Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Bước đầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 83 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
 



NGUYỄN THỊ KIM THOA





BƯỚC ĐẦU MÔ TẢ HỆ THỐNG NGỮ ÂM
TIẾNG SÁN DÌU Ở VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC




Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam
Mã số : 5.04.31









Hà Nội - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
 


NGUYỄN THỊ KIM THOA




BƯỚC ĐẦU MÔ TẢ HỆ THỐNG NGỮ ÂM
TIẾNG SÁN DÌU Ở VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC


Chuyên ngành: Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam
Mã số : 5.04.31






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.TRẦN TRÍ DÕI







Hà Nội - 2005

3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
QUI ƢỚC TRONG VIỆC TRÌNH BÀY 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
I. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 6
II. Vài nét khái quát về địa bàn khảo sát 7
II.1. Xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 7
II.2. Xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 8
III. Bố cục của luận văn 9
CHƢƠNG I : VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGỮ ÂM TIẾNG SÁN DÌU 10
I. Lịch sử nghiên cứu tiếng Sán Dìu 10
II. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11
II.1. Đối tượng nghiên cứu 11
II.2. Phạm vi nghiên cứu 12
III. Phƣơng pháp nghiên cứu 13

III.1. Giải thích về phương pháp 13
III.2. Những người cung cấp tư liệu 16
IV. Một vài khái niệm liên quan khi nghiên cứu ngữ âm tiếng Sán
Dìu 17
IV.1. Âm tiết 17
IV.2. Âm tố và âm vị 18
CHƢƠNG II : ĐÔI NÉT VỀ DÂN TỘC SÁN DÌU Ở VIỆT NAM 23
I. Nguồn gốc 23
II. Nhà cửa - làng xóm 24
III. Gia đình – Xã hội 26
IV. Kinh tế 27
V. Trang phục 29
VI. Ăn uống 30

CHƢƠNG III: VỀ HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG SÁN DÌU 33

4
I. Âm tiết tiếng Sán Dìu 33
I.1. Nhận diện và phân xuất 33
I.2. Các kiểu âm tiết 34
II. Hệ thống âm đầu tiếng Sán Dìu 36
II.1. Số lượng 36
II.2. Mô tả 38
II.3. Các tiêu chí khu biệt âm đầu 50
III. Âm đệm 52
IV. Hệ thống nguyên âm 54
IV.1. Số lượng. 54
IV.2. Mô tả 56
V. Hệ thống phụ âm cuối 63
V.1. Số lượng 63

V.2. Các tiêu chí khu biệt. 65
VI. Thanh điệu 69
VI.1. Thanh 1 69
VI.2. Thanh 2 70
VI.3. Thanh 4 71
VI.4. Thanh 5 72
VI.5. Thanh 6 73
VI.6. Thanh 7 74
VI.7. Thanh 8 75
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
BẢNG TỪ 85


6
PHẦN MỞ ĐẦU



I. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Nói đến văn hóa Việt Nam, người ta thường nói đến một nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa đa dạng và phong phú. Có được
điều đó là nhờ có sự góp phần của văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta.
Chính vì vậy, nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII đã xác định một trong những nhiệm vụ về văn hóa các dân
tộc thiểu số là: “Thứ nhất là coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống. Trước hết là bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết
của các dân tộc. Ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) là một nội dung đầu tiên, cơ
bản của văn hóa mỗi dân tộc” [2]. Như vậy, nghiên cứu ngôn ngữ của một

dân tộc thiểu số là góp phần bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn
hóa của dân tộc đó.
Trong số các nhóm ngôn ngữ có mặt ở Việt Nam thì nhóm ngôn ngữ
thuộc họ Hán Tạng như tiếng Sán Dìu còn chưa được nghiên cứu nhiều và ít
được quan tâm. Từ trước tới nay, ở Việt Nam chưa có một công trình nào
nghiên cứu về tiếng Sán Dìu một cách có hệ thống. Vì thế, trong phạm vi đề
tài này chúng tôi sẽ bước đầu nghiên cứu, mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Sán
Dìu. Đây sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu tiếng Sán Dìu trên nhiều bình diện
khác.
Nghiên cứu tiếng Sán Dìu là góp phần bảo lưu, gìn giữ ngôn ngữ cũng
như văn hóa vốn đang bị mai một dần của dân tộc này. Hơn thế nữa, tìm hiểu
tiếng Sán Dìu giúp chúng ta hiểu rõ về một ngôn ngữ thuộc họ Hán Tạng có
mặt ở Việt Nam. Từ đó, tiếng Sán Dìu có thể sẽ là cầu nối để chúng ta tìm

7
hiểu các ngôn ngữ khác thuộc họ Hán Tạng ở Việt Nam cũng như trong khu
vực.
II. Vài nét khái quát về địa bàn khảo sát

II.1. Xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Là một xã thuộc khu vực I miền núi, phía Đông xã Đạo Trù giáp dãy
núi Tam Đảo, phía Nam giáp xã Đại Đình, phía Tây giáp xã Yên Dương, phía
Bắc giáp xã Ninh Lai của tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích đất tự nhiên có
7.450,84 ha, trong đó đất ruộng và đất màu chỉ có 712,66 ha (chiếm 9,56%),
còn lại là đất lâm nghiệp 636 ha (8,53%), đất ở và đất vườn 135,31 ha
(1,81%), và các loại đất khác 5.966,87 ha (80,1%) chưa sử dụng đến. Như
vậy, diện tích đất có thể đem lại hoa màu, lợi nhuận cho người dân chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ, cộng với điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi nên đời sống
của bà con còn rất khó khăn, đặc biệt là đa phần họ đều sống bằng nghề nông.

Tính đến 31/12/2003, xã Đạo Trù có tổng số dân là 12.224 người trong
đó có 87,5% là người Sán Dìu (10.696 người), còn lại là người Kinh. Tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên là 1,44% hàng năm.
Về tình hình kinh tế, tổng thu nhập bình quân lương thực đầu người là
280 kg/năm. Cả xã có 2.084 hộ gia đình thì số hộ nghèo là 536 hộ (25,72%),
số hộ có điều kiện kinh tế trung bình là 1.328 hộ (63,72%) và số hộ khá là 220
hộ (10,56%).
Hệ thống trường học của xã có 01 trường Mẫu giáo với 442 em, 03
trường cấp I với 1.919 học sinh, 01 trường cấp II với 905 học sinh. Xã chưa
có trường cấp III và toàn xã cũng chỉ có 50 em theo học cấp III. Như vậy,
càng học lên lớp cao, số học sinh theo học càng ít, tỷ lệ học sinh bỏ học càng
nhiều. Điều này cho thấy vấn đề phát triển kinh tế cũng như phát triển giáo

8
dục của xã còn rất nhiều hạn chế. Công tác y tế, dân số, văn hóa cũng đang
từng bước được quan tâm và cải thiện.
Tuy là một xã miền núi nhưng xã lại có đường giao thông đi lại khá
thuận tiện. Cơ sở hạ tầng cũng đang được Nhà nước đầu tư như xây dựng cụm
chợ miền núi, trường cấp I hai tầng, trường mầm non mẫu giáo, 02 trạm biến
áp điện, trụ sở làm việc của Uỷ ban Nhân dân xã, Đặc biệt là xã đã được
xây dựng hệ thống thủy lợi kênh mương khu vòng Chốc Cóc bằng bê tông dài
1.338 m. Sắp tới, xã sẽ được xây dựng một trung tâm y tế đa khoa.
Như vậy, có thể nói, xã Đạo Trù vẫn là một xã nghèo, trình độ dân trí
thấp. Chính vì thế, để có thể rút ngắn được khoảng cách giữa miền núi và
miền xuôi thì xã còn cần được sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa.

II.2. Xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Nằm trên trục đường lên thị trấn Tam Đảo, xã Hợp Châu là một xã nhỏ
có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.012,28 ha (chỉ bằng khoảng 1/7 diện tích

đất của xã Đạo Trù) với diện tích đất nông nghiệp chiếm 52,16%. Xã có 1.543
hộ cư trú tại 14 thôn với 6.797 nhân khẩu, trong đó người Sán Dìu chiếm 48%
dân số của xã (3.262 người). Người dân ở đây 89,2% là làm nghề nông, chỉ có
10,8% là làm nghề buôn bán và các dịch vụ khác.
Trong quá trình phát triển, xã Hợp Châu có được một số thuận lợi như
mạng lưới giao thông, thủy lợi phát triển khá tốt và có tính ổn định cao. Cơ sở
hạ tầng ngày càng được Nhà nước đầu tư, xây dựng mới. Công tác an ninh
trật tự luôn được bảo đảm tạo sự ổn định trong cuộc sống của người dân. Cư
dân Sán Dìu cũng như người Kinh ở khá tập trung và trình độ nắm bắt cũng
như khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng cao.

9
Bên cạnh đó, xã cũng gặp một số khó khăn như sự bất đồng ngôn ngữ
bởi trên địa bàn của xã có hai dân tộc, người Sán Dìu và người Kinh. Tuy
nhiên, đây chỉ là một khó khăn nhỏ bởi hầu hết người Sán Dìu đều biết tiếng
Kinh, trình độ song ngữ khá tốt. Một khó khăn chung đối với các xã miền núi
cũng như đối với xã Hợp Châu là trình độ dân trí của người dân chưa cao cho
nên công tác quản lý, giáo dục của Nhà nước và các đoàn thể chưa có hiệu
quả như mong muốn.Ví dụ như các phong tục về cưới xin, ma chay, lễ hội
tuy đã được giản tiện đi nhiều nhưng vẫn còn rườm rà và rất tốn kém.
Huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc là một huyện có tiềm năng về du
lịch bởi trên địa bàn của huyện có hai khu du lịch sinh thái là Tây Thiên và
Tam Đảo nhưng có lẽ huyện vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng này nên
đời sống của bà con ở các xã thuộc huyện vẫn chưa có nhiều thay đổi.

III. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương như
sau:
Chương I: Vấn đề nghiên cứu ngữ âm tiếng Sán Dìu

Chương II: Đôi nét về dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam
Chương III: Về hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu








10






CHƢƠNG I
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGỮ ÂM TIẾNG SÁN DÌU



I. Lịch sử nghiên cứu tiếng Sán Dìu

Từ trước đến nay đã có một số tài liệu viết về dân tộc Sán Dìu nhưng
đều dưới góc độ Dân tộc học. Có thể kể đến một số tài liệu điển hình như sau:
- Ma Khánh Bằng. Người Sán Dìu ở Việt Nam. NXBKHXH.HN.1993.
- Nguyễn Khắc Tụng. Mấy ghi chép về người Sán Dìu. TC Dân tộc học
số 37 năm 1959.
- Ma Khánh Bằng. Nương, đồi, soi , bãi của người Sán Dìu. TC Dân

tộc học số 03 năm 1972
- Ma Khánh Bằng. Vài nét về dân tộc Sán Dìu. Thông báo Dân tộc học
số đặc biệt xác định thành phần các dân tộc miền Bắc, tháng 3 năm 1973
Còn về vấn đề nghiên cứu tiếng Sán Dìu, có thể nói đến một bài báo
duy nhất của Nguyễn Văn Ái “Vài nét về hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu”
đăng trên cuốn “Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc” (1971). Trong bài viết này,
tác giả đưa ra danh sách các phụ âm đầu, nguyên âm, âm cuối, thanh điệu của
tiếng Sán Dìu dựa trên 1000 từ được điều tra tại xã Vĩnh Thực, huyện Móng

11
Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nêu ra chứ chưa có những lý
giải một cách chi tiết về kết quả nghiên cứu ấy nên tính khoa học chưa cao.
Ngoài ra, trong cuốn “Người Sán Dìu ở Việt Nam” Ma Khánh Bằng đã
giới thiệu một bảng từ vựng bao gồm 23 từ tiếng Sán Dìu so sánh với tiếng
Dao, tiếng Hoa, tiếng Sán Chỉ và tiếng Tày. Sau khi so sánh, ông kết luận, có
18/23 từ tiếng Sán Dìu tương ứng với tiếng Hoa, 05/23 từ tương ứng với tiếng
Dao và ông cho rằng “tiếng Sán Dìu đã xa dần với cái gốc xưa và các nhóm
đồng tộc của mình. Họ đã tiếp thu tiếng Hán trước khi di cư vào Việt Nam” [
8;16].
Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam, tiếng Sán Dìu chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ. Vì thế, trong luận văn này, lần đầu tiên chúng tôi sẽ đi vào
nghiên cứu ngữ âm tiếng Sán Dìu một cách có hệ thống, để từ đó làm cơ sở
cho những nghiên cứu tiếp theo. Đây là một bước đi tất yếu cho việc nghiên
cứu một ngôn ngữ dân tộc thiểu số ít được biết đến ở nước ta.

II. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

II.1. Đối tượng nghiên cứu

Nếu như chấp nhận quan điểm cho rằng ở Đông Nam Á có năm họ

ngôn ngữ là họ ngôn ngữ Nam Á, Hán Tạng, Nam Đảo, Thái - Kadai và họ
Mèo Dao thì nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy cả năm họ ngôn ngữ này
đều có mặt ở Việt Nam. Họ Nam Á có số lượng ngôn ngữ nhiều nhất - 25
ngôn ngữ, tiếp đến là họ Thái - Kadai có 11 ngôn ngữ, họ Hán Tạng có 9
ngôn ngữ, họ Nam Đảo có 5 ngôn ngữ và cuối cùng là họ Mèo Dao có 3 ngôn
ngữ. Tiếng Sán Dìu là một trong 9 ngôn ngữ thuộc họ Hán Tạng có mặt tại
Việt Nam [12]

12
Họ Hán Tạng là một họ ngôn ngữ lớn trên thế giới, phân bố chủ yếu ở
Trung Quốc, vùng Tây Tạng, Miến Điện và một phần ở Thái Lan, Việt Nam.
Có khoảng 300 ngôn ngữ thuộc họ này. Họ Hán Tạng được chia thành hai
nhánh lớn, nhánh Hán và nhánh Tạng - Karen. Trong hai nhánh này, nhánh
Hán là nhánh có số lượng người nói đông nhất và lại được chia thành hai
nhóm: nhóm Hán phía Nam và nhóm Hán phía Bắc. Nhóm Hán phía Nam
gồm ba ngôn ngữ thành viên, đó là tiếng Hoa, tiếng Sán Dìu và tiếng Ngái. Cả
ba ngôn ngữ này hiện nay đều chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Như
vậy, để góp phần vào tìm hiểu một trong các ngôn ngữ thuộc họ Hán Tạng có
mặt ở Việt Nam, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếng
Sán Dìu, một ngôn ngữ thuộc nhóm Hán phía Nam, nhánh Hán, họ Hán Tạng.

II.2. Phạm vi nghiên cứu

Ở Việt Nam, cư dân nói tiếng Sán Dìu có khoảng 94.630 người (theo
thống kê năm 1989) [12;75], dân số đông đứng thứ 15 trong số 53 dân tộc
thiểu số ở Việt Nam. Hiện nay, theo con số mới nhất do Uỷ ban Dân tộc miền
núi thông kê năm 1999, dân tộc Sán Dìu có 87.279 người tập trung chủ yếu ở
các tỉnh Thái Nguyên (37.388 người), Vĩnh Phúc (28.907 người), Quảng Ninh
(17.203 người), Tuyên Quang (2.062 người), Hải Dương (1.503 người), còn
lại rải rác ở một số tỉnh như Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc

Giang, Lạng Sơn,
Căn cứ vào thời gian thực hiện luận án và điều kiện thực tế, chúng tôi
chỉ tiến hành khảo sát tại một trong ba tỉnh có người Sán Dìu tập trung đông
nhất, đó là tỉnh Vĩnh Phúc. Trong địa bàn tỉnh này, chúng tôi cũng chỉ chọn
hai xã có số dân Sán Dìu sống tập trung đó là xã Đạo Trù và xã Hợp Châu
thuộc huyện Tam Đảo (huyện Tam Đảo mới được thành lập từ tháng 01 năm

13
2004, trước đây hai xã này thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Tại hai
địa bàn này, chúng tôi tiến hành khảo sát, thu thập tư liệu theo bảng từ đã
được chuẩn bị sẵn. Với nguồn tư liệu đó, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích,
tổng hợp để có thể mô tả được hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu như mục đích
đã đề ra ban đầu.



III. Phƣơng pháp nghiên cứu

III.1. Giải thích về phương pháp

Để nghiên cứu ngữ âm của một ngôn ngữ bất kỳ, người ta thường phải
thực hiện qua hai bước, đó là quan sát các hiện tượng âm học rồi so sánh, đối
chiếu để tìm ra các mối quan hệ, hệ thống âm vị của ngôn ngữ đó. Ngữ âm
học nghiên cứu cả mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội của ngữ âm nên nó có thể sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau. Có thể kể đến hai loại phương pháp
chính như sau:
- Phương pháp quan sát, miêu tả - thường phù hợp với các ngành khoa
học tự nhiên. Phương pháp này dựa vào một số máy móc được sử dụng trong
các ngành khoa học như vật lý, y học và một số dụng cụ riêng biệt để quan sát
âm thanh lời nói. Ở ngành khoa học xã hội, chúng được sử dụng nhiều trong

Ngữ âm học thực nghiệm. Chính vì thế, phương pháp này có thể đem lại
những mô tả cứ liệu rất chính xác và đáng tin cậy.
- Phương pháp thứ hai là quan sát trực tiếp bằng thính giác. Phương
pháp này đôi khi chịu ảnh hưởng chủ quan của người nghiên cứu. Tuy nhiên,
trong ngôn ngữ, do bản chất xã hội của nó, người ta chỉ quan tâm đến những
giá trị có được do sự so sánh giữa các âm thanh nên nếu trong sự quan sát mà

14
có ấn tượng chủ quan của người nghiên cứu thì lại đem đến cho ta kết quả khá
tin cậy. Thường thường, phương pháp quan sát trực tiếp bằng thính giác so
với phương pháp quan sát bằng khí cụ mang lại ích lợi trực tiếp hơn cho ngôn
ngữ học và thực tế đã có rất nhiều hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ đã được
nhận diện trước khi có ngữ âm thực nghiệm. Trong luận văn này, chúng tôi sử
dụng phương pháp quan sát trực tiếp bằng thính giác để tiến hành mô tả hệ
thống ngữ âm tiếng Sán Dìu.


Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp và thao tác
nghiên cứu khác như:
- Phương pháp điều tra điền dã: người nghiên cứu đến địa bàn có người
Sán Dìu sinh sống để thu thập tư liệu. Địa bàn nghiên cứu ở đây chính là xã
Đạo Trù và xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Dựa vào bảng từ dùng để nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số
(khoảng 2000 từ) bao gồm các từ về hiện tượng tự nhiên, động vật, thực vật,
bộ phận cơ thể người, chúng tôi tiến hành thu thập các từ tương đương trong
tiếng Sán Dìu. Bằng phương pháp phỏng vấn, quan sát trực tiếp, chúng tôi ghi
lại các từ đó dưới dạng phiên âm dựa trên bảng phiên âm quốc tế (IPA). Bên
cạnh việc ghi chép trực tiếp, chúng tôi cũng tiến hành ghi âm lại tất cả những
từ đó để có thể nghe lại nhiều lần nhằm cho kết quả nghiên cứu được chính
xác hơn.

- Thao tác phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp: sau khi thu thập
được tư liệu dưới dạng các ngữ đoạn chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh,
đối chiếu, tổng hợp để tìm ra hệ thống âm vị của ngôn ngữ đó. Ngoài ra
phương pháp này cũng giúp chúng tôi thấy được các cặp đối lập âm vị học
cũng như quy luật phân bố của các âm vị.

15
- Thao tác kiểm tra: sau khi đã ghi lại các từ dưới dạng phiên âm, chúng
tôi tiến hành kiểm tra bằng cách nhìn vào bảng phiên âm, đọc lại các từ bằng
tiếng dân tộc cho chính người bản ngữ nghe, sửa lại những từ ghi âm sai. Việc
làm này đem đến cho chúng tôi độ tin cậy cao về những tư liệu đã thu thập
được.
- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng cách điều tra để tìm hiểu về một
số yếu tố ngoài ngôn ngữ như dân số, kinh tế, chính trị, phong tục, tập quán,
văn hóa, nhằm thấy rõ hơn cảnh huống ngôn ngữ tại địa bàn khảo sát. Đối
tượng mà chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ở đây chính là người bản ngữ,
người Sán Dìu. Để có được kết quả một cách chính xác và khách quan chúng
tôi đã tiến hành khảo sát đối tượng ở mọi lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn
và nghề nghiệp.
Nghiên cứu một ngôn ngữ mới, lạ, chưa có chữ viết như phần lớn các
ngôn ngữ dân tộc ở nước ta nói chung và tiếng Sán Dìu nói riêng thì trước hết
cần phải tìm hiểu, xác định được hệ thống âm vị của ngôn ngữ đó. Để làm
được công việc này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân xuất âm vị bằng
bối cảnh ngữ âm đồng nhất. Ở đây, bối cảnh đồng nhất được hiểu là những
bối cảnh trong đó hai âm đang xét đứng sau những âm như nhau và đứng
trước những âm như nhau, nghĩa là chúng xuất hiện trong cùng một chu cảnh.
Khi gặp hai âm gần gũi nhau mà không biết chắc rằng đó là các biến
thể của một âm vị hay là hai âm vị khác nhau thì cần tìm những từ cận âm
trong đó có cả hai âm tố khả nghi xuất hiện, đặt chúng vào bối cảnh để xét.
Nếu hai từ cận âm được kiểm tra lại nhiều lần nhưng hai âm đó vẫn khác nhau

dù nằm trong một bối cảnh đồng nhất thì hai âm đó là hai âm vị riêng biệt bởi
chúng có chức năng khu biệt. Ngoài bối cảnh đồng nhất ra, người ta còn có
thể đặt hai âm đang xét vào bối cảnh tương tự. Đó là những bối cảnh không

16
gây ra một ảnh hưởng nào đến những âm đang xét. Bối cảnh đồng nhất được
coi là trường hợp đặc biệt của bối cảnh tương tự.
Ta có thể dựa vào định lý sau để làm việc: “Hai âm gần gũi nhau xuất
hiện trong những bối cảnh đồng nhất hoặc tương tự phải được coi là
những âm vị riêng biệt” [14;212].

III.2. Những người cung cấp tư liệu

Tư liệu của chúng tôi có được là do các cộng tác viên sau cung cấp:

1. Ông Lưu Văn Hoa 65 tuổi xã Hợp Châu
2. Ông Lưu Văn Phong 63 tuổi xã Hợp Châu
3. Ông Tạ Lộc 45 tuổi xã Hợp Châu
4. Ông Trịnh Duy Lực 42 tuổi xã Hợp Châu
5. Ông Tống Văn Sinh 73 tuổi xã Đạo Trù
6. Bà Trần Thị Năm 45 tuổi xã Đạo Trù
7. Ông Bằng Văn Khoa 74 tuổi xã Đạo Trù
8. Chị Tống Thị Hai 21 tuổi xã Đạo Trù
9. Chị Lê Thị Mói 28 tuổi xã Đạo Trù
10. Chị Tống Thị Hương 18 tuổi xã Đạo Trù

Những người cung cấp tư liệu trên đây đều là người Sán Dìu gốc, từ
nhỏ tới lớn chưa đi đâu nên vẫn giữ nguyên được giọng nói của mình. Họ đều
có cơ quan phát âm hoàn chỉnh và trí tuệ bình thường. Như vậy, ngữ âm tiếng
Sán Dìu mà chúng tôi phân tích ở đây là ngữ âm tiếng Sán Dìu ở hai xã Hợp

Châu và Đạo Trù của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, một trong số những
tỉnh có người Sán Dìu sống đông nhất ở Việt Nam.

17

IV. Một vài khái niệm liên quan khi nghiên cứu ngữ âm tiếng
Sán Dìu

Trong luận văn này, chúng tôi dựa vào quan điểm cũng như các định
nghĩa về một số khái niệm ngữ âm quan trọng của Đoàn Thiện Thuật (được
trình bày trong cuốn Ngữ âm tiếng Việt (2003) và Dẫn luận ngôn ngữ học
(1999) ) để làm việc.
IV.1. Âm tiết

Đối với một ngôn ngữ chưa có chữ viết và chưa được mô tả như tiếng
Sán Dìu thì để nhận diện được hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ này ta chỉ có
thể dựa vào đơn vị phát âm nhỏ nhất của nó, đó là âm tiết.
Âm tiết là đơn vị cấu âm nhỏ nhất, hay nói cách khác, âm tiết là đơn vị
phát âm nhỏ nhất.
Theo truyền thống, nếu xét về mặt chức năng, người ta có thể định
nghĩa như sau: “âm tiết là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt
nhân, đó là nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh, đó là phụ âm”
[14;180].
Về cơ chế cấu tạo, âm tiết được xác định như một đợt căng của cơ thịt
của bộ máy phát âm. Cứ mỗi lần cơ phát âm căng dần lên tới đỉnh cao nhất rồi
trùng dần xuống để rồi sắp tới lại bắt đầu căng lên là ta có một âm tiết. Các
đợt căng của cơ nối tiếp nhau, làm thành một chuỗi âm tiết và ta có thể hình
dung bằng một chuỗi đường cong hình sin.
Khi phân loại âm tiết, người ta thường căn cứ vào cách kết thúc âm tiết.
Nếu một âm tiết kết thúc bằng một nguyên âm ta gọi là âm tiết mở, kết thúc

bằng một phụ âm ta gọi là âm tiết khép. Ngoài ra, ở một số ngôn ngữ người ta
có thể chia ra những loại trung gian như âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép.

18

IV.2. Âm tố và âm vị

IV.2.1. Âm tố
Một khúc đoạn của lời nói thường được chia thành những đơn vị nhỏ
hơn. Đơn vị phát âm nhỏ nhất được gọi là âm tiết. Khi phát âm một âm tiết
hay khi nghe một âm tiết ngữ âm học hiện đại cũng cho rằng mỗi âm tiết lại
có thể bao gồm nhiều đơn vị nhỏ hơn nữa, đó là âm tố. Âm tố được coi là đơn
vị ngữ âm nhỏ nhất không thể chia tách được nữa.
Âm thanh được tạo ra từ bộ máy phát âm của con người và được tri
nhận như một hiện tượng âm học cho nên chúng được nhận diện nhờ sự cấu
âm và âm học của nó. Việc nhận diện âm tố cũng vậy. Số lượng âm tố là vô
hạn nhưng giữa chúng vẫn có một số đặc trưng âm học và đặc trưng cấu âm
nên căn cứ vào đặc trưng chung đó người ta có thể chia âm tố ra thành hai
loại: nguyên âm và phụ âm.
a. Nguyên âm
Nguyên âm là những âm được tạo ra khi luồng khí từ phổi thoát ra
ngoài một cách tự do, không bị cản trở. Về mặt âm học, nguyên âm bao giờ
cũng là tiếng thanh bởi khi phát âm các nguyên âm, sự chấn động của các
phần tử không khí thoát ra có một chu kỳ khá đều đặn. Khi cấu âm để hình
thành một nguyên âm, bộ máy phát âm làm việc điều hòa, đều đặn làm cho
luồng hơi thoát ra với cường độ yếu nhưng không bị cản lại, không bị tắc
nghẽn mà liên tục, không ngắt quãng.
Các nguyên âm được phân biệt với nhau bởi âm sắc của chúng. Muốn
xác định âm sắc của nguyên âm, người ta thường miêu tả chúng với ba tiêu
chuẩn và với mỗi tiêu chuẩn thì chúng lại được phân thành các nhóm nhỏ như

sau :

19
- Lưỡi cao hay thấp hoặc miệng mở hay khép
+ Nguyên âm thấp (nguyên âm mở)
+ Nguyên âm thấp vừa (nguyên âm mở vừa)
+ Nguyên âm cao vừa (nguyên âm khép vừa)
+ Nguyên âm cao (nguyên âm khép)
- Lưỡi trước hay sau
+ Nguyên âm trước
+ Nguyên âm giữa
+ Nguyên âm sau

- Môi tròn hay dẹt
+ Nguyên âm tròn
+ Nguyên âm dẹt
Ngoài các loại nguyên âm được chia theo các tiêu chuẩn trên, người ta
còn chia ra một số loại khác như:
- Bán nguyên âm: đó là các nguyên âm không làm đỉnh âm tiết, còn gọi
là “phi âm tiết tính”, do đó được phát âm lướt đi và thành một loại âm nửa
xát.
- Nguyên âm đôi: là một tổ hợp nguyên âm, được coi như một đơn vị,
các yếu tố của tổ hợp ấy không bao giờ tách rời nhau, cả hai yếu tố đều có
chức năng cấu tạo âm tiết như nhau.
b. Phụ âm
Phụ âm là những âm được tạo ra khi luồng khí từ phổi đi ra thường bị
cản trở ở một điểm nào đó. Các phụ âm thường được tạo nên nhờ những tiếng
nổ hoặc tiếng xát có âm hưởng “khó nghe”. Chính vì thế, các phụ âm thường
có tần số chấn động không ổn định, do đó phụ âm cơ bản là tiếng động chứ
không phải là tiếng thanh như nguyên âm.


20
Có nhiều cách cản trở luồng khí đi ra khác nhau khi phát âm được gọi
là phương thức cấu âm. Cùng một phương thức cấu âm nhưng được thực hiện
ở những chỗ khác nhau, gọi là vị trí cấu âm, sẽ cho ta những phụ âm khác
nhau. Vì vậy, người ta thường dùng hai tiêu chuẩn nói trên để mô tả một phụ
âm, đó là: phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.
b.1. Phương thức cấu âm
Người ta thường nói đến ba phương thức cấu âm: phương thức tắc,
phương thức xát và phương thức rung.
- Phương thức tắc: phương thức này cho ta các phụ âm tắc và phụ âm mũi.
- Phương thức xát: phương thức xát cho ta các âm xát và âm bên.
- Phương thức rung: tạo ra các âm rung và âm vỗ

b.2. Vị trí cấu âm.
Các âm tố được cấu tạo do sự nhích lại gần nhau của các bộ phận cấu
âm. Cần phải có hai bộ phận cấu âm để tạo nên chướng ngại vất nhưng khi
mô tả người ta thường chỉ ra một trong hai bộ phận đó. Dựa vào vị trí cấu âm,
người ta phân phụ âm thành những nhóm như sau: âm môi (trong đó có hai
tiểu nhóm môi – môi và môi – răng), âm răng/ âm lợi/ âm sau lợi, âm quặt
lưỡi, âm ngạc, âm mạc, âm lưỡi con, âm yết hầu và âm thanh hầu.
Ở cùng một vị trí cấu âm, với những phương thức cấu âm khác nhau ta
có những âm khác nhau. Ngược lại, cùng một phương thức cấu âm nhưng ở
những vị trí cấu âm khác nhau ta cũng có những âm khác nhau.

IV.2.2. Âm vị
Cũng như âm tố, âm vị là một đơn vị cơ bản của ngữ âm học. Âm vị là
đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ có chức năng cấu tạo

21

và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ ấy. Các âm vị
phân biệt được với nhau là nhờ các nét khu biệt của chúng.
Âm tố và âm vị đều là những đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngữ âm
của một ngôn ngữ. Tuy nhiên, giữa chúng lại có những nét khác biệt cơ bản.
Âm tố là một đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể chia tách được còn âm vị lại
là một đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh
của các đơn vị có nghĩa lớn hơn. Âm tố là một đơn vị cụ thể, là các âm có
thực, còn âm vị là một đơn vị trừu tượng. Âm vị được thể hiện ra bằng các âm
tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị. Nói đến âm vị là nói đến một ngôn ngữ
cụ thể còn nói đến âm tố là nói đến cái chung cho mọi ngôn ngữ. Vì vậy, khi
tìm hiểu một ngôn ngữ mới, điều đầu tiên là phải tìm ra được hệ thống âm vị
của ngôn ngữ đó.
Người ta chia âm vị ra thành hai loại: âm vị đoạn tính và âm vị siêu
đoạn tính.
Thường, các âm vị được thể hiện kế tiếp nhau trong lời nói hàng ngày
bằng những khoảng thời gian nhất định. Những âm vị được thể hiện trong
khoảng thời gian nhất định này có một khúc đoạn thời gian nhất định của
mình nên chúng được gọi là âm vị đoạn tính.
Ngược lại, những âm vị không định vị trên tuyến thời gian như các âm
vị thông thường mà thể hiện đồng thời với các âm vị đó như thanh điệu, trọng
âm, ngữ điệu thì được gọi là các âm vị siêu đoạn tính.

Tiểu kết
Hiện nay, để mô tả ngữ âm của một ngôn ngữ có nhiều cách tiếp cận
khác nhau, chẳng hạn như cách mô tả ngữ âm tiếng Việt của Đoàn Thiện
Thuật, cách mô tả ngữ âm tiếng Việt của Hoàng Cao Cương. Mỗi một cách
mô tả có những thế mạnh và tính lịch sử riêng của nó. Đối với một ngôn ngữ

22
xa lạ, chưa biết nhiều về nó thì chúng tôi cho rằng cách mô tả của Đoàn Thiện

Thuật là phù hợp với điều kiện cũng như khả năng làm việc của chúng tôi
hơn. Vì vậy, chúng tôi chọn cho mình cách mô tả của Đoàn Thiện Thuật để
tiện làm việc. Và khi chúng ta có được những hiểu biết nhiều hơn về ngôn
ngữ này thì ta có thể mô tả nó theo những cách khác. Chúng tôi cũng hy vọng
rằng những kết quả thu được qua luận văn này sẽ được bản thân chúng tôi
hoặc những người nghiên cứu khác kiểm tra lại bằng các phương pháp khác
nhằm mang tính khách quan cao hơn.


23
CHƢƠNG II
ĐÔI NÉT VỀ DÂN TỘC SÁN DÌU Ở VIỆT NAM



I. Nguồn gốc

Từ lâu, người Sán Dìu đã có tên tự nhận là San Déo Nhín (Sơn Dao
Nhân) nghĩa là người Dao ở trên núi. Tuy nhiên, các dân tộc xung quanh lại
gọi dân tộc này bằng nhiều tên khác như: Trại Đất, Trại ruộng, Trại cộc, Mán
quần cộc, Mán váy xẻ (căn cứ vào cách làm ăn hoặc trang phục). Tên Sán
Dìu được Tổng cục Thống kê trung ương khẳng định vào tháng 3 năm 1960.
Từ đó tên Sán Dìu đi vào văn bản nhà nước như một tên gọi chính thức của
dân tộc này.
Nguồn gốc, lai lịch của người Sán Dìu vẫn chưa được làm sáng rõ.
Chúng ta chưa có được những tài liệu lịch sử chứng minh được nguồn gốc
của dân tộc này mà mới chỉ đưa ra một số giả thuyết thông qua một vài dấu
hiệu như tên gọi, văn hóa,
Dựa vào “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn, Ma Khánh Bằng cho
rằng, một dân tộc có tên gọi là Sơn Man có nghĩa là Sơn Dao (vì tất cả các

nhóm Dao ở nước ta đều có tên là Man hay Mán nên ta có thể nghĩ Man là
Dao), hay cũng chính là Sán Dìu. Nếu đúng như vậy thì người Sán Dìu đã có
mặt ở Việt Nam vào khoảng trên dưới 300 năm nay. “Đến Việt Nam, người
Sán Dìu đã qua Quảng Ninh vào Hà Bắc rồi ngược lên Tuyên Quang và dừng
tại đó” [8; 9].
Bùi Đình trong cuốn “Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam” viết:
“Quần Cộc từ Quảng Đông di cư sang đất nước ta mới được độ ba bốn trăm
năm nay, còn có tên là Sơn Dao; họ ở rải rác khắp chu vi đồng bằng trong các

24
vùng Đầm Hà, Hà Cối, Quảng Yên, Phủ Lạng Thương, Thái Nguyên, Vĩnh
Yên, Tuyên Quang” [8;9]. Theo Ma Khánh Bằng, nếu tên gọi Sán Dìu có
nghĩa là Sơn Dao thì người Sán Dìu rất có thể có nguồn gốc từ người Dao.
Cũng có thể, từ xưa do bọn phong kiến phương Bắc thống trị nên khối người
Dao đã bị chia tách thành nhiều nhóm nhỏ và phân tán ở nhiều nơi khác nhau.
“Người Sán Dìu có thể là một trong những nhóm đó, nhưng đã sống lâu ngày
bên cạnh người Hán (phương Nam) nên dần dần mất đi tiếng mẹ đẻ (tiếng
Dao) tiếp thu một thổ ngữ Quảng Đông [8;15].
Còn qua lời kể của một số cụ già và gia phả của một số dòng họ mà Ma
Khánh Bằng thu thập được thì người Sán Dìu vốn là một dân tộc nhỏ bé ở
miền nam Trung Quốc. Vào thế kỷ XVII cuối nhà Minh, đầu nhà Thanh, do bị
bọn phong kiến thống trị ở Trung Quốc đàn áp nên cộng đồng người Sán Dìu
bị phân tán, một bộ phận nhỏ vượt biên giới vào Việt Nam [8;19]
Như vậy, tất cả những điều nêu ở trên chỉ tồn tại dưới dạng giả thuyết
và suy đoán. Rất có thể, bằng những cứ liệu về ngữ âm học chúng ta có thể
đưa ra những cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo để làm rõ hơn nguồn
gốc của dân tộc này. Vì thế, việc mô tả hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ này có
thể sẽ góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc của một dân tộc đã có mặt ở Việt Nam
hơn 300 năm nay.


II. Nhà cửa - làng xóm

Nếu như trước đây, người Sán Dìu sống thành từng chòm xóm nhỏ, chỉ
từ dăm ba cho đến mười lăm nhà thì ngày nay làng xóm đã được mở rộng
hơn. Mỗi làng có thể đến vài trăm hộ. Làng của người Sán Dìu thường được
thiết lập dưới những chân núi thấp hoặc những đồi bằng. Trước đây, tuy sống
cạnh những dân tộc khác như người Tày, Nùng, Sán Chay, Dao, Hoa, Cao

25
Lan, nhưng họ vẫn sống thành những xóm riêng. Hiện nay, người Sán Dìu
cũng đã sống cùng với các dân tộc khác. Đặc biệt, khu vực cư trú của người
Sán Dìu có rất nhiều người Kinh sinh sống nên phần lớn họ đều có khả năng
nói tiếng phổ thông rất tốt.
Nhà ở của người Sán Dìu nhìn chung không khác mấy so với nhà ở của
người Việt ở các vùng nông thôn. Có người cho rằng trước đây tổ tiên của dân
tộc Sán Dìu ở nhà sàn nhưng khi họ bắt đầu sống trên đất Việt thì họ đã ở nhà
đất như hiện nay. Tuy điều kiện kinh tế thay đổi nhiều nhưng nhà của người
Sán Dìu vẫn giữ nguyên được kiểu cách ban đầu, chỉ thay đổi ở nguyên vật
liệu làm nhà. Mỗi vùng thường có kiểu nhà khác nhau đôi chút nhưng nhìn
chung kiểu nhà của người Sán Dìu ở Việt Nam là giống nhau. Nhà thường
được xây ba gian, tường có thể bằng vách đất hoặc gạch. Vì kèo làm bằng tre
hoặc gỗ. Mái nhà có thể được lợp tranh, rơm, rạ hay lợp ngói như ngày nay.
Gian chính giữa của nhà được xây rất rộng, có hai cửa ra vào phía trước, bàn
thờ đặt ở chính giữa, bộ bàn ghế tiếp khách được kê kế tiếp, ở hai đầu của
gian chính thường kê hai cái giường. Hai gian phụ ở hai đầu của gian chính
nhỏ hơn, có thể nhô ra phía trước tạo thành một cái hiên nhỏ, mỗi gian có một
cửa ra vào. Một gian được làm buồng ngủ, gian còn lại có thể dùng làm nơi
dự trữ lương thực. Liền ngay nhà phía bên phải người ta xây một gian dài
nhưng không rộng lắm để làm bếp. Trước nhà có sân rộng, giếng nước và một
mảnh vườn. Có một đặc điểm chung là nhà của người Sán Dìu thường được

khắc nhiều hoa văn, chữ hoặc ngày tháng làm nhà bằng chữ Hán trên những
cột, vì kèo nhà. Ngày nay, nếu đến các vùng có dân tộc Sán Dìu sinh sống ta
sẽ thấy có không ít những ngôi nhà mái bằng xây theo kiểu nhà của người
Kinh. Điều này cho thấy sự thay đổi trong lối sống của cộng đồng người Sán
Dìu và sự ảnh hưởng về văn hóa của người Kinh đối với dân tộc này là không
nhỏ.

26

III. Gia đình – Xã hội

Không giống như nhiều dân tộc khác, dân tộc Sán Dìu tuy có mặt ở
nhiều nơi nhưng họ lại sống khá tập trung thành từng thôn và xóm. Ở mỗi
thôn người ta cử ra một già làng, không nhất thiết phải là người cao tuổi nhất
nhưng phải là người được mọi người kính trọng, tín nhiệm. Già làng có vai
trò quan trọng trong các dịp lễ Tết, cưới xin, ma chay. Ngoài ra, trong mỗi
thôn còn có một trưởng thôn để lo các công việc hành chính của thôn, của xã.
Hôn nhân của người Sán Dìu dựa trên chế độ hôn nhân một vợ một
chồng. Tuy nhiên, người Sán Dìu vẫn còn mang nặng tư tưởng trọng nam
khinh nữ nên gia đình nào không có con trai thì người chồng sẽ lấy vợ lẽ để
có được một đứa con trai. Nam nữ Sán Dìu có thể tự do yêu đương nhưng
muốn lấy nhau thì phải được sự chấp thuận của hai bên gia đình, đặc biệt là
phải “hợp tuổi”. Có một điều phổ biến là vợ thường hơn tuổi chồng, đó là do
xuất phát từ quan niệm lấy con dâu về để có thêm người làm nên họ lấy vợ
cho con trai mình từ rất sớm, có khi từ 14 -15 tuổi. Có những gia đình vợ hơn
chồng 10 - 12 tuổi.
Người Sán Dìu cũng có tư tưởng khá tiến bộ. Sau khi con trai lập gia
đình, bố mẹ sẽ cho ở riêng. Nhà nào có điều kiện thì dựng nhà còn không thì
dựng tạm một ngôi nhà gần đấy cho chúng ở. Bố mẹ chỉ ở cùng con trai út.
Trong gia đình, người cha và người chồng là những người có vai trò

quan trọng hơn cả. Chỉ con trai mới có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ. Con
gái đi lấy chồng thì coi như con nhà người khác, không được chia tài sản.
Người phụ nữ sống trong gia đình thường có địa vị thấp kém hơn đàn ông rất
nhiều mặc dù họ phải làm tất cả các công việc nội trợ, đồng áng. Những
người phụ nữ trong gia đình thường không được ăn cơm cùng mâm với bố

×