ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
HỒ VĂN HẢI
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ THƠ
LỤC BÁT HIỆN ĐẠI
(TRÊN TÁC PHẨM CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2004
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
HỒ VĂN HẢI
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ
THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI
(TRÊN TÁC PHẨM CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ)
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 5.04.08
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TS. Trần Trí Dõi
TS. Nguyễn Hữu Đạt
HÀ NỘI - 2004
1
Mục lục
Trang
Mở đầu 2
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Đóng góp mới của luận án 9
CHƢƠNG 1: Một số vấn đề chung về ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thơ lục bát
hiện đại 10
1.1. Các bình diện của ngôn ngữ thơ 10
1.2. Ngôn ngữ thơ trong vận động tạo lập đặc trưng thể loại 19
1.3. Vai trò và vị trí của thơ lục bát trong nền thi ca dân tộc 25
1.4. Các xu hướng và những thành tựu lục bát hiện đại tiêu biểu 27
1.5. Tiểu kết 38
CHƢƠNG 2: Một số biểu hiện ngữ âm mang tính đặc trưng trong âm luật thơ lục
bát hiện đại 40
2.1. Mặt ngữ âm trong thơ 40
2.2. Âm điệu, vần điệu và nhịp điệu thơ lục bát 42
2.3. Một số biểu hiện ngữ âm mang tính đặc trưng trong âm luật thơ lục bát hiện
đại nhìn từ lục bát Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Duy
53
2.4. Tiểu kết 104
CHƢƠNG 3: Một số phương thức, phương tiện tạo nghĩa đặc trưng trong thơ lục
bát
hiện đại 107
3.1. Tiếp thu chất liệu ngôn ngữ dân gian 109
3.2. Tìm kiếm ngữ liệu và phương thức biểu hiện mới 156
3.3. “Định ngữ nghệ thuật” như một loại cấu trúc tu từ 177
2
3.4. Tiểu kết 182
Kết luận 184
Tài liệu tham khảo 193
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Những đặc trưng ngôn ngữ của một thể loại thơ ca thể hiện tập trung nhất
đặc điểm tâm lí - thẩm mỹ trong đời sống tinh thần của một dân tộc. Thể thơ không
phải là kết quả của một tác động cơ học mà là một sự chọn lọc tự nhiên của cảm
xúc con người trước hiện thực. Thơ lục bát là một trong những biểu tượng văn hóa
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thi ca và đời sống tinh thần dân tộc. Trong
chuyên luận về thơ, Nguyễn Phan Cảnh khẳng định, sự chọn lọc tự nhiên đã kết
tinh thơ Việt ở những thể từ 5 đến 8 tiếng [10, 182]. Lục bát là trung tâm của quá
trình này. Trong một cặp dòng (lục và bát), sự phân bố thanh điệu, hiệp vần, ngắt
nhịp một cách hài hoà đã hàm chứa các tham số của quá trình chọn lọc tự nhiên
kia. Các nhà nghiên cứu sau một thời gian dài đã thống nhất nhận định: lục bát là
thể thơ thuần túy Việt Nam có thể sánh ngang với thơ Đường Trung Hoa, hay các
thể thơ khác của một số dân tộc châu Âu. Câu thơ Sáu-Tám đã được thử thách qua
thời gian và chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình. Là "nhịp thở giống nòi", người
ta có thể dùng lục bát để đọc, để ngâm, để ví, để hát ru hay hát giao duyên Đây là
một thể thơ song hành với sự phát triển của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
1.2. Vốn là một thể thơ bình dân, ra đời từ rất sớm, thoát thai từ ca dao, từ
những giai điệu đồng quê đã được tinh luyện đến độ tinh khiết, lục bát đã không
ngừng phát triển để tồn tại, chiếm lĩnh thi hứng chính thống và khẳng định vị trí
không thể thay thế của mình trong tiến trình văn học. Tính đến nay lục bát đã trở
nên phong phú và đa dạng nhờ những đóng góp của các tác giả tên tuổi như
Nguyễn Du, Tản Đà, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy Khi một thể
thơ đồng hành cùng với tiến trình lịch sử - văn hóa dân tộc thì nó cũng đồng thời
trở thành một giá trị văn hóa có giá trị ổn định và có thể được xem như là thực
chứng cho sự tồn tại hay tiêu vong của cộng đồng dân tộc ấy. Vì vậy, phát triển lục
bát là trau dồi bản sắc và phát triển văn hóa dân tộc.
5
1.3. Khi một thể loại thơ được xác định là linh hồn dân tộc, nó trở thành đối
tượng hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu. Dù đứng trên những điểm nhìn khác nhau
nhưng chung quy lại họ vẫn có cùng một điểm xuất phát đó là ngôn ngữ - chất liệu
cơ bản làm nên tác phẩm văn chương. Ngôn từ tự thân nó đã là chất liệu nhưng lại
chứa đựng những phương thức tư duy nghệ thuật và các giá trị văn hóa tinh thần.
Vì vậy, dù thành công ở mức độ nào, một chuyên luận nghiên cứu về ngôn ngữ lục
bát cũng đều có ý nghĩa to lớn không những đối với ngôn ngữ học, văn học mà còn
đối với các khoa học khác như tâm lí học, lịch sử học, văn hóa học, xã hội học
1.4. Trong tiến trình phát triển, lục bát ở mỗi một giai đoạn đều có những đặc
điểm riêng. Có ý kiến cho rằng thể loại thơ ca này chỉ phát triển rực rỡ trong văn
học dân gian nên đến khi Truyện Kiều ra đời thì nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử
và nhường chỗ cho những thể loại thơ ca khác. Vì vậy lục bát hiện đại trong một
thời gian dài chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng. Bên cạnh đó
trong khi có rất nhiều công trình nghiên cứu về lục bát, nhưng đa số lại tập trung
vào ca dao và xem xét nó từ bình diện lí luận phê bình. Chỉ có một số ít tác giả chú
trọng đến tiến trình thể loại và cấu trúc hình thức âm luật. Cho đến nay, lục bát hiện
đại với thành tựu to lớn của nó vẫn chưa có được một chuyên luận nghiên cứu từ
góc độ ngôn ngữ với cái nhìn xuyên suốt hai chiều đồng đại và lịch đại. Tzvetan
Todorov đã viết "Trên suốt chiều dài lịch sử của mình, nghiên cứu văn học nghiêng
hẳn về giải thích. Cần đấu tranh với sự thiên lệch này, nhƣng tức là với chính sự
thiên lệch chứ không phải với bản thân nguyên tắc giải thích" [112, 184]. Đó cũng
là thực trạng của tình hình nghiên cứu văn học ở nước ta.
Những thực tế trên đặt ra vấn đề cần phải chọn những tác phẩm lục bát hiện
đại tiêu biểu làm trung tâm hệ quy chiếu và xem xét chúng trên góc độ ngôn ngữ
(là cách tiếp cận tỏ ra hiệu quả và mang tính thuyết phục cao) để đi đến những nhận
thức cần thiết về thực trạng, triển vọng và nhiều vấn đề quan trọng khác. Qua khảo
sát sơ bộ, chúng tôi đã chọn bốn tác giả lục bát tiêu biểu là Nguyễn Bính, Huy Cận,
Tố Hữu, Nguyễn Duy làm dẫn liệu chủ yếu. Từ đó đối sánh với lục bát ca dao, lục
bát Truyện Kiều để chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ lục bát hiện đại.
6
Thơ lục bát được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu trên nhiều phương diện
khác nhau, riêng bình diện ngôn ngữ, nó có thể thuộc đối tượng nghiên cứu của
nhiều phân ngành khoa học như phong cách học, thi pháp học, ngữ dụng học Do
tầm quan trọng của ngôn ngữ với tư cách là phương tiện, chất liệu tư duy và phản
ánh của thi phẩm, hướng tiếp cận này tỏ ra thiết thực và lí thú.
2. Lịch sử vấn đề
Thi ca nói chung từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều người trên
khắp thế giới, nhưng những thành tựu đã đạt được hay vừa mới đạt được lại không
bao giờ làm cho họ thỏa mãn hoàn toàn. Những nghiên cứu về nó từ trước đến nay
có thể đứng trên các bình diện khác nhau. Trên mỗi bình diện ta thu được những
kết quả đặc thù.
2.1. Từ góc độ lí luận và phê bình
ở bình diện này tập trung số đông các nhà nghiên cứu. Arixtote và Lưu Hiệp
đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng những nguyên lí khám phá thơ
ca như một nghệ thuật trong đời sống tinh thần [1]. Dương Quảng Hàm với tác
phẩm Việt Nam văn học sử yếu (1943) đã đề cập đến một cách căn bản lịch sử của
các thể loại thi ca tiếng Việt [41]. Trong "Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại"
(1971) hai tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã thừa kế những kết quả
nghiên cứu về các hình thức thơ ca dân tộc của các tác giả trước đó như Phan Kế
Bính (Việt Hán văn khảo - 1918), Bùi Kỉ (Quốc văn cụ thể - 1932), Dƣơng Quảng
Hàm (Việt Nam văn học sử yếu - 1943) để chỉ ra cấu trúc hình thức phổ quát và
giản yếu về lịch sử phát triển của các thể thơ nói chung (trong đó có thơ lục bát).
Công trình này được xem như là một bước tiến quan trọng đặt nền tảng cho vấn đề
nghiên cứu thể loại thơ ca nói chung, ngôn ngữ thi ca nói riêng. Như là cái gạch nối
giữa hai xu hướng lí luận phê bình và ngôn ngữ học, Trần Đình Sử với chuyên luận
Thi pháp thơ Tố Hữu (1995) và Những thế giới nghệ thuật thơ (1997) đã nghiên
cứu thi pháp thơ và loại hình thơ dựa trên sự phân tích những cứ liệu cụ thể của tác
phẩm văn chương [97].
7
Nhìn chung trên bình diện lí luận phê bình đã có một số thành tựu được ghi
nhận về sự đóng góp công lao to lớn trong công cuộc khám phá thi ca nước nhà.
Tuy nhiên một thực thể phải được nhìn nhận từ nhiều phía mới đảm bảo tính khách
quan và toàn diện. Vì vậy, bình diện ngôn ngữ sẽ là một góc nhìn khác có thể làm
đối trọng để sự đánh giá tác phẩm văn chương ngày càng khoa học và chính xác
hơn.
2.2. Từ góc độ ngôn ngữ
Vào đầu thế kỉ XX, trường phái hình thức Nga đã đưa ra những cách tiếp cận
mới về nghệ thuật thi ca. Con đường khám phá của họ là dựa vào kết cấu hình thức
để lí giải nội dung ý nghĩa. Đây có thể coi là một bước nhảy vọt rất đáng ghi nhận
về quan điểm và nhận thức của giới nghiên cứu văn học. Lấy những yếu tố mang
tính phân biệt về hình thức giữa thơ và văn xuôi như âm luật, vần, câu thơ, đoạn
thơ làm đơn vị khảo sát, trường phái này thực sự đã coi văn học là nghệ thuật của
ngôn ngữ. Đó là sự cụ thể hóa cái cơ bản nhất của các loại hình văn chương nằm
trong định nghĩa mang tính khái quát: "văn học là nhân học" (văn học là khoa học
về tính "ngƣời") của M. Gooki [4].
Các nhà hình thức Nga như R. Jacobson, V. Girmunxki đã đi sâu nghiên cứu
các yếu tố ngôn ngữ cấu thành nhịp điệu thơ, phân tích chức năng ngôn ngữ thông
qua các đơn vị cấu trúc hệ thống. Những quan điểm nghiên cứu của trường phái
này thể hiện rõ nét và tập trung nhất trong bài viết về "Những con mèo" của Ch.
Baudelaire [59, 69-75]. Các công trình nghiên cứu theo hướng cấu trúc - chức năng
mặc dù chưa làm cho những người quan tâm đến lĩnh vực thi ca thỏa mãn hoàn
toàn, song nó cũng đã tạo ra được những tiền đề quan trọng cho việc xây dựng một
lí thuyết vững chắc giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ có thể thực hiện tốt
những mục tiêu chưa hoàn thiện và các mục tiêu nghiên cứu mới.
Một số công trình nghiên cứu về thi ca tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ có giá
trị đã khởi động hướng tiếp cận văn chương từ góc độ ngôn ngữ. Tiêu biểu là
chuyên luận Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1985). Với
những thao tác định lượng, định tính trong nghiên cứu ngôn ngữ, Phan Ngọc đã
8
không sa vào sự lí giải chung chung mà tập trung thỏa đáng cho những mặt nổi trội
về ngôn ngữ đã làm cho Truyện Kiều trở nên nổi tiếng. Đây là một hướng đi hợp lí
trong việc đánh giá một tác phẩm thơ.
Tiếp thu những luận điểm trong tư tưởng của R. Jacobson về chức năng của
ngôn ngữ thi ca, Nguyễn Phan Cảnh đã đề cập vấn đề này một cách trực diện hơn
trong chuyên luận: Ngôn ngữ thơ (1987). Trong phần viết về thể lục bát, ông đã có
được những nhận định khái quát rất quan trọng. Ngoài việc đề cập đến cách thức
phát sinh thể loại lục bát, Nguyễn Phan Cảnh cũng đã có được những lập luận
thuyết phục cho vấn đề khả năng tồn tại của thể thơ truyền thống cách luật này. Bên
cạnh đó tác giả đã chú trọng đi vào một số bình diện của ngôn ngữ thơ như tính đa
trị của tín hiệu ngôn ngữ (nhờ phương thức tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa), nhạc
thơ, mức độ và cách thức hoạt động của trường nét dư trong vận động tạo thể
[10,165]. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa, đặt nền móng
cho lí thuyết nghiên cứu ngôn ngữ một thể loại văn học đặc thù (trong cái nhìn
phân biệt giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi).
Năm 1983 Bùi Công Hùng đã cho ra mắt cuốn Góp phần tìm hiểu nghệ thuật
thơ ca. Trong đó tác giả đã rất cố gắng để đưa ra tập hợp những nguyên tắc chung
về thi ca dưới ánh sáng của những luận điểm đã được tổng kết trước đó về kết cấu
hình thức và lí thuyết hệ thống. Bùi Công Hùng đã chỉ ra các bình diện, cấp độ, các
cấu trúc trong thơ, tuyệt đối hóa mặt hình thức, tạm thời không quan tâm đến cơ
chế sản sinh và cơ chế vận động để lí giải các biểu hiện của ngôn ngữ thơ.
Với chuyên luận Ngôn ngữ thơ Việt Nam (1998), Hữu Đạt đã sử dụng các lí
thuyết quan hệ hệ hình, quan hệ cú đoạn để chỉ ra những đặc điểm cơ bản của
ngôn ngữ thơ tiếng Việt. Trong đó tác giả đã đưa ra được những luận điểm quan
trọng như kết cấu mảng miếng, nhạc thơ, một số đặc trưng của thơ lục bát [33].
Một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thể loại đầu tiên phải kể đến là Lục
bát và song thất lục bát (1998) của Phan Diễm Phương. Trong chuyên luận này tác
giả đã tập trung giải quyết tương đối triệt để những vấn đề chung về thể loại thơ
như quá trình ra đời và phát triển của hai thể thơ lục bát và song thất lục bát từ
9
điểm nhìn cấu trúc âm luật thể loại. Đây là một bước tiến đáng ghi nhận trong việc
phân định hình thức chính thống của thể thơ truyền thống cách luật. Công trình này
cũng cùng xu hướng với chuyên luận Thơ và các vấn đề trong thơ Việt Nam hiện
đại của Hà Minh Đức (1974). Tuy nhiên tác giả Phan Diễm Phương đã đưa ra và
giải quyết vấn đề này một cách tập trung và toàn diện hơn.
Những năm gần đây thơ lục bát được nhiều người quan tâm nghiên cứu, sưu
tầm, biên soạn. Trước đó trong một thời gian khá dài, người ta chỉ chú trọng vào
lục bát dân gian. Điều này cũng dễ hiểu vì lục bát ca dao, một bộ phận hợp thành
của thơ ca dân gian, chiếm vị trí chủ đạo không phải vì số lượng mà vì nó là một
loại hình thơ truyền thống có tính ổn định cao. Những tác giả có công biên soạn,
phê bình, giới thiệu lục bát dân gian phải kể đến là Đinh Gia khánh, Ninh Viết
Giao, Hoàng Tiến Tựu Trong số đó có người đã đi sâu nghiên cứu lục bát ca dao
như Nguyễn Xuân Kính (với chuyên luận Thi pháp ca dao - 1992), Bùi Mạnh Nhị
(với Công thức truyền thống và đặc trƣng cấu trúc của ca dao dân ca trữ tình -
1997) Khi thơ lục bát thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu và công chúng
rộng rãi một cách đặc biệt thì cũng là lúc các tuyển tập lục bát ra đời. Mặc dù còn
nhiều ý kiến (dư luận) chưa thống nhất song 2 tuyển tập về lục bát (Tuyển tập lục
bát Việt Nam do Nxb VH ấn hành năm 1994 và Thơ lục bát mới do Hà Quảng
tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Hội LHVHNT Hà Tĩnh ấn hành năm 1999) này cũng
đã gián tiếp khẳng định rằng cho đến nay vai trò to lớn của lục bát trong đời sống
tinh thần của người Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị. Một số bài viết khác như
Tiếng Việt và thể thơ lục bát (Nguyễn Thái Hoà) [55, 37-42]; Nhịp chẵn, nhịp lẻ
trong thơ lục bát [102, 160-169]; Lục bát Huy Cận: Ngậm ngùi (Lý Toàn Thắng)
[107, 49-54]; Ngày tết đọc 5 bài thơ lục bát (Trần Đăng Khoa) [64]; Một số chứng
tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá (Nguyễn Tài Cẩn) [18] cũng góp phần cổ
động cho phong trào nghiên cứu lục bát đang ngày càng trở nên sôi nổi.
2.3. Thành tựu và những vấn đề đặt ra
10
Về thành tựu. Xung quanh vấn đề ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thơ lục bát, các
nhà nghiên cứu đã đạt được những thành tựu to lớn, tập trung trên một số hướng
sau:
* Ngôn ngữ thơ ca trong sự so sánh với ngôn ngữ văn xuôi.
* Tiến trình thể loại thơ ca và tiến trình thể loại lục bát.
* Cấu trúc hình thức (âm luật) của lục bát.
Những vấn đề đặt ra. Trong khi đã có khá nhiều chuyên luận nghiên cứu thi
ca hiện đại nói chung, thơ lục bát hiện đại nói riêng từ góc độ thi pháp, lí luận và
phê bình thì vẫn còn quá ít các chuyên luận tiếp cận chúng từ góc độ ngôn ngữ. Hệ
quả là đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về ngôn ngữ lục bát hiện đại
một cách quy mô và hệ thống trên bình diện ngữ âm và phương thức, phương tiện
tạo nghĩa (nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ lục bát hiện đại từ thao tác so sánh lịch
đại). Vì vậy, trong phạm vi có thể, một công trình nghiên cứu hướng tới một sự
đánh giá nhất định về triển vọng và tương lai của thể lục bát từ góc nhìn ngôn ngữ
là hết sức cần thiết. Thực hiện được mục tiêu này sẽ góp phần vào việc từng bước
làm rõ hơn triển vọng, cách thức vận động và phát triển của thơ lục bát Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Trên cơ sở những nguyên tắc và lí thuyết ngôn ngữ học về ngôn ngữ thơ
và ngôn ngữ thơ lục bát, luận án phải chỉ ra được các đặc trưng ngôn ngữ của lục
bát hiện đại trên hai bình diện, đặc trưng hình thức ngữ âm và đặc trưng phương
thức, phương tiện tạo nghĩa trong sự so sánh lịch đại với các thành tựu lục bát tiêu
biểu từ trước đến nay. Cụ thể là:
*Từ lí thuyết về ngữ âm, luận án phải chỉ ra được đặc trưng hình thức ngữ âm
của lục bát hiện đại.
* Từ lí thuyết về phương thức, phương tiện tạo nghĩa, luận án phải chỉ ra
được những đặc trưng về việc lựa chọn, xây dựng các cấu trúc ngữ nghĩa có tính tu
từ cao trong thơ lục bát hiện đại.
Tóm lại, đi tìm những đặc trưng ngôn ngữ lục bát hiện đại cũng là cách định
nghĩa một cách có cơ sở khái niệm Thơ lục bát hiện đại là gì?
11
3.2. Từ chỗ chỉ ra những đặc trưng hình thức ngữ âm và phương thức, phương
tiện tạo nghĩa, luận án góp phần xây dựng và hoàn chỉnh thêm những nguyên tắc và
lí thuyết ngôn ngữ học nghiên cứu thi ca nói chung, ngôn ngữ lục bát nói riêng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên nguyên lý chung là quy nạp, luận án sử dụng các phương pháp và các
thao tác nghiên cứu sau:
Thao tác thống kê, phân loại nhằm định lƣợng hóa một số đặc trưng ngôn ngữ
cơ bản và khái quát của các tác phẩm lục bát hiện đại được lựa chọn khảo sát.
Thao tác phân tích, tổng hợp nhằm định tính hóa một số đặc trưng ngôn ngữ
cụ thể của một số phương thức và phương tiện ngôn ngữ tiêu biểu.
Phƣơng pháp đối chiếu nhằm làm rõ các đặc trưng ngôn ngữ của lục bát hiện
đại trong cái nhìn hệ thống, lịch sử và biện chứng.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ thơ lục bát
hiện đại trên cả hai bình diện cấu trúc âm luật và phương thức, phương tiện tạo
nghĩa. Luận án đặc biệt vận dụng các thao tác định lượng, định tính trong cái nhìn
đồng đại và lịch đại để chỉ ra các đặc trưng ngôn ngữ của một thể thơ truyền thống
cách luật thông qua tâm điểm của hệ quy chiếu là ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại.
5.2. Luận án không dừng lại ở việc chỉ ra các đặc trưng ngôn ngữ mà thông
qua đó để phát hiện cái bất biến, cái khả biến, cái độc tôn trong ngôn ngữ nhằm lí
giải cách thức tồn tại, khuynh hướng vận động của thơ lục bát hiện đại cũng như
vai trò và vị trí của nó trong nền thi ca dân tộc.
5.3. Một vấn đề không kém phần quan trọng khác là phải đưa ra những dự báo
về thể thơ này: khả năng tồn tại và xu hướng phát triển.
6. Cấu trúc luận án
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu và
phần Kết luận, nội dung luận án được triển khai trong 3 chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thơ lục bát hiện
đại
12
Chƣơng 2: Một số biểu hiện ngữ âm mang tính đặc trưng trong âm luật thơ lục
bát hiện đại
Chƣơng 3: Một số phương thức, phương tiện tạo nghĩa đặc trưng trong thơ lục
bát
hiện đại
Sau cùng là phần Tài liệu tham khảo
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ THƠ VÀ NGÔN NGỮ
THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI
Nguyên lí tính võ đoán mà F. de Saussure đưa ra đã đặt nền móng cho lí
thuyết phân tích ngôn ngữ. Theo ông, hình thức và nội dung của tín hiệu ngôn ngữ
có mối quan hệ với nhau nhưng không quy định lẫn nhau (mang tính võ đoán). Tuy
nhiên lí thuyết này cũng chỉ dừng lại ở nguyên lí chung. Những nguyên tắc phân
tích ngôn ngữ văn chương sau đó vẫn phải được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu
thực tế đặt ra. Cho đến nay, cơ bản chúng ta đã có được hệ thống lí thuyết về những
nét khu biệt của ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ giao tiếp thông thường, ngôn
ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ. Tìm hiểu ngôn ngữ thơ lục bát của một thời đại,
không thể tách chúng khỏi những đặc trưng ngôn ngữ thể loại và ngôn ngữ thi ca.
1.1. Các bình diện của ngôn ngữ thơ
Có rất nhiều công trình nghiên cứu cùng hướng vào mục đích lí giải và chỉ ra
các đặc trưng của ngôn ngữ thơ. Mặc dù cách tiếp cận có những điểm phân biệt,
song các tác giả đều dựa vào những bình diện khách quan của khách thể (tác phẩm
thơ như là một cấu trúc vật chất hoàn chỉnh và đặc thù) như ngôn ngữ thơ với tư
duy thơ, âm luật thơ với phương thức tạo nghĩa trong ngôn ngữ thơ để khám phá
13
và lí giải nó. Thơ có thể được xem xét từ góc độ lí luận - phê bình văn học. Xu
hướng này có những ưu điểm riêng mà các hướng tiếp cận khác nhiều khi không có
được. Thực tế đó được chứng minh bằng bề dày thành tích của nó. Tuy nhiên do
tính đặc thù của khuynh hướng tiếp cận, sự chi phối mạnh mẽ của cảm nhận chủ
quan, nên nhiều khi kết quả đánh giá vẫn không tránh khỏi ít nhiều tính áp đặt của
người nghiên cứu. Nhà ngôn ngữ học F. de Saussure khẳng định rằng ngôn ngữ và
tư duy là hai mặt của một thực thể thống nhất không thể tách rời [93]. Ngôn ngữ là
hình thức của tư duy, vì vậy khi tư duy là tư duy nghệ thuật thì ngôn ngữ đồng thời
cũng là thứ chất liệu đặc trưng của loại hình nghệ thuật ấy. Do đó, đối tượng chính
của nghiên cứu tác phẩm văn học là nghiên cứu nghệ thuật ngôn từ. Tiếp cận tác
phẩm văn chương từ góc độ ngôn ngữ là đi vào chính cấu trúc của chất liệu. Cách
tiếp cận này dựa vào những căn cứ cụ thể sẽ thoát ra khỏi những cảm nhận nhiều
khi đậm màu sắc chủ quan. Bản thể của thơ là một phức thể đòi hỏi người tiếp nhận
phải thực hiện rất nhiều thao tác tư duy mới nắm bắt được. Trong chuyên luận
Cuộc sống ở trong ngôn ngữ (1984), Hoàng Tuệ cũng đã đề cập tương đối sâu sắc
vấn đề đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong sự so sánh với ngôn ngữ chung (ngôn
ngữ phi nghệ thuật). Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh tính nghệ thuật của ngôn
ngữ thơ và cơ chế hình thành những thuộc tính đó. Tác giả của chuyên luận Cuộc
sống ở trong ngôn ngữ cho rằng, sau khi phát hiện ra những điểm hạn chế trong lí
thuyết ngôn ngữ học của F. Saussure và L. Bloomfield, N. Chomsky đã đưa ra nhận
định về mối quan hệ sâu giữa ngôn ngữ và ý thức. Theo đó ý nghĩa của ngôn ngữ
phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức đối tượng phản ánh của chủ thể phát ngôn. Đối
với ngôn ngữ nghệ thuật, ý thức chủ quan càng chi phối mặt ý nghĩa nhiều hơn. Vì
vậy ngôn ngữ thơ (thứ ngôn ngữ được coi là có tính biểu trưng cao) lại càng phải
có những tiêu chí xem xét đặc thù (Dẫn theo[119, 15] (Hoàng Tuệ). Nhìn chung,
thuộc tính nghệ thuật của ngôn ngữ văn chương nói chung, ngôn ngữ thơ nói riêng,
đối tượng chính của quá trình phân tích tác phẩm văn chương, đã được các nhà
ngôn ngữ học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và đã đạt được những
thành tựu nhất định.
14
Luận về vấn đề thơ là gì có lẽ không cần thiết cho một công trình nghiên cứu
thơ trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên để xác định được các bình diện nghiên cứu
cụ thể về ngôn ngữ thơ thì việc đề cập tới các quan niệm tiêu biểu về thơ là cần
thiết. Công trình lí luận về thi ca sớm nhất của phương Đông ra đời cách đây 1500
năm là Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp đã chỉ ra 3 phương diện cơ bản cấu thành
tác phẩm thơ là hình văn, thanh văn và tình văn. Ngôn từ thơ có họa (hình văn),
nhạc (thanh văn) và cảm xúc (tình văn). Đến đời Đường, trong quan niệm về thơ
của Bạch Cư Dị, các yếu tố cấu thành thơ ca được cụ thể hóa thêm một bước: "cái
cảm hóa đƣợc lòng ngƣời chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trƣớc
đƣợc ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa.
Với thơ gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa"
[24]. Trong quan niệm của Bạch Cư Dị, nhiều bình diện ngôn ngữ thơ được làm
sáng tỏ. Cái "chẳng gì đi trƣớc đƣợc ngôn ngữ" hàm ý rằng cảm xúc, âm thanh và ý
nghĩa đều được chứa đựng trong những kết cấu ngôn ngữ thuộc từng hệ thống hữu
cơ của mỗi bài thơ. Nhờ những điều kiện khách quan của thời đại mà Bạch Cư Dị
đã cụ thể hóa tư tưởng của Lưu Hiệp trong việc chỉ ra mối quan hệ của các mặt cấu
thành một tác phẩm thơ từ cái nhìn hệ thống và cấu trúc chiều sâu. Trong bài tựa
Kinh Thi, Chu Hi cũng cho rằng "thơ là cái dƣ âm của lời nói, trong khi lòng ngƣời
cảm xúc với sự vật mà thể hiện ra ngoài" (Dẫn theo [89]. Với một nhận định ngắn
gọn, tác giả đã thể hiện được cái nhìn sắc sảo của mình rằng cái "tình văn" không
phải đơn giản được chứa đựng trong hình thức "trần trụi" bên ngoài của ngôn ngữ
mà là cái "dƣ âm" thoát ra từ những cấu trúc lời nói rất riêng của từng con người cụ
thể khi họ "cảm xúc" với "sự vật" xung quanh. Đây chính là cơ sở cho những cách
nhìn nhận về thơ hiện nay. Đến giai đoạn hiện đại, M. Gooki đã đưa ra một định
nghĩa về văn học: "Văn học là nhân học" (văn học là khoa học về tính ngƣời). Một
định nghĩa có tầm khái quát như thế là rất cần thiết đối với mọi đối tượng nhận thức
văn chương. Tuy nhiên, với các nhà nghiên cứu thì nhận định đó chỉ mới giúp họ
trả lời câu hỏi "văn chƣơng thể hiện nội dung gì?", mà chưa giải quyết được một
vấn đề cũng hết sức quan trọng: "nội dung đó đƣợc tạo ra nhƣ thế nào?". Trên thực
15
tế, bản chất của sự vật bị quy định bởi cách thức mà người ta tạo ra nó. Vì vậy,
đứng trên góc độ sáng tạo mà xét, một định nghĩa về văn học cần phải nhắm vào
hai bình diện nói trên. Khi lí luận phê bình phát triển, người ta mới chú trọng đến
mặt thứ hai của vấn đề này một cách toàn diện hơn. "Văn học là nghệ thuật ngôn
từ" [99, 162]. Văn chương không chỉ là những khám phá cái chưa biết trong đời
sống con người một cách thông thường mà nó là một hành động sáng tạo mang tính
nghệ thuật. Văn học là một ngành nghệ thuật lấy ngôn từ làm phƣơng tiện và
phƣơng thức phản ánh. Theo đó, một tác phẩm nghệ thuật phải được khám phá
bằng những tiêu chí của nghệ thuật. Tức là không dừng lại ở việc trả lời câu hỏi nó
là cái gì?, mà là nó đƣợc tạo ra nhƣ thế nào? Như vậy, ngôn ngữ văn chương vừa
là chất liệu vừa là phương thức biểu hiện của tác phẩm nghệ thuật. Nó chính là đối
tượng đích thực và cụ thể của ngôn ngữ học nghệ thuật. Những căn cứ nêu trên đã
giúp chúng tôi xác định được các bình diện ngôn ngữ cơ bản làm đối tượng nghiên
cứu.
Các nhà nghiên cứu theo trường phái hình thức đã chỉ ra sự đối lập giữa ngôn
ngữ chung hay ngôn ngữ văn xuôi với ngôn ngữ thơ. Tác giả tiêu biểu nhất của
trường phái này là R. Jakobson. Trong tiểu luận Ngôn ngữ và thi ca, R. Jakobson
đã nhấn mạnh đến cơ chế hoạt động của ngôn ngữ thơ là cơ chế lựa chọn và cơ chế
kết hợp. Đây là sự cụ thể hóa các nguyên lí về sự hoạt động của ngôn ngữ mà F. de
Saussure đã trình bày trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cƣơng: quan hệ hệ hình
và quan hệ cú đoạn. Từ những nguyên lí phổ quát này, R. Jakobson và những
người cùng quan điểm với ông đã chỉ ra rằng, trong thơ, hình thức ngữ âm là vô
cùng quan trọng. Họ nhấn mạnh đến các yếu tố âm thanh như âm vận, điệp âm,
điệp vần, khổ thơ là những đơn vị thuộc bình diện hình thức. Từ những nguyên lí
này, ngôn ngữ thơ dần dần được nhận ra một cách rõ nét hơn và toàn diện hơn. Đây
là những nguyên lí đã được các nhà Việt ngữ học ứng dụng vào việc xem xét thơ ca
tiếng Việt một cách hiệu quả. Những năm cuối thế kỷ xx, ở trong nước, trong
chuyên luận Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Phan Ngọc đã đưa ra một
định nghĩa về thơ: "Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt
16
ngƣời tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc do chính hình thức ngôn ngữ này" [80,
30]. Có thể một quan niệm như thế về thơ là chưa toàn diện (chữ quái đản trong
trường hợp này được Phan Ngọc giải thích là khác lạ so với thông thƣờng. Về mặt
này, Phan Ngọc đã có cùng quan điểm với Hoàng Tuệ), song qua đó cũng cho thấy
ngôn ngữ không những là chất liệu cơ bản xây dựng nên bài thơ mà nó còn chứa
đựng những phương thức thể hiện rất đặc trưng của nghệ thuật thi ca. Những
phương thức kết hợp "quái đản" của ngôn ngữ thơ thực chất là những cấu trúc ngôn
ngữ xa lạ so với cấu trúc ngôn ngữ phi nghệ thuật (hay nói cách khác ngôn ngữ phi
nghệ thuật có những giới hạn nhất định không thể vượt qua được để đảm nhận
những chức năng biểu đạt mang tính thẩm mỹ). Một tác giả khác cũng đi theo
hướng này là Nguyễn Phan Cảnh. Ông đã tiếp thu các luận thuyết về thi ca trong và
ngoài nước để đưa ra một vấn đề rất thiết thực song không kém phần nan giải: Các
nhà thơ tƣ duy trên chất liệu ngôn ngữ nhƣ thế nào? Lí thuyết hệ hình mà Nguyễn
Phan Cảnh đưa ra không mới song qua đó một lần nữa việc xem xét thơ từ phương
thức lựa chọn ngôn từ trong các hệ hình để tạo ra hiệu quả biểu đạt cao nhất được
khẳng định là đúng và có sức thuyết phục cao [10, 51-70]. Nguyễn Phan Cảnh
không dừng lại ở đó mà mở rộng vấn đề sang cả cấu trúc phổ biến trong ngôn ngữ
thơ để giải thích nguồn gốc của các biện pháp tu từ [10, 71-77]. Điểm nổi bật thứ
ba trong chuyên luận của ông là lí thuyết về trƣờng nét dƣ. Trong đó tác giả đã chỉ
ra rằng để thiết lập nên các tổ chức ngôn ngữ trên trục lựa chọn và trục kết hợp
(đặc biệt là trục kết hợp), nhà thơ phải sử dụng đến các thao tác loại bỏ trường nét
dư theo cảm quan tư duy nghệ thuật rất riêng của mình. Cách thức loại bỏ trường
nét dư chính là quá trình hình thành thể thơ. Nét dư được loại bỏ càng nhiều thì
hàm lượng thông tin càng cao và càng đòi hỏi ở người tiếp nhận năng lực tiếp nhận
các kết cấu "lạ" do việc loại bỏ các yếu tố ngôn ngữ có hàm lượng thông tin thấp
mà ra. Đi ngược quá trình này hay sự khôi phục nét dư, chúng ta sẽ được một văn
bản thơ có hình thức ngữ âm gần với văn xuôi hơn. Chính các đơn vị ngôn ngữ này
khi nét dư bị loại bỏ một cách có chọn lọc, thao tác lựa chọn đạt đến độ nào đấy thì
chúng trở thành các phương tiện tu từ.
17
Như vậy, quá trình nghiên cứu ngôn ngữ thơ tiếng Việt cho đến Nguyễn Phan
Cảnh, Hữu Đạt đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng. Các tác giả đã từng
bước cụ thể hóa và nhất trí trên những điểm rất căn bản về sự phân biệt ngôn ngữ
thơ (là ngôn ngữ của thế giới chủ thể với những sáng tạo độc đáo mang tính cá
nhân) với ngôn ngữ văn xuôi (là ngôn ngữ miêu tả thế giới khách thể mang nặng
tính lô gíc). Các bình diện của ngôn ngữ thơ được chọn làm cơ sở để xác định đối
tượng nghiên cứu ngôn ngữ lục bát hiện đại bao gồm:
1, Hình thức ngữ âm, gồm âm điệu, vần điệu và nhịp điệu. Những yếu tố này
được tạo ra từ sự loại bỏ các nét dư và đi vào chuỗi kết hợp dưới áp lực hệ thống để
làm thành một thứ ngữ điệu đặc trưng còn gọi là nhạc điệu thể loại.
2, Các phương tiện và phương thức tạo nghĩa trong thơ. Các đơn vị ngôn ngữ
thuộc đối tượng nghiên cứu là các đơn vị ngôn ngữ có tính tu từ cao (tính tu từ
được hiểu là màu sắc tu từ, một khái niệm của Phong cách học tiếng Việt). Chúng
được hình thành từ các thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp.
Xem xét các bình diện nghiên cứu ngôn ngữ thơ, chúng ta rút ra được các vấn
đề sau đây:
Thứ nhất, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca đã chỉ ra được các đơn vị, các
bình diện làm đối tượng nghiên cứu.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu ngôn ngữ thi ca thuộc các trường phái đã
chỉ ra rằng thơ không phải là một hiện tượng ngôn ngữ học thuần túy mà là một
nghệ thuật đặc thù lấy ngôn từ làm chất liệu (trong đó ngôn ngữ vừa là chất liệu,
vừa chứa đựng những phương thức phản ánh). Một yếu tố nghệ thuật phải được
xem xét trong một chỉnh thể nghệ thuật; giá trị của ngôn ngữ thơ là tính nghệ thuật
của nó chứ không phải là những giá trị phổ quát của ngôn ngữ chung.
Thứ ba, mặc dù đã có nhiều cố gắng song dường như các nhà nghiên cứu vẫn
chưa thực sự thiết lập được mối quan hệ chắc chắn giữa cách tiếp cận thi ca từ góc
độ lí luận phê bình với cách tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ. Thực tế là rất nhiều luận
đề trong thi ca được giới nghiên cứu lí luận văn học đưa ra nhưng khi giải thích nó
từ góc độ ngôn ngữ vẫn chưa thật thành công. Lý luận phê bình văn học phải bao
18
trùm lên toàn bộ các khuynh hướng tiếp cận tác phẩm. Về điểm này nó vẫn còn hạn
chế. Bên cạnh đó cũng có tình trạng người nghiên cứu ngôn ngữ văn chương miễn
cưỡng với những nguyên lý căn bản của phản ánh luận trong văn học. Ví dụ, lí luận
- phê bình đưa ra lí thuyết về tứ thơ, song lí luận ngôn ngữ lại không đề cập đến
vấn đề này, cho dù tứ thơ hay bất kì thứ gì có trong bài thơ cũng đều được thể hiện
bằng ngôn ngữ. Hay một vấn đề khác như khái niệm giọng điệu lại chỉ được nói
đến trong lí luận văn học nhưng thực tế sự biểu hiện của nó cơ bản và rất rõ nét trên
hình thức của ngôn từ.
Cho đến nay việc nghiên cứu theo phương thức định lượng, định tính các yếu
tố ngữ âm trong ngôn ngữ thơ đã đạt được những thành công nhất định nhờ ứng
dụng các thành tựu ngữ âm học thực nghiệm. Điều băn khoăn hiện nay là giá trị
biểu đạt của các yếu tố ngữ âm vẫn là một cái gì đó hết sức mơ hồ. Giá trị biểu đạt
của nó phải được xem xét trong những bối cảnh hẹp. Tuy vậy, việc phân tích giá trị
ngữ âm trong một dòng thơ, đoạn thơ, bài thơ, thể thơ của một tác giả, một giai
đoạn vẫn còn rất cần thiết. Bên cạnh đó quá trình này cũng phải được đặt trong
mối tương quan với các phương tiện và các phương thức tạo nghĩa. Hãy thử xem
xét bài thơ Tre Việt Nam để minh chứng cho các vấn đề này.
Về mặt ngữ âm, bài thơ chứa đựng mặt thuần nhất và mặt dị biệt của âm luật
thể loại trên ba mặt cấu thành nhạc điệu là âm điệu, vần điệu, nhịp điệu. Xét mặt
thuần nhất trong nhạc điệu, ta thấy âm điệu (theo mô hình âm luật lục bát (bằng,
trắc và bất luận) bài thơ cơ bản tuân thủ tính cách luật của thể loại (trừ một dòng
thơ duy nhất có sự biến đổi t4 b4: Thƣơng nhau tre không ở riêng). Những vị trí
không bắt buộc (1,3,5,7) cũng không có một sự biểu hiện “thiên lệch” nào đáng kể.
Về vần điệu, các yếu tố cấu thành vần điệu như vị trí, độ hòa âm, độ vang, cao độ
của âm tiết hiệp vần cũng không có gì đặc biệt. Ví dụ, về vị trí hiệp vần chẳng
hạn, các vần đều được "bố trí" đúng các vị trí thứ 6 dòng lục-thứ 6 dòng bát; thứ 8
dòng bát với thứ 6 dòng lục. Vần chính chiếm phần cơ bản đã làm cho vần điệu bài
thơ đạt được tính hài âm cao. Về nhịp điệu, nhịp đôi (là nhịp phổ biến của lục bát
tạo nên giai điệu cho thể loại) chiếm ưu thế trong bài thơ (24/30 dòng thuần túy
19
nhịp đôi) khiến cho "trạng thái" của nó hòa nhập cùng "trạng thái" của lục bát dân
gian, nhuần nhị bởi giai điệu đều đều của một khúc tâm tình trong giọng kể thiết
tha, sâu lắng. Tre xanh nhưng màu xanh đó có tự bao giờ? Chỉ biết rằng nó đã được
truyền tụng là có tự ngày xƣa Dòng chảy nhịp điệu biểu hiện tính "thuần khiết"
của âm luật đã khiến cho nhạc điệu bài thơ phảng phất khí vị của ca dao, đằm thắm,
lắng đọng một niềm tâm tư sâu thẳm. Xét mặt khả biến trong nhạc điệu thể loại,
chúng ta thấy rằng dựa trên nền tảng ngữ âm cơ bản, những "dị hóa" của vần điệu
và nhịp điệu cùng sự luân phiên về độ hòa âm vần chính và độ hòa âm vần thông,
không gò ép nhưng vẫn nằm trong "khuôn phép" và cách hiệp vần của thể lục bát:
Tre xanh giờ bờ//Xanh manh thành (vần chính); ơi tƣơi vôi//màu đâu
(vần thông); đâu lâu (vần chính)// nhiều nghèo nhiêu (vần thông) Như
vậy, dù sự biến thiên này nảy sinh từ tâm thức hay từ một sự tính toán chủ định thì
chúng ta cũng phải thừa nhận rằng tác động vào nhịp của âm luật thể loại sẽ đưa lại
hiệu quả cao nhất. Thông thường, nhịp thơ của thể lục bát là nhịp đôi (2/2/2 và
2/2/2/2). ở bài thơ này, trong 30 dòng thơ, có 6 dòng xuất hiện nhịp biến 3/3 và
3/3/2 (trong thể lục bát, nhịp lẻ được coi là nhịp biến):
- Thân gầy guộc / lá mong manh
- Có gì đâu / có gì đâu
- Năm qua đi / tháng qua đi
- Chuyện ngày xƣa / đã có bờ / tre xanh
- Mỡ màu ít / chắt dồn lâu / hóa nhiều
- Cây kham khổ / vẫn hát ru / lá cành
Về tổng thể, bài thơ có xu hướng sử dụng nhạc điệu của ca dao. Vì vậy, khi
nhịp biến xuất hiện (theo lối cân xứng 3/3 và không cân xứng 3/3/2) dòng thơ trở
nên rắn rỏi, bùng phát, tạo được ấn tượng mạnh trong lòng người đọc, người nghe.
Lời tự vấn mở đầu bài thơ khiến người nghe ngỡ ngàng mà nhận ra rằng một điều
tưởng như bình dị và hiển nhiên như thế nhưng đến nay ta dường như vẫn chưa hề
hay biết:
Tre xanh
20
Xanh tự bao giờ?
Rồi dòng suy tưởng kéo ta vào chiều sâu ý tứ của bài thơ:
Chuyện ngày xƣa đã có bờ tre xanh
Màu xanh ấy trở đi trở lại khắc khoải như chính nhịp điệu của câu thơ:
2( )/4-3/3/2 bị gián đoạn bởi sự ngắt dòng và phép lặng. Đây là khúc dạo đầu hiếm
thấy trong lục bát hiện đại. Hai câu tiếp theo đã có sự tăng cường năng lượng ngữ
nghĩa thông qua việc sử dụng tiểu đối ở dòng lục và quay trở lại lối tự vấn (qua
việc sử dụng câu hỏi tu từ ở dòng bát), lời thơ cũng thiết tha hơn so với câu hỏi ban
đầu:
Thân gầy guộc/ lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi (?!)
Những dòng thơ tiếp theo cho đến hết bài đều theo lối đột phá được xây dựng
trên phương thức đối lập. Về nội dung: đối lập thuộc tính giữa sự mảnh mai, yếu
ớt của thân, lá với sự dày dặn, chắc chắn của luỹ, thành; giữa cái ít sản sinh ra cái
nhiều (Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều). Về mặt hình thức: đối lập nhịp điệu lẻ,
chẵn giữa hai dòng 6 và 8 (Thân gầy guộc/ lá mong manh - Mà sao/ nên lũy/ nên
thành/ tre ơi và Năm qua đi/ tháng qua đi - Tre già/ măng mọc/ có gì/ lạ đâu) và lối
đối ứng: bao nhiêu bấy nhiêu (Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù) - một cấu
trúc hình thức phổ biến trong ca dao.
Về mặt phƣơng tiện, phƣơng thức tạo ngữ nghĩa. Từ ngữ trong bài thơ thể
hiện cá tính sáng tạo của phong cách lục bát đậm chất dân gian. Bài thơ gợi một
cảm giác quen thuộc, hình như mỗi ý thơ đã ngự trị đâu đó trong ta từ lâu rồi. Xét
về phương thức, phương tiện tạo nghĩa, nhịp thơ mở đầu như một sự ngập ngừng,
phép lặng giữa dòng thơ dẫn ta đi theo miền hồi tưởng về hình tượng cây tre từ
trong quá khứ xa xăm đến hiện tại. Tứ thơ đi dần vào chiều sâu suy tưởng của triết
lí dân gian: (Mặc dù) thân gầy guộc, lá mong manh; (nhưng vẫn) nên lũy nên
thành; ít nhiều (mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều); bao nhiêu bấy nhiêu (tre
bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù) Đây là những câu thơ có phương thức tư duy
21
tương đồng với rất nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao: Mƣa lâu thấm đất; Năng nhặt
chặt bị; (đình/cầu ) bao nhiêu (ngói/nhịp) (thƣơng mình) bấy nhiêu
Những lời nói cửa miệng dân gian (ca dao, tục ngữ, thành ngữ) xuất hiện một
cách tự nhiên làm cho câu thơ lục bát quyện hòa hai sắc thái: tính triết lí nhân sinh
(trong cảm hứng của tục ngữ, thành ngữ) và chất trữ tình đằm thắm (trong thi hứng
của giai điệu ca dao). Nếu thiết lập quan hệ liên tưởng giữa câu thơ lục bát trong
bài với ngôn từ dân gian ta sẽ thấy một hiện tượng tương đồng, tương sinh:
Thành ngữ: Lá lành đùm lá rách; chị ngã em nâng
Câu thơ lục bát: Bão bùng thân bọc lấy thân - Tay ôm tay níu tre gần nhau
thêm
Ca dao, tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non ; Ba ngƣời dại hợp lại thành
một ngƣời khôn
Câu thơ lục bát: Thƣơng nhau tre không ở riêng - Lũy thành từ đó mà nên hỡi
ngƣời
Thành ngữ: Nhƣờng cơm sẻ áo; một nắng hai sƣơng
Câu thơ lục bát: Lƣng trần phơi nắng phơi sƣơng - Có manh áo cộc tre
nhƣờng cho con
Thành ngữ, tục ngữ: Giỏ nhà ai quai nhà nấy; cha nào con nấy
Câu thơ lục bát: Măng non là búp măng non - Đã mang dáng thẳng thân tròn
của tre
Kết thúc tứ thơ là một thành ngữ nguyên dạng (chứng tỏ quan hệ liên tưởng
giữa lục bát và ca dao trong bài thơ là có thực) được bố trí song hành với vế đầu
câu thơ mang chức năng gợi mở vấn đề: Năm qua đi tháng qua đi - Tre già măng
mọc có gì lạ đâu. Cấu trúc ngữ nghĩa theo hướng này thể hiện rõ nét kiểu tƣ duy
triết luận của một xu hướng mới trong thi ca hiện đại. Câu thơ đã đạt đến độ hoàn
mĩ cao: sự biến nhịp thể loại được cộng hưởng bởi nghĩa của từ (năm tháng ) tạo
ra ý nghĩa liệt kê tăng cấp. Năm qua đi rồi tháng qua đi, thời gian vĩnh hằng trong
sự vận động tuần hoàn kéo theo sự vĩnh hằng của tre, để Mai sau / Mai sau / Mai
22
sau / Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh Lớp trước già đi, lớp sau thay thế, cho
ngàn vạn mai sau tre vẫn phủ màu xanh lên đất nước này
Với một số lượng lớn thành ngữ, tục ngữ dân gian được sử dụng dưới hình
thức cấu tạo lại, đến lượt nó, các dòng thơ bị "đồng hóa" để trở thành những thành
ngữ, tục ngữ hiện đại. Đây thực sự là một "cuộc sinh hạ" ngôn từ có "tính di
truyền" đạt mức cực đại trong một bài thơ. Điều đó khiến cho nó trở thành độc đáo.
Qua đây chúng ta thấy rằng khi đánh giá một bài thơ lục bát, ta không thể
xem xét hai mặt ngữ âm - ngữ nghĩa một cách tách rời. Về điểm này Đỗ Đức Hiểu
cũng đã nhận định: "tác phẩm văn học là một hệ thống kí hiệu lồng vào nhau, văn
bản di động trên nhiều bình diện, chồng chất nhiều hệ thống đan chéo nhau (âm
thanh, cú pháp, ngữ nghĩa ) Thơ là một cấu trúc ngôn từ trùng điệp" [50, 46].
Các hệ thống, bình diện trong thơ liên kết với nhau bằng những mối quan hệ đa
chiều và giá trị của mỗi thành tố cũng được sản sinh từ những mối liên hệ ấy. Điều
này còn cho phép ta đi đến một hệ luận khác nữa: khai thác một bình diện, yếu tố
nào đó của ngôn ngữ tác phẩm thi ca cũng không thể tách chúng ra khỏi hệ thống
mà phải xem xét chúng trên các mối quan hệ khách quan để cuối cùng trả chúng về
hệ thống.
1.2. Ngôn ngữ thơ trong vận động tạo lập đặc trƣng thể loại
Đặc trưng thể loại quy định đặc trưng ngôn ngữ. Vì vậy sự vận động tạo thể
giúp ta hiểu thêm về đặc điểm ngôn ngữ của một thể thơ nào đó. Khi nắm được cơ
chế tạo thể của thơ, ta có thể biến một bài thơ nào đó từ thể này sang thể khác
thông qua các thao tác lựa chọn và kết hợp. Hình thức cuối cùng của tác phẩm là
tấm gương phản chiếu tư duy mĩ cảm - ngôn ngữ của chủ thể sáng tạo. Bùi Văn
Nguyên và Hà Minh Đức là hai trong số rất ít tác giả đã đưa ra vài nét lớn về đặc
điểm ngôn ngữ quy định đặc trưng cảm xúc thi ca trong các thể thơ tiếng Việt. Tuy
nhiên hai tác giả này chưa đi sâu phân tích các biểu hiện có tính quy luật của ngôn
ngữ trong các thể thơ và quy luật vận động tạo thể trong quá trình sáng tác của nhà
thơ. Trong chuyên luận Ngôn ngữ thơ, Nguyễn Phan Cảnh đã nói về trƣờng nét dƣ
của mỗi câu thơ và cơ chế ngâm thơ. Phát hiện này cho phép ta hiểu được cách
23
thức vận động của ngôn ngữ trong quá trình hình thành đặc trưng thể loại. Dựa vào
những biểu hiện về ngữ đoạn được đánh dấu bằng hiện tượng gieo vần, Nguyễn
Phan Cảnh cho rằng vận động tạo vần chính là khâu cơ bản nhất của quá trình
hình thành thể thơ. Mỗi thể thơ có một kiểu gieo vần (trong những ngữ đoạn ngắn/
dài) đặc trưng. Nhưng không phải vận động tạo vần đẻ ra thể thơ một cách cơ học,
mà hai quá trình này diễn ra đồng thời. Chúng ta có thể nhận diện ra một thể thơ
khi căn cứ vào các dấu hiệu vần điệu. Tuy nhiên một số trường hợp việc nhận diện
thể thơ qua vần lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong bài Tiếng chổi tre của Tố Hữu
(Những đêm hè/ Khi ve ve/ Đã ngủ/ Tôi lắng nghe/ Trên đƣờng Trần Phú/ Tiếng
chổi tre/ Xao xác/ Hàng me ), Nếu chấp nhận vần lưng thì văn bản thơ sẽ là:
Những đêm hè khi ve ve đã ngủ/ Tôi lắng nghe trên đƣờng Trần Phú/ Tiếng chổi
tre xao xác hàng me Như vậy, trong sáng tác thi ca, thể thơ hình thành không
phải như một "sự chọn lọc tự nhiên", mà là sự vận động của các quan hệ nội tại
trong những cấu trúc ngôn ngữ dưới sự điều khiển của tâm thức văn hóa - ngôn ngữ
cộng đồng.
Trong tiếng Việt, quá trình vận động tạo thơ đã hình thành nên các thể thơ 2
tiếng cho đến 12 tiếng. Mặc dù trước đó có văn biền ngẫu song thơ văn xuôi không
trở nên phổ biến. Những thể thơ quen thuộc với người Việt là lục bát, song thất lục
bát, 5 tiếng, 7 tiếng. Cơ chế biểu đạt của một văn bản thơ khác xa với cơ chế biểu
đạt của một văn bản văn xuôi. Các đơn vị trên trục ngữ đoạn có tính độc lập cao và
tự nó đối lập với các yếu tố đồng loại trên trục lựa chọn để tạo ra giá trị. Chính vai
trò ưu thế của quan hệ ngữ đoạn đã làm cho ngôn ngữ văn xuôi chỉ thuần túy mang
giá trị thông báo (tất nhiên quan hệ ngữ đoạn của ngôn ngữ văn xuôi cũng rất khác
so với quan hệ ngữ đoạn của ngôn ngữ thơ). Dưới áp lực tạo thể (nhạc điệu), quan
hệ ngữ đoạn trong ngôn ngữ thơ được hiện thực hóa qua hai con đường chính: quan
hệ "lỏng" và quan hệ "phi lô gíc". Khi bị lược bỏ các hư từ hay các từ nghèo thông
tin, các đơn vị ngôn ngữ hiện diện trở thành yếu tố tối thiểu có tính độc lập rất cao,
quan hệ ngữ đoạn trở nên lỏng ra. Cũng có khi cần đến một kết hợp bất thường để
24
tạo nghĩa mới cho cấu trúc ngôn ngữ. Lúc này quan hệ ngữ đoạn được thiết lập dựa
trên nguyên lý phi lô gíc.
Mỗi dòng thơ có thể tương đương với một phán đoán tồn tại trên một tiết tấu
và thể hiện bằng một dư âm. Dư âm là "tiếng vọng" của giá trị ngữ âm được thể
hiện bằng tiết tấu. Có thể có câu thơ mang dư âm đi xa, cũng có thể có câu thơ mà
dư âm chỉ là một cái gì đó rất mờ nhạt. Câu thơ (trong Bài ca chim Chơ Rao) của
Thu Bồn rất gần với văn xuôi:
Ăn trái gắm (/) nhớ trái dừa tha thiết
Uống vũng suối trong (/) nhớ biển biếc bao la
Những đêm mƣa nguồn sấm động
Nhớ làm sao (/) tiếng sóng vỗ quanh nhà
song lại có sức ngân vang rất lớn. Hiệu quả đó bắt nguồn từ việc cố ý thêm vào một
số âm tiết làm cho nhịp của câu thơ dài ra trùng với đơn vị cú pháp của văn xuôi,
do đó người đọc có cảm tưởng như đang bơi trên một dòng chảy không dứt của
chuỗi ngôn từ đầy ấn tượng. Tình trạng trên khác xa với những câu thơ ngắn trong
bài thơ Lƣợm của Tố Hữu: Chú bé loắt choắt/ Cái xắc xinh xinh/ Cái chân thoăn
thoắt/ Cái đầu nghênh nghênh Những câu thơ trùng với một ngữ đoạn ngắn tạo ra
cảm giác nhanh, mạnh, phù hợp với sự miêu tả tính hồn nhiên trong bước chân sáo
của cậu bé liên lạc
Tóm lại, sự vận động tạo thể trong ngôn ngữ thơ vừa phụ thuộc vào sự chi
phối của hai loại quan hệ khách quan của ngôn ngữ (quan hệ ngữ đoạn và quan hệ
liên tưởng), vừa phụ thuộc vào cảm thức nhạc điệu của tác giả. Mỗi thể thơ với bản
thể của mình đều tồn tại trong một giới hạn ngữ âm-ngữ nghĩa nhất định.
Mỗi dân tộc đều có một nền thi ca đặc trưng gắn với những thể thơ nhất định.
Thơ tiếng Việt có thể 2 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, lục bát, song thất lục
bát, 8 tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi Sáng tạo một bài thơ theo một thể nào đấy
phần lớn bắt nguồn từ cảm thức ngôn ngữ. Quá trình này vừa phụ thuộc vào tâm lí
lứa tuổi, vốn văn hóa, vừa phụ thuộc vào năng lực tư duy nghệ thuật. Khi vốn văn
hóa trở nên thứ yếu và yếu tố tâm lí đóng vai trò hướng đạo thì thơ thường nghiêng