Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ môi trường Anh - Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.19 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HẰNG NGA




BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU
CHUYỂN DỊCH HỆ THUẬT NGỮ MÔI
TRƯỜNG ANH - VIỆT




LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC







Hà Nội, tháng 09 năm 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HẰNG NGA




BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU
CHUYỂN DỊCH HỆ THUẬT NGỮ MÔI
TRƯỜNG ANH - VIỆT


Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ học
Ngành học: Ngôn ngữ học
Mã ngành: 602201



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ QUANG THIÊM




Hà Nội, tháng 09 năm 2009


i

MỤC LỤC

Bảng kí hiệu các chữ viết tắt
iii
Mục lục
iv
MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
1
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
2
3. Nguồn tư liệu nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
5. Ý nghĩa của luận văn
4
6. Cấu trúc của luận văn
4
Chương 1. Cơ sở lí luận cho việc khảo sát HTN Anh- Việt
5
1.1. Khái niệm thuật ngữ
5
1.1.1. Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học thế giới về thuật ngữ và
ngôn ngữ chuyên ngành
5
1.1.2. Quan điểm của các nhà Việt ngữ học
7
1.1.3. Việc nghiên cứu lí luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học
9
1.2. Những tính chất của thuật ngữ

10
1.3. Yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam
15
1.4. Xây dựng thuật ngữ tiếng Việt
17
1.5. Thuật ngữ Môi trường
19
1.5.1. Bàn về chính tên gọi thuật ngữ
19
1.5.2. Các công trình nghiên cứu gần đây
20
1.5.3. Cách hiểu về thuật ngữ môi trường
20
Tiểu kết chương 1
22
Chương 2. Những đặc điểm cấu tạo TNMT tiếng Anh
23
2.1. Cấu tạo từ tiếng Anh
23
2.2. Thuật ngữ là một từ
25
2.2.1. Thuật ngữ gồm 1 căn tố
25
2.2.2. Thuật ngữ là một từ phái sinh
25
2.2.3. Thuật ngữ là từ ghép
28

ii
2.3. Thuật ngữ là một cụm từ

33
2.3.1. Thuật ngữ gồm 2 từ
34
2.3.2. Thuật ngữ gồm 3 từ
40
Tiểu kết chương 2
51
Chương 3. Phân tích về mặt ngữ nghĩa và đánh giá về việc giải
nghĩa các TNMT tiếng Việt
53
3.1. Đặt vấn đề về đối chiếu và chuyển dịch
53
3.2. Vài nét về đối chiếu cấu tạo từ Anh –Việt
53
3.3. Các vấn đề về ngôn ngữ học trong chuyển dịch
56
3.4. Tương đương dịch thuật
58
3.4.1. Quan niệm tương đương dịch thuật
58
3.4.2. Các kiểu tương đương dịch thuật
59
3.4.3. Các kiểu tương đương trong chuyển dịch TNMT
60
3.4.3.1. Tương đương hoàn toàn tuyệt đối
61
3.4.3.2. Tương đương hoàn toàn tương đối
62
3.4.3.3. Tương đương bộ phận
63

3.5. Chuyển dịch TNMT TA không có tương đương
63
3.5.1. Phiêm âm thuật ngữ
64
3.5.2. Giữ nguyên dạng
65
3.5.3. Trực dịch
66
3.5.4. Tạo thuật ngữ mới (giữ nguyên nội hàm của TNMTTA)
68
3.5.5. Giải thích thuật ngữ (nhằm chuyển dịch khái niệm)
70
3.5.6. Gán ghép khái niệm tương đương trong tiếng Việt
70
Tiểu kết chương 3
73
KẾT LUẬN
74
Tài liệu tham khảo
77
Phụ lục

81



iii
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT



ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà nội
ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên
HTN Hệ thuật ngữ
TNMT Thuật ngữ Môi trường
TNMTTA Thuật ngữ Môi trường tiếng Anh
TNMTTV Thuật ngữ Môi trường tiếng Việt
TA Tiếng Anh
TV Tiếng Việt










1
MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
Việc xây dựng, tiếp nhận hệ thuật ngữ (HTN) là một hoạt động quan
trọng và cần thiết trong quá trình phát triển và đào tạo của các ngành khoa
học.
Thuật ngữ khoa học tự nhiên chính thức được khởi đầu những năm 40
của thế kỉ 20. Nhiều công trình để lại dấu ấn có tính chất mở đầu là cuốn
Danh từ khoa học (toán, lí, hóa, cơ, thiên văn) của Hòang Xuân Hãn
(1942). Sau Cách mạng tháng 8 đến hòa bình lập lại và sau đổi mới (1976),
cùng với sự phát triển khoa học của xã hội Việt Nam và đội ngũ trí thức, hệ

thuật ngữ phát triển rất nhanh. Mỗi ngành khoa học kĩ thuật đều cần xây
dựng cho mình một hệ thuật ngữ riêng làm phương tiện nghiên cứu, giao
tiếp và trao đổi thông tin. Ngành nào ra đời sớm, hệ thuật ngữ phong phú
và cũng sớm được hoàn chỉnh, ngành nào mới ra đời, cũng có hệ thuật ngữ,
thậm chí hệ thuật ngữ có thể phong phú nhưng vẫn đang trong quá trình
xây dựng và chuẩn hoá để tiến tới có một hệ thuật ngữ hoàn chỉnh. Tuy
nhiên một số ngành khoa học do ra đời muộn hoặc tiếp xúc muộn với các
ngành khoa học của thế giới nên HTN hiện mới chỉ đang trong quá trình
phát triển ban đầu. Khoa học Môi trường là một ngành học như vậy.
Năm 1992 Bộ môn Địa Môi trường thuộc Khoa Địa lý - Địa chất và sau
đó Bộ môn Môi trường của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (một trong
những cơ sở hàng đầu về nghiên cứu và đào tạo) mới được thành lập. Cho
mãi đến Ngày 5 tháng 8 năm 2002 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số
02/2002/QH11 quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính
phủ, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường. Còn Khoa Môi trườ ng , Đại
học Quốc gia Tp.HCM- là cơ sở đào tạo đại học, sau đạ i họ c và nghiên cứ u
trong cá c lĩ nh vự c về hệ thố ng môi trườ ng - được thành lập vào ngày 18
tháng 1 năm 2000, theo quyết định số 14/QĐ/ĐHQG/TCCB của giám đốc
Đại học Quốc gia Tp.HCM.

2
Tuy còn khá mới mẻ nhưng đây là ngành rất quan trọng vì nó nghiên
cứu những vấn đề cấp bách của môi trường toàn cầu, liên quan mật thiết
đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống cũng như các ngành khoa học cơ bản
nhất như Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học…Do đó, việc chậm bước của
HTN Môi trường có thể tạo ra khó khăn nhất định trong việc tiếp nhận
cũng như vận dụng các tri thức khoa học. Nhìn chung HTN Môi trường ở
nước ta còn đang xây dựng, các sách dùng để tra cứu vẫn còn thiếu thốn, từ
điển chuyên ngành còn rất khó tiếp cận đối với những người có nhu cầu

học tập và nghiên cứu.
Ở nhiều nước nói tiếng Anh trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, khoa học
môi trường tuy không ra đời sớm nhưng đã phát triển rất mạnh, hệ thuật
ngữ rất phong phú đa dạng và dễ tiếp cận. Trong xu thế hội nhập và toàn
cầu hoá cũng như tính thúc bách của các vấn đề môi trường, Việt Nam
đang tập trung nghiên cứu và phát triển ngành khoa khọc quan trọng này.
Điều này đòi hỏi phải quan tâm tới hệ thuật ngữ bằng tiếng Anh của ngành
để nghiên cứu, trao đổi thông tin và tiếp thu những tinh hoa của thế giới
phục vụ cho sự phát triển của ngành khoa học nước nhà. Vì vậy, xây dựng
hệ thuật ngữ môi trường tiếng Việt là một việc rất quan trọng và cần thiết.
Trong quá trình tham gia giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành Môi
trường ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, chúng tôi thấy hệ
thuật ngữ của ngành chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống.
Sự thiếu hụt này thể hiện ở cả hai mặt lý luận và ứng dụng. Chính vì thế
trong giới hạn cho phép, chúng tôi sẽ nghiên cứu hệ thuật ngữ Môi trường
Anh- Việt, với tiếng Việt với mong muốn góp phần xây dựng và nâng cao
HTN Môi trường cũng như chất lượng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho
sinh viên ngành học này.
Chính vì những lí do đã nêu mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài luận
văn “Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ môi trường
Anh- Việt”
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu

3
Mục đích chính của luận văn này là bước đầu khảo sát đánh giá HTN
Môi trường tiếng Anh đã được chuyển dịch, dùng trong các tài liệu chuyên
ngành theo định hướng chuẩn của việc xây dựng HTN Việt Nam về mặt
tiếp nhận và cấu tạo.
Từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra một số đề xuất về mặt lí luận của việc xây
dựng HTN và việc ứng dụng trong quá trình giảng dạy.

Cụ thể, luận văn sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau:
 Khảo sát sơ bộ hệ thuật ngữ môi trường tiếng Anh dựa trên một
số tài liệu chuẩn mực (từ điển thuật ngữ, từ điển giải thích thuật
ngữ, văn bản chuyên ngành Môi trường).
 Phân tích những đặc điểm cấu tạo hệ thuật ngữ môi trường tiếng
Anh.
 Phân tích sơ bộ nội dung nghĩa và cách thức tiếp nhận, chuyển
dịch giải nghĩa thuật ngữ môi trường bằng tiếng Việt theo hướng
chuẩn hóa và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy thuật ngữ chuyên
ngành ở Việt Nam.
3. Tƣ liệu nghiên cứu
 Các cuốn sách về lí luận ngôn ngữ tiếng Anh, Việt
 Các văn bản khoa học chuyên ngành bằng tiếng Việt
 Các văn bản khoa học chuyên ngành bằng tiếng Anh
 Từ điển Môi trường Anh Việt, Từ điển Môi trường giải thích
tiếng Anh.
 Thực tế sử dụng thuật ngữ môi trường của các đối tượng khác
nhau trong cuộc sống hàng ngày (trong giao tiếp, trong các buổi
hội thảo, seminar chuyên ngành) và trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi đã vận dụng những
phương pháp phổ biến trong nghiên cứu ngôn ngữ học áp dụng cho lĩnh
vực từ vựng-ngữ nghĩa như:

4
 phân tích cấu tạo thuật ngữ
 phân tích miêu tả ngữ nghĩa
 phân tích đối chiếu, chuyển dịch thuật ngữ.
Ngoài việc sử dụng các thủ pháp thống kê, định lượng các đơn vị

biểu thức theo định hướng nghiên cứu, chúng tôi cũng áp dụng các phương
pháp định tính trong quá trình khảo sát. Phương pháp này giúp chúng tôi
phân tích và miêu tả hình thái cấu trúc và ngữ nghĩa của các thuật ngữ cần
nghiên cứu. Từ đó tìm ra các nguyên tắc cấu tạo cơ bản thuật ngữ môi
trường. Trong luận văn này, các thuật ngữ cũng được đánh giá theo các tiêu
chuẩn được qui định: tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng và tính hệ
thống.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lí luận, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc
hệ thống hóa các vấn đề thuật ngữ hiện nay ở Việt Nam. Hơn thế nữa, qua
việc khảo sát và phân tích đặc điểm của TN Môi trường về cấu tạo và nội
dung ngữ nghĩa, nghiên cứu này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng
hệ TN Môi trường tiếng Việt hiệu quả giúp ích cho sự phát triển của ngành
khoa học Môi trường của Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn là cầu nối tri thức
giữa 2 ngành Ngôn ngữ học và Khoa học Môi trường. Cũng qua việc khảo
sát và phân tích đặc điểm của TNMTTA về cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa,
chúng ta sẽ mạnh dạn và chủ động hơn trong việc tiếp thu hệ thuật ngữ nói
riêng, các tri thức khoa học nói chung bằng tiếng Anh. Nói cách khác, việc
nghiên cứu này sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập, giảng dạy, nghiên
cứu khoa học.
6. Kết cấu của luận văn.
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận. Nội dung chính
của nghiên cứu được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận cho việc khảo sát HTNMT Anh- Việt
Chương 2. Những đặc điểm cấu tạo thuật ngữ môi trường tiếng Anh
Chương 3. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ Môi trường Anh- Việt

5
CHƢƠNG 1

Cơ sở lí luận cho việc khảo sát hệ thuật ngữ Môi trƣờng Anh- Việt
1.1. Khái niệm thuật ngữ
1.1.1. Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học ngữ học thế giới khi bàn về
thuật ngữ và ngôn ngữ chuyên ngành
Theo Tom Hutchison và Alan Waters trong cuốn English for Specific
Purposes “Tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ chuyên ngành (English
for Specific Purposes- ESP) không được coi là một sản phẩm mới trong sự
so sánh với ngôn ngữ nói chung (general language) mà nó chẳng qua chỉ là
một cách tiếp cận với ngôn ngữ dựa trên nhu cầu của người học mà thôi.
Và nền tảng của ngôn ngữ chuyên ngành được phản ánh trong câu hỏi: Tại
sao người học cần phải học ngôn ngữ đó?” Cũng theo quan điểm của họ,
nếu coi ngôn ngữ chung là một cây xanh với gốc rễ của nó là nhu cầu học
tập và giao tiếp thì ESP chỉ là một cành lớn mà thôi. [21, tr. 13]
Sager, Dungworth và Mc thì cho rằng “Ngôn ngữ chuyên ngành
(special language) là hệ thống bán độc lập (semi- autonomous), phức tạp
được xây dựng trên nền tảng của ngôn ngữ chung (general language); nó
hàm chứa những kiến thức chuyên ngành và được sử dụng giới hạn trong
việc giao tiếp giữa các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn gần hoặc
giống nhau” [19, tr. 20]
S.Gerr thuộc giới nghiên cứu ngữ văn Anh, Mỹ cho rằng: “Cái khác
biệt bản chất của ngôn ngữ khoa học kĩ thuật là vốn từ chuyên môn tăng
nhanh chóng” (trích dẫn bởi Lê Hoài Ân, 2003)
M.A.K.Halliday đại diện cho giới ngôn ngữ học Anh những năm 60 đã
từng có quan điểm như sau “đặc trưng của ngôn ngữ chuyên ngành không
phải là các thành tố ngữ pháp mà chính là các đơn vị từ vựng” (trích dẫn
bởi Nguyễn Thị Kim Thanh. 2005)

6
Theo cuốn Đại từ điển tiếng Đức Langenscheidts “Ngôn ngữ chuyên
ngành là tất cả những diễn đạt chuyên môn và chuyên biệt được sử dụng

trong một chuyên ngành nhất định” (trích dẫn bởi Lê Hoài Ân, 2003)
Còn các nhà thuật ngữ học Xô Viết định nghĩa thuật ngữ như sau:
“Thuật ngữ không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc
biệt, đó là chức năng gọi tên” [22, tr. 65]
Bách khoa toàn thư điện tử định nghĩa thuật ngữ là bộ phận từ vựng
chuyên dụng trong một lĩnh vực nào đó. Những thuật ngữ này chỉ các khái
niệm cụ thể trong lĩnh vực đó và nghĩa của thuật ngữ không nhất thiết phải
giống với nghĩa của từ được sủ dụng trong văn cảnh thông thường.
(Technical terminology is the specialized vocabulary of a field, the
nomenclature. These terms have specific definitions within the field, which
is not necessarily the same as their meaning in common use.)
Ví dụ: Warming
Trong ngành Môi trường, thuật ngữ này chỉ hiện tượng biến đổi khí
hậu: nóng ấm toàn cầu. Trong văn cảnh thông dụng hơn, từ này có nghĩa là
làm ấm
Cũng theo quan điểm của bài viết này, thuật ngữ tồn tại trong cách
diễn đạt trang trọng: trong văn bản khoa học, trong quá trình giảng dạy, đào
tạo thuộc lĩnh vực đó. Một số thuật ngữ có nghĩa thông dụng hơn, được tạo
ra và ưa dùng bởi đội ngũ những người thực hành trong cùng lĩnh vực đó
và tương tự như Slang (tiếng lóng). Ranh giới giữa Technical terminology -
Technical slang trong tiếng Anh đôi khi khá lỏng lẻo, khiến cho một số
thuật ngữ nhanh chóng được thừa nhận hoặc chối bỏ. Ví dụ: firewall ban
đầu là tiếng lóng, nhưng do nó rất cần thiết và được sử dụng rộng rãi nên
nhanh chóng được thừa nhận là một thuật ngữ kĩ thuật.
Thuật ngữ kĩ thuật phát triển là do các nhà chuyên môn có nhu cầu
giao tiếp chuẩn xác và ngắn gọn trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Tuy
nhiên, thuật ngữ kĩ thuật có thể gây trở ngại cho những người không quen
sử dụng chúng.

7

Tựu chung lại, các định nghĩa về thuật ngữ đề cập đến tính chuyên
dụng, tính chính xác của thuật ngữ.
1.1.2. Quan điểm của các nhà Việt ngữ học
Thuật ngữ là đề tài có sức cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Đã có không ít định nghĩa về thuật ngữ ra đời. Ở
Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học như Hoàng Xuân Hãn, Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Văn Tu, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ
Quang Hào, và một số nhà nghiên cứu khác cũng đã đưa ra những định
nghĩa về thuật ngữ. Theo Hoàng Xuân Hãn, “thuật ngữ hay danh từ khoa
học là những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc những khái
niệm của một ngành khoa học nhất định” [15, tr 47]. Nguyễn Văn Tu lại
cho rằng: “ Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học
kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật… và có một nghĩa đặc biệt biểu
thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc các ngành nói trên”
[30, tr.176]. Theo ông thuật ngữ là lớp từ vị trong ngôn ngữ. Thuật ngữ
giống từ thường ở chỗ đều tuân theo qui luật ngữ âm và ngữ pháp của ngôn
ngữ đó. Nhưng thuật ngữ khác từ thường là chỉ có một nghĩa và ít gợi cảm.
Một từ có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa nhưng khi trở thành thuật ngữ nó
không có đồng nghĩa và trái nghĩa.
Nguyễn Thiện Giáp cũng đưa ra một định nghĩa về thuật ngữ rất cô
đọng, súc tích, dễ hiểu đồng thời cũng chứa đựng tất cả các đặc điểm mà
các nhà Việt ngữ học đi trước nói đến: “Thuật ngữ khoa học là một bộ
phận từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố
định là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc
các lĩnh vực chuyên môn của con người” [14, tr.118]
Cũng nói về thuật ngữ, Vũ Quang Hào [18, tr.124,125] lại đề cập về
phương diện ngữ nghĩa của thuật ngữ. Theo ông, trong tiếng Việt, bản thân
hai chữ “thuật ngữ” phải được hiểu theo bốn nghĩa:

8

“Thuật ngữ” được hiểu là nội dung của khái niệm khoa học (nội hàm
khái niệm). Theo nghĩa này, thuật ngữ là đơn vị cơ bản của mỗi khoa học
chuyên ngành.
“Thuật ngữ” được hiểu là hình thức ngôn ngữ, là cái vỏ, là tên gọi
của một khái niệm khoa học. Theo nghĩa này, thuật ngữ - tên gọi là đơn vị
cơ bản trong vốn từ của ngôn ngữ khoa học
“Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ khái niệm trong một khoa học, một
lĩnh vực. Theo nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - khái niệm làm thành hệ thuật
ngữ - khái niệm của một khoa học.
“Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ tên gọi trong một khoa học. Theo
nghĩa này , toàn bộ thuật ngữ - tên gọi làm thành hệ thuật ngữ - tên gọi
của một khoa học. Tình trạng của hệ thuật ngữ - tên gọi phản ánh tình
trạng ứng dụng lý luận ngôn ngữ học vào việc giải quyết những vấn đề của
hình thức ngôn ngữ trong một khoa học.
Qua định nghĩa trên ta thấy thuật ngữ khoa học chính là một lớp từ
trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Nó không phải là từ vựng chung mà
là lớp từ vựng đặc biệt. Nét đặc biệt được thể hiện ở chỗ thuật ngữ khoa
học là những từ và những cụm từ cố định thuộc một chuyên môn nhất định,
chính xác và xác định về nghĩa.
Sau khi tìm hiểu các định nghĩa về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu
nói trên, chúng ta thấy thuật ngữ là từ và cụm từ nhưng không giống với từ
và cụm từ thông thường. Từ ngữ thông thường có thể biểu thị sắc thái tình
cảm, sắc thái phụ như thái độ đánh giá con người, khen, chê…, có thể
mang tính đa nghĩa, có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa, có thể có đồng âm,
trong khi thuật ngữ thì chỉ đơn nghĩa và chỉ mô tả một khái niệm hay một
khách thể. Nói cách khác, thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng của một
ngôn ngữ, chúng biểu thị khái niệm xác định trong các ngành khoa học kỹ
thuật nên thuật ngữ phải tuân thủ tính nghiêm ngặt của nó.

9

Tựu chung lại, các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm tới những nội
dung cơ bản về thuật ngữ như sau
 Định nghĩa thuật ngữ với việc phân tích khái niệm và bản chất ngôn ngữ
của lớp từ vựng đặc biệt này.
 Nêu rõ chức năng cơ bản của thuật ngữ trong hoạt động ngôn ngữ của
chúng.
 Khẳng định các đặc điểm cốt yếu của thuật ngữ để thực hiện tốt các
chức năng.
 Xác định các tiêu chuẩn cần có của thuật ngữ.
Từ việc lĩnh hội và tổng hợp các quan điểm khác nhau về thuật ngữ
chúng tôi đi đến kết luận như sau: Thuật ngữ là một bộ phận từ ngữ được
phân chia theo phạm vi sử dụng, tư duy và các hoạt động khoa học kĩ thuật
để diễn đạt các khái niệm khoa học.
1.1.3. Việc nghiên cứu lí luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học
Như trên đã nói, thuật ngữ là một bộ phận từ vựng quan trọng của
ngôn ngữ. Đối với ngôn ngữ được nhiều người và nhiều nước trên thế giới
sử dụng thì vốn từ vựng phong phú và đương nhiên số lượng thuật ngữ
chiếm tỉ lệ rất lớn. Tiếng Anh là một ngôn ngữ như vậy. Theo nghiên cứu
của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thuật ngữ là bộ phận phát triển
mạnh nhất so với các bộ phận khác trong từ vựng. Thuật ngữ phát triển
theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Hiện nay, khoa học kĩ thuật trên
thế giới đang phát triển như vũ bão nên số lượng thuật ngữ trên thế giới ra
đời rất nhanh để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật
đó và ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu thuật ngữ.
Ở Việt Nam hiện nay, các ngành sản xuất công nghiệp, khoa học và
công nghệ đang phát triển mạnh. Số lượng các thuật ngữ ở Việt Nam ngày
càng nhiều và đang được hoàn thiện dần, nhưng bên cạnh đó lại tồn tại một
số bất cập. Ví dụ, có những khái niệm được biểu thị bằng hơn một thuật
ngữ. Sở dĩ có điều này là vì các thuật ngữ có khi chưa được hệ thống hoá


10
và cách hiểu của các nhà khoa học cũng thiếu thống nhất. Thí dụ: Lũ - lũ
lớn - hồng thuỷ; phi cơ trực thăng – máy bay lên thẳng. Ngay cả cách phiên
âm thuật ngữ Ấn Âu ở nước ta cũng không thống nhất. Thí dụ: Cùng một
thuật ngữ tiếng Anh acid nhưng sang Việt Nam lại được viết thành axít, a-
xít Nhìn chung những vấn đề nêu trên gây không ít khó khăn cho người
học.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có đội ngũ đủ mạnh các nhà nghiên cứu
thuật ngữ. Chúng ta còn thiếu các chuyên gia chuyên nghiên cứu thuật ngữ
học. Vấn đề đang được đặt ra trước mắt là phải chú trọng nghiên cứu thuật
ngữ, xây dựng và tiêu chuẩn hoá các hệ thống thuật ngữ thuộc các ngành
khoa học ở nước ta. Đây là một vấn đề cấp thiết vì Việt Nam đang cần
những hệ thống thuật ngữ chuẩn xác, khắc phục những nhược điểm như đã
nêu trên.
1.2. Những tính chất của thuật ngữ
Vì thuật ngữ là những từ hoặc những cụm từ cố định dùng để biểu thị
chính xác các khái niệm và đối tượng thuộc lĩnh vực của mỗi ngành khoa
học nên thuật ngữ phải có những tính chất, đặc điểm sau:
Tính chính xác
Muốn có tính chất khoa học thì trước tiên thuật ngữ phải đảm bảo
được tính chính xác, rõ ràng trong khoa học. Mức chính xác khoa học yêu
cầu thuật ngữ phải thể hiện đúng nội dung khái niệm khoa học một cách rõ
ràng, rành mạch. Một thuật ngữ chính xác tuyệt đối không làm cho người
nghe hiểu sai hoặc nhầm lẫn từ khái niệm này qua khái niệm khác. Tính
chính xác của thuật ngữ được thể hiện ở mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ. Như
chúng ta đã biết, trong khoa học các khái niệm, các định luật hay các công
thức bắt buộc phải chính xác. Trong khoa học không có khái niệm nào
được hiểu không rõ ràng. Khi nhắc tới khoa học, tính chính xác của thuật
ngữ thể hiện ở chỗ nó được xác định theo giới hạn của ngành khoa học sử
dụng nó. Ví dụ:


11
precipitation: giáng thuỷ
precipitation: mưa
Ta không thể dịch thuật ngữ trên là “mưa” như trong từ điển thông
thường được vì mưa trong tiếng Anh là “rain”, còn giáng thuỷ là toàn bộ
nước từ trên trời rơi xuống, gồm cả mưa, tuyết, mưa đá, mưa tuyết…
Deposit: mỏ
Deposit: tích tụ
Cùng diễn đạt sự tích tụ của vật chất, nhưng cụm từ coal deposit
chuyển dịch sang tiếng Việt là mỏ than. Còn acid deposit phải được hiểu là
lắng đọng hoặc tích tụ a-xit thì mới đúng.
Muốn giải thích đúng nội dung của thuật ngữ, ta phải có sự hiểu biết
tường tận về ngành khoa học có thuật ngữ đó. Sử dụng chính xác thuật ngữ
không dễ dàng gì đối với những người không phải chuyên môn. Muốn làm
tốt được điều này, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với những nhà chuyên môn
thuộc lĩnh vực đó.
Tính hệ thống
Đặc điểm thứ hai của thuật ngữ là tính hệ thống. Ngôn ngữ là một hệ
thống tín hiệu. Thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng, nên thuật ngữ bắt
buộc phải mang tính hệ thống. Nói đến tính hệ thống của thuật ngữ khoa
học kĩ thuật tức là đề cập tới cả hai góc độ nội dung và hình thức. Nói cách
khác là hệ thống khái niệm và hệ thống kí hiệu. Hơn nữa, mỗi lĩnh vực
khoa học đều có một hệ thống các khái niệm chặt chẽ mà mỗi thuật ngữ lại
biểu thị một khái niệm, đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành
khoa học nên nó phải tuân theo hệ thống. Hệ thống thuật ngữ thường do
các chuyên gia đầu ngành của một ngành khoa học nào đó tập hợp rồi định
vị trong từ điển thuật ngữ hay các sách tra cứu chuyên ngành. Giá trị của
thuật ngữ được xác định bởi mối quan hệ của nó với những thuật ngữ khác
trong hệ thống ấy.


12
Ta xét bảng sau:
Từ/ ngữ
HTN MT
HTN thương mại
Hệ thống từ
vựng thông
thường
deposit
Tích tụ, lắng đọng
Tiền gửi

Deposit
refund
system
Kí quĩ môi trường
(một trong các
công cụ kinh tế
nhằm giảm thiểu
lãng phí tài
nguyên)


warming
Nóng ấm toàn cầu

Làm ấm
greenhouse



Nhà kính
Greenhouse
effect
Hiệu ứng nhà kính
(hiện tượng làm
gia tăng nhiệt độ
của trái đất)


Nếu một yếu tố của thuật ngữ bị tách ra khỏi hệ thống thì nội dung của
thuật ngữ sẽ mất đi. Thí dụ: Deposit refund system nếu không đặt trong
HTN Môi trường thì nó sẽ không chỉ khái niệm Kí quĩ môi trường. Hay
warming chỉ được hiểu một cách thông thường là làm ấm một cái gì đó chứ
không phải đặc chỉ hiện tượng biến đổi khí hậu như khi nó nằm trong
HTNMT.
Tính quốc tế
Ngoài đặc điểm chính xác và tuân theo một hệ thống nhất định, thuật
ngữ còn mang tính quốc tế. Tính quốc tế là một vấn đề đang được tranh
luận nhiều trong giới ngôn ngữ học và thuật ngữ học, bởi vì khái niệm khoa
học của thuật ngữ mang tính phổ niệm, tính quốc tế vì nó là tài sản chung

13
của toàn nhân loại nhưng ngôn ngữ lại mang tính dân tộc. Trong khi đó,
hầu hết tất cả các thuật ngữ đều là của nước ngoài nên khi được chuyển
dịch hoặc phiên âm vào tiếng Việt thì phải làm sao để vừa đảm bảo tính
khoa học, tính quốc tế nhưng vẫn phải mang tính dân tộc. Đây là một bài
toán rất khó giải cho các nhà Việt ngữ học cũng như các dịch giả thuật ngữ
Việt Nam. Thông thường, nói tới tính quốc tế của thuật ngữ người ta
thường chú ý tới hình thức cấu tạo của nó về mặt âm, mặt nghĩa. Nhưng

thực tế, quan trọng hơn, nó còn thể hiện ở mặt hình thái bên trong của nó
(có nghĩa là cách chọn đặc trưng của sự vật, khái niệm làm cơ sở định
dạng cho việc đặt thuật ngữ. Và theo như Lê Hoài Ân “ tính quốc tế của
thuật ngữ chính là sự giống nhau, gần nhau ở mặt âm, mặt chữ của thuật
ngữ và có các đặc trưng hình thái bên trong của khái niệm định danh cho
thuật ngữ” [1, tr. 28]. Ví dụ:
Tiếng Đức: Ausfuhr volumen
Xuất khẩu khối lượng
Tiếng Anh: volume of export
khối lượng xuất khẩu
Tiếng Việt: Hợp đồng xuất khẩu
Các đặc trưng này là các điểm cơ bản biểu hiện tính quốc tế, nhưng
trong thực tế do niềm tự hào dân tộc mà thuật ngữ bao giờ cũng được cải
biên đi một chút về mặt âm, mặt chữ nếu có thể để phù hợp với đặc trưng
ngôn ngữ dân tộc, chỉ giữ lại khái niệm khoa học mà thôi. Nhưng bên cạnh
đó cũng có những trường hợp bắt buộc thì phải copy hoàn toàn thuật ngữ
nước ngoài. Ví dụ:
Tiếng Anh: radio, Tiếng Pháp: radio, Tiếng Đức: radio
Tiếng Việt: ra-đi-ô

14
Trong quá trình chuyển dịch, tiếp thu các hệ thuật ngữ quốc tế nhằm
xây dựng và phát triển hệ thuật ngữ tiếng Việt là một việc làm vô cùng ý
nghĩa. Trong quá trình chuyên dịch đó, chúng ta có thể “gia công” để làm
giàu cho hệ thuật ngữ tiếng Việt còn non trẻ nhưng trong mọi trường hợp
phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, khoa học cho thuật ngữ. Nếu vì tính
dân tộc đại chúng mà phải chuyển dịch thuật ngữ một cách khiên cưỡng,
rườm rà gây khó hiểu, không đảm bảo được tính chính xác khoa học thì
nhất thiết chúng ta không làm.
Các ngôn ngữ như tiếng Việt, Nhật, Triều Tiên… xây dựng thuật ngữ

phần lớn dựa trên cơ sở các yếu tố gốc Hán nên hầu hết các thuật ngữ trong
các ngôn ngữ này đều mang yếu tố Hán. Trong đó thuật ngữ ngành Môi
trường Việt Nam tất yếu có các yếu tố Hán-Việt. Ví dụ:
absorb hấp thu
agricultural nông nghiệp
allergic dị ứng
Tính quốc tế bộc lộ rõ rệt về mặt nội dung hơn về mặt hình thức. Nội
dung, khái niệm của một ngành khoa học nào đó đối với toàn nhân loại
không được phép có độ chênh. Đây chính là sự thống nhất khoa học trên
con đường nhận thức chân lí. Quá trình quốc tế hóa thuật ngữ khoa học là
xu hướng phát triển tất yếu của ngôn ngữ. Nó có ý nghĩa trong việc hoàn
thiện ngôn ngữ giao tiếp thế giới, khắc phục rào cản ngôn ngữ trong hợp
tác quốc tế về mọi mặt, nhất là lĩnh vực khoa học công nghệ.
Như vây, tính quốc tế đòi hỏi thuật ngữ phải có nội dung và biểu đạt
gần gũi không chỉ với một cộng đồng ngôn ngữ và với các cộng đồng ngôn
ngữ khác.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch, tiếp thu các hệ thuật ngữ quốc
tế nhằm xây dựng và phát triển hệ thuật ngữ tiếng Việt, các nhà nghiên cứu
không thể không chú ý tới những chuẩn mực của HTN tiếng Việt.


15
1.3. Yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam
Nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học,
dần dần tiêu chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ trong các ngành chuyên
môn, cuối tháng 12 năm 1964, Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã triệu tập Hội
nghị bàn về vấn đề Xây dựng thuật ngữ khoa học. Có rất nhiều bản báo cáo
đã đề cập tới nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa học, nêu ra những tiêu
chuẩn có quan hệ khăng khít chặt chẽ của thuật ngữ khoa học. Nhìn chung,
các tác giả đã nhất trí với nhau về các tiêu chuẩn. Thuật ngữ khoa học Việt

nam trước tiên phải thỏa mãn các tiêu chuẩn chung về thuật ngữ như đã nêu
trên, sau đó phải có màu sắc dân tộc, đảm bảo tính khoa học, tính đại chúng
(ngắn gọn và dễ dùng). Muốn đảm bảo được mức độ chính xác thì khi đặt
một hệ thống thuật ngữ, trong cùng một lĩnh vực chuyên môn, nên tránh
các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa (những hiện tượng ngày nay thường
thấy trong ngôn ngữ), muốn thế thuật ngữ khoa học phải cố gắng tiến tới
nguyên tắc: mỗi khái niệm có một thuật ngữ và mỗi thuật ngữ chỉ có một
khái niệm [25, tr.41]. Theo các nhà khoa học, tính chính xác là đặc điểm
quan trọng nhất, cơ bản nhất trong các đặc điểm của thuật ngữ. Còn theo
Nguyễn Thiện Giáp, tiêu chí hàng đầu của thuật ngữ là phải đảm bảo tính
chính xác của khái niệm. Nếu các thuật ngữ tự đặt ra trên cơ sở các yếu tố
có sẵn của tiếng Việt không bảo đảm tính chính xác thì thà tiếp nhận thuật
ngữ nước ngoài còn hơn. Nếu các thuật ngữ tự đặt ra đảm bảo tính chính
xác thì tất nhiên không cần tiếp nhận các thuật ngữ nước ngoài. Nếu tính
chính xác của khái niệm được đảm bảo thì mặc nhiên thuật ngữ có được
tính hệ thống và tính quốc tế về nội dung. Không nên câu nệ vào tính hệ
thống và tính quốc tế về hình thức mà phương hại đến tính chính xác của
thuật ngữ. Muốn thuật ngữ có tính chính xác, thì thuật ngữ nên có một
nghĩa, tránh hiện tượng đồng nghĩa, đồng âm có thể gây lẫn lộn, hiểu lầm.
Để thẩm định tính chính xác của thuật ngữ, cần nắm vững nội dung khái
niệm mà thuật ngữ diễn đạt. Chỉ riêng các nhà ngôn ngữ học thì sẽ không
làm nổi việc này mà cần có sự phối hợp giữa các nhà ngôn ngữ học với các
nhà khoa học thuộc các ngành khác. Công việc cấp bách hiện nay là biên

16
soạn các cuốn từ điển khái niệm chuyên ngành. Trên cơ sở đó, chúng ta
mới có điều kiện để chọn lựa hợp lí những thuật ngữ đang được sử dụng
trên sách báo hiện nay. [12, tr 322–325]
Để đảm bảo màu sắc dân tộc và tính đại chúng của các thuật ngữ, các
nhà khoa học đều đi đến thống nhất: trước hết phải tận dụng kho tàng từ

vựng của tiếng Việt, đó là những từ mà mọi người dân thường dùng. Điều
này vừa bảo vệ, phát triển được ngôn ngữ dân tộc vừa hạn chế các yếu tố
ngoại lai không cần thiết khiến cho một số thuật ngữ trở nên xa lạ và khó
hiểu đối với người sử dụng. Điều này đã sớm được khẳng định bởi Lưu
Văn Lăng: “Thuật ngữ dù là thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào,
cũng nhất thiết phải là một bộ phận của từ ngữ dân tộc. Do đó thuật ngữ
phải có tính dân tộc và phải mang màu sắc ngôn ngữ dân tộc”. [26, tr. 58]
Bảo đảm tính chất ngôn ngữ dân tộc của thuật ngữ là góp phần xây
dựng tính đại chúng của thuật ngữ. khoa học kĩ thuật không thể tách rời
quần chúng, tách rời người sử dụng, nhất là trong thời đại mà nền kinh tế
tri thức đang được tiếp nhận trên phạm vi toàn cầu. khoa học công nghệ
phải thực sự xâm nhập sâu rộng vào quần chúng. Muốn vậy thuật ngữ
không thể là những từ cao siêu, xa lạ với quần chúng, chỉ dành riêng cho
các nhà chuyên môn mà phải dễ dùng đối với đông đảo quần chúng. Như
vậy, thuật ngữ phải được hình thành từ ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu, dễ
nhớ, dễ đọc, dễ viết.
Tuy nhiên, khi cần có thể dùng yếu tố Hán - Việt để đảm bảo tính
chính xác và hệ thống khi các từ trong tiếng Việt không đảm bảo yêu cầu
trên. Ví dụ:
Microbe: vi sinh vật thay vì nói sinh vật nhỏ
Air Pollution: ô nhiễm không khí thay vì nói không khí bẩn
Adaptation: thích nghi thay vì nói phát triển phù hợp
Photosynthesis: quang hợp thay vì nói tổng hợp nhờ ánh sáng mặt trời
Thermometer: nhiệt kế; không nói thiết bị đo nhiệt độ

17
Với việc tận dụng các yếu tố Hán- Việt trong quá trình tạo lập, các
thuật ngữ trên tỏ ra ưu thế hơn bới cách diễn đạt tư duy khúc triết ngắn gọn.
Tính khoa học của thuật ngữ thể hiện ở tính chuẩn xác, hợp lý của các
đơn vị thuật ngữ được cấu thành. Tránh tình trạng, sau khi chuyển dịch ta

không tạo lập được một thuật ngữ tương ứng mà chỉ là một cụm từ giải
nghĩa. Ví dụ:
Catalytic Converter thiết bị lọc thải thay vì nói bộ phận chuyển xúc tác
Crop Rotation luân canh thay vì nói canh tác cây trồng luân phiên
Endangered Species loài nguy cấp
Genetic Engineering công nghệ gen thay vì nói công trình nghiên cứu gen
Household Waste rác sinh hoạt thay vì nói rác thải từ các gia đình
1.4. Xây dựng thuật ngữ tiếng Việt
Về chất liệu
Một điều kiện tiên quyết trọng quá trình xây dựng thuật ngữ là sử
dụng tối đa và triệt để các yếu tố ngôn ngữ dân tộc. Sau đó, chúng ta có thể
dùng các yếu tố ngoại lai để cấu tạo tốt nhất HTN một khi các chất liệu
tiếng Việt không thể một mình đảm đương nổi vai trò trên. Khi đó ngoài
yếu tố Hán Việt ra, các yếu tố Ấn Âu cũng được sử dụng.
Như vậy, có ba nguồn xây dựng thuật ngữ là:
Lớp thuật ngữ thuần Việt
Lớp thuật ngữ Hán -Việt
Lớp thuật ngữ Ấn- Âu
Về con đường xây dựng thuật ngữ
Việc xây dựng hệ thuật ngữ tiếng Việt chủ yếu thông qua các con
đường sau
 Vay mượn

18
Các nhà khoa học đều thống nhất mượn thuật ngữ nước ngoài để làm
giàu vốn thuật ngữ của dân tộc. Nhưng vay mượn thuật ngữ nước ngoài
không phải là bắt chước người nước ngoài, cố giữ nguyên cách nói, cách
đọc hay cách viết để đưa vào tiếng Việt, làm cho tiếng Việt bị lai căng, mất
tính trong sáng. Phải dùng thuật ngữ nước ngoài một cách có sáng tạo, biến
nó thành thuật ngữ khoa học của dân tộc ta, vừa chính xác, vừa có hệ

thống. Khi dùng yếu tố Hán - Việt để đặt thuật ngữ, ta nên chú ý đến yếu tố
có nghĩa, độc lập thường dùng và kết hợp theo ngữ pháp tiếng Việt. Khi
dùng thuật ngữ Ấn Âu, theo Lưu Vân Lăng, không nên “cố giữ nguyên
dạng chữ quốc tế mà nên dựa theo âm là chủ yếu (âm của nguyên ngữ
hoặc của nhiều nước dùng gần giống nhau) mà phiên một cách sáng tạo,
sao cho nó phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc
ta”. [23, tr. 153]. Ông còn nhấn mạnh đến dạng chữ viết, kí hiệu khoa học
quốc tế để đảm bảo tính chính xác khoa học. Ví dụ:
Hán Việt
atmosphere khí quyển
behavior hành vi
biodegradable phân hủy sinh học
Ấn Âu
Cinema xi nê
Card các
Phone phôn
Veston véc
Café cà phê
Chocolate sô cô la
 Tiếp nhận nguyên dạng
Cách thức này được áp dụng đối với những thuật ngữ có hình thái cấu trúc
đơn giản và có tần xuất hoạt động cao trong giao tiếp. Ví dụ

19
Website, chip, chat, file, Internet, menu, download…
Nó cũng được áp dụng đối với những thuật ngữ tuy có hình thái cấu trúc
phức tạp nhưng mới cả về thời gian xuất hiện lẫn khái niệm. Ví dụ
Multicast, tunneling, normalized latency…
 Cấu tạo theo qui tắc của tiếng Việt
Phương thức ghép: Kết hợp các từ, yếu tố cấu tạo từ với nhau để tạo ra một

thuật ngữ mới. Ví dụ:
áp + kế → áp kế
không khí + đặc → không khí đặc
mây + tích → mây tích
đối + lưu → đối lưu
mưa + đối lưu → mưa đối lưu
Nguyễn Văn Tu [31, tr. 177] cũng cho rằng: “Tạo những từ ghép.
Phương thức này được dùng nhiều trong tiếng Việt như: đòn bẩy, đoạn
thẳng, mặt phẳng, tam giác… cách này thường dựa vào vốn từ vị của ngôn
ngữ toàn dân”. Ví dụ:
Nước mặt, nước ngầm, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt…
Phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường
Với phương cách này, đơn vị ngôn ngữ có sẵn được tận dụng bằng
việc gắn cho chúng nội dung thuật ngữ. Ví dụ:
Warming (Ấm lên toàn cầu), ozone hole (lỗ thủng ôzôn),desertification (sa
mạc hóa), red tide (thủy triều đỏ), agal bloom (tảo nở hoa) …
1.5. Thuật ngữ Môi trƣờng
1.5.1. Bàn về chính tên gọi thuật ngữ
Các nhà khoa học trong nước cũng thảo luận rất nhiều về tên gọi của
thuật ngữ. Hàng loạt các tên gọi khác nhau được áp dụng cho thuật ngữ

20
như: thuật ngữ, danh từ khoa học, tiếng khoa học, thuật ngữ khoa học và
chuyên danh. Tại hội nghị ngôn ngữ học được tổ chức vào tháng 7/1980
“Về vấn đề chuẩn hoá thuật ngữ”, Hồng Dân (Đại học Tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh) đã trình bày một tham luận về tên gọi của thuật ngữ. Theo
ông, dùng “chuyên danh” để thay cho “thuật ngữ”, “thuật ngữ khoa học”,
“danh từ khoa học”… Thực ra giữa các cách gọi trên có sự khác nhau chứ
không phải hoàn toàn trùng nhau. Chuyên danh không thể dùng để thay thế
cho thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ, danh từ khoa học hay tiếng khoa học

đều coi là thuật ngữ khoa học, được sử dụng trong các ngành khoa học, còn
chuyên danh chỉ dùng chuyên biệt trong các ngành cụ thể.
1.5.2. Các công trình nghiên cứu gần đây
Bên cạnh các hướng nghiên cứu về thuật ngữ như nêu trên, gần đây tại
Việt Nam đã có một số đáng kể luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu
về thuật ngữ. Điều này chứng tỏ vấn đề thuật ngữ, nghiên cứu và xây dựng
thuật ngữ đã và đang càng ngày càng được quan tâm. Ví dụ:
- Thuật ngữ kinh tế thương mại Nhật Việt (tác giả Nguyễn Thị Bích Hà,
luận án tiến sĩ 2000)
- Thuật ngữ điện tử Anh Việt (tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh, luận văn
thạc sĩ 2000)
- Thuật ngữ thương mại Anh Việt (tác giả Vũ Thị Bích Hà, luận văn thạc sĩ
2003)
- Thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức (tác giả Lê Hoài Ân, luận văn thạc sĩ
2003)
-Thuật ngữ khí tượng thủy văn tiếng Anh (tác giả Đoàn Thúy Quỳnh, luận
văn thạc sỹ năm 2007)
1.5.3. Cách hiểu về thuật ngữ môi trƣờng
Cho đến nay, thuật ngữ môi trường cả tiếng Anh và Việt vẫn còn là
hệ thuật ngữ chưa được nghiên cứu đầy đủ cả về lí luận và thực tiễn ở nước

×