Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 218 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Nguyễn Thị Kiều Anh

Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu,
phê bình văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX

Luận án tiến sĩ ngữ văn

Hà Nội - 2005

1


Đại học quốc gia hà nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Nguyễn Thị Kiều Anh

Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu,
phê bình văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX
Chuyên ngành: Lý thuyết và lịch sử văn học
Mã số: 50401

Luận án tiến sĩ ngữ văn

Ngời hướng dẫn khoa học


PGS.TS Phạm Quang Long

Hà Nội - 2005

2


Mục lục

Trang

Mở đầu……………………………………….………………….

7

1. Lý do chọn đề tài ……………………………….……………….…

7

2. Lịch sử vấn đề ………………………………….…………..……

8

3. Giới thuyết về khái niệm tiểu thuyết…………..………………

20

4. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………

20


5. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………….……..…

21

6. Phương pháp nghiên cứu …………………………….…………

22

7. Những đóng góp mới của luận án………………………………

23

8. Cấu trúc của luận án……………………………….…………

23

Chương 1
Những tiền đề xã hội - văn hoá ảnh hởng đến sự ra đời của tiểu
thuyết viết bằng chữ quốc ngữ

24

1.1. Sự phát triển của môi trờng đô thị và đời sống đô thị …..

26

1.2. Chữ quốc ngữ và vai trị của nó trong đời sống xã hội ….….

30


1.3. Sự ra đời và phát triển của báo chí……………………..……

33

1.4. ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa với sự hình thành và
phát triển tiểu thuyết viết bằng văn xuôi chữ quốc ngữ nửa đầu thế
kỷ XX

37
1.4.1. Tình hình dịch thuật truyện Tàu …………..…….…………

37

1.4.2. ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa đến sự hình
thành và vận động của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ………………
1.5. ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây đến sự hình thành

4

39


và phát triển tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ nửa đầu thế kỷ XX
1.5.1. Tình hình dịch thuật và những sáng tạo ban đầu trong việc
phỏng tác các tác phẩm tiểu thuyết phương Tây………………..…………
1.5.2. ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây đối với tiểu thuyết văn
xi quốc ngữ nhìn từ đặc trưng thể loại……………………..……………

43

43

46

1.6. Đội ngũ tác giả………………………….……..………………

54

1.6.1. Các nhà nho chí sĩ……………………………..…..………………

54

1.6.2. Nhà nho tài tử……………………………………….……………

56

1.6.3. Các nhà nho sáng tác văn chơng ở buổi giao thời……………

57

1.6.4. Những nhà văn - trí thức tân học………………………………

59

Tiểu kết chương 1…………………………………….……………

62

Chương 2
quan niệm chung về tiểu thuyếttrong nghiên cứu, phê bình văn học

Việt Namnửa đầu thế kỷ XX

63

2.1. Khái niệm về tiểu thuyết……………………………………

63

2.2. Phân loại tiểu thuyết …………………………...……………

75

2.2.1. Phân loại theo Phạm Quỳnh……………………………………

76

2.2.2. Phân loại theo Thạch Lam………….……..……………………

78

2.2.3. Phân loại theo Vũ Bằng ………………..…………………………

78

2.2.4. Phân loại theo Vũ Ngọc Phan…………………………………

80

2.3. Quan niệm về nhà văn và nhà tiểu thuyết ………..…………


81

2.3.1. Tài năng và nhân cách………………………….…….…………

83

2.3.2. Dấu ấn tác giả trong quá trình sáng tạo……………...………

91

2.3.3. Một số khâu cơ bản trong quá trình sáng tác của nhà văn………

93

Tiểu kết chương 2………………………………………….………

97

Chương 3

5


Vấn đề hiện thực và nghệ thuật
viết tiểu thuyết
3.1. Mối quan hệ giữa tiểu thuyết và hiện thực đời sống ………

99
100


3.1.1. Khuynh hướng tiểu thuyết tả thực và tả thực xã hội…….……

108

3.1.2. Khuynh hướng tiểu thuyết tả chân…………………….………

115

3.2. Nghệ thuật tiểu thuyết…………………………………...……

121

3.2.1. Xây dựng nhân vật tiểu thuyết ……………………………………

121

3.2.2. Tổ chức cốt truyện của tiểu thuyết ………………………………

139

3.2.3. Kết cấu tiểu thuyết …………………………………………………

141

3.2.4. Ngôn ngữ tiểu thuyết………………………………………………

147

Tiểu kết chương 3………………………………………………….


156

Chương 4
vấn đề bạn đọc tiểu thuyết
và phê bình tiểu thuyết

158

4.1. Bạn đọc tiểu thuyết …………………………………..………

158

4.1.1. Nhà văn và bạn đọc……………………………………….………
4.1.2. Bạn đọc – chủ thể của hoạt động tiếp nhận…………….………

159
156

4.2. Phê bình tiểu thuyết……………………………………..……

166

4.2.1. Cơ sở của phê bình tiểu thuyết……………………………………
4.2.2. Các khuynh hớng phê bình tiểu thuyết……………….…………
4.2.3. Đội ngũ các nhà phê bình tiểu thuyết……………………………

166
170
186


Tiểu kết chương 4………………………….………………………

196

Kết luận………………………………………………..………..

197

Tài liệu tham khảo…………………………………...………

202

6


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc cách tân và hiện đại hoá văn học dân tộc nửa đầu thế kỷ
XX, bên cạnh những thành tựu về sáng tác, các hoạt động lý luận cũng có
những thành tựu cụ thể, tập trung chủ yếu vào hai thể loại quan trọng là thơ và
tiểu thuyết. Trong đó tiểu thuyết là một thể loại mới mẻ, xuất hiện ở nước ta
đầu thế kỷ XX (Trước đó, trong văn học quá khứ đã có tiểu thuyết, nhưng đó
là loại tiểu thuyết theo quan niệm của văn học trung cận đại, chịu ảnh hưởng rõ
rệt của Trung Quốc) nhưng đã nhanh chóng tỏ rõ sức sống của mình và được
giới nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ giành cho sự quan
tâm thích đáng, bước đầu đưa ra được một số luận điểm quan trọng về thể loại.
Theo thống kê của chúng tôi, trong số 199 bài viết, đầu sách được sưu tầm
trong bộ Tuyển tập nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam từ 1900-1945, có
47 bài viết về thể loại tiểu thuyết. Đây là một con số khơng nhỏ đối với một thể
loại mới được hình thành trong những năm đầu thế kỷ XX. Và trong số đó có

thể xem bài báo nhiều kỳ Bàn về tiểu thuyết (1921) của học giả Phạm Quỳnh là
một công trình nghiên cứu quy mơ và hệ thống đầu tiên về tiểu thuyết trong văn
học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tiếp sau phải kể đến cơng trình nghiên cứu khá
cơng phu Theo giịng của Thạch Lam và Khảo về tiểu thuyết (1941) của Vũ
Bằng. Đây là những cuốn sách tập hợp các bài báo bàn về một số vấn đề của
tiểu thuyết. Ngồi ra, cùng với những cơng trình trên cịn có những đóng góp
của các tác gia khác như Ngô Đức Kế, Đặng Trần Phất, Bùi Xuân Học, Trọng
Khiêm, D.C, Vũ Đình Long, Thiếu Sơn, Trúc Hà, Lệ Xuân, Vũ Ngọc Phan,
Hải Triều, Vũ Trọng Phụng, Trương Chính, Trương Tửu… Họ cũng lưu tâm
bàn về những phương diện khác nhau của tiểu thuyết.
Với những thành tựu đáng kể như vậy, việc nhìn nhận đánh giá lại những
vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết giai đoạn nửa đầu thế kỷ thiết tưởng là
việc làm cần thiết.

7


Thực hiện đề tài Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê
bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, chúng tơi hy vọng có thể dựng
được bộ khung lý thuyết về thể loại tiểu thuyết qua những ý kiến bàn về thể
loại này của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam. Từ đó thấy rõ
được sự vận động của tư duy lý luận về thể loại tiểu thuyết và khẳng định
những đóng góp về mặt lý luận trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam
giai đoạn này.
Hơn nữa, hiện nay nhiều người đang quan tâm tới giai đoạn văn học đầu
thế kỷ XX, việc nghiên cứu di sản lý luận văn học giai đoạn này sẽ góp phần
đánh giá lại di sản văn học quá khứ, cụ thể là của giai đoạn 1900-1945 trên tinh
thần đổi mới và cũng góp phần vào việc kế thừa, phát triển của bản thân
chuyên ngành lý luận văn học. Xét rộng ra, công việc giảng dạy lý luận văn học
trong nhà trường, công việc sáng tác của các nhà văn cũng không thể tách khỏi

di sản lý luận văn học quá khứ, bởi nó vẫn hiện diện trong đời sống văn học
hôm nay.
2. Lịch sử vấn đề
Là một thể loại văn học quan trọng song bản thân sự vận động của nó
cũng như lý thuyết về thể loại rất phong phú nên mấy chục năm vừa qua đã có
rất nhiều cơng trình chun biệt mang tính lý luận viết về thể loại tiểu thuyết.
Tuy nhiên chưa có một cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và
hệ thống các vấn đề lý luận của tiểu thuyết thể hiện qua những tập sách, những
bài nghiên cứu, phê bình xuất hiện trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Hầu hết
ở các cơng trình hoặc chỉ tập trung vào đánh giá một trào lưu, một hiện tượng,
một tác giả hay nhóm tác giả tiêu biểu, hoặc nhận diện chung về tiểu thuyết thể
hiện qua một số cơng trình mang tính chất văn học sử hay mang tính chất sưu
tầm tư liệu. Dưới đây chúng tơi xin điểm qua những cơng trình có liên quan đến
đề tài luận án. Và để tiện cho việc theo dõi, chúng tơi sẽ tiến hành chia những
cơng trình này thành hai nhóm:
Nhóm 1: Các cơng trình nghiên cứu, khảo luận
Nhóm 2: Các bộ sách sưu tầm, biên soạn
8


a. Các cơng trình nghiên cứu, khảo luận
Theo dõi tình hình nghiên cứu văn học ở nước ta suốt từ năm 1945 trở lại
đây, chúng tôi thấy rằng:
Từ năm 1945-1954 do những điều kiện đặc biệt của chiến tranh, nên
nghiên cứu văn học ít có điều kiện phát triển.
Nhưng từ sau năm 1954, việc nghiên cứu văn học, trong đó đặc biệt là
giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX ngày càng được chú ý nhiều hơn. Song trước
những năm 80 của thế kỷ XX, trong các cơng trình nghiên cứu, các vấn đề lý
thuyết của thể loại tiểu thuyết được bàn đến mới chỉ ở dạng khái lược, bàn qua,
phần nhiều được khai thác ở khía cạnh mang tính chất tư liệu văn học sử như

cuốn: Việt Nam văn học giản ước tân biên (Phạm Thế Ngũ, 1963) Bảng lược
đồ văn học Việt Nam (Thanh Lãng, 1967), Những bước đầu của báo chí,
truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới (Bùi Đức Tịnh, 1972), hoặc trực tiếp bàn
đến những vấn đề mang tính lý luận của thể loại tiểu thuyết như: Viết và đọc
tiểu thuyết (Nhất Linh, 1960), Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (Nguyễn Văn
Trung, 1961), Công việc của người viết tiểu thuyết (Nguyễn Đình Thi, 1964),
Văn học và tiểu thuyết (Doãn Quốc Sĩ, 1972), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
(Phan Cự Đệ, 1975)… hoặc đánh giá về một tác gia như: Nam Cao-Nhà văn
hiện thực xuất sắc (Hà Minh Đức, 1961) chứ chưa có chuyên đề đi sâu nghiên
cứu vấn đề lý luận tiểu thuyết từ góc độ lịch sử hình thành, phát triển, các vấn
đề lý luận thể loại… trên cơ sở khảo sát các cơng trình nghiên cứu phê bình
văn học nửa đầu thế kỷ XX.
Trong Việt Nam văn học giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ (1963) và
Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng (1967) có đề cập đến thể loại
tiểu thuyết. ở đó, tác giả đã có ý thức chỉ ra con đường phát triển liên tục từ
truyện Nôm đến tiểu thuyết đồng thời chỉ ra những nguồn ảnh hưởng từ văn
học nước ngoài.
Với Bảng lược đồ văn học Việt Nam [71], Thanh Lãng được coi là nhà
nghiên cứu đầu tiên cấu trúc hố được mơ hình của những dạng tiểu thuyết dịch

9


đương thời và chỉ ra những ảnh hưởng của chúng đến những tiểu thuyết do nhà
văn Việt Nam sáng tác. Ông cho rằng: “Đối với thế hệ 1932-1945, tiểu thuyết giữ
địa vị quan trọng đến nỗi ta có thể coi lịch sử văn học Việt Nam của thời kỳ này
là lịch sử tiểu thuyết”. Qua việc các nhà tiểu thuyết ta hồi đó chú ý đến vấn đề
miêu tả tâm lý, theo ông, tiểu thuyết Việt Nam đã tiến về bề sâu.

Cịn trong cơng trình Việt Nam văn học giản ước tân biên[102], Phạm

Thế Ngũ đã chỉ ra những quan hệ đa dạng giữa tiểu thuyết và những thể ký
trong thời kỳ đầu của văn học mới.
Tuy nhiên, tất cả những vấn đề nêu trên chỉ được trình bày sơ lược mang
tính chất tư liệu văn học sử nhiều hơn.
Cũng với tính chất như vậy, cơng trình Những bước đầu của báo chí,
truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới (1972)[153], thông qua việc khảo cứu, sưu
tầm tư liệu, tác giả Bùi Đức Tịnh đã phục hồi địa vị cho những tác phẩm đầu
tiên bị qn lãng (ơng gọi đó là những hòn máu bị bỏ rơi) của nền văn học
nước nhà. Riêng với thể loại tiểu thuyết, tác giả đã khẳng định, tiểu thuyết xuất
hiện trước nhất ở miền Nam từ năm 1887 với truyện Thày Lazaro Phiền của
Nguyễn Trọng Quản và tiếp sau đó là hàng loạt truyện của Trương Duy Toản,
Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu. Hơn nữa, ở cơng trình này, tác giả cịn chỉ ra
q trình hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết. Ơng cho rằng:

Hình thức phơi thai xuất hiện sớm nhất của tiểu thuyết ở miền Nam
là thơ, tức loại truyện của văn chương cổ điển đội lốt bằng cách lấy cuộc
đời của một nhân vật đương thời làm đề tài. Kế đến là những truyện,
không được gọi thẳng như thế mà thường được đặt nhan đề với những
danh từ ngoại sử hay dị sử lấy đề tài trong lịch sử Việt Nam hay xã hội
Việt Nam đương thời và sau cùng nói đến các tác phẩm được mệnh danh
là tiểu thuyết theo thể thức của tiểu thuyết phương Tây [153, tr.158].
Rất tiếc là trong cơng trình này, Bùi Đức Tịnh chỉ trình bày nội dung tóm
tắt một số tác phẩm chứ chưa thực sự khảo sát một cách tỉ mỉ sự thay đổi về

10


hình thức thể loại. Cho nên giá trị của nó cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra được
sự hình thành và phát triển của thể loại trong những năm đầu thế kỷ XX.
Ngồi những cơng trình mang tính chất tư liệu văn học sử nói trên, cũng

trong thời gian này, đã có một số cơng trình trực tiếp bàn đến những vấn đề
mang tính lý luận của thể loại tiểu thuyết. Đó là:
a, Trong Viết và đọc tiểu thuyết, tác giả Nhất Linh có khẳng định lại một
số vấn đề của Thạch Lam trong Theo giòng như:
1. Thành thực là yếu tố quan trọng đầu tiên đối với người cầm bút.
2. Tiểu thuyết cũng phức tạp, lộn xộn, linh động như cuộc đời cả bề rộng
lẫn bề sâu.
3. Cốt truyện không cần lắm, không nên xếp đặt câu truyện quá, việc xảy
ra còn tuỳ theo tâm trạng của nhân vật. Nếu xếp đặt cần phải viết có nghệ thuật
để việc ấy được tự nhiên, nhưng sự thực, đời người có xếp đặt được đâu. Mà
tiểu thuyết lại là thứ sách để tả cuộc đời.
b, ở cuốn Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết [161], tác giả Nguyễn Văn
Trung thông qua sự phân tích cụ thể một số tác phẩm tiêu biểu của một số tác
giả trong và ngoài nước cũng đưa ra được khá tỉ mỉ những quan niệm và kĩ
thuật viết tiểu thuyết. Song những vấn đề được đưa ra và lý giải ở đây hồn
tồn mang tính chất chủ quan của tác giả. Trong đó, khi nhận xét về cách phân
loại tiểu thuyết của Vũ Ngọc Phan ở bộ Nhà văn hiện đại, ông cho rằng cách
phân chia này là “chỉ xét về nội dung” và “không xác thực lắm”.
c, Trong cuốn Mấy vấn đề nguyên lý văn học [99], Nguyễn Lương Ngọc
đã dành một chương bàn về tiểu thuyết. Đặc biệt khi đề cập đến sự phát triển
cùng quan niệm và tính chất của thể loại tiểu thuyết, tác giả đã dẫn ra một một
vài ý kiến của hai học giả Phạm Quỳnh và Vũ Ngọc Phan để chứng minh cho
những quan điểm của mình về thể loại này.
d, Trong cuốn Những nguyên lý về lý luận văn học (tập 3) – Loại thể văn
học [34] của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức có một chương bàn về tiểu thuyết.

11


Trong đó ở mục Bàn về sự phát triển của tiểu thuyết trong văn học Việt Nam,

từ việc khảo sát sự phát triển của thực tiễn sáng tác tiểu thuyết những năm đầu
thế kỷ đến năm 1960, tác giả đã rút ra những vấn đề về thể loại như: Xây dựng
nhân vật, vấn đề hiện thực, kết cấu, ngôn ngữ và khẳng định sự vận động của
thể loại này theo từng giai đoạn phát triển.
e, Cuốn Công việc của người viết tiểu thuyết [139] của Nguyễn Đình
Thi. Với tư cách là nhà tiểu thuyết, ơng đã trình bày khá đầy đủ những vấn đề
cốt lõi của tiểu thuyết (quan niệm, mối quan hệ giữa tiểu thuyết và hiện thực
cuộc sống, nghệ thuật viết tiểu thuyết…). Đây là một cuốn sách của người làm
nghề nói về nghề của mình.
g, Cuốn Văn học và tiểu thuyết [123] của Dỗn Quốc Sĩ có ưu điểm là đã
khảo sát kỹ nhiều quan niệm về tiểu thuyết của các nhà nghiên cứu phê bình
tiểu thuyết giai đoạn đầu thế kỷ như: Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Vũ Bằng, Vũ
Ngọc Phan…, song điều đáng tiếc những quan niệm này mới chỉ được coi là
chỗ dựa cho những ý kiến riêng của chính tác giả chứ khơng được nhận xét,
đánh giá một cách khách quan. Nói rõ hơn là ơng chỉ viện dẫn những gì phù
hợp với quan niệm của mình mà chưa chú ý đúng mức tới tính khách quan khoa
học của chúng. Ngồi ra ơng cịn “bỏ qua” khơng ít luận điểm khác.
h, Cơng trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại [27] của tác giả Phan Cự Đệ
là một cơng trình dày dặn nhất chun biệt về lý luận thể loại trên cơ sở thực
tiễn 70 năm của tiểu thuyết Việt Nam. Với một cách nhìn bao quát, sâu sắc, tác
giả đã khái quát được quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại và những vấn đề mang tính chất lý luận như: điển hình hố trong
tiểu thuyết hiện đại, những vấn đề thể loại của tiểu thuyết, lao động của người
viết tiểu thuyết. Có thể nói đây là bức tranh toàn cảnh về nền tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại, từ thời kỳ sơ khai đến năm 1975. Song như lời nói đầu tác giả
viết, cơng trình này có tính chất một chuyên đề lý luận về thể loại dựa trên cơ
sở thực tiễn của tiểu thuyết Việt Nam nên chưa có điều kiện nghiên cứu một
cách đầy đủ và cụ thể từng trào lưu, từng tác giả, từng tác phẩm... trong những

12



thời kỳ lịch sử nhất định, do vậy những thành tựu nghiên cứu, phê bình thời kỳ
1900-1945 được tác giả quan tâm tới một cách hạn chế.
Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), trên đà đổi mới nhiều
mặt của xã hội Việt Nam, tình hình nghiên cứu văn học thực sự bước vào thời
kỳ mới. Giới nghiên cứu văn học đương đại đã coi việc đánh giá lại di sản văn
học quá khứ, nhất là văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX, là một trong những mục
tiêu soi sáng quá trình đổi mới tư duy nghiên cứu văn học. Trên thực tế đã diễn
ra nhiều hoạt động khá sôi nổi như tổ chức hàng loạt cuộc hội thảo khoa học
với chủ đề “Giải toả những nghi án văn học” nhằm trả lại giá trị đích thực cho
một số tác giả, tác phẩm và trào lưu văn học q khứ. Chính vì vậy, nhiều tác
phẩm thuộc loại “có vấn đề” của thời kỳ trước đã được in lại. Nhiều bài viết,
nhiều cơng trình mới ra đời. Trong đó có một số cơng trình đề cập tới thể loại
tiểu thuyết giai đoạn đầu thế kỷ XX thông qua việc đánh giá một trào lưu, một
hiện tượng văn học tiêu biểu.
Gần gũi với đề tài của luận án, có thể kể đến cơng trình Sự hình thành và
vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối
thế kỷ 19 đến năm 1932 của Tơn Thất Dụng (1993)[19]. Đây là cơng trình
nghiên cứu về lịch sử văn học, nhưng trong đó, người viết có nhắc tới quan
niệm về thể loại tiểu thuyết của một số tác giả cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
như: Nguyễn Trọng Quản, Trương Duy Toản, Trần Thiên Trung… Nhìn chung,
cơng trình này đã đề cập tới một số luận điểm về lý thuyết thể loại tiểu thuyết
trong phê bình, lý luận đầu thế kỷ XX. Nhưng nội dung này chưa phải là mục
tiêu nghiên cứu chính của luận án, do đó các vấn đề lý thuyết thể loại chưa phải
là trọng tâm của công việc khảo sát.
Cơng trình Q trình hình thành và phát triển của phê bình văn học Việt
Nam thời kỳ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 [163] của Trần Việt Trung (1994) là
cơng trình đề cập tới vai trị của hoạt động báo chí, đội ngũ những nhà văn
tham gia hoạt động phê bình văn học. Tuy nhiên, người viết mới chỉ chủ yếu

thiên về hoạt động phê bình giai đoạn 1930-1945 với các tác giả Thiếu Sơn,

13


Hồi Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều…, cịn giai đoạn trước đó chỉ được đề
cập sơ lược. Các vấn đề về lý thuyết thể loại hầu như chưa được chú ý.
Cơng trình Lí luận phê bình văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ
XX của Trần Mạnh Tiến (1996) [151] là cơng trình đầu tiên đề cập tới những
hoạt động lý luận và phê bình văn học Việt Nam từ năm 1900-1930, trong đó
vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết qua những cơng trình nghiên cứu của các
nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đã được
chú ý đề cập tới nhưng cịn khái lược và chưa mang tính chất hệ thống toàn
diện. Tác giả chỉ mới bắt đầu chú ý tới vấn đề tiểu thuyết qua quan niệm, các
thành phần, phân loại tiểu thuyết trong một số công trình của các nhà nghiên
cứu phê bình giai đoạn này như: Phạm Quỳnh, Trúc Hà, Thiếu Sơn, D.C, Lệ
Xn.
Cơng trình Những vấn đề lý luận văn học giai đoạn 1930-1945 của Ngơ
Văn Giá (1996) [141] là cơng trình đề cập tới những hoạt động lý luận và phê
bình văn học Việt Nam. Trong đó, vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết trong
nghiên cứu, phê bình thời kỳ này là một trong những vấn đề được đề cập tới
như: quan niệm chung về tiểu thuyết, một số đơn vị nghệ thuật của tiểu thuyết
(nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ )… Song chúng chỉ được trình bày sơ lược
chưa mang tính hệ thống bởi vì như tên gọi của đề tài, tác giả dành sự quan tâm
tới toàn cảnh những vấn đề lý luận của văn học giai đoạn này. Hơn nữa, tác giả
chỉ chú ý đến những quan niệm của những nhà nghiên cứu phê bình ngồi Mác
xít như: Thạch Lam, Vũ Bằng, Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan.
Bài khảo luận Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939 của
Nguyễn Ngọc Thiện (in lần đầu trong cuốn Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ
thuật 1935-1939, 1996) đã cố gắng dựng lại toàn cảnh diễn biến cuộc tranh

luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh”, kết hợp sự
phân tích những quan niệm, những ý kiến thuộc các quan điểm nghệ thuật khác
nhau trong khơng khí sơi nổi, quyết liệt tranh biện với cái nhìn khoa học, khách
quan và bình tĩnh. Từ đó, người viết đưa ra những đánh giá về ý nghĩa cuộc

14


tranh luận lớn này, trong sự liên hệ và so sánh các vấn đề lý luận văn học đã và
đang đặt ra đối với văn học Việt Nam hiện đại, nhịp với những chặng đường
đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
Bài Khải luận của tác giả Mã Giang Lân (được in lần đầu vào năm 1997,
trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24A) là bài viết đề cập tới sự ra
đời và phát triển của thể loại lý luận phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam.
Trong đó, tác giả đã dựng lên bức tranh về hoạt động nghiên cứu, lý luận phê
bình văn học trong những thập niên đầu của thế kỷ XX. ở bài viết này, vấn đề
thể loại tiểu thuyết đã được đề cập tới qua một số lời bàn của các tác giả tiêu
biểu như Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn, Hoàng Ngọc Phách, Thạch Lam, Vũ Bằng,
Trương Chính, Hải Triều, Đặng Thai Mai trên một số phương diện (khái niệm,
phân loại, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ ). Tuy nhiên, những vấn đề này được
lướt nhanh để đi tới kết luận chứ không dừng lại để nhận xét, minh chứng một
cách cụ thể.
Trong bài viết Chuyển biến của thể loại tiểu thuyết trong văn học Việt
Nam đầu thế kỷ XX (2001) [74], qua khảo sát ý kiến về tiểu thuyết của 10 nhà
văn, nhà biên khảo từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX như Nguyễn Trọng
Quản, Hồ Biểu Chánh, Phạm Quỳnh, Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách,Thiếu Sơn,
Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Đinh Gia Trinh về một số vấn đề hiện
trạng, xu thế, kỹ thuật và nhìn nhận lại một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu; tác
giả Bùi Việt Thắng đã đưa ra một số ý kiến đáng tin cậy (tuy cịn ít ỏi) để
khẳng định “tiểu thuyết là một thể loại văn học mới rất cần thiết cho sự đổi mới

văn học theo hướng hiện đại hoá”.
Năm 2003, trong lời giới thiệu cho bộ sách Tranh luận văn nghệ thế kỷ
XX [142], nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã phân tích những ý kiến xung quanh
những cuộc tranh luận nghệ thuật 1900-1945. Nhiều ý kiến bàn về thể loại tiểu
thuyết tập trung ở hai cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ
thuật vị nhân sinh” và “Dâm hay khơng Dâm” thời kỳ 1935-1939 đã được tác
giả nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan.
15


Trong bài viết Các nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX nói về văn tự sự
(2001) [160], thơng qua việc khảo sát một số ý kiến của nhà văn nước ta bàn
về văn tự sự (tập trung ở tiểu thuyết), tác giả Nguyễn Nghĩa Trọng khẳng định:
tuy mới còn ở mức độ sơ khai nhưng những ý kiến về văn tự sự và tiểu thuyết
nói riêng nửa đầu thế kỷ XX đã đánh dấu một bước phát triển của lý luận văn
học nước nhà. Nó góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của văn xuôi hiện đại với sự
góp sức của những nhà văn tả thực tài năng như: Nguyễn Công Hoan, Ngô tất
Tố, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Tơ Hồi, Vũ Bằng, Nam Cao, Ngun
Hồng…Tuy nhiên, phần lớn các ý kiến được đưa ra chủ yếu mang tính chất điểm
qua chứ khơng chú mục nhận xét đánh giá về kỹ thuật, phân tích kiến giải lý luận
về mặt thể loại trên cái nền đổi mới của tư duy văn học.

Bài viết Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết hiện đại và lý luận
tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trong quan hệ với tiểu
thuyết và thi pháp tiểu thuyết nước ngoài (Báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa
học về văn học so sánh do trường ĐHSP Hà Nội tổ chức tháng 5/2004) của tác
giả Nguyễn Ngọc Thiện đã bàn tới sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết
và lý luận tiểu thuyết hiện đại ở nước ta qua thực tiễn sáng tác và tập trung
trong cơng trình: Bàn về tiểu thuyết (Phạm Quỳnh), Theo giòng (Thạch Lam),
Khảo về tiểu thuyết (Vũ Bằng). ở những cơng trình này, mọi vấn đề lý luận của

thể loại tiểu thuyết đã được người viết xem xét và lý giải trong sự so sánh với
những quan niệm của nhà lý luận tiểu thuyết Nga M.Bakhtin. Qua đó người
viết phần nào đã cho thấy sự phát triển của tiểu thuyết cũng như sự vận động
về tư duy lý luận tiểu thuyết trong những thập niên đầu của thế kỷ XX. Tuy
nhiên trên thực tế, ngồi ba học giả được đưa ra, cịn có rất nhiều nhà văn, nhà
nghiên cứu, nhà phê bình cũng có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển
của khoa nghiên cứu, phê bình văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói
riêng mà có lẽ do giới hạn về khuôn khổ một tiểu luận chưa thấy tác giả đề cập
tới.

16


Cơng trình: Lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX – 1945
của nhóm nghiên cứu Viện Văn học do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên là tập
hợp những bài viết đề cập đến sự hình thành, các giai đoạn phát triển, các
khuynh hướng lý luận phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Cơng
trình đã ghi nhận sự nỗ lực tư duy về văn học thời kỳ hiện đại xung quanh việc
xây dựng lý luận, phê bình trở thành bộ mơn khoa học về văn học có lý thuyết
và phương pháp chuyên biệt, phát triển đồng bộ, hoà nhịp với sáng tác, hỗ trợ
yêu cầu thẩm định của công chúng về chất lượng tác phẩm văn chương.
Trong đó, những ý kiến về thể loại tiểu thuyết cũng đã được lưu ý nghiên
cứu, chủ yếu qua một số tác giả thời kỳ này như Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Vũ
Ngọc Phan, qua các cuộc tranh luận nghệ thuật, qua 10 gương mặt phê bình
tiêu biểu.
Năm 2004, chuyên luận Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
(1900-1945)[167] của Nguyễn Thị Thanh Xuân được ấn hành. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu của một luận án Phó tiến sĩ mà tác giả đã bảo vệ thành cơng 10
năm trước, cơng trình này đã khảo sát một cách khá hệ thống, toàn diện hoạt
động phê bình thời kỳ này. Tác giả cũng dành sự chú ý cho phê bình tiểu

thuyết, nhưng do giới hạn của đề tài, vấn đề này không được bàn tới một cách
tập trung, độc lập mà chỉ được nói đến rải rác qua một vài cuộc tranh luận nghệ
thuật, một số bài phê bình tác phẩm tiểu thuyết đương thời và các tác gia phê
bình tiêu biểu.
Cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX – Những vấn đề lịch sử và lý luận (do
Phan Cự Đệ chủ biên) [30] là một cơng trình tổng kết văn học Việt Nam thế kỷ
XX dưới ánh sáng của tư duy lý luận Mác xít. Trong đó, ở chương bảy, với
phần viết về hoạt động lý luận phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX,
nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã đưa ra những nhận xét về một số nét nổi bật
thuộc quá trình hình thành và phát triển của lý luận phê bình, về tranh luận văn
học, về thế hệ các nhà phê bình. Từ đó, ơng khẳng định: “Tuy chất lượng
khơng đồng đều nhưng các tác giả và cơng trình phê bình văn học đã đánh dấu

17


sự trưởng thành mọi mặt từ ý thức tự chủ đến phương pháp và thể loại, cũng
như phong cách cá nhân”[30, tr.117]. Trong đó, lý luận phê bình tiểu thuyết
mới chỉ được đề cập tới thông qua những nhận xét rải rác trong cái nền và diện
mạo chung của lý luận phê bình.
Cũng trong thời kỳ này, ở một số cơng trình đi sâu vào từng tác gia, tác
phẩm, các gương mặt tiêu biểu trên văn đàn những năm đầu thế kỷ XX như
Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Hải Triều, Nam Cao, Vũ Ngọc
Phan, Nhất Linh, Khái Hưng, Lan Khai…, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận và
đánh giá lại một cách khách quan, chỉ rõ những đóng góp (cũng như hạn chế)
của họ đối với nền văn học nước nhà nói chung và sự phát triển của lý luận tiểu
thuyết nói riêng. Có thể kể đến một số bài viết, cơng trình cá nhân hoặc tập thể
sau: Học tập nhà văn Vũ Ngọc Phan của Vũ Ngọc Khánh (1992), Thạch Lam
văn chương và cái đẹp của nhiều tác giả (1995), Văn chương và tác giả của
Nguyễn Ngọc Thiện (1996), Hải Triều - nhà lý luận tiên phong do Nguyễn

Ngọc Thiện chủ biên (1996), Văn học trên hành trình thế kỷ XX của Phong Lê
(1997), Nam Cao qua nửa thế kỷ của Hà Bình Trị (2001), Chủ nghĩa hiện thực
Nam Cao của Trần Đăng Suyền (2001), Văn chương tài năng và phong cách
của Hà Minh Đức (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học do Hà
Minh Đức chủ biên (2001), Lan Khai- Tác phẩm nghiên cứu lý luận và phê
bình văn học của Trần Mạnh Tiến (2002)…
b. Các sách sưu tầm, biên soạn
Cũng nhằm mục đích khơi phục lại nền văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX,
thời kỳ này xuất hiện nhiều cơng trình mang tính chất tư liệu đã được biên soạn
rất cơng phu. Trong đó, các nhà biên soạn, sưu tầm đã tập hợp được khá nhiều
bài nghiên cứu, phê bình về thể loại tiểu thuyết của các tác giả đầu thế kỷ XX.
Đó là:
1, Khảo về tiểu thuyết (1996) của Vương Trí Nhàn [104] là cơng trình
biên soạn, tập hợp những ý kiến bàn về tiểu thuyết của các nhà văn, nhà nghiên
cứu, phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến 1945.
18


2, Tuyển tập phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam (1900-1945), 5 tập
(1997) [141] là bộ tuyển tập bao gồm các tác phẩm lý luận, phê bình và nghiên
cứu văn học của các tác giả giai đoạn đầu thế kỷ. Trong đó có nhiều bài viết về
tiểu thuyết của Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Thiếu Sơn…

3, Công trình Tổng tập văn học Việt Nam (1997) tập 24A, 24B [108,109]
tuyển những cơng trình lý luận nửa đầu thế kỷ XX của 37 tác giả khơng thuộc
nhóm Mác xít như Dương Quảng Hàm, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Thiếu
Sơn, Thạch Lam, Lê Thanh, Trương Chính, Lan Khai, Phạm Quỳnh…
4, Tổng tập văn học Việt Nam (1997) tập 34 [110] tập hợp những cơng
trình lý luận nửa đầu thế kỷ XX của các tác giả thuộc nhóm Mác xít như: Hải
Triều, Trần Đình Long, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai…

5, Bàn về tiểu thuyết (2000) của Bùi Việt Thắng [138] biên soạn tập hợp
những ý kiến bàn về tiểu thuyết từ đầu thế kỷ XX đến nay. Trong đó có những
bài viết của ba tác giả tiêu biểu giai đoạn đầu thế kỷ là Phạm Quỳnh, Thạch
Lam, Vũ Bằng.
6, Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, 2 tập (2003) do Nguyễn Ngọc Thiện
chủ biên [142] tập hợp những bài lý luận phê bình trong 6 cuộc tranh luận nửa
đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều bài phê bình về tiểu thuyết khơng phải từ góc
độ “đọc sách”, cảm nhận mà từ góc độ lý thuyết phân loại khoa học.

Điểm qua một số cơng trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến các vấn đề
lý thuyết thể loại tiểu thuyết trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX có thể
thấy rằng: hầu hết các cơng trình đều chưa có điều kiện tập trung đánh giá một
cách khái quát, toàn diện về các ý kiến hàm chứa sự khai mở của tư duy lý
luận về thể loại tiểu thuyết trong hoạt động nghiên cứu phê bình nửa đầu thế kỷ
XX (1900-1945). Nhìn chung, các cơng trình này thường chỉ tập trung vào
đánh giá một trào lưu, một hiện tượng, một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu của
họ, hoặc nhận diện chung về sáng tác tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đa phần
là cơng trình mang tính chất văn học sử, hay mang tính chất tư liệu tập hợp
những lời bạt, lời nói đầu, những bài báo, tiểu luận phê bình bàn về tiểu thuyết.

19


Cũng có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề lý luận văn học vài ba
thập niên đầu thế kỷ nhưng chỉ dừng lại ở mức độ lược khảo, vẽ lên diện mạo
chung ghi nhận những thành tựu lý luận văn học trong từng giai đoạn đó, chứ
chưa tập trung đi sâu vào nghiên cứu sự diễn tiến của tư duy lý luận về thể loại
tiểu thuyết xuyên suốt cả một giai đoạn ngót nửa thế kỷ.

Do vậy, từ việc tiếp thu những thành tựu của những người đi trước, tiếp

tục mở rộng và đi sâu trên cơ sở Luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ năm 2000,
luận án của chúng tôi với đề tài Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên
cứu phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cố gắng tập trung tập
hợp và khảo sát một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản của thể loại
tiểu thuyết qua những ý kiến bàn về thể loại này từ các cơng trình của các nhà
văn và nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam được công bố trong nửa đầu
thế kỷ XX.
3. Giới thuyết về khái niệm tiểu thuyết
Là một thể loại mới được hình thành nên khái niệm “Tiểu thuyết” thời kỳ
này còn chưa được các nhà nghiên cứu, phê bình xác định rõ ràng, mà thường
sử dụng để chỉ tất cả các tác phẩm truyện có dung lượng dài ngắn khác nhau
(được gọi là Đoản thiên tiểu thuyết, Trung thiên tiểu thuyết, hay Trường thiên
tiểu thuyết). Ví dụ như truyện Thày Lazarơ Phiền (1887) của Nguyễn Trọng
Quản chỉ dày 32 trang nhưng nhiều nhà văn thời kỳ này đều xem là tiểu thuyết.
Những tác phẩm của Trần Chánh Chiếu, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt,
Hồ Biểu Chánh… dung lượng chỉ đủ sức một truyện vừa nhưng vẫn được gọi
là tiểu thuyết. Ngay cả tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, chỉ
vẹn vẹn có vài ba trang in, nhưng Nam Phong tạp chí năm 1919 khi đăng tải
vẫn giới thiệu là tiểu thuyết tả chân. Do vậy khi tiến hành khảo sát, phân tích
những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình đầu thế kỷ, chúng tơi chủ yếu
vẫn dựa vào những quan niệm của họ để đảm bảo tính lịch sử của thuật ngữ và
tư duy học thuật.

20


4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong luận án này là những “văn bản” bàn
đến thể loại tiểu thuyết của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình, văn học giai
đoạn đầu thế kỷ XX. Những văn bản đó được khai thác từ những nguồn tư liệu,

từ các ấn phẩm đầu thế kỷ trên các báo như Nơng cổ mín đàm, Đơng Dương
tạp chí, Đơng Pháp thời báo, Nam Phong tạp chí, Hữu Thanh tạp chí, An
Nam tạp chí, Phụ nữ Tân văn và một số sách chuyên khảo của các nhà văn,
nhà nghiên cứu thời đó như Bàn về tiểu thuyết (Phạm Quỳnh), Theo giịng
(Thạch Lam), Khảo về tiểu thuyết (Vũ Bằng)...

Đặc biệt, trước khi nhận đề tài này, chúng tôi đã tham gia biên soạn bộ
Tuyển tập phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam (1900-1945) (xuất bản
năm 1997) nên mọi tài liệu, văn bản giai đoạn này, trong đó có nhiều ý kiến
về tiểu thuyết, chúng tơi đã được tiếp xúc. Ngồi ra, phần lớn những ý kiến
bàn về tiểu thuyết còn được tuyển trong một số bộ sưu tầm, tuyển chọn
khác như: Khảo về tiểu thuyết (Vương Trí Nhàn) và Bàn về tiểu thuyết (Bùi
Việt Thắng)...
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tình hình nghiên cứu nêu trên, với khả năng tư liệu cho phép,
chúng tôi xác định nhiệm vụ của luận án là:
- Tìm hiểu những điều kiện xã hội-văn hố đã tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ
trong vài thập niên nửa đầu của thế kỷ XX cũng như việc nghiên cứu phê bình
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
- Tập trung khảo sát và phân tích các ý kiến bàn về tiểu thuyết từ những
quan niệm chung (khái niệm, phân loại, nhà viết tiểu thuyết với tư cách là một
nghệ sĩ kiểu mới thuộc về một quan niệm văn học mới, một nhân cách văn hoá
mới khi cầm bút) đến những vấn đề của thể loại văn học (vấn đề hiện thực,
nghệ thuật viết tiểu thuyết, bạn đọc tiểu thuyết, phê bình tiểu thuyết). Từ đó,
21


làm rõ sự phát triển về tư duy lý luận thể loại trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ
của công cuộc hiện đại hố nền văn học dân tộc. Nói chính xác hơn, người viết

đặt mục đích phân tích cơng việc của các nhà nghiên cứu, phê bình, các học
giả, các nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỷ xung quanh việc bàn về chủ đề: làm
thế nào để có thể phát triển một thể loại mới của văn học cần cho q trình
hiện đại hố văn học dân tộc trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài, vừa
“là của ta”, “cho dân ta đọc”, góp phần tích cực vào đời sống xã hội lúc đó.
Đây là vấn đề lớn, rất có ý nghĩa khơng chỉ đối với văn học đương thời mà cịn
đối với tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại.
- Khẳng định và ghi nhận những đóng góp của các nhà văn, nhà nghiên
cứu, phê bình văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đối với q trình hiện đại
hố nền tiểu thuyết nước nhà thông qua việc liên hệ với thực tiễn sáng tác,
đương thời đồng thời việc nhìn nhận lại những vấn đề lý luận của thể loại mà
các thế hệ đàn anh đã làm trên tinh thần đổi mới và phát triển của chuyên
ngành lý luận hôm nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Với một đề tài thuộc loại hình lý thuyết- lịch sử văn học, trong quá trình
thực hiện luận án, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Các ý kiến bàn về vấn đề tiểu thuyết
được công bố trên sách, báo, tạp chí... đã được chúng tơi thống kê một cách có
hệ thống, trong đó ưu tiên xem xét đánh giá những ý kiến nổi bật, cơ bản.
- Phương pháp lịch sử cụ thể: Vì những tri thức lý luận văn học giai đoạn
này đang trong quá trình khai mở, chủ yếu được nêu lên qua những lời bạt, tựa,
các tác phẩm phê bình, nghiên cứu văn học, cho nên luận án quán triệt phương
pháp lịch sử cụ thể trong quá trình nhận diện và đánh giá chung. Các tri thức lý
luận văn học được cố gắng “giải mã” như nó vốn có, tránh suy diễn, gán ghép,
hiện đại hố những điều mà nó khơng hàm chứa.

22


Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như

phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ thêm
các vấn đề lý luận.
Tất cả những phương pháp trên được vận dụng phối hợp với nhau một
cách linh hoạt để làm bật lên những vấn đề cần nghiên cứu.
7. Những đóng góp mới của luận án
a. Về mặt lý luận
Đây là công trình đầu tiên khảo sát, hệ thống hố và đánh giá sâu các vấn
đề lý luận của thể loại tiểu thuyết trong mảng nghiên cứu phê bình văn học giai
đoạn nửa đầu thế kỷ (1900-1945). Kết quả nghiên cứu của luận án ít nhiều có
tác dụng làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết trong
giai đoạn văn học này và cho thấy rõ, ngay trong mấy thập kỷ đầu xây dựng
nền văn học quốc ngữ mang tính chất cận hiện đại, các văn nhân và học giả
nước ta đã có nhiều kiến giải về đặc trưng của thể loại và những ý kiến này đã
tạo tiền đề cho sự đổi mới và hiện đại hoá của thể loại ở những giai đoạn sau
của thế kỷ.
b. Về mặt thực tiễn
Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một tài liệu tham
khảo hữu ích và thiết thực đối với hoạt động nghiên cứu, học tập và giảng dạy
về lý luận văn học và văn học Việt Nam hiện đại.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận án được triển khai
thành bốn chương.
Chương 1. Những tiền đề xã hội- văn hoá ảnh hưởng đến sự ra đời của
tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ.
Chương 2. Quan niệm chung về tiểu thuyết trong nghiên cứu phê bình
văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Chương 3. Vấn đề hiện thực và nghệ thuật viết tiểu thuyết.
23



Chương 4. Vấn đề bạn đọc tiểu thuyết và phê bình tiểu thuyết.

24


Chương 1
Những tiền đề xã hội - văn hoá ảnh hưởng đến
sự ra đời của tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ
Từ năm 1897, cơng cuộc bình định nước ta của thực dân Pháp về quân sự
căn bản đã hoàn thành. Sự thất bại của Phan Đình Phùng (vào năm 1897 và
được coi như đại diện cuối cùng của phong trào Cần Vương) đã làm cho khơng
ít sĩ phu hiểu rằng công cuộc chống Pháp theo con đường Cần vương đã tuyệt
vọng. Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám làm thủ
lĩnh lúc này chưa bị dập tắt song nó mang ý nghĩa khác. Và hệ quả của nó là
khơng khí chống Pháp của nhân dân ta tạm thời lắng xuống. Lợi dụng thời cơ
này, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc khai thác xứ Đơng Dương giàu có với
một kế hoạch khá bài bản. Tuy chính quyền thực dân có cho thành lập một số
hội đồng dân biểu và cho xây dựng một số cơng trình cơng nghiệp, đơ thị, giáo
dục để phục vụ cho chiêu bài Khai phá văn minh hay tự do, bình đẳng, bác ái,
song việc chính của chúng vẫn là bóc lột, vơ vét tài nguyên.
Từ cuối thế kỷ XIX đến trước khủng khoảng kinh tế 1929-1933, người
Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác Việt Nam với qui mô lớn: trước và sau
đại chiến thế giới lần thứ nhất. Chính sách kinh tế thực dân dù được che đậy
bằng bất kì thủ đoạn mị dân nào cũng khơng nằm ngồi mục đích: bán hàng
hố (có thể là dư thừa) của mẫu quốc, vơ vét nguồn lực phục vụ cho các mục
đích để phát triển (nước Mẹ), xây dựng một số cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ cần
cho các mục đích đã định và khơng được để ảnh hưởng xấu đến nền cơng
nghiệp của chính quốc. Các lĩnh vực giáo dục, văn hố khác được xây dựng
cũng khơng nằm ngồi quỹ đạo này.
Kết quả của những chính sách đó là nền kinh tế phong kiến, sản xuất nhỏ,

trì trệ, đóng kín điển hình của nước ta bị ép buộc phát triển theo một hướng
khác. Lưu thơng hàng hố ngày càng được đẩy mạnh, nước ta bị lôi kéo vào
25


quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản nhưng không được cơng nghiệp hố mà lại biến
thành một thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu hàng xuất khẩu cho
Pháp. Lợi ích của q trình này nước Pháp được hưởng cịn nhân dân ta bị bần
cùng hố, phần lớn trong số đó trở thành nguồn nhân cơng rẻ mạt cho các nhà
máy, công xưởng, đồn điền của đủ các loại ông chủ Pháp đang mở ra ở khắp
nơi trên đất nước Việt Nam. Q trình này có tác động hai mặt tới sự chuyển
đổi của đời sống văn hoá Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Đời sống của
nhân dân ta, đặc biệt là đời sống của người nông dân và dân nghèo thành thị rất
khó khăn trước sự bóc lột ngày càng thậm tệ của thực dân Pháp.
Lắng xuống một thời gian không dài, các phong trào yêu nước, chống
Pháp theo các xu hướng tư tưởng khác nhau của nhân dân ta lại được nhen
nhóm lại và duy trì khá đều đặn vào đầu thế kỷ XX. Lần lượt các tầng lớp sĩ
phu, giai cấp tư sản dân tộc bước lên vũ đài chính trị với sứ mệnh tìm đường
đưa dân tộc thốt khỏi cảnh nơ lệ phụ thuộc. Nhưng rồi mọi tìm kiếm con
đường cứu nước theo khuynh hướng Cần Vương, tư sản cải lương, bạo động…
đều vơ vọng; cuối cùng vai trị chèo lái con thuyền Việt Nam được chuyển cho
giai cấp vô sản với sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1930).
Lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1930 chủ
yếu đều xoay quanh cuộc đấu tranh toàn diện, quyết liệt giữa hai lực lượng đối
lập, một bên là các lực lượng yêu nước và cách mạng của dân tộc Việt Nam,
còn một bên là lực lượng phản dân tộc và các thế lực thù địch; đi ngược lại lợi
ích của cả dân tộc, gắn bó chặt chẽ với chính quyền thực dân Pháp.
Phong trào đấu tranh chống sưu thuế của nông dân Trung Kỳ, vụ đầu độc
binh lính Pháp ở Hà Nội, cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917),
các phong trào ái quốc dân chủ (1922-1926), sự xuất hiện của Việt Nam Quốc

dân đảng với cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930), sự ra đời các tổ chức tiền thân
của đảng cộng sản Đông Dương (1924-1930)... chứng tỏ sức sống mãnh liệt,

26


×