoạn
vào trong ngữ cảnh này thì có thể hiểu là một phát ngôn hỏi. Tuy nhiên, không
ai khờ khạo đến mức trả lời: có, hoặc không, mà bất cứ ai cũng nhận ngay rằng
đó là một mệnh lệnh cần thực hiện ngay, nếu không thì sẽ nhận được hậu quả
xấu.
c. Hình thức cảm thán
 Rồi nàng rùng mình:
- Lạnh quá!
Liên chạy đóng cửa phòng, quay trở vào.
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Cũng vậy, đối ngôn nghe thấy chủ thể nói “lạnh quá” thì hiểu ngay ý đồ
của chủ ngôn trong hoàn cảnh cụ thể.
Trong phạm vi của chương II, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu cấu
trúc, cơ chế hoạt động của các phát ngôn có hình thức hỏi - hành vi gián tiếp cầu
khiến.
3. Phát ngôn hỏi - cầu khiến
3.1. Đặc điểm của phát ngôn hỏi - cầu khiến
Phát ngôn hỏi - cầu khiến có hình thức hỏi nhưng mang hành vi gián tiếp
cầu khiến. Do vậy, nó sẽ có cả những đặc điểm của phát ngôn hỏi và phát ngôn
cầu khiến. Một cách cụ thể, nghĩa là phát ngôn hỏi - cầu khiến có hành vi tại lời
hỏi được nhận diện qua cấu trúc hỏi, nhưng nó lại nhằm tới hành vi gián tiếp
cầu khiến được biểu hiện qua sự thực hiện hành động của người nghe.


LOẠI PHÁT NGÔN
HỎI
CẦU KHIẾN
HỎI - CẦU KHIẾN
MÔ HÌNH
X + Y ?
K + Y' !
X + Y  K + Y' ?


17
Ý NGHĨA CỦA MÔ
HÌNH
X: "cái chưa rõ".
K: Ý muốn của chủ
thể phát ngôn.
K: Ý muốn của chủ
thể phát ngôn.
Y: Nhu cầu, ý chí
của người hỏi để
người nghe trả lời
"cái chưa rõ".
Y': Nhu cầu, ý chí
của người nói để
người nghe đáp lại
bằng hành động.
Y': Nhu cầu, ý chí
của người nói để
người nghe đáp lại

bằng hành động.

Những phát ngôn kiểu trung gian này, một mặt tạo nên tính đa dạng và
tinh tế của thực tiễn dùng lời của người Việt, nhưng mặt khác cũng gây nên
không ít những phức tạp trong nhận diện. Vì vậy, đã đến lúc cần phải thống nhất
một hệ thống tiêu chí nhằm phân định loại phát ngôn hỏi - cầu khiến này với hai
loại phát ngôn đơn thuần là hỏi hoặc cầu khiến. Nói cách khác cần chỉ ra được
các đặc trưng riêng của loại phát ngôn hỏi - cầu khiến này trong khu biệt với hỏi
và cầu khiến. Chúng tôi cho rằng có thể thiết lập hệ tiêu chí để phân định nó.
3.2. Tiêu chí nhận diện phát ngôn hỏi - cầu khiến
3.2.1. Tiêu chí thứ nhất: Ngữ cảnh cầu khiến
3.2.1.1. Ngữ cảnh
Thuật ngữ “ngữ cảnh” còn được gọi theo một tên khác là “ngữ cảnh tình
huống” (the context of situation) hay “bối cảnh”. Nhưng để tiện làm việc,
chúng tôi gọi thuật ngữ này bằng cái tên “ngữ cảnh”. Ngữ cảnh là gì?
a. Quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp
“Ngữ cảnh tình huống là thế giới xã hội và tâm lý mà trong đó, ở một
thời điểm người ta sử dụng ngôn ngữ. Nó có thể bao gồm sự hiểu biết về vị thế
của người nói và người nghe, sự hiểu biết về vị trí, thời gian và không gian, sự
hiểu biết về phép xã giao trong xã hội và sự hiểu biết về mã ngôn ngữ được
dùng (nói hoặc viết), sự hiểu biết về nội dung giao tiếp và bối cảnh giao tiếp
(trường học, nhà thờ, nhà máy, phòng thí nghiệm v.v…). Ngữ cảnh tình huống


18
bao gồm cả sự chấp nhận ngầm của người nói và người nghe về tất cả các quy
ước, các niềm tin và các tiền đề được coi là đương nhiên của các thành viên
trong cộng đồng của người nói và người nghe”.
b. Quan điểm của G. Jule
“Ngữ cảnh (context) là môi trường vật chất trong đó từ ngữ xuất hiện”.

c. Quan điểm của Nguyễn Chí Hòa
“Ngữ cảnh với tư cách là một mảng của hiện thực khách quan ngoài
ngôn ngữ nhưng tạo điều kiện cho việc xuất hiện phát ngôn và xác định ý nghĩa
của chúng”.
d. Quan điểm của Cao Xuân Hạo
“Một phát ngôn bao giờ cũng được thực hiện trong một tình huống nhất
định kể cả tình huống bên ngoài lẫn tình huống của quá trình hội thoại (thường
được gọi là văn cảnh hay ngôn cảnh)”.
e. Quan điểm của Chu Thị Thủy An
“Theo chúng tôi đối với một câu cầu khiến, tình huống xuất hiện của nó
phải là một hiện thực chứa những lý do, nguyên nhân ràng buộc, thôi thúc khả
năng, nhu cầu, nguyện vọng của người nói. Hiện thực này có thể tác động đến
lợi ích của người nói và có khi cả lợi ích của người nghe”.
f. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu
“Hoàn cảnh giao tiếp là cái thế giới xã hội và tâm lý mà trong đó ở một
thời điểm nhất định người ta sử dụng ngôn ngữ. Nó ít nhất bao gồm những tín
điều, những tiền ước của người nói (kể cả người nghe) về thời gian, không gian
về thiết chế xã hội về các hành động đã qua, đang diễn ra và trong tương lai
(hành động bằng lời và không bằng lời).
g. Quan niệm của luận văn


19
Nhìn chung các tác giả đều thống nhất với nhau quan niệm điều kiện để
cho ngữ cảnh xuất hiện: môi trường thực hữu trong đó các từ ngữ xuất hiện tuy
thuật ngữ này có ngoại diên rộng hẹp khác nhau. Và họ cũng đều cho rằng ngữ
cảnh là yếu tố không thể thiếu được khi nghiên cứu lời nói. Chúng tôi cho rằng,
một ngữ cảnh (context) là môi trường vật lý đầu tiên không thể thiếu được
đối với sự xuất hiện và tồn tại của một phát ngôn hỏi - cầu khiến. Để nói về
tầm quan trọng của ngữ cảnh trong việc lý giải ý nghĩa của câu, có thể trích dẫn

ra đây câu nói của Sadock (1978). Ông phát biểu như sau về ý nghĩa của việc
nghiên cứu ngữ cảnh: “Như vậy, có vấn đề nghiêm trọng về phương pháp luận
mà các nhà ngữ dụng học phải đương đầu. Tính đến các khía cạnh về nội dung
câu truyền đạt trong một ngữ cảnh, phải chăng khía cạnh đó là một phần của
nội dung mà câu truyền đạt thông qua ý nghĩa của câu … hay khía cạnh đó phải
được phát hiện trên cơ sở các nguyên tắc của Grice từ phần còn lại của nghĩa
của câu và các dữ kiện tương thích của ngữ cảnh phát ngôn?”.
3.2.1.2. Ngữ cảnh cầu khiến
Ngữ cảnh cầu khiến là kiểu ngữ cảnh có chứa những nhân tố tạo ra điều
kiện để hình thành phát ngôn hỏi - cầu khiến. Vậy, ngữ cảnh cầu khiến bao gồm
các nhân tố nào?
a. Quan điểm của Bondarco
Theo Bondarco tình huống cầu khiến là một cấu trúc nội dung có tính
chất loại hình mà các thành phần cơ bản của nó là:
- Chủ thể ý chí (C1) (Chủ thể cầu khiến).
- Chủ thể thực hiện (C2) (Chủ thể tiếp nhận).
- Vị ngữ cầu khiến (Hành động cầu khiến).
- Hướng (Từ phi hiện thực đến hiện thực, từ hiện tại đến tương lai).
 Chủ thể ý chí: theo Bondarco, chủ thể ý chí (chủ thể phát ngôn) đều
gửi gắm trong nội dung câu nói ý chí, nguyện vọng của mình.


20
 Chủ thể thực hiện: chủ thể thực hiện của câu cầu khiến trùng với chủ
thể tiếp nhận. Người tiếp nhận sự cầu khiến đồng thời là người thực hiện hành
động tiềm tàng. Tuy nhiên, tác giả cũng nêu lên trường hợp đặc biệt: chủ thể
hành động không nằm ở ngôi thứ hai mà là ở ngôi thứ ba như trường hợp:
ẽúủũỳ ợớ ốgồũ.
Tiếng Việt thì sử dụng cách nói khác “Để cho nó đi”, ở đây, chủ ngôn
(ngưòi nói) và đối ngôn (người nghe) đều ngầm ẩn và được tri nhận qua ngữ

nghĩa của động từ “để”. Người nói muốn người tiếp nhận thực hiện “để” tức là
đừng ngăn cản nhân vật thứ ba “đi”.
Về vị ngữ cầu khiến: vị ngữ cầu khiến bao gồm hai yếu tố cơ bản:
+ Yếu tố thứ nhất: là hành vi truyền đạt ý chí từ người nói đến người
nghe. Hạt nhân của hành vi cầu khiến với tư cách là một kiểu hành vi lời nói
liên quan đến hoạt động điều khiển, chi phối là bản thân hành động của người
nói: tự nhận mình là C1 (chủ thể cầu khiến) truyền đạt ý chí sang cho C2 và C2
phải thực hiện vai trò chủ thể hành động.
+ Yếu tố thứ hai là nội dung từ vựng cụ thể của sự truyền đạt ý chí đó: vị
ngữ động từ, các trợ từ, các yếu tố xung quanh vị từ. Hình thức điển hình của vị
ngữ cầu khiến thường là cấu trúc được đánh dấu bằng sự vắng khuyết chủ thể -
chủ ngữ, tức là nội dung cầu khiến và chức năng C2 được biểu hiện trực tiếp
trong vị ngữ động từ. Ngôi thứ hai của C2 sẽ gián tiếp chỉ ra vai trò, sự có mặt
của C1.
 Hướng: Bondarco cho rằng trong thành phần nội dung của tình huống
cầu khiến có sự tác động của C1 đến C2.
b. Quan điểm của Hymes (1964)
Ông bắt đầu nêu ra các đặc điểm của ngữ cảnh tương thích với việc xác
định loại sự kiện lời nói. Đó là:
 Người phát: là người nói hay người viết đã tạo ra phát ngôn.
 Người nhận: là người nghe hay người đọc nhận được phát ngôn.


21
 Không gian.
 Thời gian.
 Chủ đề (topic).
Ngoài ra, Hymes còn đưa ra các đặc điểm ở diện rộng như:
 Kênh (channel): Giao tiếp giữa các đối tượng tham gia vào sự kiện diễn
ra như thế nào - bằng lời nói, viết, ra dấu, những dấu hiệu bằng khói.

 Mã (code): Ngôn ngữ gì hay phương ngữ gì hay phong cách của ngôn
ngữ đang được dùng.
 Hình thức thông điệp (message - form): Hình thức gì được dùng theo
dự định - bông đùa, tranh luận, bài thuyết giáo, truyện cổ tích, thể loại thơ, thư
tình,…
 Sự kiện (event): Bản chất của sự kiện giao tiếp mà trong đó chứa đựng
một thể loại ngôn ngữ.
 Giọng điệu (key): Vốn liên hệ đến việc đánh giá.
 Mục đích (purpose): Kết quả của sự kiện giao tiếp theo đúng như điều
người tham gia hội thoại có dự định thực hiện.
c. Quan niệm của luận văn
Nhìn chung, các tác giả đã thống nhất ở những phương diện: người nói,
người nghe, thời gian, không gian. Tuy nhiên, mỗi tác giả có những cách nhìn
chi tiết hơn về đặc điểm của ngữ cảnh cầu khiến. Một phát ngôn cầu khiến chỉ
được xuất hiện trong một ngữ cảnh với các đặc điểm: tôi, anh, bây giờ, ở đây.
Nghĩa là:
- Người nói là “tôi”: ngôi thứ 1 số ít - số nhiều.
- Người nghe là “anh”: ngôi thứ 2 số ít - số nhiều.
- Thời gian là “bây giờ”: thời gian diễn ra cuộc thoại là hiện tại.
- Không gian là “ở đây”: cuộc thoại diễn ra trực tiếp và ở đâu tại thời
điểm nói.
Để hiểu cụ thể hơn, chúng tôi đưa ra hai đoạn trích dẫn sau:

×