Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Bước đầu nhận xét nội dung ngữ âm trong các sách dạy tiếng Việt của Hàn Quốc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 97 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





KIM JA HYUN









BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT NỘI DUNG NGỮ ÂM
TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT CỦA HÀN QUỐC
HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Ngôn ngữ học








Hà Nội – 2010

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN













BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT NỘI DUNG NGỮ ÂM
TRONG CÁC SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT CỦA
HÀN QUỐC HIỆN NAY


Luận văn thạc sĩ Ngành Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phúc







Hà Nội – 2010

2
MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu 3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu 7
6. Cấu trúc của luận văn 8

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Âm tiết và các thành phần âm tiết tiếng Việt 13
2.1.1. Âm tiết và cấu trúc âm tiết 13
2.1.2. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt 13

2.1.3. Các thành phần âm tiết tiếng Việt 18
2.2. Các hiện tượng ngôn điệu tiếng Việt 25
2.2.1. Trọng âm 25
2.2.2. Nhịp và nhịp điệu lời nói tiếng Việt 26
2.2.3. Ngữ điệu 30

CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM TRONGCUNG CẤP CÁC NỘI DUNG NGỮ ÂM



1. Cơ sở dữ liệu. 33
2. Đặc điểm trong cung cấp các nội dung ngữ âm tiếng Việt 36


CHƯƠNG III
ĐẶC ĐIỂM TRONGPHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGỮ ÂM
3.1. Nhóm một (I) 64
3.2. Nhóm hai (II) 66
3.3. Nhóm ba (III) 68
3.4. Nhóm bốn (IV) 68
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu
Đất nước Việt Nam đang trong thời kì hội nhập và phát triển. Đặc biệt

sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vị thế của Việt Nam
ngày càng được củng cố và nâng cao trên trường quốc tế. Tiếng Việt đã và
đang trở thành phương tiện đắc dụng để mọi người trên thế giới tìm hiểu, tiếp
cận với văn minh, văn hoá Việt Nam. Đồng thời, nó cũng là một phương tiện
hết sức thuận lợi để người Việt Nam có điều kiện giao lưu, hội nhập với các
nước, các khu vực khác nhau trên thế giới về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội, du lịch v.v.
Từ những lí do đó, việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ trong thời
gian gần đây đã không ngừng được đẩy mạnh. Để đáp ứng nhu cầu xã hội và
yêu cầu của việc học tiếng Việt cho nhiều đối tượng khác nhau, nhiều khoa,
nhiều trung tâm giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài liên tục được hình
thành và sự phát triển khá mạnh. Nhiều hội nghị, hội thảo khoa học về dạy và
học “Tiếng Việt như một ngoại ngữ”, “Tiếng Việt cho người nước ngoài”,
"Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài", "Nghiên cứu về nội
dung và phương pháp dạy tiếng Việt"…v.v đã được tổ chức ở trong nước cũng
như ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều báo cáo trình bày tại các hội thảo, hội
nghị về vấn đề “Dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài” đã đề cập đến
nhiều nội dung chuyên sâu của ngôn ngữ học dạy tiếng và cũng đã đạt được
một số kết quả đáng khích lệ. Vấn đề “Tiếng Việt như một ngoại ngữ" càng
ngày càng thu hút được một số lượng đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà
sư phạm quan tâm và hơn hết là trong thời gian gần đây, nó đã được coi như
một ngành khoa học riêng biệt .
Ở Hàn Quốc, việc dạy và học tiếng Việt đã có một quá trình lịch sử
tương đối dài, hơn 40 năm (từ 1967). Đặc biệt là trong những thập niên gần

4
đây do nhu cầu về chính trị cũng như nhu cầu về kinh tế, xã hội, sự giao lưu
văn hoá của hai quốc gia, việc dạy và học tiếng Việt ở Hàn Quốc, đã có những
bước phát triển vượt bậc, nhu cầu học tiếng Việt được đẩy mạnh đáng kể.
Hiện nay, tiếng Việt đã được đào tạo một cách chính thức tại bốn trường Đại

học và Cao đẳng của Hàn Quốc, trong đó Khoa Tiếng Việt của Đại học Ngoại
ngữ Hàn Quốc được coi là cơ sở đào tạo có bề dày kinh nghiệm nhất.
Bên cạnh những thành tựu to lớn trong giảng dạy và học tập tiếng Việt
tại Hàn Quốc, một nội dung khác cần phải được kể đến, đó là những thành tựu
đáng kể trong việc biên soạn các loại giáo trình, sách công cụ phục vụ cho tiến
trình dạy và học. Nhìn chung, các giáo trình, sách công cụ về cơ bản đã đáp
ứng được nhu cầu của đông đảo sinh viên, những người muốn học hỏi, và tìm
hiểu về tiếng Việt và Việt Nam. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi của thực tế
cũng như sự phát triển của khoa học dạy tiếng trong những năm gần đây, việc
nhìn lại các giáo trình, tài liệu, sách công cụ dạy tiếng cả về mặt nội dung lẫn
phương pháp là hết sức cần thiết và cũng là một đòi hỏi của thực tế khách
quan.
Trong luận văn này, chúng tôi có ý định khảo sát việc cung cấp và
phương pháp luyện tập nội dung ngữ âm (bình diện phát âm) trong một số
giáo trình dạy và học tiếng Việt tiêu biểu hiện đã và đang được sử dụng tại
Hàn Quốc. Từ đó, chúng tôi cố gắng tìm hiểu và hi vọng đưa ra được một vài
đặc điểm quan trọng nhằm góp thêm một ý tưởng cùng các nhà chuyên môn,
nhà sư phạm dạy tiếng trong quá trình hiệu chỉnh, bổ sung và biên soạn các
giáo trình dạy tiếng Việt tại Hàn Quốc (phần phát âm) ngày càng hoàn thiện
hơn.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu bình diện ngữ âm
(phần dạy và luyện phát âm) trong các giáo trình dạy tiếng Việt được xuất bản

5
và sử dụng tại Hàn Quốc từ năm 1970 đến nay. Quá trình khảo sát được tiến
hành và thực hiện trên cả hai lĩnh vực: lĩnh vực cung cấp cứ liệu ngữ âm (mặt
chất liệu) và lĩnh vực kĩ năng, bao gồm cả những thủ pháp luyện phát âm tiếng
Việt đã được các tác giả giới thiệu trong mỗi giáo trình, sách công cụ.

- Trong tình hình thực tế của việc dạy tiếng Việt ở Hàn Quốc hiện nay,
giáo trình là một vấn đề quan trọng vì nó đóng vai trò là cầu nối, có tính chất
công cụ đối với người dạy và người học. Thông qua giáo trình, sách công cụ,
chúng ta có thể tìm hiểu về phương pháp, kĩ năng mà các nhà soạn thảo gửi
gắm trong đó. Hiện nay, có rất nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người Hàn
Quốc, phong phú về chủng loại và đa dạng về hình thức. Đã có nhiều tác giả
tham gia vào công việc này với những định hướng khác nhau. Chính vì vậy có
một tình trạng phổ biến là giữa các giáo trình, sách công cụ, danh sách phần
ngữ âm học có số lượng khác nhau và tên gọi của các phần ngữ âm được đưa
ra là không đồng nhất. Trong đó nổi lên một vấn đề: đó là tính thống nhất và
tính chuẩn mực cho các giáo trình dạy tiếng. Điều này gây rất nhiều khó khăn
cho người dạy và người học đối với phần ngữ âm. Vì vậy, luận văn này thực
hiện khảo sát phần ngữ âm được cung cấp trong các giáo trình dạy tiếng Việt
tại Hàn Quốc ở các phần như sau:
- Danh sách các giáo trình có phần dạy ngữ âm tiếng Việt và phân loại
nhóm giáo trình dựa vào mức độ cung cấp phần ngữ âm tiếng Việt từ đơn giản
đến đầy đủ, chi tiết.
- Thống kê các phần ngữ âm được đưa ra ở mỗi giáo trình, dung lượng
dành cho phần ngữ âm trong mỗi giáo trình, rút ra đặc điểm.
Từ đó, luận văn rút ra những đặc điểm để nhận xét, đánh giá về phần
ngữ âm trong các giáo trình đó và đưa ra những ý kiến của cá nhân, đóng góp
vào việc củng cố và hoàn thiện việc xây dựng phần dạy ngữ âm tiếng Việt một
cách đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu để đưa vào các giáo trình dạy tiếng Việt ở Hàn

6
Quốc nhằm tạo hiệu quả cao trong việc dạy và học tiếng Việt cho người Hàn
Quốc nói riêng.

3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích góp phần hiệu chỉnh

và cải tiến chất lượng của việc biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt ở Hàn
Quốc, đặc biệt ở phần ngữ âm, một trong ba phần cơ bản của việc cung cấp
ngữ liệu đối với mục đích dạy tiếng. Đồng thời, thông qua việc so sánh các
phần ngữ âm được đưa ra trong các giáo trình, luận văn chỉ ra những đặc điểm
cũng như thực trạng dạy ngữ âm trong các giáo trình dạy tiếng Việt ở Hàn
Quốc.
- Mục đích lớn nhất của luận văn là đưa ra những kiến giải cần thiết cho
việc biên soạn giáo trình và cung cấp vốn kiến thức ngữ âm cần thiết đối với
việc học tiếng Việt của người nước ngoài mà cụ thể ở đây là việc dạy và học
tiếng Việt của người Hàn Quốc. Tuy nhiên, với hạn chế của chuyên môn cũng
như sự hạn hẹp của luận văn, chúng tôi chỉ hy vọng đưa ra những ý kiến nhỏ
nhằm đóng góp sự hoàn thiện của ngữ âm tiếng Việt trong các giáo trình dạy
tiếng Việt ở Hàn Quốc.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn thực hiện xác định khái niệm về ngữ âm tiếng Việt và hệ
thống ngữ âm tiếng Việt hoàn chỉnh nhất hiện nay đã được đưa ra trong Âm vị
học tiếng Việt mở rộng của TS. Hoàng Cao Cương.
- Thống kê phần ngữ âm được cung cấp và số lượng trang sách dành
cho phần ngữ âm trong mỗi giáo trình, đưa ra bảng biểu về tình hình dạy ngữ
âm trong các giáo trình dạy tiếng Việt ở Hàn Quốc.
- Dựa trên những kết quả thống kê được, luận văn nêu lên những đặc
điểm của việc dạy ngữ âm trong các giáo trình đó.




7
5. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu
- Trong luận văn, chúng tôi chủ yếu áp dụng phương pháp thống kê (số

lượng các đơn vị ngữ âm, danh mục các giáo trình, sách công cụ ), phương
pháp miêu tả, phương pháp phân tích, và phương pháp so sánh - đối chiếu để
tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của nội dung ngữ âm trong các giáo trình đó.
Mặt khác, chúng tôi cũng phân tích, so sánh giữa các giáo trình để tìm ra
những nét tương đồng hay khác biệt.
- Danh sách các giáo trình, sách công cụ được xác lập phục vụ cho quá
trình khảo sát và nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn gồm:
1. Tiếng Việt cơ sở, Kim Ki Tae, 1970, Nxb Trường Đại học ngoại ngữ
Hàn Quốc.
2. Tiếng Việt thực dụng, Hội nghiên cứu ngoại ngữ du lịch, 1992, Nxb
Chungrim, Hàn Quốc.
3. Tiếng Việt cơ sở, Hội nghiên cứu Ngoại ngữ, 1993, Nxb Myungji,
Hàn Quốc.
4. Tiếng Việt cơ sở, Choi Jae Hyun - Nguyễn Đức Dân, 1994, Nxb
SamJisa, Hàn Quốc.
5. Luyện phát âm tiếng Việt, Kim Ki Tae, 1994, Nxb Tường Đại học
Ngoại ngữ Hàn Quốc.
6. Bước đầu học tiếng Việt , Hội nghiên cứu ngoại ngữ, 1995, Nxb
Myungji, Hàn Quốc.
7. Hội thoại tiếng Việt trung cấp, Kim Ki Tae, 1996, Nxb Samjisa,
Hàn Quốc.
8. Tiếng Việt hội thoại thiên niên kỳ, Moon Jong Ryung, Sung Ji Eun,
Oh Mi Kyung/Hoang Tuy Phung, 2001, Nxb Donginrang, Hàn Quốc.
9. Hội thoại tiếng Việt dễ dàng, Kim Jong-wook, Park Yeon-kwan,
Nguyễn Bá Thành, 2002, Nxb trường đại học ChungWoon, Hàn
Quốc.

8
10. Ngữ pháp Tiếng Việt, Kim Ki Tea - Đoàn Thiện Thuật, 2002, Nxb
SamJisa, Hàn Quốc.

11. Tieng Viet step by step , Hội truyền bá ngoại ngữ, 2003, Nxb
Moonyerim, Hàn Quốc.
12. Tiếng Việt hội thoại (Quyển số 1), Jun Hye Kung, 2004, Nxb
Moonyerim, Hàn Quốc.
13. Tiếng Việt du lịch, Kim Ki Tae, 2007, Nxb Samjisa, Hàn Quốc.
14. Nói tiếng Việt: Bước đầu học tiếng Việt, Lee Kang Woo, 2007,
Nxb Moonyerim, Hàn Quốc.
15. Tiếng Việt cho mọi nguời, Nguyen Thi Thu Hang - Luu Tuan Anh,
2007, Nxb Digis, Hàn Quốc.
16. Hội thoại tiếng Việt – tiếng Hàn ứng dụng, Jun Nam Pyo, 2007,
Nxb Moonyerim, Hàn Quốc.
17. Phát âm tiếng Việt, Shin Han Young, 2007, Nxb Youngmoon,
Hàn Quốc.
18. Hội thoại Tiếng Việt bằng tiếng Hàn, Lí Kinh Hiền, 2009, Nxb
Donginrang, Hàn Quốc.
19. Giao Tiếp tiếng Việt hiện đại, Nguyen Thi Tinh, 2009, Nxb
Moonyerim, Hàn Quốc.
20. Tiếng Việt cho người Hàn, Song Jung Nam, 2010, Nxb Trường
Đại học Ngoại Ngữ Hàn Quốc.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương một: Những cơ sở lí thuyết
Chương hai: Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt (bình diện nội dung)
Chương ba: Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt (bình diện phương pháp)



9
CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Quá trình dạy tiếng thực chất bao gồm hai nội dung cơ bản, một là
truyền thụ hay cung cấp cho người học những tri thức ngôn ngữ đích (target
language) và hai là, hướng dẫn và luyện tập để người học hình thành và phát
triển đến thuần thục thói quen sử dụng các tri thức ấy trong các trạng huống
giao tiếp khác nhau. Nói cách khác, nếu đứng từ phía người học, kết quả tiếp
thu một ngôn ngữ nước ngoài là được thể hiện ra trên hai mặt: vốn tri thức và
mặt kĩ năng. Gắn liền với nội dung thứ nhất là quá trình dạy (hay cung cấp)
cho người học những cơ chế được xây dựng bằng vật liệu ngôn ngữ như các
đơn vị thuộc các cấp độ khác nhau trong cơ cấu một thứ tiếng, bao gồm ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp, tu từ Còn, gắn liền với nội dung thứ hai là việc
hướng dẫn và rèn luyện cho người học các dạng hoạt động trong nói năng của
các đơn vị thuộc các cấp độ đó, như: cách thức tổ chức các đơn vị theo kiểu
đặc trưng riêng cho thứ tiếng đang tiếp nhận, các biến thể xuất hiện khi hành
chức hay hoạt động trong thực tiễn lời nói ; bao gồm cả việc phục hồi và khắc
phục những khiếm khuyết mà ở nội dung thứ nhất người học chưa có điều
kiện để hoàn thiện. Thái độ xử lí đối với hai nội dung cơ bản trên đây là xuất
phát điểm để hình thành nên các khuynh hướng trong tâm lí học giảng dạy và
phương pháp luận dạy tiếng nói chung .
Hai nội dung được chia tách trên chỉ mang tính lí thuyết. Còn trong thực
tế, chúng thường lại đặt điều kiện cho nhau, không phân biệt rạch ròi. Vốn tri
thức ngôn ngữ luôn được thâu nhập và củng cố qua sử dụng thông qua những
kĩ năng như: nghe - nói - đọc và viết. Và ngược lại, kĩ năng chỉ có thể được
nhận ra và nâng cao khi thật sự có đủ vốn tri thức về các yếu tố ngôn ngữ đang
dùng. Trong thực tế, khi nói người học tiếng nước ngoài có một tri thức ngôn
ngữ nào đó, là hàm ý rằng anh ta đã đưa được cái tri thức ấy vào guồng quay

10
của thực tiễn hoạt động ngôn từ chứ không hàm ý chỉ là khối kiến thức ngôn

ngữ học thuần tuý, xơ cứng, chưa qua sử dụng. Trong lĩnh vực ngôn ngữ học
dạy tiếng, tri thức ngôn ngữ chỉ có giá trị, được nhận biết khi chúng được đặt
trong trạng thái hoạt động. Đó cũng chính là đặc trưng tạo ra sự khác nhau cơ
bản giữa một ngành ngôn ngữ lí thuyết với một ngành ngôn ngữ ứng dụng,
dẫu cả hai đều xử lí và tận dụng các ngữ liệu có trong tiếng Việt.
2. Hệ thống âm thanh tiếng Việt, từ trước tới nay đã được nhiều nhà
nghiên cứu chú ý đến. Tuy nhiên, cách hiểu hệ thống âm thanh tiếng Việt dưới
góc độ ngữ dụng học có lẽ phải coi A. de Rhodes là người đầu tiên. Với nhiệm
vụ chính là truyền đạo, mang những âm thanh của Chúa đến với các cư dân
Việt, cũng như các nhà truyền đạo khác, A. de Rhodes đã tự đặt ra cho mình
một nhiệm vụ, đó là phải thông thạo tiếng Việt, tiếng nói của người bản địa.
Có điều, khi tới Việt Nam, chính ông cũng đã không ngờ vì đã gặp phải một
vài khó khăn nhất định. Trước hết, đó là hệ thống âm thanh và ngữ pháp của
tiếng Việt, một thứ tiếng mà với ông nó vô cùng xa lạ và hoàn toàn khác hẳn
với tiếng mẹ đẻ của mình. Và, hai là thế kỉ XVII, với sự nghèo nàn về tư
tưởng ngôn ngữ học (chủ yếu nghiên cứu về từ nguyên học lịch sử) nên việc
gán cho âm thanh Việt một kí tự kiểu phương Tây để phát lại âm thanh đó
theo kiểu Việt là một cố gắng rất lớn và không có gì là khó hiểu của A. de
Rhodes. Bằng cảm nhận của một người phương Tây, ông đã chia cắt khá máy
móc từng thực thể âm tiết Việt theo các phạm trù âm thanh - chữ viết, một
phương thức hết sức phổ biến trong tiếng mẹ đẻ của mình. Kết quả là, theo A.
de Rhodes, một chỉnh thể âm tiết Việt sẽ bao gồm hai phần: một phần âm
thanh tương tự và một phần khác, hoàn toàn xa lạ với tập quán âm thanh của
nước ông. Phần mà ông cho là tương tự chính là những chuỗi kết dính các âm
đoạn như phụ âm và nguyên âm, còn phần xa lạ là những đặc trưng về nhạc
tính, thanh điệu có trong từng âm tiết. Quan niệm này của A. de Rhodes, đã
được ông ứng dụng khá nhuần nhuyễn trong cuốn từ điển do ông đứng tên và

11
về sau được coi là cách tiếp cận âm vị học đoạn tính (segmental) theo kiểu

phương Tây [20].
Thực ra, trước, cùng và sau A. de Rhodes, ở Việt Nam cũng đã xuất
hiện một cách xử lí khác đối với hệ âm thanh tiếng Việt. Đó là lối cấu tạo chữ
theo kiểu phiên thiết của các nhà Nho Việt Nam. Phiên thiết là nguyên tắc
cấu tạo chủ yếu của chữ Nôm dựa trên chất liệu văn tự tượng hình của người
Hán để ghi các âm thanh tiếng Việt. Khác với A. de Rhodes, các nhà Nho với
trực cảm của một người Việt, họ đã nhận ra một âm tiết Việt ít nhất phải bao
chứa: một phần đầu và một phần đi theo sau, gọi là vần. Theo cái trực cảm
này, âm tiết Việt được quan niệm là một khối trọn vẹn không chia cắt tuyến
tính như A. de Rhodes đã hình dung. Cách tiếp cận này, về sau cũng đã tìm
thấy cơ sở khoa học của nó ngay trong quan niệm về âm vị học siêu đoạn tính
(suprasegmental) của người phương Tây, J. Firth [17].
Như vậy, về mặt lịch sử, có thể thấy rằng hệ thống âm thanh tiếng Việt
đã từng được tri giác và ứng dụng theo cả hai cách tiếp cận khác nhau: đoạn
tính và siêu đoạn tính. Chúng tôi cho rằng, ở mỗi tiếp cận đã trình bày đều có
những mặt mạnh và yếu của mình. Chúng nên bổ sung cho nhau hơn là loại
trừ nhau. Hơn nữa, cũng nên lưu ý là cả hai cách này đều đã tồn tại và đã được
thực tiễn xã hội Việt Nam chấp nhận. Chúng có khả năng ứng dụng ngang
nhau nếu xét trên quan điểm thực dụng. Do đó, một hình dung đầy đủ về hệ
thống âm thanh tiếng Việt, rõ ràng hệ thống đó phải bao chứa cả những hiện
tượng âm thanh đoạn tính (segmental facts) lẫn những hiện tượng ngôn điệu
(prosodies) hay siêu đoạn tính (suprasegmental facts). Các hiện tượng âm
thanh đoạn tính gồm âm tiết, cấu trúc và các thành tố cấu thành âm tiết; còn
thuộc về những hiện tượng ngôn điệu tiếng Việt có thể kể đến thanh điệu, nhịp
điệu, trọng âm và ngữ điệu v.v.
Ở một khía cạnh khác, ngôn ngữ của con người trong quá trình hành
chức, như chúng ta đã thấy luôn được tồn tại theo hai dạng cơ bản: ngôn ngữ

12
nói và ngôn ngữ viết. Song hai dạng tồn tại này không xuất hiện đồng thời.

Ngôn ngữ nói cổ xưa hơn rất nhiều so với ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, sự ra đời
của ngôn ngữ viết lại được coi như là một sự cách tân trong quá trình phát
triển của ngôn ngữ: giao tiếp thông qua chữ viết là hình thức giao tiếp vượt
không gian và thời gian. "Lời nói gió bay" nhưng ngôn ngữ viết thì "còn mãi
với thời gian" và được truyền đạt từ thế hệ này đến thế hệ khác Mặt khác,
xét về chức năng, chữ viết là đại diện cho lời nói, cố định hoá lời nói. Mỗi
ngôn ngữ có một phương thức ghi lại ngôn ngữ nói của mình. Có nhiều loại
chữ viết nhưng chữ viết ghi âm được coi là tiến bộ nhất. Hệ thống chữ viết của
tiếng Việt hiện nay thuộc loại chữ viết ghi âm. Còn trên quan niệm về kí hiệu
học thì mối quan hệ giữa chữ viết và ngữ âm là mối quan hệ giữa hai mặt của
một kí hiệu. Nếu hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ bao gồm các âm vị nhất
định thì hệ thống chữ viết cũng bao gồm các chữ cái. Mỗi âm vị có một hình
thức biểu đạt tương ứng trong chữ viết. Mối quan hệ âm - chữ này ở dạng lí
tưởng là 1:1. Vì vậy, quá trình cung cấp và hướng dẫn cho người học hệ thống
âm thanh tiếng Việt bao gồm cả sự giới thiệu và luyên tập đến mức thành thạo
hệ thống chữ viết tiếng Việt. Âm bao giờ cũng gắn liền với chữ.
Trong luận văn này, đối với khu vực thứ nhất, tức gồm những hiện
tượng âm thanh đoạn tính, trong quá trình xử lí, chúng tôi chấp nhận một phần
lớn quan niệm về cấu trúc âm tiết của Đoàn Thiện Thuật trong "Ngữ âm học
tiếng Việt" [15]. và phần còn lại quan niệm của Hoàng Cao Cương trong "Thử
tìm một tiếp cận động cho âm vị tiếng Việt" [4], [7] đã đề nghị cách đây hơn
chục năm. Còn đối với khu vực thứ hai, những hiện tượng ngôn điệu tiếng
Việt, chúng tôi sẽ tận dụng thành quả nghiên cứu của nhiều nhà Việt ngữ về
lĩnh vực này, trong đó chủ yếu của Hoàng Cao Cương trong chuyên đề "Âm vị
học tiếng Việt mở rộng"[2], của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng
Trọng Phiến trong "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" [8], đặc biệt là của Cao
Xuân Hạo trong "Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa" [10].

13
2.1. Âm tiết và các thành phần âm tiết tiếng Việt

2.1.1. Âm tiết và cấu trúc âm tiết
Như chúng ta đã biết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị ngôn ngữ hết sức đặc biệt, có tính độc lập
cao. Nó là đơn vị rất dễ nhận diện trong phát âm (âm thanh hoá) lẫn trong
cách viết (kí tự hoá). Khi phát âm, mỗi âm tiết bao giờ cũng được thể hiện rất
rõ ràng và được phát âm tách rời với những tiếng đi cạnh nó. Khi viết, mỗi âm
tiết được ghi thành một chữ rời với các chữ khác. Ví dụ, trong câu: "Mẹ vừa
mới đi làm về", bất kì người Việt nào cũng nhận ra 6 tiếng tách rời nhau,
tương ứng với 6 khối chữ tách rời nhau được thể hiện khi viết. Đó là: "mẹ",
"vừa", "mới", "đi", "làm", "về".
2.1.2. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Nó là khúc đoạn âm thanh nhỏ
nhất có thể phân cắt được trong chuỗi lời nói được con người phát ra. Tuy
nhiên, nhờ vào các thủ tục phân xuất âm vị học và hình thái học, mỗi âm tiết
tiếng Việt còn có thể được chia tách thành các bộ phận nhỏ hơn âm tiết. Các
bộ phận này được gọi là các thành phần (hay thành tố) âm tiết. Theo Đoàn
Thiện Thuật trong "Ngữ âm học tiếng Việt", việc chia tách này được tiến hành
theo hai bậc như mô hình sau:


T H A N H Đ I Ệ U

ÂM ĐẦU

V Ầ N

ÂM ĐỆM

ÂM CHÍNH


ÂM CUỐI

Bảng 1.1 Mô hình hai bậc âm tiết tiếng Việt




14
Ví dụ: một âm tiết "hoàn" có cấu trúc gồm 5 yếu tố như sau:
1. Thanh điệu 2 (thanh huyền) là thành tố có chức năng phân biệt
với các âm tiết khác về cao độ.
2. Âm đầu /h-/: là thành tố có chức năng mở đầu âm tiết.
3. Âm đệm/-w-/: là thành tố có chức năng thay đổi âm sắc của âm
tiết sau lúc mở đầu.
4. Âm chính /-a-/: là thành tố quyết định âm sắc chủ yếu của âm
tiết, là hạt nhân của âm tiết.
5. Âm cuối /-n/ : là thành phần đảm nhiệm chức năng kết thúc âm
tiết.
Trong thực tế, không phải âm tiết tiếng Việt nào cũng bao gồm
đủ cả 5 thành phần cấu tạo như trình bày ở ví dụ trên. Sự vắng mặt các thành
phần âm tiết trên bình diện phát âm và chữ viết là không đều đặn và như nhau.
Chẳng hạn, trên hình thức chữ viết thì chỉ có 5 kí hiệu (dấu thanh) biểu diễn 5
thanh điệu (từ thanh 2 đến thanh 6: huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng) còn thanh điệu
1 không có hình thức biểu hiện, song trên bình diện âm thanh thì nó vẫn tồn
tại. Hay, bất cứ âm tiết tiếng Việt nào cũng có sự mở đầu của mình song trên
hình thức chữ viết cũng có một âm vị làm âm đầu không được kí hiệu hoá, đó
là âm vị /?-/. Trên thực tế, chỉ có âm chính là thành phần không thể thiếu của
bất cứ âm tiết tiếng Việt nào trên cả hai bình diện: phát âm và chữ viết. Một
âm tiết có thể có hoặc không có âm đệm và âm cuối trên bình diện phát âm.
Sự vắng mặt của âm đệm và âm cuối trên bình diện phát âm được thể hiện

bằng sự vắng mặt hình thức biểu hiện trên chữ viết.
Âm tiết tiếng Việt bao gồm nhiều thành phần khác nhau và đường
phân chia các thành phần này cũng đậm nhạt khác nhau hay nói chính xác hơn
thì chúng thuộc vào các tầng bậc cấu trúc khác nhau. Đường ranh giới phân
chia giữa âm đầu, vần và thanh điệu là rất rõ ràng, còn đường ranh giới phân
chia các bộ phận trên trong nội bộ vần (âm đệm, âm chính, âm cuối) là sức mờ

15
nhạt. Tuỳ thuộc vào mức độ đậm nhạt hay khả năng độc lập của các yếu tố,
âm tiết tiếng Việt được chia thành hai bậc cấu trúc:
- Bậc 1 gồm thanh điệu, âm đầu và vần là các yếu tố có tính độc lập
cao, kết hợp lỏng.
- Bậc hai gồm các thành tố của vần: âm đệm, âm chính và âm cuối là
các yếu tố có tính độc lập thấp, kết hợp khá chặt.
Có thể hình dung cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt dựa trên đặc
trưng phân giới đậm/nhạt qua sơ đồ sau:

Âm tiết

Bậc 1
Âm đầu Vần Thanh điệu

Bậc 2
Âm đệm Âm chính Âm cuối

Âm vị học hiện đại đi sâu vào nghiên cứu các thuộc tính có bên trong
từng âm vị và mối liên kết của chúng để cấu trúc nên các đơn vị âm vị học lớn
hơn một âm vị hoặc tiết vị. Trong quan niệm này, âm tiết được coi là sự cố kết
của hai đường phân bố của các nét siêu đoạn và chiết đoạn vốn có trong từng
cấu trúc tiết vị (đối với các ngôn ngữ phương Đông, nhất là các ngôn ngữ có

thanh điệu). Nói một cách khác, âm tiết tiếng Việt ở một hướng tiếp cận khác,
có thể được phân chia làm hai cấu trúc nhỏ, đó là cấu trúc chiết đoạn và cấu
trúc siêu đoạn. Hai tiểu cấu trúc này liên hệ chặt với nhau đến mức không thể
nghiên cứu hay học tập chúng một cách tách biệt. Sự cố kết chặt chẽ ấy tạo
nên đặc thù âm thanh của tiếng Việt, nói rộng hơn là của các ngôn ngữ đơn lập
phân tiết tính. Cấu trúc chiết đoạn là cấu trúc phổ niệm cho bất kì một ngôn
ngữ nào trên thế giới. Còn cấu trúc siêu đoạn thì mang tính đặc thù cho từng

16
ngôn ngữ cụ thể. Cấu trúc chiết đoạn trong âm tiết bao gồm các thành tố: Âm
đầu, âm chính, âm cuối. Những loại âm vị này là thông thường trong danh
sách các âm vị trên thế giới. Còn cấu trúc siêu đoạn ở một số ngôn ngữ có thể
bao gồm: các thanh vị và các điệu vị ngoài thanh vị. Đối với tiếng Việt, cấu
trúc siêu đoạn gồm: thanh vị và các kết nối. Các nội dung âm vị học của kết
nối nằm trong các kết hợp giữa các "đoạn" âm đầu với vần và âm chính với
âm cuối. Như vậy, khái niệm âm đệm trong cấu trúc âm tiết hai bậc sẽ tương
ứng với kết nối 1 (J1) và các thể "dài/ngắn" của âm vị chính âm tương ứng với
kết nối 2 (J2).
Sơ đồ cấu trúc âm tiết (tiết vị) tiếng Việt được hình dung như sau:


Sơ đồ 1: Cấu trúc tiết vị tiếng Việt
Chú thích: C1: âm đầu R: vần
V: nguyên âm C2: âm cuối T: thanh vị
J: các điệu vị (gồm: J1: "tròn môi hoá" và J2: sức"căng"
hay đối lập ngắn / dài ở nguyên âm)





ÂM TIẾT
Cấu trúc chiết đoạn
Cấu trúc siêu đoạn
C1
R
T
J
V
C2
J1
J2

17

Ví dụ 1. Phân tích cấu trúc của các âm tiết: "thiền" và "thuyền"











ťwiеn
Cấu trúc chiết đoạn
Cấu trúc siêu đoạn
ť

iеn
Thanh /2/
w

n
ťiеn
Cấu trúc chiết đoạn
Cấu trúc siêu đoạn
ť
iеn
Thanh /2/
ø

n

18
Ví dụ 2. Phân tích cấu trúc của các âm tiết: "tan" và "tăn"


Nói một cách khác, kết nối 1 (J1) cho phép âm tiết mang màu sắc tối
và trầm hơn hay còn có tên [Flat] / [Plain] ([Giáng] / [không Giáng] [21]. Còn
kết nối 2 (J2) có tác dụng làm cho âm tiết căng hơn và phụ âm kết thúc âm tiết
dài hơn. Chúng ta có thể gọi đó là nét [+Căng] theo quan niệm của R.
Jakobson và M. Halle trong"Tenseness and Laxeness" (Căng và Lơi) [18].

2.1.3. Các thành phần âm tiết tiếng Việt
2.1.3.1. Âm đầu
Đặc trưng quan trọng nhất của tiểu hệ phụ âm đầu là nét [+PÂT] (phụ
âm tính). Nét [+PÂT] là nét âm vị học được bộc lộ qua những đặc điểm sau
đây:


tăn
Cấu trúc chiết đoạn
Cấu trúc siêu đoạn
t
ø

Thanh /1/
+ căng
tan
Cấu trúc chiết đoạn
Cấu trúc siêu đoạn
t
an
Thanh /1/
ø

a
n

19
a. [+chặn] xét về mặt cấu âm
b. Chứa năng lượng ít
c. Trường độ ngắn
Về số lượng, tiếng Việt có 23 phụ âm là âm đầu; trong đó có phụ âm
/p-/ được xác lập như là một âm vị phụ âm "thiếu" (có bối cảnh xuất hiện hạn
chế: Sapa, đèn pin ). Chúng được phân bố như sau:

BỘ VỊ


PHƯƠNG THỨC
môi
đầu lưỡi
mặt
lưỡi
gốc
lưỡi
thanh
hầu
bẹt
quặt


TẮC

ồn
bật hơi


ť




không
bật hơi
vô thanh
(p)
t
ʈ

c
k
ʔ
hữu thanh
b
d




vang (mũi)
m
n

ɲ
ŋ


XÁT

ồn
vô thanh
f
s
ʂ

χ
h
hữu thanh
v

z
ʐ

γ

vang (bên)

l





Bảng 1.2 Sự phân bố của phụ âm đầu tiếng Việt
Các âm đầu tiếng Việt khu biệt nhau theo các nét sau đây:
1. [PÂT] 5. [± bên] 9. [± lợi]
2. [±tắc] 6. [± bật hơi] 10. [± ngạc cứng]
3. [±hữu thanh] 7. [±quặt lưỡi] 11. [±ngạc mềm]
4. [±mũi] 8. [±môi] 12. [±họng]






20
Ví dụ: Biểu diễn hệ nét khu biệt của các âm đầu: /f, m, ʈ/

+ PÂT + PÂT + PÂT
/f-/ - tắc /m-/ - tắc /ʈ-/ + tắc

+ môi + môi + quặt lưỡi
- hữu thanh + mũi

Sự thể hiện các âm vị phụ âm đầu tiếng Việt hiện đại bằng chữ viết có
thể trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây:

Stt
ÂM VỊ
CON CHỮ
Stt
ÂM VỊ
CON CHỮ
1
/p-/
p
13
/ʈ-/
tr
2
/b-/
b
14
/ʂ-/
s
3
/m-/
m
15
/ʐ-/
r

4
/f-/
ph
16
/c-/
ch
5
/v-/
v
17
/ɲ-/
nh
6
/ť-/
th
18
/k-/
c, k, q
7
/t-/
t
19
/ɳ-/
ng, ngh
8
/d-/
đ
20
/χ-/
kh

9
/n-/
n
21
/ɣ-/
g, gh
10
/s-/
x
22
/ʔ-/
(khuyết)
11
/z-/
d, gi
23
/h-/
h
12
/l-/
l




Bảng 1.3 Các âm vị phụ âm đầu tiếng Việt hiện đại bằng chữ viết
2.1.3.2. Âm chính
Các nguyên âm có chung đặc điểm [-chặn]. Đặc trưng quan trọng nhất
của hệ thống các âm chính tiếng Việt, chính là nét [+ NÂT] (nguyên âm tính).
Đảm nhiệm vị trí âm chính, tiếng Việt có 16 âm vị nguyên âm; trong đó có 13

nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi; có 4 âm vị nguyên âm [ngắn] đối lập với

21
4 âm vị nguyên âm [dài] tương ứng về mặt phẩm chất, đó là: ə/ ə; ɛ/ ɛ; a/ă;
ɔ/ ɔ. Các nguyên âm trong hệ thống âm chính tiếng Việt được khu biệt hoá
chủ yếu dựa vào: a) đặc điểm về vị trí và b) độ nâng của lưỡi. Có thể hình
dung hệ thống nguyên âm tiếng Việt được thể hiện ở bảng sau :

VỊ TRÍ LƯỠI

ĐỘ NÂNG LƯỠI

TRƯỚC

GIỮA

SAU

ĐƠN
Cao
i
ɯ
u
Trung bình
e
ə ə
o
Thấp
ɛ ɛ
a ă

ɔ ɔ
ĐÔI
ie
ɯə
uo

Bảng 1.4 Sự phân bố của các nguyên âm - âm chính tiếng Việt
Về mặt âm vị học, hệ nét khu biệt của hệ thống các nguyên âm - âm
chính gồm:
1. [+ NÂT] 4. [± sau] 7. [± dài]
2. [± đơn] 5. [± cao]
3. [± trước] 6. [± thấp]
Ví dụ: Biểu diễn hệ nét khu biệt của các âm chính: / ɔ, i, uo /

+ NÂT + NÂT +NÂT
/-ɔ-/ + thấp /-i-/ + cao /-uo-/ + sau
+ sau + trước - đơn
- dài


22
Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm vị nguyên âm tiếng Việt được
thể hiện trong bảng dưới đây:

Stt
ÂM VỊ
CON CHỮ - VÍ DỤ
Stt
ÂM VỊ
CON CHỮ - VÍ DỤ

1
/i/
i, y
9
/a/
a
2
/e/
ê
10
/ă/
ă (ăn), a (ay, au)
3
/ɛ/
e
11
/ɯə/
ươ, ưa
4
/ɛ /
a (anh ách)
12
/u/
u
5
/ie/
iê, ia, yê, ya
13
/o/
ô, ôô

6
/ɯ/
ư
14
/ɔ/
o, oo
7
/ə/
ơ
15
/ɔ/
o (ong, óc)
8
/ə/
â
16
/uo/
uô, ua

Bảng 1.5 Các âm vị nguyên âm tiếng Việt thể hiện bằng chữ viết

2.1.3.3. Âm cuối
Đảm nhiệm vai trò âm cuối trong tiếng Việt gồm 6 phụ âm, 2 bán phụ
âm và 1 âm vị zê-rô [-ø]. Danh sách và chân dung các âm cuối tiếng Việt được
biểu diễn trong bảng dưới đây:

BỘ VỊ
PHƯƠNG THỨC

TRƯỚC


GIỮA

SAU

PHỤ ÂM
Miệng
p
t
k
Mũi
m
n
ɳ
BÁN PHỤ ÂM

j
w

Bảng 1.6 Các âm cuối tiếng Việt



23
Về mặt âm vị học, các phụ âm cuối khu biệt nhau bởi những nét sau:
1. [±PÂT] [±NÂT] 3. [± trước]
2. [±mũi] 4. [±sau]
Ví dụ: Biểu diễn hệ nét khu biệt của các âm cuối: /p; n; j/

+PÂT

+PÂT - NÂT +PÂT
/-p/ -NÂT /-n/ + mũi /-j/ +NÂT
- mũi -trước +trước
+trước -sau

Sự thể hiện bằng chữ viết của các âm vị trong vai trò âm cuối tiếng
Việt được thể hiện trong bảng sau:

Stt
ÂM VỊ
CON CHỮ
Stt
ÂM VỊ
CON CHỮ
1
/-p/
P
6
/- ɳ /
ng, nh
2
/-t/
t
7
/-u/
u, o
3
/-k/
c, ch
8

/-i/
i, y
4
/-m/
m
9
/zêrô/
khuyết
5
/-n/
n




Bảng 1.7 Âm cuối tiếng Việt

2.1.3.4. Các điệu vị trong nội bộ âm tiết
Các điệu vị có chung một đặc điểm là vùng chức năng không nằm trọn
trong một chiết đoạn âm vị học. Điệu vị ở khu vực nội bộ âm tiết tiếng Việt
gồm: thanh điệu, tròn môi hoá và căng âm tiết hoá. Tuy nhiên, dưới góc độ
dạy tiếng, một cái nhìn giản tiện hơn là nên trả lại sự đối lập về trường độ
nguyên âm cho khu vực chiết đoạn. Bởi vì, trong quá trình tiếp nhận hệ thống

24
âm thanh Việt, đồng thời người học cũng tiếp nhận và hoàn thiện luôn cả hệ
thống chữ viết (kí tự hoá). Trong khi, với tiếng Việt, như chúng ta đã biết,
"điệu vị căng âm tiết hoá" vốn đã được thể hiện bằng những kí tự hết sức rõ
ràng. Do đó, biểu diễn âm vị học các điệu vị tiếng Việt ở khu vực này chỉ
quan tâm đến 2 điệu vị quan trọng nhất trong âm tiết tiếng Việt, là thanh điệu

và tròn môi âm tiết hoá.
a. Thanh điệu
Tiếng Việt là ngôn ngữ có hệ thống thanh điệu tương đối phức tạp, về
số lượng, gồm 6 đơn vị. Chúng khu biệt nhau theo 2 đặc trưng chủ yếu: cao độ
và đường nét cao độ. Dưới đây là danh sách và sự thể hiện bằng các dấu
thanh của hệ thống các thanh điệu tiếng Việt:

STT
THANH ĐIỆU
KÍ HIỆU
DẤU THANH
VÍ DỤ
1
Thanh không dấu
1
a (khuyết)
ta, lang, nam
2
Thanh huyền
2
à
và, lời, làng
3
Thanh ngã
3
ã
đã, ngữ, lãng
4
Thanh hỏi
4


hỏi, giỏi, lảng
5
Thanh sắc
5
á
nói, lớn, láng
6
Thanh nặng
6

Lại, điệu, lạng

Bảng 1.8 Hệ thống các thanh điệu tiếng Việt

Về mặt âm vị học, các thanh điệu tiếng Việt khu biệt nhau bởi những
nét sau:
1. [+TĐ] (thanh điệu) 3.[±bằng]
2. [±cao] 4. [±uốn]





×