Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Địa danh các đơn vị hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 163 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ QUYÊN





ĐỊA DANH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
PHỦ THƢỜNG TÍN (HÀ NỘI) THỜI NGUYỄN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh





HÀ NỘI - 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xim cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban chủ nhiệm khoa
Ngôn ngữ học và Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2014

HỌC VIÊN





Nguyễn Thị Quyên



LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo
của PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Thanh. Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới cô, người đã hướng dẫn em trong Luận văn này.
Nhân đây em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo,
các cán bộ trong Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội – những người đã dạy dỗ và giúp đỡ em
trong thời gian học vừa qua.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình, bạn bè và những
người thân yêu đã luôn sát cánh, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Tuy em đã rất cố gắng nhưng luận văn có lẽ khó tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét của
các thầy giáo, cô giáo và các bạn để em có thể phát triển đề tài này ở cấp độ
cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Quyên






MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 6

7. Đóng góp của luận văn 7
8. Bố cục luận văn 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 9
1.1. Những lí luận chung về địa danh và địa danh học 9
1.1.1. Địa danh 9
1.1.2. Khái quát chung về phức thể địa danh 13
1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 20
1.3. Khảo sát địa danh 21
1.4. Bức tranh khái quát về địa danh hành chính phủ Thƣờng Tín
(Hà Nội) thời Nguyễn 23
1.5. Tiểu kết 25
CHƢƠNG 2: 27
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH 27
PHỦ THƢỜNG TÍN (HÀ NỘI) THỜI NGUYỄN 27
2.1. Yếu tố chỉ loại trong kết cấu phức thể địa danh của địa danh hành
chính phủ Thƣờng Tín (Hà Nội) thời Nguyễn 27
2.1.1. Số lượng 28
2.1.2. Vị trí 38
2.2. Bộ phận định danh của địa danh hành chính phủ Thƣờng Tín
(Hà Nội) thời Nguyễn 39
2.2.1. Số lượng âm tiết của bộ phận định danh 40


2.2.2. Nguồn gốc của các bộ phận định danh trong địa danh hành chính phủ
Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn 46
2.2.3. Mô hình cấu trúc, kết cấu của địa danh hành chính phủ Thường Tín
(Hà Nội) thời Nguyễn 49
2.2.4. Phương thức định danh của địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà
Nội) thời Nguyễn 61
2.3. Tiểu kết 69

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH 72
PHỦ THƢỜNG TÍN (HÀ NỘI) THỜI NGUYỄN 72
3.1. Ý nghĩa địa danh hành chính phủ Thƣờng Tín (Hà Nội) thời Nguyễn 72
3.1.1. Địa danh kí hiệu 73
3.1.2. Địa danh đăng ký 74
3.1.3. Địa danh thể hiện ước vọng 75
3.1.4. Địa danh mô tả 77
3.1.5. Địa danh mang yếu tố lịch sử 80
3.2. “Húy” trong địa danh hành chính phủ Thƣờng Tín (Hà Nội) thời
Nguyễn 84
3.2.1. Quy tắc “kiêng húy” 85
3.2.2. Phương pháp “kiêng húy” 85
3.4. Tiểu kết 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Địa danh, theo cách hiểu thông thường, là tên gọi của địa hình thiên
nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ là
đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học như lịch sử, địa lí, dân tộc
học, văn hoá học.
Tìm hiểu về địa danh là mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Địa danh không đơn thuần là tên gọi của một đối tượng cụ thể mà còn ẩn
sau đó những trầm tích lịch sử, văn hoá, những yếu tố thuộc về nếp sống,
phong tục tập quán của mỗi vùng miền. Sự định hình, phát triển, trường tồn
hay biến đổi và mất đi của một địa danh thường gắn với một lí do văn hoá

hay sự kiện lịch sử nhất định. Chính vì vậy, nghiên cứu về địa danh không chỉ
có ý nghĩa về mặt ngôn ngữ học mà còn đem lại những nguồn dữ liệu dồi dào
và có cơ sở cho nhiều ngành khoa học khác.
Hà Nội, với vị thế địa chính trị quan trọng của đất nước, là đối tượng
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu dưới
góc nhìn lịch sử, địa lý, văn hóa, chính trị , trong đó không ít công trình
nghiên cứu Hà Nội giai đoạn thế kỷ XIX, như Địa bạ cổ Hà Nội (Phan Huy
Lê chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội (Trần Huy Liệu), Địa danh Thăng Long –
Hà Nội thời Nguyễn (Nguyễn Thúy Nga chủ biên) bởi đây là giai đoạn
đánh dấu bước ngoặt lịch sử của đất nước với sự cai trị của nhà Nguyễn.
Trong thời gian này, Hà Nội có nhiều biến đổi quan trọng về địa giới hành
chính, thể chế chính trị. Kéo theo đó là sự ảnh hưởng sâu rộng tới văn hóa,
chính trị của đất nước.
Nhiều công trình lớn liên quan đến Hà Nội thế kỷ XIX dưới góc độ văn
hóa, ngôn ngữ đã được công bố. Những công trình đó chủ yếu tập trung chủ
yếu vào nội thành Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, để tìm hiểu Hà Nội một
cách thấu đáo, đầy đủ thì việc nghiên cứu về Hà Nội không chỉ gói gọn trong


2
nội thành mà phải được mở rộng ra những vùng lân cận, ngoại vi để có cái
nhìn tổng quát, đầy đủ và chính xác về sự hình thành, phát triển của Hà Nội
hiện đại.
Đất nước ta trải qua nhiều triều đại với những biến đổi lịch sử to lớn
liên quan đến chính trị, tư tưởng, văn hóa cũng như địa giới hành chính của
các vùng trong cả nước. Trong đó, triều Nguyễn (thế kỉ XIX) là giai đoạn
đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc cải cách hành chính của đất nước
với sự thành lập của các tỉnh lỵ, trong đó có việc thành lập tỉnh Hà Nội rồi sau
đó được xây dựng thành thành phố sau khi trở thành “đất nhượng địa” của
thực dân Pháp.

1.3. Phủ Thường Tín thời Nguyễn là một vùng đất được xác định về
diên cách như sau: “Đông tây cách nhau 20 dặm, nam bắc cách nhau 50 dặm.
Phía đông đến sông Nhị đối ngạn với địa giới huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh
và địa giới huyện Đông Yên thuộc tỉnh Hưng Yên 10 dặm, phía tây đến địa
giới huyện Thanh Oai phủ Ứng Hòa 10 dặm, phía nam đến địa giới huyện
Duy Tiên phủ Lý Nhân 32 dặm, phía bắc đến địa giới các huyện Thọ Xương
và Vĩnh Thuận phủ Hoài Đức 22 dặm” [37; tr.189].
1.4. Nhiều công trình nghiên cứu địa danh Hà Nội thế kỷ 19 trong đó
có nhắc tới hệ thống địa danh hành chính của phủ Thường Tín, tiêu biểu là
Các tổng trấn xã danh bị lãm (1810-1813), Bắc Thành địa dư chí lục (1818 -
1820), Địa bạ cổ Hà Nội (1837), Hà Nội địa bạ (1866), Đồng Khánh địa dư
chí (1885-1888), Đại Nam Nhất thống chí (1910) Trong số đó nhiều tư liệu
đã được chuyển dịch từ tiếng Hán hoặc tiếng Nôm ra tiếng Việt hiện đại.
Những tư liệu trên cho phép nghiên cứu hệ thống địa danh các đơn vị hành
chính Hà Nội, thông qua đó góp phần tìm hiểu những đặc điểm về lịch sử, văn
hóa, địa lý của Thăng Long - Hà Nội thế kỷ 19. Tuy nhiên về cơ bản,
những công trình này mới dừng lại ở việc liệt kê những địa danh hành chính


3
của Phủ mà chưa có công trình nào lấy hệ thống địa danh hành chính của phủ
Thường Tín làm đối tượng nghiên cứu riêng từ góc độ ngôn ngũ học.
Với mong muốn tìm hiểu một cách tương đối hệ thống về hệ thống địa
danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn theo phương pháp
ngôn ngữ học nhàm chỉ ra những đặc điểm, mô hình cấu tạo, quy luật phát
triển, biến đổi của ngôn ngữ địa danh cũng như các giá trị lịch sử, văn hoá kết
tinh sau mỗi tên gọi, chúng tôi lựa chọn đề tài “Địa danh các đơn vị hành
chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là các địa danh hành chính phủ
Thường Tín thời Nguyễn.
Phủ Thường Tín, vào thời Bắc thuộc, là một bộ phận của quận Giao
Chỉ; thời Lý – Trần là châu Thượng Phúc. Đến thời Minh đổi thành châu
Phúc Yên. Đến thời Lê, phủ Thường Tín thuộc Thừa tuyên Sơn Nam. Đến
thời Tây Sơn, phủ Thường Tín thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Đời Gia Long
vẫn theo như cũ nhưng đến năm 1831 (Minh Mệnh 12), cùng với công cuộc
cải cách hành chính toàn diện của vua Minh Mệnh, khi chia đặt tỉnh thì phủ
Thường Tín thuộc tỉnh Hà Nội.
Phủ Thường Tín gồm 03 huyện là: Thanh Trì, Thượng Phúc và Phú Xuyên.
- Huyện Thanh Trì trước có tên là huyện Thanh Đàm. Theo Đại Nam
nhất thống chí, xưa còn gọi là châu Long Đàm, thuộc phủ Giao Châu. Đến
năm Vĩnh Lạc 5 (1407) đổi Long Đàm thành Thanh Đàm. Sau đó, đến thời Lê
Trung Hưng, do kỵ húy vua Lê Thế Tông nên đổi thành Thanh Trì.
- Huyện Thượng Phúc, thời Trần là đất châu Thượng Phúc. Đến thời
Minh đổi là huyện Bảo Phúc thuộc châu Phúc Yên, phủ Giao Châu. Thời Lê
lại đổi thành huyện Thượng Phúc thuộc phủ Thường Tín.


4
- Huyện Phú Xuyên, thời Minh là huyện Phù Lưu thuộc châu Phúc
Yên, phủ Giao Châu. Thời Lê Thánh Tông đổi thành huyện Phú Xuyên.
Trải qua những sự biến động trong lịch sử triều Nguyễn, phủ Thường
Tín cũng có những sự thay đổi đáng kể:
- Năm 1802 – 1831: Giai đoạn đầu thời Nguyễn với sự trị vì của vua
Gia Long, phủ Thường Tín thuộc trấn Sơn Nam Thượng.
- Năm 1831 – 1887: được đánh dấu bằng những cải cách hành chính
quan trọng của vua Minh Mệnh năm 1831 với sự thành lập của tỉnh Hà Nội.
Theo đó, phủ Thường Tín trước thuộc trấn Sơn Nam Thượng được chuyển về
để thành lập tỉnh Hà Nội.

- Năm 1888 Đồng Khánh 3, triều đình nhà Nguyễn nhượng đất Hà Nội
cho Pháp làm “đất nhượng địa”. Sau đó, chính quyền thực dân thành lập thành
phố Hà Nội, những phần còn lại thuộc về tỉnh Hà Nội.
- Năm 1899, huyện Hoàn Long được thành lập, gồm phần đất còn lại
của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (trừ những khu vực đã được lấy
thành phố) và một số xã thôn của hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì lập một
huyện mới là huyện Hoàn Long, làm huyện ngoại thành thành phố Hà Nội.
Lúc này, địa giới hành chính của phủ Thường Tín bị thu gọn.
- Năm 1902, tỉnh lỵ Hà Nội được dời đến xứ Cầu Đơ rồi đổi thành tỉnh
Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ được đổi thành tỉnh Hà Đông. Lúc này, phủ
Thường Tín với 3 huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên vẫn được giữ
nguyên và chuyển về tỉnh Hà Đông.
Vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX), phủ Thường Tín là một đơn vị hành
chính lớn với nhiều nét văn hóa đặc trưng cùng một số làng nghề nổi tiếng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là địa danh hành chính của phủ
Thường Tín thời Nguyễn qua các tư liệu Hán Nôm như:
+ Các trấn tổng xã danh bị lãm (CTTX),


5
+ Bắc Thành địa dư chí lục (BTĐD),
+ Đồng Khánh dư địa chí (ĐKĐD),
+ Hà Nội địa bạ (HNĐB),
+ Danh mục làng xã Hà Nội cuối thế kỷ XIX.
+ Hà Đông xã trang thôn trại bạ,
+ Địa chí tỉnh Hà Nội kèm theo bảng thống kê các làng và chợ trong tỉnh,
+ Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ,
+ Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách.
Các tư liệu này đã được TS Nguyễn Thúy Nga dịch và tổng hợp trong

cuốn “Địa danh Hà Nội thời Nguyễn: Khảo cứu từ nguồn tư liệu Hán Nôm”
do Nxb Khoa học xã hội, xuất bản năm 2010.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) trên các
mặt: đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ý nghĩa, nguồn gốc
và sự biến đổi địa danh qua các giai đoạn của triều Nguyễn.
- Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa địa danh và các lĩnh vực liên quan như:
lịch sử, địa lí, dân tộc, văn hóa, truyền thuyết dân gian
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Khảo sát địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn từ
góc độ ngôn ngữ.
- Thông qua việc khảo sát địa danh để tìm hiểu những đặc trưng văn hóa,
xã hội, lịch sử của khu vực.
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên bản đồ văn hóa Việt Nam, phủ Thường Tín là một vùng đất cổ với
nhiều nét văn hóa và làng nghề đặc sắc. Bên cạnh đó, đây là vùng đất nổi
tiếng với những đặc sản như rượu sen, rượu cúc (xã Hoàng Mai, xã Bình
Vọng), vải (xã Quang Liệt), cá rô (xã Thịnh Liệt), rượu nếp (xã Đông Thai)


6
(theo Dư địa chí, Nguyễn Trãi). Chính vì vậy mà các nhà lịch sử, văn hóa,
ngôn ngữ… đã sớm quan tâm đến vùng đất văn hóa này.
Trong các tư liệu lịch sử quan trọng như Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ
Liên), Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán Triều Nguyễn), Dư địa
chí (Nguyễn Trãi), các địa danh Thanh Đàm (đến thời Nguyễn được đổi thành
Thanh Trì), Thượng Phúc, Phú Xuyên đều được nhắc tới gắn với các sự kiện
lịch sử quan trọng và dưới tư cách là một đơn vị trực thuộc phủ Thường Tín,
trấn Sơn Nam Thượng. Địa danh Thường Tín với các đơn vị hành chính cơ sở

được xuất hiện trong “Tên làng xã Việt Nam thế kỉ XIX” bấy giờ thuộc trấn
Sơn Nam Thượng. Lịch sử hình thành, biến đổi của các địa danh hành chính
và tên làng xã phủ Thường Tín còn được giới thiệu trong các sách “Đồng
Khánh địa dư chí” (biên soạn vào đời Đồng Khánh), “Đất nước Việt Nam qua
các đời” (Đào Duy Anh), “Địa chí Hà Tây” (Đặng Văn Tu – Nguyễn Tá Nhí
chủ biên). Những công trình trên đã phản ánh tổng quan diện mạo của địa
danh hành chính phủ Thường Tín theo dòng lịch sử. Tuy nhiên, trong các
công trình nghiên cứu này, nhiều địa danh chỉ được kể tên trong những chứng
tích lịch sử mà ít khi được chú trọng với tư cách là đối tượng nghiên cứu trực
tiếp. Bức tranh địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) qua các giai
đoạn biến động của thời Nguyễn mới chỉ được mô tả khái quát và hầu hết là
nhìn nhận dưới góc độ liệt kê tên các đơn vị hành chính chứ chưa có công
trình nào đề cập tới địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) với tư
cách là một đối tượng nghiên cứu độc lập.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Thu thập, xử lí tư liệu: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để
thống kê, khảo cứu, lí giải địa danh. Các nguồn ngữ liệu được thống kê, tổng
hợp trong các văn bản thời Nguyễn (văn bản Hán Nôm, tiếng Pháp) là nguồn
tư liệu quan trọng cho luận văn.


7
6.2. Phương pháp miêu tả: Thông qua phương pháp miêu tả địa danh
về mặt nội dung và hình thức, chúng tôi rút ra được những nhận xét về đặc
điểm các mặt cấu tạo của địa danh, phương thức định danh và những biểu
hiện văn hoá của địa danh ở các loại hình khác nhau.
6.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - lịch sử- văn
hóa: Những kết quả đạt được của luận văn là tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu đặc trưng của ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa học, văn học…
Từ những cách thức tiếp cận ấy chúng tôi sẽ cố gắng nêu bật những giá trị

ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, xã hội, địa lí của Thường Tín thông qua những
biểu hiện về địa danh.
6.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa: Từ những cứ
liệu đã khảo sát cụ thể, chúng tôi từng bước tiến hành phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa thành những luận điểm, những đặc trưng và kết luận khoa học.
7. Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đạt được những kết quả
nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn, với những đóng góp cơ bản là:
- Mô tả một cách hệ thống, khoa học về lớp địa danh hành chính của
phủ Thường Tín (Hà Nội) thế kỷ XIX trong mối liên quan mật thiết hữu cơ
với các yếu tố lịch sử, văn hoá, địa lý của địa phương.
- Góp phần làm giàu thêm những công trình nghiên cứu về địa danh
ở Việt Nam nói chung, Hà Nội triều Nguyễn nói riêng, không chỉ từ góc độ
ngôn ngữ học mà có sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành theo
định hướng khu vực học.
- Góp phần xây dựng bức tranh tổng thể về hệ thống địa danh Thường
Tín nói riêng và Hà Nội nói chung.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận


8
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà
Nội) thời Nguyễn
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh hành chính phủ Thường Tín
(Hà Nội) thời Nguyễn


9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Những lí luận chung về địa danh và địa danh học
1.1.1. Địa danh
1.1.1.1. Khái niệm
“Địa danh” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ một tiếng Hy Lạp cổ là
Toponima hay Topoma. Trong thời gian gần đây, thuật ngữ này được thay thế
bằng một từ ghép place – names nghĩa tiếng Việt là “tên gọi vị trí hay điểm
địa lí”.
Địa danh là là một thuật ngữ vốn xuất hiện từ thế kỷ 18, song có nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm này như:
Theo A.V. Superanxkaja địa danh là “tên gọi các đối tượng địa lý khác
nhau, địa hình trên bề mặt trái đất. Địa danh đánh dấu các tên gọi địa lý
bằng các từ. Địa danh gần gũi với tên người, tên động vật” [38; tr.11].
Còn theo G.M.Kert thì địa danh là tên gọi được đặt cho các đối tượng
địa lý, ra đời trong một khu vực có người sinh sống, được tạo ra bởi một cộng
đồng dân cư, một tộc người. Chúng là một phần không thể thiếu được trong
cuộc sống hàng ngày và các hoạt động chính trị - xã hội ở nơi đó.
Ở Việt Nam, địa danh từng là đối tượng chú ý của nhiều nhà nghiên
cứu từ các góc độ khác nhau. Tại các tác phẩm nổi tiếng như Đại Việt sử ký
hay các công trình địa bạ, địa chí, các địa danh luôn là những dấu hiệu quan
trọng để ghi dấu hay nhận diện những sự kiện quan trọng của các vùng đất
hay của đất nước.
Từ góc độ ngôn ngữ học, định nghĩa về địa danh cũng đã được không ít
nhà nghiên cứu quan tâm như:
Hoàng Phê, trong Từ điển tiếng Việt, định nghĩa: “Địa danh là tên gọi
các miền đất”, là “tên đất, tên địa phương” [36]. Đây là cách định nghĩa đơn
giản, tối lược, chưa bao quát được đầy đủ nội hàm của khái niệm địa danh.



10
Lê Trung Hoa, người có nhiều năm nghiên cứu trên lĩnh vực địa danh
thì coi “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên của địa
hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng
lãnh thổ.” [19; tr.21].
Tác giả Nguyễn Kiên Trường thì xác định: “Địa danh là tên riêng
chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt
trái đất” [54; tr.16].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Âu lại cho rằng: “Địa danh là tên đất
gồm: tên sông, núi, làng mạc… hay là tên các địa phương, các dân tộc” [4; tr.5].
Trong các định nghĩa trên, định nghĩa của Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên
Trường được nhiều người chấp nhận vì nó mang tính khái quát, bao trùm nội
hàm và thể hiện ngoại diên khái niệm rõ nét. Quan niệm của hai nhà nghiên
cứu trên có thể được khái quát như sau: Địa danh là những từ hoặc ngữ cố
định, được dùng làm tên của địa hình thiên nhiên, công trình xây dựng, đơn vị
hành chính, vùng lãnh thổ có vị trí xác định trên bề mặt trái đất.
Tập hợp các địa danh tạo thành một lớp từ ngữ đặc biệt nằm trong hệ
thống từ vựng của một ngôn ngữ. Địa danh chịu sự chi phối của những quy
luật ngôn ngữ chung (như quy tắc phát âm), mang đặc trưng của một ngôn
ngữ cụ thể (quy tắc ngữ pháp, ngữ âm…), đồng thời, có những quy tắc riêng
trong cấu trúc nội tại của nó (quy tắc cấu tạo địa danh, phương thức định danh).
1.1.1.2. Phân loại địa danh
Địa danh là tên gọi của những đối tượng địa lí, chúng tồn tại ở rất nhiều
dạng thức và vô vàn kiều loại khác nhau. Do đó, cũng giống như quan niệm
về địa danh, việc phân loại địa danh cũng dẫn đến nhiều tranh cãi với những ý
kiến khác nhau:
- A.V.Superanxkaja chia địa danh thành 8 loại, bao gồm: phương danh;
thuỷ danh; sơn danh; phố danh; lộ danh; viên danh; đạo danh; nơi cư dân ít.



11
- G.P.Xmolixkaja và M.V. Gorbanhexki trong tác phẩm Địa danh
Matxcơva đã chia địa danh thành các loại là: phương danh (tên gọi các điểm
dân cư); thuỷ danh; sơn danh; phố danh (tên gọi đối tượng trong thành phố).
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra cách phân loại khác nhau:
- Trần Thanh Tâm là một trong những người đầu tiên đưa ra hệ thống
phân loại địa danh ở Việt Nam. Ông phân chia địa danh thành các loại khác
nhau căn cứ vào: đặc điểm; vị trí không gian và thời gian; tôn giáo và tín
ngưỡng; hình thái, chất đất, khí hậu; nghề nghiệp, đặc sản, tổ chức kinh tế;
hoạt động của con người.
- Khác với quan điểm của Trần Thanh Tâm, Nguyễn Văn Âu chia địa
danh thành 2 loại: Địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội với 7 kiểu:
thuỷ danh, lâm danh, sơn danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia
và 12 dạng: sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông - trảng, làng -
xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia [3]. Cách phân loại này
cụ thể, dễ thống kê. Tuy nhiên lại đi quá chi tiết nên mất đi tính khái quát.
- Lê Trung Hoa trong “Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa
danh” đã dựa vào tiêu chí đối tượng định danh và nguồn gốc ngôn ngữ để
phân loại địa danh:
+ Xét theo đối tượng, địa danh được phân thành 2 loại: tự nhiên và
không tự nhiên. Địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân tạo gồm 3 kiểu loại: địa
danh chỉ các công trình xây dựng, địa danh chỉ các đơn vị hành chính và địa
danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng. Trong mỗi kiểu loại,
tác giả lại có những chia tách nhỏ hơn. Trong “Địa danh, những tấm bia lịch
sử, văn hóa của đất nước”, ông đã chia địa danh chỉ công trình xây dựng
thành 4 nhóm: sinh hoạt cư trú (nhà, chung cư, cư xá,…), sinh hoạt kinh tế
(ruộng, chợ, lò, phố xá, nông trường,…), sinh hoạt giao thông (bến (xe, đò),
cầu, đường, quán, phà, bắc,…), sinh hoạt tâm linh (chùa, miếu đình, võ (dỏ),
nhà thờ,…).



12
Địa danh tự nhiên được phân thành 3 loại: sơn danh, thủy danh và
vùng đất nhỏ.
+ Xét về nguồn gốc ngữ nguyên, tác giả chia địa danh thành phố Hồ
Chí Minh thành 2 nhóm lớn: địa danh thuần Việt và địa danh không thuần
Việt (gốc Hán - Việt, gốc Khơme, gốc Pháp…).
- Đồng quan điểm với Lê Trung Hoa, nhiều nhà nghiên cứu như
Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai, Nguyễn Văn Loan… đã lấy hai tiêu chí tự
nhiên và không tự nhiên để phân chia địa danh thành 2 loại lớn là địa danh tự
nhiên và địa không tự nhiên. Tuy nhiên, ở những tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tác
giả lại có cách phân chia khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu và đặc trưng
địa bàn.
Chúng tôi đồng ý với cách phân loại của Lê Trung Hoa và Nguyễn
Kiên Trường và lựa chọn nó làm cách phân loại của luận văn bởi đây là cách
phân loại có tính khái quát và bao hàm các loại địa danh.



Địa danh
Tự nhiên
Không tự
nhiên
Sơn danh
Vùng đất
nhỏ
Thủy danh
Hành
chính
Công trình

xây dựng
Công trình
văn hóa,
tâm linh,
tôn giáo


13
Trong luận văn, chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu là nhóm địa
danh hành chính.
Địa danh hành chính nằm trong hệ thống địa danh chung, thuộc về hệ
thống địa danh không tự nhiên theo cách phân loại của Lê Trung Hoa và
Nguyễn Kiên Trường. Đây là các đơn vị, tổ chức hành chính do chính quyền
quy định và thường xuyên thay đổi theo chính quyền hoặc thể chế chính trị,
do vậy tính ổn định thường kém hơn nhiều so với các địa danh tự nhiên vốn
hình thành một cách tự phát và được lưu truyền, bảo tồn trong dân gian từ đời
này sang đời khác.
1.1.2. Khái quát chung về phức thể địa danh
1.1.2.1. Khái niệm “Phức thể địa danh”
Một trong những thao tác khoa học đầu tiên khi nghiên cứu địa danh
học chính là việc nhận diện chính xác địa danh trên dòng ngữ lưu của nó.
Ví dụ như trong cụm từ “xã Phượng Dực” (tổng Phượng Dực, huyện
Thượng Phúc) thì cả hai yếu tố “xã” và “Phượng Dực” đều là địa danh hay
chỉ có “Phượng Dực” mới là địa danh và phải viết hoa? Có nhiều cách nhìn
khác nhau về vấn đề này. Mỗi nhà nghiên cứu địa danh khi đưa ra quan
niệm về địa danh cũng đã xác định vấn đề này:
Theo Lê Trung Hoa, địa danh chỉ gói gọn trong một danh từ riêng để
xác định và khu biệt sự vật. Danh từ chung đi trước như từ “thôn” trong cụm
từ “thôn Giáp Bát”, cụm từ “xã” trong “xã Đồng Nhân Châu” chỉ mang ý
nghĩa chỉ loại, sử dụng kèm theo địa danh và không dùng hình thức viết hoa.

Đồng quan điểm với Lê Trung Hoa, Từ Thu Mai nhận định: “Khi đã
phân biệt thành bộ phận từ ngữ chung và bộ phận tên riêng, địa danh được
hiểu chỉ là bộ phận tên riêng, còn bộ phận từ ngữ chung được đặt trước tên
riêng đó chỉ có tính chất đi kèm, chỉ loại hình đối tượng địa lý mà thôi” [33].


14
Theo nhận định trên thì danh từ chung nằm ngoài khái niệm địa danh.
Tuy nhiên, trong thực tế, nếu thiếu đi yếu tố chung chỉ loại này, việc hiểu một
danh từ nào đó có phải địa danh không rất khó khăn.
Ví dụ: “Đoài” chỉ được coi là địa danh khi nằm trong kết hợp thôn
Đoài. Tương tự như vậy, “Thị” chỉ được coi là địa danh khi nằm trong kết
hợp Thị thôn
Khác với quan niệm của Lê Trung Hoa và Từ Thu Mai, Nguyễn Văn
Loan trong Luận án Tiến sĩ về Địa danh Hà Tĩnh đã nhận định vai trò của
danh từ chung trong một địa danh: “Trên thực tế hành chức của các đơn vị
định danh, chúng ta nhận thấy rằng, trong nhiều trường hợp, địa danh chỉ tồn
tại trong bộ phận tên riêng mà những yếu tố chung đi kèm không nhất thiết
tồn tại, như Sài Gòn, Hà Nội, Huế ( ). Lại có những trường hợp, yếu tố
chung đi kèm có tác dụng khái quát hoá rất cao mà khi sử dụng địa danh,
chúng ta gần như không thể bỏ qua. Chẳng hạn những yếu tố chung liên quan
đến mảng địa danh về đời sống văn hóa tâm linh như đền, chùa, nhà thờ…
Chúng ta không thể chỉ sử dụng yếu tố tên riêng thay cho phức thể địa danh
này. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, thành tố chung còn có chức năng bao
quát cho cả địa danh. Chúng ta có thể nói: đi chùa về, đi đền về, đi lễ nhà thờ
về… mà không nhất thiết phải nói rõ địa danh cụ thể là nhà thờ nào, chùa
nào, đền nào. ( ) Như thế, trong những trường hợp này, khó có thể phủ nhận
vai trò của thành tố chung trong một phức thể địa danh.” [29; tr.53]
Do có sự không thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về vấn đề này, Từ
Thu Mai đã đưa ra một khái niệm để giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa

thành tố chung và thành tố riêng, đó là khái niệm phức thể địa danh. Theo tác
giả, “phức thể địa danh là một cụm từ có chứa địa danh, một thể phức hợp 2
yếu tố: yếu tố chung chỉ loại địa hình của đối tượng được định danh, yếu tố
riêng là tên gọi mang giá trị phản ánh, khu biệt. Trong một phức thể địa


15
danh, chỉ yếu tố thứ 2 mới được coi là địa danh và được ghi lại dưới hình
thức viết hoa” [33].
Việc xem xét vai trò, vị trí của thành tố chung đối với địa danh phải tuỳ
vào mục đích nghiên cứu, hướng tiếp cận để có cách biện giải phù hợp, không
nên tán đồng hay bác bỏ cực đoan.
Chúng tôi tán thành với cách hiểu của các nhà nghiên cứu kể trên và sẽ
sử dụng thuật ngữ phức thể địa danh khi nghiên cứu về mặt cấu tạo địa danh
hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn trong luận văn của mình.
1.1.2.2. Mô hình cấu tạo phức thể địa danh
Một mô hình phức thể địa danh sẽ có những đặc điểm sau:
- Về cấu tạo, mô hình phức thể địa danh gồm 2 bộ phận: bộ phận thứ
nhất được gọi là yếu tố chỉ loại, tên chung, thành tố chung, thành tố thứ nhất,
thành tố A…; bộ phận thứ hai gọi là phần định danh hay tên riêng, thành tố
riêng, thành tố B Trong luận văn này, chúng tôi sẽ gọi hai bộ phận trên lần
lượt là thành tố chung/ yếu tố chỉ loại và thành tố riêng/ phần định danh.
Yếu tố chỉ loại
Yếu tố định danh

huyện
tổng

thôn


Thượng Phúc
Mỹ Lâm
Định Công Thượng
Hạ

- Về chức năng, thành tố chung có tính chất tổng loại để chỉ loại hình
địa lí hình thành một lớp, thành tố riêng có tính chất riêng, tính chất biệt loại
để gọi tên và khu biệt đối tượng này với đối tượng khác. Đối với các địa danh
hành chính, thành tố chỉ loại có giá trị biểu đạt cơ cấu, tổ chức hành chính
từng giai đoạn.
- Về hình thức, thành tố chung thường đứng trước theo quy tắc ngữ
pháp tiếng Việt (ví dụ: tổng La Phù, xã Nhân Hiền, thôn Hạ ) trừ một số


16
trường hợp cá biệt, trật tự phức thể địa danh được cấu tạo theo trật tự Hán
Việt, như Thị thôn, Thượng thôn…. Những trường hợp này được ghi nhận có
tồn tại ở hệ thống địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn
nhưng không nhiều.
Trong luận văn của mình, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của
mình là địa danh hành chính phủ Thường Tín (tức là yếu tố thứ 2 (phần định
danh) trong phức thể địa danh) nhưng ở những trường hợp cụ thể, luận văn
vẫn xem xét đến vấn đề thành tố chung (yếu tố chỉ loại) bởi giữa hai thành tố
này có mối quan hệ khăng khít, ràng buộc lẫn nhau cùng trong một chỉnh thể.
1.1.3. Phương thức định danh
1.1.3.1. Thuật ngữ “phương thức định danh”
Địa danh là tên gọi gán cho đối tượng địa lí, là sản phẩm do con người
sáng tạo nên. Cách thức đặt tên ấy được gọi là “phương thức định danh”.
Khi nghe thấy tên của một địa danh thường có xu hướng đặt ra câu hỏi:
Vì sao nó có tên như vậy? Tên này có nghĩa gì? Có những tên gọi làm cho

người ta liên tưởng tới hình dáng, lịch sử, sự tích gắn với sự hình thành của
địa danh. Tuy nhiên, không có ít trường hợp không theo quy luật đó. Do đó,
khi lý giải tên của một địa danh nào đó, cần có sự xem xét khách quan, kĩ
lưỡng địa danh đó trong mối quan hệ với văn hóa, lịch sử của vùng đất. Quá
trình này là quá trình tìm hiểu phương pháp đặt tên, còn gọi là phương thức
định danh của đối tượng địa lí.
“Phương thức định danh luôn sử dụng các yếu tố có nghĩa để định
danh cho đối tượng một cách phù hợp với đặc điểm, tính chất, mối quan hệ
của đối tượng địa lí với nguyện vọng, tâm lí của người định danh. Ngược
lại, nhờ phương thức định danh mà ý nghĩa địa danh và ý nghĩa của các
yếu tố cấu tạo được thể hiện rõ qua từng địa danh cũng như từng loại địa
danh” [33; tr.101].


17
1.1.3.2. Mối quan hệ giữa phương thức định danh với cấu tạo và ý nghĩa
của địa danh
a. Giữa phương thức định danh với cấu tạo và ý nghĩa của địa danh có
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Qua việc tìm hiểu cấu tạo của một địa danh ta
có thông tin về cấu trúc và nguyên tắc đặt tên. Trong đó, cấu trúc của địa danh
là cấu tạo ngữ pháp của địa danh đó. Còn nguyên tắc đặt tên thể hiện qua việc
trả lời câu hỏi: Đặt tên dựa vào cái gì? Gọi theo cái gì?
Ví dụ: Trong địa danh xã Xâm Động (thuộc tổng Xâm Thị, huyện
Thanh Trì), cấu trúc của nó được thể hiện ở kết cấu chính phụ. Trong đó,
“Xâm” là yếu tố chính được lấy từ yếu tố đầu của địa danh tổng Xâm Thị,
“Động” là yếu tố phụ đi sau có chức năng phân biệt xã Xâm Động với các
xã khác trong tổng như Xâm Thị, Xâm Dương, Xâm Xuyên, Xâm Hồ Bên
cạnh đó, về nguyên tắc đặt tên, địa danh Xâm Động mang tính khu biệt: tổng
Xâm Thị có một xã mà trong xã đó có một cái động.
b. Bất kỳ một phức thể địa danh nào cũng mang trong mình hai thông

tin: Thứ nhất là thông tin để lý giải đối tượng được gọi tên thuộc loại hình địa
lý nào; thứ hai là thông tin về ý nghĩa của địa danh. Trong đó, thông tin thứ
nhất giúp ta nhận biết đối tượng một cách tổng quát, thông tin thứ hai nhằm
xác định tên gọi cụ thể của đối tượng và lý do đặt tên.
Ví dụ: Phức thể địa danh “xã Yên Phú” có thông tin thứ nhất lý giải
loại hình đối tượng được thể hiện ở thành tố chung “xã”, thông tin thứ hai xác
định tên gọi cụ thể của đối tượng là “Yên Phú” với ý nghĩa phản ánh sự mong
muốn của con người về cuộc sống an bình, giàu có.
1.1.3.3. Các phương thức định danh
Cấu tạo địa danh và phương thức định danh là hai bộ phận cấu thành
địa danh. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung ý nghĩa, làm sáng tỏ cho
nhau. Chính vì thế, trong nghiên cứu địa danh, các nhà nghiên cứu không bao
giờ bỏ qua vấn đề ý nghĩa địa danh và phương pháp định danh.


18
Theo Lê Trung Hoa, có 3 phương thức định danh chủ yếu: phương thức
tự tạo, phương thức chuyển hóa, phương thức vay mượn. Trong đó, “phương
thức tự tạo và phương thức chuyển hóa là hai phương thức cơ bản để cấu tạo
địa danh” [33; tr.26].
Khác với Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường khẳng định, địa danh
được hình thành dựa trên 3 quy tắc gồm: phương thức ghép số với địa danh,
phương thức chuyển hóa và phương thức vay mượn.
Trên cơ sở tham khảo những luận điểm khoa học của người đi trước và
căn cứ vào tài liệu thực tế ở địa bàn mình nghiên cứu, chúng tôi chấp nhận
quan điểm của Lê Trung Hoa: phân tích đặc điểm ý nghĩa của địa danh hành
chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn theo 3 phương thức định danh
cơ bản:
+ Phương thức tự tạo,
+Phương thức chuyển hóa,

+Phương thức vay mượn.
a. Phương thức tự tạo
Phương thức tự tạo là phương thức mà người định danh sử dụng các
yếu tố ngôn ngữ có sẵn, tạo ra một tên gọi theo cách của mình để định danh
cho sự vật, hiện tượng. Phương thức tự tạo được tiến hành bằng năm cách
thức với năm cơ sở khác nhau: (1) Dựa vào đặc điểm của chính bản thân đối
tượng; (2) Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ đến đối tượng (xã Xâm
Động, xã Tự Nhiên Châu ); (3) Ghép các yếu tố; (4) Dùng số đếm hoặc chữ
cái; (5) Dùng yếu tố và số đếm, chữ cái để kết hợp, tạo ra địa danh phái sinh
hoặc hỗn hợp (thôn Giáp Nhất, thôn Giáp Nhị, thôn Giáp Bát )
Trong 3 phương thức định danh thì đây là phương thức thường gặp
nhất, nó phản ánh trực tiếp đặc điểm của đối tượng hay liên quan đến đối
tượng. Chính vì thế, những địa danh được cấu tạo theo phương thức này luôn
có giá trị phản ánh đặc trưng văn hóa địa phương rất cao.


19
b. Phương thức chuyển hóa
Phương thức định danh bằng cách chuyển hóa là phương thức lấy tên
của một đơn vị địa lý này để gọi tên một đối tượng địa lý khác. Trong quá
trình chuyển hóa, địa danh mới có thể giữ nguyên địa danh cũ hoặc là được
thêm vào một yếu tố mới.
Thông thường, kết quả của sự chuyển hóa là một hoặc một số địa danh
mới sẽ song song tồn tại cùng địa danh cũ. Sự chuyển hóa có thể xảy ra trong
nội bộ một loại địa danh hoặc xảy ra giữa các loại địa danh với nhau.
Có 3 phương thức chuyển hóa cơ bản như sau: chuyển hóa trong nội bộ
loại hình, chuyển hóa giữa các loại hình và chuyển hóa từ nhân danh sang địa danh.
Ví dụ: từ phức thể địa danh “tổng Vĩnh Đặng” (huyện Thanh Trì)
chuyển hóa thành phức thể địa danh khác cùng chứa yếu tố “Vĩnh Đặng” là xã
Vĩnh Đặng.

Bên cạnh đó còn có sự chuyển hóa giữa các loại hình cư trú như xã
Thúy Ái Châu. Ở đây, châu là một đơn vị hành chính của ngày xưa nhưng
trong phức thể địa danh trên, “Châu” trở thành một bộ phận của phần định
danh của xã. Tương tự như vậy, trong phức thể xã Xâm Thị, “Thị” (chợ) là
một yếu tố chỉ loại nhưng trong địa danh trên, nó trở thành một bộ phận của
phần định danh cho xã.
c. Phương thức vay mượn
Phương thức định danh bằng cách vay mượn là phương thức mượn tên
của đối tượng địa lý ngoài địa bàn để đặt tên cho đối tượng địa lý trong địa
bàn nghiên cứu. Phương thức này được thể hiện rõ ở các hiện tượng mang
theo địa danh cũ đặt tên cho đối tượng mới theo các đợt di dân trong quá trình
di cư từ vùng địa lý này sang vùng địa lý khác. Ngoài ra, địa danh cũng có thể
được vay mượn từ nhân danh khi những nhân danh này có liên quan đến đối
tượng địa lý được gọi tên.


20
Kết quả của quá trình này là sẽ có những địa danh mới trùng với những
địa danh ở một vùng khác (nơi được xem là nguồn gốc của dân cư ở vùng địa
danh được nghiên cứu) và có những địa danh được mang tên người hoặc tên
của một tổ chức xã hội nào đó.
Ví dụ: Tại tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì có một thôn có tên là
Đại Từ. Phải chăng có một mối quan hệ nào đó giữa địa danh này với địa
danh Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Không biết địa danh nào tồn tại trước,
song nếu tìm hiểu kỹ thì có thể phát hiện ra quan hệ này thông qua hiện tượng
di dân từ vùng đất này sang vùng đất kia.
Phương thức định danh luôn liên quan đến lý do đặt tên và ý nghĩa của
địa danh. Nó tác động trực tiếp đến nghĩa của địa danh và gợi ra lý do mà
người định danh đã trình bày ở trên đều có ảnh hưởng, tác động đến đặc điểm
của địa danh hành chính phủ Thường Tín (Hà Nội) thời Nguyễn. Sự tác động

này sẽ được chúng tôi đi vào chi tiết ở chương 2 của luận văn.
1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Phủ Thường Tín (Hà Nội), vào đầu thời Nguyễn (Gia Long), là một
vùng đất thuộc trấn Sơn Nam Thượng, lệ thuộc Bắc Thành (Bắc Thành giai
đoạn này gồm thành Thăng Long và 11 trấn thuộc). Đến năm Minh Mệnh 12
(1931), khi chia đặt tỉnh thì phủ Thường Tín thuộc tỉnh Hà Nội với 3 huyện
là: Thanh Trì, Thượng Phúc và Phú Xuyên.
Về mặt diên cách, theo Đại Nam nhất thống chí (tập 3) của Quốc sử
quán triều Nguyễn [37; tr.190 - tr.191] thì:
Huyện Thượng Phúc: đông tây cách nhau 20 dặm, nam bắc cách nhau
23 dặm. Phía đông đến sông Nhị đối ngạn với địa giới huyện Đông Yên tỉnh
Hưng Yên 10 dặm, phía tây đến địa giới hai huyện Sơn Minh và Thanh Oai
phủ Ứng Hòa 10 dặm, phía nam đến địa giới huyện Phú Xuyên 19 dặm, phía
bắc đến địa giới huyện Thanh Trì 4 dặm.

×