Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ VIỆT NGA






BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CHUYỂN
DỊCH HỆ THUẬT NGỮ DU LỊCH ANH - VIỆT





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01






Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ QUANG THIÊM





Hà Nội - 2009

1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 7
3. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 9
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN
VĂN 10
1.1. KHÁI NIỆM VỀ THUẬT NGỮ 10
1.1.1. Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới 10
1.1.2. Quan niệm về thuật ngữ trong tiếng Việt. 12
1.1.3. Phân biệt thuật ngữ và danh pháp. 14
1.1.4. Đặc điểm chung của thuật ngữ và những yêu cầu khi xây dựng
thuật ngữ. 15
1.1.5. Quan niệm về thuật ngữ của luận văn. 18
1.2. KHÁI NIỆM VỀ THUẬT NGỮ DU LỊCH. 21
1.2.1. Vai trò của du lịch 21
1.2.2. Quan niệm và định nghĩa về du lịch của các nhà khoa học trên thế
giới. 22

1.2.3. Quan niệm về du lịch trong tiếng Việt. 26
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ DU LỊCH TIẾNG
ANH 35
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 35
2.2. THÀNH TỐ CẤU TẠO NHỎ NHẤT CỦA THUẬT NGỮ: HÌNH
VỊ………………………………………………………………………… 35
2.2.1. Quan niệm theo ngữ pháp truyền thống…………….…………… 37
2.2.2. Phân loại hình vị theo bình diện ngữ pháp 37
2.2.3. Đặc điểm cấu tạo từ 38

2
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THUẬT NGỮ DU LỊCH TIẾNG ANH
XÉT TRÊN PHƢƠNG DIỆN CẤU TẠO TỪ……………………………… 40
2.3.1. Thuật ngữ du lịch có cấu tạo là từ đơn (single terms) 40
2.3.2 Thuật ngữ xuất hiện dưới dạng từ phái sinh(derivative terms)… 44
2.3.3 Thuật ngữ xuất hiện dưới dạng từ ghép (compound terms ) 47
2.3.4 Thuật ngữ xuất hiện dưới dạng cụm từ (collocation terms )…… 51
2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ DU LỊCH TIẾNG ANH XÉT TRÊN
BÌNH DIỆN NỘI DUNG NGỮ NGHĨA ………………………………………57
2.4.1. Các thuật ngữ là tên gọi của các cơ quan tổ chức du lịch 57
2.4.2. Các thuật ngữ chỉ hoạt động nấu ăn trong nhà hàng 57
2.4.3. Các thuật ngữ chỉ các kiểu bữa ăn trong nhà hàng 58
2.4.4. Các thuật ngữ gọi tên các đồ ăn 58
2.4.5. Các thuật ngữ gọi tên các đồ uống 58
2.4.6. Thuật ngữ chỉ các loại dịch vụ của nhà hàng 58
2.4.7. Các thuật ngữ gọi tên các bộ phận phòng ban trong khách sạn 58
2.4.8. Các thuật ngữ chỉ các loại hình khách sạn 58
2.4.9. Thuật ngữ chỉ các loại phòng trong khách sạn 59
2.4.10. Thuật ngữ chỉ các tiện nghi trong khách sạn 59
2.4.11. Các thuật ngữ chỉ chủ thể hoạt động trong ngành du lịch khách

sạn 59
2.4.12. Các thuật ngữ chỉ các loại khách đến khách sạn 60
2.4.13. Các thuật ngữ chỉ các loại hình du lịch 60
2.4.14. Các thuật ngữ chỉ các loại hình kỳ nghỉ 61
2.4.15. Nhóm thuật ngữ chỉ những điểm thu hút khách du lịch 61
2.4.16. Các thuật ngữ chỉ các hoạt động đi lại 61
2.5. ĐỐI CHIẾU CẤU TẠO THUẬT NGỮ DU LỊCH GIỮA TIẾNG ANH
VÀ TIẾNG VIỆT 62
2.5.1. Thuật ngữ là từ đơn 62

3
2.5.2. Thuật ngữ du lịch tiếng Việt có cấu tạo là từ ghép 63
2.5.3. Thuật ngữ du lịch có cấu tạo là ngữ 64
2.6. NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA THUẬT NGỮ DU
LỊCH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 64
2.6.1. Tương đồng 64
2.6.2. Sự khác biệt 65
TIỂU KẾT 65
CHƢƠNG 3: CÁCH CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ DU LỊCH TIẾNG
ANH SANG TIẾNG VIỆT 68
3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 64
3.2. KHÁI LƢỢC VỀ DỊCH 68
3.2.1. Khái niệm về dịch thuật 68
3.2.2. Tương đương dịch thuật 69
3.2.3. Dịch không có tương đương 73
3.3. CHIẾN LƢỢC VÀ QUY TRÌNH CHUYỂN DỊCH 76
3.3.1. Dịch nguyên văn 76
3.3.2. Dịch vay mượn nguyên dạng 76
3.3.3. Phiên âm, chuyển tự 77
3.3.4. Tương đương miêu tả- chức năng 78

3.3.5. Sao lại nguyên văn 78
3.3.6. Dịch chuyển đổi 79
3.3.7. Dịch tương đương văn hoá 80
3.4. CÁC PHƢƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ DU LỊCH TỪ
TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT 81
3.4.1. Dịch các thuật ngữ du lịch là từ đơn, từ phái sinh và những từ
được thuật ngữ hoá. 81
3.4.2. Thuật ngữ là những đơn vị đo lường của Anh 83

4
3.4.3. Phương thức chuyển dịch các từ viết tắt từ tiếng Anh sang tiếng
Việt 84
3.4.4. Phương thức dịch thuật ngữ du lịch ở cấp độ trên từ giữa tiếng Anh
và tiếng Việt. 85
TIỂU KẾT…………………………………… 91
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xƣa, du lịch đƣợc coi là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích
cực của con ngƣời. Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá, du lịch đã trở thành
nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống nhân loại. Ngành Du lịch đƣợc
xem nhƣ ngành công nghiệp sau ngành công nghiệp Dầu khí và Ô tô. Đây là
ngành công nghiệp không khói có tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển đổi
nhu cầu sản xuất và cả cơ cấu kinh tế xã hội ở các nƣớc đang phát triển trong
đó có Việt Nam.
Nhƣ ta đã biết, Việt Nam là một nƣớc có vị trí lãnh thổ, lãnh hải rất

thuận lợi. Bộ phận lãnh hải với 200 hải lý, bộ phận lãnh thổ có đƣờng biên
giới Việt – Trung dài 1400 km, biên giới Việt- Lào dài 2067km, biên giới
Cam- pu- chia 1080, có khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, mƣa nhiều tạo cho hệ
động thực vật phát triển, tài nguyên đa dạng. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm
của khu vực Đông Nam Á, trên đƣờng giao thông quốc tế từ địa lục Á- Âu
đến địa lục Úc, từ Ấn Độ Dƣơng sang Thái Bình Dƣơng. Việt Nam chịu ảnh
hƣởng của hai nền văn minh cổ đại nhất của loài ngƣời là Ấn Độ và Trung
Quốc, nằm ở khu vực có sự giao thoa văn hoá giữa các nƣớc trong khu vực và
các nƣớc phƣơng Tây. Việt Nam có hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nƣớc và
giữa nƣớc. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên và
tài nguyên nhân văn phong phú. Chính vì vậy, ngày nay trong trong thời kỳ
hội nhập quốc tế, Việt Nam trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhất của nhiều
nƣớc trên thế giới, trong đó có các nƣớc nói tiếng Anh.
Quan hệ giao lƣu du lịch giữa Việt Nam và các nƣớc trên thế giới ngày
càng phát triển. Hiện nay, các nƣớc trên thế giới đang có xu hƣớng dùng tiếng

6
Anh nhƣ một ngôn ngữ phổ quát có tính quốc tế. Điều này khiến cho việc
giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Du lịch trong các trƣờng đại học và cao
đẳng nói chung, đặc biệt là việc nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ
Du lịch Khách sạn Anh- Việt nói riêng là hết sức cần thiết bởi vì ngôn ngữ là
phƣơng tiện giao tiếp hữu hiệu nhất trong hoạt động du lịch. Hoạt động du
lịch sẽ cho phép các nƣớc có điều kiện tiếp xúc với cá nền kinh tế thế giới với
tri thức nhân loại nhƣ công nghệ mới, các thành tựu khoa học mới cũng nhƣ
kinh nghiệm quản lí, góp phần thu hút đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, hợp tác
kinh doanh phát triển kinh tế, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa
các quốc gia. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển chắc chắn phải tập trung
vào hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, ngành Du lịch Việt Nam vẫn còn mới mẻ cho nên hệ thuật
ngữ Du lịch- Khách sạn trong tiếng Việt vẫn chƣa đƣợc chuẩn hoá, chƣa đảm

bảo đƣợc tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế. Có rất nhiều trƣờng hợp
các khái niệm đƣợc diễn đạt bằng những cụm từ còn mang sắc thái miêu tả,
lời định nghĩa, chứ chƣa phải là thuật ngữ, hoặc khi đối chiếu với thuật ngữ
Du lịch- Khách sạn trong tiếng Anh cho thấy nhiều thuật ngữ du lịch- khách
sạn có trong tiếng Anh nhƣng không có trong tiếng Việt. Điều đó đã gây
không ít khó khăn khi đàm phán, trao đổi, ký kết hợp đồng trong quan hệ du
lịch giữa hai nƣớc.
Hiện nay ở Việt Nam chƣa có công trình khoa học nào chuyên nghiên
cứu về sự đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ Du lịch một cách đầy đủ Vì
vậy việc nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ Du lịch Anh- Việt là
điều cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thiết thực vào quá trình truyền
bá kiến thức và sự phát triển du lịch ở Việt Nam.

7
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a/ Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các thuật ngữ Du lịch trong tiếng
Anh và tiếng Việt. Đó là những thuật ngữ biểu đạt các khái niệm đƣợc sử
dụng trong lĩnh vực du lịch.
b/ Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đối chiếu thuật ngữ Du lịch trong
tiếng Anh và tiếng Việt để làm sáng tỏ những đặc trƣng của hệ thuật ngữ
trong mỗi ngôn ngữ. Từ đó đề xuất các phƣơng thức chuyển dịch, chuẩn hoá
hệ thuật ngữ Du lịch trong tiếng Việt.
c/ Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá những quan điểm lý luận trong việc nghiên cứu thuật
ngữ và thuật ngữ Du lịch của các nhà nghiên cứu thế giới và các nhà nghiên
cứu Việt Nam. Qua đó xác định cơ sở lý luận cho luận văn.
Khảo sát đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ Du lịch tiếng Anh về mặt cấu
tạo. Xác định các loại mô hình kết hợp giữa các thành tố để tạo thành thuật

ngữ Du lịch ở từng thứ tiếng. Trên cơ sở đó tìm ra sự khác biệt và tƣơng đồng
giữa các thành tố cấu tạo nên hệ thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ.
Tìm hiểu đặc điểm định danh của thuật ngữ Du lịch trong tiếng Anh
theo các con đƣờng hình thành, kiểu ngữ nghĩa và đặc điểm cách thức biểu thị
của thuật ngữ du lịch.
Khảo sát các kiểu dịch tƣơng đƣơng và một số thủ pháp đƣợc sử dụng
trong chuyển dịch tƣơng đƣơng và không tƣơng đƣơng thuật ngữ du lịch Anh
- Việt.


8
3. TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a/ Tƣ liệu nghiên cứu
Tƣ liệu nghiên cứu của luận văn gồm 570 thuật ngữ du lịch Anh đƣợc
lựa chọn từ những tƣ liệu sau:
1) Trần Văn Chánh. Từ điển kinh doanh du lịch – khách sạn – và
dịch vụ ăn uống. Nxb Thanh Niên, 2004
2) Hoàng Văn Châu. Từ điển quản trị khách sạn và du lịch Anh- Việt,
Nxb Thanh niên. 2003
3) Nguyễn Thanh Chƣơng. English for the hotel and tourism
industry. Nxb Khoa học xã hội,1997
4) Vũ Anh Dân. Quản trị buồng khách sạn. Khoa du lịch Viện đại
học Mở, 2004
5) D.Adamson. International hotel English. Prentice Hall Erope, 1997
6) Iwonna Dubicka Margaret O' Keeffe. English for International
Tourism. Nxb Longman, 2003
7) Hồ Tấn Mẫn. Từ điển du lịch Anh- Việt thông dụng. Nxb Lao động
xã hội, Hà Nội, 2004
8) Tuyết Sơn- Thu Hà. Tiếng Anh trong giao tiếp khách sạn- nhà
hàng- thương mại. Nxb Giao thông vận tải Hà Nội, 2002

9) Nguyễn Thị Bích Thuỷ. English for the hotel and tourism. Nxb
Thống kê, 2008
10) Trịnh Thanh Thuỷ. Giáo trình Quản trị lễ tân văn phòng. Viện đại
học Mở, 2004
11) www.vietnamtourism.com
12) www.worldtourism.org

9
b/ Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ học
thống kê, phân tích cấu trúc và phân tích ngữ nghĩa các thuật ngữ khảo sát. Từ
đó xác định các đặc điểm của thuật ngữ du lịch Anh- Việt. Bên cạnh đó chúng
tôi sử phƣơng pháp so sánh đối chiếu để so sánh đối chiếu các thuật ngữ du
lịch tiếng Anh với thuật ngữ du lịch tiếng Việt.

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn đƣợc trình bày ở 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Lịch sử vấn đề và cơ sở lý luận của luận văn.
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ du lịch tiếng Anh
Chƣơng 3: Cách chuyển dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt

10
CHƢƠNG 1
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN


1.1. KHÁI NIỆM VỀ THUẬT NGỮ
Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa dân tộc này với dân tộc khác,
giữa quốc gia nọ với quốc gia kia đều phải cần dùng đến ngôn ngữ. Ngôn ngữ
là phƣơng tiện giao tiếp hữu hiệu nhất. Trong mọi lĩnh vực hoạt động nói

chung, trong hoạt động du lịch nói riêng, con ngƣời đều phải dùng đến từ ngữ
để biểu đạt các khái niệm ngành, nghề nghiệp, chuyên môn…. Những từ ngữ
đó ngƣời ta quen gọi là thuật ngữ. Vậy để hiểu một cách đầy đủ về thuật ngữ,
ta hãy đến với những quan niệm về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu thuật
ngữ trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1.1. Những quan niệm về thuật ngữ trên thế giới
Thuật ngữ ra đời vốn rất sớm ở Châu Âu và châu Mỹ, bởi ở đó có nền
khoa học kỹ thuật phát triển rất sớm trên thế giới. Đó là mảnh đất tốt để
những thuật ngữ khoa học ra đời. Thuật ngữ có từ rất lâu nhƣng mãi đến thế
kỷ XX ngƣời ta mới chính thức nghiên cứu về nó nhƣ một ngành khoa học.
Nghiên cứu đầu tiên về thuật ngữ phải nói đến các nhà ngôn ngữ Anh, Đức,
Mỹ đặc biệt là những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Xô Viết. Khi nghiên cứu
về thuật ngữ, họ đã đi sâu vào phân tích bản chất, chức năng khái niệm và tìm
định nghĩa cho thuật ngữ khoa học. Vinocua chỉ ra rằng: “Thuật ngữ- đó
không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc biệt” [70, tr6]
Cu- dơ- kin lại chỉ ra rằng:“Cả hình thức và nội dung không tìm thấy
ranh giới thực nào giữa từ thông thường, từ phi chuyên môn với từ của vốn kỹ
thuật. Đường ranh giới hiện thực khách quan giữa hai loại từ này về thực
chất là một đường ranh giới ngoài ngôn ngữ. Nếu như từ thông thường, từ phi
chuyên môn ứng với đối tượng thông dụng thì từ của vốn kỹ thuật lại tương

11
ứng với đối tượng chuyên môn mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên
gia biết đến ”. [72, tr45]
A. X. Gerd, nhà ngôn ngữ học Xô Viết đã nêu tƣơng đối đầy đủ về khái
niệm thuật ngữ: “Thuật ngữ là một đơn vị từ vựng ngữ nghĩa có chức năng
định nghĩa và được khu biệt một cách nghiêm ngặt bởi các đặc trưng như tính
hệ thống, tính đơn nghĩa. Thuật ngữ không có tính đồng nghĩa hay đồng âm
trong phạm vi của một khoa học hoặc lĩnh vực tri thức cụ thể”. [71, tr 3].
Trong định nghĩa này, tác giả nhấn mạnh vào đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.

Thuật ngữ là đơn vị từ vựng ngữ nghĩa của một hệ thống ngôn ngữ đƣợc đặc
trƣng bởi tính hệ thống, tính đơn nghĩa. Nhƣ vậy chức năng của thuật ngữ là
định nghĩa.
Các nhà nghiên cứu thuật ngữ nhƣ: E Wuster(Đức), WE.Flood,
R.W.Brown (Mỹ) ngoài việc định nghĩa về thuật ngữ, nêu bản chất, khái niệm
của chúng các tác giả còn nêu tiêu chuẩn cụ thể của thuật ngữ. J.C.Sager (Mỹ)
viết: “Thuật ngữ phải được hình thành một cách hệ thống, chú trọng tới đặc
tính về mặt hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn ngữ tạo thành
chúng. Thuật ngữ phải tuân theo các quy ước chung về hình vị, chữ viết và
phát âm của ngôn ngữ tạo thành chúng. Một khi thuật ngữ được chấp nhận sử
dụng rộng rãi thì nó không thể bị thay đổi nếu như không có lí do bắt buộc và
sự khẳng định chắc chắn rằng thuật ngữ mới thay thế nó sẽ đảm đương hoàn
toàn vị trí của nó và sẽ được nhanh chóng chấp nhận. Nếu thuật ngữ mới chỉ
truyền đạt được phần nào đó của thuật ngữ đang dùng thì sẽ gây ra nhầm lẫn
và trong những trường hợp đó, cần sử dụng đến khái niệm đồng nghĩa. Như
vậy mới có thể giới thiệu thuật ngữ mới”. [64, tr 89].
Cuốn từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học của tác giả O. X. Ac- khma- nôva
cũng đã định nghĩ về thuật ngữ nhƣ sau:“Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của

12
ngôn ngữ chuyên môn đựơc sáng tạo ra để biểu thị chính xác các khái niệm
chuyên môn và biểu thị các đối tượng chuyên môn”. [69, tr 57].
Nhƣ vậy có khá nhiều định nghĩa về thuật ngữ. Qua các định nghĩa đó,
ta thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về thuật ngữ. Nó giúp ta có cái nhìn xác
đáng hơn về thuật ngữ.
1.1.2. Quan niệm về thuật ngữ trong tiếng Việt.
Ở Việt Nam nghiên cứu về thuật ngữ chỉ mới bắt đầu vào giữa thế kỷ
XX. Đầu tiên phải kể đến cuốn “Danh từ khoa học” của Hoàng Xuân Hãn,
xuất bản 1942. Hoàng Xuân Hãn đã định nghĩa thuật ngữ nhƣ sau: “Thuật ngữ
hay danh từ khoa học là những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc

hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định”. Nhƣng vấn đề
nghiên cứu thuật ngữ nhƣ một ngành khoa học thực sự thì phải là sau Cách
mạng Tháng 8 năm 1945. Năm 1965, hội nghị trƣng cầu ý kiến về vấn đề xây
dựng thuật ngữ khoa học do Nguyễn Khánh Toàn làm chủ tịch đã ra đời.
Tháng 6 năm 1966 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã công bố áp dụng tạm
thời bản: “Quy tắc thuật ngữ khoa học nƣớc ngoài gốc Ấn- Âu”.
Nhƣ vậy, vấn đề thuật ngữ đã trở thành đề tài lớn cho các nhà ngôn ngữ
nghiên cứu. Từ đó có rất nhiều nhà khoa học Việt Nam nhƣ Nguyễn Văn Tu,
Đỗ Hữu Châu, Lê Khả Kế, Lƣu Văn Lăng, Nhƣ Ý, Nguyễn Thiện Giáp,
Nguyễn Văn Khang… đã đi sâu nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam. Có thể
nói, những ý kiến của các nhà nghiên cứu đƣa ra về thuật ngữ là khá toàn
diện, cụ thể. Trong cuốn “Khái luận ngôn ngữ học” Nguyễn Văn Tu đã định
nghĩa: “Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong ngành khoa học, kỹ thuật,
chính trị, ngoại giao, nghệ thuật… và có một ý nghĩa đặc biệt biểu thị chính
xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên” [35, tr 176]. Và
ông cũng đƣa ra nhận định tiếp theo: “Thuật ngữ là những từ hoặc cụm từ cố
định để chỉ những khái niệm của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất

13
và ngành văn hoá nào đó…. Đặc điểm của thuật ngữ là những từ chỉ có một
nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái tình cảm, có thể có tính
chất quốc tế tuỳ từng ngành” [36, tr 114].
Năm 1962 trong cuốn “Giáo trình Việt ngữ, tập 2” Đỗ Hữu Châu đã
nhấn mạnh đặc điểm của thuật ngữ không chỉ biểu thị khoa học mà còn chỉ
tên sự vật, một hiện tƣợng khoa học nhất định: “Thuật ngữ là những từ
chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề
nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lý,
ngành hoá học, toán học, thương mại, ngoại giao… Đặc tính của những từ
này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một
sự vât, một hiện tượng khoa học nhất định” [4, tr 167].

Cũng tƣơng tự nhƣ nhận xét trên, nhà nghiên cứu Lƣu Văn Lăng,
Nguyễn Nhƣ Ý cũng đã định nghĩa về thuật ngữ nhƣ sau: “Thuật ngữ là bộ
phận ngôn ngữ (từ vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, kỹ thuật, chính trị,
tức là ngững lĩnh vực xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ” [20, tr 144].
Có thể nói quan niệm về thuật ngữ của các nhà khoa học Việt Nam cơ bản
thống nhất với quan niệm về thuật ngữ của các nhà khoa học trên thế giới.
Đặc biệt trong ý kiến của Nguyễn Văn Tu, ông còn phát hiện ra tính quốc tế
của thuật ngữ. Điều đó thể hiện rất đúng trong thời đại hiện nay- thời đại toàn
cầu hoá, tính quốc tế trong ngôn ngữ không thể thiếu đƣợc. Tính quốc tế trong
ngôn ngữ giúp cho quan hệ ngoại giao, du lịch, thƣơng mại giữa các nƣớc trở
nên thuận tiện.
Sau này các nhà nghiên cứu nhƣ Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân,
Nguyễn Quang và Vƣơng Toàn đã nhấn mạnh tính chính xác của thuật ngữ:
“Thuật ngữ là một từ hoặc cụm từ biểu đạt chính xác khái niệm của một
chuyên môn nào đó. Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của một
ngôn ngữ nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là nó
chỉ được dùng trong ngôn ngữ chuyên môn. Toàn bộ các thuật ngữ của một

14
lĩnh vực sản xuất, hoạt động, tri thức tạo nên một lớp từ đặc biệt tạo thành
một hệ thống thuật ngữ” [23, tr 64].
Năm 1983, Hoàng Văn Hành còn nêu thêm một đặc điểm của thuật
ngữ: “Thuật ngữ là những từ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc
hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ của
ngôn ngữ” [15, tr 26].
Ý kiến của Nguyễn Thiện Giáp cũng tƣơng tự nhƣ trên: “Thuật ngữ là
những bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ Nó bao gồm những từ và cụm
từ cố định, là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc
lĩnh vực chuyên môn của con người” [ 12, tr 270].
Nhƣ vậy, quan niệm về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ

Việt Nam cơ bản thống nhất với quan niệm thuật ngữ của các nhà nghiên cứu
thuật ngữ trên thế giới. Một vấn đề nữa mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nói
đến có liên quan đến thuật ngữ là danh pháp.
1.1.3. Phân biệt thuật ngữ và danh pháp.
Để phân biệt thuật ngữ và danh pháp, Vinocua, một nhà khoa học Xô
Viết đã chỉ ra rằng:“Khác với thuật ngữ, danh pháp mang tính trừu tuợng,
ước lệ, võ đoán, và công dụng duy nhất của nó là tạo ra những phương
tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để biểu đạt những sự vật không có
quan hệ trực tiếp với những nhu cầu của tư duy lí luận lấy sự vật làm
căn cứ” [ 39, tr 8].
Một nhà khoa học nữa của Liên Xô, ông A.A.Rerformatxki cũng có
một quan niệm tƣơng tự:“Hệ thuật ngữ trước hết gắn với một hệ thống khái
niệm của một khoa học cụ thể, còn danh pháp chỉ dán nhãn cho đối tượng của
nó và pháp danh không có quan hệ trực tiếp với khái niệm khoa học” [73, tr
47]. Nhƣ vậy thuật ngữ khác với danh pháp ở chỗ nó đƣợc xây dựng trên mối
quan hệ với các hệ thống khoa học, đƣợc biểu đạt hợp lí bằng các đơn vị từ

15
ngữ của một ngôn ngữ, còn danh pháp mang nặng kí hiệu, gọi tên sự vật và
hiện tƣợng không có quan hệ trực tiếp logic với bản chất của sự vật mà nó gọi
tên. Ví dụ những từ: quản trị du lịch, khách sạn, bồi bàn, du lịch trọn gói,
sông núi,…là thuật ngữ, còn tên của khách sạn, sông, núi là gì thì đó là danh
pháp nhƣ khách sạn Đồ Sơn, khách sạn Sông Hồng thì từ khách sạn là thuật
ngữ, Đồ Sơn, Sông Hồng là danh pháp.
Theo Nguyễn Thiện Giáp, cần phân biệt thuật ngữ và danh pháp khoa
học. Hệ thuật ngữ trƣớc hết gắn với hệ thống các khái niệm của một khoa học
nhất định. Còn danh pháp là toàn bộ những tên gọi đƣợc dùng trong một
chuyên môn nào đó, nó không gắn trực tiếp với khái niệm của khoa học mà
chỉ gọi tên các sự vật trong khoa học đó mà thôi. Về bản chất danh pháp là tên
riêng của các đối tƣợng. Về mặt cấu tạo, thuật ngữ có thể đƣợc cấu tạo trên cơ

sở các từ, hoặc các hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít
nhiều tƣơng ứng với ý nghĩa của các từ tạo ra chúng. Còn pháp danh có thể
đƣợc quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ cái, là một chuỗi các
con số hay bất kỳ cách gọi tên võ đoán nào.
Tuy vậy, sự tồn tại của danh pháp ít nhiều có liên quan nhất định với hệ
thuật ngữ mà nó phục vụ. Và muốn hay không muốn, danh pháp còn cho
ngƣời đọc, ngƣời nghe liên tƣởng tới những khái niệm về các sự vật, hiện
tƣợng đƣợc biểu đạt qua hệ thuật ngữ.
1.1.4. Đặc điểm chung của thuật ngữ và những yêu cầu khi xây dựng
thuật ngữ.
a)Tính khoa học
+ Tính chính xác
Nói đến tính khoa học của thuật ngữ là phải nói đến tính chính xác.
Thuật ngữ phải phản ánh đƣợc bản chất của các khái niệm. Điều này,

16
AA.Refomatski đã nói rõ trong nhận định của ông:“Các khái niệm biểu thị
trong các từ ngữ thông thường chỉ là khái niệm thông thường, còn các khái
niệm biểu thị trong thuật ngữ là khái niệm chính xác của một chuyên ngành
khoa học nào đó” [73, tr 49- 51]. Cũng vì lẽ đó mà thuật ngữ trong các từ điển
đƣợc định nghĩa chứ không giải thích nhƣ từ ngữ thông thƣờng khác. Trong
thời đại ngày nay có nhiều ngành nghề khoa học phát triển, vì thế ta phải hiểu
đƣợc đặc tính cơ bản của thuật ngữ. Để giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe có đƣợc
khái niệm chính xác về bất kỳ đối tƣợng khoa học nào, thuật ngữ phải có
nhiệm vụ gọi tên, định nghĩa chính xác về khái niệm đó. Có nhƣ vậy mới
tránh khỏi cách hiểu sai lệch và sự nhầm lẫn.
Quan điểm của Lƣu Văn Lăng về tính chính xác của thuật ngữ nhƣ
sau:“Mức chính xác khoa học của thuật ngữ phải thể hiện đúng nội dung khái
niệm khoa học một cách rõ ràng, rành mạch. Một thuật ngữ chính xác tuyệt
đối không làm cho người nghe hiểu sai, hoặc nhầm lẫn từ khái niệm này qua

khái niệm khác” [ 19, tr 40]. Nhƣ vậy tính chính xác của thuật ngữ còn đƣợc
thể hiện là từ chỉ có một nghĩa, không có từ đồng nghĩa, không có sắc thái
biểu cảm.
+ Tính hệ thống
Thuật ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ của bất kỳ một
quốc gia nào cũng mang tính hệ thống. Bởi vì thuật ngữ là từ, cụm từ biểu đạt
chính xác một khái niệm của một chuyên ngành nào đó. Thuật ngữ phải nằm
trong hệ thống từ vựng chung của một ngôn ngữ. Tính hệ thống của thuật ngữ
đƣợc thể hiện ở hai phƣơng diện. Đó là trƣờng từ vựng và trƣờng khái niệm.
Trƣờng từ vựng chỉ ra mối liên hệ của thuật ngữ với các từ ngữ khác trong
vốn từ vựng chung của một ngôn ngữ. Trƣờng khái niệm chỉ ra mối liên hệ
giữa một thuật ngữ với các thuật ngữ khác trong cùng một chuyên ngành khoa
học. Bởi không có chuyên ngành khoa học nào chỉ tồn tại một khái niệm duy

17
nhất. Vì vậy mỗi thuật ngữ phải thuộc về một hệ thống thuật ngữ của một
chuyên ngành khoa học nhất định. Và cũng không thể tách rời từng khái niệm
ra để đặt thuật ngữ mà phải hình dung, xác định vị trí của nó trong toàn bộ hệ
thống khái niệm.
Nhƣ vậy, khi xây dựng hoặc chuyển dịch một thuật ngữ nƣớc ngoài
sang tiếng Việt hoặc ngƣợc lại, chúng ta cần chú ý đến tính hệ thống của thuật
ngữ. Chúng ta khó có thể tạo ra một cuốn sách hay một từ điển nào mà có thể
chứa tất cả các thuật ngữ. Quan trọng là chúng ta phải biết sắp xếp các thuật
ngữ vào một hệ thống.
Ví dụ trong chuyên ngành du lịch chúng tôi sắp xếp các loại hình du
lịch thành một nhóm:
cultural tourism du lịch văn hóa
(văn hoá) ( du lịch )
ecotourism du lịch sinh thái
sea tourism du lịch biển

(biển) ( du lịch)
village tourism du lịch nông thôn
(nông thôn)( du lịch)
b) Tính dân tộc
Nói về tính dân tộc của thuật ngữ, Lƣu Văn Lăng nêu: “Thuật ngữ dù
thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn nào cũng nhất thiết phải là một bộ phận
của từ ngữ dân tộc. Do đó, thuật ngữ phải có tính dân tộc và phải mang màu
sắc dân tộc” [ 19, tr 58]. Hơn nữa, ngôn ngữ của một dân tộc là sản phẩm
giao tiếp của dân tộc ấy. Cho nên mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng của
mình và phải biết vận dụng vốn từ ngữ của dân tộc để biểu thị khái niệm khoa
học…

18
c) Tính quốc tế
Khoa học là tài sản trí tuệ chung của loài ngƣời. Cho nên những khái
niệm về các ngành khoa học kỹ thuật và nhiều ngành khác trong lĩnh vực hoạt
động chung của con ngƣời là của chung nhân loại. Ví dụ khái niệm trong các
ngành khoa học tự nhiên nhƣ Toán, Vật lý, Hoá học… đều thống nhất giữa
các quốc gia trên thế giới, không thể có khái niệm toán học ở Nga khác với
khái niệm toán học ở Anh.
Điều này Nguyễn Thiện Giáp viết:“Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc
biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những người nói thứ
tiếng khác nhau. Vì vậy sự thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần
thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên tính thống nhất của thuật ngữ”[12,
tr 247].
Nói đến tính quốc tế của thuật ngữ là ta nghĩ đến đến sự biểu hiện ở
hình thức cấu tạo của nó. Đó là các ngôn ngữ dùng các thuật ngữ giống hoặc
tƣơng tự nhau, cùng xuất phát một gốc chung. Ví dụ nhƣ từ điện thoại trong
tiếng Pháp: telephon, trong tiếng Anh: telephone, tiếng Đức: telephone.
Tính quốc tế của thuật ngữ còn biểu hiện cả ở nội dung. Bởi vì thuật

ngữ biểu thị những khái niệm khoa học chung cho nên những khái niệm về
khoa học khoa học, các ngành nghề khác đều giống nhau ở các quốc gia nhƣ
đã nêu trên.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tính quốc tế trong thuật ngữ đƣợc xem
là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ ngoại giao và du lịch.
1.1.5. Quan niệm về thuật ngữ của luận văn.
Từ những nghiên cứu về thuật ngữ của các nhà khoa học ngôn ngữ thế
giới và Việt Nam, tôi thấy đƣợc những đặc điểm của thuật ngữ nhƣ sau:
Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ chuyên môn để biểu thị
chính xác các khái niệm chuyên môn và các đối tƣợng chuyên môn. Nó là đơn

19
vị từ vựng ngữ nghĩa có chức năng định nghĩa và đƣợc khu biệt một cách
nghiêm ngặt bởi các đặc trung nhƣ tính chính xác, tính đơn nghĩa và tính hệ
thống, không có hiện tƣợng đồng âm, đa nghĩa trong phạm vi một khoa học
hay lĩnh vực tri thức cụ thể. Nó có chức năng đặc biệt là gọi tên và định
nghĩa. Thuật ngữ sẽ không còn chính xác nếu nhƣ nó là một từ hay cụm từ đa
nghĩa. Ví dụ “Du lịch biển” thì ta phải hiểu là du lịch ở vùng biển mà không
thể hiểu khác đƣợc.
+ Thuật ngữ mang tính dân tộc
Ngôn ngữ của dân tộc là sản phẩm giao tiếp của dân tộc đó. Bởi vậy
thuật ngữ đƣợc vận dụng vốn từ quí báu, phong phú của dân tộc trong việc đặt
và dịch thuật ngữ. Vì thế mỗi dân tộc phải biết sử dụng vốn từ ngữ của dân
tộc mình để diễn tả các khái niệm khoa học, kỹ thuật và một số ngành nghề
khác trong xã hội.
+ Thuật ngữ mang tính hệ thống
Thuật ngữ là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong vốn từ vựng của
mỗi ngôn ngữ. Thuật ngữ phải đƣợc hình thành một cách hệ thống, chú trọng
tới đặc tính về hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn ngữ tạo
thành nó.

+ Phân biệt thuật ngữ và các từ thông thường.
Thuật ngữ đƣợc cấu tạo nhờ các phƣơng thức cấu tạo ngôn ngữ và đƣợc
cấu tạo từ các chất liệu ngôn ngữ cấu tạo nên từ vựng của ngôn ngữ đó. Thuật
ngữ không tách biệt hẳn với từ ngữ thông thƣờng. Chúng chỉ tồn tại nhƣ một
thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ của các ngành khoa học, tách ra khỏi hệ
thống đó sẽ trở thành từ vựng thông thƣờng. Một khi ngành khoa học trở nên
gần gũi đi sâu vào đời sống con ngƣời thì những từ thuật ngữ khoa học cũng

20
dần dần đƣợc sử dụng nhƣ một từ ngữ thông thƣờng. Ví dụ từ chập mạch
dùng trong ngành điện đi vào cuộc sống thì đƣợc hiểu là từ chỉ những ngƣời
có tính khí không bình thƣờng.
+ Sự vay mượn thuật ngữ giữa các liên ngành
Vốn tri thức của nhân loại ngày nay vô cùng phong phú, rộng lớn. Mọi
ngành, nghề, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, ngoại giao, du lịch ngày càng phát
triển không ngừng và có sự phân nhánh trong mỗi ngành nghề đó. Vì vậy
thuật ngữ xuất hiện ngày càng nhiều. Cho nên phải có sự điều chỉnh, xử lý từ
vựng hợp lý. Và việc sử dụng chung thuật ngữ là điều dễ hiểu. Ví dụ các thuật
ngữ kinh tế, thƣơng mại dùng trong nhiều ngành khoa học xã hội nhƣ kinh tế
chính trị, mậu dịch, ngân hàng dữ liệu. Do tính liên ngành và đa ngành nên sự
vay mƣợn thuật ngữ giữa các ngành khoa học kĩ thuật là tất yếu. Tuy vậy,
không nên lạm dụng sự vay mƣợn để gây nhầm lẫn trong giao tiếp khoa học.
+ Thuật ngữ mang tính quốc tế.
Bên cạnh tính dân tộc, thuật ngữ còn mang tính quốc tế. Nhƣ ta đã biết
tri thức khoa học là tài sản chung của nhân loại mà thuật ngữ còn là bộ phận
từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những ngƣời
nói thứ tiếng khác nhau. Do đó cần phải có sự thống nhất giữa các ngôn ngữ.
Đó chính là tính quốc tế. Ngày nay trong xu hƣớng toàn cầu hoá, các ngành
nghề khoa học, kỹ thuật phát triển không ngừng do đó, quan hệ khoa học kỹ
thuật, ngoại thƣơng, ngoại giao, du lịch… giữa các nƣớc càng phát triển.

Thuật ngữ mang tính quốc tế là cơ sở cho việc giao lƣu, học hỏi, trao đổi giữa
các quốc gia trên thế giới, mặt khác giúp cho việc biên soạn giáo trình, dịch
thuật đƣợc thuận tiện.

21
1.2. KHÁI NIỆM VỀ THUẬT NGỮ DU LỊCH.
1.2.1. Vai trò của du lịch
Xã hội càng phát triển thì du lịch càng đóng vai trò quan trọng trong
đời sống xã hội của con ngƣời. Trƣớc hết du lịch đáp ứng đƣợc nhu cầu vui
chơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, xã hội, nâng cao hiểu biết cho con ngƣời.
Nhờ có du lịch mà con ngƣời đƣợc nghỉ ngơi thƣ giãn, tinh thần thoải mái, do
đó sức khoẻ đƣợc nâng cao rõ rệt.
Du lịch còn giúp con ngƣời tiếp xúc với các kỳ quan thiên nhiên, các
công trình văn hoá, các di tích lịch sử, các nét đẹp truyền thống của mỗi dân
tộc, mỗi quốc gia để từ đó tăng thêm tinh thần yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết
quốc tế, góp phần bảo vệ hoà bình thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, du lịch đã trở thành một trong
những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nƣớc công nghiệp phát triển cũng
nhƣ các nƣớc đang phát triển. Có thể nói đây là ngành công nghiệp không
khói, ít gây độc hại đến môi trƣờng, nhƣng lại đem lại hiệu quả kinh tế lớn
cho nhiều quốc gia.
Du lịch còn kích thích sự phát triển của nhiều ngành sản xuất trong
nƣớc nhất là đối với ngành thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra du lịch còn tác động
đến sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập lớn, góp
phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân.
Trong quan hệ quốc tế, du lịch đƣợc xem nhƣ một nhân tố quan trọng
củng cố hoà bình, củng cố các mối giao lƣu quốc tế, tìm hiểu về thiên nhiên,
xã hội, các nét văn hoá của các dân tộc, các quốc gia, từ đó giúp con ngƣơì
hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn, góp phần giữ gìn an ninh, hoà bình
thế giới, đẩy lùi các cuộc chiến tranh tàn khốc giữa các sắc tộc và giữa các

quốc gia.

22
1.2.2. Quan niệm và định nghĩa về du lịch của các nhà khoa học trên
thế giới.
Từ xƣa, du lịch đƣợc coi là sở thích, là hoạt động vui chơi giải trí của
con ngƣời. Hoạt động du lịch buổi ban đầu chủ yếu ở vùng biển nhƣng càng
về sau, biển không còn là địa điểm duy nhất của các chuyến du lịch. Du khách
không chỉ là một số thƣơng gia giàu có mà tất cả những ngƣời dân bình
thƣờng cũng có thể tham gia du lịch. Số ngƣời đi du lịch càng nhiều hơn, đi
xa hơn, đến nhiều miền địa danh khác nhau, với nhiều nhu cầu, mục đích khác
nhau. Vì vậy, du lịch không còn bó hẹp trong khái niệm nghỉ ngơi, giải trí mà
nó đƣợc mở rộng, đáp ứng mọi nhu cầu của con ngƣời. Vì thế, khái niệm về
du lịch càng về sau càng phong phú và đa dạng hơn và nó đã trở thành thông
dụng trong đời sống xã hội, nó trở thành vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Tuy nhiên do nhiều lý do, nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau nên
mỗi ngƣời có một cách hiểu khác nhau khác nhau về thuật ngữ du lịch. Đó là
lí do để có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu khái niệm và định
nghĩa về du lịch.
Trƣớc hết thuật ngữ du lịch của nhiều nƣớc bắt nguồn từ tiếng Hylạp
với nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này đƣợc Latinh hoá thành tornus và sau
đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Theo Robert Lanquar từ
tourist lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh năm 1800. Trong tiếng Việt,
thuật ngữ tourism đƣợc dịch thông qua tiếng Hán “du” có nghĩa là đi chơi,
“lịch” có nghĩa là từng trải. Ngƣời Trung Quốc gọi tourism là du lãm với
nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức.
Đầu tiên, du lịch đƣợc hiểu là việc đi lại của cá nhân hoặc một nhóm
ngƣời rời khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn đến những vùng đất xung
quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ
trong định nghĩa của học giả Thụy Sỹ Azar:“Du lịch là một trong những hình


23
thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác, từ một nước này
sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm
việc”[dẫn theo 26, tr 54]. Tuy nhiên khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu
khác nhau do đƣợc tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau.
Tiếp nhận du lịch dƣới góc độ nhu cầu của con ngƣời thì du lịch là một
hiện tƣợng. Kunziker và Krapf cho rằng: “Du lịch là tổng hoà các hiện tượng
và mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của con người ở ngoài địa
phương- những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất
kỳ hoạt động kiếm tiền nào” [dẫn theo 28, tr 61]. Nhƣ vậy du lịch đƣợc hiểu là
hiện tƣợng con ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên đến một nơi xa lạ vì
nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền. Trong thời gian đó
họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm đƣợc.
Nhà kinh tế học ngƣời Áo Josefstander nhìn dƣới góc độ du khách cho
rằng.“ Du lịch là loại khách đi theo ý thích, ngoài nơi cư trú thưòng xuyên để
thoả mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”[dẫn theo
28, tr 10 ].
Ausher cho rằng du lịch là nghệ thuật đi chơi của cá nhân. Còn Guer
Freuler định nghĩa:“ du lịch với ý nghĩa hiện đại là hiện tượng của thời đại
chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay
đổi môi trường xung quanh dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với
vẻ đẹp của thiên nhiên” [dẫn theo 28, tr 8].
Nhà kinh tế học ngƣời Anh, Ogilvie cho rằng:“tất cả nghững người
thoả mãn hai điều kiện: rời nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian
dưới một năm và tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm và không kiếm tiền ở
đó” [dẫn theo 26, tr 3- 8].

24
Nhƣ vậy các quan điểm trên khẳng định đi du lịch là để thoả mãn ý

thích không phải vì kinh tế.
Trái ngƣợc với ý kiến trên, nhà kinh tế học Kalfiotis lại cho rằng:“Du
lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi
khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động
kinh tế ” [dẫn theo 28, tr 9]. Nhƣ vậy khái niệm về du lịch không phải chỉ một
hiện tƣợng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế.
Cũng dƣới góc độ kinh tế nhƣng ở khía cạnh khác, nhà địa lý Belarus
đã định nghĩa về du lịch nhƣ sau: “Du lịch là một dạng của hoạt động dân cư
trong thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài
nơi ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức văn hoá hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ”.[ dẫn theo 25, tr 9] .
Nhìn dƣới góc độ kinh tế, không chỉ các nhà kinh tế học mà cả các
chuyên gia nghiên cứu về địa lý cũng thấy yếu tố kinh tế không thể thiếu đƣợc
trong khái niệm du lịch. Theo nhà địa lý học Michaud:“ Du lịch là tập hợp
những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất
một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lí do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ, hội
họp, thể thao hoặc tôn giáo”. [dẫn theo 28, tr13]
Cố gắng chỉ ra khía cạnh khác của kinh tế du lịch, Picara Edmod đã đƣa
ra định nghĩa về du lịch nhƣ sau: Du lịch là tổng hoà việc tổ chức và chức
năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương
diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai đến với một túi tiền
đầy tiêu dùng trực tiếp (hết trong khách sạn) và gián tiếp cho các chi phí của
họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí [dẫn theo 28, tr 8,9].
Ngoài ra các nhà kinh tế du lịch của trƣờng đại học Kinh tế Praha coi
tất cả hoạt động, tổ chức kỹ thuật và kinh tế phục vụ các cuộc hành trình và

×